Tải bản đầy đủ (.docx) (30 trang)

BÁO CÁO NGHIÊN CỨU CẢI TIẾN KỸ THUẬT XÉT NGHIỆM TRỰC TIẾP TÌM DEMODEX, BÊNH VIỆN DA LIỄU TRUNG ƯƠNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (646.27 KB, 30 trang )

1

BỘ Y TẾ
BỆNH VIỆN DA LIỄU TRUNG ƯƠNG

NGHIÊN CỨU CẢI TIẾN KỸ THUẬT XÉT NGHIỆM TRỰC TIẾP
TÌM DEMODEX

Người thực hiện:
Chủ nhiệm:

TS.Bs. Trần Cẩm Vân

Thư ký:

Hà Nội, tháng 7 năm 2019


2

CÁC CHỮ VIẾT TẮT

BN

: Bệnh nhân

KHV

: Kính hiển vi



3

MỤC LỤC


4

DANH MỤC BẢNG


5

ĐẶT VẤN ĐỀ
Viêm da do Demodex (Demodicidosis) là bệnh da mạn tính, ảnh hưởng
chính vùng mặt, gây nên bởi một loại côn trùng chân khớp ký sinh ở nang
lông, tuyến bã ở người và súc vật [1]. Bệnh xảy ra ở khắp nơi trên thế giới, ty
lệ bệnh khác nhau ở từng khu vực, tuy nhiên bệnh có xu hướng gặp nhiều ở
các nước nhiệt đới. Trên thế giới, theo ước tính Demodex ở người chiếm tỉ lệ
cao từ 20- 80 % và 100% ở người già [2]. Có 2 loài Demodex ngoại ký sinh ở
người, đó là D.folliculorum và D.brevis sống ở nang lông, tuyến bã sử dụng
chất béo làm nguồn dinh dưỡng [3]. D.folliculorum thường sống ở phần phễu
của nang lông, trong khi đó D.brevis chui sâu hơn vào tuyến bã và ống bài
xuất tuyến bã [4]. Demodex có thể tồn tại trên da người khoẻ mạnh mà không
có biểu hiện lâm sàng. Tỉ lệ Demodex phát hiện trên da người khoẻ mạnh ở độ
tuổi trung niên và người già khoảng 100% và có độ tập trung thấp [5]. Tỉ lệ
nhiễm Demodex tăng theo tuổi. Demodex ở lứa tuổi đến 20 có khoảng 25%, ở
tuổi đến 50 có khoảng 30% và người trên 90 tuổi gần như 100% nhiễm
Demodex [6].
Để xác định có nhiễm Demodex, hiện nay có nhiều phương pháp như
sinh thiết bề mặt da tiêu chuẩn (standardized skin surface biopsy SSSB); soi trực

tiếp dưới kính hiển vi (direct microscopic examination DME); tìm Demodex spp
ở vẩy da; sinh thiết toàn bộ lớp da; xác định Demodex spp bằng DNA; xác
định Demodex spp bằng máy soi da. Sinh thiết bề mặt da tiêu chuẩn (SSSB)
và soi trực tiếp bằng kính hiển vi (DME) thường được sử dụng để xác
định mật độ ký sinh trùng Demodex (Dd). Phương pháp SSSB bao gồm nhỏ
một giọt chất kết dính cyanoacrylic trên lam kính, áp bề mặt lam kính mang
chất dính lên da, đợi khô và lấy ra sau khoảng 1 phút. Trước đó, diện tích bề
mặt tiêu chuẩn 1cm 2 được vẽ trên lam kính. SSSB là một phương pháp lấy


6
mẫu không xâm lấn, qua đó có thể thu thập một phần bề mặt của lớp sừng và
nang lông. Với SSSB, lấy được phần nông lớp sừng của nang lông và
Demodex sống ở đó. Ngược lại, soi trực tiếp, không thấy được các nang lông
(đặc điểm quan trọng để phát hiện Demodex).
Tuy nhiên, trước đây chưa có nghiên cứu nào so sánh hai phương pháp
này với mối liên quan tới lâm sàng và số lượng ký sinh trùng. Để phục vụ tốt
hơn cho công tác chẩn đoán và điều trị bệnh nhân, chúng tôi tiến hành:
“Nghiên cứu cải tiến kỹ thuật soi trực tiếp Demodex tại Bệnh viện Da liễu
Trung Ương”.


