Tải bản đầy đủ (.docx) (126 trang)

NGHIÊN cứu BỆNH GIỌNG THANH QUẢN ở GIÁO VIÊN TRUNG học cơ sở tại HUYỆN mê LINH THÀNH PHỐ hà nội và ĐÁNH GIÁ kết QUẢ một số PHƯƠNG PHÁP CA

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.7 MB, 126 trang )

1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Bệnh lý giọng thanh quản là một bệnh thường gặp ở các đối tượng sử
dụng giọng nói nhiều như: Giáo viên, ca sỹ, nhân viên bán hàng…. Bệnh xuất
phát dưới tác động của các tác nhân gây bệnh có liên quan trực tiếp với điều
kiện lao động hoặc nảy sinh trong suốt quá trình thực hiện công việc [10].
Bệnh phát sinh do sự quá tải giọng, sử dụng giọng không phù hợp, làm
việc trong những điều kiện không thuận lợi và nói hay hát sai quy cách [12].
Hậu quả là bệnh giọng thanh quản phát sinh với những biểu hiện: Có các rối
loạn chức năng giọng, tiếp theo là những biến đổi thực thể giọng được biểu
hiện bằng các tổn thương thực thể ở hai dây thanh: Viêm thanh quản mạn tính
và cấp tính, hạt xơ dây thanh (Hạt xơ dt), polyp dây thanh (Polyp dt), u nang
dây thanh, dầy dây thanh, nhược cơ dây thanh. Các bệnh viêm nhiễm đường
hô hấp, sử dụng giọng ở cường độ cao trong thời gian thường xuyên kéo dài
hàng ngày gây ra quá tải giọng cũng đóng vai trò quan trọng trong bệnh lí
giọng thanh quản.
Trên các đối tượng là giáo viên ở nước ta với đặc thù nghề nghiệp là sử dụng
giọng nói nhiều cả về thời gian và cả về cường độ (do lớp học lớn, số lượng
học viên đông), lại bị ảnh hưởng bởi các yếu tố môi trường như bụi phấn, thời
tiết… tạo điều kiện thuận lợi cho các bệnh lý Tai Mũi Họng phát triển, kèm
theo ý thức của các giáo viên về vấn đề này cũng chưa cao. Do vậy, tỷ lệ bệnh
lý giọng thanh quản là khá cao.
Trong thời gian gần đây, đã có một số công trình nghiên cứu về bệnh
giọng chú ý đến đối tượng này như của các tác giả Ngô Ngọc Liễn, Trần Công
Hòa, Nguyễn Duy Ninh, Phạm Thị Ngọc….[2], [3],[11],[12]. Các công trình
này đã đề cập tới các khía cạnh bệnh học thanh quản của các giáo viên như là
một thành tố của bệnh nghề nghiệp và dịch tễ học vùng miền. Huyện Mê Linh


2



– Hà Nội là một huyện đồng bằng Bắc bộ được thành lập ngày 5 tháng 7 năm
1977. Qua khảo sát chúng tôi thấy: huyện có 22 trường trung học cơ sở, các
giáo viên giảng dạy tại 22 trường này gặp nhiều vấn đề về bệnh lý giọng
thanh quản, tuy nhiên cho tới nay vẫn chưa có tác giả nào nghiên cứu về bệnh
lý giọng thanh quản tại huyện Mê Linh- Hà Nội. Để góp phần vào việc đánh
giá tổng quan bệnh giọng thanh quản ở các giáo viên, chúng tôi chọn huyện
Mê Linh- Hà Nội nhằm nghiên cứu tình hình bệnh lý giọng thanh quản cũng
như hiệu quả của các phương pháp điều trị, chúng tôi nghiên cứu đề tài:
“Nghiên cứu bệnh giọng thanh quản ở các giáo viên trung học cơ sở tại
huyện Mê Linh – thành phố Hà Nội và đánh giá kết quả của một số phương
pháp can thiệp” nhằm các mục tiêu sau:
1. Mô tả thực trạng bệnh lý thanh quản và một số yếu tố liên quan gây
rối loạn giọng ở giáo viên trung học cơ sở huyện Mê Linh- Hà Nội.
2. Đánh giá kết quả một số phương pháp can thiệp bệnh lý thanh
quản gây rối loạn giọng ở giáo viên trung học cơ sở huyện Mê
Linh- Hà Nội.


3

Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1. GIẢI PHẪU, SINH LÝ THANH QUẢN
2. Giải phẫu cơ quan phát âm
Cơ quan phát âm của con người có cấu tạo rất phức tạp, bao gồm: phổi,
thanh quản, hệ thống cộng hưởng. Các cơ quan này có liên quan chặt chẽ với
nhau trong khi phát âm [16].
Hoạt động đồng bộ các thành phần của cơ quan phát âm là nhờ sự chỉ
huy của hệ thần kinh trung ương. Cơ sở sinh lý học của sự phát âm là hình

thành một loạt các phản xạ có điều kiện ở vỏ não.
Thanh quản (TQ) đóng vai trò chính trong sự tạo thành giọng nói. Nó
nằm giữa họng và khí quản. Giới hạn trên của thanh quản nằm ở vị trí ứng với
chỗ giáp giới đốt sống cổ V-VI, giới hạn dưới ở vị trí bờ trên của đốt sống cổ
VII, thanh thiệt nằm ở vị trí đốt sống cổ III [16].
Dây thanh là một cái nẹp gồm có niêm mạc, cân cơ, sợi đàn hồi đi từ cực
trước (góc sụn giáp) ra cực sau TQ (sụn phễu). Nó là một bộ phận di động, có
thể khép hay mở hoặc rung động. Khoảng cách hình tam giác giữa hai dây
thanh gọi là thanh môn. Phía trước của thanh môn gọi là mép trước, phía sau
gọi là mép sau (hình 1.1- Phụ lục) [16].


4

Hình 1.1: Thanh quản nhìn từ trước và sau
Ở tầng trên thanh môn có hai cái nẹp nhỏ hơn dây thanh và nằm song
song với dây thanh gọi là băng thanh thất. Khoảng rỗng giữa dây thanh và
băng thanh thất được gọi là buồng TQ (buồng Morgani).
Niêm mạc bao phủ lòng thanh quản là biểu mô trụ và biểu mô lát. Phía
mặt ngoài của thanh thiệt (mặt lưỡi), một phần mặt phía trong của thanh thiệt
(mặt thanh quản), phần trên của nẹp phễu - thanh thiệt và bờ tự do của dây
thanh bao phủ bởi lớp niêm mạc biểu mô lát. Phần còn lại của lòng thanh
quản được bao phủ bởi lớp niêm mạc biểu mô trụ giống như niêm mạc của
đường hô hấp. Trong niêm mạc của thanh quản có rất nhiều tuyến nhày và
nang lympho sản xuất chất nhày, đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình
phát âm.
Lớp dưới niêm mạc của thanh quản nói chung là rất lỏng lẻo, trừ ở bề
mặt dây thanh. Do đó TQ rất dễ bị phù nề khi viêm nhiễm hay bị hoá chất
kích thích v.v...
Thanh quản được chia ra làm 3 tầng:

- Tầng thượng (tầng trên) thanh môn: được tính từ lỗ vào của TQ tới khe
thanh môn.


