Tải bản đầy đủ (.docx) (115 trang)

Năng lực công chức văn phòng – thống kê các xã miền núi trên địa bàn tỉnh vĩnh phúc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (438.45 KB, 115 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
------------/------------

BỘ NỘI VỤ
----/----

HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA

NGUYỄN THỊ KHANH

NĂNG LỰC CÔNG CHỨC VĂN PHÒNG - THỐNG KÊ

CÁC XÃ MIỀN NÚI TỈNH VĨNH PHÚC

LUẬN VĂN THẠC SỸ QUẢN LÝ CÔNG
Chuyên ngành: Quản lý công
Mã số: 60 34 04 03

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. HÀ QUANG NGỌC

HÀ NỘI - 2016


LỜI CAM ĐOAN
Tác giả xin cam đoan những nội dung nghiên cứu trình bày trong luận
văn thạc sĩ quản lý công, đề tài “Năng lực công chức Văn phòng - thống kê
các xã miền núi tỉnh Vĩnh Phúc” là kết quả nghiên cứu khoa học của bản thân,
nếu có gì sai học viên xin hoàn toàn chịu trách nhiệm.
Tác giả

Nguyễn Thị Khanh




LỜI CẢM ƠN
Tôi xin bày tỏ lòng trân trọng biết ơn đối với lãnh đạo Học viện Hành
chính Quốc gia, các Khoa, Phòng ban trong Học viện, Quý thầy, cô giáo giảng
dạy tại Học viện Hành chính Quốc gia.
Đặc biệt trân trọng cảm ơn thầy TS. Hà Quang Ngọc đã tận tình giúp
đỡ, hướng dẫn tôi trong suốt quá trình hoàn thành đề tài.
Xin cảm ơn các bạn bè đồng nghiệp cùng công tác với tôi ở Văn phòng
UBND tỉnh Vĩnh Phúc, Sở Nội vụ và Cục Thống kê tỉnh Vĩnh Phúc đã tận
tình hướng dẫn, cung cấp nhiều tư liệu giúp tôi hoàn thành tốt luận văn này.
Do thời gian và điều kiện nghiên cứu của học viên có hạn, chắc chắn
không thể tránh khỏi những tồn tại, thiếu sót. Kính mong các thầy giáo, cô
giáo có những đóng góp để học viên hoàn thiện nội dung đã nghiên cứu.
Xin chân thành cảm ơn./.
Tác giả

Nguyễn Thị Khanh


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU.......................................................................................................... 1
Chƣơng 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NĂNG LỰC CÔNG CHỨC VĂN PHÒNG

– THỐNG KÊ CẤP XÃ...................................................................................8
1.1. Công chức cấp xã và công chức Văn phòng – thống kê cấp xã............8
1.1.1. Công chức, công chức cấp xã và công chức Văn phòng – thống kê
cấp xã................................................................................................................8
1.1.2. Tiêu chuẩn công chức Văn phòng – thống kê cấp xã........................ 10
1.1.3. Nhiệm vụ, quyền hạn của công chức Văn phòng – thống kê cấp xã. 12

1.1.4. Đặc trưng của công chức Văn phòng – thống kê các xã ở miền núi. 14
1.2. Năng lực công chức Văn phòng – thống kê cấp xã..............................16
1.2.1. Khái niệm năng lực..............................................................................16
1.2.2. Năng lực công chức............................................................................. 18
1.2.3. Năng lực công chức Văn phòng – thống kê........................................19
1.2.4. Những dấu hiệu biểu hiện của năng lực............................................ 22
1.3. Yếu tố chủ quan quyết định năng lực Công chức Văn phòng – thống kê 23

1.3.1. Kiến thức...............................................................................................24
1.3.2. Kỹ xảo, kỹ năng.................................................................................... 24
1.3.3. Thái độ chủ thể.....................................................................................25
1.4. Các yếu tố khách quan ảnh hƣởng tới năng lực công chức Văn phòng
– thống kê cấp xã...........................................................................................25
1.4.1. Công tác đào tạo, bồi dưỡng................................................................ 26
1.4.2. Chế độ chính sách đối với công chức Văn phòng – thống kê cấp xã 27
1.4.3. Yếu tố sử dụng, quản lý công chức......................................................27
1.4.4. Yếu tố điều kiện và môi trường hoạt động..........................................28
1.4.5. Sự tác động qua lại của các cơ quan chuyên môn ngành dọc...........29


TIỂU KẾT CHƢƠNG 1.............................................................................. 30
Chƣơng 2 THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CÔNG CHỨC VĂN PHÒNG –
THỐNG KÊ CÁC XÃ MIỀN NÚI THUỘC TỈNH VĨNH PHÚC............31
2.1. Tổng quan một số nét căn bản về đặc điểm tình hình kinh tế - xã hội
các xã miền núi và ảnh hƣởng đến năng lực công chức Văn phòng –
thống kê các xã miền núi tỉnh Vĩnh Phúc................................................... 31
2.1.1. Đặc điểm tự nhiên, dân cư, kinh tế - xã hội........................................31
2.1.2. Ảnh hưởng của đặc điểm tự nhiên, dân cư, kinh tế - xã hội đến năng
lực công chức Văn phòng – thống kê các xã miền núi tỉnh Vĩnh Phúc......34
2.2. Tình hình công chức Văn phòng – thống kê các xã miền núi tỉnh

