Tải bản đầy đủ (.doc) (95 trang)

Nhận xét kết quả điều trị bệnh chảy máu trong sọ tự phát ở trẻ em tại bệnh viện nhi trung ương từ năm 2011 đến 052017

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.77 MB, 95 trang )

1

ĐẶT VẤN ĐỀ

Chảy máu trong sọ ở trẻ em là vấn đề luôn được quan tâm trong
bệnh học Nhi khoa. Các nghiên cứu về bệnh này trên thế giới và trong nước
cho thấy bệnh có đặc điểm về dịch tễ, lâm sàng và tổn thương bệnh lý khác
nhau theo lứa tuổi. Nguyên nhân của bệnh ở trẻ sơ sinh chủ yếu liên quan
đến chấn thương sản khoa, ngạt sơ sinh, thể trạng non tháng; ở trẻ nhỏ chủ
yếu do giảm các yếu tố đông máu trong phức hệ prothrombin, do thiếu
vitamin K nên hiện nay nhiều địa phương đã chủ động tiêm vitamin K cho
trẻ ngay sau sinh đề phòng chảy máu não - màng não do thiếu vitamin K đã
làm giảm đáng kể tỷ lệ mắc và tử vong [1],[2]. Ở trẻ lớn (1-15 tuổi) chủ yếu
do vỡ các dị dạng mạch máu não.
Bệnh có thể để lại di chứng nặng nề nếu không được phát hiện sớm và
xử lý kịp thời, tỷ lệ mắc bệnh và tỷ lệ tử vong còn khá cao từ 10 - 50%, di
chứng ở hệ thần kinh tới 30-50% với trẻ được cứu sống [3], [4]. Ở các
nước phát triển tỷ lệ mắc từ 5 đến 7 trẻ trong 100.000 trẻ sinh và trẻ nhỏ, ở
trẻ lớn chiếm khoảng 2,52/100.000 trẻ [5]. Lori C. Jordan và cộng sự năm
2007 đã tổng kết bệnh chảy máu nội sọ ở trẻ em nhiều quốc gia thấy tỷ lệ tử
vong từ 9 - 52%, di chứng 42 - 89% [6].
Tại Việt Nam, trong thời gian qua đã có một số nghiên cứu về chảy
máu não ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ như nghiên cứu của Đào Ngọc Diễn năm
1962 [7], Nguyễn Văn Thắng năm 1996 [8] đã xác định tỷ lệ mắc bệnh chảy
máu nội sọ do giảm tỷ lệ prothrombin trẻ nhỏ tại thành phố Hà Nội và Hà
Tây từ 110 - 130 trẻ/100.000 trẻ sinh. Năm 2002, tác giả cũng xác định tại
tỉnh Hà Tây, chảy máu nội sọ ở trẻ sơ sinh đến trẻ 3 tháng tuổi là xấp xỉ 250
trẻ/100.000 trẻ sinh. Bệnh chảy máu nội sọ ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ là bệnh
nặng, tuy rằng điều trị tỷ lệ tử vong có giảm nhưng trẻ sống được còn có di



2

chứng nặng nề: hẹp sọ, não úng thủy, động kinh, thiểu năng trí tuệ. Nguyễn
Đức Hùng theo dõi tại Bệnh viện Nhi Trung Ương thấy tỷ lệ di chứng sớm
sau ra viện: 34% chậm phát triển vận động, 42% chậm phát triển tâm trí,
27% chậm phát triển tâm trí và vận động [9]. Theo Phan Thị Thanh Bình có
50,8% trẻ động kinh, 73,8% chậm phát triển [10].
Tỷ lệ di chứng của các trẻ được cứu sống sau giai đoạn bệnh cao, là
một trong những nguyên nhân hàng đầu gây bại não ở trẻ em. Các biểu hiện
lâm sàng của bại não nổi bật là bất thường về phát triển tâm vận động từ
nhẹ tới nặng. Trẻ có thể tử vong trong những năm đầu do các bệnh phối hợp
như viêm phổi nặng, suy kiệt… Những trẻ sống mang di chứng thần kinh
thường làm vòng đời ngắn lại do tàn tật và trẻ lớn khó tiếp thu kiến thức
học tập ở trường [11],[12].
Các nghiên cứu về di chứng sau giai đoạn chảy máu trong sọ ở nước ta
còn chưa nhiều và chưa thực sự nêu rõ được ý nghĩa thực tiễn quan trọng
của di chứng trong gánh nặng bệnh tật của bệnh này ở cộng đồng, vì vậy
chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài “Nhận xét kết quả điều trị bệnh chảy
máu trong sọ tự phát ở trẻ em tại bệnh viện Nhi Trung Ương từ năm 2011
đến 05/2017” nhằm hai mục tiêu:
1.

Nhận xét kết quả điều trị bệnh chảy máu trong sọ tự phát ở trẻ em tại
bệnh viện Nhi Trung Ương từ năm 2011 đến 05/2017.

2.

Nhận xét tình trạng di chứng tâm thần, vận động sau chảy máu trong
sọ tự phát.



3

Chương 1
TỔNG QUAN
1.1. BỆNH CHẢY MÁU TRONG SỌ TỰ PHÁT Ở TRẺ EM
1.1.1. Định nghĩa và phân loại
Chảy máu trong sọ tự phát ở trẻ em là tình trạng máu chảy ra khỏi lòng
mạch, tụ lại trong sọ và không do chấn thương. Tuỳ theo vị trí của máu tụ
trong sọ mà chảy máu trong sọ được phân thành các thể khác nhau: Chảy
máu ngoài màng cứng, chảy máu dưới màng cứng, chảy máu khoang dưới
nhện, chảy máu trong não thất và chảy máu trong nhu mô não [6], [13],[14].
- Chảy máu ngoài màng cứng: Máu đọng lại ở giữa xương và màng
cứng. Thường gặp do chấn thương sọ, tổn thương một tĩnh mạch hoặc động
mạch màng não giữa.
- Chảy máu dưới màng cứng: Máu đọng giữa màng cứng và lá thành
của màng nhện.
- Chảy máu khoang dưới nhện: Máu ở khoang dưới nhện (giữa hai lá
của màng nhện).
Thường thấy máu thoát qua được màng não, chảy vào nhu mô não gây
chảy máu não - màng não, thể này thường gặp ở trẻ bú mẹ.
- Chảy máu trong nhu mô não: Máu tụ ở nhu mô não. Thể này thường
gặp ở trẻ lớn, do vỡ dị dạng mạch máu não.
- Chảy máu trong não thất: Máu chảy ra từ đám rối mạch mạc trong
màng não thất và tụ lại ở não thất, gọi là chảy máu não thất tiên phát. Nếu
máu tụ ở nhu mô thoát vào não thất, gọi là chảy máu não thất thứ phát. Máu
chảy ở não thất hoà vào dịch não-tuỷ, cùng theo sự lưu thông của dịch nãotuỷ vào khoang dưới nhện, khi đó còn gọi là chảy máu dưới nhện thứ phát.
Trên thực tế ở bệnh nhi thường gặp chảy máu đồng thời nhiều vị trí, vì vậy



