BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THUỶ LỢI
VÕ THẾ DŨNG
NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NÂNG CAO
HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CÁC CÔNG TRÌNH CẤP
NƯỚC SINH HOẠT TẬP TRUNG TRÊN ĐỊA BÀN
HUYỆN BÙ ĐĂNG, TỈNH BÌNH PHƯỚC
LUẬN VĂN THẠC SĨ
TP. HỒ CHÍ MINH -2017
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THUỶ LỢI
VÕ THẾ DŨNG
NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NÂNG CAO
HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CÁC CÔNG TRÌNH CẤP
NƯỚC SINH HOẠT TẬP TRUNG TRÊN ĐỊA BÀN
HUYỆN BÙ ĐĂNG, TỈNH BÌNH PHƯỚC
Chuyên ngành: Kỹ thuật cơ sở hạ tầng
Mã số
: 60580210
LUẬN VĂN THẠC SĨ
Người hướng dẫn: TS. Lương Văn Anh
TP. Hồ Chí Minh - 2017
i
MỤC LỤC
MỤC LỤC.......................................................................................................... i
DANH MỤC HÌNH ......................................................................................... iv
DANH MỤC BẢNG......................................................................................... v
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT........................................................................... vi
MỞ ĐẦU........................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài ................................................................................ 1
2. Mục đích của đề tài ....................................................................................... 3
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu................................................................. 3
3.1. Đối tượng nghiên cứu ............................................................................. 3
3.2. Phạm vi nghiên cứu ................................................................................ 3
4. Nội dung nghiên cứu ..................................................................................... 4
5. Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu: .................................................. 4
5.1. Cách tiếp cận: ......................................................................................... 4
5.2. Phương pháp nghiên cứu: ....................................................................... 5
CHƯƠNG I ....................................................................................................... 6
TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU ......................................................................... 6
1.1. Tổng quan chung về quản lý công trình cấp nước..................................... 6
1.1.1. Các mô hình quản lý công trình cấp nước trên thế giới. ..................... 6
1.1.2. Các mô hình quản lý công trình cấp nước ở Việt Nam. ...................... 7
1.2. Các công cụ về thể chế trong quản lý các công trình cấp nước............... 12
1.2.1. Trên thế giới: ..................................................................................... 12
1.2.2. Trong nước: ....................................................................................... 13
1.3. Tổng quan về khu vực nghiên cứu........................................................... 15
1.3.1. Giới thiệu điều kiện tự nhiên huyện Bù Đăng, tỉnh Bình Phước. ..... 15
1.3.2. Hiện trạng cơ sở hạ tầng công trình cấp nước huyện Bù Đăng, tỉnh
Bình Phước .................................................................................................. 19
1.4. Tổng quan về quản lý tiện ích hiệu quả EUM (Effective Utility
Management)................................................................................................... 28
1.4.1. Khái niệm về EUM:........................................................................... 28
1.4.2. Ứng dụng EUM trong quản lý các công trinh cấp nước tập trung:... 31
CHƯƠNG II.................................................................................................... 33
CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ THỰC TIỄN, XÂY DỰNG CHI THI ĐÁNH GIA
BÔ THUỘC TINH, ĐÁNH GIA MỨC ĐÔ QUAN TRONG, HIỆU QUA
2
CÁC THUỘC TINH VÊ QUAN LY CÔNG TRÌNH CẤP NƯỚC SINH
HOẠT HUYỆN BÙ ĐĂNG. .......................................................................... 33
2.1. Tiêu chí đánh giá hợp lý để thực hiện thành công EUM. ........................ 33
2.2. Đánh giá khả năng áp dụng EUM cho quản lý vận hành CTCN tại huyện
Bù Đăng, tỉnh Bình Phước .............................................................................. 34
2.2.1. Xây dựng chỉ thị để đánh giá bộ thuộc tính: ..................................... 35
2.2.2. Đánh giá mức độ quan trọng của các thuộc tính ............................... 39
2.3. Đánh giá tình hình quản lý công trình ở huyện Bù Đăng, tỉnh Bình Phước
......................................................................................................................... 42
2.3.1. Thực trạng.......................................................................................... 42
2.3.2. Nguyên nhân của sự bất cập: ............................................................. 43
2.4. Phân tích tình hình quản lý công trình cấp nước tại huyện Bù Đăng, tỉnh
Bình Phước thông qua Bộ tiêu chí đánh giá các thuộc tính. ...................... 44
2.4.1. Tiêu chí về: Chất lượng sản phẩm ..................................................... 44
2.4.2. Tiêu chí về sự hài lòng khách hàng ................................................... 46
2.4.3. Tiêu chí về: nhân viên và phát triển lãnh đạo.................................... 49
2.4.4. Tiêu chí về: Tối ưu hóa hoạt động..................................................... 49
2.4.5. Tiêu chí về khả năng tồn tại tài chính................................................ 50
2.4.6. Tiêu chí về ổn định cơ sở hạ tầng...................................................... 51
2.4.7. Tiêu chí về khả năng phục hồi hoạt động.......................................... 52
2.4.8. Tiêu chí về phát triển bền vững cộng đồng ....................................... 53
2.4.9. Tiêu chí về mức độ đầy đủ tài nguyên nước ..................................... 54
2.4.10. Tiêu chí về các bên liên quan hiểu biết và hỗ trợ ............................ 54
CHƯƠNG III .................................................................................................. 56
ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP HỢP LÝ TRONG QUẢN LÝ, VẬN HÀNH, VÀ
KHAI THÁC CÔNG TRÌNH CẤP NƯỚC SINH HOẠT TẬP TRUNG
HUYỆN BÙ ĐĂNG, TINH
BÌNH PHƯỚC...................................................................................................
