Tải bản đầy đủ (.docx) (52 trang)

Nâng cao hiệu quả dạy học văn thuyết minh cho học sinh lớp 10 hệ giáo dục thường xuyên trường

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (785.18 KB, 52 trang )

A. ĐẶT VẤN ĐỀ

1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Mỗi giáo viên đều mong muốn tìm ra những phương pháp hiệu quả và hấp
dẫn nhất để hướng dẫn học sinh tiếp thu tốt nội dung bài học. Là một giáo viên
dạy văn, tôi cũng thường trăn trở về việc giúp học sinh tiếp thu các tác phẩm văn
học, qua đó nâng cao khả năng thực hành của các em (viết bài làm văn) vì đây là
một phần rất quan trọng để đánh giá năng lực của học sinh. Bài làm văn là sản
phẩm tinh thần, kết tinh sự nhận thức, vốn sống, là bằng chứng thể hiện năng lực
vận dụng kiến thức, kĩ năng, tạo lập văn bản để bộc lộ xúc cảm, trí tuệ, tình cảm
nhân văn của học sinh. Hơn nữa, làm văn là một trong ba phân mơn của Ngữ
văn và nó đóng vai trị to lớn trong việc cung cấp các tri thức cơ bản về các kiểu
văn bản. Nhiệm vụ chủ yếu của làm văn trong nhà trường là rèn luyện các kĩ
năng: tìm hiểu đề, tìm ý, lập dàn ý, dựng đoạn…Thành thục các kĩ năng này học
sinh sẽ viết được bài văn rõ ràng, mạch lạc, đầy đủ ý, đúng yêu cầu. Vì vậy, nó
địi hỏi người dạy phải có phương pháp phù hợp, khoa học. Từ thực tế trên cho
thấy, để giúp học sinh viết được một bài văn có chất lượng, người giáo viên phải
có phương pháp hướng dẫn học sinh các kĩ năng viết văn theo từng thể loại văn
bản.
Trong nhà trường, văn bản tự sự, miêu tả, hành chính công vụ được học
rất sớm ở tiểu học. Nhưng văn bản thuyết minh thì lại là một kiểu văn bản hoàn
toàn mới lạ đối với các em học sinh. Điều đó gây ra khơng ít khó khăn đối với
cả người dạy và người học. Ngoài việc học sinh học tốt các thể loại làm văn
truyền thống, các em yêu thích mơn văn muốn phát huy hết năng lực của mình
các em cần rèn thêm các kĩ năng về phương pháp viết văn thuyết minh.
Văn thuyết minh trong chương trình Ngữ văn 10 (GDTX) gồm các tiết :
tiết 47: Các hình thức kết cấu của văn bản thuyết minh; tiết 50: Lập dàn ý bài
văn thuyết minh; tiết 60:Tính chuẩn xác, hấp dẫn của văn bản thuyết minh; tiết
66: Phương pháp thuyết minh; tiết 69: Luyện tập viết đoạn văn thuyết minh và
tiết 72: Tóm tắt văn bản thuyết minh. Qua các bài học trên, ngoài việc lồng ghép
giáo dục các kĩ năng sống cần thiết cho học sinh, giáo viên sẽ hướng dẫn lồng


ghép nội dung giáo dục hướng nghiệp hai ngành: ngành Du lịch và ngành Biên
kịch điện ảnh. Do đó, học tốt văn thuyết minh sẽ giúp ích các em rất nhiều trong
việc tiếp thu thêm các kiến thức về cuộc sống (rèn luyện kĩ năng sống) và định
hướng nghề tương lai (hướng nghiệp), giúp học sinh có thái độ học tập đúng đắn
và u thích mơn học hơn.
1

1


Vậy, làm thế nào để học tốt văn thuyết minh? Để làm một bài văn thuyết
minh, ngồi việc tìm hiểu đề và tìm ý, lập dàn bài thì phương pháp thuyết minh
là một vấn đề hết sức quan trọng. Nắm được phương pháp thuyết minh chính là
nắm được chìa khố để mở cánh cửa bài văn thuyết minh. Khơng có phương
pháp đúng đắn, bài viết của các em sẽ trở nên rời rạc, thiếu căn cứ, lủng củng,
dẫn đến khó thuyết phục người đọc, người nghe. Tuy nhiên, trong chương trình
chỉ có một tiết về phương pháp thuyết minh (tiết 66), là chưa đủ cho các em nắm
được các phương pháp thuyết minh để vận dụng khi làm bài.
Với đề tài Nâng cao hiệu quả dạy học văn thuyết minh cho học sinh lớp
10 hệ giáo dục thường xuyên trường Trung cấp Kinh tế - Công nghệ Cai
Lậy” tôi mong chia sẻ những kinh nghiệm hữu ích cho đồng nghiệp cũng như
các em học sinh trong việc dạy và học văn thuyết minh.
2. LỊCH SỬ ĐỀ TÀI.
Có rất nhiều tài liệu liên quan đến việc vận dụng các phương pháp thuyết
minh vào bài giảng của học sinh trung học phổ thơng, tuy nhiên hiện chưa có
việc áp dụng với học sinh học môn văn 10 hệ GDTX của trường Trung cấp KT –
CN Cai Lậy, nên tôi mạnh dạn nghiên cứu và áp dụng vào hai năm học 2016 –
2017 và 2017-2018, bước đầu đạt kết quả khả quan.
3. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU.
Mục tiêu cơ bản của nhiệm vụ dạy học mơn ngữ văn nói chung là rèn

cho học sinh khả năng tư duy, cảm thụ văn học; giáo dục bồi dưỡng tình cảm tốt
đẹp cho học sinh, góp phần tạo nên những con người mới có năng lực, tri thức,
…Tuy nhiên, thực tế hiện nay do nhiều lí do mà học sinh chưa hứng thú với môn
ngữ văn, không say mê học văn. Vì vậy, để thu hút học sinh tích cực tham gia
vào q trình thực hành viết bài làm văn có phương pháp rõ ràng. Qua việc
nghiên cứu đề tài, tôi mong muốn sẽ rút được những kinh nghiệm bổ ích để góp
phần năng cao chất lượng dạy học mơn ngữ văn, từ đó thu hút được nhiều học
sinh say mê, yêu thích văn học và giúp cả định hướng tốt cho việc lựa chọn nghề
nghiệp mai sau.
4. NHIỆM VỤ VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.
Để thực hiện tốt việc hướng dẫn học sinh rèn luyện các phương pháp viết
bài văn thuyết minh, theo tôi người giáo viên phải quan tâm đến việc giải quyết
các vấn đề sau:
- Giúp học sinh hiểu rõ ràng, đầy đủ, chính xác về sự vật, hiện tượng cần
được thuyết minh.
2

2


- Giúp truyền đạt nhiều tri thức về sự vật đến với người đọc
- Giúp học sinh hiểu rõ tầm quan trọng của phương pháp thuyết minh và
những yêu cầu đối với việc vận dụng phương pháp thuyết minh.
- Học sinh biết được một số phương pháp thuyết minh cụ thể.
- Suy nghĩ sáng tạo trong việc huy động kiến thức và kĩ năng để tạo lập
đoạn văn thuyết minh.
5. GIỚI HẠN (PHẠM VI ), ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU.
Năm học 2016-2017 và 2017 - 2018 tôi được phân công giảng dạy mơn
ngữ văn khối 10. Trong q trình thực hiện nhiệm vụ, tôi đã áp dụng kinh
nghiệm để rèn kĩ năng viết bài văn thuyết minh cho học sinh. Trong phạm vi cho

phép của đề tài, tơi xin được trình bày một số phương pháp thuyết minh cần thiết
giúp học sinh có sự lựa chọn thích hợp để viết tốt một bài làm văn.

