Tải bản đầy đủ (.doc) (28 trang)

MỘT vài KINH NGHIỆM bồi DƯỠNG học SINH GIỎI môn vật lý 9

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (181.9 KB, 28 trang )

MỘT VÀI KINH NGHIỆM BỒI DƯỠNG
HỌC SINH GIỎI MÔN VẬT LÝ 9
I. ĐẶT VẤN ĐỀ:
“ Vì lợi ích mười năm thì phải trồng cây
Vì lợi ích trăm năm thì phải trồng người”
Thực hiện lời dạy trên của Bác Hồ, việc đào tạo những chủ nhân
tương lai của đầt nước vừa “hồng” vừa “chuyên” là nhiệm vụ quan trọng hàng
đầu, là trọng trách lớn lao đặt ra cho ngành giáo dục đào tạo. Muốn làm được
việc này đòi hỏi một sự nỗ lực và sáng tạo không biết mệt mỏi của những người
làm công tác giáo dục nói chung và toàn thể đội ngũ giáo viên của chúng ta nói
riêng. Nhằm tạo ra những nhân tài trong tương lai cho đất nước thì ngay từ khi
các em còn ngồi trên ghế nhà trường chúng ta cần phải theo dõi, phát hiện và
tiến hành bồi dưỡng cho các em nhằm giúp các em phát huy hết khả năng tư
duy sáng tạo của mình.
Chính vì vậy, công tác phát hiện và bồi dưỡng học
sinh giỏi là một công tác mũi nhọn trọng tâm trong các nhà trường phổ thông
hiện nay.
Công tác này vừa đảo bảo mục tiêu giáo dục bộ môn cấp THCS đồng thời
kích thích hứng thú học tập bộ môn và phát huy hết khả năng sáng tạo của học
sinh.
Là một giáo viên giảng dạy môn Vật lý trường Trung học cơ sở, bên cạnh
với công tác giảng dạy trên lớp theo chuyên môn được phân công thì tôi còn
được tham gia công tác phát hiện và bồi dưỡng học sinh giỏi của trường. Trong
công tác bồi dưỡng học sinh giỏi tôi cũng thu được những kết quả nhất định.
Mặc dù kết quả chưa cao, song đó cũng là một thành công bước đầu của tôi
trong việc áp dụng: “Một số kinh nghiệm trong công tác bồi dưỡng học giỏi môn
Vật lý 9 ”. vì vậy, tôi mạnh dạn nêu ra để các đồng nghiệp tham khảo và đóng
góp ý kiến, hi vọng rằng những kinh nghiệm nhỏ của tôi phần nào giúp đồng
nghiệp tháo gỡ những vướng mắc về công tác bồi dưỡng học sinh giỏi và chia sẻ
thêm cho tôi những kinh nghiệm trong công tác này nhằm cùng nhau đưa
phong trào bồi dưỡng đạt những kết quả cao hơn trong thời gian tới.



II.GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ:
A.Cơ sở lý luận
Nhiệm vụ của ngành Giáo dục và đào tạo mà Đảng và Nhà nước đã phân
công là “Nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực và bồi dưỡng nhân tài cho đất
nước”. Vì nguồn nhân lực góp phần quyết định sự thành công trong quá trình
xây dựng công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Đảng ta đã xác định ưu tiên
“Giáo dục là quốc sách hàng đầu”. Văn kiện Hội nghị lần thứ 2 của TW Đảng
khoá VIII ghi rõ: “Ngành giáo dục phải làm tốt nhiệm vụ giáo dục và đào tạo
nguồn nhân lực cho đất nước, đội ngũ lao động cho khoa học và công nghệ”.
1


Bồi dưỡng nhân tài cho đất nước thực chất đó là công tác bồi dưỡng học
sinh giỏi trong hệ thống các trường phổ thông của ngành giáo dục và đào tạo
nước ta. Do đó công tác bồi dưỡng học sinh giỏi là nhiệm vụ quan trọng, không
thể thiếu được đối với mỗi giáo viên chúng ta. Đặc biệt theo yêu cầu đổi mới
phương pháp dạy học, trong nội dung thay sách giáo khoa, mỗi giáo viên phải
thực hiện giảng dạy theo những nội dung phù hợp với từng đối tượng học sinh
giỏi, khá, trung bình, yếu. Cho nên, công tác bồi dưỡng học sinh giỏi đóng một
vai trò quan trọng trong việc thực hiện nhiệm vụ năm học của mỗi nhà trường
hiện nay.
Bồi dưỡng nhân tài còn là thể hiện sự quan tâm đặc biệt của nhà trường
trước nhu cầu tạo ra nguồn nhân lực có trình độ và tay nghề cao trong giai đoạn
xây dựng công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước mà trong mục tiêu và chiến
lược giáo dục đến năm 2020 của Đảng đã đề ra “ Nâng cao chất lượng đào tạo
nhân lực phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá, trong đó đặc biệt chú
trọng nhân lực khoa học - công nghệ trình độ cao, cán bộ quản lý giỏi và công
nhân kỹ thuật lành nghề”.
Trong thực tế hiện nay, khả năng tự học, tự rèn ở nhà của học sinh THCS

để nâng cao kiến thức còn gặp nhiều khó khăn. Do tính hệ thống, khái quát hoá
kiến thức của các em chưa cao, khả năng suy luận, trình bày, lập luận còn yếu.
Để nâng cao kiến thức về một môn học nào đó, học sinh trung học cơ sở
chưa thể tự mình làm được mà rất cần sự giúp đỡ của thầy, cô giáo thông qua
các lớp bồi dưỡng học sinh năng khiếu trong nhà trường. Nhằm phát huy được
vai trò học tập của từng đối tượng học sinh, tránh được sự nhàm chán đối với
học sinh khá giỏi và quá tải đối với học sinh trung bình , yếu, kém là việc làm
không đơn giản của giáo viên hiện nay. Điều này luôn là sự trăn trở của những
giáo viên tâm huyết với nghề.

B. Cơ sở thực tiễn
Học sinh giỏi thường là học sinh có tố chất đặc biệt khác các học sinh
khác về kiến thức, khả năng tư duy. Như vậy, tiết dạy bồi dưỡng học sinh giỏi
đòi hỏi giáo viên phải có sự chuẩn bị và đầu tư nhiều hơn là tiết dạy bình thường
trên lớp, thậm chí phải có quá trình tích lũy kinh nghiệm qua thời gian dài mới
có thể đạt hiệu quả và thuyết phục được học sinh, làm cho các em thực sự hứng
thú và tin tưởng. Giáo viên tham gia bồi dưỡng phải có sự học tập và trao dồi rất
nhiều cùng với lòng nhiệt huyết, quyết tâm cao mới có thể đáp ứng được yêu
cầu của công việc.
Qua mười hai năm công tác giảng dạy và qua một số năm trực tiếp bồi
dưỡng học sinh giỏi lớp 9, tôi luôn có những suy nghĩ là phải làm gì để chỉ
trong vài tháng ít ỏi mà có thể có được những thành công nhất định. Từ các
đồng nghiệp và qua trao đổi với một số giáo viên ở một số trường, thì tất cả
đều mong muốn có những chuyên đề về công tác này. Song, cho đến nay phòng
giáo dục thị xã vẫn chưa có chuyên đề cụ thể nào trình bày về công tác bồi
dưõng học sinh giỏi, hoặc có trình bày ở những chuyên đề có liên quan nhưng
chưa được phân tích đúng mức.
Bên cạnh đó chương trình Vật lý nâng cao được tổng hợp toàn bộ kiến
thức từ lớp sáu đến hết lớp chín gồm các phần riêng lẻ như cơ, nhiệt, điện,
2



quang. Trong mỗi phần riêng lẻ lại chứa đựng nhiều mối quan hệ Vật lý. Ví dụ
như: Phần cơ bao gồm cả phần chuyển động cơ học, lực, áp suất, công, công
suất, các máy cơ đơn giản, hiệu suất....Nếu không được học phần Vật lý nâng
cao thì học sinh không thể giải quyết được các vấn đề Vật lý bao hàm nhiều hiện
tượng trong một vấn đề diễn ra trong thực tế. Đồng thời học sinh cũng không
thể giải được nhiều bài tập trong đề thi tuyển chọn học sinh giỏi của các cấp
hiện nay.
Cho đến nay, bản thân tôi chưa bắt gặp một tài liệu nào bàn về phương
pháp bồi dưỡng học sinh giỏi ở các cấp, các khối lớp cho các môn học trong nhà
trường Trung học cơ sở .
Tài liệu hiện nay giáo viên chủ yếu dựa vào các sách nâng cao của các
nhà xuất bản dành cho giáo viên, phụ huynh và học sinh giỏi tham khảo. Hầu hết
các loại sách này được trình bày theo thứ tự :
+ Kiến thức cơ bản.
+ Bài tập.
+ Hướng dẫn giải, hoặc đáp số. Thế nhưng, trong các loại sách đó có rất
nhiều nội dung trùng lặp gây rất nhiều khó khăn cho giáo viên.
Trong thực tế, mỗi kỳ thi chọn học sinh giỏi của tất cả các cấp đều không
có hướng dẫn chương trình ôn luyện. Tất cả là do giáo viên bồi dưỡng học sinh
giỏi phải tự tìm và lên kế hoạch, rồi cùng học sinh tự hoàn tất chương trình của
mình đặt ra.
Vấn đề đặt ra ở đây là làm thế nào để từ một khối lượng bài tập đồ sộ với
hàng trăm bài tập Vật lý, với hàng chục đầu sách tham khảo trên thị trường lại
phải luyện tập cho học sinh rất nhiều kỹ năng mà chỉ trong thời gian vài tháng.
Tôi mạnh dạn đưa ra những suy nghĩ của mình với mong muốn góp phần trao
đổi kinh nghiệm, chia sẻ học tập lẫn nhau để cùng tiến bộ. Đó cũng là nội dung,
mục đích hướng tới của sáng kiến kinh nghiệm này.