56
3.1. Tổng hợp đánh giá hiệu quả quản lý công trình cấp nước tại huyện Bù
Đăng, tỉnh Bình Phước – sắp xếp các thuộc tính ............................................ 56
3.1.1. Đánh giá hiệu quả hoạt động của các thuộc tính ............................... 56
3.1.2. Đánh giá mức độ quan trọng của các thuộc tính ............................... 58
3.2. Cơ sở của việc đề xuất giải pháp hợp lý trong quản lý, vận hành và khai
thác công trình................................................................................................. 61
3
3.2.1. Dựa vào quy mô cấp nước ................................................................. 61
3.2.2. Dựa vào đặc điểm nguồn nước cấp ................................................... 62
3.2.3. Dựa vào điều kiện kinh tế, xã hội ...................................................... 62
3.2.4. Dựa vào điều kiện tự nhiên................................................................ 62
3.2.5. Dựa vào chất lượng dịch vụ cấp nước ............................................... 63
3.2.6. Độ tin cậy của công trình cấp nước ................................................... 63
3.2.7. Khả năng đáp ứng yêu cầu cấp nước trong tương lai........................ 63
3.2.8. Khả năng mở rộng trong tương lai của các công trình cấp nước ...... 65
3.2.9. Dựa vào ưu nhược điểm của các mô hình quản lý CTCN ................ 66
3.3. Đánh giá so sánh lựa chọn, đề xuất mô hình quản lý CTCN hiệu quả .... 67
3.3.1. Mô hình quản lý vận hành do UBND xã trực tiếp quản lý, vận hành68
3.3.2. Mô hình quản lý vận hành công trình cấp nước dựa vào cộng đồng 70
3.3.3. Mô hình tư nhân đầu tư, quản lý vận hành ........................................ 73
3.4. Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả các thuộc tính kém hiệu
quả theo đánh giá ............................................................................................ 76
3.4.1.Mục tiêu của giải pháp: ...................................................................... 77
3.4.2 Một số giải pháp giảm tỷ lệ thất thoát, thất thu nước sạch. ........... 77
3.4.3. Giải pháp Quản lý chất lượng nước................................................... 85
3.5. Đào tạo đội ngũ trực tiếp quản lý, vận hành và khai thác công trình ...... 86
Bảng 3.10: Hiệu suất hoạt động của các công trình cấp nước huyện Bù Đăng,
tỉnh Bình Phước .............................................................................................. 91
KẾT LUẬN ..................................................................................................... 93
TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................... 94
4
DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1: Vị trí địa lý huyện Bù Đăng, tỉnh Bình Phước. .............................. 16
Hình 2.1: Sơ đồ thực hiện nghiên cứu đánh giá hiện trạng quản lý HTCN.... 36
Hình 2.2: Các bước đánh giá các thuộc tính bằng cách tham khảo ý kiến
chuyên gia ....................................................................................................... 39
Hình 3.1: Mô hình UBND xã trực tiếp quản lý hệ thốngcấp nước................. 68
Hình 3.2: Mô hình cộng đồng quản lý hệ thốngcấp nước............................... 71
Hình 3.3: Mô hình tư nhân quản lý hệ thống cấp nước .................................. 74
Hình 3.4: Các bước dò tìm rò rỉ ...................................................................... 81
Hình 3.5: Ứng dụng WaterGEMS khoanh vùng rò rỉ và biểu đồ cân chỉnh
mạng lưới cấp nước......................................................................................... 82
Hình 3.6: Qui trình thực hiện kế hoạch........................................................... 86
5
DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1: Bảng thống kê các mô hình quản lý hoạt động các công trình cấp
nước nông thôn theo các vùng trong cả nước. ................................................ 10
Bảng 1.2: Thống kê các công trình cấp nước thuộc huyện Bù Đăng, tỉnh Bình
Phước............................................................................................................... 20
Bảng 1.3: Hiện trạng quản lý CTCN nông thôn trên địa bàn huyện Bù Đăng
năm 2016 ......................................................................................................... 24
Bảng 2.1: Bảng các chỉ thị để đánh giá các tiêu chí ....................................... 36
Bảng 3.1: Bảng kết quả đánh giá hiện trạng quản lý HTCN nhà máy nước
Đức Phong theo hiệu quả do các nhà quản lý HTCN đánh giá. ..................... 56
Bảng 3.2: Bảng cho điểm và đánh giá các thuộc tính và chia thứ tự hiệu quả
các thuộc tính. ................................................................................................. 56
Bảng 3.3: Kết quả đánh giá hiện trạng quản lý HTCN nhà máy nước Đức
Phong theo mức độ quan trọng của các thuộc tính do các nhà quản lý HTCN
đánh giá ........................................................................................................... 58
Bảng 3.4: Bảng cho điểm và đánh giá các thuộc tính và chia thứ tự mức độ
quan trọng của các thuộc tính.......................................................................... 59
Bảng 3.5: Tổng hợp đánh giá hiện trạng quản lý HTCN nhà máy nước Đức
Phong............................................................................................................... 60
Bảng 3.6: Khả năng đáp ứng của các công trình cấp nước huyện Bù Đăng .. 64
Bảng 3.7: Bảng hiệu năng sử dụng các loại đồng hồ...................................... 79
Bảng 3.8: tương quan giữa khối lượng rò rỉ với áp lực và kích thước điểm rò
rỉ....................................................................................................................... 83
Bảng 3.9: Đánh giá hiệu quả của các hệ thống cấp nước huyện Bù Đăng, tỉnh
Bình Phước...................................................................................................... 88
Bảng 3.10: Hiệu suất hoạt động của các hệ thống cấp nước huyện Bù Đăng,
tỉnh Bình Phước............................................................................................... 91
6
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
CTCN
: Công trình cấp nước
EUM
: Effective Utility Management – Quản lý tiện ích hiệu quả
TP
: Thành phố
TNHHMTV
: Trách nhiệm hữu hạn một thành viên
WHO
: Tổ chức y tế thế giới
UBND
: Uỷ ban nhân dân
NS và VSMTNT : Nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn
SHTT
: Sinh hoạt tập trung
11
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Thực hiện Chiến lược quốc gia về cấp nước sinh hoạt nông thôn đã được
Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đến năm 2020. Hiện cả nước đã đầu tư xây
dựng được 16.432 công trình cấp nước sinh hoạt với quy mô phục vụ từ 15 hộ
đến 25.700 hộ dân để cung cấp nước sinh hoạt cho người dân. Việc đầu tư
xây dựng công trình cấp nước là rất cần thiết và mang nhiều ý nghĩa để cải
thiện cuộc sống, ổn định xã hội và đặc biệt là bảo vệ sức khỏe cho nhân dân.
