Tải bản đầy đủ (.docx) (49 trang)

THỰC TRẠNG KHỚP cắn và CHỈ số BOLTON ở NGƯỜI dân tộc tày 18 25 TUỔI tại LẠNG sơn năm 2017 2018

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (742.45 KB, 49 trang )

B GIO DC V O TO

B Y T

TRNG I HC Y H NI

VNG NGC THèN

ThựC TRạNG KHớP CắN Và chỉ số
Bolton ở NGƯờI DÂN TộC TàY 18-25 tuổi
TạI LạNG SƠN Năm 2017 - 2018
Chuyờn ngnh : Rng Hm Mt
Mó s

: 60720601

CNG LUN VN THC S Y HC
Ngi hng dn khoa hc:
PGS.TS. o Th Dung

H NI 2017
DANH MC CH VIT TT


AR (Anterior ratio)

: Chỉ số nhóm các răng trước

HD

: Hàm dưới



HT

: Hàm trên

KCBT

: Khớp cắn bình thường

KTGX

: Kích thước gần xa

M

: Trung bình

Max

: Giá trị lớn nhất

Min

: Giá trị nhỏ nhất

OR (Overall ratio)

: Chỉ số toàn bộ cung răng

R


: Răng

SD (Standard deviation) : Độ lệch chuẩn
SKC

: Sai khớp cắn

RHL

: Răng hàm lớn


MỤC LỤC

PHỤ LỤC


DANH MỤC BẢNG

DANH MỤC HÌNH


5

ĐẶT VẤN ĐỀ
Hiện nay, ở Việt Nam tình trạng lệch lạc khớp cắn là vấn đề thường gặp. Có
rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên, một trong số những nguyên nhân
đó là do sự bất cân xứng kích thước của các răng giữa hai hàm [1],[2]. Trong nha
khoa, một hàm răng được chia làm 3 phần: nhóm các răng trước và 2 nhóm răng

sau ở bên phải và trái. Trong 3 phần trên, tình trạng răng lệch lạc hay xảy ra ở
nhóm các răng trước và gây ra nhiều ảnh hưởng tiêu cực tới chức năng, thẩm mỹ
của bộ răng và khuôn mặt hơn, được con người chú ý hơn [3],[4]. Chính vì thế,
trên thế giới đã có rất nhiều tác giả nghiên cứu về mối tương quan kích thước
gần xa của các răng giữa hai hàm. Điển hình có phân tích của Bolton năm 1958
[5], ông đã phân tích mẫu hàm của 55 người có khớp cắn lý tưởng, từ đó đưa ra
2 chỉ số: chỉ số toàn bộ cung răng và chỉ số nhóm các răng trước. Trong đó chỉ số
nhóm các răng trước dựa trên tỷ lệ tổng kích thước gần xa của 6 răng trước hàm
dưới so với tổng kích thước gần xa của 6 răng trước hàm trên. Đây được coi là
phương pháp dễ làm, phổ biến nhất được nhiều nhà nghiên cứu trên thế giới áp
dụng trong việc xác định bất thường kích thước răng giữa hai hàm [3],[4],[6],[7].
Tuy nhiên, một số các nghiên cứu chỉ ra rằng các giá trị đo lường bình
thường cho một dân tộc không được xem là bình thường cho những nhóm dân
tộc và chủng tộc khác [8],[9].
Ở Việt Nam, cũng có những nghiên cứu của các tác giả Nguyễn Thị
Phòng [10], Hoàng Minh Huy [11] và Nguyễn Thị Hải Yến [12] nhận xét
về chỉ số Bolton. Mặc dù vậy, những nghiên cứu về chỉ số này ở Việt Nam
vẫn còn ít và cỡ mẫu trong các nghiên cứu tương đối nhỏ. Các nghiên cứu
chủ yếu là trên đối tượng người Kinh, chưa có nghiên cứu trên các dân tộc
khác ở Việt Nam.


6

Hiện tại, ở Viện đào tạo Răng Hàm Mặt - Trường Đại Học Y Hà Nội đang
triển khai đề tài cấp Nhà nước về “Nghiên cứu đặc điểm, chỉ số nhân trắc đầu
mặt ở người Việt Nam để ứng dụng trong y học”, trong đó có chỉ số Bolton. Vì
thế với mong muốn góp phần tìm hiểu việc sử dụng phân tích Bolton và các giá
trị đề nghị bởi Bolton cho bộ răng hài hòa có thực sự phù hợp với người Việt nói
chung, so sánh các giá trị của phân tích Bolton trong các dân tộc ở Việt nam nên

chúng tôi thực hiện đề tài: “Thực trạng khớp cắn và chỉ số Boltonở người dân
tộc Tày 18-25 tuổi tại Lạng Sơn năm 2017- 2018” với 2 mục tiêu:
1.

Mô tả thực trạng khớp cắn ở một nhóm người dân tộc Tày 18-25 tuổi

2.

tại Lạng Sơn năm 2017 -2018.
Xác định chỉ số Bolton và phân tích chỉ số Bolton với thực trạng khớp
cắn của nhóm đối tượng nghiên cứu trên.


