Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

BIỂU HIỆN BỆNH lý TAI – mũi – HỌNG ở BỆNH TRÀO NGƯỢC dạ dày THỰC QUẢN ABSTRACT OTOLARYNGOLOGIC MANIFESTATIONS OF GASTROESOPHAGEAL REFLUX

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (173.2 KB, 5 trang )

BIỂU HIỆN BỆNH LÝ TAI – MŨI – HỌNG
Ở BỆNH TRÀO NGƯỢC DẠ DÀY THỰC QUẢN
Lê Xuân Quang*

TÓM TẮT
Mục tiêu nghiên cứu: Xác định biểu hiện bệnh lý Tai-Mũi-Họng ở Bệnh trào ngược dạ dày thực quản.
Phương pháp và đối tượng nghiên cứu: Tiền cứu mô tả cắt ngang được tiến hành trên các bệnh nhân
được Phòng nội soi dạ dày và thực quản của Bệnh viện 30/4 chẩn đoán là GERD (Theo phân loại của Los
Angles - LA). Triệu chứng cơ năng và thực thể được thu thập và xử lý bởi phần mềm thống kê SPSS 13.0.
Kết quả: Trên 58 bệnh nhân trong lô nghiên cứu, 4 triệu chứng cơ năng ở họng, thanh quản gặp nhiều
nhất là: Khàn tiếng (65,5%), chảy dịch mũi sau (40%), nghẹn (36%), khạc đàm (34,5%). 3 triệu chứng điển
hình của GERD (ợ nóng, trớ, tăng tiết nước bọt) có kết quả lần lượt là 44,8%; 37,9%; 3,4%. Tỷ lệ viêm
thanh quản sau là 81%. Sau 4 tuần điều trị Omeprazole, viêm thanh quản sau cải thiện 47,3%. Triệu chứng
thực thể ở thanh quản cải thiện chậm hơn triệu chứng cơ năng. Ở lô nghiên cứu triệu chứng vòm đỏ kèm
xuất tiết: 39,7%; quá phát Amiđan lưỡi: 58,6%. Đau tai và ù tai là hai than phiền về tai thường gặp nhất,
đạt tỉ lệ 15,5% và 13,8%. Chúng tôi có ghi nhận một số hình ảnh màng nhĩ bất thường ở mẫu.
Kết luận: Trào ngược dạ dày thực quản thường gặp ở nam giới. Lâm sàng thường thấy viêm thanh
quản sau kèm khàn tiếng, khạc đàm, chảy dịch mũi sau, nghẹn. Vòm đỏ kèm xuất tiết, Amiđan lưỡi quá phát
có thể là dấu hiệu đặc trưng của GERD. Ở tai, ghi nhận một số biểu hiện màng nhĩ bất thường, đau tai và ù
tai là hai than phiền thường gặp nhất.

ABSTRACT
OTOLARYNGOLOGIC MANIFESTATIONS OF GASTROESOPHAGEAL REFLUX
Le Xuan Quang * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 12 – Supplement of No 1 – 2008: 63 - 65
Aims: To determine E.N.T manifestations of GERD.
Methods: This is a cross - sectional study. Symptoms and endoscopic date were collected from patients with
endoscopic esophagitis graded according to the Los Angeles system. Dates were analyzed by SPSS 13.0.
Results: 58 patients underwent examination. 46 patients were monitored for a period of one month
with dose 40 mg Omeprazole twice aday. The most common symptoms were horseness (65.5%), post-nasal
drip (40%), globus hystericus (36%), throat clearing (34.5%). Typical reflux symptoms (heart burn, acid
regurgitation, excess salivation) were presented in 44.8%; 37.9%; 3.4%. Reflux laryngitis ratio was 81%.


After 4 weeks treatment omeprazole, reflux laryngitis showed improvement in 47.3%. Symptoms of laryn improved
faster the endoscopic laryngeal signs. 39.7% had erythema and mucoid secretions of nasopharynx. 58.6% had hyper
lingual tonsillitis. About symptoms of ear, Otalgia and Tinitus were the most common chief complaints. They were
found in 15,5% and 13,8%. We saw some abnormal pictures of tympanic membrane.
Conclusions: GERD is more common among men. Posterior laryngitis was present in 81%. Chief
complaints of laryngo pharyngeal symptoms were: Hoarseness, throat clearing, postnasal drip, globus
sensation. Erythema and mucoid secretions of nasopharynx and hyper lingual Tonsillitis may be charac
teristic of GERD. In the ear, we recognized some abnormal pictures of tympanic membrane and otalgia,
tinitus were the most common symptoms.
* Bộ môn Tai-Mũi-Họng Đại học Y Dược TP. HCM