5

- Tầng thanh môn: Tiếp theo thượng thanh môn đến dưới mức bờ tự do
của dây thanh 5mm bao gồm dây thanh, mép trước và mép sau.
- Tầng hạ thanh môn: chạy từ mức 5mm dưới bờ tự do của dây thanh
xuống tới bờ dưới của sụn nhẫn.
Các thành phần chủ yếu của TQ là sụn, màng và dây chằng; cơ, thần kinh
và mạch máu.
1.1.1.1. Các sụn, màng và dây chằng của TQ
Có 5 sụn chính của TQ gồm 3 sụn đơn: sụn nhẫn, sụn giáp, sụn thanh
thiệt và một đôi sụn phễu.
Tất cả các sụn đều rất di động nhờ liên kết với nhau bởi các dây chằng
và màng.
Thanh quản có 4 màng: Màng tứ giác, Màng giáp – móng, Màng tam
giác (nón đàn hồi), Màng nhẫn – giáp.
Có 6 dây chằng TQ bao gồm: Dây chằng giáp - thanh thiệt, Dây chằng
thanh khí quản, Dây chằng giáp – móng, Dây chằng phễu - thanh thiệt, Dây
chằng nhẫn - giáp trên, Dây chằng nhẫn - giáp dưới.
1.1.1.2. Các cơ TQ
Gồm 2 loại cơ:
- Các cơ nội tại của TQ: đều bám vào bộ khung của TQ.
- Các cơ bám ngoài của TQ: bám vào TQ từ đáy sọ, xương hàm dưới và
đai vai [51].
1.1.1.2.1. Cơ nội tại
Gồm 9 cơ (4 cơ đôi và 1 cơ đơn), được chia thành 3 nhóm:
+ Cơ căng DT:

- Cơ nhẫn-giáp đi từ vòng nhẫn tới bờ dưới sụn giáp, và tới sừng giáp
dưới. Khi co, cơ kéo sụn giáp về phía trước và dưới làm DT kéo căng ra
trước. Mỗi bên TQ có một cơ nhẫn-giáp. Vận động cho cơ là dây TK giáp


6

ngoài (một nhánh của TKTQ trên). Khi dây này bị tổn thương, tiếng bị ồ.
+ Cơ mở thanh môn:

Hình 1.2: Cơ nhẫn phễu sau
Cơ nhẫn-phễu sau đi từ đường giữa và mặt sau của bản nhẫn, tới mỏm
cơ của sụn phễu. Khi co, cơ kéo mỏm cơ ra sau và xuống dưới, do đó mỏm
thanh âm được đưa ra trước và lên trên nên thanh môn được mở rộng. Mỗi
bên TQ có một cơ nhẫn phễu sau. Cơ mở thanh môn ít tác dụng đến tiếng nói,
nhưng khi bị liệt hai bên có thể gây tắc thở và có thể gây tử vong.
+ Cơ khép thanh môn có ba cơ:
- Cơ nhẫn phễu bên: đi từ vòng nhẫn tới mỏm cơ sụn phễu. Khi co, cơ
kéo mỏm cơ ra trước và ra ngoài, do đó mỏm thanh âm được đưa ra sau và
vào trong, nên thanh môn được khép lại [6].

Hình 1.3: Cơ nhẫn phễu bên


7

- Cơ giáp phễu: Là một cơ đôi, là cơ quan trọng nhất trong các cơ phát
âm của TQ và là thành phần cấu tạo chính của DT. Cơ này đi từ sụn phễu tới
mặt trong của sụn giáp, hướng từ sau ra trước. Cơ này gồm hai lớp:
● Lớp trên: Bó giáp phễu trên và ngoài chủ yếu cấu tạo nên băng

thanh thất.
● Lớp dưới: Bó giáp phễu dưới và trong là thành phần cấu tạo nên DT [56].

Hình 1.4: Tác dụng của cơ giáp phễu
- Cơ liên phễu: Gồm có hai bó chéo đi từ mỏm cơ bên này tới sụn phễu
bên kia, nhiều khi lên tới tận nắp TQ tạo nên cơ phễu nắp TQ và một bó
ngang. Khi co, cơ kéo hai sụn phễu lại gần nhau nên làm khép thanh môn.

Hình 1.5: Cơ liên phễu ngang [4]
Trong động tác phát âm, các nhóm cơ phối hợp hoạt động làm đóng,
khép khe thanh môn lại và căng DT kết hợp luồng thở từ phía dưới đi qua để
tạo ra rung thanh.


8

Tỷ lệ giữa cơ mở và cơ khép thanh môn là 1/3. Vậy lực khép sẽ mạnh
gấp 3 lần lực mở. Đặc điểm này giải thích phản xạ đóng khép rất mạnh của
thanh môn trong cơ chế bảo vệ đường thở của TQ [56].
Tất cả các cơ trên đều bám vào sụn phễu trừ cơ nhẫn giáp. Điều này
chứng tỏ vai trò chính của sụn phễu trong sinh lý TQ . Tất cả các cơ này được
chi phối bởi TK hồi qui (TKTQ dưới hay TKTQ quặt ngược- nhánh của dây TK
X) trừ cơ nhẫn - giáp do TKTQ trên chi phối [6].
1.1.1.2.2. Các cơ bám ngoài của TQ
Gồm hai nhóm cơ nâng và hạ TQ.
+ Cơ nâng TQ: Tất cả đều bắt nguồn từ xương móng hoặc nối với nó bởi các
dây chằng. Đó là các cơ: Cơ trâm móng, cơ nhị thân, cơ hàm móng, cơ
cằm móng, cơ giáp móng, cơ xiết họng giữa và dưới.
+ Cơ hạ TQ: Gồm các cơ ức móng, cơ ức giáp, cơ vai móng. Chúng nối
TQ với xương ức, xương đòn và xương vai. Vai trò của các cơ này là có

