Tải bản đầy đủ (.docx) (32 trang)

Nhận xét đặc điểm lâm sàng và hình ảnh cộng hưởng từ của bệnh u cuộn mạch dưới móng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (799.05 KB, 32 trang )

1

ĐẶT VẤN ĐỀ

U cuộn mạch là khối u phát triển từ phức hợp cơ-mạch-thần kinh, cấu
trúc này là chỗ thông nối động tĩnh mạch mà không qua hệ thống mao mạch,
cấu trúc này thường gặp nhất ở đầu ngón tay, ngón chân và ở vị trí dưới móng
được cho là có vai trò hỗ trợ điều hòa tuần hoàn ở các đầu chi. U cuộn mạch
dưới móng không dễ chẩn đoán vì các triệu chứng thường bị lẫn với các triệu
chứng của bệnh lý khác chủ yếu là biểu hiện đau và tăng nhạy cảm đầu ngón,
hơn nữa là do ít gặp nên các bác sỹ lâm sàng có thể không nghĩ đến. Bên cạnh
đó, các phương tiện chẩn đoán lại khó khăn do tổn thương nhỏ.
U cuộn mạch dưới móng là bệnh khá hiếm gặp (u cuộn mạch chỉ chiếm
khoảng 1- 5% các u phần mềm ở bàn tay [1], trong đó 75% là u cuộn mạch
dưới móng) [2, 3]. Tuy u cuộn mạch dưới móng không gây hạn chế vận động
cũng như sinh hoạt của bệnh nhân, nhưng bệnh dai dẳng kéo dài do hạn chế
trong việc chẩn đoán [4, 5] nên gây ảnh hưởng lớn đến chất lượng cuộc sống
của người bệnh. Trong khi đó nếu được phát hiện sớm và phẫu thuật kịp thời
có thể được chữa khỏi hoàn toàn.
Với sự phát triển vượt bậc của khoa học, các phương tiện chẩn đoán
hình ảnh như siêu âm và cộng hưởng từ giúp phát hiện sớm các trường hợp
khối u còn rất nhỏ, ngay cả khi chưa rõ ràng các triệu chứng lâm sàng.
Hiện trên thế giới có nhiều công trình nghiên cứu về u cuộn mạch nói
chung và u cuộn mạch dưới móng nói riêng, nhưng ở Việt Nam lại chưa
nghiên cứu nào thồng kê về các đặc điểm lâm sàng cũng như mô tả hình
ảnh của bệnh u cuộn mạch dưới móng trên phim chụp cộng hưởng. Chính


2

vì những lý do trên chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “ Nhận xét đặc điểm


lâm sàng và hình ảnh cộng hưởng từ của bệnh u cuộn mạch dưới móng”
với hai mục tiêu sau:
1.

Nhận xét đặc điểm lâm sàng của bệnh u cuộn mạch dưới móng.

2.

Nhận xét đặc điểm hình ảnh cộng hưởng từ của bệnh u cuộn mạch
dưới móng.


3

Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1. LỊCH SỬ
U cuộn mạch được WOOD phát hiện lần đầu năm 1812 [6], nhưng phải đến
năm 1924 mới được MASSON mô tả đầy đủ về giải phẫu và bệnh sinh [7].
1.2. DỊCH TỄ HỌC
U cuộn mạch rất hiếm gặp, chỉ chiếm chưa đến 1%-5% các loại u phần
mềm [8]. Cuộn mạch có ở nhiều nơi trên cơ thể, nhưng phát triển thành u
thường chỉ gặp ở đầu ngón tay, ngón chân, có thể 1 ngón hoặc nhiều ngón; u
cuộn mạch dưới móng chiếm > 75% u cuộn mạch [3] [9].
Tỉ lệ mắc bệnh ở nữ giới cao hơn nam với tỉ lệ khoảng 2,3:1theo
Carlsted-1983 [10]. Độ tuổi gặp u cuộn mạch dưới móng thường là lứa tuổi
trung niên [10], tuổi trung bình hay gặp là 30-60 tuổi [9, 11].
1.3. DI TRUYỀN
Một số đột biến gen glomulin trên nhiễm sắc thể 1p21-22 gây u mạch

cuộn mạch nhiều ổ di truyền. Glomulin là một thành phần bình thường của
cơ trơn thành mạch trong quá trình tạo phôi. Những trường hợp tự phát vẫn
chưa biết đặc điểm di truyền [12, 13].


