Tải bản đầy đủ (.doc) (41 trang)

NGHIÊN cứu đặc điểm lâm SÀNG, xét NGHIỆM và đáp ỨNG điều TRỊ rối LOẠN mỡ máu ở BỆNH NHÂN HIVAIDS sử DỤNG PHÁC đồ KHÁNG VIRUS bậc 2 tại PHÒNG KHÁM HIV KHOA TRUYỀN NHIỄM BỆNH VIỆN BẠCH MAI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (585.89 KB, 41 trang )

B Y T
BNH VIN BCH MAI

BO CO KT QU NGHIấN CU TI CP C S

NGHIÊN CứU ĐặC ĐIểM LÂM SàNG, XéT NGHIệM Và
ĐáP ứNG ĐIềU TRị RốI LOạN Mỡ MáU ở BệNH NHÂN
HIV/AIDS Sử DụNG PHáC Đồ KHáNG VIRUS BậC 2 TạI
PHòNG KHáM HIV
KHOA TRUYềN NHIễM- BệNH VIệN BạCH MAI

Ch nhim ti: TS.BS. Duy Cng
n v thc hin: Khoa Truyn nhim Bnh vin Bch Mai

H NI 2017


B Y T
BNH VIN BCH MAI

BO CO KT QU NGHIấN CU TI CP C S

NGHIÊN CứU ĐặC ĐIểM LÂM SàNG, XéT NGHIệM Và
ĐáP ứNG ĐIềU TRị RốI LOạN Mỡ MáU ở BệNH NHÂN
HIV/AIDS Sử DụNG PHáC Đồ KHáNG VIRUS BậC 2 TạI
PHòNG KHáM HIV
KHOA TRUYềN NHIễM- BệNH VIệN BạCH MAI

Ngi thc hin:

TS. BS. Duy Cng


BSCKI. Ngụ Vn An

n v thc hin: Khoa Truyn nhim Bnh vin Bch Mai

H NI - 2017


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
ARV
HIV
HIVKT
NNRTI
NRTI
PI
UNAIDS
WHO

Antiretroviral – Điều trị kháng vi rút
Human immunodeficiency virus
HIV kháng thuốc
Nonnucleoside reverse transcriptase inhibitors
Nucleoside reverse transcriptase inhibitors
Protease inhibitors
Joint United Nations Progracme on HIV/AIDS
World Health Organization

TLVR Tải lượng vi rút


MỤC LỤC

ĐẶT VẤN ĐỀ.......................................................................................................1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU....................................................................................3
1.1. Tình hình nhiễm HIV tại Việt Nam và trên thế giới....................................3
1.1.1. Tình hình nhiễm HIV tại Việt Nam.......................................................3
1.1.2. Tình hình nhiễm HIV trên thế giới........................................................3
1.2. Rối loạn lipid máu theo Y học hiện đại.......................................................4
1.2.1. Đặc tính và cấu tạo của lipid.................................................................4
1.2.2. Thành phần và cấu trúc của lipoprotein................................................4
1.2.3. Phân loại lipoprotein.............................................................................5
1.2.4. Chuyển hóa lipoprotein.........................................................................6
1.3. Rối loạn lipid máu.......................................................................................9
1.3.1. Rối loạn lipid máu tiên phát..................................................................9
1.3.2. Rối loạn lipid máu thứ phát.................................................................10
1.4. Rối loạn lipid máu và các bệnh tim mạch.................................................10
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU....................................................................12
2.1. Thiết kế nghiên cứu...................................................................................12
2.2. Địa điểm nghiên cứu và thời gian nghiên cứu...........................................12
2.3. Đối tượng nghiên cứu................................................................................12
2.4. Cỡ mẫu và cách chọn mẫu.........................................................................12
2.5. Biến số và chỉ số nghiên cứu.....................................................................12
2.6. Xử lý và phân tích số liệu..........................................................................13
2.7. Đạo đức nghiên cứu...................................................................................13
KẾT QUẢ...........................................................................................................14
3.1. Đặc điểm nhân khẩu học...........................................................................14


3.2. Đặc điểm về tiền sử mắc rối loạn chuyển hóa lipid và điều trị ARV tại
phòng khám...............................................................................................15
3.3. Đặc điểm về rối loạn chuyển hóa lipid sau khi điều trị phác đồ bậc 2......17
BÀN LUẬN........................................................................................................27