C. Các biện pháp tiến hành

I. Vấn đề phát hiện học sinh có năng lực
Phát hiện, tuyển chọn, học sinh năng khiếu có năng lực cho từng bộ môn
theo tôi là nhiệm vụ thường xuyên của mỗi giáo viên. Vậy công việc phát hiện
và tuyển chọn học sinh năng khiếu được tiến hành như thế nào để đảm bảo chất
lượng?
Trong việc phát hiện và bồi dưỡng học sinh giỏi thì năng khiếu, năng lực
là một phẩm chất không thể thiếu được.Tiếp đến tôi quan sát xem ở các em có
sự hứng thú cao khi học tập môn học này không? Nếu các em có năng lực
nhưng không yêu thích, không có niềm đam mê thì sẽ không có sự thành công.
Bên cạnh đó thì học sinh phải có sự sáng tạo ở mức độ cao vì Vật lý là bộ môn
khoa học tự nhiên. Có sáng tạo thì việc vận dụng các kiến thức vào các tình
huống mới, các kỹ năng thao tác mới nhanh và đạt được hiệu quả cao.
Theo tôi tiêu chuẩn để tuyển chọn học sinh giỏi phải đạt được một số yếu
tố sau:
- Yêu thích bộ môn, ham hiểu biết,
- Có ý thức cầu tiến,
3


- Có tinh thần vượt khó,
- Chăm học, khiêm tốn,
- Viết nhanh, chữ viết rõ ràng.
Thực tế, trong nhiều năm học trước khi chưa có sự chuẩn bị tốt ngay từ
đầu năm, nhà trường và giáo viên bộ môn thường đến khi tiến hành bồi dưỡng
học sinh giỏi thì lấy số học sinh xếp loại học lực giỏi phân cho các môn để bồi
dưỡng, dẫn đến tình trạng nhiều giáo viên bộ môn cùng thích bồi dưỡng một học
sinh nào đó và không đồng ý bồi dưỡng một vài học sinh khác trong số học sinh
giỏi mà nhà trường phân cho mình bồi dưỡng. Làm như vậy kết quả bồi dưỡng

không cao, ảnh hưởng đến tinh thần bồi dưỡng của giáo viên. Theo tôi cần tổ
chức thi chọn lọc qua vài vòng loại để lựa chọn đối tượng học sinh vào bồi
dưỡng. Giáo viên cần đánh giá học sinh một cách khách quan, chính xác, không
chỉ qua bài thi mà cả qua việc học tập bồi dưỡng hằng ngày. Việc lựa chọn đúng
không chỉ nâng cao hiệu quả bồi dưỡng, mà còn tránh bỏ sót học sinh giỏi và
không bị quá sức đối với những em không có tố chất.
Mặt khác, hiện nay nhà trường chỉ tổ chức bồi dưỡng học sinh giỏi môn
Vật lí bắt đầu từ khối lớp chín trở lên, còn khối lớp sáu và khối lớp bảy, tám thì
không tổ chức bồi dưỡng. Vì vậy việc bồi dưỡng học sinh giỏi ở khối lớp chín
càng gặp nhiều khó khăn.
Trước thực trạng như vậy, tôi tuyển chọn học sinh năng khiếu cho bộ môn
vật lí ngay từ khi các em bước vào học lớp sáu, lớp bảy, tám. Khi phát hiện các
học sinh có triển vọng, tôi chú ý bồi dưỡng hứng thú, nâng cao kiến thức, kỹ
năng và phương pháp tư duy cho các em ngang tầm đối với học sinh giỏi ngay
từ năm học lớp 6,7 và 8 kể cả những phần không trực tiếp có trong đề thi (vì các
nội dung của Vật lý ít nhiều đều có liên quan với nhau ở mức độ nhất định), mặc
dù năm lớp 9 mới trực tiếp bồi dưỡng kiến thức kỹ năng một cách hệ thống và
có kế hoạch cụ thể. Cách làm chủ yếu của tôi là định hướng cho các em tự
nghiên cứu, thường xuyên giao cho các em những bài tập nâng cao ngoài sách
giáo khoa, sách bài tập, theo dõi uốn nắn và giải đáp.

II. Việc thành lập nhóm:
Đặc thù của trường tôi là ven thị xã số lượng học sinh ít, chất lượng học
sinh chưa cao nên tôi hình thành nhóm nhỏ để phù hợp điều kiện thực tế. Theo
tôi nhóm học sinh giỏi khoảng ba đến bốn em. Nếu các trường có số lượng học
sinh rất ít thì theo tôi chúng ta vẫn nên chọn nhóm khoảng vài học sinh không
nên thành lập đội tuyển chỉ có một học sinh, như thế các em không có khí thế,
tâm thế học tập, không so sánh đối chiếu, bất lợi cho cả học sinh và giáo viên.
Trong nhóm phải có một hay hai học sinh làm nòng cốt vì một lẽ ai cũng hiểu
“có bột mới gột nên hồ”.

Hiện nay học sinh phải tham gia học thêm và các hoạt động ngoại khóa tương
đối nhiều nên nhóm tốt nhất là những học sinh học cùng lớp hoặc cùng địa bàn
cư trú, điều này thuận lợi cho viêc thu xếp thời gian biểu bồi dưỡng cho các em.

III. Việc bồi dưỡng – thời gian:
A. Phương pháp bồi dưỡng
1.Xác định tư tưởng cho học sinh
4


Một khó khăn lớn đối với các nhà trường vùng ven là số lượng học sinh
giỏi thì ít mà các môn thi lại nhiều nên học sinh tham gia bồi dưỡng học sinh
giỏi chất lượng không cao. Bên cạnh đó những học sinh có năng khiếu, có năng
lực đều thích thi học sinh giỏi ở một số môn công cụ: Toán, Văn, Anh văn điều
này có ảnh hưởng không ít đến chất lượng đội tuyển của các môn còn lại nói
chung và môn Vật lý nói riêng.
Mặt khác, một số học sinh có năng lực lại suy nghĩ mình bỏ ra một quỹ
thời gian không ít vào việc bồi dưỡng học sinh giỏi nếu có đạt giải thì chỉ được
giấy khen và ít tiền thưởng. Còn như với lượng thời gian đó nếu dành cho việc
ôn thi vào lớp 10 ... thì hiệu quả hơn nhiều. Bởi thế nên một số học sinh giỏi
hoặc là không thi hoặc là cố tình thi cho trượt để khỏi vào đội tuyển của môn
nào cả. Hoặc có một số em vào đội tuyển thì cũng là bất đắc dĩ vì nể thầy,
nể nhà trường, sự cố gắng cũng rất chừng mực, không hết tâm trí và sức lực cho
công tác này nên chất lượng học tập không cao.
Trong thực tế đã có không ít học sinh có ý định bỏ dở giữa chừng khi các
em đang tham gia ôn tập chuẩn bị cho các kì thi. Chính vì thế tư tưởng ảnh
hưởng không nhỏ đến mục tiêu, mục đích của cả người học lẫn người dạy. Để
các em có thái độ tích cực tham gia ôn tập, ngoài giờ học tôi thường tâm sự phân
tích cho các em hiểu về lợi ích sau này của việc ôn thi học sinh giỏi chứ không
đơn thuần là ôn tập để thi là xong. Học tập tốt khi tham gia bồi dưỡng môn Vật

lý sẽ giúp rất nhiều khi các em tiếp tục học lên THPT cũng như lợi ích của nó
trong công việc trong tương lai của các em sau này. Ngoài ra, tôi còn giới thiệu
cho các em về những anh chị học sinh đã từng tham gia học bồi dưỡng học sinh
giỏi những năm trước giờ đang học rất tốt tại các trường THPT và các trường
Đại học. Qua đó, các em thấy được tầm quan trọng của môn học và sẽ có thái
độ tích cực hơn trong khi ôn tập. Bên cạnh đó để tạo điều kiện cho các em tham
gia các môn học khác được tốt tôi thường bố trí thời gian học tập, ôn tập phù
hợp cho các em tránh sự quá tải về thời gian cũng như việc nhồi nhét kiến thức.
Do vậy việc tiến hành ôn tập, bồi dưỡng được tôi tiến hành trong khoảng thời
gian tương đối dài.
2. Dạy như thế nào cho đạt hiệu quả?
Trên cơ sở nghiên cứu, phân tích các đề thi học sinh giỏi, rút ra yêu cầu ,
mức độ đòi hỏi về kiến thức, kỹ năng; từ đó tôi lựa chọn hệ thống bài luyện tập
phù hợp (theo kinh nghiệm của tôi phải luyện tập cao hơn yêu cầu đề thi
khoảng 20% thì học sinh khi đi thi mới tự tin và chắc chắn đạt kết quả tốt)
Nắm vững phương châm: dạy chắc kiến thức cơ bản rồi mới nâng cao.
Thông qua những bài luyện cụ thể để dạy phương pháp tư duy - dạy kiểu dạng
bài có quy luật trước, loại bài có tính đơn lẻ, đặc biệt dạy sau. Để giải được các
bài toán dành cho học sinh giỏi, học sinh cần nắm vững kiến thức một cách cơ
bản, hệ thống, vững chắc, sâu sắc thì khả năng vận dụng vào kiên thức vào tình
huống mới sẽ linh hoạt.
+ Mỗi loại kiến thức (khái niệm, định luật, định lý…) đều có nội hàm
riêng và cách vận dụng (hay quy tắc, phương pháp) đặc trưng của nó. Khi dạy
lý thuyết cần phải thông qua một số bài tập ví dụ cụ thể để khắc sâu cho học
5


sinh đầy đủ, cặn kẽ nội hàm và phương pháp vận dụng của kiến thức đó. Theo
tôi, giáo viên làm được như vậy thì học sinh khi gặp nhiều bài khác, mặc dù có
những chi tiết cụ thể khác nhau nhưng các em vẫn làm được vì chúng giống