Tuy nhiên theo thống kê hiện nay tỷ lệ công trình hoạt động bền vững chiếm
35%, hoạt động trung bình chiếm 38%, hoạt động kém hiệu quả chiếm 18%
và không hoạt động chiếm 9% số lượng công trình. (nguồn số liệu của Trung
tâm quốc gia nước sạch và VSMTNT). Tại tỉnh Bình Phước Chương trình
MTQG nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn tỉnh (Chương trình) đã
được Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ VIII thông qua; theo đó chương trình đầu
tư xây dựng các công trình cấp nước nhằm giải quyết nước sinh hoạt cho
người dân. Tính đến cuối năm 2016, Chương trình đã xây dựng mới đưa vào
sử dụng 39 công trình cấp nước sinh hoạt tập trung tại các xã, thuôc các
huyện, thi xã trên địa bàn toàn tỉnh. Trong đó, các công trình được xây dựng
nhiều tại các xã thuộc huyện Bù Đăng là khu vực khan hiếm về nước mặt,
nguồn nước sử dụng chủ yếu trong sinh hoạt là nước ngầm, được khai thác
tầng sâu, chất lượng nước không đạt tiêu chuẩn cần phải xử lý trước khi đưa
vào sử dụng, theo kết quả quan trắc chất lượng nước sinh hoạt hàng năm thì
chất lượng nguồn nước ngầm trên địa bàn huyện Bù Đăng bị ô nhiểm phèn
sắt, hàm lượng vi sinh trong nước rất cao. Mặt khác, trữ lượng nước phân bố
không đều và ngày càng giảm đặc biệt nhiều khu vực không có nguồn nước
sử dụng. Với điều kiện như trên việc đầu tư xây dựng công trình cấp nước
sinh hoạt tập trung tại các khu trung tâm, khu vực khan hiếm nguồn nước cho
người dân trên địa bàn huyện Bù Đăng là cần thiết. Tuy nhiên, tính hiệu quả
sau đầu tư là vấn đề đang được quan tâm không chỉ có ở huyện Bù Đăng mà
là vấn đề chung của cả nước. Vì hiện nay, chúng ta chưa có cơ chế chính sách
rõ ràng quy định trong quản lý vận hành, khai thác công trình cấp nước tập
trung nông thôn. Hầu hết các công trình sau khi đầu tư xây dựng xong và bàn
22
giao cho UBND xã quản lý, vận hành khai thác. Theo đó UBND cấp xã thành
lập tổ quản lý gồm lãnh đạo xã và cán bộ chuyên trách là người đang giữ chức
vụ tại UBND xã kiêm nhiệm quản lý vận hành, khai thác công trình, là đơn vị
không chuyên về lĩnh vực cấp nước, cán bộ quản lý vận hành, khai thác
thường làm kiêm nhiệm nên năng lực quản lý vận hành, khai thác còn rất hạn
chế. Nên khi công trình gặp sự cố hư hỏng cán bộ quản lý không thể tự khắc
phục dẫn đến công trình ngưng hoạt động. Tình trạng này làm cho công trình
ngày càng xuống cấp, đặc biệt là tuyến đường ống phân phối nước bị ảnh
hưởng nghiệm trọng và dần dần hư hỏng hoàn toàn. Theo kết quả thu thập
thông tin Bộ chỉ số theo dõi đánh giá nước sạch và vệ sinh môi trường nông
thôn được UBND huyện Bù Đăng phê duyệt, hiện tại trong tổng số 14 công
trình được đầu tư xây dựng có 03 công trình hoạt động bền vững, chiếm tỷ lệ
21,43%; 09 công trình hoạt động bình thường, chiếm tỷ lệ 64,28%, 02 công
trình không hoạt động chiếm tỷ lệ 14,29% (Sô liệu kết qua Bô chi sô theo dõi
đanh gia do UBND huyện Bu Đăng công bô năm 2015). Ngày nay, khi nhu
cầu dùng nước của người dân không ngừng tăng lên cả về số lượng và chất
lượng nhưng công trình cấp nước xây dựng xong lại không hoạt động, không
cung cấp nước cho người dân điều này gây nên dư luận không tốt cho người
dân.
Mặt khác, tại Quyết định số 800/QĐ-TTg ngày 04/6/2010 và Quyết định
số1980/QĐ-TTg ngày 17/10/2016 của Thủ tướng Chính phủ Ban hành Bộ
Tiêu chí quốc gia xây dụng nông thôn mới giai đoạn 2016-2020, với mục đạt
yêu cầu tiêu chí số 17 trong Bộ tiêu chí quốc gia nông thôn mới; đảm bảo
cung cấp đủ nước sinh hoạt sạch và hợp vệ sinh cho dân cư, trường học, trạm
y tế, công sở và các khu dịch vụ công cộng; thực hiện các yêu cầu về bảo vệ
và cải thiện môi trường sinh thái trên địa bàn xã. Đến 2015, có 35% số xã đạt
chuẩn và đến 2020 có 80% số xã đạt chuẩn. Để thực hiện hoàn thành mục tiêu
trên, việc xem xét đầu tư xây dựng các công trình cấp nước cần thiết được
thực hiện theo quy hoạch giai đoạn 2010-2020 để đạt yêu cầu theo tiêu chí
nông thôn mới. Với thực trạng hiện nay, cần đề ra các giải pháp quản lý khai
thác có hiệu quả các công trình cấp nước sinh hoạt tập trung trên địa bàn nông
thôn huyện Bù Đăng là một nhiệm vụ cấp thiết trong cơ chế mới. Nhằm tránh
33
nguy cơ các công trình hoạt động kém hiệu quả dẫn đến hư hỏng hoặc ngưng
hoạt động, không đảm bảo lượng nước cấp cho người dân theo quy định.
Ngoài ra, một vấn đề cần tính đến, những năm gần đây do những tác
động, ảnh hưởng bất lợi của biến đổi khí hậu, hiện tượng elnino kéo dài làm
tăng nhiệt độ và giảm lượng mưa đã làm cho nguồn nước trên địa bàn huyện
có dấu hiệu suy giảm. Vì vậy, để có những định hướng cơ bản, chiến lược
ứng phó thích hợp, cần phải nghiên cứu xem xét một cách thích đáng những
vấn đề liên quan đến biến đổi khí hậu trên địa bàn huyện trong việc đầu tư
xây dựng các công trình cấp nước sinh hoạt tập trung và tính đến giải pháp
quản lý khai thác công trình có hiệu quả về sau.
Xuất phát từ những lý do trên, việc nghiên cứu đề ra các giải pháp quản
lý, khai thác vận hành công trình cấp nước sinh hoạt tập trung nông thôn trên
địa bàn huyện Bù Đăng cần thiết được quan tâm xem xét, thực hiện một cách
nghiêm túc.
2. Mục đích của đề tài
Nghiên cứu cơ sở khoa học để lựa chọn những giải pháp hợp lý trong
quản lý vận hành, khai thác công trình cấp nước sinh hoạt tập trung trên địa
bàn nông thôn huyện Bù Đăng, tỉnh Bình Phước.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Các mô hình quản lý, vận hành công trình cấp nước sinh hoạt nông thôn
trên địa bàn huyện Bù Đăng, tỉnh Bình Phước.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Nghiên cứu các vấn đề liên quan đến quản lý, vận hành công trình cấp
nước sinh hoạt tập trung nông thôn trên địa bàn huyện Bù Đăng, tỉnh Bình
Phước. Trong nghiên cứu đề tài chủ yếu tập trung phân tích nhóm nhân tố về
cơ chế, chính sách của Nhà nước, nguồn lực con người, điều kiện kinh tế, tự
nhiên tác động đến công tác quản lý, vận hành công trình cấp nước sinh hoạt
tập trung nông thôn.
44
4. Nội dung nghiên cứu
- Đánh giá được hiện trạng, phân tích nguyên nhân các hư hỏng của các
công trình cấp nước tập trung trên địa bàn nông thôn huyện Bù Đăng, tỉnh
Bình Phước.