4

thuật ngữ chảy máu não – màng não được sử dụng cho đối tượng có đặc
điểm chảy máu này [6],[15].
1.1.2. Chảy máu trong sọ ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ
1.1.2.1. Đặc điểm dịch tễ học
Năm 1967, bệnh chảy máu trong sọ sơ sinh và trẻ nhỏ đã được nhiều
tác giả trên thế giới thông báo [16],[17]. Bệnh xảy ra ở trẻ nhỏ với tuổi
trung bình 5-6 tuần, chủ yếu là chảy máu ở não, màng não [18]. Bệnh có tỷ
lệ tử vong từ 10-50%, di chứng thần kinh với trẻ sống 67%. Cho tới nay,
bệnh vẫn còn là vấn đề phổ biến ở các nước đang phát triển [19].
Ở Việt Nam, Nguyễn Văn Thắng năm 1996 [8] đã xác định tỷ lệ mắc
bệnh chảy máu nội sọ do giảm tỷ lệ prothrombin trẻ nhỏ tại thành phố Hà
Nội và Hà Tây từ 110 - 130 trẻ/100.000 trẻ sinh. Năm 2002, tác giả cũng
xác định tại tỉnh Hà Tây, chảy máu nội sọ ở trẻ sơ sinh đến trẻ 3 tháng tuổi
là xấp xỉ 250 trẻ/100.000 trẻ sinh. Nguyễn Thị Thanh Hương và cộng sự
cho thấy CMTS ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ chiếm tới 84,1% các bệnh nhi bị
CMTS ở các lứa tuổi [20].
Chảy máu nội sọ tự phát ở trẻ dưới 12 tháng tuổi theo Đỗ Thanh
Hương và cộng sự trong nghiên cứu về “Một số đặc điểm dịch tễ học về
bệnh chảy máu nội sọ tự phát từ trẻ sơ sinh đến trẻ dưới 15 tuổi”, nguyên
nhân chủ yếu do thiếu vitamin K [21].
1.1.2.2. Triệu chứng lâm sàng [13]
Cơ năng:
Lâm sàng nổi bật một diễn biến đột ngột cấp tính với các triệu chứng:
+ Cơn khóc thét, quấy khóc hoặc khóc rên
+ Nôn trớ, bỏ bú
+ Da xanh nhanh
+ Co giật toàn thân hay cục bộ



5

+ Hôn mê sau đó hoặc hôn mê ngay từ đầu
+ Một số có sốt, biểu hiện nhiễm khuẩn đường hô hấp trên: ho, chảy mũi
Thực thể
- Thần kinh:
+ Ý thức: Lơ mơ, li bì hay hôn mê
+ Co giật: Toàn thân hay cục bộ
+ Thóp phồng hoặc giãn khớp sọ
+ Dấu hiệu thần kinh khu trú: Có thể lác mắt, sụp mi, giãn đồng tử
hoặc giảm vận động cục bộ
+ Giảm trương lực cơ
- Thiếu máu nặng
+ Da xanh, niêm mạc nhợt, nhịp tim nhanh, có thể nghe thấy tiếng thổi
tâm thu do thiếu máu
+ Triệu chứng thiếu máu này mới xuất hiện
- Các dấu hiệu nặng:
+ Rối loạn hô hấp: Trẻ thở chậm dần, có cơn ngừng thở, tím tái
+ Rối loạn tuần hoàn: Da xanh, nổi vân tím, rối loạn nhịp tim, hạ huyết áp
+ Rối loạn thân nhiệt: tăng hoặc hạ nhiệt độ
+ Nặng hơn nữa: Liệt mềm tứ chi, hôn mê, tư thế mất não, mất phản xạ
của đồng tử với ánh sáng.
1.1.2.3. Triệu chứng cận lâm sàng [13]
Xét nghiệm giúp chẩn đoán xác định:
- Chọc dịch não tủy: Hiện nay ít sử dụng.
+ Dịch máu không đông: Chảy máu não, màng não
+ Màu vàng sẫm hoặc vàng nhạt: chảy máu đến muộn
+ Dịch trong: do chảy máu trên lều tiểu não hoặc chảy máu dưới màng cứng.
- Siêu âm qua thóp: có thể thấy tổn thương do chảy máu



6

- Chụp CT scanner cho chẩn đoán chính xác vị trí và mức độ chảy máu.
Vị trí chảy máu: dưới màng cứng, dưới màng nhện, trong não thất, chảy máu
trong não. Đồng thời cho biết ảnh hưởng của khối máu tụ trong sọ đối với tổ
chức não, có thể là hình ảnh của chảy máu não hoặc của chảy máu dưới nhện.
+ Hình ảnh tăng tỷ trọng hình tròn hay bầu dục, bờ rõ có viền giảm tỷ
trọng xung quanh do phù não.
+ Nếu máu chảy vào khoang dịch não tủy hoặc vào các não thất sẽ thấy
hình ảnh tăng tỷ trọng hoặc vùng giảm tỷ trọng do thiếu máu cục bộ. Ổ máu tụ
tiêu dần giảm tỷ trọng sau 20 - 60 ngày tiến triển mất dần từ ngoài vào trong.
- Chụp cộng hưởng từ: Cộng hưởng từ là kỹ thuật được ứng dụng trong y
học từ đầu thập kỷ 80 của thế kỷ XX. Có khả năng phát hiện ổ nhồi máu sớm hơn
chụp cắt lớp và nhạy hơn trong phát hiện chảy máu kín đáo trong vùng nhồi máu.
Các xét nghiệm về máu
- Công thức máu: biểu hiện thiếu máu nặng: hồng cầu, hemoglobin
giảm nặng.
- Rối loạn đông máu do thiếu vitamin K:
+ Thời gian đông máu kéo dài > 7 phút
+ Thời gian APTT kéo dài
+ Tỷ lệ prothrobin giảm
+ Các yếu tố đông máu phụ thuộc vào vitamin K: II, VII, IX, X giảm.
1.1.2.4. Diễn biến
Bệnh chảy máu nội sọ tự phát do thiếu vitamin K diễn biến cấp tính và
ngừng nhanh sau khi được điều trị vitamin K. Các triệu chứng hầu như biểu
hiện rõ trong giai đoạn cấp. Tiến triển của bệnh chảy máu trong sọ tự phát ở
trẻ nhỏ phụ thuộc vào thể chảy máu, mức độ máu chảy và biện pháp điều trị
[22]. Qua nghiên cứu của Lori C. Jordan về chảy máu nội sọ tự phát ở trẻ em



