Tải bản đầy đủ (.docx) (18 trang)

BÁO CÁO THỰC TẬP TÌM HIỂU VỀ KHU BẢO VỆ THỦY SẢN DOI CHỎI TẠI THÔN MỸ CHÁNH, XÃ PHÚ DIỄN, HUYỆN PHÚ VANG, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.34 MB, 18 trang )

BÀI BÁO CÁO THỰC TẬP
Đề tài : Tìm hiểu về khu bảo vệ thủy sản Doi Chỏi tại thôn Mỹ Chánh- xã
Phú Diên- huyện Phú Vang- tỉnh Thừa Thiên Huế.
Giáo viên hướng dẫn : Nguyễn Văn Huệ
Sinh viên thực hiện : Nhóm 3
Danh sách nhóm 3 :
1.
2.
3.
4.
5.
6.
7.
8.

Nguyễn Thị Kim Huệ
Trần Thị Huệ
Trần Thị Huyền
Nguyễn Thị Tĩnh
Lê Thị Trà
Võ Thị Hương Thơm
Nguyễn Thị Phượng
Đặng Thị Mỹ Yên


PHẦN I . ĐẶT VẤN ĐỀ
Hệ đầm phá Tam Giang - Cầu Hai có diện tích hơn 22.000 ha, được biết
đến không chỉ là hệ đầm phá lớn nhất Đông Nam Á, với hệ sinh thái đặc
trưng, đa dạng các loài động, thực vật mà còn là nơi sinh sống của hơn
300.000 người dân, chiếm 30% dân số tỉnh Thừa Thiên Huế. Đời sống bộ
phận dân cư này gắn liền với việc khai thác trực tiếp nguồn tài nguyên trên


đầm phá này. Tuy nhiên, hiện nay vấn đề quản lý, sử dụng và khai thác hệ
đầm phá này chưa hợp, thiếu bền vững. Điều này là nguyên nhân làm suy
thoái các nguồn tài nguyên, đe dọa tính đa dạng sinh học và gây ô nhiểm môi
trường. Đặc biệt, trong thời gian gần lại đây, nguồn lợi thủy sản ngày càng
càng kiệt, số lượng, chủng loại tôm cá các loài trên đầm phá giảm đáng kể,
gây ảnh hưởng đến đời sống của các hộ dân có sinh kế gắn liền với hoạt
động đánh bắt và khai thác nguồn lợi thủy sản trên đầm phá. Có nhiều
nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên, trong đó, con người là nguyên nhân
trực tiếp, do nhu cầu cuộc sống mà ngư dân tham gia đánh bắt, khai thác
ngày một đông, số lượng ngư cụ đánh bắt ngày càng nhiều, chủ yếu là các
loại ngư cụ hiện đại hoặc mang tính khác thác hủy diệt… đã làm giảm nguồn
lợi các loài. Bên cạnh, các ngư cụ khai thác hủy diệt vẫn được nhiều hộ dân
sử dụng. Đặc biệt còn do ảnh hưởng của thủy lưu, tác động của biến đổi khí
hậu, trực tiếp là ô nhiễm môi trường đã làm cho nhiều hệ sinh thái dưới nước
cũng như các loài trên cạn quý hiếm đang có nguy cơ bị dần biến mất.
Trước thực trạng nguồn lợi thủy sản đang cạn kiệt đến mức báo động và ô
nhiễm môi trường đầm phá, chính quyền địa phương đã phối hợp với các cơ
quan chức năng thực hiện các dự án trên đầm phá Tam Giang - Cầu Hai và
phát huy vai trò người dân trực tiếp tham gia quản lý, sử dụng và khai thác
hệ đầm phá, đã xây dựng các khu bảo vệ thủy sản bảo vệ nghiêm ngặt. Đồng
thời, tiến hành quy hoạch, giải tỏa, sắp xếp nò sáo trên toàn vùng đầm phá,
trao quyền quản lý mặt nước cho các chi hội nghề cá nhằm tăng cường công
tác quản lý, bảo vệ bãi giống, bãi đẻ, bảo vệ nguồn lợi thủy sản
Để bảo vệ nguồn lợi thủy sản, những năm qua, UBND tỉnh Thừa Thiên
Huế đã liên tục thành lập các khu bảo vệ thủy sản để tạo các bãi giống, bãi
đẻ cho các loài tôm cá ở đây. Đến nay,đã có 23 khu bảo vệ thủy sản ở vùng
đầm phá Tam Giang- Cầu Hai, với tổng diện tích là 614,2 ha chiếm 2,79%
diện tích đầm phá. Trong đó, việc bảo vệ nguồn lợi ở xã Phú Diên Huyện
Phú Vang đang là một vấn đề cấp thiết , ngày 29-11-2009 ông Lê Trường
Lưu, Phó chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế đã ban hành quyết định “

