Tải bản đầy đủ (.doc) (75 trang)

BÁO CÁO TỰ ĐÁNH GIÁ TẠI TRƯỜNG TIỂU HỌC ĐỨC SƠN, PHÒNG GIÁO DỤC ĐÀO TẠO ANH SƠN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (404.38 KB, 75 trang )

PHÒNG GIÁO DỤC - ĐÀO TẠO ANH SƠN
TRƯỜNG TIỂU HỌC ĐỨC SƠN

BÁO CÁO TỰ ĐÁNH GIÁ
DANH SÁCH VÀ CHỮ KÝ THÀNH VIÊN HỘI ĐỒNG TỰ ĐÁNH GIÁ

TT

Họ và tên

Chức danh, chức vụ

Nhiệm vụ

1

Nguyễn Cảnh Dũng

Hiệu trưởng

Chủ tịch HĐ

2

Trần Văn Dương

Phó hiệu trưởng

Phó chủ tịch HĐ

3



Đặng Đình Hà

Phó hiệu trưởng

Phó chủ tịch HĐ

4

Đặng Thị Minh

Thư kýHĐ

Thư ký

5

Nguyễn Thị Thủy

Tổ trưởng tổ 4+ 5

Uỷ viên HĐ

6

Nguyễn Thị Chinh

Tổ phó tổ 4+ 5

Ủy viên HĐ


7

Trần Thị Thúy

Giáo viên

Uỷ viên HĐ

8

Nguyễn Thị Đường

Tổ trưởng tổ 2+ 3

Uỷ viên HĐ

9

Lê Thị Thúy Nga

Tổ phó tổ 2+ 3

Uỷ viên HĐ

10

Ngô Xuân Hồng

Kế toán


Uỷ viên HĐ

Chữ ký

1


MỤC LỤC
NỘI DUNG

Trang

Mục lục

2

Danh mục các chữ viết tắt

5

Bảng tổng hợp kết quả

6

PHẦN I: CƠ SỞ DỮ LIỆU CỦA NHÀ TRƯỜNG

8

PHẦN II: TỰ ĐÁNH GIÁ


12

I. ĐẶT VẤN ĐỀ

12

II. TỰ ĐÁNH GIÁ

14

Tiêu chuẩn 1: Tổ chức và quản lý nhà trường

14

Tiêu chí 1: Cơ cấu tổ chức bộ máy của nhà trường theo quy định của Điều
lệ trường tiểu học.

14

Tiêu chí 2: Lớp học, số học sinh, điểm trường theo quy định của Điều lệ
trường tiểu học.

16

Tiêu chí 3: Cơ cấu tổ chức và việc thực hiện nhiệm vụ của các tổ chuyên
môn, tổ văn phòng theo quy định tại Điều lệ trường tiểu học.

18


Tiêu chí 4: Chấp hành chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà
nước, sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương và cơ
quan quản lý giáo dục các cấp; đảm bảo Quy chế thực hiện dân chủ trong
hoạt động của nhà trường.

19

Tiêu chí 5: Quản lý hành chính, thực hiện các phong trào thi đua theo quy
định.

21

Tiêu chí 6: Quản lý các hoạt động giáo dục, quản lý cán bộ, giáo viên, nhân
viên, học sinh và quản lý tài chính, đất đai, cơ sở vật chất theo quy định.

23

Tiêu chí 7: Đảm bảo an ninh trật tự, an toàn cho học sinh và cho cán bộ,
giáo viên, nhân viên; phòng chống bạo lực học đường, phòng chống dịch

25

2


NỘI DUNG

Trang

bệnh, phòng tránh các hiểm họa thiên tai, các tệ nạn xã hội trong trường.

Tiêu chuẩn 2: Cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên và học sinh.

27

Tiêu chí 1: Năng lực của hiệu trưởng, phó hiệu trưởng trong quá trình triển
khai các hoạt động giáo dục.

27

Tiêu chí 2: Số lượng, trình độ đào tạo của giáo viên theo quy định của Điều
lệ trường tiểu học.

29

Tiêu chí 3: Kết quả đánh giá, xếp loại giáo viên và việc đảm bảo các quyền của
giáo viên.

30

Tiêu chí 4: Số lượng, chất lượng và việc đảm bảo các chế độ, chính sách
đối với đội ngũ nhân viên của nhà trường.

31

Tiêu chí 5: Học sinh của nhà trường đáp ứng yêu cầu theo quy định của
Điều lệ trường tiểu học và của pháp luật.

33

Tiêu chuẩn 3: Cơ sở vật chất và trang thiết bị dạy học


35

Tiêu chí 1: Khuôn viên, cổng trường, biển trường, tường hoặc hàng rào bảo
vệ, sân chơi, bãi tập theo quy định của Điều lệ trường tiểu học.

35

Tiêu chí 2: Phòng học, bảng, bàn ghế cho giáo viên, học sinh.

36

Tiêu chí 3: Khối phòng, trang thiết bị văn phòng phục vụ công tác quản lý,
dạy và học theo quy định của Điều lệ trường tiểu học.

37

Tiêu chí 4: Công trình vệ sinh, nhà để xe, hệ thống nước sạch, hệ thống
thoát nước, thu gom rác đáp ứng yêu cầu của hoạt động giáo dục.

39

Tiêu chí 5: Thư viện đáp ứng nhu cầu nghiên cứu, học tập của cán bộ, giáo
viên, nhân viên và học sinh.

40

Tiêu chí 6: Thiết bị dạy học, đồ dùng dạy học và hiệu quả sử dụng thiết bị,
đồ dùng dạy học.


41

Tiêu chuẩn 4: Quan hệ giữa nhà trường, gia đình và xã hội

43

Tiêu chí 1: Tổ chức và hiệu quả hoạt động của Ban đại diện cha mẹ học
sinh.

43
3


NỘI DUNG

Trang

Tiêu chí 2: Nhà trường chủ động tham mưu với cấp ủy Đảng, chính quyền
và phối hợp với các tổ chức đoàn thể ở địa phương để huy động nguồn lực
xây dựng nhà trường và môi trường giáo dục.

44

Tiêu chí 3: Nhà trường phối hợp với các tổ chức đoàn thể của địa phương,
huy động sự tham gia của cộng đồng để giáo dục truyền thống lịch sử, văn
hóa dân tộc cho học sinh và thực hiện mục tiêu, kế hoạch giáo dục.

46

Tiêu chuẩn 5: Hoạt động giáo dục và kết quả giáo dục


48

Tiêu chí 1: Thực hiện chương trình giáo dục, kế hoạch dạy học của Bộ
Giáo dục và Đào tạo, các quy định về chuyên môn của cơ quan quản lý
giáo dục địa phương.

49

Tiêu chí 2: Các hoạt động ngoài giờ lên lớp của nhà trường.

51

Tiêu chí 3: Tham gia thực hiện mục tiêu phổ cập giáo dục tiểu học đúng
độ tuổi của địa phương.

53

Tiêu chí 4: Kết quả xếp loại giáo dục của học sinh đáp ứng mục tiêu giáo
dục.

54

Tiêu chí 5: Tổ chức các hoạt động chăm sóc, giáo dục thể chất, giáo dục ý
thức bảo vệ môi trường.

55

Tiêu chí 6: Hiệu quả hoạt động giáo dục của nhà trường.


57

Tiêu chí 7: Giáo dục, rèn luyện kỹ năng sống, tạo cơ hội để học sinh tham
gia vào quá trình học tập một cách tích cực, chủ động, sáng tạo.

