Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

GIAO AN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (62.14 KB, 3 trang )

GIÁO ÁN
Hoạt động : Tổ chức các trò chơi dân gian
Độ tuổi: Mẫu giáo lớn
Thời gian: 25 – 30’
Người dạy: Nguyễn Thị Hoa – Hoàng Thị Nhật Linh
I. Mục đích yêu cầu:
1. Kiến thức:
- Trẻ biết tên các trò chơi dân gian: Cắp cua bỏ giỏ, Kéo co, Nhảy
bao bố, kéo lá cọ, ném vòng cổ chai, đi cà kheo, hồng nụ chồng hoa, ô ăn quan,
nhảy sạp, chi chi chành chành….
- Trẻ thuộc các bài thơ, đồng dao ca dao trong các trò chơi dân gian
như: Rồng rắn lên mây, chi chi chành chành, chồng nụ chồng hoa…
- Trẻ biết cách chơi các trò chơi dân gian theo ý thích riêng của
mình
- Trẻ biết phối hợp với nhau để thi đua trong các trò chơi
2. Kỹ năng:
- Phát triển kỹ năng nghe, quan sát, ghi nhớ, kỹ năng phối hợp.
- Luyện cho trẻ các kỹ năng vận động, kỹ năng nhanh nhẹn, khéo
léo thông qua các trò chơi dân gian.
3. Giáo dục:
- Trẻ nề nếp khi tham gia trò chơi.
- Trẻ biết phối hợp các trò chơi, nhường nhịn nhau trong khi chơi.
II. Chuẩn bị

Đồ dùng của cô
- Ô ăn quan + sỏi: 3 bộ
- Dây thừng: 3 dây
- Ống nứa nhảy sạp: 2 bộ
- Lá cọ: 4 lá
- Bao bố: 10 bao
- Giỏ nan: 10 giỏ + sỏi có hình chữ cái hoặc chữ


số
- Cà kheo: 8-10 đôi
III. Tiến trình hoạt động:
Hoạt động của cô
1. Ổn định (1-2’)
- Trẻ và cô cùng cô hát vận động bài hát “Cùng chơi
cùng hát đồng dao”
2. Nội dung: (20-25’)
2.1. Hoạt động 1: Trò chuyện giới thiệu bài (2-3’)
- Trong bài hát có những trò chơi gì?

Đồ dùng của trẻ
- Dây ruy băng hai màu:
Đỏ ,xanh

Hoạt động của trẻ
- Trẻ cả lớp hát và vận
động nhịp nhàng theo bài
hát
- Trẻ kể (Chi chi chạnh


chạnh, chồng nụ chồng
hoa, dung dăng dung dẻ,
nu na nu nống…
- Những trò chơi đó được gọi là trò chơi gì?
- Trò chơi dân gian
- Ngoài những trò chơi dân gian có trong bài hát - Trẻ kể theo hiểu biết của
các con còn biết những trò chơi dân gian nào khác trẻ
nữa?

- Đã bao giờ được chơi các trò chơi dân gian đó
chưa?
=> Hôm nay cô tổ chức cho các con tham gia vào - Trẻ lắng nghe
một lễ hội có tên gọi “Lễ hội các trò chơi dân gian”
2.2.. Hoạt động 2: Tổ chức cho trẻ chơi một số trò
chơi dân gian (20-22’)
* Phần 1: Chơi cả lớp: Trẻ về chơi trò chơi dân gian - Trẻ cả lớp về chơi theo ý
theo ý thích (Cô đi đến một số nhóm chơi hỏi trẻ thích
cách chơi và luật chơi hoặc cô nhắc lại luật chơi cho
trẻ )
* Phần 2: Chơi thi đua nhóm: Cô chọn một hoặc hai
trò chơi dân gian trẻ thích chơi nhất để tổ chức cho
trẻ thi đua giữa các nhóm
- Các con thấy chơi có vui không?
- Trẻ trả lời
- Trò chơi nào các con thấy dễ nhất, khó nhất?
- 1-2 trẻ trả lời
- Thích nhất trò chơi nào?
- 1-2 trẻ
- Tổ chức thi đua giữa hai đội trò chơi mà trẻ thích
nhất
- Cô nêu cách chơi, luật chơi (Tùy vào trò chơi mà - Trẻ lắng nghe
cô lựa chọn theo ý thích của trẻ để nêu cách chơi và
luật chơi cho trẻ)
- Tổ chức cho trẻ chơi
- Trẻ chơi theo nhóm
- Nhận xét kết quả chơi
* Phần 3: Tổ chức cho trẻ chơi theo yêu cầu:
- Trẻ chơi theo yêu cầu
- Cô nêu luật chơi: Trẻ chú ý lắng nghe nhạc, khi - Trẻ lắng nghe

nhắc đến bài đồng dao, ca dao hay bài hát nào trẻ
phải nhận biết là của trò chơi dân gian gì và nhanh
chóng tham gia vào trò chơi ấy
- Tổ chức cho trẻ vui chơi
- Trẻ cả lớp chơi
3. Kết thúc (1-2’)
Trẻ vui múa hát bài “Vui hát khúc đồng dao”
- Trẻ cả lớp múa hát




Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×