Tải bản đầy đủ (.doc) (20 trang)

THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG XUẤT NHẬP KHẨU CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN IBS MRO VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (453.21 KB, 20 trang )

[Báo cáo thực tập giữa khóa]

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
KHOA KINH TẾ VÀ KINH DOANH QUỐC TẾ
CHUYÊN NGÀNH KINH DOANH QUỐC TẾ

BÁO CÁO THỰC TẬP GIỮA KHÓA
ĐỀ TÀI:

THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG XUẤT NHẬP KHẨU CỦA
CÔNG TY CỔ PHẦN IBS MRO VIỆT NAM

Sinh viên thực hiện

: Trần Thu Hương

Lớp

: Anh 5 – K52 Kinh doanh quốc tế

Mã số sinh viên

: 1315518056

Giáo viên hướng dẫn

: TS. Vũ Thành Toàn

Hà Nội , ngày 29 tháng 7 năm 2016

[SV Trần Thu Hương]



[Lớp Anh 5 – K52 KDQT]


[Báo cáo thực tập giữa khóa]
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU.......................................................................................................2
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY.........................................................3
1.1.Lịch sử - đôi nét về Công ty Cổ phần IBS MRO Việt Nam :......................3
1.2.Cơ cấu tổ chức của công ty:........................................................................5
1.3.Hoạt động kinh doanh của công ty IBS MRO:............................................9
CHƯƠNG II : THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG XUẤT NHẬP KHẨU CỦA
CÔNG TY IBS MRO VIỆT NAM......................................................................11
2.1Quy trình hoạt động xuất khẩu của Công ty cổ phần IBS MRO :..............11
2.2. Quy trình hoạt động nhập khẩu của Công ty IBS:....................................13
2.3Đánh giá hiệu quả hoạt động Xuất nhập khẩu của Công ty IBS MRO Việt
Nam và những đề xuất cải thiện:.....................................................................14
KẾT LUẬN.........................................................................................................16
TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................................................17
NHẬT KÝ THỰC TẬP.......................................................................................18
NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ CỦA CÔNG TY........................................................19

LỜI MỞ ĐẦU
Trong quá trình học tập và rèn luyện tại Khoa Kinh tế - Kinh doanh quốc tế ,
Trường Đại học Ngoại Thương , em đã được tiếp cận và trang bị những kiến
[SV Trần Thu Hương]

[Lớp Anh 5 – K52 KDQT]



[Báo cáo thực tập giữa khóa]
thức , học thuyết kinh tế và bài giảng của thầy cô về vấn đề nghiệp vụ như Xuất
khẩu, Vận tải và giao nhận hàng... cùng với một số vấn đề như : tài chính, nhân
sự , marketing , sản xuất....Tuy nhiên để khỏi bỡ ngỡ sau khi ra trường , nhà
trường đã tạo điều kiện cho em tiếp cận với thực tế , được áp dụng những kiến
thức mình đã học , có nhận thức khách quan với tất cả các vấn đề xoay quanh
các kiến thức nghiệp vụ và chính sách quản lý và phát triển trong các doanh
nghiệp.
Kiến tập chính là cơ hội để chúng em tiếp cận được với thực tế , được áp dụng
những lý thuyết mình đã học trong nhà trường , phát huy những ý tưởng mà
trong quá trình học chưa thực hiện được. Trong thời gian này , chúng em được
tiếp cận với tình hình kinh doanh của doanh nghiệp , cũng như có thể quan sát
chọc tập phong cách và kinh nghiệm làm việc. Điều này đặc biệt quan trọng đối
với sinh viên năm thứ 3.
Khoảng thời gian thực tập 3 tuần tại Công ty Cổ phần IBS MRO Việt Nam,
được sự giúp đỡ nhiệt tình của Ban lãnh đạo , các anh chị cán bộ công nhân viên
của công ty và sự hướng dẫn của thầy Vũ Thành Toàn , em có điều kiện nắm bắt
tổng quát chung về tình hình hoạt động của công ty và hoàn thành bài thực tập
giữa khóa của mình với đề tài:
“Thực trạng hoạt động xuất nhập khẩu của Công ty Cổ phần IBS MRO
Việt Nam”
Tuy nhiên bài viết của em còn nhiều thiếu sót , mong nhận được sự giúp đỡ và
nhận xét từ thầy.

CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY
1.1. Lịch sử - đôi nét về Công ty Cổ phần IBS MRO Việt Nam :
Công ty là công ty con của Công ty Cổ phần Giải pháp Tòa nhà Thông minh
( IBS Việt Nam), chính thức đi vào hoạt động độc lập từ tháng 10 năm 2013
[SV Trần Thu Hương]


[Lớp Anh 5 – K52 KDQT]


[Báo cáo thực tập giữa khóa]
Công ty là Công ty tư nhân , có tư cách pháp nhân, có tài khoản ngân hàng và
mã số thuế riêng.
1.1.1 Tên công ty: Công ty Cổ phần IBS MRO Việt Nam
1.1.2 Tên giao dịch tiếng anh : IBS MRO JOINT STOCK COMPANY
1.1.3 Trụ sở chính : Tầng 26, Tháp B, Tòa nhà 173 Xuân Thủy, Phường Dịch
Vọng Hậu, Quận Cầu Giấy, Hà Nội
1.1.4 Điện thoại: 04 2224 8888
1.1.5 Email:
1.1.6 Website: www.super-mro.com
1.1.7 Người đại diện cho pháp luật của công ty:
− Chức danh: Giám đốc
− Họ tên: Nguyễn Thị Thanh Huyền
1.1.8 Lĩnh vực kinh doanh:
Công ty Cổ phần IBS MRO Việt Nam là công ty mở đầu ngành công nghiệp vật
tư phụ tùng thay thế - MRO (Maintainance Repair Overhaul/Operation) tại Việt
Nam. IBS MRO cung cấp sản phẩm thuộc tất cả các lĩnh vực như điện dây và
cáp điện, Thiết bị chiếu sáng, BMS, Công nghệ thông tin,…cho các doanh
nghiệp, cơ sở sản xuất, khu công nghiệp, khu chế xuất trên địa bàn cả nước.
- Công ty luôn hoạt động với phương châm:
+ Chất lượng phục vụ và chất lượng sản phẩm là trên hết
+ Mang lại lợi ích tối đa cho khách hàng với chi phí thấp nhất
+ Nhiệt tình chu đáo và tin cậy
1.1.9 Tầm nhìn của công ty:
− Trở thành hệ thống siêu thị bán lẻ và vật tư phụ tùng thay thế quy mô và
chuyên nghiệp hàng đầu tại Việt Nam.
− Xây dựng một môi trường làm việc chuyên nghiệp nơi mà mọi cá nhân có thể

phát huy tối đa sức sáng tạo , khả năng lãnh đạo và cơ hội làm chủ thực sự
với tinh thần làm chủ rất cao

[SV Trần Thu Hương]

[Lớp Anh 5 – K52 KDQT]


[Báo cáo thực tập giữa khóa]
− Kết hợp hài hòa giữa kinh tế và khoa học kỹ thuật, mang đến khách hàng sự
hài lòng tuyệt đối với phương thức dịch vụ và chất lượng sản phẩm.
1.1.10.Các lĩnh vực hoạt động chính của doanh nghiệp:
Theo quyển đăng ký kinh doanh, doanh nghiệp đăng ký hoạt động các lĩnh vực :
+ Bán buôn máy vi tính, thiết bị ngoại vi và phần mềm
+ Bán buôn ô tô và xe có động cơ khác
+ Đại lý ô tô và xe có động cơ khác
+ Bảo dưỡng, sửa chữa ô tô và xe có động cơ khác
+ Bán phụ tùng và các bộ phận phụ trợ của ô tô và xe có động cơ khác
+ Bán phụ tùng và các bộ phận trợ của mô tô, xe máy
+ Bán buôn đồ dùng khác cho gia đình
+ Bán buôn thiết bị và linh kiện điện tử, viễn thông
+ Bán buôn máy móc, thiết bị và phụ tùng máy nông nghiệp
+ Bán buôn máy móc, thiết bị và phụ tùng máy khác
+ Bán buôn vật liệu rắn, lỏng khí và các sản phẩm liên quan
+ Bán buôn kim loại và quặng kim loại
+ Bán buôn vật liệu, thiết bị lắp đặt khác trong xây dựng
+ Bán lẻ đồ ngũ kim, sơn , kính và theiets bị lắp đặt khác trong xây dựng trong
các cửa hàng chuyên doanh
+ Bán lẻ đồ điện gia dụng, giường, tủ, bàn, ghế và đồ nội thát tương tự, đèn và
bộ đèn điện, đồ dùng gia đình khác

+ Bán buôn, bán lẻ đồ dùng sử dụng trong văn phòng

1.2. Cơ cấu tổ chức của công ty:

GIÁM ĐỐC
P.GIÁM ĐỐC KINH
DOANH

Support
Support
Support
viênHươ
P.XNK
For-P.KẾ
P.HCNS
[SV
TrNhân

n Thu
ng
]
kỹ thuật
bán hàng
XNK
TOÁN
warder

Mua
KD
P.KỸ

hàng1
THUẬT

KD
KD
KINH
KD 3
KD .. DOANH
KD
2 DOANH
KD
Giao
KINH
HÀNG
[Lớp
Anh VPP
5 – K52 KDQT]
HÀNG
TOOL
.
10
nhận VPP
TOOL


[Báo cáo thực tập giữa khóa]

 Chức năng , nhiệm vụ chính của các phòng ban:
1.2.1 Ban giám đốc:
− Giám đốc: là người đứng đầu công ty,trực tiếp quản lý phần vốn góp , Đại

diện cho công ty trước Pháp luật và điều hành mọi hoạt động của công ty
− Phó giám đốc : được giám đốc đề bạt , là người hỗ trợ cho giám đốc. Có
nhiều phó giám đốc, mỗi giám đốc phụ trách 1 hoặc một số lĩnh vực và chịu
trách nhiệm trước giám đốc.