Thành lập khu bảo vệ thủy sản Doi Chỏi” (xã Phú Diên, huyện Phú Vang)


trên diện tích 30,4 ha. Giao Chi hội Nghề cá Thanh Mỹ, xã Diên Phú trực
tiếp quản lý, có trách nhiệm bảo vệ, ngăn chặn các hành vi trái pháp luật gây
hại đến khu bảo vệ thủy sản.Khu bảo vệ này hoạt động dựa vào cộng đồng
nhằm mục tiêu mở rộng, phát triển mạng lưới các khu bảo vệ thủy sản trên
toàn đầm phá. Theo đó, tăng cường công tác quản lý, bảo vệ bãi giống, bãi
đẻ, nguồn lợi thủy sản. Ngoài ra, nghiêm cấm các hoạt động kinh tế làm ảnh
hưởng đến nguồn lợi thủy sản tự nhiên và môi trường thủy sinh. Vì vậy
nhóm chúng tôi cùng nhau thực hiện đề tài : “ Tìm hiểu về khu bảo vệ thủy
sản Doi Chỏi tại xã Phú Diên, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế ”.


PHẦN II. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.
2.1. Phạm vi, đối tượng và thời gian nghiên cứu
-Phạm vi : khu bảo vệ thủy sản Doi Chỏi xã Phú Diên, huyện Phú Vang, tỉnh
Thừa Thiên Huế
-Đối tượng : Khu bảo vệ thủy sản Doi Chỏi.
-Thời gian thực hiện : ngày 25 tháng 02 năm 2016.

Hình 1. Khu bảo vệ thủy sản Doi Chỏi
2.2. Nội dung và phương pháp nghiên cứu
2.2.1 Nội dung :
+ Cơ cấu tổ chức và cách thức quản lý của khu bảo vệ thủy sản Doi Chỏi.
+Đa dạng thành phần loài và môi trường xung quanh khu bảo vệ.
+Lợi ích của khu bảo vệ.
+Những thuận lợi và khó khăn.
2.2.2 Phương pháp nghiên cứu :
+Phỏng vấn cán bộ quản lý tại khu bảo vệ

+Đi thực địa điều tra về khu bảo vệ.
+ Tìm hiểu các thông tin trên mạng và sách báo…..

PHẦN III. TỔNG QUAN TÀI LIỆU.
3.1.

Hệ đầm phá Tam Giang - Cầu Hai

Hệ đầm phá Tam Giang - Cầu Hai có diện tích hơn 22.000 ha, được biết đến
không chỉ là hệ đầm phá lớn nhất Đông Nam Á, trải dài qua 5 huyện Phong
Điền, Quảng Điền, Hương Trà, Phú Vang và Phú Lộc.


Với hệ sinh thái đặc trưng, đa dạng các loài động, thực vật. Theo số liệu điều
tra gần đây, thuỷ sản vùng đầm phá Tam Giang - Cầu Hai có tới 921 loài thuộc
444 chi, giống và 340 họ. Trong đó có 235 loài cá với 25 loài cá kinh tế, 12 loài
tôm, 18 loài cua cùng nhiều loại trìa, sò huyết, rong câu... Chim có 73 loài,
trong đó có 30 loài di cư có số lượng lớn như ngỗng trời, sâm cầm, sếu, vịt trời,
cò, chắt chân đỏ...
Bên cạnh đó, đây còn là nơi sinh sống của hơn 300.000 người dân, chiếm 30%
dân số tỉnh Thừa Thiên Huế. Đời sống bộ phận dân cư này gắn liền với việc
khai thác trực tiếp nguồn tài nguyên trên đầm phá này.
Tuy nhiên, hiện nay vấn đề quản lý, sử dụng và khai thác hệ đầm phá này
chưa hợp, thiếu bền vững. Điều này là nguyên nhân làm suy thoái các nguồn tài
nguyên, đe dọa tính đa dạng sinh học và gây ô nhiểm môi trường. Đặc biệt,
trong thời gian gần lại đây, nguồn lợi thủy sản ngày càng càng kiệt, số lượng,
chủng loại tôm cá các loài trên đầm phá giảm đáng kể, gây ảnh hưởng đến đời
sống của các hộ dân có sinh kế gắn liền với hoạt động đánh bắt và khai thác
nguồn lợi thủy sản trên đầm phá.
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên, trong đó, con người là nguyên

