Tải bản đầy đủ (.doc) (63 trang)

ĐÁNH GIÁ tác DỤNG của VIÊN NANG CỨNG từ RAU SAM (PORTULACA OLERACEA l ), RAU dền GAI (AMARANTHUS SPINOSUS l ) TRONG điều TRỊ BỆNH NHÂN TRĨ nội độ i, II CHẢY máu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (390.54 KB, 63 trang )

1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Bệnh trĩ là một bệnh thường gặp với tỷ lệ mắc cao trong cộng đồng và là
bệnh đứng hàng đầu trong các bệnh lý hậu môn trực tràng [1]. Ở Áo, theo
Riss S. Weiser FA và cộng sự nghiên cứu năm 2008- 2009 về sự phổ biến của
bệnh trĩ trong một chương trình chăm sóc sức khỏe thì có 380/970 người tham
gia điều tra mắc bệnh trĩ (38,93%) [2]. Theo Kim HS, Baik SJ và cộng sự
nghiên cứu tỷ lệ và các yếu tố nguy cơ đối với các bệnh đường tiêu hóa ở
người Mỹ gốc Hàn và người Hàn Quốc, cho thấy tỷ lệ mắc bệnh ở 2 nhóm là
29,4% so với 21,3% [3].
Ở Việt Nam, theo nhiều báo cáo, bệnh trĩ chiếm tỷ lệ cao trong cộng
đồng. Trần Khương Kiều điều tra theo phương pháp dịch tễ học số người
mắc bệnh trĩ là 76,97% ± 3% [4]. Theo thống kê tại phòng khám hậu môn
trực tràng của khoa phẫu thuật tiêu hóa Bệnh viện Việt Đức, bệnh trĩ chiếm
tỷ lệ 45% số bệnh nhân đến khám về hậu môn trực tràng [5]. Điều tra dịch tễ
học mới nhất của Nguyễn Mạnh Nhâm và cộng sự ở 5 tỉnh miền Bắc phát
hiện được 1446/2651 người dân mắc bệnh trĩ chiếm tỷ lệ 55% [6].
Chẩn đoán bệnh trĩ dựa vào các triệu chứng lâm sàng và soi hậu môn.
Tùy theo mức độ của bệnh (độ trĩ, tình trạng chảy máu, viêm...), tình trạng
toàn thân, hoàn cảnh của bệnh nhân, trang thiết bị y tế của cơ sở khám chữa
bệnh và kinh nghiệm điều trị của thầy thuốc mà chỉ định điều trị khác nhau.
Theo Y học hiện đại điều trị bệnh trĩ có thể bằng nội khoa, thủ thuật, phẫu
thuật. Bệnh trĩ là bệnh thường gặp tại khoa Ngoại y học cổ truyền. Các
phương pháp điều trị theo Y học cổ truyền cũng rất đa dạng: gồm các phương
pháp dùng thuốc(uống thuốc, ngâm thuốc, đắp thuốc, bôi thuốc) và không
dùng thuốc(châm cứu). Có nhiều bài thuốc, vị thuốc y học cổ truyền đã và
đang được áp dụng điều trị bệnh trĩ đem lại hiệu quả tốt trong đó có các vị
thuốc như diếp cá, rau sam, dền gai, hòe hoa… Để tăng hiệu quả điều trị và dễ



2

sử dụng,công ty trách nhiệm hữu hạn Thiên dược đã sản xuất viên nang cứng
từ rau sam (Portulaca Oleracea L.), rau dền gai (Amaranthus Spinosus L.), có
thành phần chính từ hai dược liệu là rau sam và dền gai. Đây là những dược
liệu rất thông dụng và phổ biến trong cộng đồng. Viên nang cứng đã được
nghiên cứu độc tính cấp và bán trường diễn tại bộ môn Dược lý trường Đại học
Y Hà Nội. Kết quả nghiên cứu trên động vật thí nghiệm cho thấy chế phẩm có
tính an toàn cao. Hiện nay công ty Thiên dược tiếp tục cải tiến phân đoạn và
phối ngũ thuốc để cho tác dụng tốt hơn. Do vậy, chúng tôi tiếp tục tiến hành
nghiên cứu này nhằm đánh giá tác dụng của viên nang cứng từ rau sam
(Portulaca Oleracea L.), rau dền gai (Amaranthus Spinosus L.) trên lâm sàng
điều trị bệnh trĩ với hai mục tiêu cụ thể sau:
1. Đánh giá tác dụng điều trị của viên nang cứng từ rau sam
(Portulaca Oleracea L.), rau dền gai (Amaranthus Spinosus L.)
trên bệnh nhân trĩ nội chảy máu độ I, II.
2. Theo dõi tác dụng không mong muốn của viên nang cứng từ rau
sam (Portulaca Oleracea L.), rau dền gai (Amaranthus Spinosus
L.) trên lâm sàng và cận lâm sàng.


3

Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. NGUYÊN NHÂN, CƠ CHẾ BỆNH SINH CỦA TRĨ THEO Y HỌC
HIỆN ĐẠI

1.1.1. Giải phẫu và sinh lý ống hậu môn
1.1.1.1. Giải phẫu ống hậu môn

Ống hậu môn (đoạn trực tràng tầng sinh môn) là phần trực tràng đi ngang
qua phần sau của tầng sinh môn. Được giới hạn ở trên bởi giải mu- trực tràng
của cơ nâng hậu môn, phía dưới là bó dưới da của cơ thắt ngoài. Ống hậu môn
hợp với phần thấp của trực tràng (bóng trực tràng) một góc 90°- 100° chạy
xuống dưới ra sau và đổ ra da qua lỗ hậu môn ở tam giác đáy chậu sau. Ống
hậu môn dài 3-4 cm, đường kính khoảng 3 cm, đóng mở chủ động [7], [8].Từ
ngoài vào trong, ống hậu môn được cấu tạo bởi các lớp cơ, lớp niêm mạc và
hệ thống mạch máu thần kinh[9],[10].

Hình 1.1 Giải phẫu ống hậu môn
(Nguồn Atlas giải phẫu người Frank Neetter)


4

Cơ vùng hậu môn: Vùng hậu môn có nhiều cơ tạo thành hình thể ống hậu
môn và góp phần quan trọng trong hoạt động chức năng của hậu môn [11] :
* Cơ thắt ngoài
* Cơ thắt trong
* Cơ nâng hậu môn
* Cơ dọc dài phức hợp
Lớp niêm mạc hậu môn: là lớp biểu mô có 3 lớp từ trong ra ngoài, bắt
đầu bằng lớp tế bào trụ đơn tiếp đến biểu mô vuông tầng, lát tầng và kết thúc
là biểu mô giả da ở đoạn cuối cùng của ống hậu môn [12].
Đường lược: là mốc quan trọng trong phẫu thuật hậu môn trực tràng,
cách rìa hậu môn da khoảng 1,5-2 cm, đường lược tạo nên bởi sự tiếp nối các
van hậu môn, xen giữa là các cột trực tràng vì vậy nhìn đường lược có hình
răng cưa [13].
Mạch máu của hậu môn- trực tràng:
- Động mạch: có ba động mạch cấp máu cho vùng này.