58

III. KẾT LUẬN CHUNG

61

PHẦN III. PHỤ LỤC

63

4


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
TT

Nội dung

Chữ viết tắt

1

An toàn Giao thông

ATGT


2

Ban Giám hiệu

BGH

3

Cán bộ Giáo viên

CBGV

4

Cơ sở vật chất

CSVC

5

Giáo dục và Đào tạo

GD&ĐT

6

Giáo dục ngoài giờ lên lớp

GDNGLL


7

Giáo viên

GV

8

Giáo viên Chủ nhiệm

GVCN

9

Giáo viên Tổng phụ trách

GVTPT

10

Hoạt động Giáo dục ngoài giờ lên lớp

HĐGDNGLL

11

Học sinh

HS


12

Hoàn thành chương trình Tiểu học

HTCTTH

13

Kiến thức – Kỹ năng

KT-KN

14

Mầm non

MN

15

Phổ cập Giáo dục đúng độ tuổi

PCGDĐĐT

16

Phổ thông cơ sở

PTCS


17

Thể dục thể thao

TDTT

18

Uỷ ban Nhân dân

UBND

Ghi chú

5


BẢNG TỔNG HỢP KẾT QUẢ TỰ ĐÁNH GIÁ
Tiêu chuẩn 1: Tổ chức và quản lý nhà trường
Tiêu chí

Đạt

1

Không đạt

Tiêu chí


Đạt

X

5

X

2

X

6

X

3

X

7

X

4

X

Không đạt


Tiêu chuẩn 2: Cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên và học sinh
Tiêu chí

Đạt

Không đạt

Tiêu chí

Đạt

Không đạt

1

X

4

X

2

X

5

X

3


X

Tiêu chuẩn 3: Cơ sở vật chất và trang thiết bị dạy học
Tiêu chí

Đạt

Không đạt Tiêu chí

1

X

4

2

X

5

3

X

6

Đạt


Không đạt
X
X
X

Tiêu chuẩn 4: Quan hệ giữa nhà trường, gia đình và xã hội
Tiêu chí

Đạt

Không đạt

1

X

2

X

Tiêu chí

Đạt

3

Không đạt
X

Tiêu chuẩn 5: Hoạt động giáo dục và kết quả giáo dục

6


Tiêu chí

Đạt

Không đạt

Tiêu chí

Đạt

Không đạt

1

X

5

X

2

X

6

X


3

X

7

X

4

X

Tổng số các chỉ số đạt: 82/84 = 97,6%
Tổng số tiêu chí đạt chưa đạt: 26/28 = 92,86

7


PHẦN I: CƠ SỞ DỮ LIỆU
Tên trường: Tiểu học Đức Sơn
Tên trước đây: Cấp 1 Đức Sơn
Cơ quan chủ quản: Phòng GD& ĐT Anh Sơn
Tỉnh/thành phố:

Nghệ An

Họ và tên hiệu trưởng

Huyện


Anh Sơn

Điện thoại



Đức Sơn

Fax

Đạt chuẩn quốc gia

Mức 1

Năm thành lập

0916841546

Website

2006

Công lập

Nguyễn Cảnh Dũng

Số điểm trường

3


Có học sinh khuyết tật

x

Tư thục

Có học sinh bán trú

Thuộc vùng đặc
biệt khó khăn

Có học sinh nội trú

Trường liên kết
với nước ngoài

Loại hình khác

Trường PTDTNT
1. Số lớp
Số lớp

Năm học
2011-2012

Năm học
2012-2013

Năm học

2013 - 2014

Năm học
2014-2015

Năm học
2015-2016

Khối lớp 1

6

4

4

5

6

Khối lớp 2

4

5

4

4


4

Khối lớp 3

5

4

5

4

4

Khối lớp 4

4

5

4

5

3

Khối lớp 5

5


4

4

4

4

Cộng

24

22

21

22

21

8


2. Số phòng học
Năm học
2011-2012

Năm học
2012-2013


Năm học
2013-2014

Năm học
2014-2015

Năm học
2015-2016

Tổng số

23

25

25

25

25

Phòng học kiên cố

12

12

12

12


12

Phòng học bán kiên cố

12

12

12

10

10

23

25

25

25

25

Phòng học tạm
Cộng

3. Cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên
a) Số liệu tại thời điểm tự đánh giá:

Trình độ đào tạo

Tổng
số

Nữ

Dân tộc

Hiệu trưởng

1

0

Phó hiệu trưởng

2

Giáo viên

Đạt
chuẩn

Trên
chuẩn

Chưa đạt
chuẩn


0

1

0

2

0

2

0

36

34

0

2

34

0

Nhân viên

4


0

0

4

0

0

Cộng

42

36

0

5

37

0

Ghi
chú

b) Số liệu của 5 năm gần đây:
Năm học
2011-2012


Năm học
2012-2013

Năm học
2013-2014

Năm học
2014-2015

Năm học
2015-2016

Tổng số giáo viên

34

33

36

36

36

Tỷ lệ giáo viên/lớp

1.48

1.43


1.7

1.63

1.7

Tỷ lệ

1/13

1/13

1/12

1/12

1/14

giáo viên/học sinh

=0.07

=0.07

=0.08

=0.08

=0.07

9


Tổng số giáo viên
dạy giỏi cấp huyện
và tương đương

13

23

25

25

25

Tổng số giáo viên dạy
giỏi cấp tỉnh trở lên

1

1

2

1

1


Năm học
2011-2012

Năm học
2012-2013

Năm học
2013-2014

Năm học
2014-2015

Năm học
2015-2016

Tổng số

434

414

427

441

487

Khối lớp 1

100


77

96

103

117

Khối lớp 2

74

99

77

98

104

Khối lớp 3

89

73

97

72


98

Khối lớp 4

81

86

70

97

71

Khối lớp 5

90

79

87

71

97

Nữ

203


200

204

216

242

Dân tộc

0

2

2

1

0

Đối tượng chính sách

0

1

1

0


0

Khuyết tật

3

3

2

0

0

Tuyển mới

99

79

96

103

117

Lưu ban

1


0

0

0

0

Bỏ học

0

0

0

0

0

433

414

427

441

487


Bán trú

0

0

0

0

0

Nội trú

0

0

0

0

0

414/22=19

427/21=20

441/22=20


487/21=23

4. Học sinh:

Học 2 buổi/ngày

Tỷ lệ bình quân
433/24=18
học sinh /lớp

10


Tỷ lệ đi học
đúng độ tuổi

442/448

429/433

449/452

96,6%

99,1%

- Nữ

200/203


99.3

458/459
99,8%

485/487
99,6%

196/200

203/204

214/216

242/242

98,5%

98%

99,5%

99,1%

100%

0

2/2=100%


2/2=100%

1

0

90/90 =
100%

79/79 =
100%

87/87 =
100%

71/71
=100%

- Nữ

42

39

42

29

- Dân tộc


0

0

1

1

Tổng số học sinh/học
viên giỏi cấp tỉnh

0

0

1

0

0

Tổng số học sinh/học
viên giỏi quốc gia

0

0

0


0

0

Tỷ lệ chuyển cấp

90/90 =
100%

79/79 =
100%

87/87 =
100%

71/71
=100%

- Dân tộc
Tổng số học sinh/học
viên hoàn thành
chương trình cấp
học/tốt nghiệp

11


PHẦN II
TỰ ĐÁNH GIÁ CỦA NHÀ TRƯỜNG

I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Trường Tiểu học Đức Sơn được tái thành lập tháng 8 năm 2006, trên cơ sở
được sáp nhập trường Tiểu học Đức Sơn 1 với trường Tiểu học Đức Sơn 2. Tại thời
điểm đó Trường có 24 lớp với 530 học sinh. Trường có diện tích khuôn viên rộng
25.320m2. Cơ sở vật chất được đầu tư, cải tạo nâng cấp, với 24 phòng học và các
phòng chức năng, đáp ứng được yêu cầu cơ bản của đổi mới giáo dục. Tổng số các
bộ, giáo viên, nhân viên là 45 người, trong đó có 100% cán bộ, giáo viên có trình độ
đạt chuẩn, có 30/45 cán bộ, giáo viên, nhân viên có trình độ trên chuẩn. Trường có
530 học sinh, 24 lớp. Chi bộ Đảng gồm 18 đảng viên, liên tục đạt Chi bộ trong sạch
vững mạnh, giữ vai trò hạt nhân lãnh đạo trong toàn bộ hoạt động của nhà trường.
Các tổ chức: Công đoàn, Đoàn thanh niên, Đội thiếu niên, Ban đại diện cha mẹ học
sinh hoạt động tích cực, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện học sinh.
Được sự chỉ đạo trưc tiếp của Phòng GD&ĐT Anh Sơn, cấp ủy Đảng, Chính
quyền địa phương, cùng với sự nỗ lực phấn đấu của đội ngũ cán bộ, giáo viên, cha mẹ
học sinh, Trường Tiểu học Đức Sơn đã được UBND Tỉnh Nghệ An công nhận trường
đạt chuẩn Quốc gia mức độ 1 năm 2000.
Trong những năm qua, Trường Tiểu học Đức Sơn đã từng bước khẳng định
được uy tín, là trường có chất lượng giáo dục toàn diện thuộc tốp các trường dẫn đầu
trong huyện. Với sự cố gắng của tập thể cán bộ, giáo viên và học sinh nhà trường,
Trường Tiểu học Đức Sơn đã vinh dự được đón nhận các danh hiệu: liên tục đạt danh
hiệu trường Tiên tiến và Tiên tiến Xuất sắc cấp huyện và cấp tỉnh, Bằng công nhận
Đơn vị Văn hoá cấp Tỉnh năm 2001. Đội tuyển học sinh giỏi của trường nhiều năm
liên tục xếp tốp đầu của huyện Anh Sơn. Năm học 2012 - 2013 chất lượng chung của
trường xếp vị thứ 6/22 trường tiểu học trong toàn huyện.
Nguồn tài chính đảm bảo cho trường hoạt động gồm từ nguồn ngân sách nhà
nước cấp và các nguồn thu hợp pháp từ xã hội hóa. Các nguồn thu trên được nhà
trường quản lý đúng quy định của Nhà nước, sử dụng đúng mục đích nhằm nâng cao
chất lượng giáo dục toàn diện.
Đội ngũ cán bộ quản lý của trường có phẩm chất chính trị, tư tưởng đạo đức tốt,
có năng lực chuyên môn và kinh nghiệm quản lý, luôn cố gắng phấn đấu, học hỏi, tìm