tác dụng hạ thấp TQ. [56]
1.1.1.2.3. Thần kinh (TK) của thanh quản
Phân bố thần kinh của TQ gồm 2 nhánh của dây TK X - hay còn gọi là
TK phế vị (n.vagus): dây TK thanh quản trên (n.laryngeus superior) và dây
TK hồi quy - hay dây TK quặt ngược (n.laryngeus recurens). Cả hai dây TK
này đều chứa nhánh vận động và cảm giác [20].
Tại thanh quản có những vùng phản xạ rất đặc biệt. Theo Gratreva
(1956) có 3 vùng phản xạ của TQ, tại đó chứa rất nhiều đầu của TK cảm giác.
Vùng thứ nhất: nằm ở mặt trong của nắp thanh thiệt (mặt TQ) và mặt cạnh
của nẹp phễu - thanh thiệt. Vùng thứ hai nằm ở mặt trước của sụn phễu và khe
liên phễu. Vùng thứ ba nằm phía dưới hai dây thanh và mặt trong của sụn
nhẫn. Những vùng này có liên quan chặt chẽ với phản xạ bảo vệ của TQ,
đặc biệt là vùng thứ nhất và vùng thứ hai nếu có một kích thích quá đáng


9

tới vùng này (hoá học, cơ học v.v..) có thể dẫn đến phản xạ co thắt thanh
môn rất nguy hiểm.
Vùng bờ tự do của hai dây thanh không có cảm giác tiếp xúc (xúc giác)
và vì vậy người ta mới không cảm thấy sự di động của dây thanh trong khi
phát âm.
Theo các tác giả thì đó chính là phản xạ thích nghi của hệ thần kinh để tự
bảo vệ trước những rung động quá nhanh của dây thanh trong khi phát âm.
1.1.1.2.4. Mạch máu của thanh quản [16]
Hai mạch máu chính của TQ là động mạch TQ trên và động mạch TQ
dưới. Cả hai đều là nhánh của động mạch giáp trạng trên xuất phát từ động
mạch cảnh ngoài.
Động mạch thanh quản sau nhỏ hơn và xuất phát từ động mạch giáp
trạng dưới là chi nhánh của động mạch hạ đòn.

Hai tĩnh mạch cùng tên là tĩnh mạch TQ trên và tĩnh mạch TQ dưới dẫn
máu từ TQ đổ vào tĩnh mạch giáp trạng trên và dưới
Hệ thống bạch huyết của TQ đổ về dãy hạch cảnh ngang tầm thân tĩnh
mạch giáp - lưỡi - mặt và hạch trước TQ. ở ngay tại dây thanh hệ thống bạch
huyết rất kém phát triển.
1.1.2. Sinh lý cơ quan phát âm
Thanh quản có ba chức năng lớn: Chức năng dẫn không khí, chức năng
bảo vệ đường hô hấp và chức năng phát âm.
1.1.2.1. Chức năng bảo vệ đường hô hấp
Chức năng bảo vệ đường hô hấp được thực hiện bởi phản xạ đóng thanh
môn (khép chặt hai dây thanh) và ho tống ra ngoài mỗi khi có dị vật hoặc hơi
cay, nóng vào đến TQ. Phản xạ này thường rất nhạy, hơi cay hoặc nóng chỉ
cần chạm vào niêm mạc của đường hô hấp trên cũng đã gây ra cơn nghẹt thở
và ho sặc sụa (do kích thích ba vùng phản xạ TQ).


10

1.1.2.2. Chức năng hô hấp (chức năng thông khí)
Chức năng hô hấp của TQ dẫn không khí từ họng vào khí quản (hít vào)
hoặc từ khí quản lên họng (thở ra). Khi hít vào thanh môn mở ra tối đa, trái lại
khi thở ra thanh môn chỉ mở vừa phải.
1.1.2.3. Sinh lý phát âm
Từ lâu, bản chất của quá trình tạo ra tiếng nói đã được nhiều nhà nghiên
cứu chú ý tới. Ngay trong thời kỳ Hypocrat đã biết được rằng giọng nói của
người được tạo ra bởi thanh quản. Nhưng phải tới một thế kỷ sau Andray
verali (1953) nhận định giọng nói phát ra bởi dây thanh quản. Đến đầu thế kỷ
18 các nhà nghiên cứu có xu hướng giải thích chức năng của cơ thể người bởi
các quá trình vật lý cho rằng: sự phát âm thực hiện là nhờ những rung động
của hai dây thanh, giống như các dây nhạc cụ [1].

Quá trình tìm hiểu cơ chế phát âm người ta đã đưa ra nhiều giả thuyết
gồm: thuyết đàn hồi cơ, thuyết thần kinh của Husson, thuyết rung sóng niêm
mạc, thuyết của Louis Sylvestre và Mac Leod.
1.1.2.3.1. Thuyết cổ điển đàn hồi cơ (Theoriee myolastique)
Đây là giả thuyết cơ học, giả thuyết này được hình thành đầu tiên bởi
Ferrein vào năm 1941. Ông cho rằng phát âm là kết quả rung động của dây
thanh theo chiều thẳng đứng dưới tác động của áp lực không khí ở thì thở ra.
Ludwing Joh. Miiller (1839) nghiên cứu trên mô hình thanh quản và thí
nghiệm trên xác và Lermoyer (1886) nghiên cứu trên xác đã khẳng định quan
niệm của Ferrein.
Ewald (1898) xây dựng mô hình kiểu “ống tiêu”, cấu trúc gồm hai đệm
mặt đàn hồi vát chéo xuống dưới hứng lấy nguồn không khí.
Các đệm đàn hồi của mô hình thực hiện các chuyển động liên tục kế tiếp
nhau, tách xa nhau, xích lại gần nhau theo bình diện nằm ngang (khép - mở).
Chuyển động trở lại của 2dt về tư thế phát âm (khép lại) theo Ewald là do kết


11

quả của sự cảm thụ bản thể tĩnh cơ tại chỗ theo cơ chế phản xạ ngắn. Ewald là
người đầu tiên chỉ ra sự tham gia của yếu tố thần kinh vào quá trình phát âm.
Giả thuyết về sự cảm thụ bản thể tĩnh cơ này đã bị bác bỏ vì theo Husson
(1951) thì nếu dựa vào các phản xạ ngắn chỉ có thể thực hiện được những
rung động không quá 20 lần trong 1 giây.
Theo giả thuyết đàn hồi cơ, để thực hiện những chuyển động rung động
dịch lại gần và đẩy ra xa của 2dt phải tồn tại hai lực đối kháng nhau: lực tạo ra
do áp lực của không khí và lực đưa dây thanh vào vị trí phát âm, tạo ra bởi sự
vận động của các cơ thanh quản (Tarneand, 1941).
Để giải thích cơ chế chuyển động, rung động của 2dt sử dụng định luật
D.Bernulli (1726).