7

cho thấy tỷ lệ tử vong tùy từng mỗi quốc gia từ 9% đến 52% và di chứng 42 89% [6].
Trẻ CMTS nếu sống cũng để lại nhiều di chứng nặng nề. Các di chứng
thường gặp là động kinh, liệt thần kinh khu trú, xẹp hộp sọ, não úng thủy,
chậm phát triển thể chất và tinh thần. [12]
Wun Tsong Chaou nghiên cứu 32 trường hợp chảy máu trong sọ do
thiếu vitamin K, có 3 trường hợp tử vong. 29 trường hợp còn lại được theo
dõi từ 2-18 tháng thấy có các di chứng thần kinh như chậm phát triển thể
chất chiếm 52,2%, não nhỏ 89,29%, liệt thần kinh khu trú 24,1%, động kinh
13,8%. Chỉ có 3,4% chưa thấy biểu hiện di chứng. [23]
Ở Việt Nam, có rất ít nghiên cứu theo dõi đầy đủ diễn biến lâm sàng
giai đoạn sau của CMTS với các biến chứng nặng nề của bại não.
Theo Nguyễn Văn Thắng và cộng sự , tỷ lệ trẻ bị CMTS có di chứng
về thần kinh ngay sau khi ra viện là 34,3%. Trong số trẻ bị di chứng, có
50,9% trẻ động kinh; 41,4% trẻ bị liệt khu trú; 9,9% trẻ bị tràn dịch não và
13,7% bị hẹp hộp sọ. Những bệnh nhi này thường bị các rối loạn tâm vận
động nặng nề [12].
Theo Nguyễn Đức Hùng cũng đề cập đến di chứng sớm của CMTS là
44,4% trẻ động kinh; 36,5% trẻ liệt khu trú; 55,6% trẻ hẹp hộp sọ [9]
1.1.3. Chảy máu trong sọ ở trẻ lớn
1.1.3.1. Đặc điểm dịch tễ học
Chảy máu trong sọ tự phất ở trẻ lớn thường liên quan đến dị dạng
mạch máu não bẩm sinh hoặc một số bệnh rối loạn các yếu tố đông máu
bẩm sinh mắc phải. Có hai loại dị dạng hay gặp là u mạch và phình động
mạch. Theo Mc Cormick và Rusell, Rubinstein [24] u mạch gồm 4 loại:
thông động-tĩnh mạch; u xoang hang; U mạch tĩnh mạch và u mao mạch.



8

Trong các nguyên nhân kể trên, nguyên nhân thường gặp gây CMTS tự phát
là do vỡ phình động mạch (25-30%), vỡ dị dạng thông động – tĩnh mạch
não (40-45%) còn lại là chưa rõ nguyên nhân mặc dù đã làm tất cả các thăm
khám cần thiết và được xếp vào nhóm CMTS vô căn.
CMTS do dị dạng mạch não đã được đề cập từ rất lâu:
Trên thế giới:
Năm 1775, Giovani Morgagni chỉ ra rằng CMTS có thể là hậu quả của
vỡ phình mạch não.
Năm 1893, William Gowers tình cờ phất hiện CMTS trong khi nghiên
cứu dị dạng mạch máu não và ông đã công bố một bản ghi chép đầy đủ những
biểu hiện lâm sàng của chảy máu não – màng não do vỡ phình mạch não.
Năm 1895, Steidheil chẩn đoán lâm sàng chính xác trường hợp đầu
tiên chảy máu não do thông động – tĩnh mạch não.
Năm 1927, E gas Moniz đã phát minh ra phương pháp chụp mạch não
và sau đó 6 năm (1933) tác giả công bố nhìn thấy hình ảnh dị dạng mạch
máu não trên phim chụp mạch.
Năm 1953, Seldinger đã chụp được 4 mạch não dễ dàng nhờ phương
pháp chụp mạch qua ống thông Catherte [25]
Năm 1971, Hounsfield và Ambrose phát minh ra máy chụp cắt lớp sọ
não đầu tiên cho phép xác định được kích thước, vị trí ổ chảy máu, đôi khi
có thể thấy hình ảnh dị dạng mạch não.
Năm 1983, trong lĩnh vực chụp mạch có tiến bộ mới là chụp số hóa
xóa nền giúp nhìn rõ cấu trúc mạch với lượng cản quang rất ít.
Gần đây chụp mạch cộng hưởng từ là phương pháp được áp dụng để
chẩn đoán dị dạng mạch máu não.



9

Trong nước:
Năm 1961, Nguyễn Thường Xuân và cộng sự đã nghiên cứu trẻ lớn
tuổi bị chảy máu não và phát hiện ra u mạch (dị dạng động tĩnh mạch).
Chảy máu não là một triệu chứng biến chứng của u mạch, chỉ khi chảy máu
não thì u mạch mới được phát hiện.
Năm 1992, Phạm Thị Hiền nghiên cứu về chảy máu dưới nhện qua kết
quả chụp mạch và cắt lớp vi tính sọ não cho biết nguyên nhân chính gây
chảy máu dưới nhện là vỡ phình mạch não và thông động tĩnh mạch não,
thường gặp từ 20-40 tuổi, trẻ em dưới 16 tuổi gặp 15 trường hợp, chiếm
24,5% trong số 61 trường hợp nghiên cứu [26]
Năm 1996, Ninh Thị Ứng thông báo vị trí chảy máu của 40 trường hợp
trẻ lớn bị CMTS [27] và Hoàng Đức Kiệt [28] công bố 53 trẻ từ 8-15 tuổi bị
CMTS do dị dạng mạch máu não trong số 699 trường hợp CMTS, chiếm tỷ
lệ 8,2%.
Năm 1999, Nguyễn Thanh Bình nghiên cứu 35 trường hợp dị dạng
mạch máu não, trong đó 30 trường hợp dị dạng mạch máu não gây CMTS,
trong đó thấy có 9 trẻ từ 8-15 tuổi. Như vậy tỷ lệ trẻ lớn CMTS do vỡ dị
dạng mạch não trong nghiên cứu là 30% [29]
Năm 2002, Nguyễn Thị Thanh Hương nghiên cứu 68 trường hợp
CMTS trẻ lớn thấy 58 trường hợp có dị dạng mạch não chiếm 85,3% [30].
1.1.3.2. Triệu chứng lâm sàng [13]
Khởi đầu dột ngột, trẻ đau đầu dữ dội tiến đến bán mê và hôn mê.
- Có trẻ ngã rồi đi vào hôn mê ngay, đó là do chảy máu ồ ạt não thất
hoặc ổ máu tụ sọ não.
- Hoặc đau đầu, đau khắp đầu, đau dữ dội, nôn, co giật toàn thân. Các
ngày tiếp theo đau đầu liên tục, lơ mơ ngủ gà. Rối loạn thần kinh thực vật:
sốt, tăng nhịp thở, ứ đọng đờm dãi, lạnh đầu chi.