+ Động mạch trực tràng trên (động mạch trĩ trên [14].
+ Động mạch trực tràng giữa (Động mạch trĩ giữa) [15],[16].
+ Động mạch trực tràng dưới (Động mạch trĩ dưới).
- Tĩnh mạch:
+ Đám rối tĩnh mạch trĩ trong: đám rối tĩnh mạch này giãn tạo nên trĩ nội.
+ Đám rối tĩnh mạch trĩ ngoài: đám rối tĩnh mạch trĩ ngoài giãn tạo ra trĩ
ngoại. Hai đám rối này được phân cách nhau bởi dây chằng Parks, khi dây
chằng này thoái hóa mất độ bền chắc sẽ chùng ra, hai đám rối sát liền nhau, trĩ
nội sẽ mất liên kết với trĩ ngoại tạo nên trĩ hỗn hợp. Khi trĩ hỗn hợp to ra có
thể không nằm riêng rẽ nữa mà liên hết nhau tạo nên trĩ vòng [17].
+ Các nối thông động- tĩnh mạch: Durett cho thấy có sự thông thương
giữa động- tĩnh mạch ở lớp dưới niêm mạc của ống hậu môn và máu ở trĩ là


5

máu động mạch nên tác giả đưa ra lý thuyết thông động tĩnh mạch góp phần
gây bệnh [12].
Thần kinh: Hậu môn trực tràng được chi phối bởi thần kinh sống và thần
kinh thực vật [16]. Hoạt động bài tiết phân thực hiện được tự chủ thông qua
sự chi phối của hai hệ thần kinh này.
1.1.1.2. Sinh lý
Sự tự chủ hậu môn: khả năng tự chủ của hậu môn tùy thuộc vào một
chuỗi quá trình phức tạp, có quan hệ chặt chẽ với nhau. Hiện nay với những
hiểu biết về sinh bệnh học bệnh trĩ, các nhà hậu môn học công nhận đám rối
tĩnh mạch trĩ là trạng thái sinh lý bình thường, tạo nên lớp đệm ở ống hậu
môn, giúp kiểm soát sự tự chủ của đại tiện [20],[21].
Cơ chế đại tiện: ống hậu môn với chức năng sinh lý chính là đào thải
phân bằng động tác đại tiện. Hoạt động sinh lý bình thường của ống hậu môn
hoàn toàn tự chủ [22],[23].

1.1.2. Nguyên nhân, cơ chế bệnh sinh của trĩ theo y học hiện đại
1.1.2.1. Nguyên nhân
Nguyên nhân của bệnh trĩ chưa được xác định một cách rõ ràng. Đa số các
tác giả cho rằng bệnh trĩ xuất hiện trên những cơ địa đặc biệt (di truyền), thể trạng
nhất định, do những yếu tố thuận lợi phát sinh bệnh gây ra như [25],[26]:
- Yếu tố gia đình và đẻ nhiều.
- Yếu tố nòi giống (người Do Thái bị trĩ nhiều hơn).
- Yếu tố nghề nghiệp (phải đứng, ngồi lâu...), một số môn thể thao như
đua ngựa...
- Yếu tố tâm sinh lý: bực bội, buồn vui quá mức, lao động trí óc căng
thẳng...
- Rối loạn lưu thông ruột.
- Tuổi: tuổi càng nhiều càng dễ mắc.
- Giới: nữ nhiều hơn nam, ở Việt Nam thì ngược lại.


6

- Các bệnh của hậu môn, trực tràng: viêm đại tràng mạn, viêm loét đại
trực tràng chảy máu, lỵ amip mạn...[28]
- Chế độ ăn không điều độ.
- U hậu môn trực tràng và tiểu khung làm cản trở máu hậu môn trực
tràng trở về cũng là nguyên nhân của trĩ.
- Thai kỳ: trĩ thường gặp lúc phụ nữ đang mang thai, sau mỗi lần mang
thai, trĩ đều nặng hơn.
Ngoài ra còn một số yếu tố khác như: béo phì, đái tháo đường là những
yếu tố thuận lợi dễ phát sinh ra bệnh trĩ.
1.1.2.2. Cơ chế bệnh sinh
Hiện nay có 2 thuyết về nguồn gốc phát sinh ra bệnh trĩ được nhiều
người chấp nhận: Thuyết cơ học và thuyết huyết động[29],[30].

Thuyết cơ học: Trĩ nội được giữ tại chỗ đúng vị trí nhờ các dải xơ cơ
có tính đàn hồi. Khi có hiện tượng thoái hóa keo thì các dải này nhẽo dần
đến đứt hoặc tình trạng các mô lỏng lẻo. Thành tĩnh mạch không được các
tổ chức bao quanh nâng đỡ sinh ra trĩ. Hiện tượng thoái hóa này bắt đầu từ
độ tuổi 20 bởi vậy bệnh trĩ ít thấy ở trẻ em. Khi đã có sự trùng nhẽo đứt các
dây chằng, tổ chức nâng đỡ và áp lực trong các khoang bụng tăng lên do
táo bón kinh niên, rối loạn đại tiện hay các nguyên nhân khác thì các búi trĩ
nội phồng to bị đẩy ra ngoài hậu môn. Lúc đầu trĩ còn nằm trong lòng hậu
môn nhưng khi các dải treo đứt hẳn chúng sa ra ngoài và thường xuyên nằm
ngoài ống hậu môn [31].
Thuyết huyết động: được mô tả theo các nghiên cứu mô học và quan sát trên
kính hiển vi điện tử, thuyết này liên quan đến cả tuần hoàn động- tĩnh mạch. Diện
vi tuần hoàn của ống hậu môn chứa các Shunt động- tĩnh mạch có khả năng phản
ứng với các kích thích nội tiết hoặc sinh lý thần kinh. Các Shunt động- tĩnh mạch
ở tuần hoàn nông dưới niêm mạc đóng lại khi nghỉ ngơi cho phép sự trao đổi máy
trong mô. Khi chúng nở ra đột ngột dưới tác động của các kích thích làm gia tăng