4

1.4. GIẢI PHẪU HỌC
1.4.1. Giải phẫu bộ móng

Hình 1.1. giải phẫu bộ móng
Bộ móng là thành phần không thể tách rời ở đầu ngón tay. Nó bao gồm
các thành phần: nếp gấp móng, mầm móng, giường móng và cái móng.
Khoang dưới móng là một khoang tiềm ẩn nằm dưới móng bao gồm:
mầm móng, giường móng và lớp hạ bì; lớp hạ bì bao gồm lớp hạ bì sâu và lớp
hạ bì viền. Khoang này rất mỏng khoảng 1-2mm, rất giàu cấu trúc cuộn mạch,
mạch máu và dây thần kinh dày đặc, đặc biệt là lớp hạ bì.
1.4.2. Cấu tạo cuộn mạch

Hình 1.2: Sơ đồ cuộn mạch dưới móng [14]
Cuộn mạch (Neuromyoarterial glomus) là một tổ chức giải phẫu nằm ở
nhiều nơi trong cơ thể, nhưng chủ yếu ở đầu các ngón tay, ngón chân. Cuộn


5

mạch đóng vai trò quan trọng trong điều hòa thân nhiệt của cơ thể và kiểm
soát huyết áp thông qua điều hòa lưu lượng máu. Cấu tạo giải phẫu để đảm
bảo chức năng này, máu từ tiểu động mạch được dẫn trực tiếp sang tiểu tĩnh
mạch qua một hệ thống ống dẫn có tên là Sucquet – Hoyer, thay vì qua mạng

lưới mao mạch như phần còn lại của cơ thể. Tại cuộn mạch có các đầu mút
thần kinh đi kèm các tiểu động mạch, đặc điểm các đầu mút thần kinh này là
không có vỏ Myeline bao bọc (chính đặc điểm này giải thích dấu hiệu lâm
sàng của bệnh lý) - đau buốt khi bị kích thích [14].
1.5. ĐẶC ĐIỂM GIẢI PHẪU BỆNH
1.5.1. Đại thể
U cuộn mạch thường tạo thành nốt có màu xanh- đỏ, kích thước nhỏ
(<1cm), nằm ở lớp hạ bì da và mô mềm nông [15]. U cuộn mạch dưới móng
tạo thành vùng mất màu của giường móng (nail bed). U trong tạng không có
đặc điểm gì nổi bật [16, 17].
1.5.2. Vi thể
U cuộn mạch điển hình bao gồm : u cuộn mạch đặc, u mạch cuộn mạch, u
cơ mạch cuộn mạch (solid glomus tumor, glomangioma, glomangiomyoma) phụ
thuộc vào thành phần chiếm ưu thế (tế bào cuộn mạch, cấu trúc mạch, cơ trơn)
[18, 19].
Tế bào cuộn mạch có kích thước nhỏ, đồng đều, hình tròn với nhân tròn,
nằm ở chính giữa và bào tương bắt hai màu hoặc a xít nhẹ (hình 1.2). Mỗi tế
bào được bao quanh bởi màng đáy, quan sát rõ khi nhuộm PAS, nhuộm xanh
toluidine. U cuộn mạch đặc là loại hay gặp nhất, chiếm khoảng 75% các
trường hợp. U bao gồm ổ tế bào cuộn mạch quây xung quanh các mạch máu
có kích thước bằng mao mạch. Mô đệm có thể thoái hóa kính hoặc thoái hóa
dạng nhày. Ổ nhỏ tế bào cuộn mạch có thể gặp xung quanh các mạch máu ở
rìa khối u chính [20].