4.1. Đặc điểm nhân khẩu học...........................................................................27
4.2. Đặc điểm về sử dụng thuốc lá và rượu/bia................................................27
4.3. Đặc điểm về rối loạn chuyển hóa lipid sau khi điều trị phác đồ bậc 2......28
4.4. Điểm mạnh và điểm yếu của nghiên cứu..................................................30
KẾT LUẬN........................................................................................................31
KHUYẾN NGHỊ................................................................................................32
TÀI LIỆU THAM KHẢO


ĐẶT VẤN ĐỀ
Ước tính đến năm 2015, Việt Nam có khoảng 227.114 người sống chung
với HIV/AIDS, tập trung ở các nhóm có hành vi nguy cơ cao, bao gồm: nghiện
chích ma tuý, gái mại dâm, và nam quan hệ tình dục đồng giới [1]. Hiện nau,
trên toàn quốc có khoảng xấp xỉ 100.000 bệnh nhân HIV/AIDS với tổng số 312
phòng khám ngoại trú và 526 điểm cấp phát thuốc ARV tại xã/phường trên cả
nước [1]. Bệnh nhân HIV/AIDS phải điều trị suốt đời, trong thời gian điều trị,
bệnh nhân sẽ gặp phải nhiều các thách thức bao gồm tuân thủ điều trị, tác dụng
phụ, tình trạng kháng thuốc và các bệnh cấp tính và mãn tính kèm theo. Tại Việt
Nam, khi bệnh nhân thất bại điều trị bậc 1, đồng nghĩa với việc phải chuyển
sang các phậc đồ bậc 2. Phác đồ bậc 2 sử dụng 3 hoặc 4 thuốc kết hợp, trong đó
cấu phần chính là một thuốc thuộc nhóm PI.
Hội chứng rối loạn chuyển hóa Lipid (lipodistrophy) là một trong những
yếu tố nguy cơ hàng đầu gây xơ vữa động mạch, làm hẹp mạch máu và là
nguyên nhân chủ yếu của bệnh tim mạch. Kết quả từ các nghiên cứu trên thế
giới cho thấy, tỉ lệ cao các bệnh nhân HIV/AIDS mắc các rối loạn chuyển hóa
lipid [2, 3]. Đây là hệ qủa tác động kép từ cả tình trạng nhiễm HIV và ảnh
hưởng của sử dụng thuốc ARV trong quá trình điều trị. Tại Việt Nam, một số
khảo sát tại Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh cho thấy tỉ lệ rối loạn chuyển hoá Lipid
là từ 16,3% đến 40,8% đối với bệnh nhân điều trị phác đồ bậc 1 [4], và từ 24%
đến 73,3% đối với các bệnh nhân điều trị phác đồ bậc 2 có chứa

Lopinavir/Ritonavir (LVP/r) [5]. Tuy nhiên, các nghiên cứu trên còn một số hạn
chế do thiết kế điều tra cắt ngang, chưa đánh giá và theo dõi tiến triển của bệnh
nhân theo từng giai đoạn điều trị.
Phòng khám ngoại trú thuộc khoa Truyền nhiễm, bệnh viện Bạch Mai là
một trong những phòng khám thuộc tuyến TW có số lượng bệnh nhân điều trị
1


ARV hang đầu trong cả nước. Ước tính tổng số bệnh nhân tích luỹ là khoảng
1.500 bệnh nhân, trong đó có khoảng xấp xỉ 5% bệnh nhân đang điều trị phác đồ
bậc 2. Nhằm cung cấp thêm các bằng chứng trong nâng cao hiệu quả điều trị
ARV, nghiên cứu này được thực hiện với các mục tiêu sau:
1. Đánh giá tình trạng rối loạn chuyển hóa lipid theo thời gian ở bệnh nhân
đang điều trị ARV phác đồ bậc 2 tại phòng khám Ngoại trú, bệnh viện
Bạch Mai.
2. Mô tả các yếu tố liên quan đến tình trạng rối loạn chuyển lipid ở nhóm
bệnh nhân trên.