3

3


B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ
1. Phân biệt văn thuyết minh với các kiểu văn tự sự, miêu tả, biểu cảm,
nghị luận
Trước hết cần giúp học sinh hiểu Văn thuyết minh là gì?
Theo từ điển tiếng Việt của viện ngơn ngữ học (Hồng Phê chủ biên),
thuyết minh là nói hoặc giải thích cho người ta hiểu rõ hơn về những sự kiện, sự
việc hoặc hình ảnh đã đưa ra (chẳng hạn thuyết minh ảnh triển lãm, thuyết minh
phim, thuyết minh một bản vẽ thiết kế nào đó).
Từ đó, có thể phân biệt văn thuyết minh với các thể loại khác như sau:
Văn thuyết minh là thể loại văn học thơng dụng nó giúp ta cung
Thuyết
cấp những tri thức về đặc điểm, tính chất, nguyên nhân..của một
minh
sự vật, hiện tượng, trong đời sống, xã hội, tự nhiên bằng phương
pháp trình bày, giới thiệu và giải thích.
Trình bày chuỗi sự việc theo một trình tự, có nhân vật và hành
Tự sự
động, ngôn ngữ của nhân vật để thể hiện diễn biến sự việc.
Là loại văn bản tái hiện tính chất, thuộc tính của sự vật, hiện
Miêu tả
tượng nhằm giúp cho con người cảm nhận và hiểu được chúng.

Bộc lộ tình cảm, cảm xúc, suy nghĩ, thái độ, đánh giá chủ quan
Biểu cảm của người viết, truyền tải cảm xúc, tình cảm ấy tới người đọc,
người nghe.
Là loại văn bản thể hiện suy nghĩ, tư tưởng, quan điểm của
người viết trước một sự việc hiện tượng hay một ý kiến về một
Nghị luận
vấn đề tư tưởng đạo lý... bằng phương thức nêu luận điểm, vận
dụng luận cứ và các phép lập luận
Văn thuyết minh khác hẳn với tự sự vì khơng có sự việc, diễn biến; cũng
khác với miêu tả vì khơng địi hỏi tái hiện hình ảnh một cách cụ thể cho người
đọc cảm thấy, mà cốt làm cho người ta hiểu; khác với văn bản nghị luận vì đây
là trình bày ngun lí, quy luật, cách thức…chứ khơng phải là luận điểm, suy
luận, lí lẽ. Nghĩa là, văn bản thuyết minh là một kiểu văn bản riêng, mà các loại
văn bản tự sự, miêu tả, nghị luận không thay thế được.
2. Các dạng văn thuyết minh
Trong văn thuyết minh học sinh thường gặp các dạng sau:
- Thuyết minh về đồ vật, loài vật.
- Thuyết minh về di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh.
4

4


- Thuyết minh về một thể loại văn học (hoặc một tác giả văn học).
- Thuyết minh về một phong tục, một đồ chơi dân gian.
- Thuyết minh về danh nhân văn hoá.
- Thuyết minh về đặc sản vùng, miền.
3. Các yêu cầu của văn thuyết minh
Những thông tin, những tri thực phải khách quan, chính xác, có ích cho
người đọc cũng như người nghe.

Văn bản trình bày rõ ràng, mạch lạc. Có thể sử dụng các biện pháp nghệ
thuật cho đối tượng cần thuyết minh làm tăng tính hấp dẫn.
4. Tầm quan trọng của phương pháp thuyết minh
- Văn bản thuyết minh là kiểu văn bản thông dụng trong mọi lĩnh vực của
đời sống. Hàng ngày, ta bắt gặp loại văn bản này ở mọi lúc, mọi nơi. Chẳng hạn,
đi du lịch, ta được phát một bản giới thiệu về cảnh quan, lịch sử danh thắng mà
ta đến thăm. Mua một vật dụng, ta có tờ giới thiệu và hướng dẫn sử dụng sản
phẩm đó....
- Văn bản thuyết minh cung cấp tri thức về đặc điểm, tính chất, nguyên
nhân của các hiện tượng và sự vật trong tự nhiên xã hội. Như vậy, đối tượng của
văn thuyết minh hướng tới rất phong phú, đa dạng: Các hiện tượng tự nhiên, các
hiện tượng xã hội, các vật dụng trong đời sống, văn học nghệ thuật. Mục đích
chính của văn bản thuyết minh là tri thức cung cấp phải khách quan, xác thực và
hữu ích với con người. Người viết khơng được vì tình cảm cá nhân mà hư cấu,
bịa đặt, tưởng tượng ra những điều khơng có ở đối tượng.
- Phương thức mà văn bản thuyết minh sử dụng để đạt được mục đích trên
là trình bày, giải thích. Đây chính là điểm khác nhau cơ bản giữa văn thuyết
minh với các loại văn bản khác.
- Muốn viết được một bài văn thuyết minh thì ngồi tri thức và nhu cầu
cịn cần có những phương pháp thuyết minh phù hợp.
- Phương pháp thuyết minh ln gắn liền với mục đích thuyết minh. Mục
đích thuyết minh thường được hiện thực hố thành bài văn thông qua các
phương pháp thuyết minh cụ thể.
5. Các phương pháp thuyết minh

5

5



- Phương pháp nêu định nghĩa, giải thích: Đây là phương pháp chỉ ra bản
chất của đối tượng thuyết minh, vạch ra phương pháp lơgic của thuộc tính sự vật
bằng lời lẽ rõ ràng, chính xác, ngắn gọn.
- Phương pháp liệt kê: Đây là phương pháp lần lượt chỉ ra các đặc điểm,
tính chất… của sự vật theo một trật tự nào đó. Nhằm giúp người đọc (người
nghe) hiểu sâu sắc, tồn diện về đối tượng.
- Phương pháp nêu ví dụ cụ thể: Đây là phương pháp thuyết minh sự thật
bằng cách nêu dẫn ra ví dụ cụ thể hay một dẫn chứng để người đọc (người nghe)
tin vào nội dung thuyết minh, đạt tính thuyết phục cao.
- Phương pháp so sánh: Đây là cách đối chiếu hai hoặc hơn hai đối tượng
để làm nổi bật bản chất của đối tượng cần được thuyết minh. Có thể dùng so
sánh cùng loại hoặc so sánh khác loại nhằm làm nổi bật đặc điểm, tính chất của
đối tượng cần thuyết minh.
- Phương pháp dùng số liệu: Đây là phương pháp dẫn con số cụ thể để
thuyết minh về đối tượng. Bài văn thuyết minh càng có thêm tính khoa học, độ
tin cậy cao chính là nhờ vào phương pháp này.
- Phương pháp phân loại phân tích: Đối với những loại sự vật đa dạng, sự
vật có nhiều bộ phận cấu tạo, có nhiều mặt người ta dùng phương pháp này. Đây
là cách chia đối tượng ra từng khía cạnh để lần lượt thuyết minh. Nhằm giúp
người đọc (người nghe) hiểu một cách hệ thống về đối tượng.
- Phương pháp thuyết minh bằng cách giải thích nguyên nhân – kết quả:
yêu cầu người thuyết minh trước hết phải trình bày nguyên nhân, tiếp theo đó
nêu lên kết quả của vấn đề đang thuyết minh. Phương pháp này giúp người đọc
có được những hiểu biết cả về một quá trình hình thành vấn đề.
- Phương pháp thuyết minh bằng cách chú thích: Người thuyết minh
khơng nêu lên tất cả những đặc điểm có tính chất, đặc trưng riêng biệt của đối
tượng mà chỉ nêu lên một cách ngắn gọn, một ý nghĩa cụ thể nào đó có khi
khơng phải là bản chất của đối tượng được nêu ra.
Như vậy, khi làm một bài văn thuyết minh phải vận dụng nhiều phương
pháp khác nhau. Nhằm thoả mãn các yêu cầu trình bày hoặc giới thiệu, giải

thích. Bởi vì văn bản thuyết minh do u cầu nội tại, đòi hỏi sự đa dạng của các
phương pháp trình bày. Đây là một đặc trưng quan trọng trong phương pháp viết
bài văn thuyết minh.
6. Quy trình làm bài văn thuyết minh
6

