Tải bản đầy đủ (.docx) (14 trang)

BÁO CÁO Phân tích một số nghiệp vụ bất thường trong kỳ TẠI Tập đoàn DTH Industrials & Investment

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (143.49 KB, 14 trang )

Bản báo cáo Nhóm 6:
Danh sách nhóm:
Tên
1.Nguyễn Thị Tuyết
2.Huỳnh Tuấn Nghĩa
3. Trần Ngọc Ánh
4.Đặng Thị Trang
5.Nguyễn Hồng Cúc
6.Nguyễn Thị Bạch Tuyết
7.Đinh Thị Thảo
8.Vũ Thị Quỳnh Anh

Mã Sinh Viên
11144837
11132823
11130402
11144543
11140613
11134435
11144098
11140293

Tập đoàn DTH Industrials & Investment
I.Thông tin chung
Tập đoàn DTH Industrials & Investment (Mã chứng khoán niêm yết DII) là doanh nghiệp
hoạt động trong lĩnh vực đầu tư và sản xuất công nghiệp. Ngành nghề kinh doanh của
DTH Industrials & Investment bao gồm:
Xây dựng và kinh doanh căn hộ cao cấp và văn phòng cho thuê
Tư vấn xây dựng và thiết kế
Sản xuất và phân phối vật liệu xây dựng
Kinh doanh bất động sản


Vận tải và các dịch vụ logistic


Bán lẻ, kinh doanh các sản phẩm điện máy
Đầu tư tài chính
Các hoạt động hỗ trợ kinh doanh khác

Công ty có các công ty con sau:
Các công ty con

Lĩnh vực kinh doanh

Công ty TNHH DTH
Logistics
Công ty TNHH DTH 68

Logistics, vận tải hàng hóa
và vận tải biển
Xây dựng, chuyên trách các
hoạt động tư vấn, thiết kế
công trình cho tập đoàn
Cung cấp vật liệu xây dựng
cho tập đoàn, bao gồm các
mặt hàng xi măng, đá, gạch,
gạch lát nền,

CTCP Vật liệu Xây dựng
DTH

Tỷ lệ sở hữu trực tiếp

70%
60%
60%

Hội đồng quản trị và ban giám đốc
STT
1
2
3
4
5

Họ và tên
Ông Vũ Đức Huy
Ông Nguyễn Bá Dũng
Ông Trần Văn Thọ
Ông Hoàng Minh Quyền
Bà Đinh Thị Thúy

Chức danh
Chủ tịch HĐQT, Phó Tổng Giám đốc
Phó Chủ tịch HĐQT, Tổng Giám đốc
Ủy viên HĐQT, Phó Tổng Giám đốc
Ủy viên HĐQT
Ủy viên HĐQT

II.Phân tích một số nghiệp vụ bất thường trong kỳ


Nghiệp vụ 1: Tập đoàn thu về doanh thu bán hàng đạt 73,888 tỷ đồng, tăng

trưởng 11% so với năm 2013. Trong đó toàn bộ các doanh thu đã thực hiện là
91%, 9% còn lại đang trong quá trình thương thảo hợp đồng nhưng về nguyên tắc
khách hàng đã chấp nhận giao dịch.

A.Điểm bất thường:Ghi nhận doanh thu
Căn cứ pháp lý: : Thông tư 78/2014/TT-BTC áp dụng từ 18/6/2014, tại
Điều 5, Khoản 2 quy định về thời điểm xác định doanh thu tính thuế để
xác định thu nhập chịu thuế như sau:
“a) Đối với hoạt động bán hàng hóa là thời điểm chuyển giao quyền sở
hữu, quyền sử dụng hànghóa cho người mua.”
Như vậy: Theo Thông tư 78/2014/TT-BTC thì thời điểm xác định
doanh thu để tính thuế TNDN là:
+ Thời điểm hoàn thành việc cung ứng hàng hhoas cho người mua.
+ Thời điểm lập hóa đơn cung ứng hàng hóa
Kết thúc kỳ kế toán công ty đã ghi nhận doanh thu 73.888 tỷ đồng
trong đó 9% doanh thu đang trong quá trình thương thảo hợp đồng.Theo
như nguyên tắc ghi nhận trên thì 9% không được xem là doanh thu vì
chưa ký hợp đồng mà chỉ đang trong quá trình thương thảo hợp đồng
chưa cung ứng hàng hóa cho người mua.
Vậy nên: Kết quả doanh thu trên chưa chính xác