2


TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Tình hình nhiễm HIV tại Việt Nam và trên thế giới
1.1.1. Tình hình nhiễm HIV tại Việt Nam
Từ trường hợp nhiễm HIV được phát hiện đầu tiên vào tháng 12 năm
1990 tại thành phố Hồ Chí Minh đến hết năm 2015 đã có 80,3% số xã, phường,
thị trấn và 98,9% số quận, huyện báo cáo có người nhiễm HIV [1].
Dịch phát triển nhanh, lan rộng gặp ở nhiều thành phần xã hội và nghề
nghiệp khác nhau, tập trung chủ yếu ở ba nhóm quần thể có hành vi nguy cơ lây
nhiễm HIV cao: người nghiện chích ma túy, nam quan hệ tình dục đồng giới và

phụ nữ bán dâm. Theo chương trình giám sát kết hợp hành vi và các chỉ số sinh
học khoảng 1/3 trong số những người nghiện chích ma túy có hành vi sử dụng
chung bơm kim tiêm và trên 50% có hành vi tình dục không an toàn với phụ nữ
mại dâm. Việc gia tăng các trường hợp phụ nữ nhiễm HIV mới được báo cáo,
chiếm đến 32,5% các ca nhiễm mới, phản ánh sự lây truyền HIV từ nam giới có
hành vi nguy cơ cao sang bạn tình [6].
Việc được tiếp cận rộng rãi với thuốc ARV cho bệnh nhân có chỉ định
điều trị đã mang lại một hướng đi mới trong công việc phòng ngừa và chữa trị
cho bệnh nhân làm giảm nguy cơ lây nhiễm HIV và cải thiện chất lượng cuộc
sống của những bệnh nhân AIDS. Việt Nam bắt đầu triển khai mở rộng điều trị
ARV từ năm 2006 với 365 cơ sở điều trị cấp phát thuốc ARV. Tính đến hết năm
2015 đã có 106.423 bệnh nhân nhiễm HIV/AIDS được tiếp cận điều trị và chiếm
khoảng 42% số người nhiễm HIV trong cộng đồng [1].
1.1.2. Tình hình nhiễm HIV trên thế giới
Theo báo cáo cập nhật tình hình đại dịch AIDS toàn cầu do UNAIDS và
WHO công bố tính đến cuối năm 2014 trên thế giới có 36,9 triệu người nhiễm
HIV hiện đang còn sống. Số người tử vong do AIDS giảm từ 1,7 triệu người
năm 2011 xuống còn 1,2 triệu người năm 2014. Số người nhiễm mới HIV cũng
giảm từ 2,5 triệu người trong năm 2011 xuống còn 2 triệu người trong năm
2014. Đến cuối tháng 6 năm 2015, ước tính có khoảng 15,8 triệu người nhiễm

3


HIV trên thế giới đã tiếp cận được với thuốc kháng vi rút, tăng thêm khoảng 2
triệu người so với thời điểm cuối năm 2014 [7].
1.2. Rối loạn lipid máu theo Y học hiện đại
1.2.1. Đặc tính và cấu tạo của lipid
- Lipid là thành phần quan trọng của màng tế bào. Lipid không tan trong
nước nên để tuần hoàn được trong huyết tương và hệ bạch huyết, chúng phải kết

hợp với protein đặc hiệu tạo thành phức hợp lipoprotein (LP).
- Lipid là những sản phẩm ngưng tụ của các acid béo với alcol. Ngoài ra,
lipid là danh từ chỉ dùng cho acid béo, cholesterol tự do và cholesterol este.
- Trong cơ thể, lipid tồn tại dưới 3 dạng:
+ Cấu trúc: có trong tất cả các mô, tham gia cấu tạo màng tế bào, thành
phần là các loại lipid phức tạp, phổ biến là phospholipid.
+ Dự trữ: tạo nên lớp mỡ dưới da thành phần chủ yếu là triglycerid (TG).
+ Lưu hành: gồm phospholipid (PL), triglycerid (TG), cholesterol tựdo
(FC), cholesterol este (CE) và acid béo tự do.
1.2.2. Thành phần và cấu trúc của lipoprotein
- Lipoprotein là những phân tử hình cầu gồm 2 phần: nhân và vỏ.
+ Phần vỏ được cấu tạo bởi các phân tử lipid phân cực gồm phospholipid,
cholesterol tự do và các apoprotein. Phần vỏ đảm bảo tính tan của LP tronghuyết
tương, có tác dụng vận chuyển các lipid không tan.
+ Phần nhân: chứa triglycerid và cholesterol este hoá không phân cực.