1.2.2 Các phòng quản lý:


Phòng Kế toán

+ Quản lý, kiểm tra, hướng dẫn và thực hiện chế độ kế toán
+ Thống kê; quản lý thu chi tài chính, tài sản Điều lệ quy chế tài chính của
Công ty

[SV Trần Thu Hương]

[Lớp Anh 5 – K52 KDQT]


[Báo cáo thực tập giữa khóa]
+ Đáp ứng nhu cầu về tài chính cho mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của
Công ty theo kế hoạch ; Bảo toàn và phát triển vốn của Công ty
− Vị trí Kế toán trưởng / Phụ trách kế toán:
+ Tổ chức thực hiện , kiểm tra giám sát chế độ kế toán chung và nghiệp vụ của
các nhân viên trực thuộc ; kiểm tra , giám sát , bảo đảm tiến độ thực hiện
công việc ; lên kế hoạch thu chi tài chính, báo cáo dòng tiền, chịu trách
nhiệm về báo cáo thuế và báo cáo tài chính
− Vị trí Kế toán tổng hợp:
+ Thu thập , xử lý thông tin tài liệu , chứng từ kế toán, thực hiện thu chi nội bộ,
viết hóa đơn; theo dõi và quản lý công nợ; giao dịch với Ngân hàng ; làm

lương; làm báo cáo tài chính; báo cáo thuế theo quý , năm.
− Vị trí thủ kho:
+ Chịu trách nhiệm về toàn bộ số vật tư , công cụ dụng cụ, máy móc thiết bị ,
hàng hóa do mình quản
+ Theo dõi tình hình nhập, xuất kho vật tư, công cụ dụng cụ, máy móc thiết bị
hàng hóa theo hàng tuần, hàng tháng, hàng năm.
+ Cùng với bộ phận Kế toán kiểm kê kho định kỳ ( theo tháng hoặc theo quý ).
 Phòng Kỹ thuật
+ Chịu trách nhiệm toàn bộ quy trình xử lý đơn hàng từ lên Inquiry , mua hàng,
bán hàng, và giao hàng.
+ Phụ trách Kỹ thuật: Xử lý Inquiry ; giám sát điều phối bộ phận giao nhận
+ Bộ phận mua hàng: Lên kế hoạch mua hàng , hàng cần gom , lên đơn mua
+ Support kỹ thuật: Tư vấn về kỹ thuật đối vơi đơn hàng , chọn NCC, gợi ý
NCC cho KH.
+ Support Bán hàng: Nhận/tạo đơn hàng , lên báo giá, xác nhận đơn hàng, tư
vấn bán hàng và chăm sóc khách hàng.
+ Giao nhận: Nhận hàng từ Thủ kho, giao hàng / hóa đơn, thu tiền hàng nêu có
 Phòng kinh doanh:
[SV Trần Thu Hương]

[Lớp Anh 5 – K52 KDQT]


[Báo cáo thực tập giữa khóa]
+ Bán hàng và đảm bảo doanh số đề ra , mang doanh thu về cho công ty
− Phụ trách Kinh doanh:
+ Chịu trách nhiệm chung về tình hình kinh doanh của Công ty , lên kế hoạch,
phát triển thị trường theo tháng , quý , năm , xây dựng mục tiêu bán hàng,
xây dựng bảng khoáng cho nhân viên; xây dựng các chương trình khuyến
mại , chính sách bán hàng . kiểm soát nghiệp vụ của đội nhân viên kinh

doanh dưới quyền.
− Nhân viên kinh doanh:
+ Tìm kiếm khách hàng . xây dựng và quản lý data khách hàng theo địa bàn,
chăm sóc khách hàng tiềm năng , báo cáo ngày , tuần với cấp trên trực tiếp.
− Phòng Hành chính- Nhân sự:
+ Chịu trách nhiệm về mảng hành chính: Quản lý văn bản giấy tờ , công văn đi
đến, soạn thảo văn bản hành chính, quản lý dấu và thực hiện các nghiệp vụ
hành chính thường cuyên
+ Chịu trách nhiệm về mảng nhân sự: Tuyển dụng , làm hợp đồng, Quản lý hồ
sơ, làm hồ sơ tiếp nhận , nghỉ việc ; chấm công ; bảo hiểm.
 Phòng Xuất nhập khẩu:
+ Lập và triển khai các kế hoạch nhận hàng, xuất hàng đáp ứng yêu cầu sản
xuất và yêu cầu của khách hàng
+ Thực hiện và giám sát việc mở tờ khai để nhận hàng xuất hàng đúng thời hạn
+ Lập và triển khai các báo cáo hải quan theo yêu cầu của luật hải quan
+ Đề xuất với cấp trên trực tiếp về mỗi ý tưởng sáng tạo nhằm cải thiện và
nâng cao chất lượng công việc của bộ phận
− Nhân viên xuất nhập khẩu:
+ Thực hiện , đàm phán , ký kết hợp đồng với khách hàng và nhà cung cấp
+ Hoàn tất các thủ tục, chứng từ xuất nhập khẩu hàng hóa
+ Quản lỹ , theo dõi đơn hàng
− Forwarder:
[SV Trần Thu Hương]