nhau ở điểm cốt lõi. Vì vậy chúng ta phải dạy cho học học sinh nắm chắc cốt lõi
của kiến thức.
+ Có những loại bài tập liên quan đến rất nhiều loại kiến thức kỹ năng
khác nhau, học sinh muốn làm được cần phải biết chia bài đó thành nhiều bài
toán nhỏ và trong mỗi bài nhỏ cần dùng kiến thức, kỹ năng nào. Muốn làm
được như vậy, học sinh phải nắm thật vững nội hàm và phương pháp vận dụng
của từng loại kiến thức, biết được chúng liên quan với nhau như thế nào (hay
từng kiến thức nằm trong một hệ thống như thế nào), từ đó mới biết khi nào cần
sử dụng kiến thức nào. Nói cách khác, giáo viên phải dạy kiến thức một cách cơ
bản, vững chắc và hệ thống. Nếu dạy được học sinh theo phương châm đó, thì từ
yêu cầu và điều kiện của các bài tập đề ra, học sinh sẽ biết chia một bài toán
khó ra thành nhiều công đoạn, mỗi công đoạn các em sẽ biết sử dụng kiến thức,
phương pháp nào. Tôi dạy theo phương châm nêu trên vì :
+Dạy chắc cơ bản trước rồi mới nâng cao: Các bài cơ bản là những bài dễ,
chỉ liên quan đến một hoặc vài loại kiến thức kỹ năng, cần phải luyện tập nắm
vững từng loại. Sau đó giáo viên mới nâng cao dần bằng những bài tập tổng hợp
nhiều loại kiến thức, học sinh đã nắm vững từng loại sẽ dễ dàng nhận ra và giải
quyết được. Đối với học sinh giỏi bước này có thể làm nhanh, hoặc cho các em
tự làm nhưng phải kiểm tra. Khi chúng ta biết chắc chắn là học sinh đã chắc
kiến thức cơ bản rồi thì chúng ta mới nâng cao, nếu bỏ qua bước này trình độ
của học sinh sẽ không ổn định và không vững chắc (những học sinh lúc thì làm
được, lúc thì không đây là học sinh có tố chất nhưng không chắc cơ bản).
+Mỗi loại cần thông qua một hoặc hai bài tập điển hình, quan trọng là
phải rút ra phương pháp (thường dưới dạng một quy tắc), rồi cho thêm một số
bài cho học sinh tự vận dụng cho thành thạo phương pháp, cần kiểm tra thẩm
định xem học sinh đã nắm chắc chưa, nếu chưa cần phải củng cố bằng một số
bài tập đến khi được mới thôi.
+Hầu hết các bài tập đều có thể quy về một dạng nào đó. Giáo viên nên
chọn nhiều bài tập khác nhau nhưng có quy tắc giải chung. Theo tôi đây là hệ
thống bài tập phổ biến mà khi dạy bồi dưỡng giáo viên nên sử dụng.Vì mỗi loại

bài toán có một loại nguyên tắc, cứ xác định đúng dạng bài, sử dụng đúng
nguyên tắc là giải quyết được. Nhưng cá biệt có một ít bài không theo những
nguyên tắc chung, thuộc những tình huống cá biệt, có thể sử dụng những cách
riêng, thường không rõ quy luật, nhưng giải quyết nhanh. Cần phải coi trọng loại
bài tập có nguyên tắc là chính. Loại sau chỉ nên giới thiệu cho học sinh sau khi
các em đã học kỹ loại trên, vì loại đó học bài nào chỉ biết bài đó mà không áp
dụng cho nhiều bài khác được.
Theo tôi giáo viên nên tránh:
+Một số giáo viên mới bồi dưỡng học sinh giỏi, thường hay nôn nóng, bỏ
qua bước nắm vững kiến thức cơ bản, cho ngay bài khó, học sinh mới đầu đã
gặp những tình huống hốc búa, không nhận ra và ghi nhớ được từng đơn vị kiến
6


thức, kỹ năng. Kết quả là các em không định hình được phương pháp từ đơn
giản đến phức tạp, càng học càng hoang mang.
+Chúng ta đừng xem những bài tập đơn lẻ không có quy luật chung là
quan trọng, đưa ra nhiều và trước những bài có nguyên tắc chung (coi những bài
đó mới là “thông minh”). Kết quả là học sinh bị rối, không học được phương
pháp tư duy theo kiểu đúng đắn khoa học và thông thường là: mỗi loại sự việc
có một nguyên tắc giải quyết, chỉ cần nắm vững một số nguyên tắc là giải quyết
được hầu hết các sự việc.
Hầu hết các bài toán giáo viên chỉ nên gợi mở để học sinh tìm tòi ra cách
giải; không nên giải cho học sinh hoàn toàn hoặc để các em bó tay rồi sửa.
Ngựợc lại, khi sửa bài giáo viên lại phải giải một cách chi tiết (không nên
giải tắt) để giúp học sinh hiểu sâu sắc bài toán, đặc biệt là những bài toán khó
những bài học sinh sai sót nhiều. Đồng thời uốn nắn những sai sót và chấn chỉnh
cách trình bày của học sinh một cách kịp thời.
3. Sách là công cụ ôn tập quan trọng
Sách, báo tài liệu tham khảo đóng một vai trò rất quan trọng trong công

tác dạy và học. Đặc biệt đối với công tác bồi dưỡng học sinh giỏi lại càng quan
trọng hơn. Để tạo điều kiện cho các em trong quá trình học tập thì giáo viên phải
cung cấp đầy đủ các tài liệu liên quan đến quá trình bồi dưỡng. Chính vì vậy mà
giáo viên phải tham mưu với ban lãnh đạo nhà trường tạo điều kiện về cơ sở vật
chất phục vụ cho việc bồi dưỡng (về phòng học bồi dưỡng, cũng như tài liệu bồi
dưỡng). Theo tôi, giáo viên phải có kế hoạch kết hợp với cán bộ thư viện để bổ
sung những đầu sách, những tài liệu đáp ứng yêu cầu bồi dưỡng của bộ môn
mình phụ trách ( từ những tài liệu luyện tập đơn thuần cho đến tài liệu nâng
cao).
Khi thư viện đã có kế hoạch mua tài liệu tham khảo, thì giáo viên bộ môn
phải biết phối kết hợp với cán bộ thư viện, để mua những tài liệu cho phù hợp
và thiết thực với công tác bồi dưỡng học sinh giỏi của bộ môn.
Theo tôi, cần tập trung mua một số đầu sách tham khảo như sau: Trước
hết, ưu tiên mua các loại sách nâng cao, sách dành cho học sinh khá giỏi của
Nhà xuất bản giáo dục. Sau đó mua các đầu sách của các nhà giáo thuộc các
trường Đại học quốc gia Hà Nội, thành phố Hồ chí Minh và các loại sách về
chuyên đề vật lý bảy, tám, chín của các nhà xuất bản Đà Nẵng. Ngoài ra, đối với
mỗi giáo viên bộ môn phải thường xuyên sưu tầm các tài liệu thiết thực phục vụ
cho công tác bồi dưỡng học sinh giỏi, như các tạp chí vật lý và tuổi trẻ, các bộ
đề thi học sinh giỏi ở các năm trước trong huyện, trong tỉnh và của các huyện,
bạn.
Ví dụ: Một số sách tham khảo nên mua sắm để phục vụ cho công tác bồi
dưỡng học sinh giỏi.
-Chuyên đề bồi dưỡng Vật lý lớp 7, tác giả Nguyễn Đình Đoàn. Nhà xuất
bản Đà Nẵng. Năm 1999.
-Chuyên đề bồi dưỡng Vật lý lớp 8, tác giả GS. Tiến sĩ Vũ Thanh KhiếtTrương Thọ Lương - Phan Hoàng Vân. Nhà xuất bản Đà Nẵng. Năm 2000.
-121 Bài tập Vật lý nâng cao lớp 7,8, 9. Chủ biên. PGS-PTS. Vũ Thanh
Khiết. Nhà xuất bản tổng hợp Đồng Nai. Năm 2002.
7



-Vật lý nâng cao 8. Tác giả PGS. Nguyễn Thanh Hoạch - Nguyễn Cảnh
Hoè. Đại học quốc gia Hà Nội khối PT chuyên lý. Nhà xuất bản trẻ. Năm 1998.
-Bài tập Vật lý chọn lọc. Cơ - Nhiệt - Quang - Điện - Từ. Tác giả. Nguyễn
Thanh Hải. Nhà xuất bản Giáo dục. Năm 1997.
-Vật lý nâng cao 9. Tác giả Nguyễn Cảnh Hoè – Lê Thanh Hoạch. ĐH
quốc gia Hà Nội. Nhà xuất bản Đà Nẵng.
-Tuyển tập đề thi tuyển sinh THPT chuyên lý. Tác giả Lê Thanh Hoạch Phạm Văn Bền - Đặng Đình Tới. Đại học quốc gia Hà Nội. Nhà xuất bản Giáo
dục.
-Bồi dưỡng Vật lý 9, tác giả Nguyễn Đình Đoàn. Nhà xuất bản Đại học
quốc gia TP Hồ Chí Minh. Năm 2005.
Một số tài liệu khác:
-Đề thi các năm trước của các phòng GD& ĐT trong tỉnh, ngoài tỉnh.
-Tạp chí Vật lý và tuổi trẻ của Hội Vật lý Việt Nam.
-Bất ngờ và lý thú trong Vật lý.
-Vật lý vui.
Để có được các sách trên cho công tác bồi dưỡng học sinh giỏi, mỗi lần
nhà trường có kế hoạch bổ sung sách tôi đều tư vấn, giới thiệu tên các đầu
sách cần thiết cho cán bộ Thư viện.Vì trên thị trường hiện nay có rất nhiều đầu
sách nâng cao dành cho học sinh khá, giỏi. Chỉ có giáo viên giảng dạy Vật lí
mới có thể chọn mua được những đầu sách đáp ứng cho việc bồi dưỡng học sinh
giỏi của mình.
4. Áp dụng công nghệ thông tin
Các loại sách hiện có của trường nói chung và của tôi nói riêng nhiều lúc
không đáp ứng đủ cho nhu cầu công việc, để khắc phục tình trạng này vài năm
gần đây có mạng Internet tại trường nên tôi giới thiệu một số địa chỉ: thư viện
Violet, thư viện Vật lý, diễn đàn Vật lý, Vật lý và cuộc sống... trên mạng cho
học sinh để các em làm quen với các đề thi, trao đổi thu thập thông tin cũng như
giải các dạng bài tập trắc nghiệm trong các phần mềm trên mạng. Điều này cũng
giúp các em thực hành được nhiều hơn do không phải mất thời gian chép đề và