ĐẶT VẤN ĐỀ
10% bệnh nhân đến khám TMH có biểu hiện
TMH là do GERD(7). GERD ở vùng châu Á Thái
Bình Dương đang có chiều hướng gia tăng(0).
Trên thế giới đã có nhiều công trình nghiên cứu
về các biểu hiện ngoài thực quản của GERD
nhưng chủ yếu là các biểu hiện ở thanh quản. Ở
Việt Nam các nghiên cứu về biểu hiện ngoài
thực quản của GERD còn rất ít. Nghiên cứu này
được tiến hành nhằm: Xác định các biểu hiện
TMH ở bệnh nhân GERD đồng thời xác định sự
cải thiện của các biểu hiện này sau 4 tuần điều trị
Omeprazole.

PHƯƠNG PHÁP - ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu tiền cứu mô tả cắt ngang.
Các bệnh nhân GERD của phòng nội soi dạ
dày Bệnh viện 30-4 được chúng tôi khám và ghi

nhận các dữ liệu lâm sàng và nội soi triệu chứng
cơ năng và thực thể được đánh giá bằng 3 bảng
câu hỏi được soạn sẵn.
Phân tích thống kê: Quản lý số liệu bằng
SPSS 13.0. Sử dụng phép kiểm χ2.

KẾT QUẢ

Kết quả của triệu chứng thực thể ở họng và
thanh quản
Tỷ lệ viêm thanh quản sau là: 81%, chủ yếu
là các biểu hiện đỏ mép sau và đỏ sụn phễu.
Tỷ lệ viêm amiđan mạn tính là: 65,5%.
Tỷ lệ viêm họng mạn dạng tăng sản là 41,4%.
Không có trường hợp nào bị viêm họng dạng
viêm teo.
Tỷ lệ viêm amiđan lưỡi quá phát là 58,6%,
trong đó thể rải rác là 44,8% và thể khối là 13,8%.

Kết quả triệu chứng cơ năng ở mũi
Nghẹt mũi: 31%,
Chảy mũi: 29%,
Đau rát mũi: 5,2%.

Kết quả triệu chứng thực thể ở mũi
Viêm mũi quá phát giai đoạn đầu 17,2%
không có trường hợp nào bị viêm mũi quá phát
giai đoạn hai.
Tỷ lệ polym khe giữa độ 1 là: 3,4%.
Tỷ lệ khe giữa xuất tiết dịch nhầy trong là:

22,4%.
Tỷ lệ vòm đỏ kèm xuất tiết là 39,7%.

Kết quả triệu chứng cơ năng ở tai

Giới

Tỷ lệ đau tai là: 15,5%.

Tỷ lệ nam:nữ ≈ 4:1

Tỷ lệ ù tai là: 13,8%.

Nöõ
18.97%

Kết quả triệu chứng thực thể ở tai
Tỷ lệ màng nhĩ thủng: 4,3%.
Tỷ lệ màng nhày dầy đục: 18,9%
Tỷ lệ màng nhĩ có mảng bám calci: 4,3%
Nam
81.03%

Kết quả của triệu chứng cơ năng ở họng,
thanh quản và tiêu hóa

Tỷ lệ màng nhĩ mỏng: 4,3%
Tỷ lệ màng nhĩ mỏng kèm mảng bám
calci: 4,3%


Kết quả triệu chứng cơ năng và thực thể
TMH sau 4 tuần điều trị Omeprazole

4 triệu chứng cơ năng ở họng, thanh quản
gặp nhiều nhất là: khàn tiếng 65,5%; chảy dịch
mũi sau 39,7%; nghẹn 36,2% và khạc đàm 34,5%.

Khàn tiếng, chảy dịch mũi sau và khạc đàm
là 3 triệu chứng cải thiện nhiều nhất đạt: 89%,
87% và 81%.

3 triệu chứng tiêu hóa có tỷ lệ lần lượt là: ợ
nóng 44,8%; trớ: 37,9%; tăng tiết nước bọt 3,4%.

Ợ nóng và trớ cải thiện 73% và 77%. Tăng
tiết nước bọt không cải thiện.
Viêm thanh quản sau cải thiện 47%.


Tỷ lệ amiđan lưỡi q phát khơng cải thiện.
Tỷ lệ viêm họng mạn dạng tăng sản cải
thiện 38,8%.
Nghẹt mũi, chảy mũi cùng cải thiện 13,3%.
Đau rát mũi khơng cải thiện.
Các trường hợp viêm mũi q phát và
polype mũi đều khơng cải thiện.
Triệu chứng vòm đỏ kèm xuất tiết cải
thiện 76,4%.
Triệu chứng đau tai cải thiện 66,6%.
Các trường hợp màng nhĩ bất thường đều

khơng cải thiện.