7

Chương 1
TỔNG QUAN
1.1. Định nghĩa khớp cắn và phân loại sai khớp cắn theo Angle.
1.1.1. Định nghĩa về khớp cắn.
Khớp cắn hay là sự ăn khớp giữa các răng là trạng thái có tiếp xúc răng
ở bất kỳ vị trí nào của hàm dưới so với hàm trên.
Một số tư thế khớp cắn đặc biệt đó là những tư thế tham chiếu và có thể
tái lập lại được.
1.1.1.1 Tư thế lồng múi tối đa.
Tư thế này tạo nên nhiều điểm tiếp xúc nhất giữa mặt nhai các răng trên
và răng dưới để đưa đến sự ổn định cơ học cao nhất trong quan hệ giữa hai
hàm. Tư thế này không bất biến mà thay đổi theo thời gian vì nó phụ thuộc
vào tình trạng của các răng và sự biến đổi của cung răng
1.1.1.2 Tương quan trung tâm
Là vị trí của hàm dưới khi lồi cầu nằm ở vị trí cao nhất và sau nhất

trong hõm khớp, khi đó các cơ được thư giản hoàn toàn và hàm dưới bị đẩy
lùi ra sau nhiều nhất. Đây là một tương quan hàm sọ vì thế nó không phụ
thuộc vào răng và cung răng .
1.1.1.3 Tương quan giữa các răng khi hàm dưới ở tư thế lồng múi tối đa.
- Răng cửa có cạnh cắn để cắn thức ăn.
- Răng nanh có 1 múi nhọn để xé thức ăn.
- Răng cối nhỏ nói chung có hai múi để dập thức ăn.
- Răng cối lớn có từ 3 đến 5 múi để nhai nghiền thức ăn
- Mặt nghiêng tạo thành các múi răng là mặt lồi làm cho sự ăn khớp
giữa các răng là những tiếp xúc giữa các điểm hơn là các diện.


8

- Có 2 loại múi:
+ Các múi ngoài răng dưới và các múi trong của răng trên được gọi là
các múi chịu.
+ Các múi trong răng dưới và các múi ngoài của răng trên được gọi là
các múi hướng dẫn.
Các múi chịu ăn khớp vào bản nhai của răng đối diện trong tư thế lồng
múi. Còn các múi hướng dẫn không ăn khớp vào bản nhai của răng đối diện
trong tư thế lồng múi.
- Còn ở các răng trước trong điều kiện bình thường thì răng trên vừa
phủ dọc vừa phủ ngang răng dưới.
- Nhìn toàn thể cung răng trên lớn hơn cung răng dưới và phủ ngoài
cung răng dưới
- Hình thái này giúp các răng khi thực hiện chức năng nhai không cắn
nhằm môi má và lưỡi.
- Bình thường một răng dưới tiếp xúc với 2 răng trên trừ răng số 1 hàm
dưới và răng số 8 hàm trên

- Kiểu xen kẻ lồng múi này có tác dụng giữ thăng bằng cho hàm dưới đới
với sọ khi các răng gặp nhau cùng lúc trong tư thế lồng múi xương hàm dưới
được giữ ổn định và chắc chắn nhất về mặt cơ học và chỉ có thể chuyển sang tư
thế khác (vận động trược hay tự do) nếu có sự giản của các cơ nâng hàm.
1.1.2. Phân loại sai khớp cắn theo Angle.
1.1.2.1. Khớp cắn lý tưởng
Khớp cắn lý tưởng là khớp cắn có tương quan răng-răng đúng theo mô
tả lý thuyết, bộ răng có quan hệ giải phẫu và chức năng hài hòa với các cấu
trúc khác của hệ thống nhai, tất cả trong tình trạng lý tưởng [15].
Đặc điểm của khớp cắn lý tưởng:
- Khớp thái dương hàm có chức năng tối ưu


9

- Khớp cắn trung tâm trùng với lồng múi tối đa
- Có sự bảo vệ lẫn nhau giữa răng trước và răng sau
- Chức năng hệ thống nhai tối ưu
Đây là khớp cắn hầu như không gặp trên lâm sàng. Về mặt thực hành,
khớp cắn lý tưởng là mục tiêu lý thuyết mong muốn đạt đến, không tính đến
khả năng điều trị thực tế.
1.1.2.2. Sai khớp cắn
Sai khớp cắn là sự lệch lạc của tương quan giữa các răng trên một cung
hàm và/ hoặc giữa 2 hàm gây những ảnh hưởng đến sức khỏe cá nhân và
thường kết hợp với những sai hình răng khác [15],[16],[17].
1.1.2.3. Phân loại khớp cắn theo Angle
Phân loại khớp cắn của Edward H. Angle năm 1899 là một mốc quan
trọng trong sự phát triển của chỉnh nha nói riêng và răng hàm mặt nói chung.
Đây là cách phân loại có tính hữu dụng đầu tiên và ngày nay vẫn được ứng
dụng nhiều. Nó không chỉ phân loại sai khớp cắn quan trọng, mà còn định