7

lượng máu trong động tĩnh mạch trĩ, kết quả là mô không được nuôi dưỡng. Hiện
tượng này đi kèm theo sự co thắt mạch và làm gia tăng áp lực đột ngột và giãn
đám rối tĩnh mạch trĩ. Điều này giải thích tại sao chảy máu trong bệnh trĩ lại là
máu đỏ tươi do đám rối tĩnh mạch trĩ giãn ra và chứa đầy máu động mạch. Các
triệu chứng lâm sàng có thể nặng lên do viêm nhiễm và huyết khối, khi dòng máu
tĩnh mạch bị tắc nghẽn bởi gắng sức do táo bón do trĩ sa [32], [33].
1.1.2.3. Bản chất của trĩ
Kết quả các công trình nghiên cứu về mạch máu và mô học cho thấy trĩ là
một cấu trúc mạng mạch bình thường được nhiều tác giả công nhận [25]. Trong
điều kiện bệnh lý nào đó, một động mạch bị tắc nghẽn thì mạng mạch sẽ đóng

vai trò bù trừ mà bình thường tầm quan trọng của nó ít được biết đến. Khi mất
khả năng bù trừ sẽ nảy sinh ra bệnh trĩ và xuất hiện triệu chứng chảy máu gặp
trong bệnh trĩ [16].
1.1.2.4. Giải phẫu bệnh học
Về vi thể: búi trĩ gồm các yếu tố huyết quản bị giãn, thành mạch dầy lên
có những kẽ hở thông giữa động mạch với tĩnh mạch, nhiều tổ chức xơ chun
như tổ chức hang [34].
1.1.2.5. Chẩn đoán
Bệnh trĩ lúc mới xuất hiện thường biểu hiện không rõ ràng. Chẩn đoán
bệnh chủ yếu dựa vào các dấu hiệu lâm sàng và soi ống hậu môn [5].
*Biểu hiện lâm sàng: gồm 5 triệu chứng hay gặp nhất[35]
- Đại tiện ra máu tươi.
- Sa trĩ.
- Đau khi có biến chứng tắc mạch.
- Ngứa
- Chảy dịch hậu môn.


8

* Thăm và soi hậu môn
- Thăm khám: nhìn có thể thấy trĩ ngoại(da thừa), sa búi trĩ- niêm mạc
hậu môn
- Thăm trực tràng là động tác bắt buộc với bệnh nhân trĩ.
- Soi trực tràng để đánh giá tổn thương của bệnh trĩ, qua soi hậu môn trực
tràng để phân độ trĩ nội và cho phép đánh giá tổn thương khác như nứt kẽ,
polip trực tràng, viêm loét trực tràng và đặc biệt là phát hiện ra ung thư trực
tràng về đại thể [36].
* Phân độ trĩ nội: gồm 04 độ [27]
- Độ 1: Đại tiện ra máu tươi chiếm 80-90%, chỉ đôi khi có hiện tượng

ngứa khó chịu, không thoải mái. Khám qua nội soi: các búi trĩ nhô lên thấy
cương tụ máu nhưng không bị sa tụt khi rặn.
- Độ 2: triệu chứng chính là đại tiện ra máu tươi, búi trĩ sa ra ngoài, khi
đại tiện xong tự co lên. Soi hậu môn: búi trĩ lấp ló ở hậu môn, có thể kèm theo
tiết dịch gây ẩm ướt hậu môn.
- Độ 3: xuất hiện các búi trĩ nội khá lớn, đôi khi không còn rõ ranh giới
giứa các búi trĩ nội và ngoại như vậy trở thành một búi trĩ hỗn hợp. Khi đại
tiện trĩ lòi ra ngoài hậu môn không tự co lên, bệnh nhân phải dùng tay đẩy búi
trĩ lên.
- Độ 4: Các búi trĩ không tự co lên được chỉ một gắng sức nhẹ cũng làm
cho búi trĩ sa lồi ra, búi trĩ thường xuyên nằm ngoài hậu môn, gây ẩm ướt, đau
rát, chảy máu, tiết dịch mất vệ sinh rất khó chịu.
1.2. QUAN NIỆM CỦA Y HỌC CỔ TRUYỀN VỀ BỆNH TRĨ

1.2.1. Nguyên nhân gây bệnh
Trong “Hoàng đế nội kinh”, Tố Vấn Bạch Thoại giải đã ghi chép nguyên
nhân sinh ra bệnh trĩ là do “cân mạch hoành giải trường tích thành trĩ”
(nguyên nhân sinh ra trĩ là do cân mạch bị dãn rộng) [37]. Ngoài ra phát sinh


9

bệnh trĩ còn do âm dương khí huyết không điều hòa, bên ngoài do lục dâm,
bên trong do thất tình gây nên [38].
Trong “Trung y ngoại khoa học giảng nghĩa” tóm tắt có các loại nguyên
nhân sau:
- Nguyên nhân về ăn uống: ăn quá nóng, no đói thất thường, ăn đồ ăn
sống lạnh, uống nhiều rượu, ăn béo ngậy, ăn quá cay.
- Nguyên nhân về chế độ sinh hoạt: đứng lâu, ngồi lâu, vác nặng đi xa,
phòng sự quá độ.

- Nguyên nhân khác: ỉa chảy mạn, táo bón kéo dài, thể chất quá suy yếu,
mang thai nhiều lần [39].
Các nguyên nhân trên có thể làm khí huyết loạn hành, kinh lạc giao cắt
dẫn đến huyết ứ, trọc khí hạ trú hậu môn gây nên trĩ.
Sau mắc các bệnh làm rối loạn chức năng của các tạng phủ như can, tâm,
tỳ, thận (can khắc tỳ, can tâm thận âm hư, tâm tỳ hư...) gây khí hư, huyết ứ
làm trung khí hư hạ hãm sinh ra trĩ.
1.2.2. Phân loại trĩ theo Y học cổ truyền
* Theo y văn kinh điển:
Hải thượng lãn ông chia bệnh trĩ thành 5 loại: mẫu trĩ, tẫn trĩ, khí trĩ, tửu trĩ,
huyết trĩ [41],[42].
Tuệ Tĩnh phân chia trĩ làm 5 loại: Trĩ ngoại, trĩ nội, thử trĩ, nung sang,
trùng trĩ [43].
Ngoại khoa Đại thành (Kỳ khôn đời Thanh) chia trĩ làm 24 loại [44]:
tạng ung trĩ, tỏa giang trĩ, phiếm hoa trĩ, liên hoa trĩ, trùng điệp trĩ, nội ngoại
trĩ, đởm huyền trĩ, huyết tiễn trĩ, khí tráng trĩ, diên giang trĩ, giang mai trĩ, tử
mẫn trĩ, thư hùng trĩ, lăng giác trĩ, bồ đào trĩ, hạnh đào trĩ, thạch lựu trĩ, anh
đào trĩ, ngưu mẫu trĩ, kê quán trĩ, kê tâm trĩ, thử vĩ trĩ.


10

* Hiện nay đa phần các sách Y học cổ truyền chia trĩ làm 4 thể theo
nguyên nhân gây bệnh:
- Trĩ thể huyết nhiệt: trĩ sưng, nóng, đỏ, đau, nóng rát hậu môn, đặc điểm
ra máu đỏ tươi, không chảy nước vàng.
- Trĩ thể thấp nhiệt: trĩ sưng, nóng, đỏ, loét chảy mủ hoặc chảy nước
vàng, có thể sốt, táo bón,tiểu tiện vàng.
- Trĩ thể huyết ứ: trĩ nằm trong hậu môn, cảm giác tức nặng hậu môn, đại
tiện máu tươi, có thể có táo bón.