- Tiêu chí đánh giá tính hợp lý cho việc quy hoạch, thiết kế, đầu tư xây
dựng công trình cấp nước bền vững.
- Tổng hợp các mô hình quản lý, khai thác hiệu quả.
- Đề xuất giải pháp quản lý khai thác công trình hiệu quả phù hợp.
5. Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu:
5.1. Cách tiếp cận:
a. Tiếp cận theo quản lý tiện ích hiệu quả EUM: Đây là cách tiếp
cận mới mà các nước phát triển đang sử dụng và hướng tới, đặc biệt tại
Mỹ, Singapore... EUM được hiểu là quản lý một cách hiệu quả tất cả các
khía cạnh trong quá trình vận hành là rất quan trọng cho tất cả các tiện ích, để
đảm bảo tính bền vững dài hạn của chúng (các tiện ích) và để chúng có thể
phục vụ cho cộng đồng được đầy đủ, an toàn và bền vững.
b. Tiếp cận thực tiễn: Ứng dụng việc đánh giá thực trạng dựa trên 10
thuộc tính quản lý tiện ích hiệu quả về đề xuất các giải pháp nâng cao
hiệu quả quản lý phù hợp với thực tiễn của địa bàn nông thôn huyện Bù
Đăng, tỉnh Bình Phước.
c. Tiếp cận kết qua đa được công bô: Dựa vào những kết quả đã được
công bô trước đây làm cơ sở phân tich đánh giá các ưu nhược điểm của các
mô hình quản lý, vận hành công trinh cấp nước sinh hoạt tập trung trên địa
bàn huyện Bù Đăng, tỉnh Bình Phước.
d. Tiếp cận đa mục tiêu và bền vững: Giải pháp mà đề tài đề ra đều
xem xét trong hệ sinh thái - Kinh tế - Môi trường, nguyên lý phát triển bền
vững luôn được đặt lên hàng đầu và phù hợp với điều kiện thực tế của địa
phương.
55
5.2. Phương pháp nghiên cứu:
a. Phương pháp kế thừa: Kế thừa các kết quả của các đề tài, dự án
trước đó để tổng hợp thông tin đưa vào cơ sở dữ liệu đầu vào, phục vụ cho
luận văn.
b. Phương pháp thu thập, tổng hợp, phân tích và thống kê:
- Thu thập, tổng hợp, phân tích và thống kế các số liệu về điều kiện tự
nhiên, kinh tế - văn hoá- xã hội của huyện Bù Đăng, tỉnh Bình Phước.
- Khảo sát, thu thập, tổng hợp, phân tích và thống kế các số liệu về hiện
trạng quản lý, vận hành CTCN huyện Bù Đăng, tỉnh Bình Phước.
c. Phương pháp điều tra xã hội học:
- Tham khảo ý kiến về chất lượng dịch vụ cấp nước của các sở, ban,
ngành và các khách hàng sử dụng nước tại huyện Bù Đăng, tỉnh Bình Phước.
- Khảo sát sự hài lòng của khách hàng đối với dịch vụ cấp nước của đơn
vị cấp nước.
d. Phương pháp chuyên gia: Trong thời gian thực hiện đề tài, tiến hành
tham khảo ý kiến của các chuyên gia ở huyện Bù Đăng, tỉnh Bình Phước, nhà
quản lý và nhân viên trong Công ty cấp nước, để phân tích, xây dựng bộ tiêu
chí đánh giá, lập phiếu đánh điều tra các tiêu chí.
66
CHƯƠNG I
TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
1.1. Tổng quan chung về quản lý công trình cấp nước.
1.1.1. Các mô hình quản lý công trình cấp nước trên thế giới.
Việc quản lý các công trinh cấp nước trên thế giới xuất hiện khá sớm.
Con người đã biết xây dựng các công trinh để khai thác nguôn nước phục vu
cho cuộc sống sinh hoạt hàng ngày với nhiều loại hinh khác nhau như đào
giếng hoặc làm các hô để trư nước. Tùy vào điều kiện thực tế của mỗi nước
mà mô hình quản lý, vận hành công trình cấp nước co khác nhau. Trải qua các
giai đoạn phát triển cùng với sư phát triển không ngừng của khoa học và công
nghệ, kỹ thuật cấp nước ngày càng đạt trình độ cao và hoàn thiện hơn.
Theo đánh giá của các chuyên gia: việc quản lý các công trình cấp nước,
ở các nước tiên tiến và có nền công nghiệp và khoa học phát triển như Mỹ,
Canada, Anh, Pháp, Đức, Hà Lan, Nhật Bản, Singapore… chất lượng nguồn
nước cấp rất tốt. Chất lượng dịch vụ cao, nguồn nước cấp thường xuyên liên
tục và ổn định với đầy đủ áp lực, đáp ứng đủ nhu cầu sử dụng khá lớn từ thấp
nhất là 128lít/người ngày (Hà Lan) tới cao nhất 371lít/người ngày (Mỹ). Giá
nước cũng khá cao từ 1,33USD/m3 (Nhật Bản) đến 2,49USD/m3 (Đức). Số
người sử dụng nước sạch đạt 96% lên đến 100%. Đầu tư hàng năm ở mức cao
từ 26,9USD/người (Hà Lan) đến 138USD/người (Đức), mặc dù cơ sở hạ tầng
trước đó cũng rất phát triển. Năng suất lao động cao do số công nhân quản lý
vận hành tính trên 1000 kết nối ở mức thấp. Ngược lại, ở các nước đang phát
triển như Ấn độ, Trung Quốc, Malaysia , Indonesia … và cả Việt Nam chất
lượng nguồn nước cấp chưa đảm bảo, chất lượng dịch vụ chưa cao, nguồn
nước cấp không thường xuyên liên tục và ổn định, áp lực nước không đầy đủ,
chỉ đáp ứng đủ nhu cầu sử dụng từ thấp nhất là 50lít/người ngày (vùng nông
thôn) và 70-100 lít/người ngày(ở đô thị).
Các mô hình quản lý trên thế giới bao gồm: Nhà nước là các Công ty cấp
nước Quốc gia (Singapore); Công ty cấp nước thuộc tỉnh; Công ty cấp nước
thuộc quận, huyện; Tư nhân, Doanh nghiệp (gồm các hình thức: (a) Dịch vụ
77
hoặc hợp đồng quản lý, (b) Cho thuê, (c) nhượng quyền, (d) Xây dựng - Kinh
doanh - Chuyển giao (BOT), (e) Sở hữu từng phần và (f) Cung cấp dịch vụ
độc lập (A. K. M. Kamruzzaman, Ilias Said & Omar Osman, 2013).