[Lớp Anh 5 – K52 KDQT]


[Báo cáo thực tập giữa khóa]
+ Thông quan: Công ty sẽ thay thế chủ hàng hoàn tất các hồ sơ thông quan và
nộp thuế xuất khẩu. Từ đó đưa ra các giải pháp hữu ích cho khách hàng

+ Những vấn đề liên quan đến chứng từ: hỗ trợ chủ hàng mọi thủ tục liên tục
liên quan đến chứng từ như vận đơn , giấy phép xuất nhập khẩu, giấy chứng
nhận xuất xứ
+ Quản lý hàng tồn kho, phân phối trong hoạt động phân phối
+ Tư vấn cho những khách hàng mới tham gia vào lĩnh vực ngoại thương.

1.3. Hoạt động kinh doanh của công ty IBS MRO:
1.3.1 Tình hình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp:
• Nguồn vốn:
Đvt:Đồng
Tăng giảm
Số tiền
Tỷ lệ %

Năm

2014

2015

Vốn chủ sở hữu

9.110.130.982

11.060.007.402

1.949.876.420

21,41


Nợ phải trả

4.389.195.370

6.284.799.188

1.895.603.818

43,18

Tổng nguồn vốn

13.499.326.352 17.344.806.590

3.845.480.238

28,48

Bảng 1.1: Bảng cơ cấu nguồn vốn của công ty IBS – MRO Việt Nam
Nhận xét :
 Về nguồn vốn:
+ Do có tình hình kinh doanh khá tốt nên công ty đã quyết định đầu tư thêm vào
nguồn vốn của công ty với nguồn vốn chủ sở hữu năm 2015 tăng lên so với năm
2014 là 1.949.876.420 nghìn đồng, tương ứng với mức tăng 21,41%
+ Đồng thời công ty cũng đã tạo dựng được uy tín và tên tuổi trên thị trường vì
vậy việc vay vốn tại các ngân hàng cũng trở nên dễ dàng hơn. Kèm theo đó các
ưu đãi từ chính sách vay của ngân hàng khá tốt vì vậy nguồn vốn từ nợ phải trả
của công ty tăng lên 1.895.603.818 nghìn đồng, tương ứng với mức tăng khá cao

[SV Trần Thu Hương]


[Lớp Anh 5 – K52 KDQT]


[Báo cáo thực tập giữa khóa]
43,18%. Việc tăng được nguồn vốn nợ phải trả giúp cho công ty có thêm vốn sử
dụng trong hoạt động kinh doanh của công ty, đặc biệt là giúp cho công ty thêm
vốn để mua hàng hóa dự. Đồng thời nó cũng giúp cho bộ phận tài chính kế toán
có thêm vốn để thanh toán các đơn hàng lớn từ các nhà cung cấp.
1.3.2 Kết quả kinh doanh:
Đvt:Đồng
Năm

2014

2015

Doanh thu

6.172.458.470

Chi phí

Tăng giảm
Số tiền

Tỷ lệ %

12.894.318.264


6.721.859.794

108,90

5.580.619.471

11.671.295.580

6.090.676.109

109,14

LN trước thuế

591.838.999

1.223.022.684

631.183.685

106,65

Thuế TNDN

160.266.592

300.949.795

140.683.203


87,78

Lợi nhuận sau

485.113.934

1.002.477.610

517.363.676

106,65

thuế
Bảng 1.2: Bảng kết quả kinh doanh rút gọn của công ty IBS – MRO Việt Nam
Nhận xét :

 Về kết quả kinh doanh:
+ Với việc mở rộng kinh doanh và có thêm nhiều dự án lớn doanh thu của
doanh nghiệp năm 2015 tăng lên tới 108,90%. Năm 2015 có mức tăng doanh thu
khủng như vậy cho thấy việc kinh doanh của doanh nghiệp đang khá phát triển,
và việc mở rộng kinh doanh của công ty được xem là thành công.
+ Doanh thu năm 2015 của doanh nghiệp tăng lên đồng thời cũng khiến chi phí
tăng lên theo. Bản chất chi phí tăng lên tới hơn 6 tỷ đồng bởi chiến lược mở
rộng kinh doanh của công ty được khởi động đòi hỏi doanh nghiệp phải bỏ ra
một khoản chi phí khá lớn để đầu tư cho các hoạt động của chiến lược này. Bởi
vậy mà tỷ lệ tăng của chi phí lên tới 109,14%cao hơn so với tỷ lệ tăng của doanh
thu.