Vĩnh Phúc.......................................................................................................35
2.2.1. Trình độ chung..................................................................................... 35
2.2.2. Nhận xét chung về số, chất lượng công chức Văn phòng – thống kê các

xã miền núi tỉnh Vĩnh Phúc...........................................................................38
2.3. Thực trạng năng lực của công chức Văn phòng – thống kê các xã
miền núi hiện nay của Vĩnh Phúc................................................................39
2.3.1. Nhóm năng lực thuộc hoạt động văn phòng.......................................40
2.3.2. Nhóm năng lực thuộc hoạt động thống kê..........................................49
2.4. Nhận xét chung về công chức Văn phòng – thống kê các xã miền núi
Vĩnh Phúc.......................................................................................................51
2.4.1. Điểm mạnh........................................................................................... 51
2.4.2. Điểm hạn chế........................................................................................54
2.4.3. Nguyên nhân của mặt mạnh và hạn chế về năng lực của công chức
Văn phòng – thống kê các xã miền núi.........................................................56
TIỂU KẾT CHƢƠNG 2.............................................................................. 60


Chƣơng 3 QUAN ĐIỂM, PHƢỚNG HƢỚNG GIẢI PHÁP NÂNG CAO
NĂNG LỰC CÔNG CHỨC VĂN PHÒNG – THỐNG KÊ CÁC XÃ MIỀN

NÚI TỈNH VĨNH PHÚC...............................................................................61
3.1. Quan điểm, phƣơng hƣớng nâng cao năng lực công chức Văn phòng
– thống kê các xã miền núi tỉnh Vĩnh Phúc................................................ 61
3.1.1. Quan điểm nâng cao năng lực công chức Văn phòng – thống kê các xã

miền núi tỉnh Vĩnh Phúc................................................................................63
3.1.2. Phương hướng của tỉnh về nâng cao năng lực công chức Văn phòng –

thống kê...........................................................................................................61

3.2. Giải pháp nâng cao năng lực cho công chức Văn phòng – thống kê
các xã miền núi tỉnh Vĩnh Phúc................................................................... 66
3.2.1. Đào tạo, bồi dưỡng công chức theo từng giai đoạn cụ thể................66
3.2.2. Đổi mới trong công tác đánh giá, nhận xét công chức......................70
3.2.3. Hoàn thiện chính sách đối với công chức Văn phòng – thống kê các xã

miền núi tỉnh Vĩnh Phúc................................................................................73
3.2.4. Chú trọng công tác tuyển dụng, sử dụng và bố trí nguồn nhân lực kế
cận thay thế những công chức Văn phòng – thống kê đã đến tuổi về hưu. 75
3.2.5. Nâng cao hơn nữa vai trò của UBND và Chủ tịch UBND xã...........77
3.2.6. Đảm bảo điều kiện thuận lợi và môi trường làm việc cho công chức Văn

phòng – thống kê các xã miền núi.................................................................78
TIỂU KẾT CHƢƠNG 3.............................................................................. 80
KẾT LUẬN.................................................................................................... 81
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.....................................................84


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT


DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU, HÌNH VẼ, BIỂU ĐỒ
Hình 1.1. Sơ đồ những yếu tố chủ quan quyết định năng lực công chức Văn
phòng – thống kê.............................................................................................23
Bảng 2.1. Tổng hợp số lượng, chất lượng công chức Văn phòng – thống kê
các xã miền núi tỉnh Vĩnh Phúc tính đến tháng 6 năm 2015...........................37
Biểu đồ 2.1. Biểu đánh giá năng lực xây dựng kế hoạch, chương trình làm
việc..................................................................................................................41
Biểu 2.2. Biểu đánh giá năng lực theo dõi tình hình, nắm kết quả tham mưu
cho lãnh đạo HĐND, UBND.......................................................................... 43

Biểu 2.3. Biểu đánh giá năng lực giúp HĐND, UBND về công tác nghiệp vụ
thi đua, khen thưởng; bầu cử và tiến hành hội nghị........................................46
Biểu đồ 2.4. Biểu đánh giá năng lực giải quyết giấy tờ, đơn, thư khiếu nại tố
cáo, công tác quản lý giấy tờ, công văn.......................................................... 49
Biểu 2.5. Biểu đánh giá năng lực công chức Văn phòng - thống kê trong công
tác thống kê..................................................................................................... 51


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Cùng với quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, mở rộng
giao lưu với các nước trên thế giới thì vấn đề năng lực của công chức nói
chung và công chức cấp xã nói riêng, đặc biệt là công chức ở các xã miền núi
đang rất được Đảng và Nhà nước ta quan tâm. Nghị quyết Trung ương 5 khóa
IX đã nhấn mạnh vai trò quan trọng của hệ thống chính trị và đội ngũ cán bộ,
công chức cấp xã đối với sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa phát triển
đất nước. Đầu tư xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức có phẩm chất, đạo đức
và năng lực ngang tầm sự nghiệp đổi mới có ý nghĩa hết sức quan trọng. Đại
hội Đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng khẳng định: “Cán bộ phải là người
có phẩm chất chính trị tốt, tuyệt đối trung thành với Tổ quốc, với Đảng, hết
lòng phấn đấu vì lợi ích của nhân dân, của dân tộc; có bản lĩnh chính trị vững
vàng, không dao động trước những khó khăn, thử thách; có năng lực hoàn
thành nhiệm vụ được giao, có nhân cách và lối sống mẫu mực, trong sáng; có
ý thức tổ chức kỷ luật cao, tôn trọng tập thể, gắn bó với nhân dân” [10, tr136].
Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng nhấn mạnh cần phải “xây
dựng đội ngũ cán bộ, công chức trong sạch, có năng lực đáp ứng yêu cầu
trong tình hình mới” [11, tr252]. Nghị quyết Đại hội XII tiếp tục khẳng định:
“Tập trung xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức có phẩm chất đạo đức, năng
lực công tác, tinh thần trách nhiệm và tính chuyên nghiệp cao”.“Nâng cao
chất lượng giáo dục - đào tạo, chất lượng nguồn nhân lực và chăm lo xây

