Tải bản đầy đủ (.doc) (38 trang)

BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP TÌM HIỂU THỰC TRẠNG QUẢN LÝ VÀ XỬ LÝ CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT TẠI XÃ ĐỒNG PHÚC – HUYỆN YÊN DŨNG – TỈNH BẮC GIANG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.35 MB, 38 trang )

Báo cáo thực tập tốt nghiệp 2015
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG HÀ NỘI
KHOA MÔI TRƯỜNG


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
TÌM HIỂU THỰC TRẠNG QUẢN LÝ VÀ XỬ LÝ CHẤT THẢI RẮN SINH
HOẠT TẠI XÃ ĐỒNG PHÚC – HUYỆN YÊN DŨNG – TỈNH BẮC GIANG

Địa điểm thực tập : Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Yên Dũng
Người hướng dẫn : Vũ Thị Mai.
Giảng viên trường ĐH Tài nguyên và Môi trường Hà Nội.
Sinh viên thực hiện: Lương Thị Ngọc.
Lớp ĐH1CM – Trường ĐH Tài nguyên và Môi trường Hà Nội.

Yên Dũng ,tháng 02 năm 2015.


Báo cáo thực tập tốt nghiệp 2015

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG HÀ NỘI
KHOA MÔI TRƯỜNG


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
TÌM HIỂU THỰC TRẠNG QUẢN LÝ VÀ XỬ LÝ CHẤT THẢI RẮN SINH
HOẠT TẠI XÃ ĐỒNG PHÚC – HUYỆN YÊN DŨNG – TỈNH BẮC GIANG

Địa điểm thực tập : Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Yên Dũng
Người hướng dẫn : Vũ Thị Mai.
Giảng viên trường ĐH Tài nguyên và Môi trường Hà Nội.



Người hướng dẫn
(Ký, ghi rõ họ tên)

Yên Dũng ,tháng 02 năm 2015.

Sinh viên thực hiện
(Ký, ghi rõ họ tên)


Báo cáo thực tập tốt nghiệp 2015

MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN!............................................................................................................................1
MỞ ĐẦU....................................................................................................................................2
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CHUNG VỀ CƠ SỞ THỰC TẬP................................................4
1.2. Vị trí, chức năng và nhiệm vụ, quyền hạn...............................................................4
1.2.1. Vị trí, chức năng..................................................................................................4
1.2.2. Nhiệm vụ, quyền hạn..........................................................................................5
1.3. Tổ chức quản lý..........................................................................................................7
1.4. Chiến lược và phương hướng phát triển trong tương lai.......................................7
1.4.1. Chiến lược phát triển..........................................................................................7
1.4.2. Phương hướng phát triển trong tương lai........................................................8
CHƯƠNG 2: KẾT QUẢ THỰC HIỆN CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP........................................10
2.1. Khái quát điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội huyện Yên Dũng – tỉnh Bắc Giang......10
2.1.1. Điều kiện tự nhiên...............................................................................................10
2.1.2. Điều kiện kinh tế xã hội......................................................................................12
2.2. Hiện trạng phát sinh chất thải rắn tại xã Đồng Phúc – Yên Dũng – Bắc Giang........15
2.2.1. Khái quát hiện trạng môi trường huyện Yên Dũng – tỉnh Bắc Giang................15
2.2.2. Nguồn phát sinh chất thải rắn sinh hoạt..............................................................15

2.2.3. Khối lượng và thành phần chất thải rắn sinh hoạt..............................................16
2.2.4. Thực trạng quản lý chất thải rắn xã Đồng Phúc – Yên Dũng – Bắc Giang........17
2.2.5. Hiện trạng xử lý chất thải rắn tại xã Đồng Phúc – Yên Dũng – Bắc Giang.......18
2.2.6. Đánh giá về sự quan tâm của người dân về vấn đề chất thải rắn sinh hoạt.............20
2.2.7. Dự báo lượng chất thải rắn sinh hoạt đến năm 2030..........................................22
2.2.8. Những khó khăn trong công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt.........................23
2.3. Đề xuất giải pháp........................................................................................................23
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ..................................................................................................28
TÀI LIỆU THAM KHẢO.........................................................................................................31
PHỤ LỤC:................................................................................................................................32


Báo cáo thực tập tốt nghiệp 2015
LỜI CẢM ƠN!
Thực hiện phương châm “ Học đi đôi với hành ”, đồng thời nhằm hoàn thành
chương trình đào tạo của trường ĐH Tài nguyên và Môi Trường Hà Nội, mỗi sinh viên
trước khi ra trường đã được trải qua một khoảng thời gian thực tập, thực tế. Thời gian
thực tập tốt nghiệp là một phần rất quan trọng đối với mỗi sinh viên. Với riêng tôi, quá
trình thực tập tốt nghiệp chính là lúc tôi củng cố lại kiến thức lý thuyết mà mình đã
học ở trường. Nó cho tôi cái nhìn thực tế hơn, tổng quan hơn và cả chi tiết hơn những
gì tôi đã học hỏi về ngành Công nghệ Môi trường. Bên cạnh đó, tôi còn được học hỏi
thêm về tác phong trong công việc, khả năng giao tiếp, thu thập thông tin…
Trước thực tế đó, được sự nhất trí của ban giám hiệu nhà trường, trưởng khoa Khoa
Môi trường, tôi có nguyện vọng về thực tập tại Phòng Tài nguyên và Môi trường
huyện Yên Dũng – tỉnh Bắc Giang và đã được sự đồng ý từ phía nhà trường và cơ sở
thực tập.
Tôi xin chân thành cảm ơn cô giáo Vũ Thị Mai đã tận tình hướng dẫn tôi hoàn thành
quá trình thực tập tốt nghiệp !
Tôi xin chân thành cảm ơn toàn thể cán bộ, nhân viên phòng Tài nguyên và Môi
trường huyện Yên Dũng đã tạo điều kiện, giúp đỡ tôi trong quá trình thực tập. Đặc biệt

tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới Chị Nguyễn Thị Hồng Liên đã trực tiếp hướng dẫn
tôi và giúp tôi hoàn thành tốt bài báo cáo.
Do thời gian và kiến thức của bản thân còn nhiều hạn chế, bước đầu làm quen với
công việc thực tế, vì vậy quá trình thực tập cũng như bài báo cáo của tôi còn nhiều
thiếu sót. Vì vậy, tôi rất mong sự góp ý, chỉ bảo từ phía thày cô giáo cũng như các anh,
chị tại đơn vị thực tập để tôi có thể hoàn thiện bản thân và bài báo cáo của mình được
tốt hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn !

Yên Dũng, ngày

1

tháng năm 2015.


Báo cáo thực tập tốt nghiệp 2015
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn chuyên đề thực tập:
Trong những năm gần đây công tác bảo vệ môi trường đang được Đảng và Nhà
nước đặc biệt quan tâm. Nhưng ngày nay, với sự phát triển của đô thị, quá trình công
nghiệp hoá, hiện đại hoá đã làm ô nhiễm nguồn nưóc, đất, không khí...Và hiện nay,
việc xây dựng khu công nghiệp, các nhà máy, xưởng sản xuất đang nằm xen kẽ trong
các khu dân cư làm ảnh hưỏng tới sức khoẻ con người và sinh vật.Chính vì vậy khi xã
hội càng phát triển, quá trình đô thị hoá diễn ra nhanh nên việc quản lý và bảo vệ môi
truờng của nhà nước rất khó khăn.
Khi xã hội phát triển thì vấn đề môi trường nảy sinh rất nhiều. Hiện nay, trên địa
bàn huyện Yên Dũng đã có biểu hiện của sự ô nhiễm do sự phát triển của các khu công
nghiệp, gia tăng lượng thải nước, chất thải rắn...Sự gia tăng dân số gây sức ép lên môi
trường và tài nguyên, ý thức và sự hiểu biết của con người về bảo vệ môi trường còn