[SV Trần Thu Hương]


[Lớp Anh 5 – K52 KDQT]


[Báo cáo thực tập giữa khóa]
+ Từ kết quả kinh doanh năm 2014 và 2015, ta thấy doanh nghiệp đang có
những bước phát triển khá mạnh mẽ, tuy nghiên chi phí cũng tăng lên thậm chí
còn có tỷ lệ tăng cao hơn 2 chỉ tiêu trên vì vậy nó cũng đặt ra đòi hỏi nhà quản
trị của doanh nghiệp phải làm thế nào để hạ chi phí xuống mức thấp nhất có thể
+ Theo bảng trên ta có thể thấy doanh thu của doanh nghiệp tăng do đó lợi
nhuận cũng tăng theo với tỷ lệ tăng 106,65% tương ứng số tiền là 517.363.676
nghìn đồng.
.

CHƯƠNG II : THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG XUẤT NHẬP
KHẨU CỦA CÔNG TY IBS MRO VIỆT NAM
2.1Quy trình hoạt động xuất khẩu của Công ty cổ phần IBS MRO :


Loại hình: Công ty hiện nay chủ yếu cung cấp vật tư, phụ tùng thay thế

công nghiệp , văn phòng phẩm cho , dây cáp, thiết bị điện.... cho các khu chế
xuất trên cả nước


Quy trình :



Tìm kiếm khách hàng, ký hợp đồng:
Công ty gửi bảng báo giá các sản phẩm của công ty cùng những điều khoản


, đề nghị của công ty. Sau khi cung cấp đầy đủ các thông tin , công ty cùng các
đối tác đi đến thỏa thuận các điều khoản trong hợp đồng. Sau khi hai bên đã
hoan toàn đồng ý về các điều khoản thì sẽ tiến hành ký kết hợp đồng.


Chuẩn bị hàng hóa xuất khẩu:

+

Do công ty không phải là nhà sản xuất ra các mặt hàng văn phòng phẩm

và hàng tool mà chỉ đơn thuần là đơn vị tiến hành hoạt động kinh doanh xuất
khẩu hàng hóa nên trong quá trình chuẩn bị cho hoạt động xuất khẩu , công ty
phải thực hiện công việc :

[SV Trần Thu Hương]

[Lớp Anh 5 – K52 KDQT]


[Báo cáo thực tập giữa khóa]


Tập trung hàng hóa: Căn cứ vào điều khoản được quy định trong hợp

đồng xuất khẩu , công ty sẽ tiến hành ký hợp đồng mua sản phẩm từ các đơn vị
cung cấp trong nước và nước ngoài. Nếu nhà cung cấp có hàng thì sẽ tiến hành
những bước tiếp theo. Nếu nhà cung cấp đó không có hàng thì công ty sẽ tiến
hành liên hệ NCC khác; và nếu không có hàng thì công ty sẽ thông báo lại bên

đối tác để thương lượng hoặc hủy đơn hàng.


Thuê phương tiện vận chuyển:

Công ty tìm hiểu thông tin các hãng vận chuyển đường bộ trên cả nước giá tốt
nhất , sau đó xác định số hàng cần chuyên chở , tuyến đường , thời điểm giao
hàng cho đủ theo hợp đồng thì công ty tiến hành nghiên cứu các hãng xe , lịch
trình cùng với cước phí để lựa chọn cho phù hợp;


Làm thủ tục hải quan

+

Sau khi hàng hóa được chuẩn bị xong, công ty sẽ phải hoàn thành những

công việc như : nhận xe rỗng từ các đơn vị vận tải và mở tờ khai hải quan.
+

Khi khai báo hải quan , công ty tự kê khai đầy đủ các nội dung theo mẫu

của tờ khai hải quan, hiện nay công ty sử dụng phần mềm ECUSS 5 để mở tờ
khai thuận tiên hơn. Sau khi đã hoàn thành việc kê khai thì nộp tờ khai cho hải
quan kèm các chứng từ để làm thủ tục xuất khẩu tại chỗ. Sau khi hàng được xếp
xong và xác nhận vào tờ khai hải quan thì vận chuyển hàng.


Giao hàng:


+

Công ty sẽ thông báo cho đối tác về tình hình giao hàng, địa điểm nhận

hàng để các đối tác nhận hàng.


Thanh toán:
Phương thức thanh toán mà công ty thường hay sử dụng là điện chuyển tiền

hoặc thanh toán bằng tiền mặt. Phương thức này áp dụng đối với các đối tác
quen và đều ở tại Việt Nam sẽ giúp cho việc thanh toán nhanh chóng và dễ dàng
hơn.