B.Điều chỉnh:
Doanh thu bán hàng bằng:
91%*73,888 = 67,238 tỷ đồng
Tăng trưởng so với năm 2013 bằng:
(67,238-66,613)/66,613*100% = 1%
Lợi nhuận trước thuế = 4,881 tỷ đồng
Thuế TNDN = 982



Lợi nhuận sau thuế = 3899 tỷ đồng
Như vậy Lợi nhuận sau thuế đã giảm đi 57,66% so với trước
Nghiệp vụ 2:Trong năm 2014, DTH I&I kí kết hợp đồng với DTH Logistics, xây
dựng công trình trụ sở mới của DTH Logistics tại Hà Nội. Giá trị hợp đồng đạt
18,5 tỷ đồng và đã hoàn thành 60% các hạng mục tính tới cuối ngày 31/12/2014,
tổng chi phí bỏ ra đạt 11,2 tỷ đồng cho các hạng mục đã thực hiện. Giá trị hợp
đồng này chưa ghi nhận vào doanh thu 2014 của DTH I&I với lý do của Kế toán
Trưởng là:
“Chưa ghi nhận do chưa hoàn thành hợp đồng”

A. Điểm bất thường:
1. Ghi nhận doanh thu:
Căn cứ pháp lý: Thông tư 78/2014/TT-BTC áp dụng từ 18/6/2014, tại
Điều 5, Khoản 2 quy định về thời điểm xác định doanh thu tính thuế để
xác định thu nhập chịu thuế như sau:
“b) Đối với hoạt động cung ứng dịch vụ là thời điểm hoàn thành việc
cung ứng dịch vụ cho người mua hoặc thời điểm lập hóa đơn cung ứng
dịch vụ.
Trường hợp thời điểm lập hóa đơn cung ứng dịch vụ xảy ra trước thời
điểm dịch vụ hoàn thành thì thời điểm xác định doanh thu tính thuế
được tính theo thời điểm lập hóa đơn cung ứng dịch vụ.”
Như vậy: Theo Thông tư 78/2014/TT-BTC thì thời điểm xác định
doanh thu để tính thuế TNDN là:
+ Thời điểm hoàn thành việc cung ứng dịch vụ cho người mua.
+ Thời điểm lập hóa đơn cung ứng dịch vụ.
Kết thúc kỳ kế toán, công trình xây dựng trụ sở mới của DTH
Logistics đã hoàn thành 60% các hạng mục, đã có thể ghi nhận doanh
thu từng phần theo 60% giá trị hợp đồng, nhưng kế toán trưởng quyết
định không ghi nhận doanh thu vào năm 2014 (với lý do chưa hoàn