7
Mục tiêu:
1. Cải tiến kỹ thuật soi trực tiếp tìm Demodex bằng kỹ thuật sinh thiết
bề mặt da tiêu chuẩn (SSSB)
2. So sánh kết quả soi trực tiếp tìm Demodex của kỹ thuật sinh thiết bề
mặt da tiêu chuẩn (SSSB) và KOH tiêu chuẩn



8

CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN
1. Khái niệm
Viêm da do Demodex (Demodicidosis) là bệnh da mạn tính, ảnh hưởng
chính vùng mặt, gây nên bởi một loại côn trùng chân khớp ký sinh ở nang
lông, tuyến bã ở người và súc vật.
Có 2 loài Demodex ngoại ký sinh ở người, đó là D.folliculorum và
D.brevis sống ở nang lông, tuyến bã sử dụng chất béo làm nguồn dinh dưỡng.
D.folliculorum thường sống ở phần phễu của nang lông, trong khi đó D.brevis
chui sâu hơn vào tuyến bã và ống bài xuất tuyến bã.
2. Đặc điểm Demodex
2.1. Hình thể
Demodex spp là một loại ký sinh trùng thuộc: Ngành (phylum) động
vật chân đốt (Athropoda); Lớp (class) nhện (Aneachnida); Bộ (oder) ve
(Ararina); Ho (family) Demodicidae (Demodicidae); Giống (Genus)
Demodex.
Demodex có khoảng 65 loài, Có 2 loài Demodex ký sinh trên người là
D.folliculorum và D.brevis. Demodex spp ký sinh chủ yếu ở nang lông và
tuyến bã. Đặc biệt trên vùng da mặt bao gồm má, mũi, cằm, trán, thái dương,
mí mắt, lông mày, da đầu, cổ, tai. Những vùng da dầu khác như kẻ mũi môi,
vùng xung mắt, và ít phổ biến vùng trên và giữa ngực và lưng, chúng cũng có
thể tìm thấy ở dương vật, mu sinh dục, mông [7].
D. folliculorum khu trú phổ biến ở vùng mặt, trong khi đó D.brevis phổ
biến hơn là vùng cổ và ngực. Nhiễm D.folliculorum nhiều hơn là D.brevis,
nhưng sau đó lan rộng khắp cơ thể [8].


9

D.folliculorum trưởng thành có chiều dài 0,3- 0,4 mm và D.brevis có
chiều dài ngắn hơn là 0,15-0,2 mm [9]. Hai loài có cấu trúc giống nhau, chỉ
khác nhau độ dài của đuôi con cái hơi ngắn hơn và tròn hơn con đực. Không
thể trông thấy chúng bằng mắt thường, nhưng dưới kính kiển vi thì cấu trúc
của chúng được thấy rõ. Nó có hình thái bán trong suốt, kéo dài cơ thể bao
gồm hai đoạn đầu bụng gắn dính khớp nhau. Có 4 đôi chân phân đoạn, ngắn
dính liền với phần đầu của cơ thể. Cơ thể được bao phủ bởi các vẩy để cho
chúng gắn dính vào nang lông và phần miệng giống kim băng để ăn các tế bào
da, và các chất dầu nhờn tích tụ trong các nang lông. Các sinh vật này di
chuyển trên mặt với tốc độ chậm 8-16 mm/giờ chủ yếu vào ban đêm, khi có
ánh sáng chúng di chuyển lùi lại nang lông.
2.2. Sinh thái
D.folliculorum sống thành cụm, còn D.brevis sống đơn độc. Vòng đời
của Demodex thường 2-3 tuần. Một con Demodex cái đẻ từ 15-20 trứng trong
nang lông gần tuyến bã. Trứng phát triễn qua 5 giai đoạn: Trứng, ấu trùng,
tiền nhộng, nhộng và con trưởng thành giai đoạn trứng 12 giờ, giai đoạn ấu
trùng 60 giờ, tiền nhộng 36 giờ, nhộng 72 giờ và trưởng thành 60 giờ. Mất
khoảng 3-4 ngày từ giai đoạn trứng đến tiền nhộng. Khoảng 7 ngày từ nhộng
phát triễn thành con trưởng thành. Con trưởng thành sống 5-6 ngày trong
nang lông. Demodex thích sống trong môi trường nóng ẩm và hoạt động mạnh
trong bóng tối.
Demodex đực trưởng thành sẽ rời khỏi nang lông đi tìm con cái, trong
khi con cái trưởng thành vẫn còn ở trong nang lông, Demodex bò lên từ miệng
nang lông sang nang lông khác, ở nang lông mới sự thụ tinh bắt đầu.Sự thụ
tinh xảy ra ở miệng nang lông. Sau khi thụ tinh, con cái đào hang đến tuyến
bã và đẻ trứng ở đó [1]