thấp.
Từ những lý do đó mà em, lựa chọn chuyên đề này để tìm hiểu công tác quản lý
môi trường tại địa bàn huyệnYên Dũng, từ đó đưa ra những giải pháp khắc phục
những tồn tại, hạn chế và phát huy những ưu điểm để công tác quản lý môi trường
được tốt và đạt hiệu quả hơn.
Hơn nữa, trong quá trình thực tập, khi đi thực tế cùng với các anh, chị trong cơ
quan, tôi đã đặt ra một câu hỏi cho chính mình : “ Tại sao phải thực hiện chuyên đề
này ở thị trấn, trong khi ở đó chất thải đã được thu gom và xử lý, còn ở một xã cuối
huyện, cuối tỉnh như Đồng Phúc thì sao ?” Và để trả lời câu hỏi đó, tôi một lần nữa đã
chọn chuyên đề này.
2. Đối tượng, phạm vi và phương pháp thực hiện chuyên đề thực tập
Đối tượng thực hiện: thực trạng quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại xã Đồng
Phúc – Yên Dũng – Bắc Giang.
Phạm vi thực hiện: Chuyên đề được thực hiện tại Phòng Tài nguyên và Môi
trường huyện Yên Dũng từ ngày 08/01/2015 đến ngày 06/03/2015.
Phương pháp thực hiện:
 Phương pháp quan sát : Ghi chép và điều tra trên thực địa.
 Phương pháp thu thập thông tin bằng phỏng vấn : Cán bộ Phòng Tài
nguyên & Môi Trường huyện Yên Dũng và dân cư địa bàn
 Phương pháp thu thập tài liệu, số liệu liên quan : Hiện trạng chung về
môi trường, dân số, lượng chất thải rắn phát thải…
 Phương pháp phân tích tài liệu thứ cấp.
 Xử lý số liệu bằng phương pháp thống kê.
3. Mục tiêu và nội dung của chuyên đề
Mục tiêu:
- Vận dụng được những kiến thức đã học vào công việc thực tế.
- Rèn luyện kỹ năng giao tiếp, đọc tài liệu, tổng hợp số liệu và viết báo
cáo.
- Đánh giá thực trạng quản lý và xử lý chất thải rắn sinh hoạt xã Đồng
Phúc – Yên Dũng – Bắc Giang.

2


Báo cáo thực tập tốt nghiệp 2015
-

Đề xuất một số phương hướng, giải pháp nâng cao hiệu quả bảo vệ môi

trường.
Nội dung:
- Tìm hiểu phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Yên Dũng.
- Tìm hiểu thực trạng quản lý và xử lý chất thải rắn sinh hoạt xã Đồng
Phúc – Yên Dũng – Bắc Giang.
- Đề xuất giải pháp khắc phục vấn đề quản lý và xử lý chất thải rắn sinh
hoạt xã Đồng Phúc – Yên Dũng – Bắc Giang.
- Đưa ra kết luận và kiến nghị.

3


Báo cáo thực tập tốt nghiệp 2015
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CHUNG VỀ CƠ SỞ THỰC TẬP
1.1. Tóm lược quá trình hình thành và phát triển.
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003; Căn cứ Nghị định
37/2014/NĐ –CP ngày 05/05/2014 của chính phủ quy định tổ chức các cơ quan
chuyên môn thuộc UBND cấp huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, quyết định
hình thành Phòng Tài Nguyên và Môi Trường (TN & MT) huyện Yên Dũng.

Hình 1.1 : Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Yên Dũng
Tổ chức phòng Tài Nguyên và Môi Trường là cơ quan chuyên môn thuộc

UBND huyện Yên Dũng.
Phòng Tài Nguyên và Môi Trường: tham mưu, giúp UBND huyện Yên Dũng
thực hiện chức năng quản lý nhà nước về tài nguyên đất; tài nguyên nước; tài nguyên
khoáng sản; môi trường; khí tượng; thủy văn; đo đạc; bản đồ.
1.2. Vị trí, chức năng và nhiệm vụ, quyền hạn.
1.2.1. Vị trí, chức năng.

- Phòng Tài nguyên và Môi trường là cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân
dân cấp huyện thực hiện chức năng tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp huyện quản
lý nhà nước về tài nguyên và môi trường gồm: đất đai, tài nguyên nước, khoáng sản,
môi trường, biến đổi khí hậu.
- Phòng Tài nguyên và Môi trường có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài
khoản riêng; chịu sự chỉ đạo, quản lý về tổ chức, biên chế và công tác của Ủy ban nhân
dân cấp huyện; đồng thời chịu sự chỉ đạo, kiểm tra, hướng dẫn về chuyên môn nghiệp
vụ của Sở Tài nguyên và Môi trường.

4


Báo cáo thực tập tốt nghiệp 2015

1.2.2. Nhiệm vụ, quyền hạn

- Trình Ủy ban nhân dân cấp huyện ban hành quyết định, chỉ thị; quy hoạch, kế
hoạch dài hạn, 05 năm và hàng năm; chương trình, biện pháp tổ chức thực hiện các
nhiệm vụ cải cách hành chính nhà nước thuộc lĩnh vực tài nguyên và môi trường.
- Tổ chức thực hiện các văn bản pháp luật, quy hoạch, kế hoạch sau khi được phê
duyệt; thông tin, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về tài nguyên và môi
trường; theo dõi thi hành pháp luật về tài nguyên và môi trường.
- Lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng

đất cấp huyện và tổ chức thực hiện sau khi được phê duyệt.
- Thẩm định hồ sơ về giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử
dụng đất, chuyển quyền sử dụng đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
(GCNQSD đất), quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho các đối tượng
thuộc thẩm quyền của Ủy ban nhân dân cấp huyện.
- Theo dõi biến động về đất đai; thực hiện việc lập, quản lý, cập nhật và chỉnh lý
hồ sơ địa chính, xây dựng hệ thống thông tin đất đai cấp huyện.
- Tham gia xác định giá đất, mức thu tiền sử dụng đất, tiền thuê đất của địa
phương; tổ chức thẩm định phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư theo quy định
của pháp luật; tham mưu giúp Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định trưng
dụng đất, gia hạn trưng dụng đất.
- Tổ chức đăng ký, xác nhận và kiểm tra việc thực hiện cam kết bảo vệ môi
trường, đề án bảo vệ môi trường, kế hoạch bảo vệ môi trường và các kế hoạch phòng
ngừa, ứng phó và khắc phục sự cố môi trường trên địa bàn; thực hiện công tác bảo vệ
môi trường làng nghề trên địa bàn; lập báo cáo hiện trạng môi trường theo định kỳ; đề
xuất các giải pháp xử lý ô nhiễm môi trường làng nghề, các cụm công nghiệp, khu du
lịch trên địa bàn; thu thập, quản lý lưu trữ dữ liệu về tài nguyên nước, môi trường và
đa dạng sinh học trên địa bàn.
- Tham gia thực hiện các giải pháp ngăn ngừa và kiểm soát các loài sinh vật
ngoại lai xâm hại; tiếp nhận, xử lý thông tin, dữ liệu về các sinh vật biến đổi gen và
sản phẩm, hàng hóa có nguồn gốc từ sinh vật biến đổi gen, quản lý nguồn gen; tham
gia tổ chức thực hiện các kế hoạch, chương trình bảo tồn và phát triển bền vững các hệ
sinh thái, loài và nguồn gen.
- Thực hiện các biện pháp bảo vệ chất lượng tài nguyên nước, nguồn nước sinh
hoạt tại địa phương; điều tra, thống kê, tổng hợp và phân loại giếng phải trám lấp;
kiểm tra việc thực hiện trình tự, thủ tục, yêu cầu kỹ thuật trong việc trám lấp giếng.
-Tổ chức ứng phó, khắc phục sự cố ô nhiễm nguồn nước; theo dõi, phát hiện và
tham gia giải quyết sự cố ô nhiễm nguồn nước liên quốc gia theo thẩm quyền.
- Tổ chức đăng ký hoạt động khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải
vào nguồn nước theo thẩm quyền.