- Trĩ thể khí huyết hư: búi trĩ lồi ra ngoài, ra máu kéo dài, người gầy yếu
mệt mỏi, hoa mắt chóng mặt, ù tai, hay quên, sắc mặt xanh xao, đoản hơi,
mạch trầm tế.
1.3. CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ TRĨ

1.3.1. Các phương pháp điều trị trĩ theo YHHĐ
Nguyên tắc[25]:
- Bệnh trĩ có nhiều mức độ tổn thương, nhiều hình thái khác nhau do đó
phải chọn phương pháp điều trị thích hợp
- Phải điều trị các rối loạn được coi là yếu tố thuận lợi gây bệnh trĩ.
1.3.1.1 Điều trị bảo tồn (Nội khoa): là sự lựa chọn ban đầu trong điều trị trĩ
*Ngăn chặn yếu tố thuận lợi:
- Chế độ ăn uống: chế độ ăn nhiều chất xơ giúp phòng ngừa táo bón và
làm giảm triệu chứng của bệnh trĩ [46]. Uống nhiều nước đều đặn. Tránh dùng
các thức ăn đồ uống gây táo bón, gây kích thích.
- Chế độ sinh hoạt: đại tiện ngày 1-2 lần, tập thói quen đi đại tiện đúng
giờ giấc, không có đi đại tiện khi chưa mót rặn, vệ sinh hậu môn bằng nước ấm
(sau khi đi ngoài và ngâm hậu môn vào nước ấm 10-15 phút, ngày 2-3 lần). Làm
việc vừa sức, tránh những công việc nặng nhọc, những động tác phải gắng sức


11

nhiều làm cho áp lực ổ bụng tăng lên. Tránh những công việc phải đứng lâu,
phải ngồi nhiều. Tránh thức khuya, tránh căng thẳng thần kinh.
* Điều trị nội khoa [25]:
- Điều trị các rối loạn đại tiện: táo bón, ỉa lỏng. chữa viêm đại tràng, táo
bón làm bệnh nhân khi đi đại tiện phải rặn nhiều, có thể dùng các thuốc trị
amip cấp và mạn tính như Flagyl, Entetric…kết hợp với kháng sinh và các
thuốc chống co thắt hoặc điều chỉnh rối loạn ruột bằng Debridat…

- Thông thường dùng các thuốc có tác dụng làm tăng sức bền của tĩnh
mạch bằng đường uống: các thuốc họ Flavonoid, Rutosid, Gingko giloba như
Daflon, vitamin P, Ginkoproto, Ginko Fort, Cyclo 3 fort…
- Các thuốc đặt tại chỗ làm giảm đau, chống ngứa như Menthol và các
dẫn xuất của Cocain.
- Chống phù nề: dùng alpha chymotrysin hoặc Amitase.
- Thuốc có thể dùng dưới dạng viên uống hoặc mỡ bôi ngoài quanh hậu
môn lên các búi trĩ ngoại, bôi trong lòng ống hậu môn cho trĩ nội.
- Viên đạn đặt hậu môn: Proctolog, Preparation-H.
1.3.1.2. Các phương pháp dùng dụng cụ (thủ thuật)
Hiện nay có 2 phương pháp chính được sử dụng rộng rãi là tiêm xơ và
thắt trĩ bằng vòng cao su. Chỉ định trong điều trị trĩ nội độ I, II, III chảy máu
[47],[48]. Chống chỉ định của 2 phương pháp này là trĩ nội độ III, độ IV, tụ
máu nhồi máu lớn, trĩ hỗn hợp, trĩ ngoại, đang viêm nhiễm ở hậu môn [49].
1.3.1.3. Điều trị phẫu thuật
Điều trị trĩ bằng phẫu thuật là phương pháp điều trị tiệt căn nhất
[50].Nhược điểm của phẫu thuật là gây đau, can thiệp vào giải phẫu học bình
thường và kèm theo nguy cơ biến chứng. Do vậy, chỉ lựa chọn phẫu thuật
trong các trường hợp sau: trĩ nội độ IV, độ III có huyết khối, trĩ vòng sa, trĩ


12

lớn bị sa hoặc chảy máu đáng kể hoặc khi tất cả các phương pháp điều trị
khác thất bại [51], [52].
1.3.2. Các phương pháp điều trị trĩ theo y học cổ truyền
Hiện nay, có 3 nhóm phương pháp điều trị là nội khoa, thủ thuật và kết
hợp YHCT và YHHĐ.
1.3.2.1. Điều trị nội khoa
- Trĩ nội thể huyết ứ: lương huyết chỉ huyết, hoạt huyết khứ ứ. Bài thuốc

“Hoạt huyết địa hoàng thang gia giảm” [53]. Hoặc “Chè trĩ số 9” của Viện
YHCT Việt Nam [54],[55].
-Trĩ nội thể thấp nhiệt: Thanh nhiệt lợi thấp, hoạt huyết chỉ thống. Những
bài thuốc thường dùng:“Hòe hoa tán gia vị”, “Chỉ thống thang gia giảm”,Chè
trĩ số 8 của viện YHCT Việt Nam [56].
-Trĩ nội thể nhiệt độc: Thanh nhiệt giải độc, lương huyết, hoạt huyết, chỉ
huyết. Dùng bài “Giải độc thang gia vị”
-Trĩ nội thể khí huyết hư: bổ khí huyết, chỉ huyết, thăng đề [57].Dùng bài
thuốc “Bổ trung ích khí thang”.
Trung y điều trị bệnh trĩ chủ yếu theo các chứng trạng [58].
+ Chống đau (Chỉ thống): dù cho phong, táo, thấp, nhiệt đều dùng bài
“Chỉ thống thang” coi như thần dược.
+ Cầm máu (Chỉ huyết): bất kể máu chảy nhiều hay ít, chảy máu trước
phân hoặc sau phân, chảy máu này đều kết luận do huyết nhiệt gây nên, vì vậy
dùng bài thuốc “Lương huyết địa hoàng thang”
+ Chống sa trĩ, dùng bài “Bổ trung ích khí thang”.
Nhược điểm là mỗi bài thuốc thường gồm rất nhiều vị nên bào chế thành
dạng thuốc uống đơn giản khó vì vậy khi dùng phải sắc uống rất mất thời gian
và không thuận tiện, nhất là đối với những người bị bệnh trĩ không ở tĩnh mà
hay đi lại.