Hình 1.1. Hình ảnh cấu trúc lipoprotein [8]
4


1.2.3. Phân loại lipoprotein
Khi sử dụng phương pháp siêu ly tâm, dựa vào tỷ trọng, lipoprotein (LP)
được phân chia thành 5 dạng chính (bảng 1.1). Độ lắng của các loại LP khi siêu
ly tâm tỷ lệ nghịch với trữ lượng lipid [9].
Bảng 1.1. Đặc điểm của các lipoprotein chính trong huyết tương [9]
Các LP

Đường
Tỷ trọn kính
Tỉ lệ

(nm)
g
TG/ C
g/ml

CM

 0,960

VLDL-

0,96 -

C
IDL- C

LDL-C

HDL-C

1,006

500- 8
0

10:1

Ruột

80- 30


5:1

Gan
Sản phẩm
chuyển hóa của

1,019

1,063

1,063 1,210

Chức năng

Loại apo
chính

Vận chuyển

B 48, E,

TG ngoại sinh

A1, C

T

1,006 -


1,006 -

Nguồn gốc

VLDL- C
Sản phẩm
35- 25

NS

chuyển hóa của
VLDL qua IDL
Gan, ruột, sản

12- 5

NS

Vận chuyển
TG nội sinh
Tiền chất của
LDL- C
Vận chuyển
CT

B100, E, C

B100, E, C

B 100


phẩm chuyển

Vận chuyển

A1, A2, E,

hóa của CM và

CT ngược

C

VLDL- C

5


1.2.4. Chuyển hóa lipoprotein

Hình 1.2. Quá trình chuyển hoá lipoprotein bình thường [10]
1.2.4.1. Chuyển hóa lipid máu ngoại sinh
Sau khi thức ăn chất béo, triglycerid và cholesterol được hấp thu vào tế
bào ruột dưới dạng accid béo và cholesterol tự do... Quá trình này liên quan đến
lipid thức ăn và xảy ra sau bữa ăn tiêu thụ nhiều mỡ [11]. Tế bào niêm mạc ruột
sẽ tái tổng hợp triglycerid đồng thời cũng tổng hợp apoprotein để tạo
chylomicron. Chylomicron được hấp thu qua màng đáy vào mạch bạch huyết,
qua ống ngực vào hệ tuần hoàn, rồi theo đường máuđến các mô khác nhau của
cơ thể [11]. Trong máu, chylomicron có thời gian bán huỷ nhanh khoảng vài
phút. Quá trình thanh lọc chylomicron ra khỏi máu xẩy ra qua nhiều giai đoạn:

- Enzym LPL có ở bề mặt các tế bào nội mô mao mạch của mô mỡ, cơ,
xương, cơ tim, tuyến vú được hoạt hoá bởi apo CII sẽ thuỷ phân triglycerid, giải
phóng acid béo tự do cho những tổ chức này. Acid béo được sử dụng để sinh
năng lượng hoặc lại được este hoá thành triglycerid dự trữ [11].
- Do chylomicron bị rút dần triglycerid tạo thành chylomicron tàn dư.
Thành phần bề mặt của chylomicron tàn dư có chứa cholesterol, phospholipid;

6


apo A và apo CII sẽ được chuyển giao cho HDL- C đồng thời chylomicron tàndư
nhận cholesterol este từ HDL- C được vận chuyển về gan [11].

Hình 1.3. Chuyển hoá lipoprotein nội và ngoại sinh [8]
LPL: lipoprotein lipase; FFA: free fatty acid; VLDL: very low
densitylipoprotein; IDL: intermediate-density lipoprotein; LDL: lowdensitylipoprotein; LDLR: low-density lipoprotein receptor.
- Tại gan, apoE của chylomicron tàn dư sẽ gắn vào receptor E của tếbào
gan và phân tử tàn dư này được vận chuyển vào trong tế bào đến tiêu thụở
lysosom. Một phần cholesterol được sử dụng để tổng hợp acid mật, mộtphần
cùng với triglycerid tạo thành VLDL [11].
1.2.4.2. Chuyển hóa lipid máu nội sinh
Các lipoprotein mang apo 100 sinh ra trong quá trình tổng hợp VLDL
-C tại gan. Apo 100 gắn vào triglycerid và cholesterol vừa được tổng hợp
theocon đường nội sinh kết hợp với phospholipid rồi được bài tiết như một
VLDL- C mới sinh. Đây là con đường vận chuyển triglycerid và cholesterol từ
ganđến các mô khác nhau của cơ thể và ngược lại [11].
VLDL - C giàu triglycerid được tạo thành ở gan chiếm 90%, còn lại10% từ ruột
sẽ được chuyển đến các mô ngoại vi. VLDL - C ở các mô ngoại vicó số phận