BÀN LUẬN
Tỷ lệ 4 triệu chứng: khàn tiếng, chảy dịch
mũi sau, nghẹn, khạc đàm khơng khác nhiều so
với nghiên cứu của Stefan Tauber(7).
70

Chúng tôi

65.5

Stefan Tauber

60
50

46

46
39.7

40

40
36.2

34.5
31


30
20
10
0
Khàn tiếng

Chảy dòch mũi

Nghẹn

Khạc đàm

sau

Triệu chứng khàn tiếng rõ ràng là do viêm
thanh quản sau, tuy nhiên tình trạng khạc đàm
thường xun ở bệnh nhân GERD cũng có thể
làm nặng thêm khàn tiếng.
Nghẹn ở bệnh nhân GERD có thể do tăng
trương lực cơ thắt trên. Trong nghiên cứu của
Koufman(4), trương lực cơ thắt trên đã trở về
bình thường sau 3 tháng điều trị chống trào
ngược.
Ở nghiên cứu của chúng tơi tỷ lệ viêm thanh
quản sau là 81% so với nghiên cứu của Stefan
Tauber(7) là phù hợp.
Tỷ lệ viêm thanh quản sau cải thiện 47%,
thấp hơn so với sự cải thiện của triệu chứng
khàn tiếng (89%). Điều này có thể được giải thích
bởi thời gian 4 tuần điều trị Omeprazole là chưa

đủ để cải thiện triệu chứng thực thể ở thanh
quản. theo Belafsky(2) những triệu chứng thực

thể của viêm thanh quản trào ngược cần 6 tháng
hay nhiều hơn thời gian để hồi phục.
Gaynor(3) cho rằng GERD có thể gây viêm
Amiđan lưỡi. Tỷ lệ Amiđan lưỡi thể khối, thể rải
rác là điểm mới của đề tài này.
Triệu chứng vòm đỏ kèm xuất tiết cải thiện
76,4% sau 4 tuần điều trị thuốc Omeprazole càng
khẳng định giả thuyết rằng triệu chứng này đặc
hiệu cho GERD. Reza Shaker(5) đặt điện cực ở
vùng họng mũi và đã ghi nhận có sự trào ngược
acid lan đến vủng này.
Các triệu chứng cơ năng ở tai của bệnh nhân
GERD mang tính chủ quan nhiều hơn. Cần có
một nghiên cứu khác trên những người bình
thường để so sánh mới có thể kết luận được các
biểu hiện bất thường của màng nhĩ trong mẫu
của chúng tơi có đặc hiệu cho GERD hay khơng.

KẾT LUẬN
Bốn triệu chứng thường gặp nhất ở bệnh
nhân GERD là: khàn tiếng, chảy dịch mũi sau,
nghẹn và khạc đàm. Tỷ lệ viêm thanh quản sau
là 81%. Sau 4 tuần điều trị thuốc Omeprazole
triệu chứng cơ năng ở thanh quản cải thiện
nhanh hơn triệu chứng thực thể. Triệu chứng
vòm đỏ kèm xuất tiết có thể đặc hiệu cho GERD.
Các triệu chứng cơ năng ở tai mang tính chủ

quan nhiều hơn.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.
2.

3.

4.

5.

6.

7.

Bùi Hữu Hồng (2005), Một số hướng dẫn về chẩn đốn và
điều trị GERD ở vùng châu Á Thái Bình Dương, tr. 1-27.
Belafsky PC, Postma GN, et al (2001), “Laryngopharyngeal
reflux symptoms improve before changes in physical findings”,
Laryngoscope, 111: 979 – 981.
Gaynor EB (1991), “Otolaryngologic manifestations of
Gastroesophageal reflux”, The American Journal of
Gastroenterology, Vol. 86, No. 7, pp. 801 – 805.
Koufman JA (1991), “The Otolaryngologic manifestation of
Gastroesophageal reflux disease”, Laryngoscope, 10
(Suppl 53): 1 – 78.
Reza S, Eytan Bardan ME et al (2003), “Intrapharyngeal
distribution of gastric acid refluxate”, Laryngoscope: 113,
pp. 1182 – 1191.

Richter JE (2000), “Extraoesphageal presentations of
gastroesophageal reflux disease”, Am J Gastroenterol: 95
(Suppl.), pp. S1-3.
Tauber S et al (2002), “Association of laryngopharyngeal
symptoms with gastroesophageal reflux disease”, The
Laryngoscope 112, pp. 879 – 886.





×