nghĩa đơn giản và rõ ràng về khớp cắn bình thường của hàm răng thật [15],
[16],[17].
Theo Angle, RHL thứ 1 hàm trên là “chìa khóa khớp cắn”, bởi vì:
- Là răng vĩnh viễn mọc sớm nhất
- Là răng vĩnh viễn to nhất của cung hàm trên
- Có vị trí tương đối ổn định so với nền sọ
- Khi mọc không bị chân răng sữa cản trở
- Được hướng dẫn mọc bởi hệ răng sữa.
Phân loại khớp cắn theo Angle dựa trên cơ sở: đánh giá tương quan
trước sau của của RHL thứ 1 hàm trên vàRHL thứ 1 hàm dưới khi hai hàm
cắn khít và sự sắp xếp của các răng liên quan tới đường cắn khớp. Trong đó,
đường cắn khớp hàm trên là đường cong liên tục đi qua hố trung tâm của mỗi


10

răng hàm và ngang qua gót răng của răng nanh, răng cửa. Còn đường cắn
khớp hàm dưới là đường cong liên tục đi qua các núm ngoài răng hàm và rìa
cắn răng cửa.

Hàm trên

Hàm dưới

Hình 1.1. Đường cắn khớp [17]
Từ đó, Angle chia khớp cắn thành các loại:


Khớp cắn bình thường:
Là khớp cắn có núm ngoài gần của RHL thứ 1 hàm trên khớp với rãnh


ngoài gần của RHL thứ 1 hàm dưới và các răng trên cung hàm sắp xếp theo
một đường cắn khớp đều đặn.

Hình 1.2. Khớp cắn bình thường [17]


11



Sai khớp cắn loại I:
Là khớp cắn có núm ngoài gần của RHL thứ 1 hàm trên khớp với rãnh

ngoài gần của RHL thứ 1 hàm dưới nhưng đường cắn khớp không đúng do
các răng trước khấp khểnh, xoay…

Hình 1.3. Sai khớp cắn loại I [17]


Sai khớp cắn loại II:
Là khớp cắn có núm ngoài gần của RHL thứ 1 hàm trên ở về phía gần

so với rãnh ngoài gần của RHL thứ 1 hàm dưới.
Có hai tiểu loại:
- Tiểu loại 1: Cung răng hàm trên hẹp, hình chữ V với răng cửa trên
nghiêng về phía môi (vẩu), độ cắn chìa tăng, môi dưới thường chạm vào mặt
trong của các răng cửa trên.
- Tiểu loại 2: Răng cửa giữa trên ngả vào phía trong nhiều, trong khi
các răng cửa bên nghiêng ra phía ngoài các răng cửa giữa, độ cắn phủ tăng,

cung răng hàm trên ở vùng răng nanh thường rộng hơn bình thường.

Hình 1.4. Sai khớp cắn loại II [17]


12



Sai khớp cắn loại III:
Là khớp cắn có núm ngoài gần của RHL thứ 1 hàm trên ở về phía xa

so với rãnh ngoài gần của RHL thứ 1 hàm dưới. Các răng cửa dưới có thể ở
phía ngoài các răng cửa trên (cắn ngược vùng cửa).

Hình 1.5. Sai khớp cắn loại III [17]
1.2. Chỉ số Bolton của nhóm răng trước và ý nghĩa.
1.2.1. Đặc điểm giải phẫu hình thể ngoài cúa nhóm răng trước vĩnh viễn
Nhóm răng trước gồm răng cửa giữa, răng cửa bên và răng nanh.
1.2.1.1. Giải phẫu nhóm răng cửa
Nhóm răng cửa gồm có 8 răng: hàm trên có 4 răng (R11, R12, R21,
R22) và hàm dưới có 4 răng (R31, R32, R41, R42). Là nhóm răng có vai trò
rất lớn về thẩm mỹ, phát âm ngoài ra có tác dụng cắn xé thức ăn và hướng dẫn
vận động trượt ra trước.
Các răng cửa hàm trên lớn hơn các răng cửa hàm dưới. Trên cùng hàm,
răng cửa giữa hàm trên lớn hơn răng cửa bên. Trong khi đó, ở hàm dưới, răng
cửa giữa nhỏ hơn răng cửa bên.
Răng cửa là nhóm răng một chân hình chóp
1.2.1.1.1. Răng cửa giữa hàm trên
- Là răng rộng nhất trong nhóm răng cửa, kích thước gần xa thân răng

8,5 mm, chiều cao thân răng là 10,5 mm. Kích thước theo chiều gần xa lớn
hơn theo chiều ngoài trong [13],[14]


13

- Mặt ngoài răng có hình thang với đáy lớn ở phía rìa cắn. Góc cắn gần
khá vuông, góc cắn xa tròn hơn.
- Mặt ngoài lồi, có 3 thùy. Mặt trong lõm, có gờ bên gần, gờ bên xa và
gót răng (Cingulum)[13]
- Chân răng hình chóp, đỉnh tù, chân răng nghiêng xa, kích thước bằng
nhau theo chiều ngoài trong và gần xa.
1.2.1.1.2. Răng cửa bên hàm trên
- Răng cửa bên là hình ảnh nhỏ hơn của răng cửa giữa hàm trên.
- Tuổi mọc răng 8-9 tuổi.
- Kích thước gần xa thân răng 6,5 mm, chiều cao thân răng 9 mm.[13]

Hình 1.6. Răng cửa giữa hàm trên [13]
1.2.1.1.3. Răng cửa giữa hàm dưới

Hình 1.7. Răng cửa bên hàm trên [13]

- Tuổi mọc răng 6-7 tuổi
- Nhìn từ phía ngoài, răng cửa giữa dưới hẹp nhiều theo chiều gần xa so
với răng cửa trên.Thân răng có kích thước chiều ngoài trong lớn hơn chiều
gần xa. Kích thước chiều gần xa 5mm, chiều cao thân răng 9 mm.[13]
- Trên cùng hàm thì răng cửa giữa nhỏ hơn răng cửa bên.