6


Làm một bài văn thuyết minh phải tiến hành qua 5 bước: Tìm hiểu đề, tìm
ý, lập dàn ý, viết văn bản, kiểm tra.
II. THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ
1. Thuận lợi
Văn thuyết minh là kiểu loại văn bản rất thông dụng trong nhiều lĩnh vực
đời sống xã hội, được sử dụng rất rộng rãi, ngành nghề nào cũng cần đến, nhất là
học sinh đã được học qua ở THCS (lớp 8,9). Vì vậy, người giáo viên có điều
kiện tìm được nhiều ví dụ quen thuộc trong đời sống hàng ngày để học sinh có
thể tìm hiểu và thấy được kiểu văn bản này mang tính ứng dụng rộng rãi. Từ đó
có thể khích lệ các em sử dụng kiểu văn bản thuyết minh vào những trường hợp
cụ thể, thích hợp, định hướng nghề nghiệp cho học sinh lựa chọn trong tương
lai.
Dạng đề của bài văn thuyết minh là khá rộng, trong quá trình làm bài văn
thuyết minh, học sinh được chủ động tìm hiểu và tiếp cận với nhiều tri thức,
tham khảo tài liệu qua báo đài, internet…thậm chí là tìm hiểu kiến thức địa
phương qua các bậc ơng bà, cha mẹ…Điều này đem đến hứng thú cho học sinh
trong học tập. Hình thành tư duy sáng tạo, sự tìm tòi, khám phá kiến thức một
cách hết sức tự nhiên. (Tìm hiểu về danh lam thắng cảnh, làng nghề truyền
thống, món ăn đặc sản…)
Khái niệm thuyết minh có lẽ là khái niệm học sinh được làm quen khá
sớm, nhưng các em chưa biết rõ về nó. Thường gặp nhất là qua những chuyến

tham quan du lịch, các em được nghe giới thiệu rất nhiều về các đối tượng
thuyết minh. Vì vậy, những tiết học văn thuyết minh sẽ là một đề tài rất gần gũi
với học sinh.
2. Khó khăn
Tuy nhiên việc dạy và học văn thuyết minh còn gặp một số khó khăn.
Trước hết, ta thấy tài liệu viết chuyên về văn thuyết minh không nhiều bằng các
kiểu loại văn bản khác như tự sự, miêu tả, nghị luận. Nếu học sinh chỉ bám vào
tài liệu thu thập được và viết thành bài văn thì chắc chắn nội dung của bài viết sẽ
gần giống nhau, điều này đòi hỏi người viết phải biết vận dụng linh hoạt các
phương pháp để bài làm văn của mình thật sự hay, hấp dẫn. Hơn nữa, làm tốt
một bài văn thuyết minh đòi hỏi người dạy và học đều phải có “kiến thức liên
mơn” về các đối tượng thuyết minh
* Về chương trình: các tiết văn thuyết minh (Công văn số: 1885/SGDĐTCNTX ngày 13/12/2012 của Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Tiền Giang)
7

7


PPCT
Tên bài
Tiết
các
hình
47
thức
kết cấu của
văn
bản
thuyết minh


Tiết
50

Lập dàn ý
bài
văn
thuyết minh

Tiết
60

Tính chuẩn
xác, hấp dẫn
của văn bản
thuyết minh.

Tiết
66

Phương
pháp thuyết
minh.

Tiết

Luyện

8

tập


Nội dung- Cấu trúc bài học
I. Nắm được các hình thức kết cấu của văn bản thuyết
minh.
- “Hội thổi cơm thi ở Đồng Vân” (Theo Minh Nhương)
- “Bưởi Phúc Trạch” (Theo Võ Văn Trực, tạp chí Tia
sáng, số Xuân 1998)
- Nội dung ghi nhớ/SGK trang 168
II. Luyện tập:
Yêu cầu: Xây dựng được kết cấu cho văn bản phù hợp
với đối tượng thuyết minh.
1. Thuyết minh một bài thơ.
2. Thuyết minh một di tích, một thắng cảnh của đất
nước.
I. Dàn ý bài văn thuyết minh
1. Bố cục
2. Trình tự sắp xếp
II. Lập dàn ý bài văn thuyết minh
1. Xác định đề tài
2. Lập dàn ý
3. Ghi nhớ/SGK trang 171
III. Luyện tập:
Lập dàn ý cho các bài văn thuyết minh về một tác giả
văn học, một tấm gương học tốt, một phong trào của
trường (lớp), một quy trình sản xuất (các bước của q
trình học tập)
I. Tính chuẩn xác trong văn bản thuyết minh
1. Tính chuẩn xác và một số biện pháp đảm bảo tính
chuẩn xác của văn bản thuyết minh
2. Luyện tập

II. Tính hấp dẫn của văn bản thuyết minh
1. Tính hấp dẫn và một số biện pháp tạo tính hấp dẫn
của văn bản thuyết minh.
2. Luyện tập
3. Ghi nhớ SGK trang 27
III. Luyện tập:
Đọc đoạn trích và phân tích tính hấp dẫn.
I. Tầm quan trọng của phương pháp thuyết minh
II. Một số phương pháp thuyết minh
1. Ôn lại các phương pháp thuyết minh đã học.
2. Tìm hiểu thêm một số phương pháp thuyết minh
III. Yêu cầu đối với việc vận dụng phương pháp thuyết
minh
IV. Luyện tập
I. Đoạn văn thuyết minh
8


69

Tiết
72

viết
đoạn II. Viết đoạn văn thuyết minh
văn thuyết 1. Các bước viết đoạn văn thuyết minh
minh
2. Ghi nhớ SGK trang 63
III. Luyện tập
Yêu cầu: Viết nối tiếp đoạn văn đã thực hành và hồn

thành bài văn.
Tóm tắt văn I. Mục đích, u cầu tóm tắt văn bản thuyết minh
bản thuyết II. Cách tóm tắt một văn bản thuyết minh
minh
- Văn bản “nhà sàn”
- Ghi nhớ SGK trang 70
III. Luyện tập
- Viết đoạn văn tóm tắt phần thuyết minh về thơ hai cư
- Viết tóm tắt đoạn giới thiệu cảnh Tháp Bút, Đài
Nghiên.
Bài viết số Các dạng đề: Thuyết minh một trong các vấn đề sau:
năm:
Văn - Vai trò của cây cối (hoặc của rừng, của các loài động
thuyết minh vật hoang dã, của nhiên liệu sạch,…) trong việc bảo vệ
(làm ở nhà). môi trường sống
- Tác hại của ma tuý (hoặc của rượu, thuốc lá,…) đối
với đời sống của con người.
- Một kinh nghiệm học văn hoặc làm văn.