- Giúp Ủy ban nhân dân cấp huyện giải quyết theo thẩm quyền cho thuê đất hoạt
động khoáng sản, sử dụng hạ tầng kỹ thuật và các vấn đề khác có liên quan cho tổ
5


Báo cáo thực tập tốt nghiệp 2015
chức, cá nhân được phép hoạt động khoáng sản tại địa phương theo quy định của pháp
luật.
- Giúp Ủy ban nhân dân cấp huyện thực hiện các biện pháp bảo vệ khoáng sản
chưa khai thác, tài nguyên thiên nhiên khác theo quy định của pháp luật.
- Tổ chức thực hiện kế hoạch hành động ứng phó với biến đổi khí hậu và tham
gia cập nhật kế hoạch hành động ứng phó với biến đổi khí hậu trên địa bàn cấp huyện.
- Tổ chức thực hiện các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường, tài nguyên
đất, tài nguyên nước, tài nguyên khoáng sản, bảo vệ tài nguyên, môi trường biển và hải
đảo (đối với các huyện có biển, hải đảo).
- Theo dõi, kiểm tra các tổ chức, cá nhân trong việc thực hiện các quy định của
pháp luật về tài nguyên và môi trường; giải quyết khiếu nại, tố cáo; phòng, chống tham
nhũng, lãng phí về tài nguyên và môi trường theo quy định của pháp luật và phân công
của Ủy ban nhân dân cấp huyện.
- Ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ; xây dựng hệ thống thông tin, lưu trữ
phục vụ công tác quản lý nhà nước về tài nguyên và môi trường.
- Giúp Ủy ban nhân dân cấp huyện quản lý nhà nước đối với các tổ chức kinh tế
tập thể, kinh tế tư nhân; tham gia quản lý tổ chức và hoạt động của các hội và tổ chức
phi chính phủ trong lĩnh vực tài nguyên và môi trường thuộc thẩm quyền của Ủy ban
nhân dân cấp huyện.
- Hướng dẫn, kiểm tra chuyên môn, nghiệp vụ quản lý nhà nước về tài nguyên và
môi trường đối với công chức chuyên môn về tài nguyên và môi trường thuộc Ủy ban
nhân dân cấp xã.
- Thực hiện công tác thông tin, báo cáo định kỳ và đột xuất về tình hình thực
hiện nhiệm vụ được giao theo quy định của Ủy ban nhân dân cấp huyện và Sở Tài

nguyên và Môi trường.
- Quản lý tổ chức bộ máy, vị trí việc làm, biên chế công chức, cơ cấu ngạch công
chức, thực hiện chế độ tiền lương, chính sách, chế độ đãi ngộ, khen thưởng, kỷ luật,
đào tạo và bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ đối với công chức và người lao động
thuộc phạm vi quản lý của Phòng theo quy định của pháp luật và phân công của Ủy
ban nhân dân cấp huyện.
- Quản lý và chịu trách nhiệm về tài chính, tài sản của Phòng theo quy định của
pháp luật.
- Giúp Ủy ban nhân dân cấp huyện quản lý các nguồn tài chính và các dịch vụ
công trong lĩnh vực tài nguyên và môi trường theo quy định của pháp luật.
- Thực hiện các nhiệm vụ khác do Ủy ban nhân dân cấp huyện giao hoặc theo
quy định của pháp luật.

6


Báo cáo thực tập tốt nghiệp 2015

1.3. Tổ chức quản lý.

Tổ chức đơn vị Phòng TN & MT gồm :
- 01 Trưởng phòng : Nguyễn Hoàng Giang
- 02 Phó Trưởng phòng : ông Ong Thế Chung, ông Lại Văn Hà và bà Phòng Thị
Ngân.
- 01 Giám đốc văn phòng : Vũ Văn Tiến
- Và các chuyên viên
Trưởng phòng chịu trách nhiệm trước Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân
dân cấp huyện và trước pháp luật về toàn bộ hoạt động của Phòng.
Các Phó Trưởng phòng giúp Trưởng phòng, chịu trách nhiệm trước Trưởng
phòng và trước pháp luật về nhiệm vụ được phân công.

Việc bổ nhiệm Trưởng phòng và Phó Trưởng phòng do Chủ tịch Ủy ban nhân
dân cấp huyện quyết định theo tiêu chuẩn chức danh do Sở Tài nguyên và Môi trường
trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành và theo quy định của pháp luật. Việc miễn
nhiệm, cách chức, khen thưởng, kỷ luật và các chế độ, chính sách khác đối với Trưởng
phòng và Phó Trưởng phòng thực hiện theo quy định của pháp luật.
- Biên chế công chức của Phòng Tài nguyên và Môi trường được giao trên cơ sở
vị trí việc làm, gắn với chức năng, nhiệm vụ, phạm vi hoạt động và nằm trong tổng
biên chế công chức trong các cơ quan, tổ chức hành chính của huyện được cấp có
thẩm quyền giao.
- Căn cứ chức năng, nhiệm vụ, danh mục vị trí việc làm, cơ cấu ngạch công chức
được cấp có thẩm quyền phê duyệt, hàng năm Phòng Tài nguyên và Môi trường xây
dựng kế hoạch biên chế công chức theo quy định của pháp luật bảo đảm thực hiện
nhiệm vụ được giao.
1.4. Chiến lược và phương hướng phát triển trong tương lai.
1.4.1. Chiến lược phát triển.

Xây dựng và phát triển phòng TN & MT ngày càng vững mạnh.
Hoàn thành tốt những nhiệm vụ được giao.
Bảo vệ và gìn giữ nguồn tài nguyên của huyện nói riêng, của tỉnh và của quốc
gia nói chung.
Xây dựng một môi trường xanh, sạch, đẹp, hướng tới mục tiêu chung của toàn xã
hội là phát triển bền vững.

7


Báo cáo thực tập tốt nghiệp 2015
1.4.2.

Phương hướng phát triển trong tương lai.

a. Về lĩnh vực đất đai

- Chủ trương bố trí kinh phí để đo đạc lập bản đồ địa chính mới tại một số xã và
thực hiện quản lý hồ sơ đất đai theo phương pháp mới.
- Tiếp tục rà soát cấp GCNQSD đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền
với đất (đất ở đô thị, nông thôn và đất sản xuất nông nghiệp) trên địa bàn huyện đối
với các thửa đất chưa cấp GCNQSD đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền
với đất; cấp các loại đất chuyên dùng đối với các tổ chức, đơn vị sử dụng đất.
- Triển khia và quản lý quy hoạch – kế hoạch sử dụng đất toàn huyện, các xã, thị
trấn giai đoạn 2011 – 2020; hoàn thành công tác thống kê đất đai năm 2015.
- Giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo, tranh chấp về đất đai không để tồn đọng.
- Hoàn thành công tác thu hồi đất trên địa bàn xã Tiền Phong trong quý 1/2015.
- Phối hợp cùng các cơ quan chức năng thực hiện công tác bồi thường, hỗ trợ
giải phóng mặt bằng của các dự án theo đúng quy định, và thẩm định các phương án
bồi thường, hôc trợ giải phóng mặt bằng các dự án.
- Thực hiện khảo sát định giá đất để trình cấp có thẩm quyền phê duyệt bảng giá
đất các loại năm 2015.
- Giải quyết hồ sơ theo thủ tục cải cách hành chính quy định của Luật đất đai và
các văn bản quy phạm pháp luật khác liên quan, quản lý hoạt động của văn phòng
đăng ký quyền sử dụng đất theo đúng chức năng quy định.
b. Về lĩnh vực quản lý tài nguyên khoáng sản – nước.
- Tăng cường công tác quản lý tài nguyên khoáng sản, phối hợp cùng UBND các
xã, thị trấn và các ngành chức năng kiểm tra các tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản
trên địa bàn huyện; giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo về khoáng sản (nếu có).
- Đôn đốc UBND các xã, thị trấn tăng cường công tác kiểm tra, ngăn chặn, xử lý
những trường hợp khai thác khoáng sản không đúng quy định.
- Phối hợp cùng với sở TN & MT và các ngành chức năng giải quyết hồ sơ xin
cấp phép khai thác khoáng sản; hướng dẫn các tổ chức, cá nhân hoàn thiện hồ sơ xin
phép khai thác khoáng sản theo quy định.
- Tuyên truyền về Luật khoáng sản các văn bản quy phạm pháp luật khác liên