1.1.2. Các mô hình quản lý công trình cấp nước ở Việt Nam.
a. Về quản lý công trình cấp nước:
- Khu vực đô thị: Nhà nước vẫn giữ vai trò chủ đạo, Bộ Xây Dựng là cơ
quan đầu mối, UBND các tỉnh thành là cơ quan quản lý và lãnh đạo các công
ty cấp nước và quyết định giá nước, các công ty cấp nước là đơn vị quản lý,
vận hành trực tiếp công trinh cấp nước. Tùy theo mỗi địa phương mà đơn vị
quản lý, vận hành trực tiếp công trinh cấp nước có tên gọi khác nhau. Có nơi
đặt tên là công ty Cấp Nước, có nơi đặt tên là công ty Cấp Thoát Nước và
Môi Trường Đô Thị, có nơi đặt tên là công ty Điện Nước (An Giang). Mặc dù
tên gọi khác nhau nhưng nhiệm vụ chính trị chung của các đơn vị này là: khai
thác, sản xuất cung cấp nước sạch cho dân cư, cơ sở sản xuất và các khu công
nghiệp. Hiện nay, Nhà nước đang đẩy mạnh công tác xã hội hóa và PPP trong
lĩnh vực cấp nước, một số nhà đầu tư tư nhân đã tham gia đầu tư vào lĩnh vực
cấp nước bằng nhiều hình thức: bán nước sạch qua đồng hồ tổng cho các công
ty cấp nước theo giá bán buôn, bán nước sạch đến từng khách hàng lẻ theo giá
bán lẻ được UBND tỉnh thành cho phép. Việc lắp đặt hệ thống đấu nối khách
hàng kể cả thủy lượng kế do các đơn vị cấp nước đầu tư theo quy định tại
Nghị định số 117/2007/NĐ-CP ngày 11 tháng 7 năm 2007 về sản xuất, cung
cấp và tiêu thụ nước sạch.
- Khu vực nông thôn: Các công trình cấp nước tập trung nông thôn do
Trung tâm Nước sạch và Vệ sinh môi trường nông thôn- Sở Nông nghiệp và
Phát triển Nông thôn các tỉnh quản lý, Mô hình doanh nghiệp Nhà nước, mô
hình Cộng đồng quản lý, mô hình UBND xã......
b. Thực trạng dịch vụ cấp nước tại Việt Nam:
(1) Chất lượng của sản phẩm: được cải tiến liên tục để đáp ứng tiêu
chuẩn của Bộ Y tế, tuy nhiên chất lượng nước cấp của công trình cấp nước
tập trung nông thôn cần được cải thiện thêm. Hầu hết người dân đun sôi nước
uống, vì họ chưa thực sự tin tưởng vào chất lượng của các nước máy. Một số
88
mẫu nước máy cũng bị nhiễm amoni ở mức độ cao hơn mức cho phép từ 6-18
lần. Mức độ asen cao hơn chấp nhận được hai đến ba lần so với tiêu chuẩn
WHO.
(2) Nhu cầu sư dụng nươc:
Nhu cầu sử dụng nước trung bình 50 – 60 lít/người/ngày (năm 2004 tại
thị trấn nhỏ vùng nông thôn), 80-130 lít/người/ngày (năm 2009 tại thị xã,
thành phố); Tính liên tục của nguồn cung cấp: 21,6 giờ mỗi ngày trung bình
trong các thành phố (2009), thường ở áp suất thấp.
(3) Giá nươc sạch: được UBND tỉnh ban hành và được điều chỉnh theo
lô trinh. Bộ Tài chính và Bộ Xây dựng và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn ban hành các Thông tư liên tịch hướng dẫn nguyên tắc, phương pháp xác
định giá tiêu thụ nước sạch và thẩm quyền quyết định giá tiêu thụ nước sạch
thực hiện tại các đô thị, khu công nghiệp và khu vực nông thôn.
Năm 2003 giá nước đô thị dân cư là thường trong khoảng 1600 đồng đến
2700 đồng/m3, với mức trung bình của đồng 2.181đồng/m3 (0.15USD/m3).
Năm 2009, giá nước trung bình là 0.26 USD/m3. Cách tính mức tiêu thụ
thường theo kiểu luỹ tiến. Tuy nhiên, theo Ngân hàng Thế giới năm 2005, phí
kết nối cao, đặc biệt là ở các thị trấn nhỏ và nông thôn làm ảnh hưởng đến
việc lắp đặt thuỷ kế vào từng hộ gia đình.
(4) Số khách hàng sư dụng dịch vụ cấp nươc: Khách hàng sư dụng
nước sạch ở khu vực đô thi co sự khác biệt đáng kể trong việc tiếp cận giữa
các khu vực nông thôn và đô thị. 70% dân số Việt Nam sống ở nông thôn,
nhưng nhiều vùng nông thôn thực sự là các thị trấn nhỏ, ví dụ như dân cư
đông đúc ở đồng bằng sông Hồng. Trong khu vực đô thị, 59% đã có lắp đặt
thuỷ kế, trong khi ở khu vực nông thôn tỷ lệ này chỉ là 8%. Năm 2009 hơn
200 trong số khoảng 650 thị trấn không có bất kỳ công trình cấp nước tập
trung. Hiện nay số lượng lắp đặt thuỷ kế vào từng hộ gia đình và các cơ quan,
xí nghiệp và các cơ sở sản xuất đã tăng lên đáng kể.
(5) Số nhà cung cấp dịch vụ: Cung cấp nước và vệ sinh tại Việt Nam
hiện nay có nhiều loại nhà cung cấp dịch vụ, với sự khác biệt đáng kể trong
các danh mục của các nhà cung cấp dịch vụ giữa thành thị và nông thôn.
99
* Khu vực đô thị :
Cung cấp nước ở các thành phố và một số thị trấn lớn được cung cấp bởi
68 công ty dịch vụ nước nhà nước cấp tỉnh (WSCs). Một số WSCs là Dịch vụ
doanh nghiệp Nhà nước (PSEs), trong khi một số nơi đã chuyển đổi thành
doanh nghiệp cổ phần. Một số WSCs chỉ quản lý,vận hành hệ thống nước,
trong khi một số nơi khác cũng thiết kế, thi công xây dựng, sản xuất ra thiết bị
phục vụ công trình cấp nước.
Sự tham gia của khu vực tư nhân theo chủ trương xã hội hóa trong việc
cung cấp nước đô thị được giới hạn: Thiết kế - Xây dựng - Vận hành khai
thác - Chuyển giao (BOT). Ở Việt Nam một công ty Malaysia đã đưa vào
hoạt động nhà máy Bình An từ năm 1994; Nhà máy xử lý nước Thủ Đức 2,
tại TP HCM và một trạm bơm nước thô cung cấp nước cho Hà Nội, trong đó
có hệ thống ống chuyển tải từ Hòa Bình, được sở hữu và điều hành bởi Công
ty cổ phần.