6

Hình 1.3: Hình ảnh vi thể của u cuộn mạch lành tính
Bất thường tĩnh mạch cuộn mạch (glomuvenous malformation), trước
đây gọi là u mạch cuộn mạch (glomangiomas) đặc trưng bởi sự tăng sinh các

kênh mạch dạng u mạch thể hang, bao quanh là các ổ nhỏ tế bào cuộn mạch.
U cơ mạch cuộn mạch (glomangiomyomas) đặc trưng bởi chuyển đổi tế
bào cuộn mạch điển hình thành tế bào hình dài, gợi ý hình ảnh tế bào cơ trơn
trưởng thành [21].
Rất ít khi u cuộn mạch có tế bào với nhân không điển hình và không có
bất cứ đặc điểm nào khác gây quan ngại(sympplastic glomus tumor). Nhân
không điển hình rõ là đặc trưng của hiện tượng thoái hóa. Tất cả các trường
hợp như vậy đều là lành tính. Mặc dù chỉ số nhân chia có thể gặp trong u cuộn
mạch nhưng thấp (<1/50 hpf) [18].
1.5.3. U cuộn mạch không điển hình và ác tính
Cả mô bệnh học và lâm sàng của u cuộn mạch ác tính rất hiếm gặp. Có
hai típ u cuộn mạch ác tính. Típ thứ nhất là phát triển trên u cuộn mạch lành


7

tính có trước. Vùng ngoại vi của khối lớn thấy tế bào không điển hình, hoạt
động nhân chia, sarcoma tế bào hình thoi

gợi ý sarcoma cơ trơn hoặc

sarcoma xơ. Típ thứ hai, không có thành phần lành tính; trong biến thể này,
thành phần ác tính vẫn giữ nguyên các đặc điểm cấu trúc tương tự như u lành
tính. U bao gồm mảng tế bào hình tròn ác tính, nếu nhuộm hóa mô miễn dịch
dương tính với SMA (smooth muscle actin), với kháng thể chống collagen típ
IV quanh tế bào, và âm tính với Desmin, CK,S-100. U cuộn mạch không đáp
ứng đầy đủ các tiêu chuẩn ác tính nhưng có ít nhất một đặc điểm không điển
hình (ngoài nhân đa hình) được chẩn đoán là u cuộn mạch tiềm năng ác tính
chưa rõ (glomus tumors of uncertain malignant potential) [21].
1.5.4. Hóa mô miễn dịch

U cuộn mạch điển hình dương tính với SMA và biểu hiện dương tính
với nhiều sợi collagen típ IV quanh tế bào. U thường âm tính với Desmin và
CD34 [22, 23].
1.6. TRIỆU CHỨNG LÂM SÀNG
1.6.1. Triệu chứng cơ năng
Y văn ghi nhận, phần lớn các bệnh nhân u cuộn mạch dưới móng đều có
đặc điểm là: đau, nhạy cảm với nhiệt độ và các kích thích vào phần mềm [10]
Biểu hiện chính của bệnh là những cơn đau khởi phát khi đầu ngón tay,
ngón chân bị kích thích bởi cơ học hay nhiệt độ. Đây là những cơn đau chói
lan từ đầu chi nơi có u cuộn mạch về phía gốc chi, sau đó cơn đau giảm dần
và tự hết. Các cơn đau thường nhanh, hiếm khi kéo dài và nó sẽ tái lập khi có
kích thích mới [24].
Nhiệt độ: lạnh là nguyên nhân phổ biến gây ra các cơn đau, tuy nhiên
trong một số trường hợp nóng cũng có thể là yếu tố khởi phát.
Các triệu chứng này là do các đầu mút thần kinh không có myelin bao
bọc bị kích thích. Bệnh nhân hoàn toàn không đau khi không có kích thích,
chính vì vậy bệnh nhân cũng không để ý đến bệnh của mình [20].


8

1.6.2. Triệu chứng thực thể
- Khám lâm sàng khi quan sát sẽ thấy 1 vùng màu xanh hoặc tím đỏ
dưới móng.
- Làm nghiệm pháp búng vào đầu chi hoặc kích thích bằng thay đổi nhiệt
độ đột ngột sẽ xuất hiện cơn đau.
Việc thăm khám lâm sàng và khai thác tiền sử bệnh nhân rất có giá trị
cho chẩn đoán tuy nhiên ở giai đoạn sớm thường khó khăn do tổn thương nhỏ
và các biểu hiện lâm sàng chưa thật rõ ràng, do đó thường bị phát hiện muộn.
1.7. CÁC PHƯƠNG PHÁP CHẨN ĐOÁN

1.7.1. Xquang
- Thường khó xác định được vị trí khối u do khối u thường đồng đậm độ
với mô mềm xung quanh.
- một số trường hợp hiếm gặp có thể thấy dấu hiệu mỏng vỏ xương xung
quanh tổn thương.