7



giống như chylomycron, hầu hết triglycerid được thuỷ phân bởienzym LPL giải
phóng các acid béo cho tổ chức. Trên bề mặt còn lại của VLDL-C có chứa
cholesterol tự do, phospholipid, apo C và một phần apo E sẽ đượcchuyển giao
cho HDL- C, VLDL- C trở nên nhỏ hơn tạo thành IDL- C. Tại đây, cholesterol
tự do được chuyển cho HDL- C chúng sẽ được este hoá và được đưangược trở
lại IDL bằng cách trao đổi với triglycerid của IDL- C [11]. Khi IDL - C trở lại
gan, một phần nhỏ gắn vào receptor đặc hiệu củaLDL- C (receptor B và E) của
tế bào gan, sau đó được hấp thu vào tế bào và tiêu thụ trong lysosom. Trong khi
đó, một phần lớn IDL- C bị lấy đitriglycerid do tác dụng của lipase gan HTGL
sẽ chuyển thành LDL - C.
Điều hòa LDL- C bằng con đường thụ thể LDL - C của gan và đó là
cơchế nổi bật trong việc kiểm soát lượng LDL - C trong huyết tương người.
Cơsở của các biện pháp mới nhất để làm hạ LDL - C dựa trên khả năng làm
thayđổi số lượng thụ thể LDL - C của gan bằng chế độ ăn và thuốc [11].
HDL- C được tổng hợp ban đầu ở gan và một phần nhỏ ở ruột dướidạng những
phân tử tiền chất. HDL- C có hai vai trò quan trọng cung cấpapoprotein cho CM,
VLDL- C và tham gia vận chuyển CT "trở về" gan (cholesterol revers) [11].

Hình 1.4. Chuyển hoá HDL và vận chuyển cholesterol [12]

8


1.3. Rối loạn lipid máu
Rối loạn lipid máu là tình trạng rối loạn và/hoặc tăng nồng độ các
thànhphần lipid trong máu, hậu quả làm tăng nguy cơ bệnh tim mạch, đột quỵ
[12]. Có 2 loại tăng lipid máu: tăng lipid máu tiên phát (thường gặp hơn) và
tănglipid máu thứ phát [11, 12].

1.3.1. Rối loạn lipid máu tiên phát
Năm 1965, Fredrickson dựa vào kỹ thuật điện di và siêu ly tâm cácthành
phần lipoprotein đã chia hội chứng rối loạn lipid máu thành 5 typ. Từ năm 1970,
cách phân loại này đã trở thành phân loại quốc tế:
- Týp I: tăng chylomicron máu.
- Týp II: tăng lipoprotein beta máu, được phân làm 2 týp nhỏ là: IIa và IIb.
+ Týp IIa: tăng cholesterol máu nguyên phát (chỉ tăng cholesterol và LDL
- C) gồm thể đa gen và đơn gen. Thể đa gen do khuyết tật thụ thể LDLgồm hình
thái đồng hợp tử và dị hợp tử [13]. Thể đơn gen là tang cholesterol máu đơn gen
gồm tăng cholesterol máu thể gia đình di truyền trội nhiễm sắc thể thường hoặc
di truyền lặn [13].
+ Týp IIb: tăng lipid máu hỗn hợp gia đình (cholesterol và LDL- C tang
rất cao, triglycerid và VLDL- C cũng tăng) [13]. Thể này thường kèm theo rối
loạn chuyển hóa glucid, tăng acid uric máu, tăng huyết áp [13].
- Týp III (rối loạn lipoprotein máu - tăng IDL- C): thể này hiếm gặp
(1/10.000). Cholesterol toàn phần, triglycerid máu và IDL- C tăng là điểm đặc trưng.
Bệnh thường được phát hiện sau tuổi 20. Ở trẻ em, bệnh thường rất nặng [13].
- Týp IV (tăng triglycerid): týp này thường không có triệu chứng lâm
sàng, được phát hiện trong điều tra về di truyền, nhạy cảm với rượu, các loại
glucid, các chất béo và tình trạng béo phì. Mức tăng cholesterol luôn thấp hơn so
vớimức tăng triglycerid máu. Tăng triglycerid máu nội sinh có đặc tính sinh vữa
yếu, do có triglycerid máu cao và HDL- C thấp [13].

9


- Týp IV: tăng lipid máu có thể là bệnh di truyền đơn gen trội (khoảng
10% số bệnh nhân) hoặc thiếu gen. Trong thể này, người ta đã hiểu rõ vai trò của
các yếu tố môi trường nhưng vai trò của gen vẫn chưa được sáng tỏ [13].
- Týp V: tăng triglycerid máu hỗn hợp (tăng chylomicron và VLDL- C).