10

- Thăm khám: Cổ cứng, xuất huyết quanh võng mạc là dấu hiệu của
xuất huyết dưới nhện.
- Liệt đơn thuần dây 3 và đau đầu là biểu hiện của vỡ túi phình khúc
tận của cảnh trong ( khúc trên mỏm yên, chỗ chia đôi động mạch não trước,
động mạch não giữa hoặc nơi phát sinh động mạch thông nhau)
- Liệt nửa người, phản xạ Babinski dương tính do vỡ phình động mạch
não giữa, xuất huyết bán cầu não vùng đồi thị.
- Chóng mặt dữ dội, rối loạn thăng bằng, nhức đầu sau gáy, nôn, cổ
cứng là biểu hiện của xuất huyết tiểu não.
1.1.3.3. Triệu chứng cận lâm sàng
* Chụp cắt lớp vi tính sọ não: Năm 1971 Hounsfield và Ambrose đã
phát minh ra máy chụp cắt lớp vi tính (CLVT) đầu tiên. Chụp cắt lớp vi tính
đã tạo ra một bước ngoặt trong chẩn đoán xác định về vị trí, mức độ và ảnh
hưởng của khối máu tụ trong sọ đối với các tổ chức não. Hình ảnh CMTS trên
phim chụp CLVT sọ não có thể là hình ảnh của chảy máu não hoặc chảy máu
dưới nhện.
Chẩn đoán xác định chảy máu não dựa vào hình ảnh:
- Tăng tỷ trọng có đậm độ Hounsfield từ 50 đến 90 đơn vị
- Tiến triển theo chiều hướng mất dần từ chu vi vào trung tâm
- Để lại một sẹo dưới dạng giảm tỷ trọng, đôi khi có giãn não thất bên
đối diện và/hoặc bệnh lỗ não.
- Dấu hiệu choán chỗ thường trầm trọng khi chụp CLVT sọ não sớm. Xác định chẩn đoán nếu có hiện diện máu trong khoang dưới nhện.
Có thể biết vị trí túi phồng. Dấu hiệu gián tiếp của túi phồng: máu ở
thung lũng Sylvius (túi phồng động mạch não giữa), máu ở khe liên bán
cầu( túi phồng động mạch thông trước)



11

Trên phim chụp có thấy xuất huyết vào mô não, xuất huyết vào não thất
và xuất huyết dưới nhện. Dấu hiệu gợi ý khi thấy vùng giảm tỷ trọng do ngấm
thuốc mạnh, có thể thấy hình ảnh mạch máu bất thường, kích thước lớn chảy
ngoằn nghoèo.
* Hình ảnh điển hình trên MRI
Là phương pháp thăm dò giải phẫu – chức năng não bằng các hình ảnh
chất lượng cao. Kỹ thuật này dựa vào các đặc tính từ của vật chất.
Hình ảnh chảy máu não là hình ảnh tăng tín hiệu thì T1. Hình ảnh nhồi
máu não là hình ảnh giảm tín hiệu thì T1, tăng tín hiệu thì T2.
* Chụp động mạch não
Đã có nhiều phương pháp không xâm nhập để khảo sát hình ảnh mạch
máu não như chụp mạch CLVT, chụp mạch cộng hưởng từ, chụp CLVTnhiều
lớp cắt (MSCT/ Multi Slice CT)..., nhưng chụp mạch máu não đặc biệt là
chụp qua ống thông catherte vẫn là xét nghiệm hàng đầu để xác định có dị
dạng mạch, loại dị dạng, tính chất của dị dạng: số lượng, vị trí, kích thước và
các biến chứng co thắt mạch… kèm theo [26].
Manelfe và CS đã tìm ra một tiến bộ mới trong lĩnh vực chụp mạch não,
là phương pháp chụp mạch số hoá xoá nền. Đây là kỹ thuật điện quang có gắn
máy điện toán giống như nguyên tắc của chụp CLVT. Kỹ thuật này có sử
dụng một lượng nhỏ thuốc cản quang tiêm tĩnh mạch nhằm hiện rõ hình ảnh
của hệ thống mạch cấp máu cho não.
Chụp mạch số hoá xoá nền vẫn là tiêu chuẩn vàng trong chẩn đoán bệnh
lý mạch máu não.
Để xác định chảy máu não-màng não do vỡ túi phình, người ta dựa vào
các tiêu chuẩn sau:
• Thuốc cản quang tràn ra ngoài lòng mạch.
• Máu tụ khu trú ở nhu mô hoặc bể đáy quanh túi phình.



12

• Túi phình mạch não có kích thước lớn xu hướng vỡ nhiều hơn.
• Chảy máu dưới nhện khu trú hoặc co thắt mạch khu trú.
Một số trường hợp không phát hiện thấy túi phình do kích thước túi nhỏ,
co thắt mạch, huyết khối gây bít tắc miệng túi hoặc khối máu tụ che lấp túi
phình mạch não. Đa số các tác giả khuyên chụp lại sau ba đến sáu tháng [26].
Đối với chảy máu não-màng não do vỡ thông động - tĩnh mạch, chụp
mạch số hoá xoá nền xác định:
• Khối dị dạng: Vị trí giải phẫu, kích thước.
• Các cuống mạch cấp máu cho khối dị dạng để đánh giá khả năng điều
trị bằng phẫu thuật hay nút mạch v.v...
1.1.3.4. Tiến triển và tiên lượng bệnh
Bệnh diễn biến thường nặng tùy theo nguyên nhân,vị trí, mức độ chảy
máu và khả năng điều trị. Tỷ lệ tử vong 20-37%. Các yếu tố tiên lượng xấu là
hôn mê ngay từ đầu. Nếu bệnh diễn biến nặng lên phải tìm các biến chứng:
xuất huyết tái phát, não úng thủy, co thắt mạch và thiếu máu cục bộ, phù não,
giảm Natri máu.
Tiến triển có thể lành tính không để lại di chứng hoặc để lại di chứng liệt
nửa người, động kinh, nhức đầu. [13]
1.1.4. Một số biểu hiện di chứng thường gặp ở trẻ cmts
1.1.4.1. Hẹp hộp sọ
Não bộ nằm trong hộp sọ, bình thường khi não phát triển đến đâu thì
hộp sọ phát triển nới rộng đến đó. Hẹp hộp sọ là khi não vẫn phát triển bình
thường nhưng dung tích hộp sọ không phát triển tương ứng do sự đóng sớm
của các đường khớp dẫn đến sự bất thường của hộp sọ. trẻ hẹp hộp sọ sau
CMTS thường do tổn thương màng não, nhu mô não nặng gây nên nang
dịch hóa trong não hoặc teo não dẫn đến hộp sọ kém phát triển [31]; [32].
Các bệnh nhi hẹp hộp sọ sau CMTS thường có biểu hiện chậm phát triển