thành hợp đồng) điều này hoàn toàn phù hợp với cách ghi nhận doanh
thu theo chế độ kế toán.
Hơn nữa, nếu ghi nhận doanh thu trong năm, đồng thời cũng phải ghi
nhận chi phí, lợi nhuận của doanh nghiệp là 18,5*60%-11,2=-0,1 tỷ.
Doanh nghiệp sẽ lỗ, khoản lỗ này làm giảm lợi nhuận của doanh nghiệp,
cổ đông sẽ không vui.
2. Giá trị hợp đồng ít hơn so với chi phí.
Đối với DTH I&I, dự án này mang lại 1 khoản lỗ. DTH I&I đã chịu lỗ
khi kí hợp đồng với DTH Logistic vì đây là 2 công ty mẹ con, DTH I&I
sẽ tránh được khoản thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp từ dự án,
trong khi tiền từ DTH Logistic trả cho DTH I&I thì vẫn không ra khỏi
tập đoàn.
B.C.D.Sai sót và điều chỉnh, Khoản lợi riêng của các đối tượng liên
quan, Điều chỉnh hợp pháp: không
Nghiệp vụ 3.Vật liệu xây dựng và máy móc phục vụ tất cả các dự án
của DTH I&I trong năm 2014 đều mua từ DTH Logistics với giá bằng
110% giá thị trường, đã được phản ánh trong giá vốn hàng bán.
A.Điểm bất thường .Hiện tượng chuyển giá
Vật liệu xây dựng và máy móc mua từ DTH Logistics với giá bằng
110% giá thị trường. Đây có thể coi là hiện tượng chuyển giá. Có thể
hiểu, chuyển giá là hành vi của chủ thể kinh doanh tác động đến giá cả
nhằm thay đổi giá trị trao đổi hàng hóa, dịch vụ trong quan hệ với các
bên trong tập đoàn Giá giao dịch có thể được xác định lại như vậy là do
Quyền tự do định đoạt trong kinh doanh Các chủ thể trong cùng một tập
đoàn hay nhóm liên kết có chung lợi ích nên sự khác biệt về giá không
làm thay đổi lợi ích toàn cục và; Việc thay đổi giá tuy không làm thay
đổi tổng lợi ích nhưng lại làm thay đổi tổng nghĩa vụ thuế của doanh
nghiệp. Khi tăng giá dẫn đến tăng tổng chi phí của tập đoàn lên làm cho



lợi nhuận trước thuế giảm từ đó thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp
cũng giảm theo nhưng trên thực tế thì lợi nhuận của công ty không hề
thay đổi. Cũng từ việc tăng giá làm cho doanh thu của công ty con tăng
Trong khi đó công ty con đang trong giai đoạn được hưởng ưu đãi thuế
thu nhập. Từ đó có thể thấy tổng lợi ích của tập đoàn không đổi nhưng
thuế phải nộp cho nhà nước của cả tập đoàn được giảm đi
B. Nghiệp vụ này không hợp lí nhưng vẫn hợp pháp.
C. Khoản lợi ích mà công ty thu được là khoản thuế gtgt giảm đi. Lợi
nhuận giảm = giá vốn hàng bán/11= 60446/11=5495 (triệu đồng) Thuế
gtgt giảm= lợi nhuận giảm * thuế TNDN/ Lợi nhuận trước thuế =5495 *
2321/11531= 1106 (triệu đồng)
Nghiệp vụ 7:Lợi nhuận khác đến từ việc thanh lý khối tài sản cố định
nguyên giá 4,5 tỷ đồng, giá trị còn lại 2 tỷ đồng, giá thanh lý ghi trên
hợp đồng 3,502 tỷ đồng. Tuy nhiên, giá thực tế giao dịch là 3 tỷ đồng.
A.Điểm bất thường
1. Đánh giá giá trị tài sản
Căn cứ pháp lý: : Thông tư 78/2014/TT-BTC áp dụng từ 18/6/2014, tại
điều 2, khoản 2 quy định Nguyên tắc xác định lại giá trị tài sản đối với
tài sản cố định:
“Xác định lại giá trị của tất cả các tài sản cố định theo nguyên tắc:
- Giá trị còn lại của TSCĐ đánh giá lại = Nguyên giá x (nhân) chất
lượng còn lại TSCĐ (%)
Trong đó:
+ Nguyên giá: được lấy theo giá thị trường tại thời điểm kiểm kê
01/7/2011, nếu không có giá trên thị trường thì lấy theo bảng giá do các


Bộ quản lý ngành hướng dẫn, hoặc giá của các tài sản có tính năng
tương đương.