* Khu vực nông thôn:
Thực trạng quản lý và hoạt động của các công trình cấp nước tập trung
Nông thôn theo Trung tâm Quốc gia NS và VSMTNT tại Hội thảo chia sẻ
thông tin tăng cường quản lý nhằm nâng cao hiệu quả các công trình cấp nước
tập trung tại Hà Nội; Tổng số CTCN nông thôn hiện có tại 63 tỉnh là 16.432
công trình với qui mô nhỏ nhất phục vụ cho 15 hộ; qui mô lớn nhất phục vụ
cho 25.700 hộ (tính đến thời điểm tháng 10 năm 2014). Đánh giá tình trạng
hoạt động của các công trình này theo Quyết định số 2570/QĐ-BNB-TCTL
ngày 22 tháng 10 năm 2012 của Bộ trưởng BNN&PTNT về việc phê duyệt
điều chỉnh Bộ chỉ số theo dõi đánh giá Nước sạch và VSMTNT:
- Tỉnh có tỷ lệ các công trình hoạt động bền vững cao nhất là: Vũng Tàu;
Bình Dương; Cần Thơ đều 100%;
- Tỉnh có tỷ lệ các công trình hoạt động bền vững thấp nhất là: Lạng Sơn
(2,3%); Bình Định (4,4%); Thái Nguyên, Thanh Hoá đều 0%;
- Tỉnh có tỷ lệ các công trình không hoạt động cao nhất là Đắc Nông
(52,4%); Phú Thọ (33,5%); Hà Nam (33,3%);
10
1
0
- Tỉnh có tỷ lệ các công trình hoạt động kém hiệu quả cao nhất là Bình
Định (71,1%); Bắc Giang(65,4%); Nghệ An (56,8%);
Bảng 1.1: Bảng thống kê các mô hình quản lý hoạt động các công
trình cấp nước nông thôn theo các vùng trong cả nước.
T
T
1
2
3
4
5
6
7
8
9
T
H
T
T
C
D
ư o U
V ợ
ộ
N
p
a B
n
S
N
n n
g t
h D
h
v
Đ
1
2
3 5 2 7
B.
8 8
9
S
Đ
8 4 1 1 2 9
ô
4
n
T
7 0 0 0 1 2
â
0
9
B
ắc 4 3 1 0 5 6
9 9
T
N
7 3 8 2 4 8
a
m 5
T
5 1 7 0 1 2
â
3 9
9
y
Đ
1 1 6 0 4 7
ô
0 5 4
n
Đ
B 2 0 4 2 7 0
5 3
S. 5
T
Ổ 5 8 1 7 6 9
5
N 5
11
1
1
(Nguồn: Trung tâm quốc gia nước sạch và VSMTNT năm 2014)
Cách đánh giá này có các hạn chế là:
- Không dựa trên năng lực, quy mô, công suất của công trình mà chỉ
đánh đồng trên số lượng, nên không nói lên được năng lực thực sự của các mô
hình quản lý.
- Không tính đến thời gian đưa vào hoạt động nên nếu một công trình
mới đưa vào hoạt động mà đã đạt hiệu suất 70% thì tương lai không xa sẽ
thiếu nước và phải nâng công suất.
Theo cách đánh giá cho thấy công trình hoạt động bền vững chỉ đạt mức
35%.
(6) Chịu trách nhiệm về thiết lập chính sách trong cấp nươc:
Bộ Xây dựng (khu vực đô thị), Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
(cấp nước trong khu vực nông thôn, quản lý tài nguyên Nước), Bộ Tài chính
(quản lý giá và tài sản), Bộ Y tế (chất lượng nước cấp, vệ sinh môi trường ở
nông thôn), Bộ Tài nguyên Môi trường (quản lý tài nguyên Nước và đất đai).
(7) Nguồn nươc: Sử dụng chủ yếu nước mặt, một phần là nước ngầm.
(8) Nươc không doanh thu (thất thoát): Theo báo cáo của các công ty
nước các tỉnh thì ty lệ thất thoát nước đã được giảm từ 39% năm 2000 xuống
còn 30% trong năm 2009. Tuy nhiên, trong một số thành phố, nước không
doanh thu cao tới 75%. Ơ Bình Phước tỷ lệ nước thất thoát, thất thu nước sạch
ở năm 2010 là 35%, năm 2014 là 19,77%, ở các thi trấn và các cụm dân cư
tập trung nông thôn tỷ lệ nước thất thoát, thất thu nước sạch dao động tư 3035%.
(9) Năng suất lao động: hiện chưa co sô liệu thống kê va đánh giá.
(10) Các vấn đề có ảnh hưởng đến nguồn cung cấp nươc: Sự suy thoái
về lưu lượng, chất lượng và hạ thấp mực nước của nước ngầm. Sự ô nhiễm
của nguồn nước mặt và nhu cầu sử dụng ngày càng tăng cao trong các lĩnh
vực hoạt động của sản xuất và đời sống.
12
1
2
1.2. Các công cụ về thể chế trong quản lý các công trình cấp nước.
1.2.1. Trên thế giới:
Tùy theo điều kiện cụ thể, các nước đã nghiên cứu ban hành các hệ
thống văn bản quản lý và khuôn khổ pháp lý để quản lý các công trình cấp
nước tập trung trong phạm vi của nước mình hay chung cho một tổ chức (như
các nước thuộc EU)
Tiêu chuẩn ISO áp dụng cho Quốc tế: ISO 24510:2007 quy định cụ thể
các yếu tố của nước uống và các dịch vụ nước thải phù hợp và quan tâm đến
người sử dụng. Hướng dẫn làm thế nào để xác định nhu cầu và đánh giá sự
đáp ứng đối với người sử dụng. ISO 24512:2007 cung cấp hướng dẫn cho
việc quản lý các tiện ích nước uống và để đánh giá dịch vụ nước uống. Được
áp dụng cho cả hình thức sở hữu công cộng và tư nhân và những tiện ích vận
hành cấp nước. Áp dụng cho bất kỳ hệ thống nào với nhiều mức độ phát triển
(ví dụ như hệ thống trên trang web, mạng lưới phân phối, hệ thống xử lý).
ISO 9001 là tiêu chuẩn quốc tế về hệ thống quản lý chất lượng do Tổ
chức tiêu chuẩn hóa quốc tế (ISO) ban hành, có thể áp dụng trong mọi lĩnh
vực sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và cho mọi quy mô hoạt động. ISO
9001:2008 là một tiêu chuẩn cho một hệ thống quản lý khoa học, chặc chẽ đã
được quốc tế công nhận, ISO 9001:2008 dành cho Doanh nghiệp rất lớn như
các tập đoàn đa quốc gia đến những Doanh nghiệp rất nhỏ với nhân sự nhỏ
hơn 10 người. Một Doanh nghiệp muốn liên tục tăng trưởng, đạt được lợi
nhuận cao và liên tục duy trì tỷ suất lợi nhuận cao, Doanh nghiệp đó nhất định
phải có một hệ thống quản lý khoa học chặc chẽ như ISO 9001:2008 để sử
dụng và phát huy hiệu quả nguồn lực hiện có.