14


- Răng cửa dưới có gờ bên và Cingulum không rõ, mặt ngoài phẳng
hơn so với răng cửa trên [13]
- Chân răng có hình bầu dục trên thiết đồ ngang và chiều ngoài trong
lớn hơn nhiều so với chiều gần xa [13]
1.2.1.1.4. Răng cửa bên hàm dưới
- Tuổi mọc 7-8 tuổi.
- Có hình thể tương tự như răng cửa giữa hàm dưới, nhưng có kích
thước lớn hơn. Kích thước gần xa thân răng 5,5 mm, chiều cao thân răng
9,5 mm [13]

Hình 1.8. Răng cửa giữa hàm dưới [13]
1.2.1.2. Giải phẫu răng nanh

Hình 1.9. Răng cửa bên hàm dưới [13]

Nhóm răng nanh gồm có 4 răng (R13, R23, R33, R43). Là nhóm răng
một chân với chân răng dài khỏe so với các răng khác, ít khi bị mất sớm, ít bị
sâu. Thân răng hình mũi giáo.


15

Răng nanh có chức năng cắn xé thức ăn và có vai trò quan trọng giữ ổn
định khớp cắn, đồng thời có tác dụng hướng dẫn đưa hàm dưới sang bên ở
những người có cơ chế hướng dẫn răng nanh.
1.2.1.2.1. Răng nanh hàm trên
- Tuổi mọc răng 11-12 tuổi.
- Kích thước gần xa thân răng 7,5 mm, chiều cao thân răng 10mm.
- Thân răng nanh trên thường lớn hơn thân răng nanh dưới.

- Bờ cắn có một múi nhọn đặc trưng, đỉnh múi thiên về phía gần.
- Mặt ngoài có một gờ rõ chạy từ đỉnh múi về phía cổ răng và hai bên
có hai lõm dọc giới hạn nên ba thùy [13].
- Mặt trong có gờ bên gần và xa nổi rõ, có cingulum khá lớn như một
múi nhỏ. Ở mặt trong thường thấy hố lưỡi và các rãnh [13].
- Nửa gần và nửa xa của thân răng không đối xứng khi nhìn từ phía cắn.
- Chân răng to, khỏe, khá nhọn, phần ba chóp thường nghiêng về phía xa.
1.2.1.2.2. Răng nanh hàm dưới
- Răng nanh hàm dưới thường mọc trước răng nanh hàm trên, tuổi mọc
răng 10-11 tuổi.
- Răng nanh dưới có hình thể gần giống răng nanh trên nhưng kích thước
thường nhỏ hơn. Kích thước gần xa 7 mm, chiều cao thân răng 11 mm [13].
- Mặt trong phẳng hơn so với răng nanh trên, các gờ và cingulum ít nhô
hơn, thường không có các hố lưỡi và các rãnh [13].
- Nửa gần và nửa xa thân răng khi nhìn từ phía cắn trông đối xứng hơn [13]


16

Hình 1.10. Răng nanh hàm trên [13]
1.2.2. Chỉ số Bolton

Hình 1.11. Răng nanh hàm dưới [13]

1.2.2.1. Mối tương quan kích thước gần xa nhóm răng trước giữa hai hàm
Muốn đạt được khớp cắn lý tưởng thì mức độ hài hòa kích thước răng
giữa hàm trên và hàm dưới giữ một vai trò rất quan trọng, cho nên đòi hỏi
kích thước các răng trên và dưới phải có một tỷ lệ cân đối, không được có
răng hay một nhóm các răng có kích thước to hay bé hơn so với kích thước
bình thường.

Để tìm ra lời giải cho bài toán trên, vào năm 1958, Bolton đã đưa ra tỷ lệ
về mối tương quan giữa kích thước gần xa của nhóm răng hàm trên và hàm
dưới. Bằng cách so sánh tỷ lệ này với giá trị chuẩn, ta xác định được bất hài
hòa nằm ở cung răng nào. Ông cho rằng có sự cân bằng thích hợp kích thước
gần-xa giữa răng hàm dưới và răng hàm trên để đảm bảo sự lồng múi, độ cắn
chìa, độ cắn phủ thích hợp lúc hoàn tất điều trị chỉnh hình. Vì thế, sau khi tiến
hành đo kích thước gần xa của 12 răng hàm trên và 12 răng hàm dưới ( từ răng
hàm lớn thứ nhất bên phải đến răng hàm lớn thứ nhất bên trái) từ 55 mẫu hàm
của 55 người Mỹ da trắng tại trường Đại học Washington có khớp cắn lý tưởng,