[SV Trần Thu Hương]

[Lớp Anh 5 – K52 KDQT]


[Báo cáo thực tập giữa khóa]
2.2. Quy trình hoạt động nhập khẩu của Công ty IBS:
− Tìm kiếm đối tác nước ngoài:
Các mặt hàng nhập khẩu chủ yếu của công ty thuộc về công nghệ thông tin,
vật tư phụ tùng công nghiệp , các thiết bị an ninh, chiếu sáng, điện và nội thất
văn phòng... từ các nước Singapore, Trung Quốc , Hàn Quốc , Nhật Bản , Đài
Loan,Thái Lan....là những nguồn hàng chủ đạo, đáng tin cậy.
− Ký kết hợp đồng nhập khẩu:
Sau khi nghiên cứu , tiếp cận thị trường thì công ty yêu cầu báo giá của các công
ty đối tác để tìm hiểu nguồn hàng tốt nhất. Sau đó hai bên thương thảo các điều
kiện giao dịch để đi đến thống nhất các điều kiện có lợi cho cả 2 bên. Khi cả hai

bên đều đồng ý với các điều kiện thì sẽ ký kết hợp đồng.
− Xin giấy phép nhập khẩu:
Công ty cần xin giấy phép của Bộ Công thương với những mặt hàng như:
công nghệ thông tin, thiết bị mạng...và làm theo thủ tục của Bộ Công thương để
có thể thực hiện tiếp hợp đồng.
− Thuê phương tiện vận tải:
Tùy vào điều kiện nhập khẩu đã thỏa thuận trong hợp đồng mà công ty
đứng ra thuê phương tiện cho phù hợp. Trong trường hợp công ty là bên thuê
phương tiện vận tải thì công ty cần liên hệ với bên vận tải để lấy lịch trình các
chuyến vận chuyển. Hai bên thống nhất địa điểm , thời gian giao hàng và thanh
toán cước để nhận hàng đúng thời hạn
− Làm thủ tục hải quan
+

Sau khi nhận được bộ chứng từ từ bên xuất khẩu thì công ty sẽ chuẩn bị

bộ hồ sơ hải quan bao gồm đầy đủ các giáy tờ cần thiết ( tờ khai hải quan, hợp
đồng, hóa đơn thương mại, vận đơn...). Sau khi chuẩn bị xong thì đăng kỹ tờ
khai hải quan nhanh chóng. Sau khi đăng ký xong phải nộp tờ khai cho hải quan.
Cán bộ hải quan sẽ tiếp nhận hồ sơ hải quan, nhập mã số thuế, kiểm tra điều

[SV Trần Thu Hương]

[Lớp Anh 5 – K52 KDQT]


[Báo cáo thực tập giữa khóa]
kiện đăng ký tờ khai, cấp số tờ khai và phân luồng hồ sơ, kiểm tra hồ sơ, duyệt
kết quả kiểm tra rồi ra xác nhận đã làm thủ tục hải quan.
+


Khi hàng hóa đến hải quan phải tiến hành kiểm tra hàng hóa ( tên , mã số

hàng hóa, số lượng, trọng lượng, chất lượng...). Sau khi hoàn thành các thủ tục
hải quan , công ty sẽ cử người mang tờ khai hải quan, hồ sơ, chứng từ đầy đủ
đến phòng hải quan để lấy lệnh D/O , phiếu xuất kho và nhận hàng.


Giao – nhận hàng hóa: Công ty sẽ liên hệ với người gửi , đón lịch tàu đến

, tổ chức việc nhận hàng tại nơi quy định, thực hiện việc bốc , xếp hàng, thanh
toán cho bên vận tải và vận chuyển hàng hóa về địa điểm quy định.
− Thanh toán
+

Đối với khâu thanh toán , công ty sẽ áp dụng các hình thức thanh toán

khác nhau tùy vào từng điều kiện cụ thế.
+

Công ty chủ yếu dùng hình thức thư tín dụng không hủy ngang để đảm

bảo việc thanh toán an toàn. Công ty sẽ chuẩn bị hồ sơ để xin mở L/C ( hợp
đồng, đơn xin mở L/C, ...) và gửi cho bên ngân hàng và thực hiện các thủ tục mà
ngân hàng yêu cầu để hoàn tất việc thanh toán.
2.3

Đánh giá hiệu quả hoạt động Xuất nhập khẩu của Công ty IBS MRO

Việt Nam và những đề xuất cải thiện:


2.3.1.


Thành công:
Hầu hết 100% các hợp đồng xuất khẩu vào khu chế xuất đều được thực

hiện thành công. Các chỉ tiêu kinh tế tài chính đặt ra đều hoàn thành khá tốt và
vượt mức kế hoạch: kim ngạch xuất khẩu ngày càng tăng, quy mô xuất khẩu
ngày càng lớn.


Công ty có sự liên kết chặt chẽ với nhiều cơ sở sản xuất cũng như như

những đại lý trong nước và ngoài nước giúp cho nguồn hàng của công ty luôn
ổn định và đáp ứng được các yêu cầu cấp thiết của khách hàng.

[SV Trần Thu Hương]

[Lớp Anh 5 – K52 KDQT]


[Báo cáo thực tập giữa khóa]


Công ty tích cực tham gia các hội chợ , triển lãm, nhằm phát huy tối đa

năng lực kinh doanh của mình, tạo điều kiện quảng bá cho các mặt hàng.

