Tải bản đầy đủ (.docx) (4 trang)

KINH NGHIỆM THỰC HIỆN TỐT BÀI DẠY GIỎI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (53.45 KB, 4 trang )

MỘT SỐ KINH NGHIỆM ĐỂ THỰC HIỆN TỐT BÀI DẠY GIỎI TẠI
BỘ MÔN NGOẠI NGỮ-TIN HỌC

Bộn môn Ngoại ngữ - Tin học là một đơn vị thành lập vào năm 2007, hiện
nay có 15 giảng viên (trong đó tiếng Anh có 09 đ/c và Tin học có 06 đ/c) và các đ/c
có tuổi đời từ 24 – 40, với phần lớn các giảng viên được đào tạo từ ngành ngoài
tuyển vào làm giáo viên của Nhà trường.
Xác định công tác giảng dạy là nhiệm vụ chuyên môn và cũng là nhiệm vụ
chính trị then chốt của đơn vị, toàn thể giáo viên của bộ môn đã nỗ lực và tập trung
sức lực để hoàn thành tốt trọng trách này. Kết quả năm học 2014 – 2015 tất cả
giảng viên trong bộ môn hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Cụ thể:
-

Có 07 lượt bài đăng ký dạy giỏi cấp trường.
Có 02 đ/c được đề nghị xét công nhận giảng viên giỏi cấp Bộ.
Có 02 đ/c đạt giải nhất hội giảng cấp trường.
Có 03 đ/c được công nhận giảng viên giỏi cấp trường.

Các giảng viên có bài tham gia dạy giỏi đều nêu cao tinh thần trách nhiệm, chủ
động, tích cực sáng tạo, có sự đổi mới trong từng tiết giảng.
Công tác giảng dạy của Bộ môn trong nhưng năm qua đã có nhiều cố gắng
và đạt được những thành tích cao trong các hội thi giáo viên giỏi cấp trường, cấp
bộ. Có sự thành công đó là có sự quan tâm, chỉ đạo sát sao của lãnh đạo đơn vị, sự
giúp đỡ của đồng nghiệp và sự nỗ lực đầu tư công sức của cá nhân các giảng viên.
Hoạt động thi đua dạy giỏi, học tập, rèn luyện tốt là hoạt động thường niên của Nhà
trường, nhằm đánh giá chất lượng giảng dạy, khích lệ, vinh danh các giảng viên có
thành tích cao trong giảng dạy, qua đó cũng khẳng định vị thế của đơn vị và của
Nhà trường. Do vậy các giảng viên trong đơn vị luôn xác định rõ mục tiêu, ý nghĩa
thiết thực của công tác dạy giỏi, không ngừng học tập, bồi dưỡng và vận dụng các
phương pháp dạy học mới, dạy học tích cực, đổi mới cả về nội dung và hình thức
góp phần làm cho tiết giảng sinh động và hiệu quả hơn.



1


Qua thực tế nhiều năm giảng dạy, dạy giỏi và hội giảng của Nhà trường tôi
xin được trình bày trước Hội nghị bài tham luận về vấn đề: “Một số kinh nghiệm
để thực hiện tốt bài dạy giỏi tại Bộ môn Ngoại ngữ - Tin học”
Thứ nhất, xây dựng hồ sơ bài dạy giỏi. Hồ sơ bài giảng là toàn bộ quy trình,
căn cứ pháp lý, cơ sở dữ liệu, cách thức tiến hành bài giảng. Căn cứ vào hồ sơ bài
giảng chúng ta có thể phần nào đánh giá được trình độ chuyên môn, tay nghề sư
phạm, sự nghiêm túc, tâm huyết của giảng viên. Hồ sơ bài giảng thể hiện được mục
tiêu, nội dung, kế hoạch giảng dạy, sử dụng phương pháp, hình thức tổ chức dạy và
học, cách thức đánh giá kết quả học tập của học viên… Nhìn chung, hồ sơ bài
giảng thể hiện rõ toàn bộ quy trình chuẩn bị cho một bài giảng trên lớp bao gồm
việc xác định mục tiêu cần đạt được về kiến thức, về kỹ năng, thái độ đối với người
học.
Thứ hai, chuẩn bị nội dung. Đây là yếu tố quan trọng góp phần vào sự thành
công của bài giảng. Muốn vậy, giảng viên phải nghiên cứu kỹ mục tiêu, chương
trình đào tạo của môn học để xây dựng mục tiêu yêu cầu bài giảng của mình, giảng
viên phải nắm vững, hiểu sâu, mở rộng kiến thức môn học và bài giảng. Một bài
dạy giỏi luôn đòi hỏi mỗi giảng viên không ngừng cố gắng về chuyên môn, sự nỗ
lực học tập nghiên cứu, chủ động, sáng tạo, trung thực, không phô trương, hình
thức. Có chuyên môn vững vàng cộng với sự lựa chọn các phương pháp giảng dạy
phù hợp và sự nhiệt tình, tâm huyết của giảng viên sẽ đem lại kết quả một bài dạy
giỏi có chất lượng cao.
Thứ ba, lựa chọn phương pháp, phương tiện dạy học phù hợp và có hiệu quả.
Người giảng viên phải biết kết hợp linh hoạt, sáng tạo các phương pháp, không nên
tuyệt đối hóa hoặc lạm dụng một phương pháp hoặc một loại phương tiện nào đó
trong quá trình giảng dạy. Biết sử dụng linh hoạt các phương pháp dạy học tích cực
như nêu vấn đề, gợi mở hướng dẫn học viên tìm hiểu, tranh luận, thảo luận nhóm,