10
3. Triệu chứng lâm sàng

Demodex có thể tồn tại trên da người khoẻ mạnh mà không có biểu
hiện lâm sàng, tuy nhiên sẽ gây bệnh khi chúng tập trung với số lượng lớn
hoặc khi miễn suy giảm.
Bệnh nhân viêm da do demodex thường đi khám với các triệu chứng
như: Ngứa kèm theo đỏ da, vẩy da, mụn mủ ở nang lông, sẩn đỏ mụn mủ ở da
đầu kèm theo rụng tóc từng đám. Nhìn chung,bệnh có ba thể bệnh chính :
- Viêm nang lông dạng vẩy phấn (Pityriasis folliculitis, pityriasis
folliculorum)
- Viêm da Demodex giống dạng trứng cá đỏ (Rosacea like demodicidosis)
- Trứng cá đỏ thể u hạt (Granulomatous rosacea )
2.1. Viêm nang lông dạng vẩy phấn. (pityriasis folliculitis, pityriasis
folliculorum)
Viêm nang lông dạng vẩy phấn được mô tả đầu tiên bởi Aries năm 1930
xảy ra chủ yếu ở phụ nữ trung niên hoặc già hơn, những người này ít rửa mặt,
nhưng sử dụng nhiều kem trang điểm và kem tẩy.
Biểu hiện bởi đỏ mặt lan toả và có vẩy ở nang lông hoặc da bị xậm
màu, nút sừng nhỏ ở nang lông làm cho da mặt lấm tấm như giấy ráp. Cảm
giác chủ quan ngứa và cảm giác nóng bỏng, có cảm giác như kiến bò. Cạo da
chứa lượng lớn Demodex spp.
Mô bệnh học: Xâm nhập viêm nhiều tế bào Lympho xung quanh các
mạch máu ở trung bì, không hình thành u hạt.
2.2. Viêm da Demodex giống dạng trứng cá đỏ.(Rosacea –like
Demodicidosis)
Bệnh nhân có biểu hiện lâm sàng như sẩn và sẩn mụn mủ, đỏ da, có vẩy
giống như trứng cá nhưng có những đặc điểm riêng.


11
- Bắt đầu đột ngột, tiến triển nhanh
- Có triệu chứng ngứa, rát, cảm giác như kiến bò trong bóng tối

- Đỏ da dai dẳng, nhạy cảm với ánh nắng
- Vẩy da ở nang lông
- Tổn thương là những sẩn mụn nước ( papulovesicle), mụn nước mụn mủ
( vesicopustules ), đặc biệt không có nhân (noncomedon)
- Tổn thương không đối xứng, không có biểu hiện giãn mạch, thường có phối
hợp viêm bờ mi ( demodectic blepharitis )
- Tiền sử thường dùng thuốc bôi chứa steroid
- Thường gặp trên bệnh nhân suy giảm miễn dịch
Mô bệnh học: Thấy bạch cầu đơn nhân thâm nhập viêm xung quanh
nang lông, đôi khi hình thành u hạt.
2.3. Viêm da do Demodex dạng trứng cá đỏ thể u hạt. (Granulomatous
rosacea ) hay còn gọi (demodicidosis gravis )
Bệnh biểu hiện sẩn đỏ, mụn mủ, abces ăn sâu và ở một bên mặt, tồn tại
dai dẳng, không đáp ứng với điều trị thông thường
Thể này thường phối với hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải (có hay
không có HIV).
Mô bệnh học: Thấy tổ chức u hạt bao gồm tế bào khổng lồ chứa dấu vết
của hiện tượng thực bào Demodex spp, có hoại tử ở trung tâm.
Ngoài ra VDDD có thể kèm theo rụng tóc và viêm bờ mi
- Viêm bờ mi ( blepharitis): Bệnh nhân có thể ngứa, nóng bỏng, đỏ bờ mi,
lông mi rụng, dày mi mắt, nhiều vẩy. Thường viêm bờ mi do Demodex kết
hợp với bệnh da ở xung quanh mi mắt.
- Rụng tóc: Thấy rụng tóc từng mảng, trên vùng rụng tóc thấy có sẩn đỏ, mụn
mủ.