giải pháp để quản lý, chỉ đạo, thực hiện các hoạt động của đơn vị đạt kết quả cao.
Thực hiện Thông tư số: 42/2012/TT/ BGDĐT ngày 23/11/2012 của Bộ trưởng
Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành Quy định về tiêu chuẩn đánh giá chất lượng
giáo dục và quy trình, chu kỳ kiểm định chất lượng giáo dục cơ sở giáo dục phổ
thông, cơ sở giáo dục thường xuyên, nhà trường đã xác định mục đích của tự đánh giá
chất lượng giáo dục trong kiểm định chất lượng giáo dục là quá trình tự xem xét, tự
kiểm tra, chỉ ra các điểm mạnh, điểm yếu của từng tiêu chí, xây dựng kế hoạch cải
12


tiến chất lượng và các biện pháp thực hiện để đáp ứng các tiêu chuẩn chất lượng giáo
dục do Bộ GD&ĐT ban hành. Nhà trường tự xác định mức độ đáp ứng mục tiêu giáo
dục trong từng giai đoạn; thông báo công khai với các cơ quan quản lý và xã hội về
thực trạng chất lượng giáo dục để cơ quan chức năng đánh giá và công nhận nhà
trường đạt tiêu chuẩn chất lượng giáo dục. Từ đó để đề ra các giải pháp cải tiến tạo
bước chuyển biến lớn về chất lượng giáo dục của nhà trường.
Nhà trường tiến hành công tác tự đánh giá từ tháng 9/2014. Để thực hiện tự
đánh giá chất lượng giáo dục có hiệu quả, nhà trường đã thành lập Hội đồng tự đánh
giá chất lượng giáo dục gồm 10 thành viên với đầy đủ các thành phần: Cấp uỷ chi bộ,
Ban giám hiệu, phụ trách các tổ chức đoàn thể, tổ trưởng chuyên môn. Hội đồng tự
đánh giá lập kế hoạch, phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên để hoàn thành
tốt nhiệm vụ được giao. Đồng thời, thành lập các nhóm công tác và nhóm thư kí, mỗi
nhóm công tác do một thành viên Hội đồng tự đánh giá làm nhóm trưởng. Tất cả các
bước trên đều được thực hiện đúng Hướng dẫn số: 8987/BGDĐT-KTKĐCLGD ngày
28 tháng 12 năm 2012 về việc hướng dẫn tự đánh giá và đánh giá ngoài cơ sở giáo
dục phổ thông, cơ sở giáo dục thường xuyên và đảm bảo tính dân chủ, công khai,
khoa học.
Để báo cáo tự đánh giá đảm bảo tính chính xác, trung thực, khách quan, Hội
đồng tự đánh giá đã tiến hành đánh giá bằng nhiều phương pháp khác nhau, trong đó
chủ yếu là bằng phương pháp khảo sát thực tế tất cả các mặt hoạt động của nhà

trường liên quan đến nội dung bộ tiêu chí; thu thập thông tin, minh chứng, so sánh,
đối chiếu và phân tích các dữ liệu có liên quan. Trong quá trình tự đánh giá, nhà
trường đã sử dụng nhiều công cụ khác nhau như: Điều lệ trường tiểu học, các tiêu
chuẩn, tiêu chí quản lí chất lượng giáo dục của trường tiểu học để làm cơ sở cho việc
tiến hành tự đánh giá chất lượng giáo dục của nhà trường, sử dụng hồ sơ lưu trữ để
thu thập thông tin, minh chứng và viết báo cáo tự đánh giá.
Báo cáo được trình bày lần lượt từng tiêu chí của từng tiêu chuẩn. Mỗi tiêu chí
đều được mô tả đầy đủ, cụ thể, đúng với hiện trạng của đơn vị và có mã hoá minh
chứng. Sau khi mô tả hiện trạng, báo cáo tự đánh giá đã nêu ra những điểm mạnh,
điểm yếu và đề ra kế hoạch cải tiến chất lượng trong từng tiêu chí, tuy ngắn gọn
nhưng rõ ràng và có tính khả thi.
Sau một quá trình làm việc đầy tâm huyết, trách nhiệm, sự tập trung trí tuệ cao
của tập thể hội động tự đánh giá, sự cộng tác của toàn thể cán bộ, giáo viên, nhân viên
nhà trường, công tác tự đánh giá của trường đã cơ bản hoàn thành. Báo cáo tự đánh
giá nhà trường theo tiêu chuẩn kiểm định chất lượng lần đầu tiên được ra mắt. Đó là
một công trình khoa học, là sự kiện đánh dấu bước ngoặt quan trọng trong sự nghiệp
phát triển giáo dục của nhà trường.

13


II. TỰ ĐÁNH GIÁ
Tiêu chuẩn 1: Tổ chức và quản lý nhà trường
Mở đầu: Để quản lý và chỉ đạo nhà trường hoạt động tốt, trong 5 năm qua,
trường Tiểu học Đức Sơn luôn luôn chú trọng công tác tổ chức và công tác quản lý.
Nhà trường có bộ máy tổ chức cơ cấu theo đúng quy định trong Điều lệ trường Tiểu
học. Trường có ba điểm trường, điểm 1 đóng trên địa bàn thôn Trung Tâm - đây là
khu vực trung tâm xã; điểm 2 (Điểm Đồng Trong) đóng trên địa bàn thôn 3 xã Đức
Sơn; điểm 3 (Điểm trường Đò Lù) đóng trên địa bàn thôn 14 xã Đức Sơn. Các tổ
chuyên môn của trường hoạt động tích cực, có nhiều sáng tạo và đã thực sự phát huy