cũng gây nhiều hứng thú để các em học tập.
5. Thái độ của giáo viên trong công tác
Tục ngữ có câu:" Không thầy đố mày làm nên". Vai trò của người giáo
viên là hết sức quan trọng chính vì thế theo tôi đầu tiên: Giáo viên phải tạo
được niềm tin cho học sinh. Điều này rất quan trọng, bởi vì nếu học sinh có
niềm tin ở người thầy của mình thì mới tự nguyện, cố gắng đem hết sức mình để
học tập, phấn đấu. Thường thì học sinh đòi hỏi, đặt nhiều niềm hy vọng ở người
thầy của mình vì thầy là người có thể chỉ bảo cho các em vượt qua những khó
khăn trong học tập, trong cuộc sống. Chính niềm tin ở người thầy giúp các em
có đủ nghị lực vượt qua mọi trở ngại. Muốn vậy người thầy cần phải chứng tỏ
năng lực thực sự của mình trong mọi mặt, đặc biệt là về công tác chuyên môn.
Đó không là sự khoe khoang, tâng bốc mình mà phải bằng một quá trình học
hỏi, tìm tòi, sáng tạo, say mê, bền bỉ, bằng uy tín của mình trước học sinh, phụ
huynh và đồng nghiệp.
8


Việc tạo niềm tin cho học sinh còn phải thể hiện mình là người thầy thực
sự của các em. Thường thì sau các buổi thi học sinh giỏi tôi thường yêu cầu các
học sinh trình bày lại lời giải của mình, tôi chỉ ra cho các em những chỗ các em
nhầm lẫn và giải quyết những thắc mắc cho học sinh. Những bài tập học sinh
không làm được tôi quyết tâm giải trong thời gian ngắn nhất để trả lời trước học
sinh. Thực tế thì có những bài tập tôi không giải ra ngay được mà phải mất rất
nhiều thời gian, song tôi cũng ít khi chịu khuất phục. Tôi nghĩ những kết quả mà
học sinh đạt được trong các kì thi và trong cuộc sống chính là cơ sở vững chắc
nhất để tạo nên niềm tin trong học sinh, phụ huynh và đồng nghiệp.
Bên cạnh đó giáo viên phải có lòng nhiệt tình, và sự say mê sáng tạo. Phải
nói rằng nếu làm công tác học sinh giỏi mà giáo viên không say mê thì hiệu quả
sẽ không cao, nếu không muốn nói là thấp. Không những thế mà giáo viên cần
truyền sự say mê đó cho nhiều học sinh.Giáo viên phải làm cho học sinh thấy

được cái đẹp,cái thú vị của những công thức, những lời giải hay của những bài
tập khô khan. Niềm đam mê là động lực để các em cảm thấy hứng thú học hỏi,
tìm tòi và sáng tạo.
Tôi thiết nghĩ rằng hiện nay tài liệu, sách vở rất nhiều và phong phú,
phương tiện hiện đại giúp học sinh có thể tự học, tìm tòi, phát hiện. Song lại khó
khăn cho người giáo viên trong việc tìm ra những vấn đề, phương pháp mới để
dạy cho học sinh. Những vấn đề mới giáo viên dạy năm nay thì năm sau lại trở
thành cái cũ, hoặc đã có ở một tài liệu nào đó, học sinh lớp trước truyền cho lớp
sau và giáo viên cũng không cần thiết phải dạy nữa. Điều đó bắt buộc người
giáo viên phải luôn luôn tìm tòi, khám phá để tìm ra cái mới, những cách giải
mới để giờ dạy mới hấp dẫn được. Trong quá trình dạy giáo viên nên tìm mọi
cách sáng tạo để quá trình giải bài tập của học sinh không đi theo một lối mòn,
nhàm chán. Chúng ta phải có nhiều tài liệu và cần phải tham khảo nhiều ở các
tài liệu, tài liệu càng phong phú thì giáo viên càng có điều kiện truyền tải tốt
cho học sinh. Nhưng vấn đề cốt yếu là giáo viên phải biến những kiến thức từ
những tài liệu đó thành cái của thầy để rồi truyền thụ lại cho học sinh phương
pháp học, phương pháp tiếp cận kiến thức mới.
Cuối cùng theo tôi giáo viên cần phải gần gũi học sinh, tôn trọng và biết
cách động viên kích thích lòng say mê, sáng tạo của học sinh. Nếu người thầy
mà rời xa học sinh, không gần gũi để hiểu từng em học sinh thì rất khó thành
công trong dạy học nói chung và bồi dưỡng học sinh giỏi nói riêng. Theo tôi
giáo viên phải làm sao để học sinh coi thầy cô như một người anh (chị), người
bạn trong học tập. Giáo viên phải biết khơi trong bản thân mỗi em học sinh niềm
tin vào chính bản thân mình. Về việc này tôi thường làm bài tập cùng các em
học sinh giỏi. Nhiều khi học sinh đã có lời giải trước tôi, trong trường hợp như
thế tôi thường khen ngợi khuyến khích học sinh, vì thế mà các em lại càng tin
tưởng hơn vào khả năng của chính mình.
Theo tôi điều nên tránh trong việc dạy học sinh giỏi là tính tự ái, bảo
thủ của giáo viên. Tính tự ái, bảo thủ là nguyên nhân làm cho giáo viên xa rời
học sinh. Theo tôi giáo viên có thể giải nhầm một bài tập khó là chuyện bình

thường, học sinh có thể nhận ra điều đó. Có hai khả năng xảy ra khi học sinh
phát hiện giáo viên giải nhầm: một là học sinh sẽ lặng im nếu thầy cô mình là
9


một người bảo thủ, hai là học sinh chỉ ra chỗ chưa hợp lý của thầy cô để rồi
thầy trò cùng tranh luận. Khả năng nào hay và tốt hơn, tôi nghĩ rằng chỉ có khả
năng thứ hai thì giáo viên chúng ta mới trưởng thành lên được. Tôi đã trưởng
thành lên rất nhiều vì những chuyện tương tự như vậy. Qua một vài lần như thế
tôi ý thức được rằng tôi phải luôn luôn tôn trọng ý kiến của học sinh và phải cố
gắng rất nhiều để đáp ứng những đòi hỏi càng ngày càng cao của học sinh, hạn
chế tối đa việc giải nhầm các bài tập.

B.Nội dung bồi dưỡng:
Hiện nay có rất nhiều sách nâng cao và các tài liệu tham khảo, Internet,...
song chương trình bồi dưỡng học sinh giỏi chưa có sách hướng dẫn chi tiết, cụ
thể. Vì thế soạn thảo chương trình bồi dưỡng là một việc làm hết sức quan trọng
và rất khó khăn. Đây là một trong những công việc rất quan trọng quyết định kết
quả của công tác bồi dưỡng học sinh giỏi. Như đã nói ở trên giáo viên cần soạn
thảo nội dung bồi dưỡng dẫn dắt học sinh từ cái cơ bản của nội dung chương
trình học chính khoá, tiến dần tới chương trình nâng cao (tức là trước hết phải
khắc sâu kiến thức cơ bản của nội dung học chính khoá, từ đó vận dụng để mở
rộng và nâng cao dần kiến thức).Cần soạn thảo chương trình theo vòng xoáy: Từ
cơ bản tới nâng cao, từ đơn giản tới phức tạp. Đồng thời chúng ta phải có ôn
tập củng cố.
Chúng ta không nên xây dựng chương trình như sách nâng cao hiện nay vì
như thế học sinh khó nắm chắc và dễ bị nhầm lẫn. Mặt khác trong sách nâng
cao có một số bài quá khó đối với học sinh. Theo tôi giáo viên nên hệ thống kiến
thức cơ bản theo chủ đề: cơ, nhiệt, điện, quang sau đó chúng ta chọn hệ thống
bài tập vận dụng cơ bản rồi mới nâng cao cho từng chủ đề và những bài tập

tổng hợp nhiều loại kiến thức. Điều cần thiết, giáo viên cần đầu tư nhiều thời
gian, tham khảo nhiều tài liệu để đúc rút, soạn thảo cô đọng nội dung chương
trình bồi dưỡng và phải bổ sung cập nhật thường xuyên.
Ví dụ minh họa về phần cơ học:

I/ Một số kiến thức cơ bản phần chuyển động cơ học:
1/Chuyển động đều và đứng yên:
a)Chuyển động cơ học là sự thay đổi vị trí của một vật so với vật khác
được chọn làm mốc.
b)Nếu một vật không thay đổi vị trí của nó so với vật khác ,thì gọi là đứng
yên so với vật ấy.
c)Chuyển động và đứng yên có tính tương đối ,tuỳ thuộc vào vật được
chọn làm mốc.
2/Chuyển động thẳng đều:
a)Chuyển động thẳng đều là chuyển động của một vật ,đi được những
quãng đường bằng nhau trong những khoảng thời gian bằng nhau bất kỳ .
b)Vật chuyển động đều trên đường thẳng gọi là chuyển động thẳng đều.
3/ Vận tốc:
Vận tốc của một vật chuyển động đều được xác định bằng quãng đường đi trong
một đơn vị thời gian.