13

Dùng các bài thuốc ngâm rửa điều trị trĩ nội và ngoại: có thể dùng một
trong các bài thuốc sau:
Bài 1[59]: gồm: Kha tử 100g, Phèn phi 10g.
Cho 1 lít nước đun Kha tử sôi 15 phút, pha phèn phi rồi ngâm rửa.
Bài 2 [60]: gồm: Hạt cau, Hoàng bá, Đảm phàn.
Thuốc tán bột, đóng gói 10g/gói. Khi dùng chỉ việc cho thuốc vào nước

sôi để nguội ngâm hậu môn 10 phút/ lần. Ngày ngâm 1-2 lần.
Bài 3[61]: gồm: Hoàng bá 12g, Ngũ bội tử 12g, Hoa kinh giới 12g, Phèn
phi 12g.
Cho 1 lít nước đun còn 300ml, ngâm rửa sau đại tiện.
Bài 4[58]: Dùng bài “Ngũ bội tử thang”
Các bài thuốc ngâm rửa này chỉ có tác dụng sát trùng, làm khô các búi trĩ.
1.3.2.2. Điều trị thủ thuật
- Thắt trĩ bằng Nguyên hoa tuyến [69].
- Khô trĩ tán A của lương y Nguyễn Thanh Nguyên cống hiến cho khoa
Ngoại Viện YHCT Việt Nam [70].
- Khô trĩ tán C (báo cáo của khoa Ngoại viện YHCT Việt Nam)[71].
- Thủ thuật thắt và tiêm bôi dung dịch khô trĩ vào búi trĩ nội (Bành Văn
Khừu- viện YHCT Quân đội)[61].
- Kiều Văn Tuấn dùng phương pháp tiêm xơ trong bằng dầu phenol 5%
điều trị trĩ [48].
- Nguyễn Tất Trung và cộng sự dùng phương pháp phong bế, day ấn cơ
thắt hậu môn điều trị trĩ nội độ I, II xuất huyết [72].
1.3.2.3. Điều trị kết hợp YHCT và YHHĐ
* Trên thế giới:
Ở Trung Quốc đã nghiên cứu ứng dụng những kinh nghiệm điều trị trĩ
của Trung Y kết hợp với YHHĐ. Trong tài liệu Trung Tây y kết hợp điều trị


14

các bệnh trĩ có viết: Bệnh nhân được sát trùng, gây tê, bộc lộ búi trĩ, rạch da
hình chữ V, bóc tách sát gốc búi trĩ, kẹp gốc búi trĩ, dùng chỉ tơ thắt gốc búi
trĩ, rồi cắt da và búi trĩ tĩnh mạch trĩ ngoại. Dùng Chỉ huyết tán rắc bôi lên vết
mổ, dùng gạc vaselin che băng lại. Chú ý bảo lưu da giữa các búi trĩ, làm vài
cầu da để tránh hẹp hậu môn. Thường sau 3-4 tuần vết mổ lành [73].

* Trong nước:
Phác đồ điều trị kết hợp YHHĐ và YHCT trong mổ thắt trĩ đã được hình
thành trong những năm 70-80 của thế kỷ trước tại Viện Nghiên cứu Đông y:
- Trước mổ thắt trĩ: dùng thuốc tiêu viêm và thông lợi đại tràng của YHCT.
- Chuẩn bị trước mổ: như Y học hiện đại
- Mổ: Châm tê 30 phút, thuốc tiền mê trước 15 phút, gây tê tại chỗ liều
hạn chế, mổ theo phương pháp cải tiến.
- Sau mổ: chế độ ăn nhuận tràng, không gây táo bón; uống thuốc hành
huyết tiêu ứ thông lợi đại tràng (cao tiêu viêm, chè trĩ số 8 hoặc chè trĩ số 9,
thuốc bổ âm). Nếu cần cho kháng sinh. Điện châm để giảm đau và chữa bí
tiểu tiện [55],[69].
1.3.2.4. Tình hình nghiên cứu điều trị bệnh trĩ bằng YHCT ở nước ta
* Về thuốc
Y học cổ truyền của nước ta đã có nhiều nghiên cứu tạo ra những sản
phẩm thuốc đông y thuận tiện cho việc sử dụng của bệnh nhân. Ngô Thị Minh
Chất và cộng sự điều trị trĩ nội chảy máu bằng Chè trĩ số 8 (gồm Thổ hoàng
liên, rau má, kim ngân hoa, lá vông, kim tiền thảo, cỏ nhọ nồi, cam thảo nam)
có tác dụng thanh nhiệt lương huyết cho kết quả tốt [62].Hoàng Đình Lân
cũng dùng bài Chè trĩ số 9 với các vị thuốc có tác dụng thanh nhiệt (gồm Trần
bì, mộc hương, hậu phác, huyết giác, hòe hoa sao, cỏ nhọ nồi, uất kim, tô
mộc, lá móng tay, ý dĩ, đại hoàng, cam thảo) để điều trị cho bệnh nhân trĩ
trong đợt cấp đạt kết quả 94% [63]. Phạm Văn Trịnh và cộng sự đánh giá tác


15

dụng của Cao trĩ thấy thuốc có tác dụng điều trị trĩ nội độ I, II, III viêm đau
đạt kết quả tốt [64]. Nguyễn Văn Hanh qua nghiên cứu thuốc Nang tiêu viêm
thấy có tác dụng điều trị trĩ nội độ II, III đợt cấp và trĩ ngoại tắc mạch. Thuốc
có tác dụng cầm máu đạt 72% số bệnh nhân trĩ nội độ II, III chảy máu, thời

gian cầm máu 4,12 ngày tương đương với Daflon 500mg [65]. Ngoài ra thuốc
còn có tác dụng giảm sưng nề và giảm đau. Nguyễn Thị Gái đã sử dụng Chè
tan thông u để điều trị trĩ nội độ II, III cấp. Tác giả thấy rằng thuốc có tác dụng
cầm máu, giảm sưng nề hậu môn và giảm đau, đặc biệt là thể huyết ứ [66]. Trần
Thị Hồng Phương đã sử dụng thuốc chè tan Bổ trung ích khí gia vị
(BTIKGV) có tác dụng tốt với triệu chứng chảy máu trĩ. Có 96% bệnh nhân
đạt kết quả cầm máu sau đợt điều trị trong đó có 70% cầm máu trong 4 ngày
đầu dùng thuốc, với triệu chứng rỉ ướt hậu môn, đau, táo bón, thuốc BTIKG
cũng làm hết các và giảm các triệu chứng rất tốt (100% bệnh nhân hết
và giảm các triệu chứng). Đối với tác dụng thu nhỏ búi trĩ thuốc BTIKG
có tác dụng thu nhỏ búi trĩkhá tốt, có 8% bệnh nhân mất búi trĩ hoặc giảm tới
2 độ, 58% bệnh nhân giảm độ trĩ [67]. Phạm Anh Thư khi dùng bài thuốc BLT
có thành phần là bài “Lục vị địa hoàng hoàn” gia vị khi điều trị trĩ nội độ I, II có
chảy máu cho kết quả cầm máu trong 7 ngày đầu dùng thuốc là 96,7%. Ngoài
ra thuốc còn có tác dụng rất tốt trong việc thu nhỏ búi trĩ, chống chảy dịch,
chống táo bón và giảm đau [68]. Bùi Thị Thanh Huyền dùng bài thuốc “Tứ
vật đào hồng” gia vị dạng gói lọc trên bệnh nhân trĩ nội độ I,II cấp tính cho
kết quả tốt [45]
*Về điều trị kết hợp YHCT và YHHĐ
- Hà Thị Nga, Hoàng Thị Ngọc dùng thuốc Bột ngâm trĩ điều trị vết thương
cho bệnh nhân sau mổ trĩ đạt kết quả tốt đạt 87% [74], [75].
- Đỗ Quốc Hương dùng chè tan TVS kết hợp với thủ thuật cắt trĩ trên
bệnh nhân trĩ nội độ II, III cho kết quả tốt [76].