được hiệu quả từ nhiều năm nay. Tổ văn phòng hoạt động hiệu quả, luôn hoàn thành
tốt các nhiệm vụ được giao. Công tác quản lý và triển khai các hoạt động giáo dục
toàn diện cho học sinh được tiến hành theo một nề nếp khoa học, có sự phối hợp đồng
bộ, chặt chẽ giữa Ban lãnh đạo, giáo viên, nhân viên và các tổ chức đoàn thể trong
trường. Chế độ thông tin và báo cáo thực hiện nghiêm túc, hồ sơ được lưu giữ đầy đủ
và cẩn thận. Hàng năm, trường đã triển khai đầy đủ, kịp thời và thực hiện nghiêm túc
các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, các quy định của địa
phương, cơ quan quản lý cấp trên. Các phong trào thi đua, các cuộc vận động trong
trường được duy trì thường xuyên và phát triển mạnh. Công tác an ninh trong trường
học thực hiện tốt. Công tác y tế học đường được nhà trường quan tâm nhưng do thiếu
nhân viên chuyên trách nên còn gặp nhiều khó khăn. Nhà trường quản lý và sử dụng
có hiệu quả về tài chính, cơ sở vật chất. Nhìn chung, trường đã thực hiện đầy đủ các
quy định về công tác tổ chức và quản lí trường học.
Tiêu chí 1: Cơ cấu tổ chức bộ máy của nhà trường theo quy định của Điều lê
trường tiểu học.
a) Có hiệu trưởng, phó hiệu trưởng và các hội đồng (hội đồng trường đối với
trường công lập, hội đồng quản trị đối với trường tư thục, hội đồng thi đua khen
thưởng và các hội đồng tư vấn khác);
b) Có tổ chức Đảng Cộng sản Việt Nam, Công đoàn, Đoàn thanh niên Cộng
sản Hồ Chí Minh, Đội Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh, Sao Nhi đồng Hồ Chí
Minh và các tổ chức xã hội khác;
c) Có các tổ chuyên môn và tổ văn phòng.
1. Mô tả hiện trạng:
Trường Tiểu học Đức Sơn là trường công lập hạng 1 có 01 Hiệu trưởng và 2
Phó hiệu trưởng. Từ năm học 2006- 2007 đến tháng 8 năm 2014, cô giáo Tô Thị Tý là
Hiệu trưởng nhà trường. Hiện nay, cô Tô Thị Tý được nghỉ chờ hưu theo chế độ
[H1-1-01-01]. Từ năm học 2006- 2007 đến năm học 2013- 2014 thầy giáo Nguyễn
Cảnh Dũng là phó hiệu trưởng theo Quyết định số:2832/QĐ- UBNN ngày 15 tháng 8
năm 2011. Năm học 2014-2015 thầy giáo Nguyễn Cảnh Dũng được UBND huyện bổ
nhiệm làm hiệu trưởng nhà trường theo Quyết định số: 1085/QĐUBND ngày 19

14


tháng 8 năm 2014 của Ủy ban Nhân dân huyện Anh Sơn[H1-1-01-01]. Năm học
2006-2007 đến năm học 2012-2013 Phó hiệu trưởng là cô Lê Thị Thuận. Đến tháng
9/2013 cô đã được điều về trường tiểu học Thị Trấn làm Phó hiệu trưởng
[H11-01-01]. Tháng 9 năm 2013 thầy thầy Trần Văn Dương, được UBND huyện Anh Sơn
điều về làm phó hiệu trưởng trường tiểu học Đức Sơn theo quyết định số 1086/QĐUBND thay cô Lê Thị Thuận [H1-1-01-01]. Năm học 2015-2016 do nhu cầu trường
cần thêm một phó hiệu trưởng. Thầy Đặng Đình Hà được UBND huyện bổ nhiệm
làm phó hiệu trưởng nhà trường theo Quyết định số: 3663/QĐUBND ngày 01 tháng
09 năm 2015 của Ủy ban Nhân dân huyện Anh Sơn[H1-1-01-01]. Hội đồng trường
với 11 thành viên do các tổ chức đoàn thể, các tổ chuyên môn, tổ văn phòng giới thiệu
và được Phòng GD&ĐT Anh Sơn ra quyết định chuẩn y[H1-1-01-02]. Nhiệm kì
2008-2012, Hội đồng trường do cô Tô Thị Tý - Hiệu trưởng làm chủ tịch, cô Đinh Thị
Nga làm thư kí theo QĐ số 2499/QĐ-UBND ngày 15 tháng 10 năm 2008 [H1-1-0102]. Nhiệm kì 2012-2017, cô Tô Thị Tý làm chủ tịch Hội đồng trường, cô Trần Thị
Lộc làm thư kí với 11 thành viên theo QĐ số 812/QĐ-PGD&ĐT ngày 30 tháng 11
năm 2012 [H1-1-01-02]. Từ năm học 2014-2015 Hội đồng trường do thầy Nguyễn
Cảnh Dũng làm chủ tịch Hội đồng trường [H1-1-01-01]. Hàng năm, Hiệu trưởng đều
ra quyết định thành lập Hội đồng thi đua khen thưởng, Hội đồng kỉ luật, Hội đồng
khoa học... [H1-1-01-03]; [H1-1-01-04]; [H1-1-01-05].
Nhà trường có chi bộ Đảng được thành lập từ tháng 9 năm 2006. Hiện nay, chi
bộ có 33 đảng viên. Chi ủy gồm có 3 đồng chí: đồng chí Nguyễn Cảnh Dũng - Bí thư;
đồng chí Trần Văn Dương - Phó bí thư; đồng chí Đặng Đình Hà - Chi uỷ viên được
chi bộ bầu ra qua Đại hội chi bộ nhiệm kỳ 2015-2017 [H3-1-01-06]. Tổ chức Công
đoàn cơ sở với 42 đoàn viên, trực thuộc Công đoàn ngành Giáo dục huyện Anh Sơn.
Đại hội Công đoàn nhiệm kỳ 2012 - 2015 đã bầu ra BCH gồm 3 đồng chí, trong đó
đồng chí Nguyễn Cảnh Dũng làm Chủ tịch. Năm học 2014-2015 do thay đổi nhân sự
đồng chí Nguyễn Cảnh Dũng được UBND huyện bổ nhiệm làm hiệu trưởng nên
Công đoàn đã bầu bổ sung chủ tịch công đoàn là đồng chí Trần Văn Dương [H10-101-07]. Từ năm 2010 đến năm 2013 trường có tổ chức Đoàn TNCS Hồ Chí Minh do
thầy Đặng Đình Hà làm bí thư Chi đoàn [H8-1-01-08]. Năm 2014 đến nay, do các

đoàn viên trong trường đã hết tuổi đoàn nên không còn tổ chức Đoàn TNCS Hồ Chí
Minh nữa. Trường có tổ chức Đội TNTP Hồ Chí Minh mang tên Nguyễn Thị Minh
Khai và tổ chức Nhi đồng rất năng động, sáng tạo. Năm học: 2010 - 2011 do cô Lê
Thị Thúy Nga làm tổng phụ trách. Năm học: 2011-2012; 2012-2013 do thầy Đặng
Quang Cảnh làm tổng phụ trách. Năm học: 2013–2014 đến nay do cô giáo Nguyễn
Thị Hải Nga làm Tổng phụ trách [H8-1-01-9]. Ban thanh tra Nhân dân thường xuyên
giám sát các hoạt động của trường [H1-1-01-10]. Nhà trường đã thành lập Chi Hội
Chữ thập đỏ do Thầy giáo Nguyễn Cảnh Dũng làm Chi hội trưởng, thầy giáo Trần
Văn Dương làm Chi hội phó thường trực. Chi hội đã xây dựng kế hoạch hoạt động cụ
thể theo từng năm học. Chi hội khuyến học do Thầy giáo Nguyễn Cảnh Dũng làm chi
15


hội trưởng và chi hội đã xây dựng kế hoạch hoạt động cụ thể theo từng năm học
[H1-1-01-11].
Ngay từ đầu năm học, Hiệu trưởng ra quyết định thành lập tổ chuyên môn và
tổ văn phòng và ra quyết định bổ nhiệm tổ trưởng, tổ phó, tổng phụ trách.
[H1-1-01-12]; [H1-1-01-13]. Tổ chuyên môn và tổ văn phòng hằng năm đều có báo
cáo đầy đủ và kịp thời, có chất lượng [H4-1-01-14].
2. Điểm mạnh:
Trường có cơ cấu tổ chức, bộ máy theo quy định của Điều lệ trường tiểu học: Có
đủ số lượng Hiệu trưởng và các Phó Hiệu trưởng; có Hội đồng trường và các hội đồng
tư vấn; có Chi bộ Đảng, Công đoàn, Đội Thiếu niên TPHCM, các tổ chuyên môn và
tổ văn phòng.
3. Điểm yếu:
Trong 5 năm qua, nhà trường đã có nhiều sự thay đổi cán bộ quản lý. Chính sự
thay đổi đó nên ít nhiều ảnh hưởng tới chất lượng quản lý trường học. Tổ văn phòng
đều là nam nên có ảnh hưởng ít nhiều trong công việc.
4. Kế hoạch cải tiến chất lượng:
Tiếp tục duy trì cơ cấu tổ chức bộ máy của nhà trường. Xác định rõ vị trí, chức