Qua chương trình trên, ta thấy kiểu bài làm văn thuyết minh chiếm 6 trên
tổng số 23 bài làm văn của chương trình lớp 10. Trong đó, chỉ có một bài về
phương pháp thuyết minh là quá ít.
* Về học viên hệ GDTX:
- Các em chưa có tinh thần học tập chủ động, tích cực, ngại thực hành và
luyện tập. Bởi vậy chất lượng của việc học tập bộ môn chưa cao.
- Phần lớn học sinh chưa có kiến thức về kỹ năng viết đoạn văn nói chung
và kỹ năng viết đoạn văn cho từng phần ở bài làm văn như mở bài, thân bài, kết
bài nói riêng nên các em cịn viết bài với hình thức sao chép, qua loa, đối phó
cho xong. Trong q trình viết bài, học viên cũng chưa thực sự đảm bảo về ngôn
ngữ. Văn thuyết minh địi hỏi trình bày tri thức một cách khoa học. Vì vậy học

viên cũng cần viết câu văn mang phong cách khoa học, chính xác, ngược lại với
cách viết văn biểu cảm.
Có thể nói, trên thực tế, việc hướng dẫn để học viên viết tốt bài văn thuyết
minh là một cơng việc địi hỏi nhiều sự nỗ lực của giáo viên. Và chính người
học viên cũng cần có nhiều cố gắng trong quá trình học văn thuyết minh. Bởi lẽ,
hiện nay, nhiều học viên xuất hiện tâm lí ngại khi phải làm bài văn thuyết minh.
9

9


Điều đó dẫn đến việc một số em cịn có thói quen ỷ lại vào văn mẫu để trả bài
trên lớp.
Trước thực trạng trên, tôi đã nhận thức rằng: Rèn luyện phương pháp viết
văn thuyết minh cho học sinh lớp 10 là vấn đề quan trọng và cần thiết để giúp
các em đạt hiệu quả cao trong học tập bộ mơn Ngữ văn. Vì văn thuyết minh là
kiểu bài cung cấp tri thức khoa học nên vấn đề về phương pháp cần được quan
tâm hơn cả để giúp học sinh có chất liệu phong phú khi viết bài làm văn, giúp
các em tự tin hơn khi tiếp cận với các dạng đề của văn thuyết minh. Từ nhận
thức này tôi đã cố gắng trong công tác giảng dạy nhiều hơn để giúp các em học
tập tốt.

10

10


C. BIỆN PHÁP VÀ CÁCH TỔ CHỨC THỰC HIỆN VẤN ĐỀ
I. Phương pháp tạo lập văn bản
1. Mục đích:

Trong dạy học tập làm văn nói chung và trong dạy học văn thuyết minh
nói riêng là dạy học sinh cách viết bài văn – một tác phẩm nhỏ của các em. Giáo
viên hướng dẫn lại các bước tạo lập một văn bản của văn thuyết minh. Trước hết
dạy học sinh nắm được đặc trưng của kiểu bài, tiếp theo là dạy cách phân tích
đề, tìm ý, lập dàn bài, cách viết bài và kiểm tra bài trước khi nộp.
2. Nội dung biện pháp:
- Bước 1: Tìm hiểu đề và tìm ý
Là một việc thường bị người học xem nhẹ hoặc bỏ qua vì sợ mất thời gian
nhưng trên thực tế đây lại là một bước vơ cùng quan trọng. Tìm hiểu đề và tìm ý
giúp chúng ta xác định đúng thể loại và trọng tâm đề bài từ đó khơng xa rời đề
bài. Đây chính là bước tiền đề, làm bàn đạp giúp việc viết bài được tốt và nhanh
hơn rất nhiều. Trong bước tìm hiểu đề, người học cần xác định một số vấn đề
chính như: xác định đối tượng thuyết minh; sưu tầm, ghi chép và lựa chọn các tư
liệu cho bài viết; lựa chọn phương pháp thuyết minh phù hợp.
- Bước 2: Lập dàn bài
Lập dàn bài là bước giúp người học sắp xếp bố cục bài làm một cách khoa
học, hợp lý, cụ thể từ đó là khung để viết bài một cách trôi chảy, không bỏ sót ý.
Khi lập dàn bài, tùy theo phong cách học tập của mỗi người sẽ lập những kiểu
dàn bài khác nhau. Có thể là theo phong cách truyền thống bằng cách gạch đầu
dịng, cũng có thể lập theo sơ đồ tư duy. Tuy nhiên, dù với phong cách nào thì
một dàn bài cũng cần có đầy đủ ba phần: Mở bài, Thân bài, Kết bài.
+ Kỹ năng viết đoạn văn mở bài
Yêu cầu cơ bản trong việc viết mở bài là phải nêu được đối tượng thuyết
minh. Có thể nêu đối tượng trực tiếp hoặc dẫn dắt bằng một câu ca dao, tục ngữ,
danh ngơn… có liên quan đến đối tượng thuyết minh.
+ Kỹ năng viết đoạn văn ở thân bài
11

11



Thân bài của văn thuyết minh được bố cục thành nhiều đoạn. Mỗi đoạn
thuyết minh một đặc điểm của đối tượng. Sau mỗi đoạn phải xuống dòng và chú
ý liên kết giữa các đoạn.
+ Kỹ năng viết đoạn văn ở phần kết bài:
Ở bài văn thuyết minh, nhấn mạnh về đối tượng đã thuyết minh, tạo ấn
tượng cho người đọc về đối tượng vừa thuyết minh.
- Bước 3: Viết bài
Đây là bước để tạo nên một văn bản hoàn chỉnh. Người học dựa vào dàn
bài đã lập để phân bổ thời gian hợp lý cho mỗi phần. Ở bước này, người học cần
chú ý về hai mặt: Thứ nhất là đảm bảo về nội dung của bài văn: viết đúng nội
dung đề bài đã nêu, đi đúng trọng tâm, không lan man, lạc đề; Thứ hai là về mặt
hình thức: bài viết phải đảm bảo đầy đủ ba phần, không để mắc các lỗi thơng
thường về cú pháp, chính tả, ngữ pháp… ý tứ rõ ràng, mạch lạc, trôi chảy.
- Bước 4: Kiểm tra
Đây là bước cuối cùng để hoàn thiện một bài bài văn. Thao tác này giúp
chúng ta đánh giá lại tổng thể bài viết, tìm ra những lỗi mà mình mắc phải, sửa
chữa để bài văn trở nên hồn mỹ hơn, từ đó cũng rút ra được những kinh nghiệm
cho những bài viết sau. Đây là bước đơn giản nhưng lại có ý nghĩa quan trọng
trong quy trình viết một văn bản thuyết minh.
Vì vậy, học sinh cần nắm vững những kiến thức cơ bản nêu trên để văn
Thuyết minh trở nên dễ dàng hơn đối với các em.
II. Phương pháp thuyết minh theo trình tự
1. Mục đích:
Giáo viên hướng tới yêu cầu của văn thuyết minh là giúp học sinh nắm
bắt được đặc trưng sự vật và phải làm rõ mạch thuyết minh. Sự mạch lạc trong
văn thuyết minh cũng sẽ hiển thị ở trình tự trình bày. Sự vật khách quan mn
hình mn vẻ, bởi vậy trình tự thuyết minh cũng phải hết sức linh hoạt.
2. Nội dung biện pháp:
Có thể thuyết minh theo trình tự: thời gian, khơng gian, phương diện, cấu

trúc, lơgic, trình tự nhận thức…hoặc hỗn hợp của các quan hệ miễn sao hợp lí,
12

12


rõ ràng, dễ hiểu phù hợp với đối tượng thuyết minh, đạt được mục đích thuyết
minh. Cụ thể:
Ví dụ: Câu 2 (trang 52 SGK ngữ văn 10 tập 2)
Trong một buổi giao lưu với bạn bè quốc tế, anh (chị) muốn giới thiệu với
các bạn một trong những nghề truyền thống của q mình (trồng lúa, ni tằm,
làm đồ gốm...). Hãy viết lời giới thiệu thành một bài văn thuyết minh.
Gợi ý: Bài này có thể thuyết minh theo các trình tự
- Giới thiệu chung về đất nước Việt Nam. Đưa ra vai trò quan trọng của
lúa trong đời sống người Việt và giới thiệu nghề truyền thống trồng lúa nước.
- Nguồn gốc: Nghề trồng lúa nước xuất hiện từ lâu đời với hai vựa lúa
chính là đồng bằng sơng Hồng và đồng bằng sông Cửu Long.
- Đặc điểm: mỗi năm hai vụ chính, với nhiều giống lúa, đặc biệt là cây lúa
được trồng ở vùng đất được bơm ngập nước.
- Quy trình: Hạt lúa đem ngâm -> gieo hạt lên mạ -> cấy mạ -> dần dần
cây lúa sinh trưởng phát triển -> thu hoạch.
- Công dụng: hạt lúa làm lương thực, có giá trị xuất khẩu, thân phơi thành
rơm rạ làm thức ăn cho trâu bò ăn, làm phân bón trong trồng trọt...
III. Phương pháp phân tích và dạy học theo mẫu
1. Mục đích:
Phương pháp dạy học theo mẫu là phương pháp thông qua mẫu cụ thể để
giáo viên hướng dẫn học sinh tìm hiểu đặc điểm của mẫu, cơ chế tạo mẫu, biết
cách trả lời phù hợp với các yêu cầu của đề bài đưa ra. Khi phân tích mẫu cần
xác định vấn đề, hệ thống câu hỏi phân tích - tổng hợp để hướng tới mục đích
hình thành khái niệm lý thuyết.