+ Chất lượng còn lại của TSCĐ: được xác định trên cơ sở chất lượng
còn lại thực tế của TSCĐ và tính theo tỷ lệ phần trăm (%).”
Như vậy: +Nguyên giá tài sản cố định là 4,5 tỷ,khi thanh lý tài sản công
ty định lại giá trị tài sản còn 2 tỷ có thể con số này nhỏ hơn giá trị còn lại
thực của tài sản.Việc hạ giá trị còn lại xuống giúp công ty tăng lên khoản
lợi nhuận khác làm tăng lợi nhuận ghi trên BCTC của công ty lên.Mặt
khác sẽ đẩy cao chi phí khấu hao tính các kỳ trước đó lên (bằng cách
chọn lại thời gian khấu hao) nhằm giảm thuế TNDN.
2.Thổi phồng giao dich
Giá ghi trên hợp đồng khi thanh lý TSCĐ là 3,502 tỷ trong khi đó giá
thực tế giao dịch là 3 tỷ.Có thể việc đội giá thanh lý TSCĐ
+tăng lợi nhuận khác của công ty lên 502 triệu nên lợi nhuận ghi trên
BCTC của công ty tăng lên
+hoặc là Công ty mua chấp nhận mua lại TSCĐ với giá cao hơn 1,5 lần
so với giá trị còn lại của tài sản đánh đổi lại sẽ được ghi tăng giá trị lên
0,502 tỷ làm tăng Tài sản ngắn hạn của công ty lên
+Đối với công ty mua lại TSCĐ việc đội giá thanh lý làm tăng nguyên
giá TSCĐ và đẩy cao chi phí khấu hao nhằm giảm thuế thu nhập DN
phải nộp.
B.Những sai sót cần điều chỉnh.
Ghi nhận trên không hợp lý nhưng hợp pháp.Vì không có căn cứ để điều
chỉnh
Nghiệp vụ 8: DTH I&I đầu tư vào cổ phiếu niêm yết của CTCP Thủy
sản Minh Phú (mã CK MPC) với tổng giá trị đầu tư 10,04 tỷ đồng vào
thời điểm 02/01/2014, thanh lý vào thời điểm 15/08/2014. Công ty đầu


tư với chiến lược dài hạn chỉ mua và bán 1 lần, không lướt sóng trong
quá trình nắm giữ.
Ngày 02/01/2014 Giá cổ phiếu là 24.000/1cp với tổng giá trị đầu tư là

10,04 thì sẽ mua được 418.333 cổ phiếu. Công ty bán ngày 15/8 /2014
giá cổ phiếu 70.500/1cp thu được 29,4925 tỷ.Như vậy đầu tư lãi nên
phải ghi nhận doanh thu hoạt động tài chính là 19,385 tỷ.
Theo thông tư 200/2014/TT-BTC ngày 22/12/2014 tài khoản 121 –
chứng khoán kinh doanh dùng để phản ánh tình hình mua , bán và thanh
lý các loại cổ phiếu, trái phiếu niêm yết trên thị trường..Như vậy khi đầu
tư vào tài chính , chi phí sẽ được hoạch toán vào TSNH là đầu tư tài
chính ngắn hạn.Trường hợp nhận lãi ghi nhận vào doanh thu hoạt động
tài chính, lỗ ghi nhận vào chi phí hoạt động tài chính
A.Điểm bất thường:
-Nhìn vào bảng cân đối kế toán , tài khoản đầu tư tài chính ngắn hạn có
số dư năm 2013 là 10,048 tỷ, năm 2014 lại là 148 triệu đồng.Khoản đầu
tư có lãi trên có thể được ghi nhận vào năm 2013 trong khi giá cổ phiếu
năm 2013 bị giảm vào thời điểm 02/01/2013 là 31.000/1cp , 15/08/2013
giá là 23.000/1cp .Nếu như với cách hoạch toán trên thì doanh nghiệp
thay vì ghi nhận lãi 19,385 tỷ phải ghi nhận một khoản lỗ trong chi phí
hoạt động tài chính năm 2013.Như vậy khoản lãi 19,385 tỷ không cánh
mà bay.Đây là khoản lợi được che dấu mà chủ doanh nghiệp được
hưởng.
B.Điều chỉnh
-Điều chỉnh Số dư tài khoản Đầu tư tài chính nắm hạn năm 2013 sang
năm 2014 là 10,04 tỷ
-Ghi nhận tăng thêm doanh thu hoạt động tài chính 19,385 tỷ