10


Công thức :

V =

S
t


với

s: Quãng đường đi

t: Thời gian vật đi quãng đường s
v: Vận tốc
Vật chuyển động đều thì vận tốc của nó không thay đổi theo thời gian .
4/Chuyển động không đều:
Vật chuyển động không đều có vận tốc thay đổi theo thời gian.
5/Vận tốc trung bình:

VTB =

S
t TB

s: Quãng đường đi
t: Thời gian đi hết quãng

đường S
- Vận tốc trung bình của chuyển động không đều có thể thay đổi theo
quãng đường đi.
6/Quãng đường và thời gian chuyển động :
Quãng đường đi: S=V.t
Thời gian:

t=

S

V

Bài tập vận dụng phần chuyển động cơ học
Dạng 1: Định thời điểm và vị trí gặp nhau của các chuyển động
Bài 1: Hai ôtô chuyển động đều ngược chiều nhau từ 2 địa điểm cách nhau
200km. Hỏi sau bao nhiêu lâu thì chúng gặp nhau biết rằng vận tốc xe thứ nhất
là 60km/h và xe thứ 2 là 40km/h.
Giải:
Giả sử sau thời gian t(h) thì hai xe gặp nhau
Quãng đường xe 1đi được là S1 = v1.t = 60.t
Quãng đường xe 2 đi được là S2 = v2 .t = 60.t
Vì 2 xe chuyển động ngược chiều nhau từ 2 vị trí cách nhau 200km
nên ta có: 60.t + 40.t = 200 => t = 2(h)
Vậy sau thời gian 2h chuyển động 2 xe gặp.
Bài 2: Xe thứ nhất khởi hành từ A chuyển động đều đến B với vận tốc 36km/h.
Nửa giờ sau xe thứ 2 chuyển động đều từ B đến A với vận tốc 5m/s. Biết quãng
đường AB dài 72km. Hỏi sau bao lâu kể từ lúc xe 2 khởi hành thì:
a. Hai xe gặp nhau
b. Hai xe cách nhau 13,5km.
Giải:
a. Chọn mốc thời gian khi xe xuất phát từ A chuyển động
Gọi t (h) là thời gian từ lúc xe xuất phát từ A (h) khởi hành đến khi 2 xe
gặp nhau :
Khi đó ta có quãng đường xe 1 đi được là: S1 = v1.t = 36.t
Quãng đường xe 2 đi được là:
S2 = v2. .(t – 0,5) = 18.(t – 0,5)
Vì quãng đường AB dài 72 km nên ta có:
36. t + 18.(t – 0,5) = 72 => t = 1(h)
Vậy sau 1h kể từ khi xe hai khởi hành thì 2 xe gặp nhau
11



a) Trường hợp 1: Hai xe chưa gặp nhau và cách nhau 13,5 km
Gọi thời gian kể từ khi xe 2 khởi hành đến khi hai xe cách nhau 13,5 km là t1
Quãng đường xe 1 đi được là: S1’ = v1(0,5 + t1) = 36.(0,5 + t1)
Quãng đường xe đi được là: S2’ = v2t1 = 18.t1
Theo bài ra ta có: 36.(0,5 + t1) + 18.t +13,5 = 72 => t1 = 0,75(h)
Vậy sau 45’ kể từ khi xe 2 khởi hành thì hai xe cách nhau 13,5 (km)
b )Trường hợp 2: Hai xe gặp nhau sau đó cách nhau 13,5km
Vì sau 1h thì 2 xe gặp nhau nên thời gian để 2 xe cách nhau 13,5km kể từ
lúc gặp nhau là t2. Khi đó ta có:
18.t2 + 36.t2 = 13,5 => t2 = 0,25 (h)
Vậy sau 1h15’ thì 2 xe cách nhau 13,5km sau khi đã gặp nhau.
Bài 3: Một người đi xe đạp với vận tốc v1 = 8km/h và 1 người đi bộ với vận tốc
v2 = 4km/h khởi hành cùng một lúc ở cùng một nơi và chuyển động ngược chiều
nhau. Sau khi đi được 30phút, người đi xe đạp nghỉ 30 phút rồi quay trở lại đuổi
theo người đi bộ với vận tốc như cũ. Hỏi kể từ lúc khởi hành sau bao lâu người
đi xe đạp đuổi kịp người đi bộ?
Giải:
Quãng đường người đi xe đạp đi trong thời gian t1 = 30phút=1/2h:
s1 = v1.t1 = 4 (km)
Quãng đường người đi bộ đi trong 1h (do người đi xe đạp có nghỉ 30’)
s2 = v2.t2 = ( km)
Khoảng cách hai người sau khi khởi hành 1h là:
S = S1 + S2 = 8 (km)
Kể từ lúc này xem như hai chuyển động cùng chiều đuổi nhau.
S

Thời gian kể từ lúc quay lại cho đến khi gặp nhau là: t = v − v = 2h
1

2
Vậy sau 3h kể từ lúc khởi hành, người đi xe đạp kịp người đi bộ.
Bài 4: Lúc 6 giờ, một người đạp xe từ thành phố A về phía thành phố B ở cách
thành phố A 114 km với vận tốc 18km/h. Lúc 7h, một xe máy đi từ thành phố B
về phía thành phố A với vận tốc 30km/h .
a) Hai xe gặp nhau lúc mấy giờ và nơi gặp cách A bao nhiêu km ?
b) Trên đường có một người đi bộ lúc nào cũng cách đều xe đạp và xe máy,
biết rằng người đó cũng khởi hành từ lúc 7h. Tính vận tốc của người đó, người
đó đi theo hướng nào, điểm khởi hành của người đó cách A bao nhiêu km?
Giải:
Chọn A làm mốc
A
B
C
Gốc thời gian là lúc 7h
Chiều dương từ A đến
Lúc 7h xe đạp đi được từ A đến C
AC = V1. t = 18. 1 = 18Km.
Phương trình chuyển động của xe đạp là :
S1 = S01 + V1. t1= 18 + 18 t1 ( 1 )
Phương trình chuyển động của xe máy là :
S2 = S02 - V2. t2 = 114 – 30 t2

.

.

.

12



Khi hai xe gặp nhau:
t1 = t2= t và S1 = S2
18 + 18t = 114 – 30t
t=2(h)
Thay vào (1 ) ta được : S = 18 + 18. 2 = 54 ( km )
Vậy 2 xe gặp nhau lúc : 7 + 2 = 9 h và nơi gặp cách A: 54 km
Vì người đi bộ lúc nào cũng cách đều người đi xe đạp và xe máy nên:
* Lúc 7 h phải xuất phát tại trung điểm của CB tức cách A là :
AD = AC + CB/2 = 18 +

114 − 18
= 66 ( km )
2

* Lúc 9 h ở vị trí hai xe gặp nhau tức cách A: 54 Km
Vậy sau khi chuyển động được 2 h người đi bộ đã đi được quãng đường là :
S = 66- 54 = 12 ( km )
Vận tốc của người đi bộ là : V3 =

12
= 6 (km/h)
2

Dạng 2: Bài toán về tính quãng đường đi của chuyển động
Bài 1: Một người đi xe đạp từ A đến B với vận tốc v 1 = 12km/h nếu người đó
tăng vận tốc lên 3km/h thì đến sớm hơn 1h.
a. Tìm quãng đường AB và thời gian dự định đi từ A đến B.
b. Ban đầu người đó đi với vận tốc v1 = 12km/h được quãng đường s1 thì

xe bị hư phải sửa chữa mất 15 phút. Do đó trong quãng đường còn lại người ấy
đi với vận tốc v2 = 15km/h thì đến nơi vẫn sớm hơn dự định 30phút. Tìm quãng
đường s1.
Giải:
a. Giả sử quãng đường AB là s thì thời gian dự định đi hết quãng đường
AB là
s

v

1

=

s
( h)
12

Vì người đó tăng vận tốc lên 3km/h và đến sớm hơn 1h nên.

S

v

1



S
S

S
=1 ⇔

= 1 ⇒ S = 60km
+
3
12
15
v1

S 60
=
= 5h
12 12
S1
b. Gọi t1’ là thời gian đi quãng đường s1: t '1 = v
1
1
Thời gian sửa xe: ∆t = 15' = h
4
S − S1
t '2 =
Thời gian đi quãng đường còn lại:
v2

Thời gian dự định đi từ A đến B là:

13

t=



S 1 S − S1 1
1
1
⇒ t1 − 1 − −
= (1)
t1 − (t '1 + + t '2 ) =
v1 4
v2
2
4
2
1
S
S
1 
 = 1 + 1 = 3 ( 2)
⇒ −
−S 1 



4
v1 v2
 v1 v2  2 4

Theo bài ra ta có:

1


 − 1  =1− 3 = 1
S1

4 4
 v1 v2 

Từ (1) và (2) suy ra

S

Hay

=
1

1 v1 . v2
1 12.15
= .
= 15km
4 v2 − v1 4 15 − 12

Bài 2: Một vật xuất phát từ A chuyển động về B cách A 630m với vận tốc
13m/s. Cùng lúc một vật khác chuyển động từ B về A. Sau 35 giây hai vật gặp
nhau. Tính vận tốc của vật 2 và vị trí hai vật gặp nhau.
Giải:
Gọi S1; S2 là quãng đường đi được 35 giây của các vật.
C là vị trí hai vật gặp nhau.
A


C

B

Gọi v1, v2 là vận tốc của các vật chuyển động từ A và từ B.
Ta có: S1 = v1. t ;
S2 = v2 . t
Khi hai vật gặp nhau: S1 + S2 = AB = 630(m)
AB = S1 + S2 = (v1 + v2). T
⇒ v1 +v 2 =