2. Nội dung biện pháp:
Trong dạy văn thuyết minh lớp 10, phương pháp phân tích và dạy học
theo mẫu được xem là tối ưu hơn cả. Trong phân phối chương trình có 6 tiết tìm
hiểu về văn thuyết minh thì có đến 14 dạng văn bản mẫu. Học sinh có tư liệu, có
kiến thức nhưng chưa có phương pháp thì cũng rất khó để làm một bài văn đạt
kết quả cao. Từ các nguồn mẫu văn của Sách giáo khoa, sách giáo viên, sách báo
13

13


và các tài liệu khác...giáo viên lựa chọn, sửa chữa, hướng học sinh lựa chọn một
phương pháp thuyết minh phù hợp.
PPCT
Phương pháp phân tích mẫu
Tiết
Đọc các văn bản và thực hiện yêu cầu:
47
- “Hội thổi cơm thi ở Đồng Vân” (Theo Minh Nhương)
- “Bưởi Phúc Trạch” (Theo Võ Văn Trực, tạp chí Tia sáng, số Xuân
1998)
Yêu cầu: Đọc và phân tích các ví dụ
- Xác định đối tượng và mục đích thuyết minh của từng văn bản.
- Tìm các ý chính tạo thành nội dung thuyết minh của từng văn bản.
- Phân tích cách sắp xếp các ý trong từng văn bản. Giải thích cơ sở của
cách sắp xếp ấy
- Nêu các hình thức kết cấu chủ yếu của văn bản thuyết minh.
Tiết
Đọc thêm: Chu Văn An- Nhà sư phạm mẫu mực
50

Yêu cầu: Đọc và phân tích ví dụ
- Lập dàn ý cho các bài văn thuyết minh về một tác giả văn học, một
tấm gương học tốt, một phong trào của trường (lớp), một quy trình sản
xuất (các bước của q trình học tập)
Tiết
Đọc đoạn trích và phân tích tính hấp dẫn.
60
- Đoạn trích của Vũ Đình Cự (chủ biên), giáo dục hướng tới thế kỉ XX.
- Đoạn trích của Bùi Văn Định, Ba Bể - huyền thoại và sự thật)
- Đoạn trích của Vũ Bằng, Miếng ngon Hà Nội)
Tiết
- Đoạn trích theo Ngơ Sĩ Liên, Đại Việt sử kí tồn thư, tập II. NXB
66
KHXH HN,1985); theo Hàn Thuỷ Giang, Thi sĩ Ba Sơ và con đường
hẹp thiên lí, theo Con người và con số, Tạp chí kiến thức ngày nay, số
327, theo Vũ Bằng. Thương nhớ mười hai, 1993, theo Lê Hồng, Hoa
la Việt Nam, tạp chí KCT- Tri thức là sức mạnh, số 5,1997, theo Phan
Kế Bính, Việt Nam phong tục, NXB TP HCM, 1995.
Qua các văn bản mẫu, tìm hiểu các phương pháp thuyết minh
Tiết
Đọc và phân tích các ví dụ
69
- Đoạn văn trích của M.Ri-các- Trịnh Xn Thuận, Cái vơ hạn trong
lịng bàn tay, NXB trẻ, TP HCM, 2005)
- Đọc thêm “Cây Hồ Gươm”- bài viết của Tơ Hồi, trong Nguyễn Vinh
Phúc, Hồ Hồn Kiếm và đền Ngọc Sơn, 2003.
Tiết
72

14


Đọc và phân tích các ví dụ
- Văn bản “nhà sàn”
- Tiểu dẫn bài thơ hai- cư của Ba sô (Ngữ văn 10, tập 1)
- Văn bản “Đền Ngọc Sơn và hồn thơ Hà Nội” theo Lương Quỳnh
Kh, Tạp chí truyền hình Hà Nội, tháng 11/2005.

14


* Lưu ý: Học sinh cần phân biệt sự khác nhau giữa phương pháp phân
tích và dạy học theo mẫu trong văn thuyết minh với phương pháp phân tích văn
bản.
Thuyết minh là lập luận dùng các lý lẽ, dẫn chứng để giải thích cho những
đặc điểm thể thơ, vần điệu,... Thuyết minh cần có tính chính xác cao, cho nên
khơng thể nói một cách mơ hồ với những đề bài cần phải sử dụng số liệu và sử
dụng các phương pháp thuyết minh như chứng minh, giải thích, miêu tả, nêu số
liệu, liệt kê... những đặc điểm cấu trúc bài thơ, khơng nêu cảm nhận của mình
đối với bà thơ hay phân tích những ý nghĩa sâu xa của bài thơ. Cịn phân tích,
cảm nhận thì khác, bên cạnh thuyết minh một số đặc điểm cấu trúc bài thơ thì
đặc biệt chú trọng đi sâu vào bình luận ý nghĩa bài thơ đó, bài thơ có những đặc
sắc nghệ thuật gì, tình cảm tác giả và nêu cảm xúc của bản thân đối với bài thơ.
Ví dụ:
(1)Thuyết minh bài thơ “Đập đá ở Côn Lôn” của Phan Châu Trinh.
Nội dung cần thuyết minh là:
- Mỗi bài thơ có mấy dịng? Mỗi dịng thơ có mấy chữ (tiếng)? Số dịng,
số chữ ấy có thể thay đổi được khơng?
- Những tiếng nào được gọi là bằng (kí hiệu là B), tiếng nào được gọi là
trắc (kí hiệu là T)? Hãy ghi kí hiệu B hoặc T cho từng tiếng trong bài thơ đó.
- Thơ ngũ ngơn bát cú có luật đối và niêm như thế nào?

- Thơ ngũ ngôn bát cú phải tuân thủ nguyên tắc về vần ra sao?
- Nhận xét cách ngắt nhịp của các câu thơ trong hai bài thơ.
(2) Phân tích bài thơ “Đập đá ở Cơn Lơn” của Phan Châu Trinh.
Dạng đề này nên nêu cấu trúc để phân tích cảm nhận một bài thơ.
- Nội dung cần phân tích các ý thơ:
+ Ý 1: Nêu ý khái qt – phân tích từ ngữ, hình ảnh… – đánh giá chung
+Ý 2: Nêu ý khái quát – phân tích từ ngữ, hình ảnh… – đánh giá chung.
+ Ý 3: Nêu ý khái quát – phân tích từ ngữ, hình ảnh… – đánh giá chung.
- Phân tích mối liên hệ giữa các ý thơ
- Đưa ra nhận định, đánh giá chung về bài thơ (đoạn thơ)
- Giá trị nội dung và nghệ thuật + cảm xúc nhà thơ.
15

15


a. Phương pháp nêu định nghĩa, giải thích
Phương pháp nêu định nghĩa là phương pháp chỉ ra bản chất của đối
tượng thuyết minh bằng ngơn ngữ rõ ràng, chính xác, ngắn gọn. Phương pháp
này xác định đối tượng thuộc loại sự vật, hiện tượng gì và chỉ ra đặc điểm riêng,
nổi bật của đối tượng. Văn bản thuyết minh không xây dựng diễn biến sự việc
như kể chuyện mà trình bày nguyên lý, cách thức, quy luật của đối tượng. Cần
phân biệt thuyết minh dùng giải thích là giải thích bằng tri thức khoa học. Cịn
giải thích trong văn nghị luận là dùng dẫn chứng lý lẽ làm sáng tỏ vấn đề.
Thông thường phương pháp nêu định nghĩa hay được sử dụng trong mở
bài và được viết dưới dạng câu có cấu tạo A là B.
+ Trong các câu văn ta thường gặp từ “là”. Sau từ “là” người ta cung cấp
kiến thức về đối tượng đứng trước nó.
+ Câu văn định nghĩa, giải thích có vai trị làm người ta hiểu rõ A là gì,
đặc điểm của A có gì khác.