dựng đội ngũ cán bộ người dân tộc thiểu số, người tiêu biểu có uy tín trong
cộng đồng các dân tộc.”
Chính quyền cơ sở trực tiếp thực hiện các nhiệm vụ cụ thể của hoạt
động quản lý nhà nước trên tất cả các mặt ở địa phương, đảm bảo cho chủ

1


trương, đường lối, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước đi vào cuộc
sống. Tuy nhiên, chính quyền cơ sở không thể hoàn thành nhiệm vụ của mình
một cách hiệu lực và hiệu quả nếu thiếu một đội ngũ cán bộ, công chức cấp cơ
sở có đủ trình độ, năng lực để đảm nhận công việc được giao. Song có một
thực tế khách quan là chất lượng của đội ngũ cán bộ, công chức cấp cơ sở, đặc
biệt là cán bộ, công chức xã, thị trấn ở các vùng nông thôn và miền núi tương
đối thấp, không tương xứng với vị trí, vai trò của họ. Vì vậy Đại hội đại biểu
toàn quốc lần thứ XII của Đảng xác định phải “Đổi mới kiện toàn tổ chức bộ
máy phải gắn với hoàn thiện chức năng, nhiệm vụ, nâng cao chất lượng đội
ngũ cán bộ, công chức...”,[12, tr203]. Tỉnh Vĩnh Phúc hiện nay có 137 xã,
phường, thị trấn trong đó có 37 xã miền núi. Trong những năm qua, công tác
cải cách hành chính của tỉnh Vĩnh phúc đã được Tỉnh ủy, HĐND và UBND
tỉnh quan tâm chỉ đạo thực hiện, bám sát Nghị quyết 30c/NQ-CP của Chính
phủ về Chương trình tổng thể cải cách hành chính Nhà nước giai đoạn 2011–
2020. Cùng với đó vấn đề năng lực công chức cấp xã nói chung và công chức
Văn phòng – thống kê nói riêng đã có sự chuyển biến tích cực.
Mặc dù công chức của tỉnh nói chung và công chức Văn phòng – thống
kê các xã nói riêng có nhiều tiến bộ về năng lực thực thi công vụ góp phần
vào sự đổi mới của nền hành chính Nhà nước trong phạm vi toàn tỉnh song
trong những năm gần đây qua thực tiễn công việc, năng lực của công chức
Văn phòng – thống kê ở các xã miền núi vẫn bộc lộ nhiều hạn chế. Đúng như
tình trạng chung mà Đại hội XII đánh giá: “Năng lực, phẩm chất, ý thức kỷ

luật của một bộ phận cán bộ, công chức, viên chức chưa đáp ứng yêu cầu”
[12, tr260]. Trước tình hình đó Đại hội XII của Đảng xác định một trong sáu
nhiệm vụ trọng tâm của nhiệm kỳ này là “Phát huy nhân tố con người trong
mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, tập trung xây dựng con người về đạo đức,
nhân cách, lối sống, trí tuệ và năng lực làm việc; xây dựng môi trường văn
2


hóa lành mạnh”…[12, tr219].
Thêm vào đó trong xu thế khoa học và công nghệ phát triển mạnh mẽ
như hiện nay, đây là điều kiện thuận lợi để chúng ta đẩy mạnh công cuộc cải
cách hành chính từ trung ương đến địa phương. Công chức Văn phòng –
thống kê là một mắt xích quan trọng trong công cuộc cải cách hành chính ở
cấp xã. Nhưng mắt xích này chưa được quan tâm đúng mức. Công chức Văn
phòng – thống kê chưa được chuẩn hóa, hoàn thiện một cách phù hợp với tình
hình mới sẽ rất khó đáp ứng dược yêu cầu của công tác chỉ đạo, điều hành của
lãnh đạo chính quyền các cấp trong giai đoạn hiện nay. Do đó cần xây dựng
công chức Văn phòng – thống kê các xã miền núi tỉnh Vĩnh Phúc đảm bảo
“chất và lượng” góp phần tăng cường hiệu lực, hiệu quả hoạt động của chính
quyền cấp xã trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc.
Từ những lý do đó tôi đã chọn đề tài “Năng lực công chức Văn phòng –
thống kê các xã miền núi trên địa bàn tỉnh Vĩnh phúc” nhằm nghiên cứu thực
trạng cũng như tìm ra giải pháp góp phần nâng cao năng lực của đội ngũ này.
2. Tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài
Cho đến nay, đã có nhiều công trình, đề tài nghiên cứu, luận án, luận
văn đề cập đến vấn đề về xây dựng đội ngũ CB, CC và nâng cao năng lực,
chất lượng công chức ở nước ta như:
Nguyễn Hồng Tín, Võ Thị Thanh Lộc, Nguyễn Quang Tuyến, Võ Kim
Thoa và Võ Thành Danh về đánh giá thực trạng năng lực cán bộ, công chức
thành phố Cần Thơ.[24].