17

trong đó có 44 người đã được chỉnh nha không có nhổ răng và 11 người không
cần điều trị, Bolton thiết lập 2 chỉ số: Chỉ số toàn bộ cung răng (OR: overall
ratio) và Chỉ số nhóm răng trước (AR: anterior ratio) [5]. Trong đó:
Chỉ số nhóm răng trước (AR: anterior ratio): (Tổng kích thước gần xa 6
răng cửa và răng nanh hàm dưới) x 100/ (Tổng kích thước gần xa 6 răng cửa
và răng nanh hàm trên) = 77,2 ± 1,65
Tiếp đến, năm 1962, để giảm việc tính toán chỉ số nhóm răng trước,
Bolton xây dựng 1 bảng chuẩn (Bảng 1.1). Bảng này được sử dụng để so sánh
tổng kích thước gần xa 6 răng trước hàm trên so với hàm dưới. Các số liệu được
xếp thành 2 cột, cột đầu tiên thể hiện giá trị kích thước răng hàm trên ghi nhận
được và cột thứ hai thể hiện kích thước răng hàm dưới lý tưởng tương ứng. Việc
so sánh có thể được thực hiện nhanh và bác sĩ chỉnh nha có thể sớm dự đoán
được kết quả khớp cắn một cách chính xác [29].
Bảng 1.1. Liên quan về kích thước gần xa của 6 răng trước theo Bolton [29]
6 răng HT 6 răng HD 6 răng HT 6 răng HD 6 răng HT 6 răng HD
40,0
30,9

45,5
35,1
50,5
39,0
40,5
31,3
46,0
35,5
51,0
39,4
41,0
31,7
46,5
35,9
51,5
39,8
41,5
32,0
47,0
36,3
52,0
40,1
42,0
32,4
47,5
36,7
52,5
40,5
42,5
32,8

48,0
37,1
53,0
40,9
43,0
33,2
48,5
37,4
53,5
41,3
43,5
33,6
49,0
37,8
54,0
41,7
44,0
34,0
49,5
38,2
54,5
42,1
44,5
34,4
50,0
38,6
55,0
42,5
45,0
34,7

Đồng thời, Bolton cũng đã chỉ ra khi chỉ số nhóm răng trước nằm ngoài
khoảng 77,2 – 1,65 (1SD) cho đến 77,2 + 1,65 (1SD) thì sự bất hài hòa kích
thước gần xa của răng gây ra biểu hiện trên lâm sàng và cần thiết phải can
thiệp lâm sàng để đạt được một khớp cắn tốt [29].


18

Từ đó đến nay, phương pháp của Bolton đã trở thành kim chỉ nam cho
các nhà thực hành lâm sàng bởi tính đơn giản, dễ làm, dễ áp dụng. Tuy nhiên,
trong quá trình nghiên cứu, một số tác giả lại thấy rằng chỉ số Bolton phải lớn
hơn 2 độ lệch chuẩn thì mới cần phải điều trị lâm sàng do sai lệch về kích
thước gần xa gây nên. Theo J.E.Freeman (1996) [4] thì sự bất hài hòa kích
thước răng rất hay xảy ra ở nhóm răng trước và khi tỉ lệ AR < 77,2 – 3,3
(2SD) hoặc khi AR > 77,2 +3,3 (2SD). Thậm chí nghiên cứu của M.
Heusdens (2000) [29] còn khẳng định tỉ lệ AR phải lớn hơn 3 độ lệch chuẩn
thì mới gây ra tình trạng bất hài hòa về kích thước răng.


Ứng dụng lâm sàng của chỉ số nhóm răng trước
Nghiên cứu của Bolton rất có ý nghĩa trong việc chẩn đoán và đưa ra kế

hoạch điều trị. Cụ thể, thông qua chỉ số nhóm răng trước, tác giả có thể phát
hiện khoảng chênh lệch về kích thước gần xa xảy ra ở nhóm răng trước hàm
trên hay hàm dưới để điều chỉnh.
Nếu tỷ lệ AR > 77,2 [29]. Điều đó có nghĩa tổng kích thước gần xa của
nhóm răng trước hàm dưới quá lớn so với các răng hàm trên. Để xác định kích
thước khoảng chênh lệch cần điều chỉnh, ta làm các bước sau:
- Bước 1: Xác định tổng kích thước gần xa của 6 răng nhóm trước hàm
trên của bệnh nhân

- Bước 2: Thay tổng kích thước trên vào công thức chỉ số nhóm răng
trước để tìm ra tổng kích thước gần xa lý tưởng cần có của 6 răng nhóm trước
hàm dưới.
- Bước 3: Xác định khoảng chênh lệch kích thước cần điều chỉnh ở hàm
dưới bằng cách lấy tổng kích thước gần xa thực tế của 6 răng nhóm trước hàm
dưới trừ đi tổng kích thước gần xa lý tưởng của 6 răng nhóm trước hàm dưới
mà ta mới tìm ra được.