Học sinh chọn một đối tượng thuyết minh bất kỳ để viết câu định nghĩa
theo mơ hình: A là B.
(1) Ca dao – dân ca là loại tác phẩm trữ tình dân gian...
(2) Văn Miếu Quốc Tử Giám là biểu tượng về truyền thống hiếu học của
dân tộc Việt Nam.
(3) “Chim gáy cịn có tên cu cu, là loài chim có kích thước trung bình,
mang bộ lơng màu nâu pha hồng cánh sen với bộ cườm diêm dúa đeo trên cổ ấy
là sứ giả của của những cánh đồng lúa chín vàng bát ngát ngây ngất hương
thơm”.
Ở ví dụ 1: Định nghĩa quá rộng, chưa nêu được đặc điểm riêng của ca dao,
dân ca.
(2) Giới thiệu được đối tượng thuyết minh là Văn Miếu Quốc Tử Giám
nhưng vẫn còn chung chung, trừu tượng.
(3) Đã nêu được đối tượng cụ thể để thuyết minh là “chim gáy” và nêu
được đặc điểm riêng, nổi bật của loài chim này.
16

16


Kết luận về phương pháp nêu định nghĩa, giải thích:
- Không nên nêu định nghĩa quá rộng, quá hẹp hay trùng lặp.
- Không định nghĩa một cách quá trừu tượng, chung chung.
b. Phương pháp liệt kê
Phương pháp liệt kê là phương pháp thuyết minh bằng cách lần lượt chỉ ra
các đặc điểm, tính chất của đối tượng theo một trình tự nào đó hoặc nêu một loạt
con số, sự việc có nét tương đồng để minh hoạ cho đối tượng về đặc điểm, tính
chất nổi bật của nó.
Phương pháp này thường được sử dụng ở phần thân bài.
+ Cây dừa cống hiến tất cả của cải của mình cho con người: thân cây làm

máng, lá làm tranh, cọng lá chẻ nhỏ làm vách, gốc dừa già làm chõ đồ xôi, nước
dừa để uống, để kho cá, kho thịt, nấu canh, làm nước mắm,…
(Cây dừa Bình Định)
+ Theo các nhà khoa học, bao bì ni lơng lẫn vào đất làm cản trở q trình
sinh trưởng của các lồi thực vật bị nó bao quanh, cản trở sự phát triển của cỏ
dẫn đến hiện tượng xói mịn ở các vùng đồi núi. Bao bì ni lơng bị vứt xuống
cống làm tắc các đường dẫn nước thải, làm tăng khả năng ngập lụt của các đô thị
về mùa mưa. Sự tắc nghẽn hệ thống cống rãnh làm cho muỗi phát sinh, lây
truyền dịch bệnh. Bao bì ni lơng trơi ra biển làm chết các sinh vật khi chúng
nuốt phải…
(Thông tin về Ngày Trái Đất năm 2000)
Nhận xét: Người viết đã sử dụng phương pháp liệt kê để kể ra lần lượt các
biểu hiện của đối tượng theo trật tự từ lớn đến nhỏ (hoặc ngược lại), giúp người
đọc nắm được đặc điểm, tính chất của sự vật, hiện tượng một cách cụ thể, sáng
rõ.
c. Phương pháp nêu ví dụ
Nêu ví dụ là phương pháp thuyết minh được sử dụng rất phổ biến. Tất
nhiên ví dụ được chọn phải khách quan, trình bày có thứ tự mới có sức thuyết
phục mạnh mẽ, phải nêu dẫn chứng thực tế tạo ấn tượng cho người đọc.
17

17


Ví dụ: Ngày nay, đi các nước phát triển, đâu đâu cũng nổi lên chiến dịch
chống thuốc lá. Người ta cấm hút thuốc ở tất cả những nơi công cộng, phạt nặng
những người vi phạm (ở Bỉ, từ năm 1987, vi phạm lần thứ nhất phạt 40 đô la, tái
phạm phạt 500 đơ la).
(Ơn dịch thuốc lá)
Đoạn văn trên đưa ra ví dụ cụ thể, điển hình về việc xử phạt những người

hút thuốc lá ở nơi công cộng : ở Bỉ, từ năm 1987, vi phạm lần thứ nhất phạt 40
đơ la, tái phạm phạt 500 đơ la. Ví dụ này có tác dụng nhấn mạnh nội dung diễn
đạt, thuyết phục người đọc, làm cho người đọc nhìn nhận vấn đề chống thuốc lá
một cách nghiêm túc hơn.
d. Phương pháp dùng số liệu
Áp dụng phương pháp dùng số liệu vào trường hợp các sự vật có đặc
trưng biểu hiện ở số lượng.
Các nhà khoa học cho biết trong không khí, dưỡng khí chỉ chiếm 20% thể
tích, thán khí chiếm 3%. Nếu khơng có bổ sung thì trong vịng 500 năm con
người và động vật sẽ dùng hết số dưỡng khí ấy, đồng thời số thán khí khơng
ngừng gia tăng. Vậy vì sao đến nay dưỡng khí vẫn cịn? Đó là nhờ thực vật.
Thực vật khi quang hợp hút thán khí và nhả ra dưỡng khí. Một héc-ta cỏ mỗi
ngày có khả năng hấp thụ 900 kg thán khí và nhả ra 600 kg dưỡng khí. Vì thế
trồng cây xanh và thảm cỏ trong thành phố có ý nghĩa cực kì to lớn.
(Nói về cỏ)
Đoạn văn trong sách giáo khoa đã cung cấp những số liệu về dưỡng khí
và thán khí có trong khơng khí để làm nổi bật vai trị của cỏ và qua đó nói lên
tầm quan trọng của việc trồng cây xanh trong thành phố (tạo khả năng hút thán
khí, nhả ra dưỡng khí).
Lưu ý: Trong văn bản thuyết minh, nhất là đối với lĩnh vực khoa học tự
nhiên, các số liệu là cơ sở quan trọng để người viết thuyết minh về một vấn đề gì
đó. Số liệu sử dụng trong văn bản thuyết minh phải có độ tin cậy cao, được
chứng thực bằng phương pháp khoa học.
e. Phương pháp so sánh
18