tăng cường đối thoại giữa giảng viên và học viên sẽ làm cho bài giảng trở nên hấp
dẫn hơn. Các phương pháp dạy học này sẽ phát huy tính tích cực, chủ động của học
viên và giảng viên giữ vai trò là người hướng dẫn, tổ chức, điều hành giúp cho
người học biết cách học, chủ động tìm kiếm, khám phá tri thức, rèn luyện kỹ năng.
Việc áp dụng công nghệ thông tin vào quá trình giảng dạy là cần thiết, nó đã chứng
2


minh rõ tính hiệu quả. Song chuẩn bị giáo án điện tử đòi hỏi phải hết sức khoa học,
công phu, trong đó người giảng viên phải vừa là nhà đạo diễn vừa là diễn viên để
xây dựng và thực hiện kịch bản về nội dung, hình ảnh trình chiếu, nghe nhìn…
Thứ tư, tổ chức thực hiện bài dạy giỏi. Đây là khâu quan trọng nhất quyết
định chất lượng bài giảng, bằng thực tiễn giảng dạy tôi cho rằng, tổ chức thực hiện
bài dạy giỏi cần phải tuân thủ các bước cơ bản sau:
- Ổn định tổ chức lớp, kiểm tra kiến thức bài cũ, kiểm tra sự chuẩn bị của học viên
khi chuẩn bị học bài mới. Nội dung này giảng viên thường thực hiện đầu giờ giảng
hoặc có thể đan xen trong quá trình dạy bài mới.
- Tổ chức dạy và học bài mới. Giảng viên giới thiệu về mục tiêu, yêu cầu của bài
giảng, cách thức thực hiện để đạt được mục tiêu bài giảng, tạo động cơ học tập cho
học viên. Giảng viên tổ chức hướng dẫn cho người học nhận thức, tìm hiểu, khám
phá và lĩnh hội nội dung bài giảng với sự vận dụng các phương pháp, phương tiện
dạy học phù hợp.
- Luyện tập, củng cố kiến thức, giảng viên cần làm tốt vai trò định hướng, củng cố,
khắc sâu những kiến thức, kỹ năng, thái độ đối với người học đồng thời gợi mở và
nâng cao, triển khai bài giảng theo hệ thống mở, nêu một số câu hỏi, bài tập để
người học tiếp tục nghiên cứu, phát triển nhận thức.
Thứ năm, đánh giá, tổng kết về kết quả giờ giảng, bài giảng và hướng dẫn
học viên chuẩn bị những công việc cho bài học mới tiếp theo của môn học.
Tóm lại, để có một bài dạy giỏi có chất lượng cao đòi hỏi người thầy phải cố gắng
làm tốt các khâu chuẩn bị về hồ sơ, xác định nội dung, lựa chọn phương pháp,

phương tiện, phải tập luyện kiên trì và sự bài bản trong quá trình giảng dạy trên
lớp; Sự quan tâm chỉ đạo sát sao của các cấp lãnh đạo, sự giúp đỡ của đồng nghiệp
và sự cố gắng, nỗ lực học tập của học viên. Qua mỗi bài dạy giỏi để mỗi giảng viên
trưởng thành hơn trong sự nghiệp giảng dạy của mình.
Để thúc đẩy phong trào dạy giỏi, học tập, rèn luyện tốt trong thời gian tới tôi
xin kiến nghị và đề xuất một số vấn đề sau:
Một là, lắp mới một số máy chiếu, hệ thống âm thanh và một số bảng viết
không đảm bảo chất lượng cho các phòng học và các phòng chuyên dùng.

3


Hai là, tạo điều kiện cho các giáo viên có bài dạy giỏi cấp trường được đi
nghiên cứu thức tế để thu thập tài liệu và học hỏi những phương pháp giảng dạy
tiên tiến.
Ba là, bộ môn cần có sự quan tâm, chỉ đạo sát sao đối với hoạt động dạy giỏi
của đơn vị và của từng giảng viên. Tạo điều kiện thuận lợi về thời gian để giảng
viên luyện tập, hỗ trợ cả về điều kiện vật chất cũng như tinh thần cho giảng viên
tham gia dạy giỏi.
Bốn là, giảng viên tham gia dạy giỏi phải chủ động, quyết tâm, có sự đầu tư
và chuẩn bị mọi điều kiện tốt nhất. Không ngừng học tập nâng cao trình độ hơn nữa
để tăng chất lượng giờ giảng, chủ động bố trí thời gian hợp lý để các giảng viên
trong Bộ môn dự giờ, tham gia, đóng góp ý kiến.
Trên đây là một số kinh nghiệm được rút ra trong quá trình thực hiện dạy
giỏi. Xin được trao đổi cùng đồng chí, đồng nghiệp nhằm góp phần phát triển
phong trào dạy giỏi của Nhà trường.

4




×