19

Ngược lại, nếu tỷ lệ AR < 77,2. Điều đó có nghĩa tổng kích thước gần
xa của nhóm răng trước hàm trên quá lớn so với các răng hàm dưới. Cách xác
định tương tự như trên.[5]
1.2.2.2. Ảnh hưởng của bất hài hòa kích thước gần xa giữa hai hàm lên khớp cắn
Để có khớp cắn đúng, răng hàm trên và hàm dưới phải cân xứng về
kích thước. Nếu mối tương quan về kích thước răng thay đổi thì sẽ gây ra sai
khớp cắn [2],[29]. Cụ thể, khi kích thước răng trên lớn quá mức bình thường
có thể làm tăng độ cắn phủ, tăng độ cắn chìa, chen chúc các răng trên và có
khe hở các răng dưới, đồng thời làm các răng cửa trên nghiêng trong, các răng
cửa dưới nghiêng ngoài. Ngược lại, khi kích thước răng dưới lớn quá mức có
thể làm giảm độ cắn phủ, giảm độ cắn chìa, chen chúc các răng dưới và có
khe hở các răng trên, các răng cửa dưới nghiêng trong và các răng cửa trên
nghiêng ngoài.
1.2.2.3. Tình hình nghiên cứu chỉ số Bolton trên thế giới và ở Việt Nam
Năm 1958, Bolton [5] đã đưa ra mối tương quan về kích thước gần xa
của răng giữa hai hàm, góp phần vào chẩn đoán và lên kế hoạch điều trị trong
các trường hợp sai khớp cắn. Ông thành lập hai chỉ số như đã trình bày ở trên.
Thành tựu của ông thực sự là cuộc cách mạng trong lĩnh vực chỉnh nha. Từ đó
đến nay, trên thế giới đã có rất nhiều tác giả nghiên cứu về phân tích của ông.

Năm 1996, Freeman và cộng sự [4] đã nghiên cứu 157 mẫu hàm của
các bệnh nhân chỉnh nha, gồm 115 người da trắng, 27 người da đen và 15
người thuộc các nhóm chủng tộc khác. Qua nghiên cứu, ông thấy rằng chỉ số
nhóm răng trước của mình là 77,8 khá tương đồng với chỉ số của Bolton là
77,2. Tuy nhiên, độ lệch chuẩn lại lớn hơn (3,07 so với 1,65). Đồng thời, ông
cũng phát hiện sự bất tương quan kích thước gần xa của nhóm răng trước xảy
ra ở 48 người, chiếm tỷ lệ 30,6 % và những trường hợp này đều có chỉ số
Bolton nhóm răng trước vượt quá 2 độ lệch chuẩn.


20

Năm 2000, Santoro [8] khi phân tích 54 mẫu hàm của bệnh nhân chỉnh
nha người Mỹ gốc Dominican đã đưa ra kết luận chỉ số nhóm răng trước và
độ lệch chuẩn trong nghiên cứu đều lớn hơn trong nghiên cứu của Bolton.
Ông lý giải cho việc này có thể là do đối tượng nghiên cứu của ông là những
bệnh nhân chỉnh nha có các vấn đề về khớp cắn khác nhau. Trong khi đó, tác
giả Bolton nghiên cứu trên những người có khớp cắn lý tưởng.
Cũng nghiên cứu trên bệnh nhân chỉnh nha, năm 2003, tác giả Ale
Gaidyte [3] từ trường Đại học y Kaunas, Lithuania đã nghiên cứu trên 108
người. Ông đánh giá 52 bệnh nhân có chỉ số nhóm răng trước bình thường,
chiếm 48,1 %. Trong khi đó, có 22 bệnh nhân chiếm tỷ lệ 20,4 % có kích
thước 6 răng nhóm trước hàm trên lớn hớn nhiều so với hàm dưới và 34 bệnh
nhân chiếm tỷ lệ 31,5 % gặp trường hợp ngược lại.
Năm 2005, Tancan Uysal và Zafer Sari [9] khi phân tích mẫu hàm của
150 người Thổ Nhĩ Kì đã đưa ra con số 78,26 ± 2,61 với chỉ số nhóm răng
trước. Ông cho rằng với dữ liệu trên thì chỉ số Bolton không thể áp dụng cho
người dân của mình và cần phải có một chỉ số mới.
Năm 2008, Toshiya Endo [31] trong nghiên cứu của mình trên 60 người
Nhật lại cho rằng chỉnh nha ở nước mình có thể sử dụng được phân tích và

giá trị của Bolton.
Năm 2009, Nguyễn Thị Phòng [10] áp dụng phân tích của Bolton trong
nghiên cứu của mình trên 60 sinh viên Trường Đạo học Răng Hàm Mặt, nhận
thấy rằng giá trị trung bình chỉ số trước ở nhóm khớp cắn bình thường là
78,04 ± 1,58, giá trị này tương đương với giá trị trung bình trong nghiên cứu
của Bolton. Còn ở nhóm lệch lạc khớp cắn, có 34,7% mẫu nghiên cứu có bất
tương quan kích thước gần xa các răng phía trước.
Năm 2014, Nguyễn Thị Hải Yến [12] khi nghiên cứu mẫu gồm 100 đối
tượng học sinh (50 nam, 50 nữ) với độ tuổi từ 13 đến 18 tuổi được chọn ra từ