Bài viết trình bày kết quả đánh giá năng lực CB, CC bao gồm khả năng
đáp ứng yêu cầu công việc, đòi hỏi của tổ chức. Đưa ra các nguyên nhân, hạn
chế, động lực làm việc, việc phát huy năng lực của CB, CC như chế độ đãi
ngộ, bố trí công việc, áp lực công việc, cơ hội thăng tiến cũng như môi trường
làm việc. Kết quả nghiên cứu góp phần xác định nhu cầu và xây dựng chương
3


trình, nội dung đào tạo nhằm nâng cao năng lực xây dựng nguồn nhân lực
thành phố Cần Thơ chất lượng và vững mạnh
Tác giả Trần Anh Tuấn: “Những khó khăn, thách thức và kiến nghị”,
Tạp chí quản lý Nhà nước, T5/2016.
Tác giả Vũ Thúy Hiền: “Xác định năng lực của công chức cấp xã trong
thực thi công vụ”, Tạp chí tổ chức Nhà nước (2016). Bài viết bàn đến năng
lực công chức cấp xã, đưa ra được đặc điểm của công chức cấp xã và những
yêu cầu cần có về năng lực của công chức cấp xã bao gồm năng lực chung và
năng lực riêng của công chức nhằm góp phần xây dựng bộ máy hành chính
Nhà nước ở cơ sở trong sạch, vững mạnh, hiện đại, hoạt động có hiệu lực,
hiệu quả.
Trường Nội Vụ “Hoàn thiện tiêu chí đánh giá công chức cấp xã”. Đề tài
đã đưa ra các giải pháp hoàn thiện tiêu chí và phương pháp đánh giá công
chức cấp xã, góp phần xây dựng đội ngũ công chức cấp xã trong sạch, vững
mạnh.
Luận văn Thạc sĩ của Kiều Đặng Duy Tùng: “Năng lực quản lý của cán
bộ ủy ban nhân dân cấp xã thuộc huyện Yên Lạc tỉnh Vĩnh phúc”,2014 đã hệ
thống hóa các lý luận, lý thuyết về cán bộ chính quyền cấp xã, lý thuyết về
năng lực quản lý của cán bộ chính quyền cấp xã. Đưa ra được các ưu điểm,
hạn chế về năng lực quản lý của đội ngũ chủ tịch, Phó chủ tịch UBND cấp xã
tại huyện Yên Lạc tỉnh Vĩnh Phúc. Song chưa đề cập đến năng lực đội ngũ
công chức cấp xã.

Luận văn Thạc sĩ Lý Thị Kim Bình: “Nâng cao năng lực thực thi công
vụ của cán bộ, công chức cấp xã tỉnh Tuyên Quang”, 2011 đã đưa ra ưu điểm,
hạn chế của cán bộ, công chức cấp xã ở địa phương, đồng thời đưa ra một số
giải pháp nâng cao năng lực thực thi công vụ của công chức cấp xã.
Trong điều kiện cải cách hành chính mạnh mẽ như hiện nay vấn đề
4


năng lực của cán bộ công chức đang được đặt lên hàng đầu. Nhìn chung các
công trình nghiên cứu trên đây đã mở ra nhiều hướng nghiên cứu khá phong
phú về cải cách hành chính và yêu cầu nâng cao năng lực của đội ngũ cán bộ,
công chức cấp xã nhưng đến nay chưa có đề tài nào nghiên cứu về năng lực
công chức Văn phòng – thống kê các xã miền núi trên địa bàn tỉnh Vĩnh phúc
Xuất phát từ tình hình đó tôi đã chọn nghiên cứu đề tài:“Năng lực công
chức văn phòng – thống kê các xã miền núi tỉnh Vĩnh phúc ”.
3.

Mục đích và nhiệm vụ của luận văn

3.1. Mục đích nghiên cứu
Làm rõ những vấn đề lý luận về năng lực công chức và thực trạng năng
lực công chức Văn phòng – thống kê các xã miền núi tỉnh Vĩnh Phúc. Qua đó
đề xuất những giải pháp nhằm nâng cao năng lực công chức Văn phòng –
thống kê các xã miền núi tỉnh Vĩnh phúc để đáp ứng yêu cầu phát triển và hội
nhập hiện nay.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
-

Nghiên cứu lý luận năng lực công chức nói chung, năng lực công


chức Văn phòng – thống kê nói riêng.
Phân tích thực trạng vấn đề năng lực công chức Văn phòng –
thống kê


các xã miền núi tỉnh Vĩnh Phúc.
Đề xuất những giải pháp nhằm nâng cao năng lực công chức
Văn

phòng – thống kê các xã miền núi tỉnh Vĩnh phúc.
4.

Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của luận văn

4.1. Đối tượng nghiên cứu, khách thể nghiên cứu
-

Đối tượng nghiên cứu: Năng lực của công chức Văn phòng - thống kê

các xã miền núi tỉnh Vĩnh Phúc.
-

Khách thể nghiên cứu: công chức Văn phòng – thống kê các xã miền

núi tỉnh Vĩnh phúc.