Như vậy, khi bắt đầu nói thì 2dt khép lại. Không khí bị nén ở hạ thanh
môn tạo nên áp lực và làm hé mở thanh môn, một lượng nhỏ không khí thoát
lên họng, nhưng 2dt lại khép trở lại do áp lực không khí giảm và do đàn hồi
của dây thanh, hay nói đúng hơn là của cơ giáp - nhẫn, liên phễu, nhẫn phễu,
giáp phễu. Áp lực không khí tăng trở lại, thanh môn lại mở hé ra và chu kỳ cứ
thế tiếp diễn cho đến khi không còn không khí để tạo ra áp lực ở hạ thanh
môn.
Tiếng nói sẽ lớn hay nhỏ tuỳ theo biên độ giao động của 2 dt, phụ thuộc
vào áp lực của không khí ở hạ thanh môn. Giọng nói cao hay thấp phụ thuộc
vào mức độ căng của dây thanh, nghĩa là mức độ căng của cơ giáp phễu.
Các chuyển động của 2dt trong khi phát âm là những chuyển động ngang.
Nhưng khi xuất hiện stroboscope người ta đã xác định được rằng 2dt còn
thực hiện những chuyển động theo phương thẳng đứng dọc theo trục của
luồng không khí.


12

1.1.2.3.2. Giả thuyết thần kinh của Husson (1950) [18].
Theo giả thuyết của Husson thì các rung động của dây thanh là chuyển
động tích cực dưới tác động của các xung động thần kinh từ hệ thần kinh
trung ương theo các sợi thần kinh của dây hồi quy tới. Husson cho rằng việc
hé mở thanh môn trong khi phát âm không phải là các vận động thụ động
(theo như giả thuyết đàn hồi cơ) mà là hành động trả lời tích cực đối với các
xung động vận động. Còn việc đóng thanh môn lại khi phát âm mới là thì thụ
động, phụ thuộc vào sự đàn hồi của 2dt để trở về vị trí khép lại ban đầu.
Luồng không khí ở thì thở ra không là động lực của các rung động dây thanh
(theo giả thuyết đàn hồi cơ) mà chỉ đóng vai trò là nguyên liệu - (vật chất)
sinh ra năng lượng âm thanh [16].
Khi đi sâu vào sinh lý, giả thuyết này gặp một trở ngại lớn về vấn đề thời

trị (chronaxie). Biết rằng dây thần kinh không có khả năng tải quá 1000 xung
động thần kinh trong một giây, quá con số này các cơ sẽ không co giật nữa mà
sẽ chuyển sang co cứng (Tetanisation). Trong khi đó dây thanh có thể rung
trên 3000 chu kỳ trong 1 giây. Để sinh ra các âm thanh có tần số cao đòi hỏi
phải có chế độ rung động hai pha hoặc nhiều pha, có được chế độ này là nhờ
có sự phân ly các rung động thần kinh khi phát âm.
Goertller (1960) giải thích hiện tượng trên là do cấu tạo đặc biệt của các
sợi cơ thanh đai (như đã nói ở phần giải phẫu cơ quan phát âm). Các sợi cơ
nằm ngang khi bị quá tải sẽ chuyển sang co cứng gợn sóng (giả thuyết tung
từng nắm) tạo ra sự đa pha (polyphage).
1.1.2.3.3. Giả thuyết rung sóng niêm mạc (Theorie muco-ondulatoire)
Perello (1962) là tác giả của học thuyết rung sóng niêm mạc. Vùng hạ
thanh môn có cấu trúc rất lỏng lẻo và niêm mạc bao bọc dây thanh rất di
động. Khi soi hoạt nghiệm thanh quản phát hiện ra những sự thay đổi trên
niêm mạc dây thanh đai khi phát âm, nó chuyển động giống như làn sóng bò


13

dọc theo bờ tự do của 2dt. Những sóng này đi từ mặt dưới lên mặt trên của
dây thanh và từ từ tắt đi ở buồng Morgani. Đồng thời trước khi tắt làn sóng
thứ nhất ở mặt trên dây thanh, thh́ tại niêm mạc mặt dưới dây thanh lại xuất
hiện làn sóng thứ hai… Có thể ví hiện tượng này với hiện tượng gợn sóng
trên ruộng mạ khi có gió thổi. Làn sóng niêm mạc được tạo ra một cách thụ
động nhờ sức hút của luồng không khí thoát ra từ khe thanh môn (Theo
nguyên lý Bernnuli). Giả thuyết rung sóng niêm mạc có thể giải thích được
một số hiện tượng lâm sàng như: Phát âm thành tiếng nói khi thở hít vào;
bệnh lý viêm, phù nề, chảy máu, xơ dính ở dây thanh đều gây ảnh hưởng
đến sự phát âm; mỗi dây thanh có thể dung động một cách độc lập và lệch
pha với dây thanh kia.

1.1.2.3.4. Thuyết Louis Sylvestre và Mac Leod
Theo Sylvestre và Leod điểm chính là cơ dây thanh thuộc loại cơ không
phối nhịp, nó khác hẳn với cơ vân thông thường có thể co bóp với nhịp theo
từng luồng thần kinh chỉ huy. Cơ dây thanh không giống như cơ vân cả về cấu
tạo cơ và cả về khớp thần kinh-cơ. Cơ dây thanh hoạt động giống như cơ của
một số loài côn trùng như ong, ruồi, v.v… tức là cơ động theo kiểu dao động
con lắc hay âm thoa (nếu duy trì một biến thiên điện thế trên màng sợi cơ thì
tức khắc sẽ xuất hiện trạng thái rung động của cơ theo kiểu dao động con lắc).
Các biến thiên của điện thế do dây thần kinh hồi quy mang tới (dây TK hồi
quy không chuyển nhịp giao động mà chỉ chuyển lực điện thế và nó sẽ tức
khắc gây rung động cho cơ dây thanh) [15].
Tần số rung động của dây thanh tuyệt đối không phụ thuộc vào tần số
kích thích của dây TK hồi quy mà nó phụ thuộc vào khối lượng và tính chất
đàn hồi của dây thanh. Nhờ đặc điểm này mà dây thanh ở người có thể rung
động tới những tần số cao 1000, 1500, 2000, 4000 chu kỳ/giây.