Hình 1.4: nốt tăng đậm độ so với mô mềm xung quanh phía trước xương
đốt xa bàn ngón tay ngón 2.


9

1.7.2. Siêu âm
Thăm khám bằng siêu âm được thực hiện với đầu dò có độ phân giải cao
(5-10Hz) tập trung vào khu vực có biểu hiện đau hoặc thay đổi màu sắc
móng. Khi nghi ngờ có u dưới móng, thường tiến hành kiểm tra ngón bên đối
xứng để đối chiếu. Thực hiện các mặt cắt dọc và ngang theo chiều móng,
trong đó các lát cắt dọc dễ đánh giá hơn các lát cắt ngang do móng thường có
độ cong khum.
Hình ảnh trên siêu âm của u cuộn mạch dưới móng là nốt giảm âm ở
giường móng, có kích thước trung bình< 1cm [9, 25], một số khối u có tín hiệu
dòng chảy hoặc dòng chảy thấp trong khối trên siêu âm Doppler màu [26].

Hình 1.5: Hình ảnh u cuộn mạch dưới móng trên siêu âm 2D


10

Hình 1.6: Hình ảnh tín hiệu mạch trong khối u trên siêu âm Doppler màu
Siêu âm có thể chỉ ra kích thước, vị trí và hình dạng của khối u, ngay cả

khi khối u không rõ trên lâm sàng. Tuy nhiên phương pháp này lại không thể
chỉ rõ sự khác biệt của u cuộn mạch với các loại khối u giảm âm nhỏ khác ở
vị trí dưới móng [27].
1.7.3. Cộng hưởng từ
Là phương pháp chẩn đoán chính xác vị trí, kích thước cũng như ranh
giới của khối u với tổ chức xung quanh. MRI hữu ích hơn US đặc biệt với
những khối u có kích thước quá nhỏ, ở những góc hẹp mà đầu dò siêu âm
không xác định được hoặc không xác định được rõ ràng do bị vướng/ hạn chế
bởi bề mặt thăm khám [28].
Hình ảnh điển hình trên cộng hưởng từ là:
- Khối u giảm hoặc đồng tín hiệu với móng tay trên T1W,
- Tăng tín hiệu đồng nhất trên T2W,
- Khối có ranh giới rõ
- sau tiêm thuốc đối quang từ tổn thương ngấm thuốc mạnh và đồng nhất
trên T1fatsat.


11

Hình 1.7: U cuộn mạch dưới móng giảm tín hiệu trên T1W sagital (hình
a), tăng tín hiệu trên T2W Sagital (hình b)

Hình 1.8: Trên lát cắt Sagital (hình d) và axial (hình e) sau tiêm Gadonium
u cuộn mạch tăng tín hiệu mạnh và đồng nhất; khối u có ranh giới rõ
(nguồn Chander Grover – JCAS 2013)


12

1.7.4. Chẩn đoán phân biệt

a. Với bệnh ngoài da: Blue Nevi
- Biểu hiện là các mảng màu xanh (xanh xám- xanh dương) đơn độc ở mông,
lưng , bàn tay, bàn chân
- Tổn thương thường lớn, khoảng 1-3 cm
- Thường tồn tại không thay đổi trong suốt cuộc đời, không có biểu hiện lâm
sàng (không gây đau)
- Bệnh cũng thường gặp ở nữ cao hơn nam
b. Schwannomas:
Một số đặc tính điển hình:
- Nang và thoái hóa mỡ khá phổ biến
- Với u lớn: thường tăng tín hiệu không đồng nhất do thoái hóa nang hoặc chảy
máu. Chảy máu xảy ra trong khoảng 5% số trường hợp
- Ít khi có vôi hóa
Đặc điểm tín hiệu trên MRI:
- T1W: giảm hoặc đồng tín hiệu
- T1 C+: ngấm thuốc mạnh, tín hiệu đồng nhất hay không phụ thuộc vào tính
chất của u
- T2W: tăng tín hiệu không đồng nhất (Antoni A thấp, Antoni B cao),có thể có
vùng thoái hóa nang đặc biệt là các u lớn
- T2*: u lớn thường có viền giảm tín hiệu của Hemosiderin
c. Leiomyoma (u cơ trơn/ u cơ trơn quanh mạch)
- Thường là các nốt đơn độc ở dưới da, hay gặp nhất là ở chân, ít hơn ở đầu và
thân người, ít gặp ở tay và trong miệng; có thể gặp ở cả bộ phận sinh dục.
- Phụ nữ thường bị hơn nam giới, độ tuổi hay gặp là từ 30-60 tuổi.
- Triệu chứng lâm sàng thường gặp là đau; đau thường xuất hiện tự nhiên hoặc
dưới tác động của các yếu tố vật lý, cảm xúc (do yếu tố thần kinh và sự co
thắt cơ trơn).