21

những đối tượng tham gia chương trình “Theo dõi và chăm sóc sức khỏe răng
miệng đặc biệt trong 15 năm (1996-2010)” do Bộ Y Tế quản lý được thực
hiện tại khoa Răng Hàm Mặt, Đại học Y Dược TP. HCM đã kết luận tỷ số
nhóm răng trước lớn hơn so với tỷ số nhóm răng trước của Bolton. Sự khác
biệt này có ý nghĩa thống kê và gợi ý cần có giá trị chuẩn riêng biệt cho người
Việt Nam để đánh giá trên lâm sàng.
1.3. Giới thiệu sơ lược về người dân tộc Tày ở Lạng Sơn
Người Tày, với các nhóm địa phương là Pa dí, Thổ, Ngạn, Phén, Thu
Lao, là một dân tộc thiểu số trong số 54 dân tộc tại Việt Nam.
Người Tày nói tiếng Tày, một ngôn ngữ thuộc ngữ chi Thái của hệ ngôn
ngữ Tai-Kadai.
Người Tày sinh sống chủ yếu ở vùng miền núi thấp phía bắc Việt Nam.
Người Tày trước đây hay được gọi là người Thổ (tuy nhiên tên gọi này hiện
nay được dùng để chỉ một dân tộc khác, xem bài người Thổ). Người Tày có
dân số đông thứ 2 ở Việt Nam.
Người Tày, Nùng có mối quan hệ gần gũi với người Choang tại
Trung Quốc.

Người Tày chủ yếu cư trú tại các tỉnh trung du và miền núi phía bắc
(1.400.519 người năm 1999). Bên cạnh đó, trong thời gian gần đây, người Tày
còn di cư tới một số tỉnh Tây Nguyên như Đắk Lắk và Lâm Đồng.
Hiện tại ở Lạng Sơn có 259.532 người, chiếm 35,4% dân số toàn tỉnh và
31,5% tổng số người Tày tại Việt Nam


22

Chương 2
ĐỐI TƯỢNG, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Thời gian và địa điểm nghiên cứu
- Thời gian: từ tháng 2/2017 đến 9/2018.
- Địa điểm nghiên cứu : dân tộc Tày tại tỉnh Lạng Sơn.
2.2. Đối tượng nghiên cứu
Người dân tộc Tày trưởng thành từ 18-25 tuổi đang sinh sống và làm việc
tại Lạng Sơn.
* Tiêu chuẩn lựa chọn đối tượng nghiên cứu:
- Lứa tuổi 18-25, nam và nữ.
- Dân tộc Tày: có bố mẹ, ông bà nội ngoại đều là người dân tộc Tày.
- Có tổng trạng sức khỏe bình thường.
- Không có dị tật bẩm sinh và dị hình.
- Không mắc bệnh ảnh hưởng đến sự phát triển của cơ thể và đầu mặt răng.
- Không bị chấn thương hàm mặt.
- Có bộ răng vĩnh viễn đầy đủ.
- Không có biến dạng răng, các răng không bị mẻ vỡ trên mặt nhai, rìa cắn.
- Bản thân đồng ý tham gia nghiên cứu.
* Tiêu chuẩn loại trừ:
- Không thuần chủng.
- Có răng dị dạng, bất thường về số lượng.

- Răng có tổn thương tổ chức cứng (sinh men bất toàn, sâu răng, mòn
răng, vỡ răng...).
- Bị mất răng, có miếng trám hay có phục hình răng giả ảnh hưởng tới
kích thước gần xa thân răng.
- Đã và đang can thiệp chỉnh nha, có mài chỉnh mặt nhai, cắt kẽ.


23

2.3. Phương pháp nghiên cứu
2.3.1. Thiết kế nghiên cứu: Mô tả cắt ngang
- Lựa chọn đối tượng theo tiêu chuẩn, khám và lấy dấu mẫu răng của
nhóm đối tượng để đo đạc.
- Đánh giá tỷ lệ khớp cắn theo Angle và kích thước gần xa của của
nhóm răng trước ở hàm trên và hàm dưới ở đối tượng có khớp cắn bình
thường trên mẫu hàm.
- Mối tương quan về kích thước gần xa của nhóm răng trước giữa hàm
trên với hàm dưới ở đối tượng có khớp cắn bình thường trên mẫu hàm.
2.3.2. Mẫu và phương pháp chọn mẫu
+ Cỡ mẫu: được tính theo công thức

Trong đó:
- n: Cỡ mẫu nghiên cứu tối thiểu.
- α: Sai lầm loại I, chọn α = 0,05, tương ứng có ít hơn 5% cơ hội
rút ra một kết luận dương tính giả. Với α = 0.05 thì Zα=1,96.
- β: Sai lầm loại II hoặc lực mẫu (power là 1- β), chọn β = 0,1
(hoặc lực mẫu=0,9), tương ứng có 90% cơ hội tránh được một kết luận âm
tính giả. Với β = 0.1 thì Zβ=1,28.
- σ : độ lệch chuẩn.
- δ: là sai số mong muốn (cùng đơn vị với σ)

Hiện chưa có nghiên cứu đánh giá nhân trắc đầu mặt của người trưởng thành
dân tộc Tày, nên chọn σ= 21,2 (tương ứng độ lệch chuẩn khi đo kích thước vòng
đầu của người trưởng thành, dân tộc kinh).