Tăngtriglycerid máu týp I rất nhạy cảm với mỡ ngoại sinh và di truyền lặn
trênnhiễm sắc thể thường [13].
1.3.2. Rối loạn lipid máu thứ phát
Yếu tố ảnh hưởng đến hình thành lipid gồm béo phì, ăn quá nhiều
thứcăn chứa cholesterol như mỡ và phủ tạng động vật, trứng, bơ, sữa toàn
phần..., ít vận động thể lực, hút thuốc, uống nhiều rượu, rối loạn nội tiết, bệnh
gan vàthận. Nguyên nhân quan trọng khác là sử dụng thuốc lợi tiểu, chẹn beta,
glucocorticoid, các gốc acid retinoic... kéo dài.
1.4. Rối loạn lipid máu và các bệnh tim mạch
Nghiên cứu điều tra dịch tễ về cholesterol máu trong bệnh xơ vữa động
mạch tiến hành ở Framingham cho thấy có mối tương quan thuận giữa nồng độ
cholesterol máu và tỷ lệ tử vong do xơ vữa động mạch [14, 15]. Xơ vữa động
mạch là sự phối hợp những biến đổi của lớp nội mạc động mạchbao gồm sự tích
tụ tại chỗ các lipid phức hợp, các glucid, máu và các sảnphẩm của máu, tổ chức
xơ và canxi kèm theo những biến đổi ở lớp trung mạc. Xơ vữa động mạch là
bệnh của động mạch lớn và vừa thể hiệnbằng 2 loại tổn thương cơ bản, đặc
trưng là mảng vữa giàu cholesterol và tổ chức xơ. Nó làm hẹp dần lòng động
mạch và cản trở dòng máu đến nuôidưỡng các tổ chức.
Cơ chế gây xơ vữa động mạch của LDL- C đến nay chưa rõ ràng nhưng
sự oxy hóa LDL- C trong thành động mạch rất quan trọng trong bệnh sinh của
xơ vữa. Khi LDL- C tăng quá mức, đại thực bào và tế bào cơ trơn có các thụ thể
tiếp nhận LDL- C nhưng lại không có khả năng tự điều hòa cholesterol nên thu
nhận tất cả LDL- C oxy hóa và bị biến đổi thành các tế bào bọt. Đâylà tổn
thương sớm của xơ vữa động mạch và là điểm báo trước những tổn thương cấp
10


diễn hơn. Cholesterol tích tụ trong tế bào quá mức làm căng vỡ tế bào. Các tế
bào vỡ được dọn dẹp bởi các đại thực bào nhưng để lại sự nham nhởtrong lòng
động mạch dẫn tới tăng kết tụ tiểu cầu gây dày, xơ cứng và kết quả làm hẹp lòng

động mạch. Cholesterol máu là thành phần quan trọng nhất trong việc hình
thành mảng vữa nên cholesterol máu càng cao thì tần xuất mắc bệnh XVĐM
càng lớn, nhất là ở người cao tuổi.
Bệnh xơ vữa động mạch hay gặp do tăng LDL- C, cholesterol và
triglycerid, nhất là khi giảm đồng thời HDL- C, tăng lipoprotein [16]. Tăng
huyết áp, hút thuốc lá nhiều, đái tháo đường…cũng gây nên tổn thưng tế bào nội
mô làm cho các lipoprotein dễ thâm nhập vào thành động mạch. Đây cũng là các
yếu tố nguy cơ gây xơ vữa động mạch [17]. Rối loạn lipid có mối tương quan
với bệnh mạch vành, mạch não, huyết áp…[18]. Cholesterol và tử vong do bệnh
mạch vành có mối tương quan tỉ lệ thuận. Khi cholesterol tăng >2,5 g/l thì nguy
cơ BMV tăng 2,25-3,25 lần. Khi cholesterol từ 5,2- 6,5 mmol/l thì tử vong do
BMV tăng gấp đôi. Khi cholesterol từ 5,2- 7,8 mmol/l, tử vong do BMV tăng
gấp bốn. Một số nghiên cứu cho thấy, tăng huyết áp và tăng cholesterol máu
cótác dụng hiệp đồng mạnh trong quá trình thúc đẩy XVĐM [19].