13


1.8. PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ
Điều trị phẫu thuật là lựa chọn duy nhất khi đã có chẩn đoán xác định u
cuộn mạch dưới móng. Kỹ thuật phẫu thuật tương đối đơn giản, hiệu quả phẫu
thuật cao là những ưu thế được nhiều tác giả công nhận. Một hạn chế có thể là
yếu tố thẩm mỹ trong trường hợp phải cắt bỏ 1 phần móng của bệnh nhân
[24].
Bệnh nhân được điều trị ngoại trú: móng sẽ được lấy đi, vết mổ giường
móng bộc lộ khối u; sau khi khối u được cắt bỏ và khâu lại móng sẽ phát triển
trở lại bình thường sau 3-4 tháng. Hiện nay người ta chọn cách mổ đi đường
bên giúp hạn chế tổn thương móng, giảm ảnh hưởng đến thẩm mĩ. Ngay sau
phẫu thuật các triệu chứng đau và nhạy cảm với nhiệt độ và kích thích sẽ
giảm rõ rệt.

Hình 1.9: (trước phẫu thuật) chỉ ra nốt màu tím nhạt nằm dưới móng ngón
1; sau khi lấy móng vầ rạch da bộc lộ rõ vị trí khối u dưới móng.


14

Hình 1.10: ảnh đại thể khối u cuộn mạch trước và sau phẫu thuật
(nguồn handandwristinstitute.com)


15

Chương 2
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
2.1.1. Tiêu chuẩn lựa chọn bệnh nhân

Tất cả các bệnh nhân có 1 trong các triệu chứng lâm sàng sau:
-

Đau đột ngột tăng dần ở đầu các ngón tay chân,
Đau ở đầu ngón xuất hiện khi bị kích thích hoặc khi thay đổi nhiệt độ,
Đau ở đầu các ngón kéo dài mà không rõ nguyên nhân,
Thay đổi màu sắc móng tay chân hoặc biến đổi hình dạng mà không rõ
nguyên nhân.
2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ
- Các bệnh nhân không có các triệu chứng như trên, hoặc đau và biến đổi
hình thái móng tay chân do các nguyên nhân chấn thương hoặc viêm nhiễm
móng ví dụ do nấm móng.
2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu
- Mô tả cắt ngang chùm bệnh, hồi cứu và tiến cứu
2.2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu
- Thời gian: từ 1/2016 đến 8/2018
- Địa điểm: bệnh viện Đại học Y Hà Nội và bệnh viện Saintpaul
2.2.3. Cách chọn mẫu và cỡ mẫu
- Chọn mẫu theo phương pháp thuận tiện có chủ đích (tất cả các bệnh
nhân có đủ tiêu chuẩn lựa chọn và không có tiêu chuẩn loại trừ, không phân
biệt tuổi giới trong khoảng thời gian từ đến).
- Cỡ mẫu: tất cả đối tượng nghiên cứu đều có cùng một vấn đề sức khỏe
(bệnh, hoặc dấu hiệu bệnh), không xác định được tỷ lệ mắc; không có nhóm đối


16

chứng, không xác định rõ biến số nào là biến phụ thuộc chính và không tính
được cỡ mẫu và cũng không cần tính cỡ mẫu. Vì đây là bệnh hiếm gặp trong

cộng đồng(< 2% trong các loại u phần mềm) nên số lượng bệnh nhân càng lớn
càng tốt.
2.2.4. Phương pháp và công cụ thu thập thông tin
- Phương pháp thu thập: lấy từ hồ sơ bệnh án
- Công cụ thu thập số liệu: phim/ đĩa của đối tượng nghiên cứu, bệnh án
và phiếu kết quả giải phẫu bệnh của các bệnh nhân được mổ.
2.2.5. Phương tiện và kĩ thuật
- Máy cộng hưởng từ 1.5Tesla hoặc 3.0 Tesla với một số Coil được sử
dụng hiện nay là: Coil bề mặt Flex 3inc, Coil gối, trong đó Coil cho chất
lượng hình ảnh tốt nhất là Coil bề mặt.