18


Phương pháp so sánh cũng là phương pháp được sử dụng phổ biến trong

văn thuyết minh để làm nổi bật sự khác biệt về đặc điểm, tính chất của sự vật, sự
việc. Phương pháp so sánh hay nêu ví dụ vận dụng khi cần làm nổi bật đặc điểm
của đối tượng thuyết minh, thường sử dụng nhiều ở thân bài…
Biển Thái Bình Dương chiếm một diện tích lớn gần bằng 3 đại dương
khác cộng lại và lớn gấp 14 lần diện tích biển Bắc Băng Dương là đại dương bé
nhất.
Nhận xét: Thuyết minh về độ rộng lớn của biển Thái Bình Dương, người
viết đã tiến hành so sánh với các đại dương khác để giúp người đọc có được ấn
tượng cụ thể về diện tích của nó. Phép so sánh có tác dụng làm nổi bật, cụ thể
hố đối tượng cần thuyết minh.
f. Phương pháp phân loại, phân tích
Phương pháp phân loại, phân tích là phương pháp chia đối tượng ra từng
loại, từng mặt để thuyết minh. Trước mỗi sự vật, hiện tượng đa dạng, phức tạp,
người ta thường tiến hành phân loại, chia nhỏ để tìm hiểu. Nhìn sự vật ở nhiều
góc độ khác nhau sẽ đem lại cho chúng ta hình ảnh chân thực, sinh động, phản
ánh đúng, sâu sắc đối tượng.
Ví dụ: Thuyết minh về một lồi cây học sinh phải tách ra được các
phương diện để thuyết minh như đặc điểm, công dụng, cách trồng và chăm
sóc…
Họ lan thường được chia thành hai nhóm: Nhóm phong lan bao gồm tất
cả những loài sống bám trên đá, trên cây, có rễ nằm trong khơng khí. Cịn nhóm
địa lan lại gồm những loài có rễ nằm trong đất hay lớp thảm mục.
(Theo Lê Hoàng, Hoa lan Việt Nam, SGK ngữ văn 10, tập 2)
g. Phương pháp thuyết minh bằng cách chú thích
Phương pháp này nêu ra một tên gọi khác hoặc một cách nhận biết khác,
có tác dụng đa dạng hoá văn bản và phong phú hoá cách diễn đạt.
Cần phân biệt phương pháp thuyết minh chú thích với phương pháp
thuyết minh định nghĩa.
19


19


Ví dụ: Tam giác đều là tam giác có ba cạnh bằng nhau. (Theo từ điển
tiếng Việt, Hoàng Phê)Thuyết minh bằng định nghĩa.
Tam giác đều (Tam giác màu tím) là tam giác có ba cạnh bằng nhau.
Thuyết minh bằng chú thích.
Thuyết minh bằng chú thích là làm cho rõ hơn khái niệm, vấn đề bằng
cách đi vào những khía cạnh khác của nó. So với cách thuyết minh bằng định
nghĩa, cách thuyết minh bằng chú thích có ưu điểm là làm cho người đọc nắm
được đặc điểm bên ngoài của vấn đề, hạn chế của nó là khơng đi sâu vào bản
chất của đối tượng.
h. Phương pháp thuyết minh bằng cách giải thích nguyên nhân - kết quả
Phương pháp thuyết minh bằng giảng dạy nguyên nhân – kết quả đi từ
hiện tượng mang nguyên nhân đến kết luận.
Đoạn văn giới thiệu về thi sĩ Ba - sô
(1) Một đệ tử mang đến cho ông một cây lạ nhập giống từ xứ Trung Hoa.
Đấy là cây chuối, giống chuối tiêu. Và ngay tức thì, nhà thơ say mê nó. Ơng bị
những tàu lá dài và rộng kia quyến rũ, tàu là “đủ lớn để che cho một ần sĩ”.
Trong cơn gió, tàu lá kia rách tướp gợi cho ông nghĩ đến cái đuôi của con
phượng hoàng trong huyền thoại, hoặc một chiếc quạt màu xanh tả tơi vì gió.
Ơng viết: “Tơi thích được ngồi dưới gốc cây chuối của tơi và lắng nghe thanh
âm của gió, của mưa vang lên phía trên tàu lá”.[...].
(2) Trong tiếng Nhật, tên cây chuối là ba – sô và không lâu sau, các đệ tử
đã gọi nơi ẩn cư quạnh vắng của ông là Ba-sô-an, hay Lều Cây Chuối, hay Am
Ba Tiêu. Còn cái tên nào thích hợp cho ơng lấy làm bút danh hơn tên loài cây
mà ông yêu mến?
(Theo Hàn Thuỹ Giang, Thi sĩ Ba-sơ và “Con đường hẹp thiên lí”, Tlđd)
Trong hai mục đích (1) và (2), mục đích (2) là chủ yếu, vì mục đích của
đoạn văn là thuyết minh về lai lịch của bút danh Ba-sô.

- Các ý của đoạn văn có quan hệ nhân - quả. Đoạn (1) là giảng giải
nguyên nhân, đoạn (2) là kết quả. Quan hệ ấy được trình bày một cách hợp lí và
20

20


sinh động ở chỗ sự dẫn dắt bằng nhiều yếu tố: cây lạ - say mê - quyến rũ - biểu
tượng, triết lí - thân thiết - đặt bút danh Ba-sô (cây chuối).
* Lưu ý: Đề văn thuyết minh phong phú đa dạng. Về hình thức, có đề
dùng mệnh lệnh “giới thiệu”, có đề dùng mệnh lệnh “thuyết minh”, cũng có đề
chỉ nêu đối tượng thuyết minh nhưng tất cả đều phải có đối tượng thuyết minh.
Về phạm vi, đề thuyết minh đề cập tới bất kỳ mọi lĩnh vực trong cuộc sống.
Cách diễn đạt của đề văn thuyết minh ngắn gọn.
Bố cục của bài văn thuyết minh cũng như bố cục 3 phần của các kiểu bài
khác nhưng trong mỗi phần lại có yêu cầu riêng. Phần Mở bài phải giới thiệu
được đối tượng thuyết minh, giới hạn phạm vi thuyết minh nếu cần thiết. Thân
bài gồm nhiều đoạn văn nối tiếp nhau, mỗi đoạn trình bày một mặt của đối
tượng như: cấu tạo, đặc điểm, lợi ích. Phần kết bài bày tỏ thái độ với đối tượng,
nhận xét về tương lai của đối tượng đó. Tuy vậy, giáo viên phải lưu ý cho học
sinh rằng đây là yêu cầu chung về bố cục của bài văn thuyết minh, nhưng ở mỗi
dạng khác nhau lại có thể theo một kết cấu khác nhau.
IV. Thu hút học viên yêu thích văn thuyết minh và có định hướng tốt
cho việc lựa chọn ngành nghề mai sau.
1. Mục đích:
Văn bản thuyết minh nhằm mục đích giúp người đọc hiểu về đặc trưng,
tính chất của sự vật hiện tượng. Thuyết minh gắn liền với tư duy khoa học nên
bài thuyết minh yêu cầu cao về tính chính xác, chặt chẽ. Vì vậy, khi tạo lập văn
bản thuyết minh, người viết thường sử dụng các phương pháp thuyết minh.
2. Nội dung biện pháp:


Nhìn chung, để học sinh viết tốt một bài văn thuyết minh, giáo viên cần
chú ý hướng dẫn học sinh thực hiện theo các bước sau đây:
- Thứ nhất, xác định đối tượng cần thuyết minh (thuyết minh về cái gì?)
- Thứ hai, xác định yêu cầu, mức độ thuyết minh (chi tiết, cụ thể hay khái
quát, sơ lược…).
21

21


- Thứ ba, thu thập, nghiên cứu về đối tượng cần thuyết minh (tập hợp, ghi
chép số liệu về đối tượng qua quan sát trực tiếp hoặc qua sách vở, tài liệu…).
- Thứ tư, lập dàn ý cho bài văn thuyết minh.
- Thứ năm, viết bài văn thuyết minh.
Sau đây là các bước tiến hành cụ thể.
a) Dạng 1: Vận dụng các phương pháp thuyết minh cho bài văn thuyết
minh về danh lam thắng cảnh hoặc một di tích lịch sử.
* Nội dung trọng tâm: Người học cần chú ý những ý chính sau:
- Chọn một danh lam thắng cảnh hoặc một di tích của đất nước miễn sao
các em có nhiều kiến thức về nó. Khi thuyết minh, em cần đảm bảo những ý sau
đây:
+ Nguồn gốc, xuất xứ, lịch sử hình thành nên đối tượng.
+ Kết cấu, kiến trúc (cấu tạo bên ngoài, cấu tạo bên trong).
+ Những giai thoại, câu chuyện liên quan đến đối tượng (nếu có).
+ Ý nghĩa, giá trị lịch sử của địa danh đó.
+ Cảm nghĩ của người viết.
*. Định hướng về phương pháp, biện pháp thực hiện:
- Cần vận dụng kết hợp các phương pháp thuyết minh như: phương pháp
định nghĩa, phương pháp phân loại, phương pháp so sánh, liệt kê, ví dụ, nguyên

nhân – kết quả… Về kết cấu, bài văn nên được kết cấu theo trình tự logic: lần
lượt thuyết minh về nhân thế và sự nghiệp của tác giả văn học, nguồn gốc, kết
cấu, câu chuyện lịch sử gắn liền với di tích, thắng cảnh... Nên kết hợp thuyết
minh và miêu tả, tự sự, biểu cảm để bài văn thêm sinh động. Tiết 47 của chương
trình có thể áp dụng dạng đề này.
Yêu cầu giới thiệu về một danh lam thắng cảnh hoặc di tích của đất nước.
(Vịnh Hạ Long)