nhân trực tiếp, do nhu cầu cuộc sống mà ngư dân tham gia đánh bắt, khai thác
ngày một đông, số lượng ngư cụ đánh bắt ngày càng nhiều, chủ yếu là các loại
ngư cụ hiện đại hoặc mang tính khái thác hủy diệt… đã làm giảm nguồn lợi các
loài. Bên cạnh, các ngư cụ khai thác hủy diệt vẫn được nhiều hô dân sử dụng.
Đặc biệt còn do ảnh hưởng của thủy lưu, tác động của biến đổi khí hậu, trực tiếp
là ô nhiễm môi trường đã làm cho nhiều hệ sinh thái dưới nước cũng như các
loài trên cạn quý hiếm đang có nguy cơ bị dần biến mất.
3.2. Sự ra đời của các khu bảo vệ thuỷ sản trên đầm phá Tam
Giang - Cầu Hai
Trước thực trạng nguồn lợi thủy sản đang cạn kiệt đến mức báo động và ô
nhiễm môi trường đầm phá và nguồn lực của địa phương hữu hạn, từ năm 2009
đến nay, UBND tỉnh đã có quyết định thành lập 23 khu bảo vệ thủy sản với tổng
diện tích là 614,2 hecta chiếm 2,79% diện tích đầm phá và được phân bố trên 5
huyện, thị xã:
Phú Lộc: 11
Phú Vang: 6
Quảng Điền: 3


Phong Điền: 1
Thị xã Hương Trà: 2
Các khu bảo vệ thủy sản đầm phá Tam Giang – Cầu Hai.
STT Khu bảo vệ thủy sản

Ngày thành
lập

Diện tích

1


Cồn Chìm (xã Vinh Phú, Phú Vang)

11/2009

23,6ha

2

Doi Chỏi (xã Phú Diên, Phú Vang)

29/112009

30,4ha

3

Doi Mai Bống (xã Vinh Xuân, Phú Vang)

27/12/2012

30ha

4

Cồn Giá (xã Vinh Hà, huyện Phú Vang)

17/1/2014

40ha


5

Vũng Bùn (thị trấn Phú Đa, Phú Vang)

17/7/2014

16ha

6

Vũng Điện (xã Phú Xuân, Phú Vang)

7

Cồn Máy Bay (xã Quảng Ngạn, Quảng Điền)

8

An Xuân (Quảng An, Quảng Điền)

15ha

9

Vũng Mệ (xã Quảng Lợi, Quảng Điền)

40ha

10


Đập Tây-Chùa Ma (xã Vinh Giang, Phú Lộc)

11

Hòn Núi Quện (xã Lộc Bình, Phú Lộc)

12

Khe Đập Làng (xã Lộc Bình, Phú Lộc)

27/6/2012

36ha

13

Gành Làng(Lộc Bình, Phú Lộc)

18/3/2015

22ha

14

Hà Nã (xã Vinh Hiền, Phú Lộc)

15

Đình Đôi - Cửa Cạn (xã Vinh Hưng, Phú Lộc)


1/8/2014

14ha

16

Đá Dầm (Lộc Điền, Phú Lộc)

22/10/2015

30ha

17

Nam Hòn Đèo (thị trấn Phú Lộc, huyện Phú Lộc)

17/9/2015

26ha

18

Hòn Voi - Vũng Đèo (xã Lộc Trì, Phú Lộc)

12/11/2014

35ha

29


Đá Miêu ( Lộc Điền, Phú Lộc)

30ha

20

Vành Lăng (xã Lộc Bình, Phú Lộc)

15ha

21

Cồn Cát (xã Điền Hải, Phong Điền)

22

Cồn Sáo ( Hương Phong, Hương Trà)

23

Cồn Sầy (xã Hương Phong, Hương Trà)

23ha
2014

2010

20ha


35ha
40ha

25ha

12/3/2010

17,7ha
16ha

2013

30ha


Hình 2. Một số khu bảo vệ thủy sản tại đàm phá Tam Giang- Cầu Hai.
3.2.