Tiêu chuẩn ISO 9001:2008 có tên gọi đầy đủ là “các yêu cầu đối với hệ
thống quản lý chất lượng”. ISO 9001:2008 là tiêu chuẩn ISO 9001 được ban
hành lần thứ 4 vào năm 2008 và cũng là phiên bản mới nhất của tiêu chuẩn.
Tổ chức UNICEF, Ngân hàng thế giới, Ngân hàng phát triển các Châu
lục cũng ứng dụng các mô hình quản lý phù hợp cũng như kế hoạch truyền
thông vận động sử dụng nước sạch. Xây dựng các tài liệu về Cấp nước an
toàn, Sổ tay vận hành bảo dưỡng cho các nước đang phát triển.
13
1
3
Ứng dụng phương pháp phân tích và đánh giá hiện trạng quản lý công
trinh cấp nước (CTCN) theo 10 thuộc tính của EUM: (Effective Utility
Management - Quản lý tiện ích hiệu quả), vào năm 2005 tại Mỹ sau đó dần
dần phát triển và được các nước phát triển trên thế giới quan tâm áp dụng.
1.2.2. Trong nước:
Ở Việt Nam, việc quản lý công trinh cấp nước, sử dụng tiết kiệm, đa
mục tiêu luôn là mối quan tâm của Chính phủ.
Nhà nước rất quan tâm đến lĩnh vực cấp nước cho đô thị và nông thôn,
đã ban hành nhiều văn bản pháp quy để định hướng, điều chỉnh các quan hệ
trong lĩnh vực cấp nước. Nghiên cứu xây dựng hoàn thiện, bổ sung mới hệ
thống văn bản quản lý, các văn bản quy phạm pháp luật, các quy chế, quy
định, tiêu chuẩn và hướng dẫn thực hiện có liên quan đến việc xây dựng, quản
lý vận hành CTCN.
Quốc hội có các Luật Xây dựng trước đây, nay đã sửa đổi thành Luật
xây dựng số 50/2014/QH 13 ngày 18/6/2014 và có hiệu lực thi hành từ ngày
01/01/2015; Luật Đấu thầu số 38/2009/QH12 đã được Quốc hội thông qua
ngày 19/6/2009 về sửa đổi, bổ sung một số điều của các Luật liên quan đến
đầu tư xây dựng cơ bản, nay đã sửa đổi thành Luật đấu thầu số 43/2013/QH
ngày 26/11/2013 và có hiệu lực thi hành từ ngày 01/07/2014; Luật Đất đai,
Luật Tài nguyên nước, Luật Bảo vệ môi trường, Luật Bảo vệ sức khoẻ nhân
dân…
Chính phủ ban hành Quyết định số 63/1998/QĐ-TTg ngày 18 tháng 3
năm 1998 về định hướng phát triển cấp nước đô thị đến năm 2020. Phấn đấu
đến năm 2020, 100% dân số đô thị được cấp nước sạch ở mức 120 – 150
lít/người/ngày, các thành phố lớn như Hà Nội, Hải Phòng, Thành phố Hồ Chi
Minh phấn đấu đạt 180 – 200lít/người/ngày. Giảm tỷ lệ thất thoát, thất thu
40% hiện nay xuống còn dưới 30% trong các khu đô thị mới. …
Quyết định số 104/2000/QĐ-TTg ngày 25 tháng 08 năm 2000 của Thủ
tướng chinh phủ về việc phê duyệt Chiến lược quốc gia về cấp nước sạch và
vệ sinh nông thôn đến năm 2020 với mục tiêu đến năm 2020: Tất cả dân cư
nông thôn sử dụng nước sạch đạt tiêu chuẩn quốc gia với số lượng ít nhất 60
14
1
4
lít/người/ngày, sử dụng hố xí hợp vệ sinh và thực hiện tốt vệ sinh cá nhân, giữ
sạch vệ sinh môi trường làng, xã. Quyết định số 131/QĐ-TTg ngày
02/11/2009 của Chính Phủ quy định chính sách ưu đãi, hỗ trợ, khuyến khích
đối với các dự án đầu tư xây dựng công trình cấp nước sạch.
Chính phủ ban hành các Nghị định để đảm bảo cho việc thực hiện dự án
CTCN. Hiện hành là Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 12/02/2009 và Nghị
định số 83/2009/NĐ-CP ngày 15/10/2009 của Chính phủ về quản lý dự án
đầu tư xây dựng công trình; Nghị định số 112/2009/NĐ-CP ngày 14/12/2009
của Chính phủ về Quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình; Nghị định số
15/2013/NĐ-CP ngày 06/02/2013 của Chính phủ về Quản lý chất lượng công
trình xây dựng; Nghị định số 63/2014/NĐ-CP ngày 26/6/2014 của Chính phủ
quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đấu thầu và lựa chọn nhà thầu
xây dựng theo Luật Xây dựng. Nghị định số 117/2007/NĐ-CP ngày
11/7/2007 và Nghị định số 124/2011/NĐ-CP ngày 28/12/2011 của Chính phủ
về sản xuất, cung cấp và tiêu thụ nước sạch; Quyết định số 2147/QĐ-TTg
ngày 24/11/2010 của Chính phủ phê duyệt Chương trình Quốc gia chống thất
thoát, thất thu nước sạch đến năm 2025, trong đó giảm nước không doanh thu
đến 15% vào năm 2025; Quyết định số 577/QĐ-TTg ngày 19/04/2011 thành
lập Ban chỉ đạo Chương trình Quốc gia chống thất thoát, thất thu nước sạch.
Bộ Xây dựng ban hành TCVN 5576:1991 quy phạm quản lý kỹ thuật
công trinh cấp thoát nước. TCVN 33-2006 quản lý thiết kế công trình cấp
thoát nước; Quy chuẩn QCVN 07:2010/BXD là qui định các yêu cầu kỹ thuật
bắt buộc phải tuân thủ trong đầu tư và xây dựng mới, cải tạo hoặc nâng cấp
các công trình hạ tầng kỹ thuật đô thị. Thông tư số 08/2012/TT-BXD, ngày
21/11/2012 của Bộ Xây dựng hướng dẫn thực hiện bảo đảm cấp nước an toàn
trong lĩnh vực sản xuất, cung cấp nước sạch theo công trình cấp nước tập
trung hoàn chỉnh tại khu vực đô thị và khu công nghiệp.
Bộ Tài chính nghiên cứu ban hành các thông tư hướng dẫn việc thực
hiện quyết toán vốn đầu tư và khung giá cấp nước, quản lý tài sản.
Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành Quyết định 16/2008/QĐBTNMT ngày 31 tháng 12 năm 2008 quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về môi
trường kèm theo QCVN 08: 2008/BTNMT quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về
15
1
5
chất lượng nước mặt; QCVN 09: 2008/BTNMT quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia
về chất lượng nước ngầm; Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về bùn thải từ quá
trình xử lý nước QCVN 50:2013/BTNMT được ban hành theo Thông tư số
32/2013/TT-BTNMT ngày 25 tháng 10 năm 2013.
Bộ Y tế cũng đã ban hành Thông tư số 04/2009/TT-BYT, ngày
17/06/2009 kèm theo Quy chuẩn 01:2009/ BYT: Quy chuẩn này áp dụng đối
với các cơ quan, tổ chức, cá nhân và hộ gia đình khai thác, kinh doanh nước
ăn uống, bao gồm cả các cơ sở cấp nước tập trung dùng cho mục đích sinh
hoạt có công suất từ 1.000 m3/ngày đêm trở lên với 109 chỉ tiêu và Thông tư
số 05/2009/TT-BYT, ngày 17/06/2009 kèm theo Quy chuẩn 02:2009/ BYT
với 14 chỉ tiêu.
1.3. Tổng quan về khu vực nghiên cứu
1.3.1. Giới thiệu điều kiện tự nhiên huyện Bù Đăng, tỉnh Bình Phước.
1.3.1.1. Vị trí địa lý:
Bù Đăng là huyện miền núi thuộc tỉnh Bình Phước, huyện nằm ở vị trí
106 085’ đến 107067’ độ kinh Đông và 11071’ đến 11,97º độ vĩ Bắc. Phía
bắc giáp tỉnh Đắk Nông, phía đông giáp tỉnh Lâm Đồng, phía tây và tây bắc
giáp thị xã Phước Long, huyện Bu Gia Mập; phía nam giáp tỉnh Đồng Nai.
Diện tích tự nhiên 1.501,72km2.
1.3.1.2. Đặc điểm địa hình
Địa bàn huyện có độ dốc dưới 15° và bị chia cắt mạnh. Độ cao trung
bình trong huyện khoảng 350 - 400m so với mặt nước biển.
1.3.1.3. Thổ nhưỡng, tài nguyên thiên nhiên
Địa chất, huyện Bù Đăng tương đối thuần nhất về thành phần đá mẹ tạo
đất, trong đó hầu hết là đá bazan (chiếm 72,14%). Đá bazan trên địa bàn
không chỉ hình thành ra các loại đất có chất lượng cao, thích hợp cho việc
trồng các loại cây công nghiệp có giá trị mà còn là nguồn nguyên liệu xây
dựng quan trọng có tính chịu lực rất cao. Ngoài ra, trên địa bàn huyện còn có
đá phiến sét diện tích 25.000ha (chiếm 16,85%), chúng hình thành ra đất vàng
đỏ, chất lượng đất không cao, tầng đất mỏng, địa hình dốc.
16
1
6
Toàn huyện có 4 hồ chứa nước chủ yếu là hồ Thác Mơ co diện tích trên
địa phận huyện Bù Đăng. Đây là nguồn cung cấp nước sinh hoạt, và sản xuất
nông nghiệp của người dân.
1.3.1.4. Khí hậu
Bên cạnh những đặc trưng của miền nhiệt đới cận xích đạo gió mùa còn
có những nét đặc thù riêng như mưa lớn vào mùa mưa, khô nóng hơn vào
mùa khô và chế độ nhiệt ẩm trong phạm vi huyện có sự phân biệt khá rõ từ
vùng thấp lên vùng cao theo hướng tây nam lên đông bắc, với xu hướng càng
lên cao nhiệt độ càng giảm và lượng mưa càng lớn.
Hình 1.1:Vị trí địa lý huyện Bù Đăng, tỉnh Bình Phước.
1.3.1.5. Giáo dục
Đến nay, huyện đã xây dựng 65 trường học, trong đó có 62 trường công
lập, 3 trường tư thục với 30.843 học sinh. Cụ thể: Cấp học mầm non có 23
trường (trong đó có 3 trường tư thục) với tổng số 6.427 cháu. Bậc tiểu học có
17
1
7
29 trường (trong đó có 2 trường phổ thông cấp I, II) với 16.507 học sinh, bậc
trung học cơ sở có 13 trường với 215 lớp, 7.688 học sinh.
1.3.1.6. Y tế
Hiện nay, ngành y tế huyện đã có 294 cán bộ, công nhân viên chức làm
việc trong các đơn vị, gồm: Phòng Y tế, Trung tâm Y tế, Bệnh viện đa khoa
huyện, Trung tâm Dân số và kế hoạch hóa gia đình. Ngoài ra, còn có 2 phòng
khám đa khoa khu vực và 16 trạm y tế xã, thị trấn để chăm sóc sức khỏe ban
đầu cho nhân dân. Chất lượng cán bộ y tế ngày càng được nâng cao, trong đó
có 12 bác sĩ chuyên khoa cấp I, 28 bác sĩ đa khoa.
1.3.1.7. Văn hóa
Văn hóa Bù Đăng là tổng hợp của nhiều nền văn hóa khác nhau nhiều
dân tộc khác nhau tạo nên một nền văn đa sắc tộc
1.3.1.8. Sản xuất nông nghiệp:
Hiện tổng diện tích cây lâu năm khoảng 100.703,7 ha, diện tích cây
trồng hàng năm khoảng 7.115,4 ha. Cây Điều là cây chủ lực chiếm 58% diện
tích cây lâu năm, năng suất bình quân đạt 13,82 tạ/ha, cây Cao su là cây chủ
lực sau cây Điều chiếm 31% diện tích cây lâu năm toàn huyện, năng suất bình
quân đạt 19 tạ/ha; tiếp đến là các loại cây Hồ Tiêu và Cà Phê với năng suất
tương ứng là 27 tạ/ha, và 25 tạ/ha.
1.3.1.9. Sản xuất công nghiệp:
Với điều kiện tự nhiên không thuận lợi, tài nguyên khan hiếm như huyện
Bù Đăng hiện nay rất khó để phát triển công nghiệp như các huyện khác trong
tỉnh. Vì vậy, giá trị công nghiệp đến thời điểm hiện tại còn thấp, một số sản
phẩm có giá trị công nghiệp như: đá xây dựng các loại, hạt Điều nhân, tinh
bột Mì và một số sản phẩm công nghiệp khác. Hiện các doanh nghiệp đang
bước đầu xây dựng và đi vào sản xuất kinh doanh.
1.3.1.10. Phát triển nông – lâm nghiệp:
Tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm ngành nông nghiệp trên địa bàn
huyện Bù Đăng là 6,88%, trong đó trồng trọt 6,87%/năm, chăn nuôi
9,86%/năm. Theo kế hoạch của huyện đề ra phấn đấu xây dựng nền nông