Hình 2.1. MRI signal 1.5Tesla GE


17

Hình 2.2. Coil bề mặt Flex 3 inc
- Protocol chụp bao gồm các chuỗi xung:







Localiser
Sagital STIR
Sagital PD Fatsat
Axial T1W, T2W
Axial T1 FS trước tiêm

Sau tiêm: Axial T1 FS và Sagital T1 FS

2.3. CÁC DỮ LIỆU CẦN THU THẬP
2.3.1. Các biến số đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu
- Họ và tên
- Địa chỉ : nông thôn/ thành thị
- Tuổi bệnh nhân: tính theo năm dương lịch
- Giới tính: nam hoặc nữ (biến nhị phân)
2.3.2. Các biến số về đặc điểm lâm sàng của đối tượng nghiên cứu
- Vị trí đau: tay/ chân phải – trái, ngón thứ mấy trong bàn tay, bàn chân.
- Thời gian từ khi đau đến khi được chẩn đoán: tính theo năm
- Tính chất cơn đau:

+ Đau khi bị kích thích
+ Đau khi thay đổi nhiệt độ: lạnh/ nóng


18

+ Cơn đau khởi phát nhanh và tự hết
+ Đau liên tục hay đau thành cơn
+ Thời gian cơn đau: đơn vị phút
2.3.3. Các biến số về đặc điểm hình ảnh cộng hưởng từ u cuộn mạch dưới móng
- Tín hiệu của u cuộn mạch dưới móng trên các chuỗi xung: T1W, T2W,
STIR, PD fatsat và T1 FS trước và sau tiêm thuốc đối quang từ.
- Kích thước của khối u trên phim chụp.
- Kết luận kết quả chụp
2.3.4. Nhóm thông tin về kết quả phẫu thuật
- Kích thước mẫu bệnh phẩm
- Kết quả giải phẫu bệnh

2.4. XỬ LÝ SỐ LIỆU
- Số liệu nhập và làm sạch bằng phần mềm Epidata 3.1
- Số liệu được quản lý và phân tích trên SPSS 20.0
- Số liệu được trình bày dưới dạng tần số, %, trung bình, độ lệch hoặc
trung vị (phân bố không chuẩn)
- So sánh kết quả chụp và kết quả giải phẫu bệnh sau mổ
- Biến định lượng: so sánh trung bình bằng t-test ghép cặp (phân bố
chuẩn), test Wilcoxon ghép cặp nếu phân bố không chuẩn
- Biến định tính: sử dụng test χ2 nếu giá trị mong đợi trong các ô ≥ 5;
fisher’s exact test nếu giá trị mong đợi trong các ô < 5
- Tính giá trị chẩn đoán đúng của phương pháp chẩn đoán cộng hưởng từ
- Giá trị của các thuật toán có ý nghĩa thống kê khi p < 0,05
2.5. VẤN ĐỀ ĐẠO ĐỨC TRONG NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI


19

- Nghiên cứu được tiến hành khi có sự chấp thuận của hội đồng đạo đức
và khoa học kĩ thuật của bệnh viện Đại học Y Hà Nội và bệnh viện Saintpaul.
- Bảo mật thông tin cho đối tượng nghiên cứu.


20

Chương 3
DỰ KIẾN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.1. ĐẶC ĐIỂM CHUNG
3.1.1. Phân bố bệnh nhân theo nhóm tuổi
Nhóm tuổi


< 40 tuổi

40.60 tuổi

>60 tuổi

n
Tỉ lệ %
3.1.2. Phân bố bệnh nhân theo giới:
Giới

Nam

Nữ

N
Tỉ lệ %
3.1.3. Thời gian từ khi khởi phát bệnh đến khi được chẩn đoán
Mean ±SD (đơn vị: tháng- năm)
3.1.4. Thời gian cơn đau kéo dài
Mean ±SD (đơn vị: phút)
3.1.5. Yếu tố khởi phát cơn đau
Do kích thích
N
Tỉ lệ %