quan. Nhằm hạn chế thấp nhất những vi phạm trong hoạt động khai thác khóang sản.
- Quản lý và kiểm tra việc khai thác tài nguyên nước và xả nứơc thải vào nguồn
nước, phối hợp cùng các ngành chức năng hướng dẫn cho các tổ chức, cá nhân lập hồ
sơ xin phép khai thác nước dưới đất, xả nước thải vào nguồn nước.
- Tuyên truyền Luật tài nguyên nước và một số văn bản quy phạm pháp luật liên
quan, thống kê tổ chức, cá nhân khai thác, sử dụng tài nguyên nước trên địa bàn
huyện.
c. Về lĩnh vực môi trường.
8


Báo cáo thực tập tốt nghiệp 2015
- Phối hợp cùng các ngành trong việc đề xuất xử lý ô nhiễm môi trường tại các
điểm gây ô nhiễm và cụm công nghiệp Song Khê – Nội Hoàng.
- Hỗ trợ xử lý các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.
- Thực hiện chương trình quan trắc môi trường trên địa bàn huyện và tổng hợp số
liệu về môi trường hàng năm.
- Thẩm định và phê duyệt bản cam kết bảo vệ môi trường theo thẩm quyền, lồng
ghép các nội dung bảo vệ môi trường vào kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của
huyện;
- Kiểm tra việc thực hiện pháp luật về bảo vệ môi trường trong bản cam kết bảo
vệ môi trường, giải quyết khiếu nại tố cáo trong môi trường.
- Tiếp tục triển khai thực hiện Quyết định số 2149/QĐ-TTg ngày 17/12/2009 của
Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt chiến lược quốc gia về quản lý tổng hợp chất thải
rắn đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2050;
- Điều tra, thống kê chất thải, đánh giá tình hình ô nhiễm, suy thoái và sự cố môi
trường;
- Hỗ trợ vận hành hệ thống xử lý nước thải y tế, hoạt động thu gom, vận chuyển,
chôn lấp chất thải rắn thông thường, hỗ trợ phương tiện thu gom, vận chuyển chất thải
cho các xã, thị trấn.

- Nâng cao năng lực quản lý nhà nước về an toàn sinh học cho cán bộ quản lý;
- Phối hợp cùng các ngành liên quan để kiểm tra và ngăn chặn sự xâm nhập của
sinh vật ngoại lai, sinh vật biến đổi gen gây ảnh hưởng xấu đến môi trường.
- Tăng cường năng lực tổ chức cơ quan chuyên môn và cán bộ về bảo vệ môi
trường thuộc UBND cấp huyện, xã;
- Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về môi trường như đào tạo, tập huấn
chuyên môn, quản lý về bảo vệ môi trường;
- Tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức cộng đồng về đa dạng sinh học và
an toàn sinh học.

9


Báo cáo thực tập tốt nghiệp 2015
CHƯƠNG 2: KẾT QUẢ THỰC HIỆN CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP.
2.1.

Khái quát điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội huyện Yên Dũng – tỉnh Bắc
Giang.

2.1.1. Điều kiện tự nhiên.
2.1.1.1. Vị trí địa lí.
Huyện Yên Dũng nằm ở phía Đông Nam của tỉnh Bắc Giang, có vị trí địa lý như
sau: - Phía Đông Nam giáp tỉnh Hải Dương qua sông Thương;
- Phía Đông Bắc giáp huyện Lục Nam;
- Phía Tây Bắc giáp huyện Việt Yên;
- Phía Tây Nam giáp tỉnh Bắc Ninh qua sông Cầu;
- Phía Bắc giáp huyện Lạng Giang và thành phố Bắc Giang.
Huyện Yên Dũng nằm liền kề với khu tam giác kinh tế phía Bắc và gần một số đô
thị lớn như Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh, Thái Nguyên; trên tuyến hành lang kinh

tế Lạng Sơn – Hà Nội – Hải Phòng và được xác định là một trong 04 huyện, thành phố
trọng điểm của tỉnh Bắc Giang trong quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội đến
năm 2020. Với vị trí địa lý trên, huyện Yên Dũng có nhiều cơ hội trao đổi, giao thương
với thị trường bên ngoài, tiếp cận với các tiến bộ khoa học kỹ thuật tiên tiến.
2.1.1.2. Địa hình.
Địa hình của huyện Yên Dũng chia thành 02 vùng rõ rệt: Vùng đồi núi và vùng
đồng bằng.
Theo kết quả phân cấp độ dốc, đất đai của huyện được chia ra như sau:
- Đất có độ dốc dưới 3 0 có diện tích trên 15.784,37 ha, chiếm trên 82,90% tổng
diện tích tự nhiên.
- Đất có độ dốc từ 30 – 80 có diện tích 707,30 ha, chiếm tỷ lệ 3,70%.
- Đất có độ dốc từ 80 – 150 có diện tích 947,96 ha, chiếm tỷ lệ 5,00%.
- Đất có độ dốc trên 150 có diện tích 1.598,14 ha, chiếm tỷ lệ 8,40%.
Phần lãnh thổ có địa hình phức tạp nhất là dãy núi Nham Biền chạy cắt ngang địa
bàn huyện, qua các xã Nội Hoàng, Yên Lư, Tiền Phong, Nham Sơn, Đồng Sơn, Tân
Liễu, Cảnh Thuỵ, Tiến Dũng và thị trấn Neo. Đỉnh cao nhất của dãy Nham Biền có độ
cao là 254 m so với mặt nước biển.
Phần lớn diện tích canh tác của huyện Yên Dũng nằm ở địa hình vàn, thích hợp
cho sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là gieo trồng các loại cây lương thực, cây công
nghiệp ngắn ngày. Với địa hình đa dạng đã tạo điều kiện thuận lợi để huyện có thể phát
triển nông - lâm nghiệp theo hướng đa dạng hóa với nhiều loại cây trồng, vật nuôi có
giá trị sản phẩm cao. Tuy vậy địa hình cũng ảnh hưởng nhiều đến việc sử dụng đất phi
nông nghiệp như xây dựng nhà ở, công trình công cộng, hệ thống giao thông, thủy
lợi…

10


Báo cáo thực tập tốt nghiệp 2015
2.1.1.3. Điều kiện khí hậu.