5



4.2. Phạm vi nghiên cứu của luận văn
-

Về thời gian: nghiên cứu thực trạng công chức Văn phòng – thống kê

các xã miền núi tỉnh Vĩnh phúc giai đoạn 2013 – 2015. Do giai đoạn này
Quyết định 447/QĐ-UBDT ngày 19/9/2013 của Bộ trưởng, chủ nhiệm Ủy ban
dân tộc được ban hành và có hiệu lực, đã xác định tỉnh Vĩnh Phúc có 37/137
xã là xã miền núi.
-

Về không gian: Luận văn nghiên cứu công chức Văn phòng – thống

kê 37 xã miền núi tỉnh Vĩnh Phúc.
5.

Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu của luận văn

5.1. Phương pháp luận
Vận dụng phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và duy
vật lịch sử.
Dựa vào hệ thống tri thức, kinh nghiệm thực tiễn về nâng cao năng lực
và kiện toàn chất lượng của đội ngũ cán bộ, công chức.
5.2. Phương pháp nghiên cứu của luận văn
-

Đề tài sử dụng các phương pháp phân tích, tổng hợp: Trên cơ sở các

tài liệu, thông tin và dữ liệu thu thập được, nghiên cứu sinh sẽ phân tích, đánh
giá, xem xét trên các khía cạnh khoa học quản lý. Qua đó tổng hợp lại để có

những kết luận, những đề xuất mang tính khoa học, phù hợp với lý luận và
thực tiễn việc nâng cao năng lực công chức.
-

Phương pháp quan sát, mạn đàm; thu thập số liệu, thông tin thông qua

hệ thống các văn bản, báo cáo tổng kết và phương pháp chuyên gia.
-

Phương pháp điều tra xã hội học:

Thu thập số liệu bằng bảng hỏi: Dự kiến xây dựng 172 phiếu hỏi, với 2
mẫu phiếu gồm một số câu hỏi với nội dung xoay quanh chủ đề nghiên của
luận văn (có phụ lục kèm theo). Trong đó:
Mẫu phiếu 1: Điều tra dành cho Chủ tịch, Phó chủ tịch HĐND, UBND
6


các xã miền núi tỉnh Vĩnh phúc: 103 người.
Mẫu phiếu 2: Dành cho công chức Văn phòng – thống kê các xã miền
núi tỉnh Vĩnh phúc: 69 người.
Sau khi thu được kết quả chúng tôi quy thành 02 nhóm: Nhóm năng lực
thuộc hoạt động văn phòng và nhóm năng lực thuộc hoạt động thống kê để
phân tích, đánh giá.
6.
-

Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài
Ý nghĩa lý luận: Luận văn góp phần làm rõ những vấn đề về lý luận


năng lực công chức Văn phòng – thống kê cấp xã.
-

Ý nghĩa thực tiễn: Luận văn góp phần làm rõ thực trạng năng lực công

chức Văn phòng – thống kê các xã miền núi, chỉ ra những ưu, nhược điểm giúp
khắc phục và phát huy, từ đó đề xuất những biện pháp có cơ sở khoa học để làm
cơ sở vận dụng xây dựng đội ngũ công chức Văn phòng – thống kê cấp xã.

7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, luận văn
gồm 03 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về năng lực của công chức Văn phòng thống
kê cấp xã
Chương 2: Thực trạng năng lực công chức Văn phòng – thống kê các
xã miền núi thuộc tỉnh Vĩnh phúc
Chương 3: Quan điểm, phương hướng, giải pháp nâng cao năng lực
công chức Văn phòng – thống kê các xã miền núi tỉnh Vĩnh phúc

7


Chƣơng 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ
NĂNG LỰC CÔNG CHỨC VĂN PHÒNG – THỐNG KÊ CẤP XÃ
1.1. Công chức cấp xã và công chức Văn phòng – thống kê cấp xã
1.1.1. Công chức, công chức cấp xã và công chức Văn phòng – thống kê
cấp xã
“Công chức” là một cụm từ thường được nhắc tới trong bộ máy hành
chính ở các cấp từ trung ương đến cơ sở, đó là mắt khâu không thể thiếu được

trong bộ máy của nền hành chính quốc gia, nó gắn liền với sự hình thành phát
triển của Nhà nước và không ngừng được hoàn thiện, bổ sung qua các thời kỳ
khác nhau.
Trong nền hành chính nước ta công chức luôn được Đảng, Nhà nước quan
tâm trong suốt quá trình xây dựng và phát triển đất nước. Lần đầu tiên trong Sắc
lệnh số 76/SL ngày 20/5/1950 của Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hòa
ban hành tại Điều 1, ghi rõ: “Công dân Việt Nam được chính quyền nhân dân
tuyển để giữ một chức vụ thường xuyên trong cơ quan Chính Phủ, ở trong hay ở
nước ngoài, đều là công chức theo quy chế này, trừ trường hợp riêng biệt do
Chính Phủ qui định”. Đến năm 1991 trong Nghị định số 169/HĐBT ngày
25/5/1991; tại Điều 1 tiếp tục xác định rõ công chức là: “Công dân Việt Nam
được tuyển dụng và bổ nhiệm giữ một công vụ thường xuyên trong một công sở
của Nhà nước, ở trung ương hay địa phương, ở trong nước hay ngoài nước đã
được xếp vào một ngạch, hưởng lương do ngân sách Nhà nước cấp”. Trên cơ sở
Nghị định này đến năm 1998 Pháp lệnh công chức được ban hành và sửa đổi bổ
sung một số điểm và tiếp đến các năm 2000, 2003 tại Nghị định số
117/2003/NĐ-CP ngày 10/10/2003 và Nghị định số 09/2007/NĐ-CP ngày
15/01/2007 của Chính Phủ một lần nữa khẳng định rõ “Công chức là công