năng và trách nhiệm của các tổ chức để phát huy tốt vai trò của từng tổ chức trong nhà
trường, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện.
Tham mưu với lãnh đạo Phòng Giáo dục và Đào tạo Anh Sơn, phòng nội vụ
Anh Sơn, UBND huyện Anh Sơn để đảm bảo mỗi một cán bộ quản lý ổn định công
tác ít nhất hết một nhiệm kỳ tại một đơn vị.
5. Tự đánh giá: Đạt
Tiêu chí 2: Lớp học, số học sinh, điểm trường theo quy định của Điều lê
trường tiểu học.
a) Lớp học được tổ chức theo quy định;
b) Số học sinh trong một lớp theo quy định;
c) Địa điểm đặt trường, điểm trường theo quy định.
1. Mô tả hiện trạng:
Từ năm học 2010- 2011 đến nay, trường luôn duy trì 5 khối lớp từ khối lớp 1 đến
khối lớp 5, mỗi khối lớp có từ 3 lớp trở lên. Tên lớp được đặt theo thứ tự từ A, B, C, D,
E, G. Năm học 2010 - 2011 trường có 23 lớp: trong đó khối lớp 1, 2, 4 mỗi khối có 5
lớp; Khối lớp 3, 5 có 4 lớp. Năm học 2011 - 2012 trường có 24 lớp: trong đó khối lớp
2, 4 mỗi khối có 4 lớp, khối 3, 5 mỗi khối có 5 lớp, riêng khối 1 có 6 lớp. Năm học
2012 - 2013 trường có 22 lớp: trong đó khối lớp 1, 3, 5 mỗi khối có 4 lớp, khối 2 có 6
lớp, khối 4 có 5 lớp. Năm học 2013 - 2014 trường có 21 lớp: trong đó khối lớp 1, 2,
16


4, 5 mỗi khối có 4 lớp, riêng khối 3 có 5 lớp. Năm học 2014 - 2015 trường có 22 lớp:
trong đó khối lớp 1, 4 mỗi khối có 5 lớp, khối 2, 3, 5 mỗi khối có 4 lớp. Số lớp học
được tổ chức theo đúng quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.[H4-1-02-01].
Trong 5 năm qua, số học sinh trong mỗi lớp luôn được đảm bảo đúng theo quy
định. Sĩ số không quá 35 học sinh trong một lớp, lớp đông nhất có 27 học sinh, lớp ít
nhất có 16 học sinh. Mỗi lớp học được cơ cấu 1 chủ tịch Hội đồng tự quản, 2 phó chủ
tịch Hội đồng tự quản do tập thể lớp bầu vào đầu mỗi năm học. Mỗi lớp được chia
thành bốn đến năm nhóm. Mỗi nhóm có một nhóm trưởng và một thư kí. Nhóm trưởng

do giáo viên chủ nhiệm tổ chức bầu cử, lấy ý kiến của tập thể lớp trong buổi sinh hoạt
lớp tuần đầu năm học [H4-1-02-02], [H4-1-02-03]. Tiếp tục duy trì cơ cấu tổ chức cán
bộ lớp theo quy định. Phân rõ trách nhiệm của từng cán bộ lớp để phát huy tốt hơn
nữa vai trò của 1 chủ tịch Hội đồng tự quản, 2 phó chủ tịch Hội đồng tự quản, nhóm
trưởng góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh [H4-1-02-03].
Sổ chủ nhiệm hàng năm đều ghi chép đầy đủ các nội dung cụ thể theo quy định
[H4-1-02-03].
Trường Tiểu học Đức Sơn có 3 điểm trường cách biệt với khu dân cư, đảm bảo
môi trường giáo dục an toàn cho việc dạy học [H9-1-02-04]. Để đảm bảo an toàn cơ
sở vật chất của các điểm trường Ban giám hiệu đã tiến hành bàn giao cơ sở vật chất
vào các dịp nghỉ tết, nghỉ hè [H9-1-02-05]. Hàng năm nhà trường đã xây dựng kế
hoạch phát triển [H1-1-02-06]. Nhà trường thường xuyên phân công nhiệm vụ cho
các phó hiệu trưởng chịu trách nhiệm chính trong việc phụ trách điểm trường và phân
công nhiệm vụ cho CBCNV ở các điểm trường [H1-1-02-07]. Tuy nhiên, do đặc thù
về vị trí địa lý, địa hình nên trường phải đặt đến 3 điểm trường nên cũng có phần khó
khăn trong việc quản lý dạy học và việc đầu tư cơ sở vật chất [H9-1-02-08].
2. Điểm mạnh:
Nhà trường có đủ các khối lớp và biên chế học sinh các lớp theo quy định của
Điều lệ trường Tiểu học; cả 3 điểm trường đều đóng trên trục đường giao thông liên
xã nên thuận lợi cho các hoạt động dạy và học.
3. Điểm yếu:
Do đặc thù về vị trí địa lý, địa hình nên trường phải đặt đến 3 điểm trường nên sĩ
số học sinh phân bố chưa đồng đều cũng có phần khó khăn trong việc quản lý dạy học
và việc đầu tư xây dựng cơ bản, bổ sung cơ sở vật chất để xây dựng trường chuẩn
mức 2 còn nhiều khó khăn.
4. Kế hoạch cải tiến chất lượng:
Hiệu trưởng tiếp tục chỉ đạo tốt công tác huy động học sinh vào lớp đầu cấp,
duy trì tốt sĩ số học sinh. Đồng thời có kế hoạch tu sửa, bổ sung cơ sở vật chất tại
điểm trường chính để vào năm học 2016-2017 đưa số học sinh ở điểm 2 (Đồng Trong)
về điểm 1 nhằm giảm bớt số điểm trường với mục đích thuận lợi cho việc quản lý dạy

17


học, với tổng số tiền dự kiến 37.500.000 đồng từ kính phí XHH. Để từng bước xây
dựng trường đạt Chuẩn Quốc gia mức 2 trong những năm gần đây.
5. Tự đánh giá: Đạt
Tiêu chí 3. Cơ cấu tổ chức và viêc thực hiên nhiêm vụ của các tổ chuyên
môn, tổ văn phòng theo quy định tại Điều lê trường tiểu học.
a) Có cơ cấu tổ chức theo quy định;
b) Xây dựng kế hoạch hoạt động của tổ theo tuần, tháng, học kỳ, năm học và
thực hiện sinh hoạt tổ theo quy định;
c) Thực hiện các nhiệm vụ của tổ theo quy định.
1. Mô tả hiện trạng:
Tổ trưởng, tổ phó là những người có năng lực chuyên môn ; quản lí điều hành
hoạt động của tổ được hiệu trưởng ra quyết định bổ nhiệm ngay từ đầu năm học. Các
tổ chuyên môn gồm các thành viên là GV dạy các môn văn hóa và các môn năng
khiếu, các môn tự chọn. Mỗi tổ chuyên môn có ít nhất 9 GV. Ngoài ra, nhà trường còn
cơ cấu 1 tổ văn phòng bao gồm các thành viên làm công tác y tế trường học, văn thư,
kế toán, và nhân viên khác. Mỗi tổ chuyên môn và tổ văn phòng có một tổ trưởng,
tổ 2+3, 4+5 có hai tổ phó, tổ 1 có 1 tổ phó [H1-1-03-01]; [H1-1-03-02].
Hàng năm, các tổ chuyên môn, tổ văn phòng căn cứ vào kế hoạch năm học của
ngành và nhà trường, đặc điểm tình hình của tổ, của học sinh để xây dựng kế hoạch
hoạt động cho từng năm học, trên cơ sở đó cụ thể hóa cho từng học kỳ, tháng và tuần.
Các tổ chuyên môn và tổ văn phòng thực hiện chế độ sinh hoạt theo quy định: hai
lần/tháng. Ngoài ra, các tổ còn thực hiện sinh hoạt khi có yêu cầu của Hiệu trưởng
hoặc công việc đột xuất, cần thống nhất giải quyết mà không thể chờ đến phiên họp
định kỳ. Các cuộc họp chuyên môn đều có biên bản sinh hoạt và được lưu giữ đầy đủ.
Tổ văn phòng thực hiện sinh hoạt theo quy định nhưng hiệu quả sinh hoạt chưa cao
[H4-1-03-03].
Trong những năm qua, tổ chuyên môn đã thực hiện bồi dưỡng có hiệu quả về