AB 630
=
= 18 m / s
t
35

Vận tốc vật 2:
v2 = 18 – 13 = 5 (m/s)
Vị trí gặp nhau cách A một đoạn: AC = v1. t = 13. 35 = 455 (m).
Bài 3: Một viên bi được thả lăn từ đỉnh dốc xuống chân dốc. Bi đi xuống nhanh
dần và quãng đường mà bi đi được trong giây thứ i là S1 = 4i − 2 (m) với i = 1;
2; ....;n
a. Tính quãng đường mà bi đi được trong giây thứ 2; sau 2 giây.
b. Chứng minh rằng quãng đường tổng cộng mà bi đi được sau n giây (i
và n là các số tự nhiên) là L(n) = 2 n2(m).
Giải:
a. Quãng đường mà bi đi được trong giây thứ nhất là: S1 = 4-2 = 2 (m).
Quãng đường mà bi đi được trong giây thứ hai là: S2 = 8-2 = 6 (m).
Quãng đường mà bi đi được sau hai giây là: S2’ = S1 + S2 = 6 + 2 = 8 m.

b. Vì quãng đường đi được trong giây thứ i là S(i) = 4i – 2 nên ta có:
S(1) = 2
S(2) = 6 = 2 + 4
S(3) = 10 = 2 + 8 = 2 + 4.2
S(4) = 14 = 2 +12 = 2 + 4.3
..............
S(n) = 4n – 2
= 2 + 4(n-1)
Quãng đường tổng cộng bi đi được sau n giây là:
14


L(n) = S(1) +S(2) +.....+ S(n) = 2{n+2[1+2+3+.......+(n-1)]}
(n − 1)n
nên L(n) = 2n2 (m)
2

Mà 1+2+3+.....+(n-1) =

Bài 4 :Hai con tàu chuyển động trên cùng một đường thẳng với cùng vận tốc
không đổi v, hướng tới gặp nhau. Kích thước các con tàu rất nhỏ so với khoảng
cách giữa chúng. Khi hai tàu cách nhau một khoảng L thì một con Hải Âu từ tàu
A bay với vận tốc u ( với u > v) đến gặp tàu B (lần gặp 1), khi tới tàu B nó bay
ngay lại tàu A (lần gặp 2), khi tới tàu A nó bay ngay lại tàu B (lần gặp 3 ) …
a. Tính tổng quãng đường con Hải Âu bay được khi hai tàu còn cách nhau một
khoảng l < L .
b. Hãy lập biểu thức tính tổng quãng đường con Hải Âu bay được khi gặp tàu
lần thứ n.
Giải:
a)+ Thời gian hai tàu đi được từ khi cách nhau khoảng L đến khi cách nhau

khoảng l là: t =

L−l
2v

+ Tổng quãng đường con Hải Âu bay được đến khi hai tàu cách nhau một
khoảng l là:

S = ut = u

L −l
2v

b) + Gọi B1, B2,...A1, A2 là vị trí Hải Âu gặp tàu B và tàu A lần 1, lần 2,…
+ Lần gặp thứ nhất:
- Thời gian Hải âu bay từ tàu A tới gặp tàu B tại B1 là: t1 =
A1
A

B2

a1

L
u+v

B1
b1

B


⇒AB1 = ut1.
- Lúc đó tàu A đến a1: Aa1 = vt1 ⇒ a1B1 = AB1 – Aa1 = ( u – v )
+ Lần gặp thứ 2:
- Thời gian con Hải âu bay từ B1 đến gặp tàu A tại A1:
t2 =

a1B1 (u − v)
t u +v
=
t1 ⇒ 1 =
u+v u+v
t2 u − v

(1)

+ Lần gặp thứ 3:
- Thời gian Hải âu bay B1A1 thì tàu B đi khoảng:
B1b1 = vt 2 ⇒ b1 A1 = A1 B1 − B1b1 = t2 (u − v ) .
- Thời gian hải âu bay từ A1 đến B2 :
t3 =

t
b1 A1
u −v
u −v
= t2
⇒ 3 =
u+v
u+v

t2 u + v

(2)

+ Tổng quát ta có thời gian đi tuân theo qui luật:
t2 t3 t4
t
u −v
= = = ......... = n =
t1 t2 t3
tn−1 u + v

⇒ t2 =

u −v
t1
u+v

2

u −v
u−v 
t3 =
t2 = 
÷ t1
u+v
u+v
15

t


t

3
2
+ Từ (1) và (2) ⇒ t = t
1
2


n −1

 u −v 
tn = 
÷ t1 .
u+v

Tổng quãng đường Hải Âu bay được: S = S1 + S2 + ... + S n = u (t1 + t2 + ... + tn )
n −1
 u −v
u −v  
= ut1 1 +
+ ... + 
÷ 
 u + v  
 u + v
n −1
L  u −v
u−v  
=u

1
+
+
...
+


÷ .
u + v  u + v
 u + v  

Dạng 3: Xác định vận tốc của chuyển động
Bài 1: Một học sinh đi từ nhà đến trường, sau khi đi được 1/4 quãng đường thì
chợt nhớ mình quên một quyển sách nên vội trở về và đi ngay đến trường thì trễ
mất 15’
a. Tính vận tốc chuyển động của em học sinh, biết quãng đường từ nhà tới
trường là s = 6km. Bỏ qua thời gian lên xuống xe khi về nhà.
b. Để đến trường đúng thời gian dự định thì khi quay về và đi lần 2 em
phải đi với vận tốc bao nhiêu?
Giải:
a. Gọi t1 là thời gian dự định đi với vận tốc v, ta có:

t

1

s
= (1)
v


Do có sự cố để quên sách nên thời gian đi lúc này là t 2 và quãng đường đi
1
3
3s
= s + 2. s = s ⇒ t 2 =
(2)
4
2
2v
1
Theo đề bài: t 2 − t1 = 15 ph = h
4



s

2

Từ đó kết hợp với (1) và (2) ta suy ra v = 12km/h
b. Thời gian dự định

t

1

=

s 6 1
=

= h
v 12 2

Gọi v’ là vận tốc phải đi trong quãng đường trở về nhà và đi trở lại trường
1
5 

 s' = s + s = s 
4
4 


Để đến nơi kịp thời gian nên:

t

'
2

=

s'
t 3
= t1 − 1 = h
v'
4 8

Hay v’ = 20km/h
Bài 2: Hai xe khởi hành từ một nơi và cùng đi quãng đường 60km. Xe một đi
với vận tốc 30km/h, đi liên tục không nghỉ và đến nơi sớm hơn xe 2 là 30 phút.

Xe hai khởi hành sớm hơn 1h nhưng nghỉ giữa đường 45 phút. Hỏi:
a. Vận tốc của hai xe.
b. Muốn đến nơi cùng lúc với xe 1, xe 2 phải đi với vận tốc bao nhiêu:
Giải:
s

60

a.Thời gian xe 1 đi hết quãng đường là: t1 = v = 30 = 2h
1
Thời gian xe 2 đi hết quãng đường là:
t 2 = t1 + 1 + 0,5 − 0,75 ⇒ t 2 = 2 + 1,5 − 0,75 = 2,75h
16


s

60

Vận tốc của xe hai là: v 2 = t = 2,75 = 21,8km / h
2
b. Để đến nơi cùng lúc với xe 1 tức thì thời gian xe hai đi hết quãng
đường là: t 2 ' = t1 + 1 − 0,75 = 2,25h
s

60

Vậy vận tốc là: v 2 ' = t ' = 2,25 ≈ 26,7km / h
2
Bài 3: Ba người đi xe đạp từ A đến B với các vận tốc không đổi. Người thứ nhất

và người thứ 2 xuất phát cùng một lúc với các vận tốc tương ứng là v 1 = 10km/h
và v2 = 12km/h. Người thứ ba xuất phát sau hai người nói trên 30phút, khoảng
thời gian giữa 2 lần gặp của người thứ ba với 2 người đi trước là ∆t = 1h . Tìm
vận tốc của người thứ 3.
Giải: Khi người thứ 3 xuất phát thì người thứ nhất cách A 5km, người thứ
2 cách A là 6km. Gọi t1 và t2 là thời gian từ khi người thứ 3 xuất phát cho đến
khi gặp người thứ nhất và người thứ 2.

vt

3 1

Ta có:

vt
3

2

= 5 + 10 t1 ⇒ t 1 =

5
v3 − 10

= 6 + 12 t 2 ⇒ t 2 =

Theo đề bài ∆t = t 2 − t1 = 1 nên

6
v3 − 12


6
5
2

= 1 ⇔ v3 − 23 v3 + 120 = 0
v3 − 12 v3 − 10
⇒ v3 =

15 km/h
23 ± 23 2 − 480 23 ± 7
= 
=
2
2
 8km/h

Giá trị của v3 phải lớn hơn v1 và v2 nên ta có v3 = 15km/h.
Bài 4:Trên một đoạn đường thẳng có ba người cùng bắt đầu chuyển động: một
người đi xe máy với vận tốc 30km/h, một người đi xe đạp với vận tốc 20km/h và
một người chạy bộ. Ban đầu, người chạy bộ cách người đi xe đạp một khoảng
bằng một phần tư khoảng cách từ người đó đến người đi xe máy. Giả thiết
chuyển động của ba người là những chuyển động thẳng đều. Hãy xác định vận
tốc của người chạy bộ để sau đó cả 3 người cùng gặp nhau tại một điểm?
Giải:
Gọi A, B, C lần lượt là tên và vị trí ban đầu của người đi xe máy, người đi xe
đạp và người chạy bộ; vận tốc của người đi xe máy, người đi xe đạp và người
chạy bộ lần lượt là v1, v2 , v3 và khoảng cách giữa người chạy bộ và người đi xe
máy là L, hướng chuyển động theo chiều mũi tên. Xét các trường hợp:
* Trường hợp thứ nhất: A, B chuyển ngược chiều, hướng về nhau, C ở trong

khoảng AB, chuyển động cùng chiều A
A

C

L
5L
L+
4 = 4 = L
A và B gặp nhau sau thời gian t =
(v1 + v2 ) 50 40

17

B
(1)


L
L
C và B gặp nhau sau thời gian t = 4 =
(2)
(v1 + v3 ) 4(20 + v3 )