2.3.2.



Hạn chế:
Gần như doanh nghiệp không có sự tính toán dự trù về số lượng hàng hóa

cần mua theo dự báo hay nhu cầu của doanh nghiệp, mà chỉ ra quyết định mua
khi có đơn đặt hàng được lên hệ thống. Chính vì vậy mà khiến việc mua hàng
của doanh nghiệp thường không có sự tính toán trước và luôn bị động.


Về quản trị bán: Mặc dù doanh nghiệp đã xây dựng được hệ thống bán

hàng nhưng bởi hệ thống còn một số điểm bất hợp lý nên đôi khi khiến đơn hàng
của khách hàng phải đi qua quá nhiều công đoạn không cần thiết.
− Về thủ tục hải quan:
Công ty có ít nhân viên làm về mảng này và hầu như đều là những nhân
viên tuổi đời còn trẻ cũng như ít kinh nghiệm, vì vậy dẫn đến việc một nhân viên
phải đảm nhiệm nhiều khâu từ việc chuẩn bị hồ sơ đến việc đến tận hải quan để
làm việc , vì vậy mất nhiều thời gian để hoàn thành.


Về kiểm tra chất lượng hàng: công ty chưa thực sự kiểm tra chặt chẽ

chât lượng hàng hóa, không có bộ phận đảm nhiệm nhiệm vụ này nên một vài
trường hợp hàng hóa đến tay khách hàng bị trả về do không đảm bảo chất lượng
yêu cầu.

2.3.3.

Đề xuất nhằm cải thiện quy trình xuất nhập khẩu của công


ty:
− Khi tiến hành ký kết các hợp đồng, công ty cũng phải chú ý quan tâm đến các
điều khoản trong hợp đồng.
− Tối giản các khâu trong công đoạn xử lý đơn hàng để khách hàng có thể đặt
hàng nhanh chóng
− Chú ý công tác kiểm tra L/C:

[SV Trần Thu Hương]

[Lớp Anh 5 – K52 KDQT]


[Báo cáo thực tập giữa khóa]
+ Công ty cần kiểm tra cẩn thận tính phù hợp của hợp đồng và L/C để tránh
nhầm lẫn gây ra hậu quả đó là công ty đã giao hàng nhưng không được thanh
toán.
+ Khi phát hiện sai sót, cán bộ phải thông báo ngay cho bên nhập khẩu hoặc
ngân hàng thông báo đề nghị sửa chữa ngay, đảm bảo hai bên cùng có lợi,
tránh gây mất thời gian.
− Trong khâu kiểm tra hàng hóa : Công ty cần xác thực các thông tin , tính
chất của hàng hóa xuất nhập khẩu do chủ hàng cung cấp , đảm bảo tính chính
xác , đầy đủ để tránh gây khó khắn cho thủ tục hải quan cũng như kiểm tra
hàng hóa xuất nhập khẩu tại các cửa khẩu.
− Trong khâu thủ tục hải quan cần kiểm tra đầy đủ giấy tờ, bổ sung thêm nhân
viên có kinh nghiệm để giải quyết các thủ tục hải quan nhanh chóng hơn.

KẾT LUẬN
Đối với nền kinh tế của mỗi quốc gia muốn hoà mình vào tiến trình hội
nhập khu vực và thế giới, muốn khẳng định vị thế của mình trên trường quốc tế

sẽ không thể tách rời hoạt động kinh doanh, xuất nhập khẩu. Trong nền kinh tế
quốc dân hoạt động kinh doanh nhập khẩu đóng vai trò hết sức quan trọng bởi
nó mở rộng khả năng tiêu dùng của một nước, làm đa dạng hoá mặt hàng, tạo
động lực để phát triển sản xuất trong nước đồng thời sẽ tạo ra sự cân đối cho nền
kinh tế và thúc đẩy xuất khẩu.
Các mặt hàng của công ty đều là những mặt hàng thiết yếu , sử dụng rộng rãi
trong đời sống , trong các công ty vì thế tiềm năng phát triền là rất lớn. Với sự
phát triển ngày càng tốt của công ty, công ty mong muốn sẽ phát triển thêm
nhiều danh mục sản phẩm khác , đáp ứng đầy đủ nhu cầu của khách hàng và
phát triển thêm hoạt động xuất nhập khẩu của công ty để trở thành công ty cung
cấp hàng đầu tại Việt Nam , có uy tín trên trường quốc tế.
Trong thời gian kiến tập ba tuần tại công ty tuy còn nhiều bỡ ngỡ với cách
thức làm việc thực tế của doanh nghiệp thực tế, nhưng em đã rất cố gắng học
[SV Trần Thu Hương]

[Lớp Anh 5 – K52 KDQT]