12
3. Cận lâm sàng
Để xác định có nhiễm Demodex spp hay chẩn đoán VDDD có thể dùng
một trong các phương pháp sau:

- Sinh thiết chuẩn trên bề mặt da. (standardized skin surface biopsy SSSB).
- Kiểm tra trực tiếp dưới kính hiển vi (direct microscopic examination DME).
-Tìm Demodex spp ở vẩy da
- Sinh thiết toàn bộ lớp da.
- Xác định Demodex spp bằng DNA.
- Xác định Demodex spp bằng máy soi da.
4.1. Sinh thiết chuẩn trên bề mặt da.
- Phương pháp này đơn giản không xâm lấn phương pháp này lấy lớp
sừng và tìm vi sinh vật sống ở đó, bôi 1 giọt cyanoacrylic lên lam 1cm 2 sau đó
áp lên bề mặt nang lông vùng da bị tổn thương, lấy lam nhẹ nhàng ra khỏi tổn
thương da và làm khô, kiểm tra dưới kính hiển vi với độ phóng đại 40 lần.

Hình 1.1. Sinh thiết bề mặt da tiêu chuẩn
(a) một giọt keo cyanoacrylic lên lam kính dàn ra 1cm2 rồi áp lam lên tổn
thương da. (c,d) lấy lam kính nhẹ nhàng để khô.(e) D.Folliculorum ở nang
lông dưới kính hiển vi với độ phóng đại 40 lần.
- Đánh giá kết quả


13
Nếu ≥ 5 con/cm2: Demodex spp là căn nguyên gây bệnh
Nếu < 5 con/cm2 : Demodex spp không phải căn nguyên gây bệnh.
- Ưu nhược điểm của phương pháp
Ưu điểm: đọc kết quả nhanh, chính xác, có giá trị so sánh kết quả trước
và sau điều trị [10].
Nhược điểm:
+Đôi khi kết quả xét nghiệm âm tính giả
+ Đòi hỏi kỹ thuật trích thủ bệnh phẩm tốt
+Khó phát hiện được D.brevis vì D.brevis nằm sâu trong tuyến bã và
tuyến meibomian.

+ Phải có loại cồn dính đặc biệt để dính 1 phần thượng bì và nang lông
mà không gây thương tổn da [11].
3.2. Kiểm tra trực tiếp dưới kính hiển vi
- Lấy chất tiết từ tuyến bã bằng cách bóp chặt da vùng tổn thương muốn
lấy bệnh phẩm bằng ngón cái và ngón trỏ, các bệnh phẩm lấy được chuyển
qua lam kính, trộn với 1 giọt glycerin và phủ 1 lá men, kiểm tra dưới kính
hiển vi với độ phóng đại 40.
- Đánh giá kết quả
Nếu ≥ 5 con/cm2: Demodex spp là căn nguyên gây bệnh
Nếu < 5 con/cm2 : Demodex spp không phải căn nguyên gây bệnh [11].