Từ (1) và (2)  v3= 10 km/h <0 Nghiệm bị loại
*Trường hợp thứ hai: A, B chuyển ngược chiều, hướng về nhau, C ở trong
khoảng AB, chuyển động cùng chiều B
A

C

L

B

L

A và C gặp nhau sau thời gian t = (v + v ) = (30 + v ) (3)
1
3
3
Từ (1) và (3)  v3= 10 km/h.
*Trường hợp thứ ba: A, B chuyển cùng chiều, C ở ngoài AB và gần B hơn,
chuyển động cùng chiều A, B
A
B
C
Khi gặp nhau, người chạy bộ đã đi quãng đường s= v3.t, xe máy đi quãng
L
+ v3 .t
4
L + v3 .t L + v3 .t
A và C gặp nhau sau thời gian t = v = 30
(1/)
1
L
L
+ v3 .t
+ v3 .t
4
B và C gặp nhau sau thời gian t = 4

(2/)
=
v2
20

đường L + v3 .t còn xe đạp đi quãng đường

Từ (1/) và (2/)  v3= 16,75 km/h (giá trị này chấp nhận vì là “chạy” không
phải “đi”)
*Trường hợp thứ tư : A, B chuyển cùng chiều, C ở ngoài AB và gần B hơn,
chuyển động ngược chiều A, B
A
A gặp C sau thời gian t =

B

C

L
(1//); B gặp C sau thời gian t =
30 + v3

L
4
(2//)
20 + v3

Từ (1//), (2//)  v3= -16,7 km/h < 0 . Nghiệm bị loại
Dạng 4: Giải bằng phương pháp đồ thị – các bài toán cho dưới dạng đồ thị.
Bài 1:

Một người đi xe đạp với vận tốc v1 = 8km/hS(km)
và 1 người đi bộ với vận tốc v2 =
4km/h khởi hành cùng một lúc ở cùng một nơi và chuyển động ngược chiều
nhau. Sau khi đi được 30’, người đi xe đạp dừng lại, nghỉ 30’ rồi quay trở lại
đuổi theo người đi bộ với vận tốc như cũ. Hỏi kể từ lúc khởi hành sau bao lâu
người đi xe đạp đuổi kịp người đi bộ
Giải: Từ đề bài ta có thể vẽ được đồ thị như sau:đi bộ
đi xe đạp

18 O

0,5 1 1,5

t

t(h)


Dựa vào đồ thị ta thấy xe đạp đi quãng đường trên ít hơn người đi bộ
1,5h. Do đó v1 t = v 2 (t − 1,5) ⇒ t = 3h
Vậy sau 3h kể từ lúc khởi hành người đi xe đạp đuổi kịp người đi bộ.
Bài 2:
Một người đi xe đạp từ A đến B với vận tốc v 1 = 12km/h nếu người đó
tăng vận tốc lên 3km/h thì đến sớm hơn 1h.
a. Tìm quãng đường AB và thời gian dự định đi từ A đến B.
b. Ban đầu người đó đi với vận tốc v1 = 12km/h được quãng đường s1 thì
xe bị hư phải sửa chữa mất 15 phút. Do đó trong quãng đường còn lại người ấy
đi với vận tốc v2 = 15km/h thì đến nơi vẫn sớm hơn dự định 30phút. Tìm quãng
đường s1.
Giải

Theo bài ra ta có đồ thị dự định và thực tế đi được như hình vẽ
a) Quảng đường dự định là
S(km)
S = 60 km
60
Thời gian dự định là
t=5h
v2

v1
O

b) Từ đồ thị ta có:

v t + v ( 4,5 − t − 0,25) = 60 → t
Hay s = v t = 15km
1 1

2

1

1

t1
1

t1+0,25

4,5


5

= 1,75h

1 1

Câu 3: Một động tử X có vận tốc khi di chuyển là 4m/s. Trên đường di chuyển
từ A đến C, động tử này có dừng lại tại điểm E trong thời gian 3s (E cách A một
đoạn 20 m). Thời gian để X di chuyển từ E đến C là 8 s.

19

t(h)


Khi X bắt đầu di chuyển khỏi E thì gặp một động tử Y đi ngược chiều.
Động tử Y di chuyển tới A thì quay ngay lại C và gặp động tử X tại C (Y khi di
chuyển không thay đổi vận tốc).
a) Tính vận tốc của động tử Y
b) Vẽ đồ thị thể hiện các chuyển động trên (trục hoành chỉ thời gian; trục
tung chỉ quãng đường)
Giải:
a) Vận tốc của Y: Chọn t = 0 tại A lúc X bắt đầu di chuyển.
Thời gian X đi từ A đến E là: t1 = 20 : 4 = 5 s và quãng đường EC là: 4 x 8 = 32
m
=> Quãng đường AC dài 20 + 32 = 52 m
Vì X và Y đến C cùng lúc nên thời gian Y đi là tY = 8 s
và quãng đường Y đã đi: 20 + 52 = 72 m
Vậy vận tốc của Y là: VY = 72 : 8 = 9 m/s

b)Đồ thị của X là đường gấp khúc AEE'C
Đồ thị của Y là đường gấp khúc E'MC
(Để vẽ chính xác điểm M, vẽ F đối xứng với E' qua trục hoành rồi nối FC cắt
trục hoành tại M, nếu học sinh không xác định chính xác M thì không cho điểm
đồ thị Y)
s(m)
C

52

20

A

E

5

E

8

M

F16

t(s)

Câu 4:
Cho đồ thị chuyển động của hai xe được mô tả trên hình vẽ.

x(Km)
B

a. Hãy nêu đặc điểm chuyển động của mỗi 25
xe.

D

20

b. Xe thứ hai chuyển động với vận tốc bao
15
nhiêu thì có thể gặp xe thứ nhất 2 lần.

(I)
(II)

10
5
A
O
20

E

C
1/2

1


3/2

2

5/2

t(h)


Giải:
a.
* Xe thứ nhất chuyển động gồm 2 giai đoạn;
= 25km / h
- Từ A đến B ( tương ứng với đoạn AD) với vận tốc v1 = 25
1
- Từ B trở về A ( tương ứng đoạn DE) với vận tốc:
= 25 = 50 = 16, 66km / h
V2 = 5 / 25
2- 1 3 / 2
3
* Xe thứ hai chuyển động từ B về A ( tương ứng đoạn BC) với vận tốc
= 16, 66 km/h
V2 = 325
/2
+ Hai xe bắt đầu chuyển động cùng cùng lúc
+ Hai xe gặp nhau lúc: v1.t = 25 - v2.t
25
25
25.3
=> t = v + v = 25 + 50 / 3 = 125 = 0, 6h = 36 ph

1 2

Nơi hai xe gặp nhau cách A: s1 = v1.t = 25.0,6 = 15km.
+ Khi gặp nhau, xe thứ nhất đi được s1 = 15km, xe thứ hai đi được s2= 10km.
b.
- Nếu xe thứ hai nằm yên thì hai xe gặp nhau một lần tại B
- Nếu xe thứ hai chuyển động với vận tốc
= 10km / h thì hai xe gặp nhau hai lần, trong đó có một lần hai xe cùng
V2’ = 525
/2
đến A một lúc.
Như vậy để hai xe gặp nhau hai lần thì xe thứ hai phải chuyển động với vận tốc
v2 ≤ 10km/h
Dạng 5: Tính vận tốc trung bình của chuyển động không đều
Bài 1: Một ô tô vượt qua một đoạn đường dốc gồm 2 đoạn: Lên dốc và xuống
dốc, biết thời gian lên dốc bằng nửa thời gian xuống dốc, vận tốc trung bình khi
xuống dốc gấp hai lần vận tốc trung bình khi lên dốc. Tính vận tốc trung bình
trên cả đoạn đường dốc của ô tô.Biết vận tốc trung bình khi lên dốc là 30km/h.
Giải:
Gọi S1 và S2 là quãng đường khi lên dốc và xuống dốc
Ta có: s1 = v1 t1 ; s 2 = v 2 t 2 mà v2 =2 v1, t2= 2 t1 ⇒ s 2 = 4 s1
Quãng đường tổng cộng là:
S = 5S1
Thời gian đi tổng cộng là: t = t1 + t2= 3t2
Vận tốc trung bình trên cả dốc là:
v=

s 5S1 5
=
=

= 50km / h
t
3t1 3 v1

Bài 2: Một người đi xe máy từ A đến B cách nhau 2400m. Nửa quãng đường
đầu xe đi với vận tốc v1, nửa quãng đường sau xe đi với vận tốc v2. Xác định
các vận tốc v1, v2 sao cho sau 10 phút người ấy đến được B.
Giải:
Thời gian xe chuyển động với vận tốc v1 :
Thời gian xe chuyển động với vận tốc v2 :
Ta có: t1 + t2 = 10 phút = 1/6 giờ.
21


S
S 1
S + 2 S 3.S 1
+ =

=
=
2.v1 v1 6
2.v1
2.v1 6
6.3.S 6. 3. 2,4
⇒ v1 =
=
= 21,6 km / h.
2
2

v
v 2 = 1 = 10,8 km / h.
2


Bài 3. Một người đi xe đạp chuyển động trên nửa quãng đường đầu với vận tốc
12km/h và nửa quãng đường sau với vận tốc 20km/h .
Xác định vận tốc trung bình của xe đạp trên cả quãng đường ?
Gọi quãng đường xe đi là 2S vậy nửa quãng
đường là S ,thời gian tương ứng là t1 ; t2
Thời gian chuyển động trờn nửa quãng đường đầu là : t1 =

S
V1

Thời gian chuyển động trờn nửa quãng đường sau là : t2 =

S
V2

Vận tốc trung bình trên cả quãng đường là
S + S2
2S
2S
Vtb = 1
=
=
S S
t1 + t2
1 1

+
S + ÷
V1 V2
 V1 V2 
=

2
1 1
+
V1 V2

=

2
1 1
+
12 20

Bài 4: Một người đi từ A đến B.