14

Mỗi giả thuyết đều có chỗ đúng và chỗ chưa đúng và nếu lấy riêng lẻ
từng cái một thì không có giả thuyết nào giải thích được một cách thoả đáng
cơ chế phát âm của thanh quản. Nhưng nếu kết hợp bốn giả thuyết lại thì giải
thích sẽ dễ hơn: Luồng không khí đi qua khe thanh môn tạo ra sự rung động
niêm mạc, áp lực không khí ở hạ thanh môn tạo ra cường độ tiếng nói, dây
thần kinh hồi quy chỉ huy cơ làm thay đổi tần số, âm sắc ..… của tiếng nói
khiến cho giọng nói biểu lộ được tình cảm.
Tiếng nói do thanh quản phát ra chưa được hoàn chỉnh. Nó cần phải đi
qua các bộ phận cộng hưởng và phân tiết ở họng, mũi, miệng… mới có những
âm sắc đặc biệt cho từng cá nhân. Lưỡi và môi đóng vai trò quan trọng trong
vấn đề phân tiết, đặc biệt là phát ra các nguyên âm, các phụ âm nở (p), phụ

âm cứng (gh), phụ âm lăn (r) và phụ âm thổi (x).
1.1.2.4. Tính chất âm học của giọng nói
Giọng nói không chỉ là một hiện tượng sinh lý học mà còn là hiện
tượng vật lý học bởi vì sự hình thành âm thanh diễn ra trong môi trường
không khí [2].
Nguồn gốc phát ra âm thanh giọng nói ở người là 2 dây thanh. Khi phát
âm hai dây thanh sẽ rung do tác động của luồng không khí thở ra từ phổi.
Những giao động phát ra làm cho mật độ không khí giữa 2 dây thanh tăng lên,
doãng ra theo chu kỳ, sóng âm thanh xuất hiện ở thanh quản lan lên khoang
miệng và từ đây truyền ra ngoài. Mỗi âm thanh được xác định bởi cao độ,
cường độ, âm sắc…
1.1.2.4.1. Cao độ của giọng
Cao độ của giọng được xác định bởi tần số giao động của dây thanh
trong một giây đồng hồ. Tai của người có khả năng hấp thu được những âm
thanh có tần số từ 16 tới 20.000Hz. Tần số của giọng khi nói cũng như khi hát
chỉ chiếm một phần của phổ âm thanh mà tai có thể tiếp nhận được, cụ thể từ
70 đến 1200Hz.


15

1.1.2.4.2. Cường độ của giọng (âm lượng)
Cường độ của giọng nói được xác định bởi biên độ giao động của dây
thanh. Biên độ càng lớn thì âm thanh (giọng nói) càng to. Cường độ của giọng
phụ thuộc vào áp lực không khí ở hạ thanh môn.
1.1.2.4.3. Âm sắc của giọng (thanh điệu)
Âm sắc của giọng phụ thuộc vào tần số và biên độ của giao động tạo ra
âm thanh. Mỗi một âm thanh có chứa một âm cơ bản và các hoạ âm (hay còn
gọi là âm bội). Âm cơ bản sẽ xác định cao độ của giọng, còn âm sắc hay thanh
điệu của giọng sẽ phụ thuộc vào các hoạ âm. Tần số giao động của các hoạ

âm thường cao gấp 2, 3, 4… lần so với tần số của âm cơ bản (nguyên lý dây
đàn).
1.1.2.4.4. Một số hiện tượng âm học khác
a. Sự cộng hưởng.
Cộng hưởng - là hiện tượng tăng vọt biên độ giao động xuất hiện khi mà
tần số giao động của chính giao động đó trùng với tần số giao động ở bên
ngoài.
Khi phát âm, cộng hưởng chính là nguyên nhân tạo ra sự nhân tăng các
hoạ âm ở thanh quản, làm cho giao động của các hoạ âm trùng với giao động
của không khí trong lồng ngực và trong khoang họng - miệng. Như vậy là
hiện tượng cộng hưởng và thanh điệu của giọng nói có mối liên hệ với nhau.
Khi phân tích phổ của giọng thấy rằng một giọng đẹp luôn có mặt hai
nhóm hoạ âm: Nhóm hoạ âm thấp có tấn số từ 300 đến 600Hz, tạo cho giọng
được mềm mại và “tròn vành, rõ nét”. Các hoạ âm có tần số cao từ 2000 đến
3200Hz giúp cho giọng có “chất thép” và “độ vang xa”. Các hoạ âm thấp
được tạo ra tại phần dưới của họng và trong khí quản, các hoạ âm cao xuất
hiện ở vùng tiền đình thanh quản.


16

b. Sự rung thanh
Âm sắc của giọng không chỉ phụ thuộc vào các hoạ âm mà nó còn phụ
thuộc vào sự rung thanh.
Rung thanh đó là hiện tượng rung giọng hát do các xung chu kỳ về độ cao
gây lên, kèm theo các xung chu kỳ về cường độ và âm sắc. Cơ chế của sự rung
thanh còn chưa được chứng minh rõ ràng. Các nhà vật lý học đã có nhận xét rằng:
tất cả các ca sĩ nổi tiếng đều có rung thanh ứng với tần số từ 6-7 chu kỳ/1 giây.
c. Độ vang xa (độ bám) của giọng
Một số tác giả cho rằng không phải giọng nói nào cũng có chất vang xa

(chất thép). Ta rất hay gặp trường hợp: một chất giọng rất khoẻ trong một
phòng nhỏ nhưng lại nghe rất yếu khi ở trong một hội trường lớn. Ngược lại
có giọng có vẻ như không khoẻ lắm nhưng lại nghe được rất rõ từ khoảng
cách rất xa trong hội trường lớn. Những giọng như vậy gọi là giọng có độ
vang xa hay giọng có “độ bám”. Các nghiên cứu chứng minh rằng độ vang xa
của giọng là do nhóm hoạ âm cao tạo ra. Sẽ có một câu hỏi đặt ra là tại sao
một giọng có chứa hoạ âm cao lại có độ vang xa trong khi toàn bộ thành phần
âm phổ giọng lan truyền ra ngoài như nhau?
Tai người đặc biệt nhạy cảm với tần số âm thanh từ 2500 đến 3200Hz có nghĩa là tương ứng với nhóm hoạ âm cao. Do vậy, nếu giọng nói có vẻ như
yếu nhưng phổ âm thanh có chứa các hoạ âm có tần số cao (giữa 2000 và
3000Hz) thì khi đó tai sẽ tiếp nhận như một giọng khoẻ và ngược lại.
3. TỔNG QUAN BỆNH LÝ THANH QUẢN VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ
LIÊN QUAN GÂY RỐI LOẠN GIỌNG
1.2.1. Tình hình nghiên cứu bệnh về giọng trên thế giới
Ngay từ thời Hypocrat, Aristotel Galen đã có những nghiên cứu về
khuyết tật ngôn ngữ và tật nói lắp. Các tác giả đưa ra nhận xét sơ bộ về cấu
trúc thanh quản và phát hiện giọng nói được tạo ra bởi thanh quản.