Hình 1.2. Soi trực tiếp dưới kính hiển vi chất từ tuyến bã của bệnh
nhân


14
(a,b) phương pháp lấy mẫu: 1 cm2 da bị tổn thương bóp chặt giữa ngón
cái và ngón trỏ và sau đó dùng đầu cùn lấy chất tiết. (c) D.Folliculorum dưới
kính hiển vi với độ phóng đại 40 lần (không ở trong nang lông)
Phương pháp SSSB mô tả đầu tiên bởi Marks và Dawber vào năm
1971[12], SSSB là một phương pháp không xâm lấn đơn giản được sử dụng
để nghiên cứu lớp sừng, các loại bệnh lý trong lớp này là mảng lớn của vi
sinh vật ở lớp sừng. Hai mươi hai năm sau vào năm 1993, SSSB 1 cm 2 để đo
Demodex spp (Forton và Seys đổi tên nó thành SSSB) được công bố trên hai
tạp chí. Nghiên cứu Demodex spp với SSSB ở bệnh nhân bệnh trứng cá đỏ và
người khỏe mạnh, các tác giả đề xuất 5 Demodex/cm2 như là ngưỡng tối ưu:
để đánh giá kết quả chẩn đoán với độ đặc hiệu cao (98%), kết quả dương tính
giả (2%), nhưng độ nhạy tương đối thấp (55%). Năm 2005 tiêu chuẩn được
mở rộng ra được sử dụng để chẩn đoán bệnh nhân biểu hiện lâm sàng của
VDDD bằng bởi SSSB. Năm 2003, Akilov và cộng sự cũng đã sử dụng

ngưỡng 5 Demodex /cm2 cho kỹ thuật DME trong các nghiên cứu của tác giả.
Với SSSB, lấy được phần nông lớp sừng của nang lông và Demodex
sống ở đó. Ngược lại DME, không thấy được các nang lông ( đặc điểm quan
trọng để phát hiện Demodex). Tuy nhiên, một số hạn chế của kỹ thuật SSSB
đã được báo cáo trong y văn. Forton xác định rằng kỹ thuật SSSB không thích
hợp cho nghiên cứu ty lệ Demodex spp, vì SSSB thu thập mẫu da hạn chế cả
về diện tích bề mặt và độ sâu. Hơn nữa, kết quả âm tính giả có thể xảy ra ở
những bệnh nhân với Demodex spp cao và ở những bệnh nhân dày sừng hoặc
da dầu SSSB chỉ được sử dụng một lần. Kết quả âm tính giả SSSB phụ thuộc
độ dính của D với lam kính. Khi lâm sàng điển hình SSSB sẽ được làm lại lần
hai cùng vị trí để xác định chắc chắn [11].
3.3. Tìm Demodex spp ở vẩy da.
- Dùng dao mổ tiệt trùng cạo vẩy da ỏ trên nang lông, cạo hơi sâu hơn


15
cạo nấm một chút để lấy được bề mặt của lớp sừng và một phần nang lông.
- Soi tìm Demodex spp dưới kính hiển vi Dùng vật kính 10X quan sát sơ
bộ về hình thể, đếm số lượng và độ tập trung của Demodex spp. Còn vật kính
20X, 40X nhận định rõ hình thể, cấu tạo của từng loại và từng giai đoạn
Demodex spp.
+ Nếu độ tập trung của Demodex ≥ 5 con trên một vi trường có độ phóng
đại thấp (100) : Demodex spp là căn nguyên gây bệnh.
+ Nếu độ tập trung của Demodex < 5 con trên một vi trường có độ phóng
đại thấp (100): Demodex spp không phải căn nguyên gây bệnh [13].

Hình 1.3. Demodex Folliculorum mite

Hình 1. 4. Demodex Brevis mite
Tìm Demodex spp bằng cách cạo chất nhờn trên mặt cho vào KOH hoặc



16
sinh thiết rồi kiểm tra bằng kính hiển vi.
3.4. Sinh thiết toàn bộ lớp da.
Sinh thiết toàn bộ nang, nhuộm Hematoxilin-Eosine, Soi tìm Demodex
spp dưới kính hiển vi với độ phóng đại 40 lần, tìm thấy Demodex spp ở nang
lông, xâm nhập viêm Lympho bào xung quanh mạch máu và trung bì nông
[4]. Phương pháp này ít được sử dụng.
3.5. Xác định Demodex spp bằng DNA.
Dùng kỹ thuật real-Time PCR để phát DNA Demodex spp, sau đó
khuếch đại, giải mã xác định loài Demodex [14].
3.6. Xác định Demodex spp bằng máy soi da.
Xác định Demodex spp bằng máy soi da là phương pháp chẩn đoán hình ảnh
ở thượng bì và trung bì nông không xâm lấn, nó phát hiện hiệu quả Demodex
spp và đo được mật độ của nó [15]