16

- Đinh Văn Lực mổ trĩ theo phương pháp cải tiến cho trĩ vòng vành khăn
độ II, III. Áp dụng cho 590 bệnh nhân ở bệnh viện Y học cổ truyền Việt Nam,
kết quả khỏi 585 bệnh nhân, 4 trường hợp chảy máu và một trường hợp có

hẹp hậu môn [77].
- Ngô Quang Linh áp dụng kỹ thuật thắt buộc kiểu Salmon cải tiến kết
hợp với bột ngâm trĩ Đông y cho 118 bệnh nhân trĩ nội độ III, IV. Kết quả tốt,
phẫu thuật đơn giản, ít biến chứng [78].
- Hồ Thị Kim công bố kết quả mổ trĩ theo phương pháp cải tiến kết hợp
châm tê và tại chỗ thắt gốc búi trĩ bằng chỉ lanh cho 331 bệnh nhân trĩ nội,
ngoại độ II, III từ năm 1986-1992. Thời gian rụng trĩ là 8-12 ngày, thời gian
lành vết thương từ 15-18 ngày, hẹp hậu môn phải nong 0,62%. Đây là phương
pháp đơn giản, an toàn cho 100% bệnh nhân [71].
- Đặng Đình Hòa và cộng sự công bố kết quả cắt trĩ bằng Laser CO2 kết
hợp với Cao tiêu viêm. Đã điều trị cho 92 bệnh nhân, kết quả tốt đạt 82,6%,
khá 17,4% [79].
- Tạ Văn Sang dùng kem “Bạch đồng nữ” điều trị cho bệnh nhân sau mổ
trĩ đạt kết quả tốt [80].
1.3.2.5. Phương pháp không dùng thuốc (Châm cứu)
Ở Việt Nam, châm cứu áp dụng cho trĩ nội [81] và tùy theo từng thể mà
có phác đồ khác nhau.
Ở Trung Quốc, châm các huyệt: Bách hội, Trường cường, Thừa sơn, Thứ
liêu [82]
1.4. TỔNG QUAN VỀ VIÊN NANG CỨNG TỪ RAU SAM (PORTULACA
OLERACEA L.), RAU DỀN GAI (AMARANTHUS SPINOSUS L.) TRONG
ĐIỀU TRỊ BỆNH TRĨ


17

1.4.1. Xuất xứ, thành phần, các nghiên cứu của viên nang cứng từ rau
sam (Portulaca Oleracea L.), rau dền gai (Amaranthus Spinosus L.)
* Xuất xứ:Viên nang cứng từ rau sam (Portulaca Oleracea L.), rau dền
gai (Amaranthus Spinosus L.) do công ty TNHH Thiên Dược sản xuất theo

tiêu chuẩn GMP -WHO và vùng trồng dược liệu đạt chuẩn GACP - WHO.
Sản phẩm là kết quả của quá trình nghiên cứu đề tài cấp bộ của Nguyễn Thị
Ngọc Trâm và cộng sự [83].
* Thành phần: Viên nang cứng từ rau sam (Portulaca Oleracea L.), rau
dền gai (Amaranthus Spinosus L.) có thành phần chính là các cao chiết phân
đoạn flavonoid của cây Dền gai (250mg/viên), và cây rau sam
(350mg/viên). Những phân đoạn này được chọn lọc và nghiên cứu trên cơ
sở nghiên cứu tác dụng dược lý trên cơ trơn, thời gian máu chảy, thời gian
máu đông, số lượng tiểu cầu…
* Các nghiên cứu đã làm về viên nang cứng từ rau sam (Portulaca
Oleracea L.), rau dền gai (Amaranthus Spinosus L.) (Phụ lục kèm theo)
- Viên nang từ rau sam (Portulaca Oleracea L.), rau dền gai (Amaranthus
Spinosus L.) đã được thử độc tính cấp và bán trường diễn tại bộ môn Dược lý
trường Đại học Y Hà Nội do PGS. TS Vũ Thị Ngọc Thanh thực hiện với sự cố
vấn của GS. TS Đào Văn Phan.
+ Kết quả thử độc tính cấp ngày 10/ 01/ 2014 cho thất, chưa xác định
được độc tính cấp và chưa tính được LD50 của mẫu thử viên nang từ rau sam
(Portulaca Oleracea L.), rau dền gai (Amaranthus Spinosus L.) số 020713 trên
chuột nhắt trắng theo đường uống.
+ Kết quả thử độc tính bán trường diễn cho thấy thuốc không gây độc
tính bán trường diễn trên thỏ khi uống liều 0,34 g/ kg/ ngày (liều có tác dụng
tương đương liều dùng trên người) và liều gấp 3 lần trong 8 tuần liên tục và
sau 2 tuần ngừng thuốc thử.


18

- Viên nang từ rau sam (Portulaca Oleracea L.), rau dền gai (Amaranthus
Spinosus L.) cũng đã được nghiên cứu tiền lâm sàng, trong số 13 mẫu thuốc
thử có 5 mẫu có tổng điểm > 10 và có tác dụng trên cơ trơn và co mạch, trên