Nội dung bảo vệ tại các khu bảo vệ thủy sản.

a. Nghiêm cấm hoàn toàn các hoạt động kinh tế làm ảnh hưởng đến
nguồn lợi thuỷ sản tự nhiên và môi trường thuỷ sinh, bao gồm:
- Cấm khai thác thuỷ sản (động vật và thực vật thuỷ sinh);
- Cấm nuôi trồng thuỷ sản (động vật và thực vật thuỷ sinh);
- Cấm chăn thả gia cầm, trâu, bò và các động vật khác vào khu bảo
vệ;
- Cấm xây dựng các công trình sản xuất (kể cả công trình nhà ở).
b. Các hoạt động có điều kiện:
- Hoạt động khai thác thuỷ sản để nghiên cứu khoa học và hoạt động
tiêu diệt thuỷ sản địch họa trong khu bảo vệ phải được sự chấp thuận của

Chi cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản theo quy định của pháp
luật;
- Hoạt động giao thông thuỷ được phép qua lại vô hại nhưng không


được dừng tàu thuyền trong khu bảo vệ;
- Hoạt động du lịch sinh thái được phép khi có sự giám sát của cộng
đồng ngư dân địa phương.{1, 2}

3.4.

Kết quả đạt được của các khu bảo vệ thuỷ sản trên đầm phá Tam
Giang - Cầu Hai đến nay.

Đây là kết quả của sự nỗ lực phối hợp của chính quyền, ban ngành địa phương
và cộng đồng ngư dân, nhưng trong đó có vai trò hết sức quan trọng của hội nghề
cá và cần tiếp tục phát huy. Với mục tiêu xây dựng khu bảo vệ thuỷ sản dựa vào
cộng đồng, mở rộng, phát triển mạng lưới các khu bảo vệ thủy sản trên toàn đầm
phá, vùng nước nội địa Tam Giang - Cầu Hai nhằm tăng cường công tác quản lý,
bảo vệ bãi giống, bãi đẻ, nguồn lợi thủy sản, góp phần gìn giữ các loài có nguy cơ
cạn kiệt, bảo vệ các hệ sinh thái và phục hồi các hệ sinh thái đã và đang dần biến
mất.
Sau thời gian đi vào hoạt động, theo thống kê của Chi cục Thủy sản tỉnh Thừa
Thiên - Huế kết quả đạt được là:
₊ Đã tiến hành sắp xếp, phân bổ; xử lý nghiêm các trường hợp khai thác trái
phép với khoảng 1.260 nò sáo được giải tỏa, sắp xếp lại
₊ đã bắt và xử lý 41 trường hợp khai thác thủy sản trái phép trên đầm phá và
ven biển, xử phạt hành chính 56,4 triệu đồng,



tịch thu 24 bình điện, 20 kích điện và các ngư cụ khác.


PHẦN IV . KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.1.

-

-

-

Cơ cấu tổ chức và cách thức quản lý của khu bảo vệ thủy sản Doi
Chỏi.
4.1.1. Cơ cấu tổ chức
Tên gọi: Khu Bảo vệ thủy sản Doi Chỏi.
Địa Điểm: Xã Phú Diên, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế.
Ngày thành lập : 29/11/2009.
Đơn vị điều phối:
+ Chi cục khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản
+ Sở nông nghiệp và phát triển nông thôn
+Trung tâm Khoa học xã hội và nhân văn, Trường Đại học Khoa học
Đơn vị thực hiện: Chi hội Nghề cá thôn Thanh Mỹ và ngư dân ở xã Phú Diên,
huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế.
Quy mô, diện tích, đặc điểm : Khu bảo vệ rộng 30,4 ha, tổng diện tích mặt nước
là 663 ha, xung quanh khu bảo vệ được đóng các cọc làm bằng xi măng, cứ
50m thì đóng 1 cọc, phía trong khu bảo vệ không làm chuông.
Ban quản lý :
+ Chi Hội trưởng Hội nghề cá : Trần Sáu.
+ Chi Hội phó: Trần Hội, Nguyễn Dũng