17

Năm 1593 nhà giải phẫu học người Italia Vazeli phát hiện giọng nói được
tạo ra từ một khe hẹp nằm trong lòng của thanh quản và sau đó chỉ rõ khe hẹp
này được tạo ra bởi 2dây thanh nằm ở trong thanh quản. Khái niệm về dây
thanh âm ra đời.
Vào thế kỷ thứ XVII và XVIII tại Anh, Thuỵ Điển, Pháp thành lập các
trường học chuyên nghiên cứu về chức năng phát âm và các rối loạn của
giọng nói.
Năm 1991, Orlova và Andronova điều tra 934 giáo viên bằng phương
pháp tự đánh giá tình trạng chức năng bộ máy phát âm, chỉ có 202/934 giáo

viên là không bị mệt giọng, không khàn tiếng. Sau khi thăm khám toàn diện
các đối tượng nghiên cứu, thấy có mối liên quan giữa tỷ lệ mắc bệnh với nghề
chuyên môn: giáo viên dạy ngoại ngữ, dạy môn Văn, và dạy các lớp đầu tiểu
học (lớp 1,2,3) có tỷ lệ mắc bệnh giọng cao hơn hẳn, chiếm 50%. Các giáo
viên dạy môn Thể dục, Lao động, vẽ v.v... thì tỷ lệ mắc bệnh thấp hơn 20%.
Tagirova trong vòng 25 năm (1965 - 1990) tiến hành điều trị cho 1237
người mắc bệnh về giọng, có tới 723 người là chuyên nghiệp giọng.
Năm 2001, Elva Sala và cộng sự tại đại học tổng hợp Turku Phần Lan sử
dụng bộ câu hỏi và thăm khám chuyên khoa thanh học cho 262 giáo viên và
108 y tá. 53% giáo viên và 55% y tá có thâm niên công tác trên 5 năm. Kết
quả nghiên cứu cho thấy : Có 21% giáo viên có tổn thương thực thể giọng và
29% có rối loạn chức năng. Ở nhóm y tá tỷ lệ này là 7% và 20%. Các tổn
thương thực thể giọng bao gồm : Viêm TQ mạn tính, hạt xơ dây thanh, polype
dây thanh. Tỷ lệ mắc bệnh tai mũi họng kèm theo là 76% ở nhóm giáo viên và
47% ở nhóm y tá. Tỷ lệ có hội chứng GERD ở cả 2 nhóm là 12% và 14%.
Các tác giả đưa ra kết luận : Phải nói to là một trong những nguyên nhân
chính gây rối loạn giọng nói. Bệnh về tai mũi họng là yếu tố thúc đẩy mắc
bệnh giọng. Trong nghiên cứu này, tác giả rất chú trọng đến vai trò của hội


18

chứng trào ngược dạ dày (GERD), nhận thấy nó đóng vai trò quan trọng trong
bệnh lý viêm TQ mãn tính [26].
Năm 2004, Susan và cộng sự tại Utah và Iowa tiến hành phỏng vấn 1243
giáo viên thấy rằng việc thường xuyên phải nói giọng to hơn lên khi giảng
bài. Trong nghiên cứu của tác giả nhấn mạnh việc phải nói to để át tiếng ồn
khi giảng bài là yếu tố nguy cơ quan trọng nhất gây ra bệnh giọng ở giáo viên.
Tiếng ồn nơi làm việc tạo ra từ rất nhiều nguồn : từ quạt thông gió và điều hòa
nhiệt độ, tiếng ồn từ ngoài trường học, tiếng ồn từ các lớp học bên cạnh và

tiếng ồn do học sinh trong lớp phát ra [63].
Năm 2008, nghiên cứu của Arauso và cộng sự tại Khoa Y, Đại học Liên bang
Bahia Salvador, Brasil về “Các yếu tố liên quan đến rối loạn giọng ở nữ giáo viên”.
Mục tiêu của nghiên cứu nhằm xác định các yếu tố liên quan đến rối loạn giọng
nói. Nghiên cứu dịch tễ học mô tả cắt ngang điều trị 747 giáo viên. Kết quả cho
59,2% mắc bệnh, 12,9% mắc hạt xơ dây thanh, số giờ dạy 24giờ/tuần. Thời điểm
xuất hiện hạt xơ dây thanh-thâm niên ≥5 năm. Tỷ lệ hút thuốc 7,1%, uống rượu
19,3%. Các yếu tố nguy cơ gây bệnh giọng bao gồm: nổi bật nhất là điều kiện
không đầy đủ nơi làm việc, số giờ giảng dạy cao, thiếu kiến thức về kỹ thuật phát
âm và các phương pháp chăm sóc chuyên biệt.
1.2.2. Tình hình nghiên cứu bệnh về giọng ở Việt Nam
Ở nước ta, bệnh về giọng được quan tâm từ những năm 1960. Giáo sư
Trần Hữu Tước vào năm 1963 thành lập phân môn Thanh học, có nhiệm vụ
nghiên cứu, chẩn đoán và phục hồi chức năng giọng.
Năm 1964, Phạm Kim trong vòng 3 tháng tại khoa Tai Mũi Họng, BV.
Bạch Mai phát hiện 23 trường hợp hạt xơ dây thanh. Tác giả đưa ra nhận xét:
trong 23 trường hợp hạt xơ DT, số bệnh nhân làm việc ở ngành giáo dục
chiếm đa số và nhấn mạnh ảnh hưởng của phát âm quá sức là yếu tố chắc
chắn có trong nguyên nhân phát sinh bệnh hạt xơ dây thanh.