11


PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Thiết kế nghiên cứu
Nghiên cứu theo dõi dọc, đánh giá bệnh nhân tại các thời điểm ban đầu và
sau 6, 12, và 18 tháng điều trị phác đồ bậc 2.
2.2. Địa điểm nghiên cứu và thời gian nghiên cứu
Nghiên cứu tiến hành tại phòng khám ngoại trú thuộc Khoa Truyền Nhiễm,
Bệnh viện Bạch Mai. Nghiên cứu được tiến hành từ năm 2012 đến năm 2016.
2.3. Đối tượng nghiên cứu
Các bệnh nhân đăng ký tư vấn và điều trị dự phòng sau phơi nhiễm HIV tại
phòng khám ngoại trú của Bệnh viện Bạch Mai. Tiêu chuẩn lưa chọn bệnh nhân
như sau:
- Bệnh nhân trên 18 tuổi.

- Bệnh nhân hiện đang điều trị phác đồ bậc 2 tại phòng khám.
- Bệnh nhân đồng ý tham gia vào nghiên cứu.
2.4. Cỡ mẫu và cách chọn mẫu
Nghiên cứu tiến hành chọn mẫu toàn bộ với 85 bệnh nhân được ghi nhận
tại phòng khám.
2.5. Biến số và chỉ số nghiên cứu
Bệnh nhân nghiên cứu được tiến hành phỏng vấn tại thời điểm ban đầu bởi
cán bộ tại phòng khám. Tại các thời điểm theo dõi 6, 12, và 18 tháng, cán bộ
nghiên cứu sẽ tiến hành thu thập thông tin về các chỉ số xét nghiệm thông qua
bệnh án tại phòng khám.

12


Các biến số và chỉ số nghiên cứu chính bao gồm:
- Đặc điểm nhân khẩu học: Tuổi, giới, nghề nghiệp
- Thời gian điều trị ARV bậc 1 và bậc 2
- Hành vi hút thuốc lá và sử dụng rượu/bia
- Tiền sử rối loạn chuyển hóa lipid và đặc điểm điều trị
- Các chỉ số xét nghiệm: CHL, TG, LDL, HDL, Creatinin, Glucose.
- Chỉ số khối cơ thể (BMI)
2.6. Xử lý và phân tích số liệu
Nhập liệu bằng phần mềm Microsoft Excel và phân tích số liệu bằng phần
mềm STATA 12.0. Phân tích thông kê mô tả, tỉ lệ % đối với biến định tính và
median, IQR đối với biến định lượng. Các yếu tố liên quan đến sự thay đổi mỡ
máu theo thời gian được xác định bằng mô hình GEE (Generalized estimating
equations).
2.7. Đạo đức nghiên cứu
Đề cương nghiên cứu được thông qua bởi Hội đồng Đạo đức của Bệnh viện
Bạch Mai. Tất cả bệnh nhân đều được giải thích rõ ràng về quy trình nghiên cứu,

cũng như quyền lợi và nguy cơ khi tham gia nghiên cứu. Tất cả 85 bệnh nhân
tham gia đều có giấy chấp thuận tham gia nghiên cứu có chữ ký của bác sỹ điều
trị và bệnh nhân tham gia.

13


KẾT QUẢ
3.1. Đặc điểm nhân khẩu học

Biểu đồ 3.1. Đặc điểm về giới tính của đối tượng nghiên cứu
Biểu đồ 3.1 mô tả đặc điểm về giới tính của đối tượng nghiên cứu. Tỉ lệ
cao các đối tượng là nam giới, chiếm 61%. Đối tượng nữ giới chiếm 39% mẫu
nghiên cứu.
Bảng 3.1. Nhóm tuổi của đối tượng nghiên cứu
Nhóm tuổi
18 - <30 tuổi
30 - <40 tuổi
40 - <50 tuổi
Hơn 50 tuổi

Tần số
4
48
28
5

Tỉ lệ %
4,71
56,47

32,94
5,88

Bảng 3.1 mô tả đặc điểm về tuổi của đối tượng nghiên cứu. Hai nhóm
tuổi từ 30 – 40 và từ 40 – 50 chiếm tỉ lệ cao nhất với 56,47% và 32,94%. Nhóm
tuổi trên 50 chiếm tỉ lệ 5,88%. Nhóm tuổi <30 chiếm tỉ lệ thấp nhất với 4,71%.
14


Bảng 3.2. Nghề nghiệp của đối tượng nghiên cứu
Đặc điểm nghề nghiệp
Thất nghiệp
Bán hàng/Kinh doanh tự do
Viên chức
Lao động tự do
Công nhân/Nông dân