tâm vận động, động kinh, bại chi.


13

1.1.4.2. Động kinh
Động kinh là sự rối loạn từng cơn chức năng của thần kinh trung ương
do sự phóng điện đột ngột, quá mức và tự duy trì của các nơron ở não. Động
kinh bao gồm các đặc tính sau: Xuất hiện từng cơn vài giây đến vài phút,
cơn có tính chất định hình xảy ra đột ngột không kịp đề phòng, có biểu hiện
rối loạn các chức năng thần kinh trung ương và mất ý thức là biểu hiện
thường thấy trong động kinh [33], [34].
Động kinh ở những trẻ CMTS thường đa dạng diễn biến phức tạp,
thường kết hợp với các di chứng khác gây nên tình trạng lâm sàng nặng nề
ảnh hưởng đến sự phát triển tâm vận động [35].
1.1.4.3. Bại chi
Trong bệnh CMTS do bị tổn thương ở vỏ não hoặc nhu mô não dẫn
đến sự dẫn truyền thần kinh vận động từ vỏ não đến cơ không liên tục mà bị
đứt đoạn. Khi đứt đoạn đường vỏ cơ, sự dẫn truyền xung động không còn
nữa, những cơ tương ứng sẽ bị liệt. Các tổn thương não thường đa dạng và
lan tỏa nên biểu hiện lâm sàng có nhiều mức độ như liệt một chi, liệt nửa
người, liệt hai chi (trên hoặc dưới), liệt tứ chi [36].
1.1.4.4. Tràn dịch não
Ở thời kỳ sớm của phôi thai, ống thần kinh nguyên thủy là một ống
dịch. Sau khi ra đời dịch não tủy được sản xuất liên tục từ đám rối mạch
mạc ở trần các não thất và sau lại hấp thu chủ yếu ở não thất bên. Dịch não
tủy được vận chuyển qua lỗ Monro xuống não thất III qua cống Sylvius
xuống não thất IV. Từ não thất IV qua hai lỗ Magendi và Luska đổ vào
khoang dưới nhện và tủy sống. Tràn dịch não là hiện tượng ứ trệ lưu thông
dịch não tủy ở những chỗ hẹp gây nên giãn các não thất và hộp sọ [37]

Trong CMTS theo Nguyễn Văn Thắng và cộng sự tràn dịch não thường
xảy ra sau chảy máu trong não thất hoặc nhu mô não vỡ vào não thất tạo
nên các cục máu đông gây tắc sự lưu thông dịch não tủy [12]


14

1.2. QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN TÂM VẬN ĐỘNG Ở TRẺ EM
Tâm vận động là cụm từ được tạo nên bởi sự ghép lại với nhau của các
từ tâm lý và vận động. Sự phát triển tâm vận động của trẻ em diễn biến song
song với sự trưởng thành của hệ thần kinh trung ương và cơ thể nói chung.
Theo Nguyễn Khắc Viện, thần kinh phát triển đến đâu vận động phát triển
đến đó, kết hợp với sự luyện tập và chịu sự chi phối của tình cảm, vận động
dần dần phù hợp với ý đồ mục tiêu [38].
1.2.1. Quá trình phát triển tâm vận động ở trẻ nhỏ
Để thuận lợi cho đánh giá phát triển tâm vận động của trẻ bằng trắc
nghiệm Denver - một trắc nghiệm hiện đang được sử dụng trong nhiều nghiên
cứu ở Việt Nam. Chúng tôi đánh giá quá trình phát triển tâm vận động trẻ em
được thực hiện trên bốn lĩnh vực chủ yếu: Vận động thô, vận động tinh tế
thích ứng, cá nhân- xã hội, ngôn ngữ theo các mốc tuổi dưới đây:
Trẻ sơ sinh
Trẻ hoạt động do các phản xạ và hoạt động hỗn loạn do trung tâm dưới
vỏ chi phối, hoạt động không tự chủ, có phản xạ tự nhiên, tư thế nằm đặc
trưng, ngủ nhiều.
Trẻ 1 - 2 tháng tuổi
Vận động
Cổ mềm nhưng giữ trong tư thế ngồi, trẻ có thể giữ đầu trong chốc lát.
Trong tư thế nằm sấp trẻ có thể nâng cằm trong chốc lát.
Các chi ở tư thế tăng trương lực co vào thân.
Cầm nắm và vận động tinh tế

Phản xạ cầm nắm rất rõ ở lúc 1 tháng, trở nên kín đáo hơn ở lúc 2 tháng.


15

Thị giác
Có thể nhìn theo một vật cho đến góc 90 độ vào tháng thứ nhất và cho
đến 180 độ vào lúc 2 tháng. Chăm chú nhìn mặt mẹ và mỉm cười, hai mắt
chuyển động.
Thính giác
Ngay những ngày đầu tiên sau sinh, trẻ có phản ứng với tiếng ồn mạnh.
Trẻ lặng yên khi nghe âm nhạc. Vào lúc 2 tháng tuổi, trẻ có thể khu trú được
vị trí tiếng ồn.
Ngôn ngữ
Những tiếng khóc có giá trị thông tin và dẫn đến các biểu hiện không
hài lòng. Vào lúc 2 tháng tuổi, trẻ phát ra những âm thanh.
Trẻ ngủ 20 giờ mỗi ngày, nhưng đã nhạy cảm với giọng nói và sự có
mặt của mẹ.
Trẻ 3-4 tháng tuổi
Vận động:
Giữ ở tư thế ngồi, trẻ giữ đầu thẳng. Để trong tư thế nằm sấp, trẻ nâng
đầu 90 độ trên mặt giường bằng điểm tựa trên hai cẳng tay.
Sự tăng trương lực của các chi đã trở thành giảm trương lực.
Cầm nắm và vận động tinh tế
Phản xạ nắm mất đi và được thay bằng sự cầm nắm khi tiếp xúc, hai bàn
tay mở nắm lại giữ đồ vật khi tiếp xúc. Đây là phản ứng xúc giác vận động.
Thị giác
Quay đầu theo đuổi một đồ vật khi thay đổi vị trí.
Cầm đồ vật trong tay và đưa lên miệng.
Thính giác

Nhận biết nơi phát âm thanh và chú ý giọng nói của người
Ngôn ngữ
Trẻ thông tin bằng những âm thanh líu lo.