cơ trơn ruột và tác dụng đông cầm máu.
1.4.2. Tổng quan về dược liệu trong thành phần của viên nang cứng từ
rau sam (Portulaca Oleracea L.), rau dền gai (Amaranthus Spinosus L.)
Viên nang cứng từ rau sam (Portulaca Oleracea L.), rau dền gai
(Amaranthus Spinosus L.) có thành phần chính là cao Dền gai và cao Rau sam.
1.4.2.1. Rau sam (Portulaca oleracea L.)
- Tên khoa học: Rau sam có tên khoa học là Portulaca oleracea L. thuộc
họ rau sam Portulaca [84],[85].
- Tác dụng:
Theo Y học cổ truyền, cây có vị chua, tính hàn, có tác dụng thanh nhiệt
giải độc, lương huyết, chỉ huyết, thông lâm. Cây thường được dùng để chữa
huyết nhiệt, đái ra máu, ho ra máu, ung nhọt, lở ngứa, đại tiện táo bón, kiết lị
ra máu, ho gà, ngoài ra còn dùng để trị giun kim, giun đũa.
Kinh nghiệm dân gian dùng để chữa trĩ chảy máu: dùng 50-100g lá tươi/ ngày
luộc chín ăn, lại lấy nước luộc ấy mà xông rửa trĩ, dùng trong khoảng 1 tháng.
- Thành phần hóa học
Ở một số vùng thổ nhưỡng, rau sam tích lũy nitrat, chất này có thể tiêu thụ
ở mức độ vừa phải, các sắc tố ở rau sam là betacyanidin đã được acetyl hóa.
Rau sam chứa 3-6,49% carbohydrat, 0,5% lipid, 1,4-1,8% protein, 85mg%
Ca, 56mg% P, 1-5mg% Fe, 26mg% vitamin C, 0,32mg% caroten, 0,03mg%
vitamin B1, 0,11mg% vitamin B2 và 0,7mg% PP.
100g rau sam có thể chứa 4900 đơn vị quốc tế vitamin A, 20 đơn vị quốc
tế vitamin B và 280 đơn vị quốc tế vitamin C.
- Tác dụng dược lý
+Tác dụng điều trị trĩ.


19

+Lợi tiểu và chống choáng, tác dụng đối với lỵ trực khuẩn cấp tính, ho

lâu ngày, chữa mọn nhọt sưng đau.
+ Cao nước rau sam làm giảm đáng kể trương lực cơ ở bệnh nhân co
cứng cơ, cơ gấp hoặc duỗi, đã nhận thấy giảm 50% trên điện cơ đồ. Cao rau
sam ức chế áp lực co giật cơ do kích thích điện gián tiếp qua dây thần kinh
hoành trên nửa cơ hoành.
+ Tác dụng kháng khuẩn: có tác dụng ức chế với mức độ khác nhau các
loại: trực khuẩn lỵ, thương hàn, tụ cầu vàng, một số nấm.
+ Rau sam có 2 tác dụng ngược nhau trên tử cung động vật thực nghiệm:
hưng phấn hoặc ức chế, hưng phấn là do muối kali có trong thân rễ và tác
dụng ức chế là do các thành phần hữu cơ chủ yếu ở lá rau sam.
1.4.2.2. Cây dền gai (Amaranthus spinosus L.)
- Tên khoa học: Dền gai có tên khoa học là Amaranthus spinosus L.
thuộc họ rau dền Amaranthaceae [85].
- Tác dụng:
Dền gai có vị ngọt nhạt, tính hơi hàn, có tác dụng thanh nhiệt, lợi tiểu,
trừ thấp, thu liễm chỉ tả. Lá và ngọn non dùng luộc ăn như các loại rau dền.
Thường dùng trị phù thũng, bệnh về thận, bệnh lậu, chữa lỵ trực khuẩn và làm
thuốc điều kinh. Phần cây trên mặt đất được dùng làm thuốc trị bỏng, đắp tiêu
viêm mụn nhọt. Lá có tính long đờm và được dùng để trị ho và các bệnh
đường hô hấp. Hạt có thể dùng như hạt cây mào gà đắp băng bó chỗ gẫy. Dân
gian còn dùng hạt và rễ trị đau tim. Ở Ấn Độ, rễ được dùng trị rong kinh, lậu,
eczema, làm tiết sữa. Rễ và lá sắc cho trẻ em uống để nhuận tràng, còn dùng
đắp làm dịu bỏng và mụn nhọt. Cây dùng để trị rắn cắn.
- Thành phần hóa học:
+ Cây chứa một tỉ lệ cao Kali nitrat, nhất là ở rễ.
+ Rễ dền gai chứa spinasterol.


20


+Toàn cây chứa sterol (beta-sitosterol, stigmasterol, campesterol,
cholesterol, n-alkan, các acid béo (acid stearic, acid oleic, acid linoleic).
+ Phần trên mặt đất chứa rutin 1,9%.
+ Lá có rutin 1,9%, acid hydrocyanic, kali 4,5%.
- Tác dụng dược lý:
+ Dền gai có hoạt tính kích thích đại thực bào.
+ Cao nước dền gai có tác dụng diệt nấm cercospora cruenta .
1.5. TỔNG QUAN VỀ THUỐC DAFLON [87]

- Do hãng Les laboratoires Servier (France) sản xuất dưới dạng viên bao.
- Nguồn gốc: Daflon có nguồn gốc thực vật (là Flavonoid dưới dạng hạt
siêu nhỏ và được tinh chế) cho nên dùng để làm nhóm chứng và so sánh.
- Dạng thuốc: viên thuốc Daflon 500mg do hãng Laboratoires Servier
(France) sản xuất dưới dạng viên bao.
- Thành phần mỗi viên gồm có 450 mg diosmin và 50 mg hespenidine.
+ Diosmin:
Là một bioflavonoid, hiện nay đã tổng hợp được dưới dạng bột vàng,
không tan trong nước.
Tác dụng: Làm giảm sức thẩm thấu của mạch đồng thời tăng cường sức
chịu đựng cơ học của mao mạch (như Vitamin P). Diosmin còn bảo vệ cho
các mao mạch khỏi bị histamin làm tổn thương, làm tăng nhanh sự hồi phục
các mao mạch đã bị tia cực tím và tia X làm tổn hại.
+ Hesperidin: thuộc nhóm các Flavonoid, có hoạt tính vitamin P.
Tác dụng: ở tĩnh mạch cải thiện trương lực hệ tĩnh mạch, làm giảm căng
tính giãn của tĩnh mạch và làm giảm ứ trệ ở tĩnh mạch.
Ở vi tuần hoàn: thuốc làm bình thường hóa tính thấm của mao mạch và
tăng sức bền mao mạch.


21


Làm tăng lưu thông các hệ bạch mạch.