chuyên môn nghiệp vụ cho các thành viên trong tổ như tự học bồi dưỡng thường
xuyên, tổ chức học các chuyên đề, thực tập, thao giảng, tham gia hội thảo, dự giờ trao
đổi góp ý, bổ sung, đúc rút kinh nghiệm, nhằm cải tiến các biện pháp dạy học
[H4-1-03-04]; [H4-1-03-05]. Tổ thường xuyên kiểm tra, đánh giá chất lượng và hiệu
quả giảng dạy, giáo dục của các thành viên trong tổ như: dự giờ, kiểm tra hồ sơ, nề
nếp học sinh; chấm, chữa bài học sinh và việc quản lý sách vở, sử dụng thiết bị dạy
học. Các thành viên trong các tổ có ý thức tự bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ qua
tài liệu, sách, báo, mạng Internet... Cuối năm học, tổ chuyên môn tham gia đánh giá,
xếp loại giáo viên theo Chuẩn nghề nghiệp giáo viên tiểu học, đề xuất khen thưởng,
kỷ luật đối với giáo viên [H4-1-03-04]; [H4-1-03-05]; [H4-1-03-06]. Tổ văn phòng
giúp Hiệu trưởng thực hiện tốt nhiệm vụ quản lý tài chính, tài sản, thiết bị dạy học
18


trong nhà trường; hoạch toán kế toán, thống kê theo chế độ quy định và lưu trữ hồ sơ
của trường đầy đủ [H4-1-03-03]; [H4-1-03-04]. Tổ chức đánh giá xếp loại tổ viên
theo đúng quy định [H4-1-03-06]. Ban giám hiệu thường xuyên nhắc nhở đội ngũ
giáo viên và nhân viên thường xuyên làm tốt công tác lưu trữ hồ sơ, văn bản, tài liệu,
báo cáo công tác quản lý bộ phận văn thư phục vụ chưa sát [H4-1-03-07]. Tuy nhiên
việc cập nhật theo dõi công văn đi công văn đến chưa tốt, xây dựng kế hoạch hoạt
động chung của tổ văn phòng theo tuần, tháng còn hạn chế. Năng lực của văn thư
chưa đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ của nhà trường. Công tác tham mưu của các tổ
cho Ban lãnh đạo nhà trường còn hạn chế.
2. Điểm mạnh:
Cơ cấu tổ chức của các tổ chuyên môn, tổ văn phòng theo đúng quy định tại
Điều lệ trường tiểu học. Các tổ xây dựng kế hoạch hoạt động cụ thể, chi tiết bám sát
kế hoạch của nhà trường. Tổ chuyên môn sinh hoạt đúng quy định.
3. Điểm yếu:
Do việc tiếp cận với công nghệ thông tin của đội ngũ tổ trưởng, tổ phó còn
chậm nên công tác tham mưu của các tổ cho Ban lãnh đạo nhà trường trong việc triển

khai thực hiện kế hoạch còn hạn chế. Tổ văn phòng có tổ trưởng chưa có tổ phó, đồng
thời do công tác chỉ đạo quản lý của ban giám hiệu nhà trường chưa chặt chẽ nên tổ
văn phòng xây dựng kế hoạch năm, tháng, tuần ; sinh hoạt chưa thật đầy đủ, hiệu quả
sinh hoạt chưa cao. Hoạt động của văn thư về việc soạn thảo văn bản, cập nhật theo dõi
công văn đi công văn đến chưa tốt.
5. Kế hoạch cải tiến chất lượng:
Duy trì và phát huy kết quả đạt được trong việc chỉ đạo các tổ xây dựng kế
hoạch và tổ chức thực hiện kế hoạch nhằm nâng cao chất lượng giáo dục và hiệu quả
hoạt động của nhà trường trong thời gian tới.
Từ năm học 2015-2016, cử Phó hiệu trưởng Trần Văn Dương trực tiếp chỉ đạo
sinh hoạt của tổ văn phòng nhằm nâng cao chất lượng các cuộc họp và tổ chức thực
hiện hiệu quả công việc. Yêu cầu nhân viên văn thư trong năm học 2015-2016 phải
học tập nâng cao trình độ tin học văn phòng để làm tốt nhiệm vụ soạn thảo văn bản.
5. Tự đánh giá: Đạt
Tiêu chí 4: Chấp hành chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà
nước, sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương và cơ quan
quản lý giáo dục các cấp; đảm bảo Quy chế thực hiên dân chủ trong hoạt động của
nhà trường.
a) Thực hiện các chỉ thị, nghị quyết của cấp ủy Đảng, chấp hành sự quản lý
hành chính của chính quyền địa phương, sự chỉ đạo về chuyên môn, nghiệp vụ của cơ
quan quản lý giáo dục;
b) Thực hiện chế độ báo cáo định kỳ, báo cáo đột xuất theo quy định;
19


c) Đảm bảo Quy chế thực hiện dân chủ trong hoạt động của nhà trường.
1. Mô tả hiện trạng:
Nhà trường tổ chức quán triệt đầy đủ và kịp thời đến từng cán bộ, giáo viên
trong đơn vị các Chỉ thị, Nghị quyết của các cấp uỷ Đảng, sự chỉ đạo về chuyên môn,
nghiệp vụ của ngành mà trực tiếp là sự chỉ đạo về chuyên môn của Phòng GDĐT.

Chấp hành tốt sự quản lý hành chính của UBND xã Đức Sơn. Trong các cuộc họp chi
bộ, hội đồng nhà trường, đồng chí Bí thư Chi bộ, Hiệu trưởng nhà trường thường
xuyên quán triệt tới mọi cán bộ Đảng viên, giáo viên và nhân viên thực hiện tốt các
nội dung trên. Nhờ vậy mà 100% cán bộ, đảng viên, nhân viên và học sinh của trường
không vi phạm pháp luật, có ý thức cao trong thực hiện nhiệm vụ, có tinh thần trách
nhiệm trong giảng dạy và giáo dục. Năm 2014 Chi bộ và và bản thân đồng chí Tô Thị
Tý bí thư chi bộ được Huyện ủy Anh Sơn tặng khen ‘‘10 năm thực hiện tốt chỉ thị 34
của ban bí thư TW Đảng và nghị quyết số 40 Bộ chính trị’’.
[H11-04-01]; [H1-1-04-02].
Chi bộ, nhà trường và các tổ chức đoàn thể đều thực hiện tốt chế độ báo cáo theo
quy định. Từ năm học 2010 - 2011 đến nay, trường nối mạng internet có hộp thư điện
tử của đơn vị và yêu cầu tất cả CBGV đều có hộp thư điện tử để nắm bắt thông tin
hàng ngày. Chi bộ và nhà trường thực hiện nghiêm túc chế độ báo cáo định kỳ, báo
cáo đột xuất về các hoạt động giáo dục và các hoạt động khác với các cấp chủ quản.
Các báo cáo được lưu giữ và cập nhật cơ bản đầy đủ. Cấp ủy, Chi bộ luôn phát huy
vai trò hạt nhân lãnh đạo, chỉ đạo, triển khai thực hiện tốt các nhiệm vụ được giao. Hồ
sơ cập nhật đầy đủ kịp thời thông qua các bản báo cáo, biên bản thường kỳ, đột xuất
[H3-1-04-02]; [H3-1-04-03]; [H3-1-04-04]; [H3-1-04-05]; [H3-1-04-06]. Song do
nhân viên văn thư trình độ nghiệp vụ chưa thật tốt nên việc cập nhật văn bản đi, đến
của một số năm trước đây còn chưa thật sự đầy đủ [H1-1-04-07]. Nhà trường, Ban
thanh tra nhân dân, BCH Công Đoàn thực hiện chế độ báo cáo đầy đủ kịp thời
[H1-1-04-01]; [H1-1-04-08]; [H10-1-04-09].
Căn cứ Quyết định số 04/2000/QĐ-BGD&ĐT, ngày 01/3/2000 của Bộ trưởng Bộ
Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành quy chế thực hiện dân chủ trong hoạt động của
nhà trường. Trường Tiểu học Đức Sơn đã phối hợp với BCHCĐ, BTTND xây dựng
Quy chế dân chủ trong hoạt động tại đơn vị: Quy chế chi tiêu nội bộ, Quy chế phối
hợp, Quy chế thi đua đề ra các nhiệm vụ cụ thể cho các tổ chức, cá nhân nhằm thực
hiện tốt các chế độ chính sách và đảm bảo quyền lợi và nghĩa vụ cho cán bộ, giáo
viên, học sinh. Quy chế dân chủ trong nhà trường được Ban thanh tra nhân dân
thường xuyên giám sát, kiểm tra theo đúng quy định. Kết quả trong những năm qua,

nhà trường luôn đảm bảo quy chế thực hiện dân chủ [H10-1-04-10]; [H10-1-04-11];
[H10-1-04-12]; [H10-1-04-13]; [H1-1-04-15]; [H1-1-04-18]. Nhà trường, BCHCĐ
quán triệt và tổ chức đầy đủ các cuộc thi tìm hiểu về tổ chức Công đoàn, lịch sử Đảng
bộ huyện nhà... có 100% đảng viên, đoàn viên tham gia [H10-1-04-14]. Tổ nữ công
và các tổ CĐ hoạt động tích cực, hiệu quả và có chất lượng [H10-1-04-15];
20