17

Chương 2
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng nghiên cứu
2.1.1. Tiêu chuẩn lựa chọn
- Bệnh nhân được chẩn đoán lâm sàng bệnh viêm da do demodex: trứng
cả đỏ, viêm nang lông.
- Bệnh nhân không giới hạn độ tuổi
- Không dùng thuốc diệt ký sinh trùng, bong sừng bạt vảy trước đó 1
tháng
- Đồng ý tham gia nghiên cứu

2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ
- Không đồng ý tham gia nghiên cứu
- Bệnh nhân dùng thuốc diệt ký sinh trùng, bong sừng bạt vảy trước đó 1
tháng
2.2. Địa điểm, thời gian nghiên cứu
 Địa điểm
Khoa xét nghiệm Vi sinh- nấm- ký sinh trùng Bệnh viện Da liễu Trung
Ương.
 Thời gian tiến hành
Từ tháng 06/2019 đến tháng 10/2019
2.3. Vật liệu, dụng cụ nghiên cứu


-

Dụng cụ thăm khám
Kính lúp
Dermoscopy
Vật liệu soi trực tiếp tìm demodex
Dung dịch cyanoacrylate


18
-

Kính hiển vi quang học thông thường và có chụp ảnh
Dung dịch KOH 20%
Dung dịch xanh metylen
Lam kính, lá kính
Giá để lam, lá kính


2.4. Phương pháp nghiên cứu
2.4.1. Phương pháp nghiên cứu cho mục tiêu 1
2.4.1.1. Thiết kế nghiên cứu
Mô tả cắt ngang
2.4.1.2. Cỡ mẫu
Công thức tính cỡ mẫu cho một ty lệ:

n= Z21-α/2 x

p (1 − p )
( pε ) 2

Z1-α/2: Hệ số tin cậy 95% (= 1,96)
Zβ: Lực mẫu 80% (= 0,842)
n: cỡ mẫu của nhóm người khỏe mạnh
p: ty lệ nhiễm Demodex trên bệnh nhân viêm da có demodex, p= 0,85
ε: giá trị tương đối (= 0,14)
Thay vào công thức có: n = 70
2.4.2. Phương pháp nghiên cứu cho mục tiêu 2
2.4.2.1.Thiết kế nghiên cứu
So sánh giá trị chẩn đoán của 2 phương pháp xét nghiệm
2.4.2.2. Cỡ mẫu nghiên cứu


19
* Cỡ mẫu tính theo công thức thử nghiệm lâm sàng của Tổ chức Y tế
Thế giới:

{Z


1−α / 2

2 P(1 − P) + Z β P1 (1 − P1 ) + P2 (1 − P2 )

n1 = n2 =

( P1 − P2 ) 2

}

2

Z1-α/2: Hệ số tin cậy 95% (= 1,96)
Zβ: Lực mẫu 80% (= 0,842)
n1: cỡ mẫu của nhóm sử dụng kỹ thuật sinh thiết bề mặt da tiêu chuẩn
n2: cỡ mẫu của dụng KOH tiêu chuẩn
P1: ty lệ bệnh nhân có xét nghiệm dương tính nhóm sinh thiết bề mặt da
tiêu chuẩn là 90%
P2: ty lệ bệnh nhân có xét nghiệm dương tính nhóm KOH tiêu chuẩn :
ước lượng 70%
P1 + P2
P= 2