= 15km / h
1
quãng đường đầu người đó đi với vận tốc v 1,
3

2
thời gian còn lại đi với vận tốc v 2. Quãng đường cuối cùng đi với vận tốc v 3.
3

Tính vận tốc trung bình trên cả quãng đường.

Giải:
Gọi S1 là

1
quãng đường đi với vận tốc v1, mất thời gian t1
3

S2 là quãng đường đi với vận tốc v2, mất thời gian t2
S3 là quãng đường cuối cùng đi với vận tốc v3 trong thời gian t3
S là quãng đường AB.
Theo bài ra ta có:


t

2

=

s ; =s
t
v
v
2

s

=
1


1
s
s = v1 t 1 ⇒ t1 =
3
3 v1 (1)

3

3

2

3

22


Do t2 = 2t3 nên

s
v

2

=2

2

Từ (2) và (3) suy ra


t

s
v
3

3

(2)



3

=

s
v

3
3

=

s + s 3=
2

2s
; =
3 2 v 2 + v3 t 2


(

)

2s
3

(3)

s
v

4s
3 2 v 2 + v3

2
2

=

(

)

Vận tốc trung bình trên cả quãng đường là:

v

TB


=

s

t +t +t
1

2

=
3

1
1
2
4
+
+
3 v1 3 2 v2 + v3 3 2 v2 + v3

(

) (

=

)

(


3 v1 2 v2 + v3

)

6 v1 + 2 v2 + v3 .

Bài 5: Một chiếc xe khởi hành từ A lúc 8 giờ 15 phút để đi tới B. Quãng đường
AB dài 100km. Xe cứ chạy 15 phút thì dừng lại 5 phút. Trong 15 phút đầu xe
chạy với tốc độ không đổi v1=10km/h, các 15 phút tiếp theo xe chạy với tốc độ
lần lượt là 2v1, 3v1, 4v1, 5v1…, nv1.
a. Tính tốc độ trung bình của xe trên quãng đường AB.
b. Xe tới B lúc mấy giờ?
a. Tính tốc độ trung bình.
Giải:
Gọi S1, S2, …Sn lần lượt là các quãng đường đi được trong 1/4h kế tiếp nhau v1,
v2,…vn là giá trị của vận tốc khi xe chạy trên các quãng đường ấy
v1=10km/h
v2=2v1 =20km/h
v3=3v1=30km/h
……………….
Vn=kv1= 10n (km/h)
Quãng đường đi được:
S1 = v1t = 10.1/4 = 2,5km
S2 = v2t = 20.1/4 = 5km
S3 = v3t = 30.1/4 = 7,5km
………………………….
Sk = vnt = 10n.1/4 = 2,5n (km)
Tổng quãng đường : S = S1 + S2 + S3 …..+Sn = 2,5(1+2+3….+n) (n nguyên
dương)

S = 2,5n(n+1)/2 = 100 => n(n+1) = 80
=> n2 +n- 80 =0  n =8,45 hoặc n= - 9,45
Vì n nguyên dương, nếu n= 8 thì S = 2,5.8(8+1) = 90 (km)
Như vậy tốc độ trung bình là vTB = AB/t
Thời gian 8 lần xe chuyển động là t1 = 8.1/4 = 2h
- Thời gian 8 lần xe nghỉ 15 phút là t2 = 8.1/12 = 2/3h
- Thời gian xe chuyển động 10km cuối là t3 = 10/90 = 1/9h
Vậy t = t1+ t2 + t3 = 2+ 2/3 + 1/9 = 25/9h
Vận tốc trung bình vTB = 100/(25/9) = 36km/h
23


Tương tự như thế tôi tiếp tục chia phần cơ học theo các nhóm đơn vị kiến
thức nhỏ như sau:
II/.Lực và khối lượng:
1/Lực
2/ Các loại lực đơn giản thường gặp
3/ Biểu diễn lực
4/ Tổng hợp lực
5/Khối lượng và khối lượng riêng
6/Trọng lượng và trọng lượng riêng
III/Áp suất
1/ Áp suất vật rắn
2/ Áp suất chất lỏng
3/ Áp suất khí quyển
IV/ Công và công suất:
1/Công cơ học
2/Công suất
3/Các máy cơ đơn giản
4/Định luật về công

Sau phần kiến thức cơ bản là hệ thống bài tập vận dụng từ cơ bản đến nâng
cao, hệ thống bài tập thì chúng ta cũng nên chia theo các dạng tương ứng với
các đơn vị kiến thức. Và tôi cũng áp dụng như thế cho các phần nhiệt, điện,
quang.

C.Thời gian bồi dưỡng
Chúng ta tiến hành kế hoạch bồi dưỡng học sinh giỏi sau khi năm học
mới bắt đầu và thời gian thi học sinh giỏi ở thị xã Ninh Hòa thường tổ chức vào
đầu tháng 11. Như vậy thời gian bồi dưỡng cho học sinh chỉ vẻn vẹn khoảng ba
tháng với một lượng kiến thức rất lớn và khá cao so với kiến thức học tại lớp.
Chính vì thế chúng ta nên lượng hóa kiến phù hợp với thời gian qui định.Theo
tôi thời gian dành cho phần cơ học và điện học nhiều hơn phần quang và phần
nhiệt, tỉ lệ( cơ :4, nhiệt :3, quang :3, điện :4) Lựa chọn hệ thống bài tập cô đọng,
súc tích, khái quát hóa được kiến thức.Chúng ta cũng nên tránh tình trạng vì thời
gian ngắn mà tiến hành nhồi nhét, quá tải đối với học sinh. Bên cạnh đó thời
gian bồi dưỡng của chúng ta phù hợp với thời gian học tập chính thức của học
sinh.

D. Hiệu quả
Trường tôi nằm ở vùng ven thị xã, nhân dân thuần nông, so với các
trường khác thì cơ sở vật chất và điều kiện học tập của học sinh ở đây còn nhiều
hạn chế. Nhiều gia đình phụ huynh còn gặp nhiều khó khăn trong kinh tế, nhất
là vào những kỳ giáp hạt, trình độ dân trí còn thấp nên việc đầu tư cho con em
học tập còn nhiều bất cập. Bên cạnh đó tôi là một giáo viên còn trẻ về kinh
nghiệm bồi dưỡng nên công tác này là một trọng trách và niềm vinh dự cho cá
nhân tôi. Chính vì thế nên tôi không ngừng nổ lực, kiên trì và liên tục đổi mới
phương pháp, cách thức ôn tập cho học sinh cũng như đúc rút được những kinh

24



nghiệm nhất định trong việc bồi dưỡng học sinh giỏi. Trong những năm học vừa
học sinh tham gia thi học sinh giỏi cấp thị xã đã thu được những kết quả sau:
Năm học
2008-2009
2009-2010
2010-2111
2011-2012

Số lượng học
sinh dự thi
Nhất
2
2
1
1
1
2
1

Giải đạt được
Nhì
Ba
1
1
1

KK

1


Trong bảng thống kê trên một điều rất vui đối với tập thể thầy trò nhà
trường chúng tôi là trường tôi luôn có học sinh đạt giải nhất môn Vật lý trong
các kì thi do thị xã tổ chức trong ba năm học vừa qua.

III.KẾT LUẬN:
Dạy học là một nghệ thuật. Người giáo viên khi đã chọn nghề dạy học
là phải có tâm với nghề, mục tiêu hướng tới và là niềm hạnh phúc nhất trong
cuộc đời của người thầy là đào tạo bồi dưỡng được thật nhiều học trò giỏi. Đó là
tâm nguyện không chỉ của tôi mà cũng là của bao nhiêu đồng nghiệp khác. Chất
lượng học sinh giỏi không chỉ thể hiện đánh giá năng lực của học sinh mà còn
thể hiện năng lực bồi dưỡng của mỗi giáo viên nói riêng và chất lượng giáo dục
của nhà trường nói chung. Tuy nhiên để có được kết quả thành công tốt đẹp thì
mỗi giáo viên phải luôn tìm tòi, sáng tạo, trăn trở và nỗ lực không ngừng với
nhiều cách thức và phương pháp tối ưu nhất theo mình để giảng dạy, bồi dưỡng
cho các em.
Phương pháp giảng dạy thì phong phú, kiến thức thì vô cùng rộng lớn,
nhất là kiến thức gắn với yêu cầu đề thi của học sinh giỏi. Vì vậy trong giới hạn
của đề tài này tôi chỉ đưa ra một vài suy nghĩ chủ quan về kinh nghiệm bồi
dưỡng học sinh giỏi có hiệu quả của cá nhân. Đó là những điều mà tôi suy tư, cọ
xát và trải nghiệm qua thực tế giảng dạy nhiều năm, đặc biệt là những suy nghĩ
trăn trở rất nhiều trong thực tiễn công tác bồi dưỡng học sinh giỏi qua các năm
học. Hy vọng rằng những nội dung trong đề tài này sẽ là những thông tin để
được các đồng nghiệp trao đổi, thảo luận để đúc kết được một vài kinh nghiệm
trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi - một công tác rất nặng nề nhưng cũng
rất vinh dự của người giáo viên.
Theo tôi để thực hiện thành công, công tác bồi dưỡng học sinh giỏi thì
mỗi giáo viên cần phải:
- Phải có sự chuẩn bị thật chu đáo mọi việc liên quan đến công tác bồi
dưỡng học sinh giỏi. Luôn tìm tòi học hỏi và hết sức tâm huyết, đam mê trong

công tác này.
-Xây dựng được một kế hoạch bồi dưỡng học sinh giỏi thật hợp lý. Phải
xây dựng được một bộ giáo án phù hợp khả năng học tập của học sinh. (Đưa ra
được một hệ thống bài tập hợp lý). Trong giáo án phải xác định rõ trọng tâm của
từng phần cơ, nhiệt, điện và quang, mỗi năm nên bổ sung cập nhật kiến thức mới
25


×