Tần số
12
15
7
31
20

Tỉ lệ %
14.12
17.65
8.24
36.47
23.53


Đặc điểm về nghề nghiệp của đối tượng được trình bày trong bảng 3.2.
Có 36,47% đối tượng nghiên cứu là động tự do, chiếm tỉ lệ cao nhất. Tỉ lệ thất
nghiệp là 14,12%.
3.2. Đặc điểm về tiền sử mắc rối loạn chuyển hóa lipid và điều trị ARV tại
phòng khám
Bảng 3.3. Thời gian điều trị phác đồ bậc 1
Thời gian điều trị bậc 1
< 1 năm
1 năm - < 2 năm
2 năm - < 3 năm
3 năm trở lên

Tần số
12
19
18
36

Tỉ lệ %
14,12
22,35
21,18
42,35

Thời gian điều trị ARV bậc 1 đối tượng nghiên cứu được trình bày trong
bảng 3.3. Phần lớn bệnh nhân đều đã điều trị ARV bậc 1 từ 2 năm trở lên. Tỉ lệ
bệnh nhân điều trị từ 2-3 năm là 21,18% và tỉ lệ điều trị từ 3 năm trở lên là
42,35%. Có 14,12% bệnh nhân có thời gian điều trị phác đồ bậc 1 dưới 1 năm.


15


Biểu đồ 3.2. Đặc điểm về hành vi sử dụng thuốc và rượu bia
Biểu đồ 3.2 mô tả tỉ lệ hút thuốc là và sử dụng rượu bia thường xuyên của
đối tượng nghiên cứu. Tỉ lệ bệnh nhân có hút thuốc lá là 47,06%, trong khi đó,
có 41,18% bệnh nhân ghi nhận có uống rượu/bia thường xuyên.

16


0

2

4

6

mmol/L
8

10

12

14

3.3. Đặc điểm về rối loạn chuyển hóa lipid sau khi điều trị phác đồ bậc 2


Ban dau
12 thang

6 thang
18 thang

Biểu đồ 3.3. Thay đổi về Cholesterol tại các thời điểm điều trị

Biểu đồ 3.3 mô thay đổi về chỉ số cholesterol của đối tượng nghiên cứu
tại từng thời điểm điều trị. Tại thời điểm ban đầu, trung vị Cholesterol là 3,89
mmol/L (IQR=3,21 – 4,65), sau đó tăng lên 4,28 mmol/L tại tháng thứ 6; 4,24
mmol/L ở tháng thứ 12 và 4,12 mmol/L sau 18 tháng điều trị.

17


Biểu đồ 3.4. Tỉ lệ Cholesterol > 6,2 mmol/L tại các thời điểm điều trị

Biểu đồ 3.4 cho thấy tỉ lệ bệnh nhân có cholesterol > 6,2 mmol/L tại các
thời điểm điều trị. Tại thời điểm ban đầu, tỉ lệ bệnh nhân có cholesterol tăng cao
trên 6,2 mmol/L chỉ chiếm 3,53%. Tuy nhiên, sau 6 và 12 tháng điều trị, tỉ lệ này
tăng lên 10,26% và 11,76%. Tại thời điểm 18 tháng, tỉ lệ tăng lên ở mức đáng kể
với 18,64%.

18


14
12
10

mmol/L
8
6
4
2
0

Ban dau
12 thang

6 thang
18 thang

Biểu đồ 3.5. Thay đổi về Triglyceride tại các thời điểm điều trị

Biểu đồ 3.5 mô thay đổi về chỉ số triglyceride của đối tượng nghiên cứu
tại từng thời điểm điều trị. Tại thời điểm ban đầu, trung vị triglyceride là 2,34
mmol/L (IQR=1,7 – 4,01), sau đó tăng lên 3,18 mmol/L tại tháng thứ 6; 2,63
mmol/L ở tháng thứ 12 và 2,88 mmol/L sau 18 tháng điều trị.

19


Biểu đồ 3.6. Tỉ lệ Triglyceride > 2,3 mmol/L tại các thời điểm điều trị

Biểu đồ 3.6 cho thấy tỉ lệ bệnh nhân có triglyceride > 2,3 mmol/L tại các
thời điểm điều trị. Tại thời điểm ban đầu, tỉ lệ bệnh nhân có triglyceride tăng cao
trên 2,3 mmol/L chiếm 51,76%. Tuy nhiên, sau 6 và 12 tháng điều trị, tỉ lệ này
tăng lên 65,38% và 69,12%. Tại thời điểm 18 tháng, tỉ lệ tăng ở mức 62,71%.


20


×