19

Năm 2000, Nguyễn Giang Long, luận án thạc sỹ "Nghiên cứu lâm sàng,
mô bệnh học, ảnh hưởng đến thanh điệu ở bệnh nhân bị hạt xơ dây thanh" đưa
ra kết quả: Trong 40 trường hợp hạt xơ dây thanh thì có tới 32/40 (80%)
trường hợp phải sử dụng tiếng nói nhiều trong công việc, đây là yếu tố rất
đáng quan tâm trong nguyên nhân bệnh sinh hạt xơ dây thanh.
Năm 2001, Trần Việt Hồng và Huỳnh Khắc Cường tiến hành mổ vi phẫu
thuật thanh quản cho 48 ca đã đưa ra nhận xét : Đa số trong số bệnh nhân

phẫu thuật là những người thường xuyên phải sử dụng nhiều đến giọng nói
như giáo viên, ca sỹ, người bán hàng và công nhân làm việc ở nhà máy có độ
ồn môi trường xung quanh cao. Trong 48 ca u lành tính ở thanh quản chỉ có 2
ca là u thực sự tại thanh quản (papilome), số còn lại là giả u gồm hạt xơ,
polype, u nang thanh quản [4].
Năm 2002, Ngô Ngọc Liễn, Phạm Thị Ngọc thăm khám, điều tra 698
giáo viên tiểu học Hà Nội có tỷ lệ mắc các bệnh về giọng là 20,45% (chỉ tính
các tổn thương thực thể ở thanh quản) [14].
Năm 2006, Trần Công Hòa, Ngô Ngọc Liễn và cộng sự tiến hành điều
tra khám phá 1033 giáo viên tiểu học của 41 trường tại 4 cơ sở cho kết quả
tổn thương thanh quản ở giáo viên tiểu học là 20,81% bao gồm : hạt xơ dây
thanh chiếm 4,35%, viêm dây thanh 15,77% và polype dây thanh 0,69%.
Nhóm thâm niên từ 16 đến 25 năm có tỷ lệ mắc bệnh cao nhất chiếm
22,29% ; nhóm có thâm niên <5 năm có tỷ lệ mắc bệnh thấp nhất chiếm
17,18%. Khối giáo viên dạy cấp I có tỷ lệ mắc bệnh cao nhất 26,1% so với
nhóm giáo viên dạy ở các khối khác. Các tác giả đưa ra kết luận có mối liên
quan giữa tỷ lệ bệnh lý ở thanh quản với thói quen nói to khi giảng bài và
bệnh lý đường hô hấp[5].
Năm 2011, Phạm Thị Ngọc nghiên cứu về bệnh giọng nghề nghiệp của
giáo viêm tiểu học thuộc huyện Đông Anh cho thấy tỉ lệ mắc bệnh giọng nghề


20

nghiệp là 29,90%. Nguyên nhân chủ yếu là quá tải giọng và thường xuyên
phải nói to khi đứng lớp, có 2 yếu tố quan trọng đóng vai trò thúc đẩy bệnh
giọng nghề nghiệp là kém hiểu biết và không được trang bị kĩ năng về kĩ thuật
phát âm, chưa đạt tiêu chuẩn về vệ sinh trường học, trong đó mắc bệnh tai
mũi họng kèm theo là yếu tố liên quan góp phần thúc đẩy khả năng mắc bệnh
giọng nghề nghiệp.

4. MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ BỆNH LÝ
THANH QUẢN GÂY RỐI LOẠN GIỌNG
1.3.1. Phương pháp chẩn đoán
Chẩn đoán chính xác bệnh giọng cần thiết phải dựa trên khai thác bệnh
sử và thăm khám thực thể về tai mũi họng - đặc biệt chú trọng đến cơ quan
phát âm.
1.3.1.1. Bệnh sử
Khai thác bệnh sử cần chi tiết, cụ thể bao gồm:
- Đánh giá sự thay đổi âm hưởng của giọng (khàn tiếng). Thời gian xuất
hiện khàn tiếng.
- Đánh giá mệt mỏi giọng: nói mệt khi nào, mức độ mệt mỏi giọng.
- Cảm giác hụt hơi khi phát âm.
- Cảm giác khó chịu ở vùng cổ và thanh quản (rát, nóng, buồn, ngứa.v.v... hoặc
nói khó, khô họng, vướng mắc họng v.v... hoặc cảm giác đau ở thanh quản, ở trên
cổ, lan ra sau gáy, lan xuống ngực, vào vùng bả vai.v.v...).
- Nghề nghiệp phải nói nhiều cần khai thác:
+ Thâm niên công tác.
+ Thời lượng, tần xuất phải sử dụng đến giọng nói.
+ Thói quen nói nhiều, nói to.
+ Môi trường làm việc cần chú ý: độ ồn môi trường, nhiệt độ, độ ẩm,
bụi.v.v... Đặc biệt chú ý đến điều kiện âm học tại nơi làm việc v.v...


21

+ Các thói quen độc hại: Hút thuốc, uống rượu bia, ăn các chất quá cay,
quá chua, quá nóng, quá lạnh…).
1.3.1.2. Thăm khám thực thể
a. Khám tai mũi họng và đặc biệt chú ý thăm khám thanh quản
- Thăm khám mũi - xoang: Quan sát niêm mạc mũi, độ thông thoáng

của mũi, soi mũi sau. Xác định bệnh lí vùng mũi xoang, vòm mũi họng.
- Khám tai : đánh giá tình trạng tai giữa và chức năng vòi nhĩ.
- Thăm khám họng và khoang miệng: Chú ý vùng họng, Amidan, lưỡi,
vòm họng, màn hầu. Thăm khám kỹ bộ phận cấu âm.
- Thăm khám thanh quản:
+ Quan sát TQ: vị trí, độ cân đối, sự di chuyển TQ khi nuốt và khi nói,
trương lực các cơ ở cổ khi phát âm.
+ Sờ nắn TQ: đánh giá tình trạng và sự di động của các sụn TQ. Tìm
điểm đau dây thần kinh thanh quản trên khi sờ nắn.
+ Soi thanh quản trực tiếp: đánh giá toàn trạng các cấu trúc bên trong
thanh quản (thanh thiệt, băng thanh thất, sụn phễu, vùng xoang lê, vùng liên
phễu, buồng Morgani). Đặc biệt chú ý tình trạng 2dt, tình trạng niêm mạc bao
phủ, bờ tự do dây thanh, độ di động của 2 dây thanh.
b. Thăm khám chuyên khoa thanh học
Có thể đánh giá âm sắc của giọng bằng cơ quan thính giác (nghe giọng).
Bệnh lý âm sắc giọng biểu hiện dưới các hình thức:
1. Giọng mờ đục, mất độ trong sáng, yếu ớt- dấu hiệu nhược cơ dây thanh.
2. Giọng thô khàn, tắc nghẽn, căng thẳng - dấu hiệu cường cơ dây thanh;
3. Giọng mũi - dấu hiệu thiểu năng màn hầu.
4. Giọng cổ họng - dấu hiệu thanh quản đứng ở vị trí quá thấp và có sự
co thắt mạnh các cơ họng.