Yên Dũng nằm trong vùng chịu khí hậu nhiệt đới gió mùa với 2 mùa rõ rệt. Mùa
hè từ tháng 4 đến tháng 9 khí hậu thường nóng, ẩm, mưa nhiều. Mùa đông từ tháng 10
đến tháng 3 năm sau khí hậu thường khô hanh có kèm theo mưa phùn làm ảnh hưởng
đến sản xuất và đời sống của nhân dân.
Nhiệt độ: Nhiệt độ trung bình hàng năm của huyện là 23,3 0C, nhiệt độ trung bình
tháng cao nhất là 28,8oC (tháng 7), nhiệt độ trung bình tháng thấp nhất là 16,4 0C
(tháng 1). Biên độ dao động nhiệt giữa tháng cao nhất và tháng thấp nhất là 12,0 0C.
Nhiệt độ cao tuyệt đối ghi nhận được ở vùng này là 41,2 0C, nhiệt độ thấp tuyệt đối là
3,30C.
Lượng mưa: Lượng mưa trung bình hàng năm là 1.553 mm, năm cao nhất đạt tới
2.358 mm. Mưa tập trung chủ yếu vào các tháng 6,7,8,9 là nguyên nhân gây ra ngập
lụt. Tháng 8 có lượng mưa trung bình cao nhất tới 297 mm, cá biệt có năm lên tới 756
mm; tháng 12 có lượng mưa thấp nhất (16 mm), cá biệt có những năm vào tháng 11,
12 hoàn toàn không mưa.
Độ ẩm: Độ ẩm không khí trung bình hàng năm là 82%, cao nhất là 85%, thấp nhất
là 77%.
Bức xạ nhiệt: Số giờ nắng trung bình hàng năm là 1.722 giờ, thuộc loại tương đối
cao, thích hợp để canh tác 3 vụ trong năm.
Với đặc điểm khí hậu như trên, cho phép trên địa bàn huyện có thể phát triển nền
nông nghiệp đa dạng với các cây trồng, vật nuôi nhiệt đới, tuy nhiên cần lựa chọn hệ
thống cây trồng hợp lý để tránh tình trạng úng ngập trong mùa mưa ở các vùng trũng
ven sông và tình trạng khô hạn trong mùa khô ở vùng đồi núi.
2.1.1.4. Tài nguyên thiên nhiên.
 Tài nguyên đất.

11


Báo cáo thực tập tốt nghiệp 2015
Theo tài liệu thổ nhưỡng do Viện Quy hoạch và Thiết kế nông nghiệp (Bộ Nông

nghiệp và PTNT) xây dựng năm 2005, trên địa bàn huyện Yên Dũng có 5 nhóm đất với
12 loại đất chính như sau:
+ Nhóm đất phù sa: Diện tích 13.850,09 ha (chiếm 77,28% tổng diện tích tự
nhiên). Loại đất này phân bố ở ven sông Cầu, sông Thương, sông Lục Nam.
+ Nhóm đất bạc màu: Diện tích 908,64 ha (chiếm 5,07% tổng diện tích tự nhiên).
+ Nhóm đất đỏ vàng: Diện tích 2.932,03 ha (chiếm 15,36% tổng diện tích tự
nhiên). Nhóm đất này phân bố ở các xã có dãy Nham Biền chạy qua, đất thường có
màu nâu đỏ, đỏ nâu, đỏ vàng tùy theo mẫu chất, quá trình phong hóa và quá trình tích
lũy hữu cơ.
+ Nhóm đất thung lũng do sản phẩm dốc tụ: Diện tích 84,23 ha (chiếm 0,44%
tổng diện tích tự nhiên). Loại đất này phân bố ở các thung lũng nhỏ hẹp giữa các dãy
núi.
+ Nhóm đất xói mòn trơ sỏi đá: Diện tích 146,96 ha (0,77% tổng diện tích tự
nhiên) phân bố ở các xã có dãy núi Nham Biền chạy qua.
Nhìn chung, đất đai huyện Yên Dũng khá đa dạng, hàm lượng các chất dinh dưỡng
từ trung bình đến nghèo. Các nhóm đất phù sa, bạc màu, dốc tụ, thích hợp trồng các
loại cây ngắn ngày như lúa, ngô, rau đậu, khoai tây, lạc … Nhóm đất đỏ vàng ở khu
vực chân đồi, tầng dầy đất thích hợp trồng một số loại cây ăn quả như vải, na, hồng và
một số loại cây lâm nghiệp.
 Tài nguyên nước.
Nguồn nước mặt: Sông Thương, sông Cầu và sông Lục Nam là nguồn cung cấp
nước chủ yếu cho sản xuất của huyện, tổng chiều dài trên phần lãnh thổ huyện Yên
Dũng là 65,7 km, trữ lượng nước rất dồi dào. Ngoài ra, toàn huyện còn khoảng 780 ha
ao, hồ, đầm các loại với trữ lượng nước khá lớn, phục vụ trực tiếp cho các nhu cầu sản
xuất tại chỗ.
Nguồn nước ngầm: Hiện tại chưa có nguồn tài liệu điều tra khảo sát về trữ lượng
nước ngầm trên toàn huyện, nhưng theo kết quả khảo sát sơ bộ thì mực nước ngầm ở
vào khoảng 15-25 m, chất lượng khá tốt, có thể khai thác để sử dụng trong sinh hoạt và
sản xuất.
 Tài nguyên khoáng sản.

Dọc theo sông Cầu và sông Thương có khoáng sét chất lượng khá tốt là nguyên
liệu sản xuất gạch ngói, gốm sứ. Nhờ vậy mà ở các xã ven bờ hai dòng sông này nghề
sản xuất vật liệu xây dựng rất phát triển, tiêu biểu nhất là xã Yên Lư, Thắng Cương,
Đồng Việt... Ngoài khoáng sét, huyện Yên Dũng hầu như không có loại khoáng sản
nào có giá trị và trữ lượng khai thác công nghiệp.
 Tài nguyên rừng.

12


Báo cáo thực tập tốt nghiệp 2015
Huyện Yên Dũng có 1.753,72 ha rừng sản xuất và 276,76 ha rừng phòng hộ. Rừng
Yên Dũng chủ yếu là rừng mới trồng theo chương trình 327 của Chính Phủ. Diện tích
đất trống có thể phát triển trồng rừng còn ít. Do vậy cần có những biện pháp bảo vệ và
chăm sóc nguồn tài nguyên rừng hiện có, khai thác hiệu quả, hợp lý, đảm bảo môi
trường bền vững.
2.1.2. Điều kiện kinh tế xã hội.
2.1.2.1. Thực trạng phát triển các ngành kinh tế .
Bảng 2.1: Cơ cấu kinh tế huyện Yên Dũng giai đoạn 2006-2011
Đơn vị tính: (%)

TT Chỉ tiêu
Tổng số

2006

2007

100,00 100,00


2008

2009

2010

2011

100,00

100,00

100,00

100,00

1

Nông nghiệp thuỷ 59,52
sản

56,20

54,34

51,73

51,61

48,70


2

Công nghiệp và xây 26,68
dựng

29,70

31,35

32,70

33,00

33,22

3

Dịch vụ

14,10

14,31

15,57

15,39

18,08


13,80

Nguồn: Báo cáo quy hoạch huyện Yên Dũng năm 2011.

13


Báo cáo thực tập tốt nghiệp 2015
Những năm qua, cơ cấu kinh tế của Yên Dũng có sự chuyển dịch theo hướng tích
cực, tăng tỷ trọng ngành công nghiệp, dịch vụ và giảm dần tỷ trọng đối với ngành
nông nghiệp (giai đoạn 2006 – 2010 tỷ trọng ngành công nghiệp tăng 11,11%, thương
mại dịch vụ tăng 9,14%, nông – lâm, thủy sản giảm 8,16%). Trên địa bàn huyện có 02
khu công nghiệp của tỉnh: là KCN Song Khê – Nội Hoàng, khu công nghiệp Vân
Trung và 03 cụm công nghiệp (Neo, Tân Dân và Lãng Sơn) đã tạo tiền đề cho sự phát
triển kinh tế theo hướng đa dạng.
Nhìn chung, quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế của huyện trong những năm qua
đã đi đôi với phát triển các thành phần kinh tế, tạo điều kiện cho người sản xuất, kinh
doanh phát huy tính năng động, sáng tạo và đạt hiệu quả cao hơn, có tác động trực tiếp
đến chuyển dịch cơ cấu lao động.
2.1.2.2. Cơ sở hạ tầng.
 Giao thông đường bộ.
Mạng lưới đường giao thông của huyện phân bố tương đối hợp lý, liên hoàn giữa
các xã, thị trấn trong huyện, giữa huyện Yên Dũng và các huyện, tỉnh giáp ranh.
Huyện Yên Dũng có 885,36 km đường bộ, trong đó Quốc lộ có 0,70 km; tỉnh lộ có
37,58 km; đường huyện có 90,80 km, đường liên xã có 153,90 km; đường nội thị có
11,71 km; đường thôn xóm có 588,17 km. Tất cả các xã, thị trấn đều có đường ô tô về
đến trung tâm.
Hệ thống đường huyện: Yên Dũng có 09 tuyến đường huyện với tổng chiều dài là
90,80 km, cơ bản đã được trải nhựa và bê tông hóa.
Hệ thống đường liên xã: Toàn huyện có 103 tuyến đường xã với tổng chiều dài