δ: là sai số mong muốn (cùng đơn vị với σ), ước tính 1,2 mm.
Thay vào công thức, có:
n = (1,96 + 1,28)2 * 21,22/1,44 = 3276 người
Cỡ mẫu tối thiểu cần điều tra cho nhóm trưởng thành là 3276 người.


24

+ Phương pháp chọn mẫu: Chọn mẫu ngẫu nhiên có phân tầng: tại
Lạng Sơn chỉ chọn người dân tộc tày tuổi từ 28-25.
- Chọn tỉnh
+ Điều tra dân tộc Tày:
Người Tày sống tập trung tại các tỉnh: Quảng Ninh, Bắc Giang, Lạng
Sơn, Cao Bằng, Bắc Kạn, Thái Nguyên, Hà Giang, Tuyên Quang, Lào Cai,
Yên Bái và Đắc Lắc. Trong đó, số lượng người Tày nhiều nhất tại tỉnh Lạng
Sơn (259.532 người, chiếm 35,4% dân số toàn tỉnh Lạng Sơn và chiếm 31,5%
dân số người Tày tại Việt Nam).
Do vậy, trong phạm vi nghiên cứu, chúng tôi dự kiến điều tra đánh giá
đặc điểm nhân trắc đầu mặt của dân tộc Tày tại tỉnh Lạng Sơn.
- Chọn huyện

Với mỗi tỉnh, lựa chọn ngẫu nhiên 1/2 số huyện vào nghiên cứu.
Tỉnh Lạng Sơn: lựa chọn ngẫu nhiên 6/11 huyện vào nghiên cứu.
- Chọn xã/phường

Tại các huyện được lựa chọn của các tỉnh, lập danh sách tất cả các xã,

sau đó chọn 30 xã để điều tra (Sử dụng kỹ thuật chọn mẫu ngẫu nhiên hệ
thống) cho mỗi khu vực.
Lập danh sách của tất cả các xã trong tỉnh theo thứ tự từng huyện với
các cột: Số thứ tự, tên xã, dân số cộng dồn.
Xác định khoảng cách mẫu k bằng cách: Chia tổng dân số tích luỹ của
mỗi tỉnh cho 30.
Dân số cộng dồn
30
- Dùng bảng số ngẫu nhiên để chọn một số ngẫu nhiên có giá trị nằm
k=

trong khoảng từ 1đến k.
Xác định xã đầu tiên được chọn là xã mà dân số cộng dồn bằng hoặc
lớn hơn giá trị của số ngẫu nhiên vừa chọn.
Xã thứ 2 được chọn bằng cách: lấy số ngẫu nhiên cộng với khoảng cách
mẫu k, sau đó so với số dân cộng dồn (xã thứ 2 là xã mà dân số cộng dồn của


25

nó bằng hoặc lớn hơn tổng SNN cộng với k. Tiếp tục làm như vậy để chọn
tiếp các xã khác (số ngẫu nhiên cộng 2k, số ngẫu nhiên cộng 3k...) cho đến
khi chọn đủ 30 xã cho mỗi khu vực.
Số xã được tính theo công thức sau:
ni = SNN + (i -1)x k

(trong đó i từ 1-30).

- Chọn thôn/tổ dân phố để điều tra (chỉ áp dụng cho điều tra đối tượng
là người trưởng thành)

Tại mỗi xã/phường được chọn, lập danh sách tất cả các thôn/tổ dân
phố. Bốc thăm ngẫu nhiên lấy 1-2 thôn/tổ dân phố bất kỳ để tiến hành điều
tra. Việc chọn thôn/tổ dân phố được tiến hành tại trạm y tế xã/phường chỉ tiến
hành trước khi bắt đầu cuộc điều tra.
- Chọn đối tượng điều tra:
+ Đối với đối tượng là người trưởng thành:
Tại mỗi thôn/tổ dân phố, căn cứ số liệu nhân khẩu của mỗi thôn/tổ dân
phố, lập danh sách các đối tượng, xác minh lý lịch và lập danh sách đối tượng
đáp ứng đủ tiêu chuẩn nghiên cứu. Đánh số thứ tự toàn bộ các đối tượng trong
thôn/tổ dân phố đã được chọn vào nghiên cứu. Lựa chọn ngẫu nhiên lấy đủ số
lượng đối tượng cần nghiên cứu ứng với mỗi dân tộc, mỗi tỉnh và mỗi phương
pháp nghiên cứu khác nhau.
tại mỗi thôn, tổ dân phố chọn ngẫu nghiên 102 người (gồm 1/2 nam và
1/2 là nữ) để khảo sát bằng phương pháp đo trực tiếp, đo trên ảnh chuẩn hoá
thẳng, nghiêng và đo trên mẫu thạch cao cung răng ngay tại cộng đồng.


×