22

Chương 2
CHẤT LIỆU, ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN
CỨU
2.1. CHẤT LIỆU NGHIÊN CỨU

2.1.1. Thuốc nghiên cứu
- Viên nang cứng từ rau sam (Portulaca Oleracea L.), rau dền gai
(Amaranthus Spinosus L.) do công ty TNHH Thiên dược sản xuất.
- Dạng bào chế: Viên nang cứng, một đầu màu xanh nhạt, một đầu màu
trắng ngà.
- Công thức điều chế cho 1 viên nang :
STT

Thành phần

Tiêu chuẩn

Đơn

áp dụng

vị

1 viên


1

Cao phân đoạn Flavonoid dền gai

TCCS

mg

165

2

Cao phân đoạn Flavonoid rau sam

TCCS

mg

335

3

Tinh bột (sấy)

DĐVN IV

mg

218


4

Aerosil (colloidal silicon dioxid)

USP 32

mg

10

5

DST (Sodium statch glycolat)

USP 32

mg

5,5

6

Talc

DĐVN IV

mg

0,55


7

Magnesi stearat

DĐVN IV

mg

0,55

8

Vỏ nang cứng số “0”

Tiêu chuẩn NSX

cái

1


23

2.1.2. Thuốc đối chứng
Viên Daflon 500mg do hãng Les laboratoires Servier (France) sản xuất
dưới dạng viên bao.
2.2. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU

Các bệnh nhân được chẩn đoán trĩ nội độ I, II có chảy máu điều trị tại

Bệnh viện Đại học Y Hà Nội và Bệnh viện YHCT TW.
2.2.1. Tiêu chuẩn chọn bệnh nhân
2.2.1.1.Tiêu chuẩn chung
- Tuổi >18.
- Không phân biệt tuổi, giới, nghề nghiệp, chỗ ở.
- Bệnh nhân tự nguyện tham gia nghiên cứu.
2.2.1.2.Theo Y học hiện đại
- Được chẩn đoán trĩ nội độ I, II có chảy máu.
* Tiêu chuẩn phân độ trĩ nội theo YHHĐ [88]
- Độ 1: Đại tiện ra máu tươi chiếm 80-90%, chỉ đôi khi có hiện tượng
ngứa khó chịu, không thoải mái. Khám qua nội soi: các búi trĩ nhô lên thấy
cương tụ máu nhưng không bị sa tụt khi rặn.
- Độ 2: triệu chứng chính là đại tiện ra máu tươi, búi trĩ sa ra ngoài, khi
đại tiện xong tự co lên. Soi hậu môn: búi trĩ lấp ló ở hậu môn, có thể kèm theo
tiết dịch gây ẩm ướt hậu môn.
2.2.1.3. Theo Y học cổ truyền [62]
Y học cổ truyền chia thành 4 thể
- Trĩ thể huyết nhiệt: trĩ sưng, nóng, đỏ, đau, nóng rát hậu môn, đặc điểm
ra máu màu đỏ tươi, không chảy nước vàng.
- Trĩ thể thấp nhiệt: trĩ sưng, nóng, đỏ, loét, chảy mủ hoặc chảy nước
vàng, có thể có sốt, táo bón, tiểu tiện vàng.


24

- Trĩ thể huyết ứ: búi trĩ nằm trong hậu môn, cảm giác tức nặng ở hậu
môn, đại tiện ra máu tươi, có thể táo bón.
- Trĩ thể khí huyết hư: trĩ lồi ra ngoài, ra máu kéo dài, người gầy yếu,
mệt mỏi, hoa mắt, chóng mặt, ù tai, sắc mặt xanh xao, đoản hơi, mạch trầm tế.
2.2.2. Tiêu chuẩn loại trừ bệnh nhân

- Bệnh nhân ung thư
- Bệnh nhân có mắc các bệnh toàn thân (tăng huyết áp, suy gan…)
- Bệnh nhân có mắc các bệnh cấp tính hoặc mạn tính nặng khác.
- Bệnh nhân trĩ hỗn hợp, hoặc tình trạng phải đòi hỏi can thiệp phẫu thuật
ngay như tụ máu hoặc nhồi máu trĩ.
- Bệnh nhân không tuân thủ theo các chế độ điều trị, bỏ thuốc trên 1
ngày, hoặc tự động dùng phối hợp với các thuốc khác.
- Bệnh nhân mới dùng thuốc điều trị trĩ khác dưới 07 ngày.
- Bệnh nhân dị ứng với các thành phần của thuốc.
2.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.3.1. Thiết kế, cỡ mẫu
- Thiết kế: Thử nghiệm lâm sàng mở, so sánh trước sau, có đối chứng.
- Cỡ mẫu: chọn cỡ mẫu thuận tiện, n1= n2 = 30
2.3.2. Phân nhóm nghiên cứu
60 bệnh nhân tham gia nghiên cứu được chia làm 2 nhóm
- Nhóm nghiên cứu: gồm 30 bệnh nhân được điều trị bằng viên nang cứng
từ rau sam (Portulaca Oleracea L.), rau dền gai (Amaranthus Spinosus L.).
- Nhóm chứng: gồm 30 bệnh nhân được điều trị bằng Daflon.
Chọn chia nhóm đảm bảo tương đồng một số tiêu chí như tuổi, giới, độ
trĩ, số lượng búi trĩ, mức độ chảy máu.


25

2.3.3. Quy trình nghiên cứu
- Các bệnh nhân sau khi được phân vào 2 nhóm đều được tiến hành làm
các xét nghiệm: Công thức máu, đo thời gian máu chảy, máu đông, đông máu
cơ bản, xét nghiệm đánh giá chức năng gan và thận(ure, creatinin, ALT, AST),
xét nghiệm tổng phân tích nước tiểu, soi hậu môn và trực tràng để chẩn đoán

và phân độ trĩ.
- Hàng ngày bệnh nhân được uống thuốc với chỉ định như sau:
+ Nhóm đối chứng: Daflon 500mg, tổng liều là 140 viên, uống trong 2 tháng.
3 ngày đầu mỗi ngày uống 6 viên, chia 3 lần: 9h, 14h,19h.
3 ngày tiếp mỗi ngày uống 4 viên chia 2 lần: 9h, 14h.
Các ngày sau mỗi ngày uống 2 viên chia 2 lần: 9h, 14h cho tới hết 2 tháng.
+ Nhóm nghiên cứu: viên nang cứng từ rau sam (Portulaca Oleracea L.),
rau dền gai (Amaranthus Spinosus L.) ngày uống 9 viên, chia 3 lần: 9h,
14h,19h, trong ngày cho tới hết 2 tháng.
-Trong thời gian uống thuốc bệnh nhân được tư vấn chế độ ăn uống và
sinh hoạt như kiêng không được ăn các chất cay, nóng, hạn chế uống rượu,
bia và không hút thuốc lá…
- Tất cả bệnh nhân đều được thăm khám và theo dõi lâm sàng. Các chỉ
tiêu theo dõi lâm sàng được ghi nhận ở 4 thời điểm: trước điều trị D0, sau
điều trị 15 ngày D15, sau 30 ngày D30, sau 60 ngày D60.
- Các chỉ tiêu xét nghiệm được đánh giá ở thời điểm trước và khi kết thúc
điều trị.
- Loại trừ ra khỏi nhóm nghiên cứu các bệnh nhân không tuân thủ theo
đúng qui định điều trị trong quá trình nghiên cứu.
2.3.4. Các chỉ tiêu nghiên cứu
* Chỉ tiêu theo dõi đánh giá trên lâm sàng
- Mức độ chảy máu: chia 3 mức độ


×