16

Phát triển xã hội
Để làm cho người khác biết, trẻ sử dụng ngôn ngữ của cơ thể. Đó là
tiếng kêu khi vui mừng hoặc khi không thích thú.
Trẻ 5-6 tháng tuổi.
Vận động:
Đầu và thân giữ vững, trẻ dùng chỗ dựa trên bàn tay để nâng mình khi
đặt ở tư thế nằm sấp. Trẻ giữ tư thế ngồi dựa trên hai bàn tay ở phía trước.
Giữ trẻ đứng, trẻ có thể nhảy nhót - giai đoạn của nhảy.
Cầm nắm và vận động tinh tế
Xuất hiện sự cầm nắm tự phát: Trẻ nắm trong gan bàn tay và các ngón
một đồ vật kích thước lớn đặt trước nó và đưa đồ vật lên miệng: Đó là phản
ứng xúc giác- thị giác.
Trẻ cầm hai bàn chân và đưa hai bàn chân lên miệng
Thị giác
Trẻ có thể tự quay các hướng để theo dõi một người nào đó.
Thính giác:
Quay đầu hướng theo âm thanh, trẻ rất nhạy cảm với âm điệu giọng nói
của người, và âm nhạc.
Ngôn ngữ
Đây là tuổi của âm thanh “bi bô”. Trẻ nghe và cảm nhận những âm
thanh phát ra.
Phát triển xã hội.
Trẻ tìm những hình ảnh trong gương, và đáp ứng với tên của nó.

Trẻ cảm nhận vị giác của một số thực phẩm.
Trẻ bắt chước vận động (thè lưỡi).
Trẻ 7- 8 tháng tuổi
Vận động
Trẻ biết ngồi ở lúc 8 tháng tuổi, trẻ có thể cúi xuống để lấy một đồ vật.
Có thể bò.


17

Cầm nắm và vận động tinh tế
Đưa đồ vật từ tay này sang tay khác. Trẻ có thể bỏ đồ vật này để lấy đồ
vật khác.
Trẻ tìm kiếm đồ vật mà nó vừa nhìn thấy biến mất.
Ngôn ngữ
Thời kỳ một âm đơn (ba, má...)
Phát triển xã hội.
Phản ứng sợ hãi với cái lạ, đó là thời kỳ của cơn lo lắng, trẻ sợ hãi
những cái mới lạ.
Trẻ 9-10 tháng tuổi
Vận động
Trẻ bò trên bốn chi. Đứng một mình khi được vịn tựa. Ngồi có thể quay
người để lấy đồ vật.
Cầm nắm và hiểu biết
Cầm nắm bằng kẹp phía trên giữa ngón cái và ngón trỏ. Khi được yêu
cầu, trẻ có thể đặt đồ vật trong tay người khám, nghĩa là có sự trao đổi.
Có thể đặt các đổ vật trong cái hộp.
Ngôn ngữ
Những từ đầu tiên dưới dạng “âm tiết kép”. Nó hiểu nghĩa chung của
một câu và âm giọng của câu.

Phát triển xã hội
Có hoạt động đa dạng, trẻ tò mò mọi thứ.
Trẻ 11-12 tháng tuổi
Vận động
Trẻ bước đi khi được vịn tựa, đứng một lát không vịn.
Cầm nắm và hiểu biết
Trẻ cầm nắm đề vật ném từng chiếc một.


18

Có cảm nhận bề sâu, chắc, cao, thấp, cái chứa và cái được chứa. Trẻ có
thể xếp ghép các đồ vật.
Trẻ biết hôn theo đề nghị.
Ngôn ngữ
Trẻ nói 2 đến 3 từ có một nghĩa và diễn tả trong biệt ngữ khó hiểu
nhưng tương ứng với hoàn cảnh rất chính xác.
Phát triển xã hội
Trẻ có trí nhớ tốt khi nhìn lại, có thiên hướng theo thứ tự rất phát triển
tương ứng với nhu cầu sâu để được an toàn.
Trẻ 15 - 18 tháng tuổi
Vận động
Bước đi một mình lúc 15 tháng.
Chạy khi 18 tháng và bước lên bậc thang
Trẻ quì gối một mình và có thể đặt đứng một mình, nhưng có thể ngã
thường xuyên, trẻ có thể ném đồ chơi ra phía sau lưng.
Cầm nắm và hiểu
Trẻ cầm lỏng đồ chơi một cách tinh tế và chính xác: Cho được viên kẹo
qua cổ chai.
Trẻ biết cầm ở dìa, mở từng trang sách, vạch một đường trên tờ giấy, vẽ

nguệch ngoạc, xếp một tháp 3 khối.
Ngôn ngữ
Bắt đầu nói nghĩa phủ định.
Thực hiện vài mệnh lệnh đơn giản.
Phát triển xã hội
Trẻ có ý muốn tự làm lấy, chăm chú chơi đồ vật theo khả năng vận
động mới.


19

Thích trò chơi có tính tập thể, nhưng trẻ thích chơi một mình, quan hệ ít
hài hoà với trẻ khác.
Bắt đầu có dấu hiệu về kiểm soát cơ tròn thắt: Trẻ có thể báo cho mẹ
biết quần nó bị ướt.
Trẻ 2-3 tuổi
Vận động
Trẻ chạy nhanh, biết trèo, bước lên và xuống cầu thang một mình.
Cầm nắm
Thao tác hoàn toàn độc lập: Trẻ tự ăn một mình, tự rửa tay, mở hoặc
khép cửa, tự mặc quần áo.
Sự hiểu biết
Biết ý nghĩa của 4-8 hình ảnh.
Biết tìm 4 - 8 đồ vật thông thường, 4 - phần cơ thể.
Hiểu 2 - 4 số thứ tự.
Trẻ biết kiềm chế cơ thắt: 2 tuổi- ban ngày, 3 tuổi - ban đêm.
Xếp được tháp 6-8 khối.
Trẻ biết 2-4 mầu.
Trẻ có thể đếm từ số 1 đến số 4 lúc 2 tuổi, cho đến số 8 lúc 3 tuổi.
Ngôn ngữ

Trẻ sử dụng động từ và nói được đoạn từ.
Ở 2 tuổi, trẻ nói được tên của mình.
Ở 3 tuổi trẻ dùng từ ngôi thứ nhất.
Phát triển xã hội
Ở 3 tuổi: Cá tính độc lập, giao lưu, tính tò mò.
Trẻ 4 tuổi
Vận động
Nhảy bằng một chân.