[H10-1-04-16]; [H10-1-04-17]. Tất cả mọi kế hoạch cũng như hoạt động của nhà
trường, tổ đều được thông qua tập thể hội đồng giáo viên, nhân viên và được sự đồng
thuận, thống nhất cao [H4-1-03-04]; [H3-1-04-5]; [H3-1-04-6]; [H10-1-04-10];
[H1-1-05-02]
2. Điểm mạnh:
Nhà trường thực hiện tốt việc phổ biến, quán triệt thực hiện các chủ trương
đường lối của Đảng và nhà nước, phục tùng sự quản lý hành chính của địa phương
và sự chỉ đạo về chuyên môn, nghiệp vụ của cơ quan giáo dục các cấp trên. Đội ngũ
CBGV, nhân viên đoàn kết luôn chấp hành tốt các quy định của Đảng và Nhà nước.
Việc thực hiện quy chế dân chủ trong hoạt động của nhà trường luôn được đảm bảo.
Trường đã kết nối mạng internet, có hộp thư điện tử, mỗi cán bộ giáo viên đều có
email riêng nên các thông tin, báo cáo, các văn bản tài liệu được gửi, nhận một cách
kịp thời. Các dữ liệu của trường đều được lưu giữ trên máy vi tính và các phần mềm
online.
3. Điểm yếu:
Do nghiệp vụ của nhân viên văn thư còn hạn chế nên việc cập nhật văn bản đi,
đến của một số năm trước đây còn chưa thật sự đầy đủ làm ảnh hưởng đến công tác
quản lý, lưu trữ hồ sơ trong nhà trường.
4. Kế hoạch cải tiến chất lượng:
Tiếp tục thực hiện tốt việc chấp hành chủ trương, chính sách của Đảng, pháp
luật của Nhà nước, sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương và
cơ quan quản lý giáo dục các cấp nhằm đảm bảo Quy chế thực hiện dân chủ trong

hoạt động của nhà trường. Năm học 2015-2016 và những năm tiếp theo, Hiệu trưởng
giao cho đồng chí văn thư thực hiện nghiêm túc việc theo dõi, cập nhật công văn điđến. Giao cho đồng chí Phó Hiệu trưởng Đặng Đình Hà chịu trách nhiệm chính về
thực hiện chế độ báo cáo của nhà trường. Hàng năm, kỳ, tháng thực hiện nghiêm túc
việc đánh giá thực hiện công tác văn thư.
5. Tự đánh giá: Đạt
Tiêu chí 5: Quản lý hành chính, thực hiên các phong trào thi đua theo quy
định.
a) Có đủ hồ sơ phục vụ hoạt động giáo dục của nhà trường theo quy định của
Điều lệ trường tiểu học;
b) Lưu trữ đầy đủ, khoa học hồ sơ, văn bản theo quy định của Luật Lưu trữ;
c) Thực hiện các cuộc vận động, tổ chức và duy trì phong trào thi đua theo
hướng dẫn của ngành và quy định của Nhà nước.
1. Mô tả hiện trạng
21


Hàng năm, nhà trường có đầy đủ các hồ sơ phục vụ hoạt động giáo dục của nhà
trường theo quy định của Điều lệ trường tiểu học như: Sổ phổ cập giáo dục tiểu học
[H2-5-03-03]; sổ đăng bộ [H2-5-03-04]; sổ theo dõi kết quả kiểm tra, đánh giá học
sinh [H2-2-05-02]; học bạ của học sinh [H1-1-05-03]; sổ nghị quyết và sổ kế hoạch
công tác [H1-1-06-01]; sổ quản lý CBGV, nhân viên [H1-1-06-05]; sổ khen thưởng,
kỷ luật [H1-1-05-04]; sổ quản lý tài sản, tài chính [H5-1-06-06]; sổ quản lý các văn
bản, công văn [H1-1-04-07]; hồ sơ học sinh khuyết tật [H8-5-03-11]; [H1-1-05-02];
[H1-1-05-05].
Nhà trường thực hiện công tác lưu trữ tốt song có một số loại hồ sơ chưa thật đầy
đủ theo quy định của Luật Lưu trữ. Hồ sơ được sắp xếp phân loại để lưu giữ theo từng
loại, từng năm có chung về yêu cầu thời gian lưu trữ ở các mức độ: lưu giữ vĩnh viễn như
hồ sơ nhà đất, nghị quyết của Đảng; lưu giữ 10 năm như hồ sơ tài chính, 5 năm như hồ
sơ chuyên môn, sổ điểm, học bạ vv. Mỗi loại đều có tủ đựng hồ sơ riêng, sắp xếp khoa
học, dễ tra cứu và lưu giữ ít nhất trong 5 năm [H1-1-05-06]; [H1-1-05-07]. Tuy

nhiên, việc lưu trữ hồ sơ một số năm trước đây chưa thật đầy đủ.
Nhà trường đã thành lập ban chỉ đạo, xây dựng kế hoạch, tổ chức cho cán bộ,
giáo viên, nhân viên đăng ký nội dung học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ
Chí Minh. Chỉ đạo đội ngũ giáo viên thực hiện nghiêm túc cuộc vận động “Hai
không”. Tổ chức các cuộc thi khảo sát định kỳ, đánh giá, xếp loại học sinh nghiêm
túc, khách quan nên đã khắc phục triệt để hiện tượng học sinh ngồi nhầm lớp. Chủ
động phối hợp với BCH Công đoàn trường tổ chức thực hiện có hiệu quả cuộc vận
động: “ [H10-1-05-08]. Hàng năm có đầy đủ Nghị quyết của Hội đồng thi đua nhà
trường Mỗi thầy cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo”, các phong
trào thi đua: “Dạy tốt - Học tốt”, “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”
[H1-1-05-09], quy chế thi đua khen thưởng [H1-1-05-10 ] và hồ sơ đăng ký thi đua
đầu năm [H1-1-05-11]. Thực hiện tốt các phong trào thi đua nói trên, Trường Tiểu học
Đức Sơn đã vinh dự được đón nhận các danh hiệu: Trường Tiên tiến và Tiên tiến Xuất
sắc cấp tỉnh. Bằng công nhận Đơn vị Văn hoá cấp Tỉnh năm 2002. Năm học 20142015, được Thủ tướng tặng Bằng khen. Công đoàn liên tục được LĐLĐ tỉnh Nghệ An
tặng bằng khen, giấy khen và cờ thi đua, Tổng LĐLĐ Việt Nam tặng cờ thi đua. Liên
tục trong 5 năm gần đây, nhà trường luôn được cấp trên công nhận Tập thể lao động
tiên tiến; Tập thể lao động xuất sắc ...[H1-1-05-12]. Nhiều cá nhân đạt danh hiệu lao
động tiên tiến, giáo viên giỏi huyện, chiến sĩ thi đua, sáng kiến kinh nghiệm cấp
huyện, tỉnh. [H1-2-03-06].
2. Điểm mạnh:
Trong những năm qua, nhà trường có đầy đủ các loại hồ sơ phục vụ hoạt động
giáo dục, thực hiện công tác lưu trữ các loại hồ sơ đúng quy định. Các cuộc vận động,
phong trào thi đua được nhà trường chú trọng và có kế hoạch thực hiện cụ thể, sát với
điều kiện thực tế của nhà trường.
3. Điểm yếu:
22