8


dânViệt nam, trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách Nhà nước được qui
định tại điểm b, c, e và h. Nội dung Pháp lệnh công chức tại Khoản 1 điều 1
được cụ thể hóa như sau: “Những người được tuyển dụng, bổ nhiệm hoặc được
giao nhiệm vụ thường xuyên làm việc trong tổ chức chính trị - xã hội ở trung
ương, cấp tỉnh, cấp huyện; Những người được tuyển, bổ nhiệm vào một ngạch
công chức hoặc được giao giữ một công vụ thường xuyên trong các cơ quan Nhà
nước ở trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện, những người được tuyển dụng, bổ
nhiệm hoặc được giao nhiệm vụ thường xuyên làm việc trong các cơ quan, đơn

vị thuộc quân đội nhân dân…., công an nhân dân mà không phải là sĩ quan, hạ sĩ

quan, quân nhân chuyên nghiệp; những người được tuyển dụng, giao giữ chức
danh chuyên môn, nhiệm vụ thuộc UBND cấp xã”
Luật cán bộ, công chức năm 2008 ra đời và có hiệu lực từ ngày
01/01/2010 đã có bước bổ sung, đổi mới khá rõ ràng. Đến đây khái niệm công
chức ngày càng được rõ hơn.
Tại điều 4, Luật cán bộ, công chức năm 2008 qui định: “Công chức là
công dân Việt Nam, được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ, chức
danh trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị
- xã hội ở trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện; trong cơ quan, đơn vị thuộc quân
đội nhân dân mà không phải là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân
quốc phòng; trong cơ quan, đơn vị thuộc công an nhân dân mà không phải là
sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp và trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn
vị sự nghiệp công lập của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính
trị - xã hội (sau đây gọi chung là đơn vị sự nghiệp công lập), trong biên chế và
hưởng lương từ ngân sách nhà nước; đối với công chức trong bộ máy lãnh
đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập thì lương được bảo đảm từ quỹ
lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật”.
Tương tự như vậy có thể rút ra khái niệm “Công chức cấp xã là công
9


dân Việt Nam được tuyển dụng giữ một chức danh chuyên môn, nghiệp vụ
thuộc Ủy ban nhân dân cấp xã, trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách
nhà nước” [20].
Về chức danh chuyên môn, nghiệp vụ thuộc UBND xã cũng được xác
định tại điểm 2 Điều 3 Chương II Nghị định số 92/2009/NĐ-CP ngày 22/10/2009
của Chính Phủ qui định gồm: “Trưởng Công an; Chỉ huy trưởng quân sự; Văn
phòng – thống kê; Địa chính-xây dựng – đô thị và môi trường (đối với phường,

thị trấn ) hoặc Địa chính – nông nghiệp, xây dựng và môi trường (đối với xã);
Tài chính – kế toán; Tư pháp – hộ tịch; Văn hóa – xã hội”.

Như vậy công chức Văn phòng – thống kê là những người nằm trong
bộ máy quản lý hành chính đó và là một trong các chức danh chuyên môn,
nghiệp vụ thuộc UBND cấp xã trực tiếp quản lý.
1.1.2. Tiêu chuẩn công chức Văn phòng – thống kê cấp xã
Đã là công dân Việt nam khi được tuyển chọn vào công chức đều phải
có đủ các điều kiện, tiêu chuẩn theo qui định chung của Chính Phủ. Đó là
những yêu cầu tất yếu để đảm bảo cho công chức đó đáp ứng với công viên
chuyên môn được phân công. Tiêu chuẩn công chức bao gồm tiêu chuẩn
chung và tiêu chuẩn riêng.
* Tiêu chuẩn chung đối với công chức cấp xã
Theo Nghị định số 112/2011/NĐ-CP ngày 05/12/2011 của Chính Phủ,
thuộc Chương II (tại khoản 1, điều 3 quy định tiêu chuẩn chung của công
chức xã phường, thị trấn) như sau:
-

Đối với công chức Văn phòng - thống kê, Địa chính - xây dựng - đô

thị và môi trường (đối với phường, thị trấn) hoặc Địa chính - nông nghiệp,
xây dựng và môi trường (đối với xã), Tài chính - kế toán, Tư pháp - hộ tịch,
Văn hóa - xã hội:
+

Hiểu biết về lý luận chính trị, nắm vững quan điểm chủ trương,
10


đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước.

+

Có năng lực tổ chức vận động nhân dân ở địa phương thực hiện có hiệu

quả chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước.