20

Cầm nắm và hiểu biết
Tạo một trò chơi với nhiều khối. Vẽ một dấu thập, hình vuông. Vẽ một
người với 2 - 4 phần trừ đầu. So sánh độ dài hai đường, chỉ đường dài nhất.
Ngôn ngữ
Đếm 4 miếng, kể một câu chuyện.
Phát triển xã hội
Chơi với trẻ khác với tác động qua lại. Đi vệ sinh một mình.
Trẻ 5-6 tuổi
Vận động
Nhảy dây.
Cầm nắm và hiểu biết
Vẽ 3 góc, phân biệt hai trọng lượng.
Ngôn ngữ
Vốn từ hàng nghìn, kể 4 màu, nhắc lại một câu 10 từ. Đếm 10 miếng.
1.2.2. Quá trình phát triển tâm vận động ở trẻ lớn
- Giai đoạn 6-10 tuổi (tuổi thiếu niên)
Vận động: Đã thuần thục.
Ngôn ngữ: Phong phú.

Trí tuệ: Tư duy mang tính chất cụ thể. Bắt đầu tiếp thu được kiến thức trừu
tượng; biết phân tích, tổng hợp, so sánh, đối chiếu, kiểm tra.
- Giai đoạn 10-16 tuổi (tuổi vị thành niên)
Trong giai đoạn này có sự myelin hoá hoàn toàn các dây thần kinh và bộ
não phát triển hoàn chỉnh. Những biến động sinh học về cơ thể và chín muồi
về giới tính kéo theo sự phát triển tâm lý rất đặc thù.
Vận động: Thuần thục, khéo léo: múa, nhảy, khâu vá, thêu, đan len
Trí tuệ: Có tư duy trừu tượng, lô gíc, khái quát hoá; khả năng nhập tâm cao;
biết phân tích lý luận chặt chẽ.


21

1.2.3. Các Test thường dùng trong đánh giá và chẩn
đoán các rối loạn phát triển tâm vận động ở trẻ em.
Đánh giá các biểu hiện của sự phát triển tâm thần – vận động một cách
có phương pháp và hệ thống, đặc biệt dựa trên các mốc phát triển mong đợi
đạt được ở các mốc lứa tuổi, sẽ giúp xác định trẻ có phát triển bình thường
không, từ đó phát hiện sớm các dấu hiệu trì hoãn hoặc chậm phát triển của trẻ
nhằm có biện pháp hỗ trợ, can thiệp.
Có nhiều loại test khác nhau dùng để đánh giá sự phát triển tùy thuộc
từng lĩnh vực và lứa tuổi dưới nhiều góc độ khác nhau.
- Đối với trẻ sơ sinh: Đánh giá chỉ số Apgar sau 1 phút và 5 phút sau
sinh, đánh giá các phản xạ nguyên thủy cơ bản
- Đánh giá sự phát triển của trẻ trước tuổi đi học: test Brunet – Lezine,
Denver developmental screening test (test Denver), …..
- Đánh giá trí tuệ trẻ trên 5 tuổi: Binet – Stimon, Raven…..
- Đánh giá nhân cách: Rors chach
- Đánh giá trình độ ngôn ngữ: tets Gesll, brunet
- Đánh giá cảm xúc hành vi: Children Behavior Check Lits (CBCL)

1.2.3.1. Trắc nghiệm Denver [39], [40]
Trắc nghiệm Denver là một trắc nghiệm có mục đích nhằm đánh giá sự
phát triển tâm thần, vận động của trẻ từ 0 – 6 tuổi, xác nhận và theo dõi một
quá trình phát triển bình thường, phát hiện sớm các trạng thái chậm phát triển
tâm thần, vận động ở trẻ nhỏ và các đặc điểm chậm phát triển nếu có. Đánh
giá sự phát triển của trẻ em.
Nguyên lý: Vận dụng các tiêu chuẩn bình thường đã biết, sắp xếp các
tiêu chuẩn đó vào một hệ thống chung để tiến hành, nhận định, đánh giá và
tiện làm lại nhiều lần trên cùng đối tượng


22

Đây là công trình nghiên cứu của các tác giả Willian K.Franken Burg,
Josianb, Doddo và Alma W.Fandal thuộc trung tâm của y học Calorado (Hoa
kỳ) ra đời vào năm 1967.
Trên thế giới sau Hoa kỳ là Cu Ba đã áp dụng trắc nghiệm Denver để
đánh giá chậm phát triển ở trẻ em. Sau đó trắc nghiệm Denver được áp dụng
rộng rãi ở các nước châu Á như Trung Quốc, Thái lan, Singpore... trong lĩnh
vực y học, giáo dục.
Tại Việt Nam năm 1977, trắc nghiệm Denver do Giáo Sư - Bác sỹ thần
kinh Lê Đức Hinh áp dụng trong đánh giá phát triển TVĐ cho trẻ tại khoa
Thần kinh, bệnh viện Bạch Mai từ đó đưa ra hướng điều trị. Năm 1990 Tác
giả đã viết một tài liệu đầy đủ hướng dẫn cách sử dụng trắc nghiệm này.
Tiếp sau đó trắc nghiệm Denver được áp dụng tại khoa tâm thần Bệnh
viện Nhi Trung ương do tiến sỹ Hoàng Cẩm Tú thực hiện.
Năm 1990- 1991 Hà Vỹ và cộng sự (Viện Nghiên cứu trẻ em trước tuổi
đi học) đã dùng trắc nghiệm Denver để đánh giá phát triển TVĐ ở trẻ từ 1-72
tháng với mục đích chuẩn hoá trắc nghiệm Denver tại Việt Nam.
Năm 1991-1995 Hoàng Cẩm Tú và Quách Thuý Minh (Khoa Tâm bệnh

Bệnh viện Nhi trung ương) đã sử dụng trắc nghiệm Denver để đánh giá sự
phát triển tâm vận động ở những trẻ bú mẹ, trẻ suy dinh dưỡng, trẻ chậm phát
triển ở một nhà trẻ mẫu giáo.
Nguyễn Thị Thu Hiền năm 2012 đã áp dụng trắc nghiệm Denver trong
nghiên cứu một số yếu tố dịch tễ học lâm sàng và đáp ứng điều trị của hội
chứng West tại khoa Thần kinh Bệnh viện Nhi Trung ương [41].