Với p1 = 0,9, p2 = 0,7, cỡ mẫu tính ra là n1 = n2 = 30
Trên thực tế do một số lý do khách quan và để đảm bảo cỡ mẫu nghiên
cứu chúng tôi chọn 60 bệnh nhân cho mỗi nhóm nghiên cứu.
2.4.1.3. Phân chia nhóm nghiên cứu
Chúng tôi tiến hành chia ngẫu nhiên 120 bệnh nhân thành 2 nhóm:
nhóm 1 gồm 60 bệnh nhân sử dụng kỹ thuật sinh thiết bề mặt da tiêu chuẩn;

nhóm 2 gồm 60 bệnh nhân được lấy bệnh phẩm sử dụng kỹ thuật KOH tiêu
chuẩn.
2.4.3. Các kỹ thuật nghiên cứu


20
 Kỹ thuật sinh thiết bề mặt da tiêu chuẩn
+ Kỹ thuật lấy bệnh phẩm:
- Vị trí vùng mặt: giữa 2 cung mày, mi mắt, mũi, rãnh mũi má, má, cằm và
xung quanh miệng. Ngoài ra còn có lưng, ngực, da đầu,....
- Lấy một giọt keo cyanoacrylate nhỏ lên lam kính, áp nhẹ lên bề mặt da
cần sinh thiết ( chú ý tránh không để keo dính vào mắt ).
- Sau 30 giây đến 1 phút ( để keo khô ) kéo nhẹ lam kính ra. Trên bề mặt
lam kính mang theo một lớp da sinh thiết.
- Nhỏ lên 1 giọt hồn hợp (KOH 20%: Xanh Methylen = 1:2), đậy lam kính
- Quan sát dưới kính hiển vi
* Lưu ý:
- Thời gian từ khi lấy mẫu đến khi đánh giá không quá 4 giờ
- Đối với BN bị viêm da dầu, hoặc BN dùng thuốc, mỹ phẩm, vẩy da dầu
nhiều, cần lau bớt lớp vẩy bên ngoài rồi mới tiến hành cạo để lấy bệnh
phẩm.
+ Làm tiêu bản:
- Nhỏ 1 – 2 giọt KOH 20% : Xanh Methylen lên lam kính có bệnh
phẩm sinh thiết
- Đậy lamen, có thể soi luôn
+ Nhận định kết quả:
Dùng vật kính 10X để xác định:
- Demodex gây bệnh ở người có 2 loài: D.folliculorum và D.brevis khác
nhau ở chiều dài cơ thể.
- Demodex trưởng thành, cơ thể chia làm 3 phần rõ rệt: Đầu (có 1 đôi râu,

ở giữa là miệng để bám và hút thức ăn); Ngực (Có 4 đôi chân ngắn đối
xứng nhau); Đuôi (Có dạng ống, bên trong chứa đầy các hạt và không bào)
- Đánh giá độ tập trung của Demodex:


21
o Nếu độ tập trung của Demodex >= 5 con/vi trường có độ phòng đại
thấp(100): Demodex là tác nhân gây bệnh.
o Nếu độ tập trung của Demodex < 5 con/vi trường có độ phòng đại
thấp(100): Demodex chưa hẳn là tác nhân gây bệnh.
- Ngoài ra trên tiêu bản ta có thể thấy ấu trùng, nhộng hoặc trứng của
Demodex.
- Có thể thấy cả 2 loài Demodex trên tiêu bản
 Kỹ thuật KOH tiêu chuẩn
- Xác định một vùng da kích thước 1 cm 2
- Sử dụng kỹ thuật nặn để lấy toàn bộ chất bã xét nghiệm.
- Mẫu thu được được chuyển đến một giọt KOH 10% và được phủ bằng
lamen.
- Soi trực tiếp tìm ký sinh trùng Demodex dưới kính hiển vi quang học (×
40, × 100). Chẩn đoán viêm da do Demodex khi số lượng ký sinh trùng
nhiều hơn 5 trên 1 cm2.
2.5. Các chỉ tiêu nghiên cứu
2.5.1. Đặc điểm chung
- Tuổi: theo nhóm tuổi: 0-9 ,10-19, 20-29, 30-39, 40-49, trên 50
- Giới: Nam, nữ
2.5.2. Các chỉ tiêu đánh giá
- Thời gian trả kết quả xét nghiệm của phương pháp SSSB và KOH tiêu
chuẩn
- Kết quả xét nghiệm của phương pháp SSSB và KOH tiêu chuẩn: dương
tính, âm tính