Nghiệp vụ 9.Doanh nghiệp đã tiến hành đánh giá lại giá trị tài sản
theo Nghị quyết của Đại hội cổ đông tháng 6 năm 2014. Theo kết quả
kiểm định của đơn vị định giá độc lập được thuê trong tháng 8/2014, giá
trị tài sản cố định của DTH I&I được định giá giảm đi 10%. Con số
thay đổi này chưa được phản ánh vào báo cáo cuối năm với lý do của

Kế toán Trưởng: “Có sự thay đổi do thanh lý và mua mới tài sản cố
định trong kỳ nên cần đánh giá lại lần nữa”.
A.Điểm Bất thường
Giá trị tài sản của DTH I&I giảm đi 10% mà chưa được phản ánh vào
báo cáo cuối năm.
B.Sai sót và điều chỉnh.
1.Sai sót
+ Giá trị tài sản đã được định giá theo sự nhất trí của Đại hội cổ đông
vào tháng 6/2014, nhưng đến tháng 8/2014, đơn vị định giá độc lập lại
cho rằng giá trị tài sản giảm đi 10%, con số này chưa được phản ánh vào
báo cáo tài chính cuối năm. Từ đó, có thể cho rằng, với việc định giá
hơn 10% so với giá trị thực, công ty có thể giảm được một phần thuế thu
nhập phải nộp
 Giải thích : với việc làm tăng giá trị tài sản , dẫn đến => doanh
thu giảm
+ Chưa được phản ánh vào báo cáo cuối năm, có thể sẽ được phản
ánh vào năm sau hoặc không được ghi nhận nữa. Với trường hợp
không được ghi nhận thì khoản 10% tài sản cố định sẽ rơi vào túi
riêng của Hội đồng Quản trị.
+ Với lý do của kế toán trưởng là do có sự thay đổi thanh lý và
mua mới tài sản cố định trong kì nên cần đánh giá lại, chưa đủ căn


cứ để đánh giá lại. Hơn thế nữa, từ tháng 8/2014 đến hết năm là 4
tháng, với khoảng thời gian đó, công ty hoàn toàn có thể tiến hành
đánh giá lại tài sản.
2.Điều chỉnh
+ Số tài sản giảm đi 10% có thể cho vào khoản mục đầu tư khác
+ Phản ánh lại giá trị tài sản vào quý đầu năm 2015
C.Khoản lợi riêng

Ông Huy, ông Dũng và ông Thọ có thể chiếm khoản lợi 10% giá trị
tài sản cố định.
 Khoản lợi lên tới 4,924 x 10% VNĐ/CP.
Nghiệp vụ 10.Tại ngày 31/12/2014, Ông Vũ Đức Huy nhận chuyển
nhượng 11% cổ phần của DTH 68 từ DTH I&I với giá 8000 VNĐ/CP.
Giá thị trường của DTH68 là 10000.
A.Điểm bất thường
1.Chuyển nhượng cổ phiếu để tránh hợp nhất bctc
Theo Luật Doanh nghiệp quy định: Khoản 15 Điều 2: “ Khi thành lập
công ty, một công ty được coi là công ty mẹ của công ty khác nếu thuộc
một trong các trường hợp sau đây:
a) Sở hữu trên 50% vốn điều lệ hoặc tổng số cổ phần phổ thông đã phát
hành của công ty đó;
b) Có quyền trực tiếp hoặc gián tiếp bổ nhiệm đa số hoặc tất cả thành
viên Hội đồng quản trị, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc của công ty đó;
c) Có quyền quyết định việc sửa đổi, bổ sung Điều lệ của công ty đó.”
Và Theo Quyết định số 234/2003/QĐ-BTC ngày 30 tháng 12 năm 2003
của Bộ trưởng Bộ Tài chính về báo cáo các khoản hợp nhất và kế toán
các khoản đầu tư vào công ty con