22

22


DÀN Ý CHI TIẾT
I. MỞ BÀI
Giới thiệu: Trên đất nước Việt Nam thân yêu có rất nhiều danh lam thắng
cảnh nổi tiếng nhưng có lẽ tiêu biểu nhất chính là Vịnh Hạ Long.
II. THÂN BÀI
1. Nguồn gốc, xuất xứ
- Hạ Long nghĩa là “nơi rồng đáp xuống”. Tên gọi Hạ Long đã thay đổi
qua nhiều thời kỳ lịch sử, thời Bắc thuộc khu vực này được gọi là Lục Châu,
Lục Hài. Các thời Lý, Trần, Lê Vịnh mang các tên Hải Đông, An Bang, Vân
Đồn, Ngọc Sơn hay Lục Thủy. Tên Hạ Long mới xuất hiện trong một số thư tịch
và các bán đồ hàng hải của Pháp từ cuối thế kỷ 19.
- Theo tài liệu của người Pháp:
+ Trên tờ Tin tức Hải Phòng xuất bản bằng tiếng Pháp có bài viết về sự
xuất hiện của sinh vật giống rồng trên khu vực là vịnh Hạ Long ngày nay, khi
viên thiếu úy người Pháp Legderin, thuyền trưởng tàu Avalence cùng các thủy
thủ bắt gặp một đôi rắn biển khổng lồ ba lần (vào các năm 1898, 1900 và 1902).
+ Có lẽ người Châu Âu đã liên tưởng con vật này giống như con rồng

châu Á. Loài vật huyền thoại được tơn sùng trong văn hóa Việt Nam nói riêng và
văn hóa các nước châu Á nói chung và đó là lý do khiến vùng biển đảo Ọuảng
Ninh được người Pháp gọi bằng cái tên vịnh Hạ Long tên đó tồn tại đến ngày
nay.
- Theo truyền thuyết dân gian Viêt Nam:
+ Theo truyền thuyết dân gian Việt Nam: trong tâm thức của người Việt từ
thời tiền sử với trí tưởng tượng dân gian và ý niệm về cội nguồn con Rồng cháu
Tiên, một số truyền thuyết cho ràng khi người Việt mới lập nước đã bị giặc
ngoại xâm, Ngọc Hoàng sai Rồng Mẹ mang theo một đàn Rồng Con xuống hạ
giới giúp người Việt đánh giặc. Thuyền giặc từ ngoài biển ào ạt tiến vào bờ vừa
lúc đàn Rồng tới hạ giới. Đàn Rồng lập tức phun ra lửa thiêu cháy thuyền giặc,
một phun nhả Châu Ngọc dựng thành bức tường đá sừng sừng làm cho thuyền
giặc đâm phải mà vỡ tan, chặn đứng bước tiến của ngoại bang.
23

23


2. Kết cấu
Sau khi giặc tan, thấy cảnh mặt đất thanh bình, cây cối tươi tốt, con người
nơi đây lại cần cù, chịu khó, đồn kết giúp đỡ nhau, Rồng Mẹ và Rồng Con
không trở về trời mà ở lại hạ giới, nơi vừa diễn ra trận chiến để muôn đời báo vệ
con dân Đại Việt. Vị trí Rồng Mẹ đáp xuống là Hạ Long; nơi Rồng Con đáp
xuống là Bái Tử Long và đuôi đàn rồng quẫy nước trắng xoá là Bạch Long Vĩ
(bán đảo Trà Cổ ngày nay, với bãi cát dài trên 15 km).
- Vịnh có rất nhiều hang động, có động nước và động khơ.
- Bên trong những hang động có rất nhiều đá vơi.
- Có rất nhiều đảo và cồn đá.
- Mặt nước ở Vịnh Hạ Long rất đẹp, những làn sóng nhẹ nhàng đánh vào
bờ tạo nên một khung cảnh thơ mộng khi bạn đứng ngắm Vịnh Hạ Long.

- Chiều về bạn có thể thấy hồng hơn từ phía phản chiếu lên mặt nước
như đang có đến tận hai mặt trời.
-Từ trên cao nhìn xuống, Vịnh Hạ Long như một bức tranh tuyệt hảo do
thiên nhiên tạo thành gồm có những hang động và những hòn.
- Bên trong là những hang động người ta có thể tham quan, ngắm cảnh.
- Có những thạch nhũ có hình thù kì lạ do thiên nhiên tạo ra bên trong
hang.
- Vịnh Hạ Long nhìn từ xa thấy như những người lính khổng lồ canh giữ
biển Việt Nam.
- Vì thế, mà Vịnh Hạ Long đã được UNESCO công nhận là di sản văn
hoá thế giới.
3. Ý nghĩa
- Vịnh Hạ Long là một trong những tài sản vô giá của đất nước Việt Nam
thân yêu.

24

24


- Ngồi ý nghĩa là một cảnh đẹp, nó cịn tượng trưng cho nét đẹp hồn hậu
của con người Việt Nam mỗi khi du khách ghé thăm.
III. KẾT BÀI
- Vịnh Hạ Long đúng là một cảnh đẹp thiên nhiên trên thế giới.
- Tôi tự hào về vẻ đẹp của thiên nhiên.
b) Dạng 2: Vận dụng các phương pháp thuyết minh cho bài văn thuyết
minh về một tác giả, tác phẩm văn học.
* Nội dung trọng tâm: Người học cần chú ý những ý chính sau:
Đề bài yêu cầu thuyết minh về một tác giả và một tác phẩm nổi tiếng của
văn học. Trước hết, chúng ta cần nêu được những nét tiêu biểu về cuộc đời và sự

nghiệp thơ văn của tác giả. Sau đó, chúng ta thuyết minh tác phẩm trên các
phương diện: nguồn gốc, thể loại, tóm tắt, giá trị tư tưởng và nghệ thuật,…
* Định hướng về phương pháp, biện pháp thực hiện:
- Cần vận dụng kết hợp các phương pháp thuyết minh như: phương pháp
định nghĩa, phương pháp phân loại, phương pháp so sánh,… Về kết cấu, bài văn
nên được kết cấu theo trình tự logic: lần lượt thuyết minh về nhân thế và sự
nghiệp của tác giả văn học, nguồn gốc , thể loại, tóm tắt, giá trị nội dung và nghệ
thuật của tác phẩm. Chúng ta nên kết hợp thuyết minh và biểu cảm để bài văn
thêm sinh động. Tiết 50 của chương trình lớp 10 có thể áp dụng dạng đề này.
Yêu cầu thuyết minh về Nguyễn Du và “Truyện Kiều”.
DÀN Ý CHI TIẾT
I. MỞ BÀI
- Giới thiệu tác gia Nguyễn Du: là đại thi hào dân tộc, là danh nhân văn
hóa thế giới.
- Giới thiệu về “Truyện Kiều”: là kiệt tác của Nguyễn Du, là tác phẩm kinh
điển của văn học Việt Nam và được dịch ra nhiều thứ tiếng trên thế giới.
II. THÂN BÀI
25

25


×