- Ảnh hưởng của phương pháp SSSB và KOH tiêu chuẩn khi nhận định
kết quả trên kính hiển vi
- Kết quả số lượng ký sinh trùng Demodex của phương pháp SSSB và
KOH tiêu chuẩn.
2.6. Các biện pháp hạn chế sai số


22
Để loại trừ các sai số có thể xảy ra, trong nghiên cứu này đã thực hiện
các biện pháp sau:
- Thiết kế nghiên cứu chặt chẽ, các công cụ thu thập số liệu là các biểu
mẫu được chuẩn bị đầy đủ, chi tiết. Các kỹ thuật xét nghiệm đều được
thực hiện theo thường quy tại các phòng xét nghiệm chuẩn thức quốc
gia của bệnh viện Da liễu Trung Ương.
- Các thuật toán thống kê thường dùng trong y học cũng đã được sử dụng
tối đa để loại trừ các sai số ngẫu nhiên.
2.7. Phương pháp xử lý số liệu
- Dữ liệu về mẫu nghiên cứu được xử lý bằng phần mềm SPSS 23.0
- Thống kê mô tả: được tính theo tần số tỉ lệ %, và được trình bày dưới
dạng bảng biểu.
- Thống kê phân tích:
- Dùng phép kiểm định khi bình phương và RR ở mức ý nghĩa 5%,
khoảng tin cậy (KTC) 95% để đo lường sự khác biệt trong các mối liên
hệ của kết quả nghiên cứu.
- Sử dụng test Fisher với các giá trị nhỏ hơn 5
- Dùng phép kiểm One-way-ANOVA để so sánh trung bình
2.8. Đạo đức trong nghiên cứu
Nghiên cứu không vi phạm y đức vì tất cả người bệnh đều được hỏi ý
kiến và đồng ý tham gia nghiên cứu, các thủ thuật khám, lấy bệnh phẩm đều
không xâm hại đến người bệnh. Đây cũng là các xét nghiệm thường quy áp

dụng hàng ngày được ban lãnh đạo bệnh viện phê duyệt. Các thông tin thu
nhận được từ người bệnh đều được giữ bí mật, người bệnh khi tham gia
nghiên cứu và đến khám trong thời gian nghiên cứu (nếu có nhu cầu) sẽ được
hướng dẫn các kiến thức đúng về phòng tránh nhiễm do nấm cũng như được
thăm khám đầy đủ đúng quy trình.


23
2.9. Hạn chế của đề tài
Xét nghiệm trực tiếp trên diện tích 1 cm2 cho biết chính xác số lượng
và mật độ demodex đủ để gây bệnh. Tuy nhiên, do lần đầu tiên áp dụng cho
nên còn nhiều hạn chế trong lựa chọn vùng da xét nghiệm, các bước kỹ thuật
tiến hành...


24
CHƯƠNG 3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. Đặc điểm đối tượng nghiên cứu
Bảng 3.1. Phân bố bệnh theo tuổi
SSSB

Phương pháp
Giới
0-9
10-19
20-29
30-39
40-49
>50

Tổng số
Tuổi trung bình

KOH tiêu chuẩn

n

%

n

%

60

100

60

100

X ± SD
(min-max)
P
Bảng 3.2. Phân bố bệnh theo giới
SSSB

Phương pháp
Giới
Nam

Nữ
Tổng số
P

KOH tiêu chuẩn

n

%

n

%

60

100

60

100

Bảng 3.3. Phân bố bệnh theo địa dư
SSSB

Phương pháp
Địa dư
Thành thị
Nông thôn


n

KOH tiêu chuẩn
%

n

%


25
Tổng số
P

60

100

60

100

3.2. Kết quả xét nghiệm của phương pháp SSSB và KOH tiêu
chuẩn
Bảng 3.4. Thời gian trả kết quả xét nghiệm của phương pháp SSSB và
KOH tiêu chuẩn
SSSB

Phương pháp
Kết quả

< 30 phút
30 - 60 phút
60 - 90 phút
Tổng số
Thời gian trung bình
X ± SD (min-max)
Tổng số
P

KOH tiêu chuẩn

n

%

n

%

60

100

60

100


×