Do nhiệt độ lạnh

Do nhiệt độ nóng



21

3.1.6. Tính chất cơn đau
Đau liên tục, tăng dần

Đau thành cơn

N
Tỉ lệ %
Cơn đau tự hết
N
Tỉ lệ %



không

3.1.7. Vị trí gặp các tổn thương trên bàn ngón tay/chân:
Vị trí
N
Tỉ lệ %

Ngón 1

Ngón 2

Ngón 3


Ngón 4

Ngón 5

3.2. ĐẶC ĐIỂM HÌNH ẢNH U CUỘN MẠCH DƯỚI MÓNG TRÊN
CỘNG HƯỞNG TỪ
3.2.1. Trên xung T1W
Đặc điểm tín hiệu
N
Tỉ lệ %

Giảm

Đồng tín hiệu

Tăng

Giảm

Đồng tín hiệu

Tăng

3.2.2. Trên xung T2W
Đặc điểm tín hiệu
N
Tỉ lệ

3.2.3. Sau tiêm thuốc đối quang từ
Tính chất ngấm thuốc

N
Tỉ lệ

Không ngấm thuốc

Có ngấm thuốc


22


23

CHƯƠNG 4
DỰ KIẾN BÀN LUẬN

DỰ KIẾN KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
Dựa theo mục tiêu nghiên cứu và kết quả thu được
1.
2.

Nhận xét đặc điểm lâm sàng của bệnh u cuộn mạch dưới móng.
Nhận xét đặc điểm hình ảnh cộng hưởng từ của bệnh u cuộn mạch
dưới móng.


24

KẾ HOẠCH NGHIÊN CỨU


Hoạt động

Thời gian

Thiết kế đề
cương và bộ

6/20017-8/2017

công cụ
Thu thập số liệu

9/2017-5/2018

Người thực hiện
Học viên, thầy
hướng dẫn
Học viên

Sản phẩm
Đề cương và bộ
công cụ thu
thập số liệu
Bộ số liệu thô
Bộ số liệu trên

Nhập và phân
tích số liệu

SPSS

6/2018-7/2018

Học viên
Bảng kết quả
theo mục tiêu

Viết luận văn

7/2018-9/2018

Bảo vệ luận văn

10/2018

Sửa chữa luận án

10/2018

Học viên
Học viên và Hội
đồng
Học viên

Luận văn
Luận văn
Luận văn hoàn
thiện


TÀI LIỆU THAM KHẢO

1.

M Mansat, P Bonnevialle, R Gay và các cộng sự. (1985), Tumeurs
glomiques de la main: à propos de quatorze cas, Annales de Chirurgie
de la Main, Elsevier, tr. 43-50.

2.

Bhupesh Vasisht, H Kirk Watson, Emmanuella Joseph và các cộng sự.
(2004), "Digital glomus tumors: a 29-year experience with a lateral
subperiosteal approach", Plastic and reconstructive surgery, 114(6), tr.
1486-1489.

3.

Christian EA Van Ruyssevelt và Patrick Vranckx (2004), "Subungual
glomus tumor: emphasis on MR angiography", American Journal of
Roentgenology, 182(1), tr. 263-264.

4.

Arthur C Rettig và James W Strickland (1977), "Glomus tumor of the
digits", The Journal of hand surgery, 2(4), tr. 261-265.

5.

Lindsay E Beaton và Loyal Davis (1941), "Glomus tumor-reports of
three cases; analysis of 271 recorded cases", Quarterly bulletin of the
Northwestern University medical school, 15(4), tr. 245.


6.

Masazumi Tsuneyoshi và Munetomo Enjoji (1982), "Glomus tumor. A
clinicopathologic and electron microscopic study", Cancer, 50(8), tr.
1601-1607.

7.

Paul Masson (1924), "Le glomus neuromyo-arterial desregions tractiles
et ses tumerus", Lyon chir., 21, tr. 257-280.

8.

Michael Jablon, Alfred Horowitz và David A Bernstein (1990),
"Magnetic resonance imaging of a glomus tumor of the fingertip", The
Journal of hand surgery, 15(3), tr. 507-509.

9.

BD Fornage (1988), "Glomus tumors in the fingers: diagnosis with
US", Radiology, 167(1), tr. 183-185.


×