153,90 km, trong đó khoảng 85% các tuyến được đã được trải nhựa và bê tông hóa.
Hệ thống đường nội thị: Chiều dài đường nội thị thị trấn Neo là 1,47 km, đường
vành đai thị trấn Neo là 1,10 km, thị trấn Tân Dân là 9,14 km. Toàn bộ hệ thống đường
đã được trải nhựa.
Hệ thống đường thôn xóm: Tổng chiều dài đường thôn xóm là 588,17 km, trong đó
khoảng 70% tuyến đường đã được trải nhựa và bê tông hóa.
 Giao thông đường thuỷ.
Huyện Yên Dũng có 3 sông lớn chảy qua (sông Cầu, sông Thương, sông Lục
Nam) với tổng chiều dài 63,7 km thuận lợi cho lưu thông hàng hoá trong huyện Yên
Dũng với các vùng lân cận.
- Sông Thương: Nằm trong hệ thống sông Thái Bình, hợp lưu đổ vào sông Thái
Bình tại Phả Lại - Quảng Ninh; đoạn qua địa bàn huyện Yên Dũng dài khoảng 34 km.
- Sông Lục Nam: Thuộc hệ thống sông Thái Bình, hợp lưu đổ và sông Thái Bình
tại Phả Lại - Quảng Ninh. Đoạn qua địa bàn Yên Dũng dài 6,7 km.
- Sông Cầu: Thuộc hệ thống sông Thái Bình, đoạn qua huyện Yên Dũng dài 24
km.
(Nguồn số liệu: Phòng Kinh tế và Hạ tầng)
2.1.2.3. Giáo dục, y tế, văn hóa – xã hội.
Năm học 2010 – 2011 toàn huyện có 22 trường tiểu học, 21 trường trung học cơ
sở, 06 trường trung học phổ thông với tổng số giáo viên là 1.347 giáo viên. Số học
sinh của các cấp là: tiểu học là 8.929 học sinh, trung học cơ sở là 7.502 học sinh, trung
học phổ thông là 4.366 học sinh; tỷ lệ học sinh giỏi các cấp tiếp tục có nhiều chuyển
14


Báo cáo thực tập tốt nghiệp 2015
biến tiến bộ, tỷ lệ tốt nghiệp THCS 96,1%; tỷ lệ giáo viên dạy giỏi cấp huyện chiếm
35%; giáo viên giỏi cấp tỉnh chiếm 7,3%. Năm học 2010-2011, ngành giáo dục- đào
tạo huyện tiếp tục đứng trong tốp đầu của tỉnh.
Trên toàn huyện có 01 bệnh viện đa khoa, 01 trung tâm y tế dự phòng và 21 trạm y

tế xã, thị trấn. Tổng số giường bệnh là 241 giường (bệnh viện có 141 giường). Số y bác
sỹ trên toàn huyện là 314 người (trong đó: bác sỹ 56 người, dược sỹ đại học là 2
người; y sỹ 110 người, y tá 21 người). Hiện nay toàn bộ bệnh viện, trạm xá trong toàn
huyện đạt chuẩn y tế. Trong năm qua ngành y tế huyện đã thực hiện các trương trình
mục tiêu Y tế quốc gia như chương trình tiêm chủng mở rộng năm 2011 đạt 14.177
lượt tiêm chủng (tiêm phòng Lao, bại liệt, miễn dịch cơ bản….)
Tính đến nay toàn huyện có 14/21 xã, thị trấn có nhà văn hoá cấp xã; 186/201 số
thôn, tiểu khu có nhà văn hoá, trong đó có 50 nhà văn hoá kiêm nhiệm; Năm 2011 toàn
huyện có 110 làng, 153 cơ quan văn hóa cấp huyện và 29.067 gia đình văn hóa, chiếm
86,32%; 11 làng, 15 cơ quan và 03 xã văn hóa cấp tỉnh.
(Nguồn số liệu: Niêm Giám thống kê 2011; Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội năm
2011)
2.1.2.3. Dân số và lao động.
Năm 2011, dân số toàn huyện có 128.718 người trong đó dân cư đô thị là 11.204
người chiếm 8,70%; dân số nông thôn là 117.514 người chiếm 91,3%. Tổng số hộ là
33.673 hộ; quy mô trung bình hộ là 3,82 người/hộ. Mật độ dân số trung bình toàn
huyện là 674,16 người/km2 nhưng lại phân bố không đồng đều. Dân số tập trung chủ
yếu ở các thị trấn, ven các trục đường giao thông chính như Thị trấn Tân Dân 1.175
người/km2; Xã Hương Gián 1.043 người/km 2; Thị trấn Neo 980 người/km 2; Các xã có
mật độ dân số thấp như xã Trí Yên 383 người/km 2; xã Nham Sơn 465 người/km2; xã
Thắng Cương 419 người/km2.
Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên của huyện năm 2011 là 1,02%, chất lượng dân số và
tuổi thọ trung bình ngày càng tăng.
Tính đến năm 2011, số người trong độ tuổi lao động có 62.067 lao động trong đó
lao động nam là 31.054 lao động, lao động nữ là 31.012 lao động. Số người trong độ
tuổi lao động chiếm 48,22% tổng dân số toàn huyện.
Lực lượng lao động trên địa bàn huyện tuy đông nhưng chất lượng lao động chưa
cao, lao động phổ thông đơn thuần còn chiếm đa số (trên 80%). Lực lượng lao động có
chuyên môn kỹ thuật và trình độ quản lý cao còn thiếu. Lao động được phân bố cho
các ngành như sau:

+ Ngành nông, lâm nghiệp, thuỷ sản có trên 46.544 lao động (chiếm 75%);
+ Ngành công nghiệp, TTCN – xây dựng có trên 7.451 lao động (chiếm hơn
12%);
+ Lao động thương mại dịch vụ có trên 8.072 lao động chiếm hơn 13%.
Đời sống dân cư từng bước được ổn định và cải thiện. Năm 2011, số hộ nghèo trên
toàn huyện còn 3.165 hộ chiếm 9,07%. Thu nhập bình quân đầu người đạt 14 triệu
đồng/người/năm. Có thể nói, đây là một mức thu nhập bình quân trung bình, do nền kinh
tế của huyện còn dựa nhiều vào sản xuất nông nghiệp.
(Nguồn số liệu: Niên giám thống kê huyện Yên Dũng năm 2011)
15


Báo cáo thực tập tốt nghiệp 2015
2.2.

Hiện trạng phát sinh chất thải rắn tại xã Đồng Phúc – Yên Dũng – Bắc
Giang.