[Báo cáo thực tập giữa khóa]
hỏi, làm quen dần với môi trường thực tế tại doanh nghiệp. Nhờ vậy em đã học
được rất nhiều kinh nghiệm làm việc và nhiều kiến thức bổ ích cho chuyên
ngành em đang học.
Em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ và hướng dẫn nhiệt tình của giảng
viên Vũ Thành Toàn cùng các anh chị trong Công ty Cổ phần IBS MRO Việt
Nam đã giúp đỡ em có thể hoàn thành báo cáo thực tập giữa khóa một cách tốt
nhất.
Tuy nhiên do trình độ lý luận và thực tiễn còn nhiều hạn chế nên bài viết không
tránh khỏi những sai sót và khiếm khuyết , em mong nhận được sự đóng góp ý
kiến của thầy cô và các bạn để bài viết được hoàn thiện hơn nữa


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.

Báo cáo tài chính Phòng Kế toán năm 2014, 2015

2.

Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2014,2015 – công ty IBS

MRO Việt Nam
3.

www.super-mro.com

4.

Bộ Tài chính (2010), Thông tư 194/2010/TT-BTC ngày 6/12/2010 hướng

dẫn về thủ tục hải quan; kiểm tra, giám sát hải quan; thuế xuất khẩu, thuế nhập
khẩu và quản lý thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu
5.

PGS.TS. Nguyễn Hồng Đàm (2005), Vận tải và giao nhận trong ngoại thương,

NXB Lý luận chính trị.

[SV Trần Thu Hương]

[Lớp Anh 5 – K52 KDQT]



[Báo cáo thực tập giữa khóa]

NHẬT KÝ THỰC TẬP
Ngày 27/6 – 3/7/2016: Liên hệ tìm công ty thực tập
Ngày 4/7/2016: Liên hệ được công ty thực tập và gặp mặt người hướng dẫn
Ngày 5/7 – 7/7/2016: Hoàn tất thủ túc hồ sơ vào công ty
Ngày 11/7/2016: Bắt đầu vào công ty làm việc , làm quen với các anh chị trong
phòng
Ngày 12/7/2016: Nghe Anh Hùng giới thiệu sơ qua về công ty và nhiệm vụ
chính. Quyết định đề tài và trình bày với anh Hùng
Ngày 13/7: Học cách lên tờ khai hải quan và cách tra mã HS, đọc biểu thuế
XNK và các tài liệu anh Hùng đưa
Ngày 14/7 – 15/7: Giúp đỡ việc vặt các công việc cho các anh chị trong phòng
Ngày 16/7-17/7: Nghỉ
Ngày 18/7: Theo anh Hùng qua kho UPS để xem cách xuất kho hàng hóa
Ngày 19/7: Đọc lại các bước khai báo hải quan đã được học, xem các giấy tờ
hải quan như C/O, invoice, vận đơn....
Ngày 20/7: Dịch hợp đồng giúp anh Hùng
Ngày 21/7: Đến gặp chị Hương – phòng nhân sự và anh Tùng- Phòng Kinh
doanh để xin tài liệu làm báo cáo , lên dàn ý TTGK
Ngày 22 /7: Giúp đỡ bộ phận sale lên danh sách hàng, kiểm kê hàng hóa
Ngày 23- 24/7: nghỉ

[SV Trần Thu Hương]

[Lớp Anh 5 – K52 KDQT]


[Báo cáo thực tập giữa khóa]

Ngày 25/7: Tổng hợp thông tin, làm báo cáo.
Ngày 26/7: Lên tờ khai điện tử cho 1 bộ chứng từ, tranh thủ viết báo cáo
Ngày 27/7: Được anh Hùng dẫn đi thăm nơi xin cấp phép nhập hóa chất, hải
quan Nội Bài
Ngày 28/7. Xin nghỉ để hoàn thành báo cáo
Ngày 29/7: Đến công ty xin dấu xác nhận thực tập, kết thúc kỳ kiến tập

NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ CỦA CÔNG TY
CÔNG TY CỔ PHẦN

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

IBS MRO VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

GIẤY CHỨNG NHẬN THỰC TẬP
Kính gửi: Khoa Kinh tế - Kinh doanh quốc tế Trường Đại học Ngoại thương
Công ty Cổ phần IBS MRO Việt Nam xác nhận:
Sinh viên : Trần Thu Hương
Lớp : Anh 5 – KDQT

Khóa : K52

Chuyên ngành: Kinh doanh quốc tế
Đã tham gia kiến tập giữa khóa từ ngày 11/7/2016 đến ngày 29/7/2016 tại Công
ty Cổ phần IBS MRO Việt Nam
Nhận
xét : .........................................................................................................................
.................................................................................................................................

.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
........

[SV Trần Thu Hương]

[Lớp Anh 5 – K52 KDQT]


[Báo cáo thực tập giữa khóa]
Hà Nội, ngày 29 tháng 7 năm 2016
THAY MẶT CÔNG TY

[SV Trần Thu Hương]

[Lớp Anh 5 – K52 KDQT]



×