+Thư kí : Trần Cơ
+Thủ quỹ : Phạm Thị Lai
+Ủy viên : Nguyễn Đô, Trần Cột
Chi Hội nghề cá hiện có 122 thành viên.
4.1.2. Cách thức quản lý
-Mục tiêu : Khu bảo vệ này hoạt động dựa vào cộng đồng nhằm mục tiêu mở
rộng, phát triển mạng lưới các khu bảo vệ thủy sản trên toàn đầm phá.Theo đó,
tăng cường công tác quản lý, bảo vệ bãi giống, bãi đẻ, nguồn lợi thủy sản.
Ngoài ra, nghiêm cấm các hoạt động kinh tế làm ảnh hưởng đến nguồn lợi thủy
sản tự nhiên và môi trường thủy sinh.

-Công tác bảo vệ
+ Thành lập tổ để tuần tra, bảo vệ nguồn lợi thủy sản.
+ Công tác tuần tra: Theo quy chế : 1 tuần/ lần


Tuy nhiên nếu có sự biến động thất thường hay thời tiết không thuận lợi thì tuần tra
2-3 lần/ tuần. Đội tuần tra chủ yếu do ban chấp hành hội thực hiện, đứng ra
quản lý, do kinh phí còn hạn chế nên các hội viên ít đi tuần tra.
-Hình thức xử phạt khi vi phạm :
+ Nếu thả lừ không đúng quy định thì tịch thu tiêu hủy, nếu đúng mắt lưới thì ban
quản lý họp và tiến hành xử phạt theo quy định của Hội.
+ Nếu ngư cụ hủy diệt như rà điện, thuốc nổ, cào sùng nước,….Tùy theo mức độ
hủy diệt thì có các mức phạt : Dưới 200 nghìn thì chi hội xử lý, dưới 5 triệu thì
cấp xã xử lý, từ 5 triệu trở lên thì cấp huyện xử lý.
-Các hoạt động của khu bảo vệ :
+ Tuyên truyền, vận động người dân tham gia thực hiện công tác bảo vệ tại khu bảo
vệ thủy sản.
+ Tiến hành tuần tra, bảo vệ theo định kỳ
+ Kêu gọi dự án hỗ trợ kinh phí, tập huấn, dạy nghề nấu ăn, may mặc…cùng sự

tham gia của 40 người mang lại hiệu quả cao.
+ Nghiêm cấm hoàn toàn các hoạt động kinh tế làm ảnh hưởng đến nguồn lợi thuỷ
sản tự nhiên và môi trường thuỷ sinh.
+ Phục vụ nghiên cứu khoa học và cung cấp thông tin cho công tác nghiên cứu và
học tập.
+ Tổ chức các đợt thả giống nhằm tái tạo nguồn lợi,từ khi thành lập đến nay đã thả
được 4 đợt giống các loài thủy sản, kinh phí thả giống phụ thuộc vào Chi cục
Nuôi trồng thủy sản.
+ Tiến hành trồng các cây ngập mặn như : cây Sú, cây Đước tạo nơi cư trú cho các
loài sinh vật khác nhau và giảm tác động của thiên tai.
+ Chính quyền xã có cho quyền thu lệ phí mặt nước : 1 chỗ từ 100-200 ngàn/năm
tùy theo độ sâu.
4.1.3 Một số định hướng trong tương lai của khu bảo vệ.
+ Tìm dự án hỗ trợ kinh phí hoạt động, tái tạo nguồn lợi.