“Khi hợp nhất báo cáo tài chính, báo cáo tài chính của công ty mẹ và
các công ty con sẽ được hợp nhất theo từng khoản mục bằng cách cộng
các khoản tương đương của tài sản, nợ phải trả, vốn chủ sở hữu, doanh
thu, thu nhập khác và chi phí. Để báo cáo tài chính hợp nhất cung cấp
được đầy đủ các thông tin tài chính về toàn bộ tập đoàn như đối với một
doanh nghiệp độc lập”
Như vậy:+ Công ty DTH I&I sở hữu 60% cổ phần của DTH 68 thì DTH
I&I
Công ty mẹ của DTH 68

+Báo cáo tài chính của công ty mẹ DTH I&I phải hợp nhất với
DTH 68
Tuy nhiên: Năm 2014, DTH68 ghi nhận lỗ 15 tỷ, công ty DTH I&I
không muốn hợp nhất số lỗ này vì vậy đã chuyển nhượng 11% cổ phần
nên tạm thời DTH 68 không còn là công ty con và không phải hợp nhất
báo cáo tài chính ghi nhận khoản lỗ này vào doanh thu của DTH I&I.
2.Người nhận chuyển nhượng
Ông Vũ Đức Huy nguyên nguyên là Chủ Tịch HĐQT, phó Tổng Giám
đốc nhận chuyển nhượng 11% cổ phiếu của DTH 68 từ DTH I&I.Chúng
ta không thể xác định được liệu có giao dịch chuyển tiền từ ông Vũ Đức
Huy và DTH I&I hay không?Hay đây chỉ là 1 giao dịch ảo để tránh ghi
nhận lỗ từ DTH68.Hơn thế nữa DTH còn ghi nhận thêm 1 khoản doanh
thu từ hoạt động đầu tư.
B.Nghiệp vụ này không hợp lý nhưng vẫn hợp pháp
C.Khoản lợi riêng :
Ông Vũ Đức Huy nhận chuyển nhượng 11% cổ phiếu DTH 68 với giá
8000/CP trong khi giá thị trường là 10000/CP.Khoản lợi mà ông Huy
nhận được chính là 2000/CP.


Nghiệp vụ 11: Tồn kho Nguyên vật liệu xây dựng 3 tỷ đồng được thanh
lý với giá trị giao dịch 2 tỷ đồng, tuy nhiên đối tượng giao dịch với DTH
I&I là cá nhân ông Trần Văn
Thọ.
A.Điểm bất thường:
- Đối tượng giao dịch là ông Trần Văn Thọ ( Ủy viên HĐQT, phó Tổng Giám
đốc) . Đây là 1 giao dịch ảo để tăng lợi nhuận ảo cho công ty.Cuối cùng thì
công ty cũng là người mua lại số hàng tồn kho đấy.Có thể hiểu là lô hàng đó
vẫn nằm trong kho của công ty và chỉ có những bộ hồ sơ được luân chuyển và
cuối cùng vẫn quay trở lại chính công ty.Dựa trên những hồ sơ chứng từ ảo để

ghi nhận tăng doanh thu hàng hóa bán ra đồng thời ghi tăng một khoản phải thu
cùng giá trị. Như thế, cả doanh thu lẫn tổng tài sản của doanh nghiệp bán đều
được ghi tăng và có thể tạo một bức tranh đẹp hơn về tình hình tài chính và kết
quả kinh doanh của công ty.
B. Những điều cần điều chỉnh:Không hợp lý nhưng hợp pháp