+

Có trình độ văn hóa và trình độ chuyên môn, nghiệp vụ phù hợp yêu

cầu nhiệm vụ, vị trí việc làm, có đủ năng lực và sức khỏe để hoàn thành
nhiệm vụ được giao.
+

Am hiểu và tôn trọng phong tục, tập quán của cộng đồng dân cư trên

địa bàn công tác.
*

Tiêu chuẩn cụ thể đối với công chức cấp xã, công chức Văn phòng –

thống kê cấp xã.
Tại khoản 1, điều 2, mục 1 Chương 1; Thông tư số: 06/2012/TT-BNV
ngày 30/10/2012 của Bộ Nội vụ quy định về tiêu chuẩn cụ thể của công chức
xã, phường, thị trấn như sau:

+

+


Độ tuổi từ 18 trở lên

+

Trình độ văn hóa tốt nghiệp phổ thông

Trình độ chuyên môn: Tốt nghiệp trung cấp chuyên nghiệp trở lên

của ngành đào tạo phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ của chức danh công chức
được đảm nhiệm.
+
Trình độ tin học: Có chứng chỉ tin học văn phòng trình độ A trở
lên.
+

Tiếng dân tộc thiểu số: ở địa bàn công tác phải sử dụng tiếng dân tộc

thiểu số trong hoạt động công vụ phải hiểu biết thành thạo tiếng dân tộc thiểu
số phù hợp với địa bàn công tác đó nếu khi tuyển dụng chưa biết tiếng dân tộc
thiểu số thì sau khi tuyển dụng phải hoàn thành lớp học tiếng dân tộc thiểu số
phù hợp với địa bàn công tác được phân công.
+

Sau khi được tuyển dụng phải hoàn thành lớp đào tạo, bồi dưỡng

quản lý hành chính Nhà nước và lớp đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị theo
chương trình đối với chức danh công chức cấp xã đảm nhiệm.
11



Ngoài các tiêu chí trên, người dự tuyển phải đạt tiêu chuẩn cụ thể tương
ứng với chức danh công tác.
Quy định cụ thể với công chức Văn phòng - thống kê như sau:
+
+

Độ tuổi không quá 35 khi tuyển dụng lần đầu

Học vấn tốt nghiệp trung học phổ thông với khu vực đồng bằng và đô

thị, tốt nghiệp trung học cơ sở trở lên với khu vực miền núi.
+

Lý luận chính trị: Sau khi được tuyển dụng phải được bồi dưỡng lý

luận chính trị tương đương trình độ sơ cấp trở lên
+

Chuyên môn nghiệp vụ: Ở khu vực đồng bằng có trình độ trung cấp

văn thư, lưu trữ hoặc trung cấp hành chính, trung cấp luật trở lên. Với công
chức đang công tác ở khu vực miền núi hiện nay, tối thiểu được bồi dưỡng
kiến thức chuyên môn về một trong các ngành chuyên môn trên, nếu mới
được tuyển dụng lần đầu phải có trình độ trung cấp của một trong ba ngành
chuyên môn trên. Sau khi được tuyển dụng phải qua bồi dưỡng quản lý hành
chính Nhà nước (nếu chưa qua trong bồi dưỡng cấp hành chính) ở khu vực
đồng bằng và đô thị phải sử dụng được kỹ thuật tin học phục vụ công tác
chuyên môn.
1.1.3. Nhiệm vụ, quyền hạn của công chức Văn phòng – thống kê cấp xã
Công chức Văn phòng – thống kê tham mưu giúp UBND cấp xã tổ

chức thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định. Công chức Văn phòng
– thống kê có nhiệm vụ bao trùm nhiều lĩnh vực khác nhau trong hoạt động
quản lý Nhà nước cấp xã, với hai công tác chủ đạo là công tác “văn phòng” và
công tác “thống kê”.
Theo quy định của pháp luật hiện hành và thực tiễn công tác văn phòng
– thống kê ở các xã hiện nay, công chức Văn phòng – thống kê cấp xã có các
nhiệm vụ, quyền hạn chủ yếu sau:
+
Giúp UBND cấp xã xây dựng chương trình công tác, lịch làm
việc và
12


theo dõi thực hiện chương trình, lịch làm việc đó; tổng hợp báo cáo tình hình
kinh tế - xã hội, tham mưu giúp UBND trong việc chỉ đạo thực hiện.
Công chức Văn phòng – thống kê giúp UBND cấp xã tổ chức công tác
thông tin và xử lý thông tin; phản ánh thường xuyên, kịp thời, chính xác tình
hình các mặt công tác của địa phương. Công tác thông tin phải phục vụ đắc
lực cho sự quản lý, chỉ đạo của UBND cấp xã và việc giám sát của HĐND.
Công tác bảo đảm thông tin của văn phòng tập trung vào các nội dung chủ
yếu như: Tổng hợp tình hình thực hiện kế hoạch kinh tế - xã hội, an ninh quốc
phòng, tình hình mọi mặt biến động của địa phương. Trên cơ sở quản lý thông
tin, công chức Văn phòng – thống kê làm báo cáo tổng hợp kinh tế - xã hội
của địa phương trình lãnh đạo UBND ký, ban hành.
+

Giúp UBND xã dự thảo và trình cấp có thẩm quyền, làm báo cáo gửi

lên cấp trên. Căn cứ yêu cầu, nhiệm vụ công chức Văn phòng – thống kê của
UBND xã chủ động xây dựng chương trình, trình Chủ tịch UBND ký, ban

hành. Sau khi chương trình công tác được ban hành, văn phòng có trách
nhiệm giúp Chủ tịch UBND xã tổ chức thực hiện.
Ngoài chương trình công tác nhiệm kỳ, tháng, quý, năm, văn phòng còn
có trách nhiệm xây dựng lịch công tác tuần của Ủy ban, tổ chức cuộc họp giao
ban hàng tuần của Chủ tịch và Phó chủ tịch Ủy ban,
+