+ Trồng thêm cây ngập mặn : cây Sú, cây Đước, cây Vẹt, cây Chá…..để thành
lập khu sinh thái, khu du lịch.
+ Tiếp tục các hoạt động tuyên truyền, bảo vệ nguồn lợi trong khu bảo vệ thủy
sản Doi Chỏi…..
4.2. Đa dạng sinh học và môi trường xung quanh khu bảo vệ.
4.2.1 Đa dạng sinh học.
Sau quá trình khảo sát thực địa và phỏng vấn Chi hội trưởng hội nghề cá –ông
Trần Sáu cho biết trong khu bảo vệ thủy sản có khoảng hơn 30 loài cá, 5 loài
tôm, hơn 10 loài động vật thân mềm, một số loài cua, ghẹ Xanh, rong,động vật
không xương sống và một số loài thực vật ngập mặn khác.
Cụ thể như sau :
-Các loài cá như : cá hanh, cá dìa, cá đối dọn, cá kình, cá cồi, cá rằn, cá ong bù,
cá ong hương, cá căng, cá móm, cá độc, cá nâu, cá ngạnh, cá kìm, cá suốt, cá
bống thệ, cá me, cá bống đao, cá bống mủ, cá lụy, cá lạt, cá lệt, cá lương, cá

sơn, cá liệt,….
- Các loài tôm : tôm Sú, tôm rằn, tôm đất, tôm càng xanh, tôm càng đỏ.
-Các loài động vật thân mềm : trìa mỡ, trìa nước ngọt, hàu, vẹm xanh, huy láng,
huy nhám, ốc nắp, ốc xoắn, ốc càng, ốc đinh….
- Một số loài rong như : rong hẹ, rong câu, riều xanh.
- Cây thực vật ngập mặn : cây sú, cây đước.
-Loài quý hiếm : sùng nước.
4.2.2. Môi trường xung quanh khu bảo vệ
Một số thông số môi trường như :
+ pH=5-6, vào mùa mưa pH giảm xuống còn 4-5 ;
+ độ mặn : tháng 3 đến tháng 8 là 18-20%0, tháng 8 đến tháng 3 năm sau là
16%0. Nước tương đối trong, tuy nhiên vào mùa khô nước bị cạn nên bốc mùi
hôi gây ảnh hưởng đến đời sống của các sinh vật và ngư dân sống ở đây.
+ độ sâu khu bảo vệ từ 20-40m vào mùa khô, từ 60-80m vào mùa mưa.
Tuy gần đó không có các nhà máy sản xuất, chế biến nhưng chất lượng nước
vẫn bị ảnh hưởng từ rác thải như bao bì của thuốc trừ sâu, các chai lọ, túi ni
lông….. của các ngư dân thải ra.
4.3. Lợi ích của khu bảo vệ.
Khu bảo vệ được thành lập gần 7 năm đã mang lại nhiều lợi ích cho ngư dân
ở đây.
-Ngư dân khai thác có hiệu quả hơn ở các vùng xung quanh các khu bảo vệ
thủy sản, thu nhập ổn định hơn. Các loài thủy sản có giá trị kinh tế cao như:


cá Dìa, cá Kình, Cua, rong Câu… có dấu hiệu phục hồi đã đem lại sinh kế
ổn định cho các cộng đồng tham gia bảo vệ. Chính vì vậy, người dân phấn
khởi, tin tưởng ngày một nhiều hơn vào chủ trương thiết lập các khu bảo vệ
thủy sản
-Việc cấm hoàn toàn các hoạt động khai thác, nuôi trông thủy sản trong các
khu bảo vệ thủy sản tạo điều kiện cho thực vật thủy sinh phát triển tốt, vừa

làm nơi trú ẩn an toàn vừa tạo nguồn thức ăn cho tôm cá, cải thiện môi
trường nước
4.4. Những thuận lợi và khó khăn của khu bảo vệ thủy sản Doi Chỏi.
4.4.1. Những thuận lợi
- Chi phí đầu tư thấp.
- Dễ quản lý và bảo vệ.
- Quy mô nhỏ nên dễ dàng được nhân dân và chính quyền địa phương chấp
nhận và tham gia.
- Xây dựng được thêm tình đoàn kết, gắn bó giữa các bà con ngư dân nơi
đây ngày một nhiều hơn.
- Người dân có trách nhiệm hơn trong việc bảo vệ địa bàn khai thác của
mình; các bãi giống, bãi đẻ của các loại thủy sản được cộng đồng ngư dân
bảo vệ, không cho đánh bắt, nhờ vậy, nguồn lợi thủy sản dần dần được phục
hồi tốt, môi trường sinh thái được cải thiện, sản lượng một số loại cá đặc sản
ngày càng tăng cao, đem lại giá trị kinh tế lớn cho cư dân vùng này.
- Sau khi thành lập các khu bảo vệ thủy sản, tuân theo cơ chế quản lý thì một số
chi hội nghề cá đã chủ động, tự chủ hơn về tài chính qua việc thu phí tự quản
ngư trường được giao quản lý xung quanh khu bảo vệ thủy sản và các hoạt động
kinh tế cộng đồng khác.
- Khi được giao quản lý diện tích mặt nước, người dân có ý thức hơn trong việc
kết hợp sử dụng, đánh bắt và bảo vệ môi trường, bảo tồn nguồn lợi thủy sản
chung.
4.4.2. Những khó khăn