Chỉnh sửa báo cáo hoạt động kinh doanh:
BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG
KINH DOANH
CHỈ TIÊU
Doanh thu thuần
Tăng trưởng
- Giá vốn hàng bán (COGS)
Tỉ lệ so với doanh thu thuần
Lợi nhuận gộp (Gross Profit)
- Chi phí bán hàng
Tỉ lệ so với doanh thu thuần
- Chi phí quản lý doanh nghiệp
Tỉ lệ so với doanh thu thuần
- Lợi nhuận khác
Tỉ lệ so với doanh thu thuần
Lợi nhuận trước lãi suất và thuế
(EBIT)
- Doanh thu tài chính
Tăng trưởng
- Chi phí tài chính
Tỉ lệ so với doanh thu tài chính
Lợi nhuận trước thuế (EBT)
- Thuế TNDN
Lợi nhuận sau thuế


Đã kiểm
toán
2010
43,050
34,692
81%
8,358
629
1.5%
1,208
2.8%
322
0.7%
6,843
374
139
37.3%
7,077
1,049
6,028

Đã kiểm toán
2011
55,482
29%
35,638
64%
19,844
598

1.1%
1,591
2.9%
733
1.3%
18,388

Đã kiểm
toán
2012
72,148
30%
57,302
79%
14,846
832
1.2%
1,832
2.5%
68
0.1%
12,250

Đã kiểm
toán
2013
66,613
-8%
51,036
77%

15,576
4,044
6.1%
2,128
3.2%
12,116
18.2%
21,519

980
162.2%
306
31.2%
19,062
5,138
13,924

974
-0.6%
(130)
-13.4%
13,354
2,210
11,144

2,993
207.3%
65
2.2%
24,446

6,107
18,339

2014
67,238
60,446
6,792
4,701
2,629
1,502
964
4,019
101
4,881
3,899

4


Tỉ lệ so với doanh thu thuần
- Lợi ích cổ đông thiểu số
- Lợi ích công ty mẹ
EPS

14.0%

25.1%

15.4%


27.5%

4,464

9,763

7,379

12,201

IV.Một số chỉ tiêu tài chính
-Hệ số thanh toán ngắn hạn= Tài sản ngắn hạn/ Nợ ngắn hạn
=46.199/12.553=3,68
- Hệ số nợ = Tổng nợ/Tổng tài sản=12.750/51.575=0,25
-Hệ số tự chủ tài chính= Vốn CSH/Tổng nguồn vốn
=38.825/(38.825+12.750)=0,75
-Hệ số cơ cấu vốn = Tổng nợ/Vốn CSH =12.750/38.825=0,33
-Hệ số cơ cấu tài sản =TSCĐ/Tổng tài sản = 4.924/51.575=0,095
-Hệ số sinh lợi doanh thu= Lợi nhuận sau thuế/Doanh thu thuần
=3899/67235=0,058
-ROA= Lợi nhuận sau thuế/Tổng tài sản =3899/51575=0,076
-ROE= Lợi nhuận sau thuế/Vốn chủ sở hữu=3899/38825=0,1

Tổng Kết:
Nhìn chung doanh nghiệp hoạt động chưa hiệu quả khi doanh
thu thuần cao nhưng lợi nhuận sau thuế thấp.Nguyên nhân do
giá vốn hàng hóa cao.Báo cáo tài chính còn nhiều điểm chưa
minh bạch.Việc hoạch toán vào báo cáo kết quả kinh doanh còn



một vài điểm chưa hợp lý.Mục đích để làm đẹp báo cáo tài
chính bằng cách phớt lờ các khoản lỗ, không ghi nhận chi phí
phát sinh trong kỳ.



×