23

Phan Thị Thanh Bình năm 2006 đã áp dụng trắc nghiệm Denver trong
nghiên cứu đặc điểm phát triển tâm vận động ở trẻ sau bị bệnh chảy máu
trong sọ [10].
Đến nay trắc nghiệm Denver đã được áp dụng thường xuyên tại Bệnh
viện Nhi trung ương cho hàng ngàn trẻ bị bệnh thần kinh, tâm thần đến khám
và được áp dụng trong các nghiên cứu về sự phát triển tâm vận động của trẻ
suy giáp, trẻ CMTS, trẻ bị động kinh.
Những vấn đề đã được phát hiện, khẳng định ở kết quả của công trình
nghiên cứu đã đưa ra được các mốc phát triển tâm vận động của trẻ ở lứa tuổi
từ 1 - 72 tháng. Đã thích nghi hoá được một số thang đo của nước ngoài để
đánh giá sự phát triển tâm vận động của trẻ em Việt Nam. Qua điều tra các
nghiên cứu đã phát hiện được một số yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển tâm
vận động của trẻ như: Sức khỏe, bệnh tật, dinh dưỡng, môi trường văn hoá,
điều kiện kinh tế xã hội...
Năm 1990, test Denver đã được bổ sung, hoàn thiện hơn và đổi thành
test Denver II
* Nội dung trắc nghiệm Denver II [39]
Đối với trẻ dưới 6 tuổi, nghiệm pháp đánh giá sự phát triển của trẻ sử
dụng test Denver là một phương pháp thăm dò tương đối đơn giản, đầy đủ,
thuận tiện và dễ áp dụng.

Mục đích: Đánh giá phát hiện sớm các trạn thái chậm phát triển ở trẻ nhỏ
- Nội dung: Gồm 125 tiết mục được sắp xếp theo trình tự lứa tuổi trẻ
em có thể thực hiện được, phân chia trên phiếu kiểm tra theo 4 khu vực: Cá
nhân- xã hội, vận động tinh tế thích ứng, ngôn ngữ, vận động thô, cụ thể các
tiết mục như sau:


24

+ Khu vực cá nhân - xã hội gồm 25 tiết mục cho biết trẻ có khả năng
tiếp cận với mọi người xung quanh, tự chăm sóc bản thân, nhìn vật, cười, giữ
đồ chơi, chơi ú oà, biết bẽn lẽn trước người lạ, biết xúc ăn, mặc quần áo, chơi
với trẻ khác, biết rửa tay và lau tay.
+ Khu vực vận động tinh tế và thích ứng gồm 29 tiết mục để biết được:
Khả năng nhìn vật, sử dụng bàn tay, ngón tay với đồ vật, bắt chước, chơi đồ
chơi, kẻ, vẽ, viết...
+ Khu vực ngôn ngữ gồm 39 tiết mục biết được: Phản ứng nghe
chuông, phát âm, cười, la, nghe tiếng động, nghe tiếng nói, nói bập bẹ, gọi
được bố mẹ, hiểu được một số lời nói, mệnh lệnh đơn giản, nhận biết được đồ
vật, màu sắc...
+ Khu vực vận động thô sơ có 32 tiết mục nhằm phát hiện xem trẻ ngẩng
đầu, lẫy, bò, ngồi, chững đứng, vịn, đi, nhẩy, lò cò, ném bóng, đá bóng...
- Đánh giá kết quả: Có bảng phiếu kiểm tra ghi cụ thể và sắp xếp theo
các tiết mục theo lứa tuổi để đánh giá. Dựa vào kết quả các tiết mục trẻ làm được
hay không làm được, kết quả thu được so sánh với thang tuổi qua chỉ số DQ.
Chỉ số phát triển DQ = tuổi của trẻ thực hiện được các tiết mục ở 4 lĩnh
vực/tuổi thực của trẻ của trẻ x 100 [42],[43],[44].
+ Phát triển bình thường: 70 – 100%
+ Chậm phát triển
Giảm nhẹ: 50% - < 70%

Giảm vừa: 30% - < 50%
Giảm nặng: < 30%


25

1.2.3.2. Test Raven [45]
- Loại test phi ngôn ngữ về trí thông minh, do J. C. Raven (người Anh)
đưa ra vào năm 1936. Áp dụng cho trẻ trên 6 tuổi.
- Gồm 2 loại:
+ Trẻ 6-10 tuổi: Raven màu gồm 36 khung hình, chia làm 3 loại
A,AB,B; mỗi loại gồm 12 khung hình.
+ Trẻ trên 10 tuổi: Raven gồm 60 khung hình, chia làm 5 loại A, B, C, D, E;
mỗi loại gồm 12 khung hình.
Nguyên tắc cấu tạo của các khung hình phức tạp dần lên từ loại A đến
loại E và từ khung hình 1 đến 12 trong mỗi loại. Loại A được cấu tạo theo
nguyên tắc thống nhất, toàn vẹn của khuôn hình; Loại B - sự giống nhau
giữa các cặp khung hình; Loại C - sự thay đổi tiếp diễn của các hình trong
khung hình; Loại D - sự đổi chỗ của các hình; Loại E - sự phân chia cái toàn
thể thành cái bộ phận của các hình trong khung hình. Muốn giải được bài test,
người được đo nghiệm phải tìm ra nguyên tắc trên đây trong mỗi khung hình
để chọn ra những đáp số phù hợp nhất theo các nguyên tắc đó.
- Cách đánh giá: mỗi bài tập đúng được 1 điểm.
- Xác định thương số trí tuệ (IQ):
IQ = (X-X)/SD x 15 + 100 và phân loại mức trí tuệ theo bảng gồm 7
mức như sau:
Chỉ số IQ
Phân loại
130 trở lên
Xuất sắc

120-129
Giỏi
110-119
Khá
90-109
Trung bình
80-89
Thường
70-79
Yếu
Dưới 70
Kém
Các mức độ chậm phát triển tâm thần:
+Nhẹ: IQ = 55 - 70

Mức trí tuệ
I
II
III
IV
V
VI
VII


×