- Do chi phí đầu tư còn thấp, kinh phí tự phát cũng như kiến thức, kỹ năng quản lý
còn thiếu sót nên viêc bảo vệ còn chưa chặt chẽ.
- Trong khi đó, để truy bắt các đối tượng khai thác thủy sản trái phép, chi hội nghề
cá phải bỏ tiền ra để đầu tư phương tiện, xăng dầu… Các chi hội nghề cá gặp nhiều
khó khăn trong việc truy bắt các đối tượng khai thác thủy sản trái phép và duy trì

hoạt động hội.
- Chưa kêu gọi được nguồn vốn đầu tư từ bên ngoài vào nhiều.
- Một số ngư dân chưa thực sự được quan tâm nhiều mà chủ yếu ưu tiên tập trung
cho phát triển kinh tế.
4.5. Một số giải pháp hoàn thiện khu bảo vệ.
- Cần nâng cao biện pháp quản lý khu bảo vệ, đào tạo cán bộ để đạt hiệu quả
tốt hơn.
- Kêu gọi các nhà đầu tư hỗ trợ kinh phí,các nhà khoa học có chuyên môn về
nghiên cứu để phục vụ quá trình quản lý khu bảo vệ được tốt hơn.
- Tuyên truyền, nâng cao nhận thức và kêu gọi mọi người dân phải tuân thủ
những quy định mà chi hội quản lý khu bảo vệ đề ra để bảo vệ nguồn lợi
thủy sản.
- Có các chính sách hỗ trợ sinh kế cho người dân trong khu bảo tồn để nâng
cao chất lượng cuộc sống của người dân, hạn chế khai thác trái phép trong
khu bảo vệ.
- Tăng cường công tác tuần tra, bảo vệ cũng như thắt chặt các biện pháp xử
phạt để răn đe người dân.


PHẦN V. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
5.1 Kết luận.
- Từ khi thành lập đến nay ban quản lý khu bảo vệ Doi Chỏi đã đưa ra các
biện pháp quản lý có hiệu quả cao để bảo vệ nguồn lợi thủy sản tại khu vực
huyện Phú Vang, tạo bãi giống bãi đẻ cho các sinh vật đến để phát triển và
sinh sản, duy trì và bảo tồn các sinh vật.
- Có trên 30 loài cá, 5 loài tôm, hơn 10 loài động vật thân mềm, cua, ghẹ,
rong, một số động vật không xương sống và thực vật ngập mặn.
- Nguồn lợi tại khu bảo vệ giúp cải thiện được sinh kế, nâng cao nguồn thu
nhập cho người dân xung quanh xã Phú Diên.
- Mặc dù khu bảo vệ có nhiều thuận lợi để phát triển nhưng bên cạnh đó còn

gặp phải một số khó khăn cần đưa ra các biện pháp giải quyết thích hợp để
cải thiện tốt hơn nữa cho sự phát triển của khu bảo tồn.
5.2. Kiến nghị
- Nhà nước và chính quyền địa phương cần phải đưa ra các quy tắc, chính
sách để quản lý chặt chẽ hơn.
- Ban quản lý chi hội tại khu bảo vệ cần huy động được nguồn vốn cũng như
các dự án để phát triển khu bảo vệ.
- Tổ chức các buổi tập huấn thường xuyên cho ngư dân ở đây.


PHẦN VI. TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.

/>
2.

/>

PHỤ LỤC 2.
Một số hình ảnh đi thực địa.





×