22

1.3.2. Phương pháp điều trị
Điều trị các bệnh về giọng bao gồm:
- Điều trị nội khoa:
- Điều trị bệnh lí viêm mũi xoang: bằng các thuốc kháng sinh, giảm
viêm, giảm phù nề, tan loãng đờm, kháng histamin hoặc các thuốc xịt mũi

corticoid tại chỗ
- Điều trị chống trào ngược dạ dày họng thanh quản bằng thuốc ức chế
bơm proton như: nexium 40 mg, limzer 40mg hoặc omeprazol 40 mg ngày 1
lần uống khi đói trong 1 tháng sau đó kiểm tra lại để quyết định xem có thể
ngừng thuốc hay tiếp tục điều trị.
- Điều trị tại chỗ thanh quản bằng bơm thuốc thanh quản cho những
trường hợp viêm thanh quản cấp hoặc mạn tính bằng các thuốc: giảm viêm,
giảm phù nề như alphachymotrypsin dạng ống tiêm 500000UI, hidrocortison
125 mg ngày ½ ml, hoặc khí dung thuốc kháng sing, giảm phù nề nếu bệnh
nhân có viêm họng cấp hoặc mạn tính.
Vật lý trị liệu cho những bệnh nhân bị căng cơ hoặc nhược cơ dây thanh.
- Phương pháp luyện tập thở, luyện phát âm được sử dụng trong những
trường hợp cần thiết nhằm hỗ trợ cho việc phục hồi giọng được tốt hơn.
- Phương pháp phẫu thuật: sử dụng phương pháp nội soi vi phẫu thuật
thanh quản cho bệnh nhân có tổn thương thực thể dây thanh như: hạt xơ day
thanh, polype dây thanh.
- Chăm sóc sức khỏe giọng nói được xem như một khâu rất quan trọng
trong điều trị bệnh giọng.


23

Chương 2
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Địa điểm nghiên cứu
Nghiên cứu thực hiện qua 2 giai đoạn giai đoạn 1 thực hiện tại cộng
đồng nhằm đánh giá thực trạng mắc bệnh thanh quản gây rối loạn giọng ở
giáo viên THCS huyện Mê Linh, giai đoạn 2 thực hiện tại bệnh viện nhằm
đánh giá hiệu quả của một số biện pháp can thiệp. Do đó, địa điểm nghiên cứu
từng giai đoạn như sau:

Nghiên cứu tại cộng đồng: thực hiện tại các trường THCS huyện Mê
Linh. Mê Linh là huyện mới được nhập vào thành phố Hà Nội kể từ ngày
1/8/2008, tách ra từ tỉnh Vĩnh Phúc. Phía Bắc giáp thị xã Phúc Yên và huyện
Bình Xuyên của tỉnh Vĩnh Phúc. Phía Nam giáp sông Hồng, ngăn cách với
huyện Đan Phượng và huyện Đông Anh. Phía Tây giáp huyện Yên Lạc, tỉnh
Vĩnh Phúc. Phía Đông giáp huyện Sóc Sơn. Mê Linh thuộc vùng đồng bằng
châu thổ sông Hồng, chia thành 3 tiểu vùng: tiểu vùng đồng bằng, tiểu
vùng ven đê sông Hồng, tiểu vùng trũng. Huyện Mê Linh hiện gồm 18 đơn
vị hành chính trực thuộc: 2 thị trấn và 20 xã, diện tích 141,6 km2 với, dân
số 187.255 người năm 2009. Các trường trung học cơ sở huyện Mê Linh –
Hà Nội: 22 trường.
Nghiên cứu tại bệnh viện: tại khoa Tai Mũi Họng, bệnh viện đa khoa
khu vực Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc, đây là đơn vị điều trị bảo hiểm của huyện
Mê Linh và có đầy đủ điều kiện, phương tiện, thuốc men để điều trị nội khoa
và ngoại khoa.
2.2. Thời gian nghiên cứu
- Nghiên cứu tại cộng đồng được tiến hành từ 05/2012 đến 06/2012.
- Nghiên cứu tại bệnh viện được tiến hành từ 06/2012 đến 12/2012.


24

2.3. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu tại cộng đồng: Giáo viên dạy ở các trường trung
học cơ sở trên địa bàn nghiên cứu.
Đối tượng nghiên cứu tại bệnh viện: là các giáo viên thuộc đối tượng 1
có biểu hiện rối loạn giọng nói do bệnh lý thanh quản.
2.3.1. Tiêu chuẩn lựa chọn
* Tiêu chuẩn chọn đối tượng cho nghiên cứu tại cộng đồng
Những giáo viên thuộc các trường trung học cơ sở trong địa bàn nghiên

cứu sẽ được chọn vào nghiên cứu nếu thỏa mãn những điều kiện sau:
- Đang trực tiếp giảng dạy tại các trường THCS được chọn tại thời điểm
điều tra.
- Có thời gian giảng dạy tại các trường này ít nhất là 12 tháng liên tục trở lên.
* Tiêu chuẩn chọn đối tượng cho nghiên cứu tại bệnh viện
Là các giáo viên thuộc đối tượng nghiên cứu tại cộng đồng được thăm
khám lâm sàng, hỏi bệnh, soi Optic phóng đại nếu có một trong các chẩn
đoán sau:
Polyp dây thanh
U nang dây thanh
Hạt xơ dây thanh
Dầy dây thanh
Nhược cơ dây thanh
Viêm thanh quản mạn tính


25

Viêm thanh quản cấp tính
2.3.2. Tiêu chuẩn loại trừ
* Với nghiên cứu tại cộng đồng
Từ chối tham gia nghiên cứu
* Với nghiên cứu bệnh viện
− Bệnh nhân bị rối loạn giọng do bệnh lý bẩm sinh.
− Bệnh nhân đang hoặc dự kiến mang thai trong đợt điều trị.
− Bệnh nhân đang điều trị trong vòng 2 tuần trước đó bằng các thuốc:

kháng histamin, corticoid tại chỗ hoặc toàn thân hoặc các bài thuốc
đông y chữa rối loạn giọng nói chung. Trên các bệnh nhân này sau
khi dừng điều trị các thuốc trên 2 tuần,vẫn còn các rối loạn giọng sẽ

được chọn vào nhóm nghiên cứu nếu có đủ tiêu chuẩn lựa chọn.

2.4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.4.1. Thiết kế nghiên cứu
Nghiên cứu tại cộng đồng: nghiên cứu mô tả cắt ngang nhằm xác định
thực trạng bệnh lý thanh quản gây rối loạn giọng ở giáo viên THCS huyện Mê
Linh.
Nghiên cứu tại bệnh viện: sử dụng phương pháp: nghiên cứu từng
trường hợp có can thiệp, tự đối chứng trước và sau can thiệp nhằm đánh giá
kết quả một số phương pháp can thiệp.


×