2.2.1. Khái quát hiện trạng môi trường huyện Yên Dũng – tỉnh Bắc Giang.
Nhìn chung môi trường sinh thái của huyện còn tương đối tốt. Tuy nhiên, do sự gia
tăng dân số, phát triển công nghiệp, dịch vụ, quá trình đô thị hoá đã làm ảnh hưởng
không nhỏ đến môi trường.
Môi trường tự nhiên của huyện đang bị suy thoái: đất canh tác bạc màu, nguồn
nước và không khí tại một số khu vực có dấu hiệu bị ô nhiễm.
Môi trường đô thị:
Môi trường nước và chất lượng nước ở tại một số nơi nguy cơ suy giảm do nước
thải công nghiệp, nước thải sinh hoạt không được xử lý mà thải vào hệ thống nước
chung gây ô nhiễm tầng nước mặt, thấm xuống đất gây ô nhiễm tầng nước ngầm.
Vấn đề cấp, thoát nước, rác thải, khí thải,... ở các thị trấn đã ảnh hưởng đến môi
trường đất, môi trường không khí là những vấn đề bức xúc ảnh hưởng đến cảnh quan

môi trường đô thị cần có những biện pháp cụ thể để xử lý.
2.2.2. Nguồn phát sinh chất thải rắn sinh hoạt.
Chất thải rắn sinh hoạt phát sinh từ các hộ gia đình: chủ yếu là các loại rau, củ,
quả, giấy, lá cây, chai lọ, thức ăn thừa, xương động vật, than, thuỷ tinh, kim loại, vỏ
hoa quả, nhựa.
Các cơ sở kinh doanh tại địa bàn nghiên cứu hiện chủ yếu là kinh doanh các loại
mặt hàng phục vụ cuộc sống hàng ngày của người dân như: bán hàng tạp hoá, bán
hàng nước, bán hàng thực phẩm nên thành phần chất thải rắn sinh hoạt từ các cơ sở
này chủ yếu là: túi bóng, hộp giấy, xương động vật, các loại rau củ quả... Trong các
cửa hàng may có thêm vải vụn, chỉ. Trên địa bàn nghiên cứu có rất nhiều cửa hàng sửa
chữa xe máy, ôtô chất thải rắn hàng ngày từ các cửa hàng này chủ yếu là: kim loại,
nhựa, rẻ lau dính dầu, lốp xe. Các cửa hàng ăn sáng chất thải rắn chủ yếu là: giấy ăn,
xương động vật, thức ăn thừa, than nấu ăn.
Có thể thấy hiện nay chất thải từ các hộ gia đình, cơ sở kinh doanh chủ yếu là chất
thải hữu cơ, ngoài ra còn có thêm chất thải vô cơ như là: gạch ngói, giấy, kim loại,
than xỷ
Ngoài ra, trên dịa bàn nghiên cứu còn có:
a)Chất thải rắn sinh hoạt phát sinh từ các trụ sở cơ quan: thành phần chất thải rắn
trường học chủ yếu là: giấy, thước kẻ, phấn, bụi đất, bút viết hỏng, túi nilon, lá cây.
Văn phòng nhà trường có thêm vỏ hoa quả, bã chè, thức ăn thừa. Trong các trường
mầm non chất thải rắn hàng ngày có thêm thức ăn, giấy, đổ chơi hỏng.
Chất thải phát sinh từ các trụ sở cơ quan có thành phần chủ yếu là: giấy, báo, vỏ
hộp, bã chè, bụi, lá cây, đầu thuốc lá. Tại các trạm y tế thành phần chất thải rắn là: vỏ
hộp thuốc, thức ăn, chai nhựa, bông, kim tiêm.
b)Chất thải rắn phát sinh từ các khu chợ: các khu chợ kinh doanh các mặt hàng
chủ yếu phục vụ cuộc sống hàng ngày của người dân do vậy mà thành phần chất thải
rắn là: rau, củ, quả, túi nilon, xương động vật, các loại bao bì, rơm, rác, lá cây, đất cát,
lông gà, lông vịt…
c)Chất thải rắn phát sinh từ trạm y tế: Do điều kiện vật chất cho nên trạm y tế tại
16



Báo cáo thực tập tốt nghiệp 2015
nơi nghiên cứu chuyên đề chủ yếu hoạt động khám, chữa bệnh đơn giản, không phẫu
thuật nhiều. Tuy nhiên, chất thải rắn tại đây vẫn bao gồm : chất thải nguy hại, túi nilon,
thực phẩm, thức ăn thừa, rác vườn…
2.2.3. Khối lượng và thành phần chất thải rắn sinh hoạt.
Theo số liệu điều tra tại địa bàn xã Đồng Phúc năm 2011 của Phòng Tài nguyên và
môi trường huyện Yên Dũng thì lượng chất thải rắn phát sinh theo đầu người của xã
Đồng Phúc hiện nay là 0,52 kg/ng.ngày.
Lượng chất thải sinh hoạt phát sinh từ các hộ gia đình được tính bằng cách nhân
tổng số dân với lượng chất thải sinh hoạt trên đầu người.
Chất thải rắn sinh hoạt phát sinh được tính theo công thức sau:
Ssinh hoạt = Tsinh hoạt x N
Trong đó:
- Ssinh hoạt : Chất thải sinh hoạt phát sinh hàng ngày (kg/ngày)
- Tsinh hoạt : Mức phát sinh chất thải rắn hàng ngày (kg/người/ngày)
- N
: Dân số (người)
Vì vậy : Ssinh hoạt = Tsinh hoạt x N = 0,52 x 10103 = 5253,56 ( kg/ngày ).
Với dân số xã Đồng Phúc là 10103 người.
Giả sử, chất thải rắn có trọng lượng riêng là 508kg/m 3 ( giả định trên cơ sở đã
phân tích thành phần, tính trọng lượng riêng của chất thải rắn sinh hoạt trong quá trình
học tập). Như vậy, thể tích chất thải rắn phát sinh tại Xã Đồng Phúc là :
Vsinh hoạt = Ssinh hoạt : 508 = 5253,56 : 508 = 10,34 ( m3 / ngày đêm ).
Vậy số liệu điều tra và tính toán ở trên có thể thấy hiện nay lượng chất thải rắn
sinh hoạt tại xã Đồng Phúc phát sinh hàng ngày là tương đối nhiều. Tuy nhiên, do địa
bàn rộng nên công tác thu gom gặp nhiều khó khăn.
Thành phần chất thải rắn hiện nay của các xã rất đa dạng, chủ yếu là chất thải
hữu cơ dễ phân hủy, bên cạnh đó có thêm chất thải vô cơ.

Bảng2.2: Thành phần CTRSH trên địa bàn nghiên cứu
STT
Thành phần chất thải rắn sinh hoạt
Tỷ lệ (%)
1
Mùn đất
14÷25
2
Rác vụn
10÷15,5
3
Thức ăn thừa, cỏ cây, lá cây, bã chè
30÷48
4
Gạch vụn, đá, sỏi, sành, sứ
4÷8
5
Vỏ ốc, vỏ sò
3÷5
6
Túi nilon, cao su, nhựa, da
4÷7
7
Lông gà, lông vịt
0÷8
8
Giấy, bìa, giẻ rách,
0÷3
9
Gỗ vụn

3÷8
10
Thủy tinh
0÷1
11
Kim loại
1,5÷2
Nguồn: Số liệu Phòng TNMT huyện Yên Dũng.