Giúp HĐND tổ chức kỳ họp, giúp UBND tổ chức tiếp dân, tiếp

khách, nhận đơn khiếu nại của nhân dân chuyển đến HĐND và UBND hoặc
lên cấp trên có thẩm quyền giải quyết.
+

Quản lý công văn, sổ sách, giấy tờ, quản lý việc lập hồ sơ lưu trữ,

biểu báo cáo thống kê; theo dõi biến động số lượng, chất lượng cán bộ, công
chức cấp xã.
Công tác văn thư lưu trữ của UBND cấp xã bao gồm: quản lý và giải
quyết văn bản đi; quản lý và giải quyết văn bản đến; quản lý và sử dụng con
13


dấu; lập hồ sơ và nộp hồ sơ vào lưu trữ cơ quan Ủy ban; thu thập, bảo quản an
toàn và tổ chức sử dụng có hiệu quả tài liệu lưu trữ thuộc thẩm quyền quản lý
của Ủy ban theo pháp luật.
+
Giúp UBND về công tác thi đua khen thưởng ở cấp xã. Căn cứ
vào
văn bản hướng dẫn của cơ quan nhà nước cấp trên, công chức Văn phòng –
thống kê có trách nhiệm giúp UBND tổ chức thực hiện công tác thi đua khen

thưởng trong cơ quan Ủy ban và trong địa phương; tổ chức hội nghị tổng kết,
rút kinh nghiệm, nhân điển hình tiên tiến; làm thủ tục đề nghị Ủy ban khen
thưởng theo thẩm quyền hoặc Ủy ban đề nghị lên cấp trên khen thưởng những
tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong phong trào thi đua.
+
Giúp HĐND và UBND thực hiện nghiệp vụ công tác bầu cử đại
biểu
HĐND và UBND theo quy định của pháp luật và công tác được giao.
1.1.4. Đặc trưng của công chức Văn phòng – thống kê các xã ở miền núi
Công chức cấp xã nói chung, công chức Văn phòng – thống kê nói
riêng đều là một bộ phận rất quan trọng nằm trong bộ máy chính quyền của
UBND xã, đơn vị cuối cùng trong hệ thống hành chính quốc gia trực tiếp gắn
bó với dân, mọi chủ trương đường lối của Đảng, Nhà nước có trở thành hiện
thực hay không đều phụ thuộc vào khả năng tổ chức, triển khai và thực thi của
UBND cấp xã, mà trực tiếp là đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý và công chức
trong đó có công chức Văn phòng – thống kê. Đây là đặc điểm quan trọng
nhất chi phối đến hoạt động của công chức nói chung, công chức Văn phòng –
thống kê nói riêng.
Công chức Văn phòng – thống kê là lực lượng hoạt động chuyên môn
tương đối độc lập được phân công theo chức trách, nhiệm vụ mang tính
chuyên môn sâu nên rất cần đến các phẩm chất kiên trì, bền bỉ, năng động,
nhạy bén và kỹ năng xử lý công việc chính xác để vừa đáp ứng yêu cầu nhiệm
vụ thường xuyên vừa làm tốt chức năng tham mưu, quản lý cho UBND.


14


Việc thực thi công vụ của công chức nói chung, công chức Văn phòng
– thống kê nói riêng đòi hỏi phải tuân thủ nghiêm các quy định của pháp luật,

của ngành nghề và các quy định của UBND cấp xã nơi trực tiếp quản lý, điều
hành công việc hàng ngày. Đặc biệt là chức năng, nhiệm vụ thuộc chuyên
môn của mình về công tác văn phòng và thống kê. Mặt khác để làm tốt chức
năng tham mưu cho UBND về lĩnh vực chuyên môn của mình công chức Văn
phòng – thống kê phải luôn bám sát địa bàn hoạt động gần dân, sát dân, sát
công việc nắm chắc tình hình, phản ánh kịp thời chính xác cho UBND xã
đồng thời cùng với các bộ phận khác xây dựng kế hoạch, triển khai thực hiện
đường lối chủ trương chính sách có hiệu quả ở địa phương và làm tốt chức
năng quản lý Nhà nước theo chức trách được phân công.
Đặc thù hoạt động của công chức Văn phòng – thống kê ở địa bàn các
xã miền núi thường gặp phải khó khăn trong việc đi cơ sở nắm tình hình, việc
tiếp xúc với dân không thuần nhất và thuận lợi như các xã đồng bằng do đặc
điểm dân cư và các dân tộc đan xen khác nhau, nhất là về mặt tâm lý, tập
quán, nhận thức..v..v. nên đòi hỏi phải có sự nỗ lực cao trong quá trình thực
thi công vụ.
Hầu hết công chức Văn phòng – thống kê các xã miền núi đều là người
địa phương nên có sự am hiểu, gắn bó mật thiết với người dân.
Trình độ chuyên môn, năng lực của đội ngũ công chức Văn phòng –
thống kê các xã miền núi chưa đồng đều, mặt bằng chung còn thấp, chủ yếu
vẫn là trình độ trung cấp, một số ít là sơ cấp và chưa qua đào tạo.
Từ những đặc trưng trên của công chức Văn phòng – thống kê các xã
miền núi đặt ra việc đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ công chức này. Hơn nữa cần
có sự quan tâm, sâu sát của các cấp chính quyền địa phương hơn nữa để có
thể phát huy năng lực của công chức Văn phòng – thống kê các xã miền núi
một cách tốt nhất.
15


×