17


Báo cáo thực tập tốt nghiệp 2015

2.2.4. Thực trạng quản lý chất thải rắn xã Đồng Phúc – Yên Dũng – Bắc Giang.
a) Cơ cấu tổ chức quản lý
Hiện nay, phòng Tài nguyên và Môi trường đang là cơ quan pháp lý quản lý môi
trường và đất đai trên địa bàn huyện. Hiện tại, phòng Tài nguyên và Môi trường có 29
cán bộ trong đó có 4 cán bộ phụ trách môi trường, các xã và thị trấn đều cán bộ môi
trường. Nhưng do điều kiện cơ sở vật chất nên hiện nay công tác thu gom chất thải rắn
mới chỉ dừng lại ở việc thu gom không thường xuyên của một số thôn và tại khu vực
trung tâm xã hoặc thu gom theo nhóm hộ gia đình một cách tự phát, nhỏ lẻ.
Qua quá trình đi thực tế, phỏng vấn người dân và ông Trần Văn Ngữ - cán bộ môi
trường xã Đồng Phúc tôi được biết :
Theo ông Trần Văn Ngữ thì : “ Do điều kiện về cơ sở vật chất cũng như điều kiện
kinh tế của địa phương nên hoạt động quản lý chất thải rắn tại xã Đồng Phúc còn gặp
rất nhiều khó khăn ”

Hình 2.1: Ủy ban nhân dân xã Đồng Phúc.
UBND huyện

(Chủ tịch huyện)

Công ty Cổ phần Môi trường đô
thị huyện Yên Dũng

Phòng Tài nguyên và Môi
trường
18

UBND xã (cán bộ môi trường)


Báo cáo thực tập tốt nghiệp 2015
UBND huyện
(Chủ tịch huyện)

Công ty Cổ phần Môi trường đô
thị huyện Yên Dũng

Phòng Tài nguyên và Môi
trường

UBND xã (cán bộ môi trường)

Hợp tác xã môi trường

Hộ gia đình

Tổ vệ sinh môi trường


Cơ quan, công sở

Cơ sở sản xuất kinh
doanh

Chất thải rắn sinh hoạt

Hình 2.2: Sơ đồ quản lý CTRSH của huyện Yên Dũng.
2.2.5. Hiện trạng xử lý chất thải rắn tại xã Đồng Phúc – Yên Dũng – Bắc Giang.
Hiện tại các hình thức xử lý rác phổ biến nhất của các xã trên địa bàn huyện Yên
Dũng là: tự tiêu hủy, tái sử dụng, thu gom.
Tự tiêu hủy: đây là hình thức mà đại bộ phận người dân đang áp dụng với chất thải
sinh hoạt mà gia đình mình thải ra. Do diện tích vườn của các hộ gia đình là tương đối
rộng nên khả năng tự phân hủy rất nhanh. Người dân vẫn thường có thói quen vứt rác
ngay ra vườn nhà mình đó là với các chất thải rắn hữu cơ dễ phân hủy. Đối với các chất
thải vô cơ như giấy, bìa và các chất thải hữu cơ khó phân hủy như túi bóng, chai nhựa
người dân có thói quen gom lại sau đó mang đi đốt cùng với các loại lá cây. Đại bộ phận
người dân vẫn thường tận dụng các khu đất chống trong vườn nhà mình làm khu tập trung
rác, khoảng 4 – 5 ngày lại tiến hành đốt rác một lần. Các hộ gia đình gần đường lại vứt rác
ngay ra ven đường sau đó đốt; các khu đất trống, kênh mương không có người quản lý
cũng trở bãi đổ rác của người dân.

19


Báo cáo thực tập tốt nghiệp 2015

Hình 2.2: Con đường liên huyện xã Đồng Phúc.

Hình 2.3: Mương tưới, tiêu tại Thôn Việt Thắng – Xã Đồng Phúc.

20


Báo cáo thực tập tốt nghiệp 2015
Hiện nay, tại xã Đồng Phúc có 3 thôn : Cao Đồng, Đồng Nhân, Hoàng Phúc đã
tiến hành tổ chức thu gom chất thải rắn. Tuy nhiên, hoạt động này không thường xuyên
và chưa hiệu quả cao. Vì thu gom còn nhỏ lẻ theo thôn, xóm và chỉ chở đến bãi đất
trống rồi đổ, không có một hình thức xử lý nào.
Tái sử dụng: hình thức này áp dụng với những chất thải mà có khả năng sử dụng
lại như là rau, củ, quả, thức ăn thừa, người dân chuyển chúng sang mục đích chăn
nuôi. Đây là hình thức tái sử dụng mang tính tiết kiệm không những thế mà có thể
mang lại hiệu quả kinh tế. Tại các hộ gia đình chăn nuôi lớn đa số có hình thức làm
hầm biogas để tận dụng các chất thải từ chăn nuôi, chất thải hữu cơ dễ phân hủy. Các
vật liệu kim loại, chai thủy tinh, người dân tích lại sau đó bán cho những người thu
mua phế liệu. Tại các cửa hàng sửa chữa ô tô, xe máy những bình ác quy, sắt thép sẽ
được thu mua phục vụ công tác tái chế. Hình thức tái chế, tái sử dụng không những
mang lại hiệu quả trong công tác bảo vệ môi trường mà còn tiết kiệm được một khoản
tiền không nhỏ đối với các hộ gia đình ở nông thôn hiện nay.
Thu gom là hình thức mà hầu hết hiện nay người dân đều có mong muốn có hình
thức này tới tận các hộ gia đình. Nhưng do điều kiện tự nhiên, do cơ sở vật chất còn
nhiều thiếu thốn, nên hiện nay, tại xã Đồng Phúc có 3 thôn : Cao Đồng, Đồng Nhân,
Hoàng Phúc đã tiến hành tổ chức thu gom chất thải rắn. Tuy nhiên, hoạt động này
không thường xuyên và chưa hiệu quả cao. Vì thu gom còn nhỏ lẻ theo thôn, xóm và
chỉ chở đến bãi đất trống rồi đổ, không có một hình thức xử lý nào.
Theo kế hoạch của Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện, các tổ vệ sinh tại các xã
sẽ được hỗ trợ kinh phí để mua trang thiết bị dụng cụ lao động phục vụ công tác thu gom
chất thải rắn sinh hoạt của xã mình. Các xã đang nghiên cứu và lập kế hoạch xây dựng bãi
rác thải cho riêng mình.
2.2.6. Đánh giá về sự quan tâm của người dân về vấn đề chất thải rắn sinh hoạt.
Theo kết quả điều tra trên địa bàn xã, có thể rút ra kết luận như sau :

- Hiện tại, sự hiểu biết về lĩnh vực môi trường của người dân còn chưa đồng
đều.
- Tuy nhiên, đa số các hộ dân được phỏng vấn đều mong muốn được thu
gom rác thải và chấp nhận trả phí.
Theo số liệu phỏng vấn tại các hộ gia đình, một số người dân có nhận xét chung là
tình hình môi trường của huyện vẫn tốt, chưa có hiện tượng ô nhiễm do vấn đề chất
thải rắn sinh hoạt. Nhưng một số hộ khác lại cho rằng hiện tượng ô nhiễm đã có, đó là
ở các khu chợ trong địa bàn, các khu đất trống được xử dụng để đổ rác không hợp lý,
các con mương …
Trong các quan điểm của người dân về vấn đề ảnh hưởng của ô nhiễm rác thải như
thế nào: một bộ phận người dân cho rằng chỉ ảnh hưởng tới sức khỏe con người, đại bộ
phận những người hiểu biết thì họ cho rằng nó ảnh hưởng tới cả ba: sản xuất kinh
doanh, sức khỏe con người, cảnh quan thôn xóm.
Một số hộ dân có ý kiến : “ chúng tôi rất muốn được thu gom rác thải và có hình
thức xử lý rác phù hợp hơn. Bây giờ là thời nông thôn mới rồi, đường làng đổ bê tông
rồi, đổ rác ra đường thì bẩn lắm, nhưng tôi chẳng biết làm thế nào, đành cho vào bao
buộc lại chờ đội thanh niên xóm mỗi tháng đi thu 1,2 lần”.

21


Báo cáo thực tập tốt nghiệp 2015

Hình 2.4: Chất thải rắn được người dân cho vào bao tải chờ ngày thu gom.
Các hình thức tuyên truyền bảo vệ môi trường đa phần người dân đều tham gia hết
sức nhiệt tình. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều cá nhân, gia đình còn chưa thực hiện được.

Hình 2.5: Những khó khăn trong công tác quản lý.

22



×