Việc lưu trữ hồ sơ một số năm trước đây chưa thật đầy đủ. Do đặc thù vùng
miền và điều kiện kinh tế của nhân dân địa phương còn gặp nhiều khó khăn, việc thực

hiện phong trào “nghìn việc tốt” còn gặp không ít khó khăn nên chất lượng một số
phong trào chưa cao, hình thức triển khai hoạt động các phong trào, cuộc vận động
chưa thật phong phú, kinh phí để động viên khen thưởng chưa nhiều.
4. Kế hoạch cải tiến chất lượng:
Hiệu trưởng tiếp tục chỉ đạo, hướng dẫn các bộ phận bảo quản, cập nhật số liệu
các loại hồ sơ của nhà trường. Trong năm học 2015 - 2016, hiệu trưởng xây dựng kế
hoạch, tham mưu với cấp trên tạo điều kiện để cán bộ văn thư được tham gia các lớp
tập huấn nghiệp vụ văn thư lưu trữ để thực hiện tốt hơn nhiệm vụ được giao. Tiếp tục
phát động, tổ chức cho cán bộ giáo viên, nhân viên và học sinh thực hiện tốt các
phong trào thi đua, các cuộc vận động. Thực hiện sơ kết kịp thời các đợt thi đua, để
động viên thúc đẩy phong trào một cách kịp thời; chú trọng xây dựng các gương điển
hình từ đó nhân rộng trong toàn đơn vị.
5. Tự đánh giá: Đạt
Tiêu chí 6: Quản lý các hoạt động giáo dục, quản lý cán bộ, giáo viên, nhân
viên, học sinh và quản lý tài chính, đất đai, cơ sở vật chất theo quy định.
a) Thực hiện nhiệm vụ quản lý các hoạt động giáo dục và quản lý học sinh theo
quy định của Điều lệ trường tiểu học;
b) Thực hiện tuyển dụng, đề bạt, bổ nhiệm, quản lý cán bộ, giáo viên và nhân
viên theo quy định của Luật Cán bộ, công chức, Luật Viên chức, Điều lệ trường tiểu
học và các quy định khác của pháp luật;
c) Quản lý, sử dụng hiệu quả tài chính, đất đai, cơ sở vật chất để phục vụ các
hoạt động giáo dục.
1. Mô tả hiện trạng:
Trong 5 năm qua, dưới sự chỉ đạo của Phòng GD&ĐT Anh Sơn, Trường Tiểu
học Đức Sơn chú trọng công tác quản lý các hoạt động giáo dục. Hàng năm, vào đầu
năm học, nhà trường tiến hành Hội nghị CBCNVC, xây dựng kế hoạch hoạt động,
thống nhất nghị quyết sát thực tiễn, khoa học, có tính khả thi cao. Trên cơ sở đó các tổ
chuyên môn, các tổ chức trong nhà trường xây dựng kế hoạch hoạt động cụ thể
[H1-1-06-01]. Xây dựng sắp xếp thời khoá biểu phù hợp với chương trình các môn
học [H4-5-01-01]. Thực hiện dạy học đúng, đủ các môn học bắt buộc theo chương

trình của Bộ GD&ĐT. Ngoài ra, còn tổ chức cho học sinh từ lớp 3 đến lớp 5 học các
môn tự chọn Ngoại ngữ, Tin học và bồi dưỡng học sinh yếu [H4-5-01-03]. Tổ chức
các HĐGDNGLL một cách linh hoạt, hiệu quả, dưới nhiều hình thức phong phú, phù
hợp với các đối tượng học sinh theo chủ đề, chủ điểm hàng tháng theo từng năm học
như: Tổ chức các cuộc giao lưu Rung chuông vàng, văn nghệ, đọc thơ, kể chuyện, vẽ
tranh, chơi các trò chơi dân gian, kế hoạch tổ chức hoạt động Đội và phong trào thiếu
23


nhi [H8-5-02-01], [H8-5-02-03], [H8-1-06-02] ... Việc quản lý học sinh trong trường
học được Hiệu trưởng phân công giáo viên chủ nhiệm trực tiếp quản lý học sinh
H1-1-06-01]. Tổ chức phối hợp với GVTPT Đội, ban đại diện cha mẹ học sinh
[H1-4-01-04]. Hội đồng đội xã và các tổ chức đoàn thể địa phương thường xuyên
kiểm tra, theo dõi giáo dục học sinh qua các hoạt động trong và ngoài nhà trường, có
biên bản họp định kỳ và đột xuất đầy đủ [H1-4-02-01], [H1-4-02-02].
Nhà trường đã tiến hành các bước quy hoạch nguồn cán bộ, đề xuất với lãnh đạo
phòng GD&ĐT, UBND huyện Anh Sơn bổ nhiệm Phó Hiệu trưởng [H1-1-01-01]. Tuy
nhiên việc thực hiện tuyển dụng giáo viên, nhân viên, ... Hiệu trưởng chưa được quyền
tham gia mà còn phụ thuộc vào tổ chức cấp trên. Nhà trường quản lý cán bộ, giáo viên
và nhân viên theo hồ sơ công chức và phần mềm quản lý cán bộ đúng quy định. Hàng
năm, các thông tin được cập nhật bổ sung kịp thời vào hồ sơ công chức, có kiểm tra,
đánh giá của tổ chức cán bộ Phòng GD&ĐT [H1-1-06-03]; [H1-1-06-04].
Ngay từ đầu năm học, nhà trường xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ cụ thể nhằm
quản lý chi tiêu đúng mục đích, tiết kiệm, hiệu quả, có đầy đủ các văn bản quy định về
tài chính, tài sản liên quan đến hoạt động tài chính. Lập dự toán thu, chi các nguồn
kinh phí theo quy định của Luật ngân sách và Nghị định 43/NĐ-CP quy định quyền tự
chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính
đối với đơn vị sự nghiệp công lập. Nhà trường đã thực hiện tốt quyền tự chủ, tự chịu
trách nhiệm về công tác tài chính; Nhà trường thực hiện thu, chi, quyết toán, thống kê,
báo cáo tài chính theo đúng Luật ngân sách Nhà nước [H5-1-06-05]; [H1-1-06-06];

[H5-1-06-07]. Chế độ báo cáo, quyết toán với cấp trên kịp thời, chính xác. Công tác
giám sát, kiểm tra của Ban thanh tra nhân dân về các nguồn thu, chi tài chính của nhà
trường theo đúng quy định. Sau mỗi năm học, nhà trường công khai tài chính về các
khoản thu, chi trước hội đồng sư phạm [H1-1-06-07]; [H1-1-01-10]. Nhà trường có
sổ theo dõi, quản lý tài sản, đất đai, thiết bị giáo dục, có sơ đồ tổng thể [H1-3-01-01].
Với diện tích hiện có của nhà trường đã thiết kế các phòng học, phòng chức năng, sân
chơi, bãi tập, bồn hoa, cây cảnh hợp lý tạo nên khuôn viên trường xanh, sạch, đẹp, an
toàn, phù hợp môi trường sư phạm [H9-3-01-02]. Tuy nhiên trường đã tham mưu với
các cấp về việc cấp giấy quyền sử dụng đất nhưng đến nay trường vẫn chưa được cấp
giấy quyền sử dụng đất.
2. Điểm mạnh:
Nhà trường thực hiện nhiệm vụ quản lý các hoạt động giáo dục và quản lý học
sinh nghiêm túc, đúng theo quy định của Điều lệ trường Tiểu học. Thực hiện tốt việc
quản lý cán bộ giáo viên, nhân viên. Quản lý, sử dụng có hiệu quả tài chính, đất đai,
cơ sở vật chất phục vụ các hoạt động dạy học và giáo dục.
3. Điểm yếu:
Hiệu trưởng chỉ tiếp nhận giáo viên, nhân viên, nhưng chưa được quyền tham
gia vào quá trình tuyển dụng giáo viên, nhân viên cho nên cơ cấu đội ngũ chưa đồng
bộ. Trường chưa được cấp giấy quyền sử dụng đất.
24


4. Kế hoạch cải tiến chất lượng:
Ban lãnh đạo nhà trường tiếp tục chỉ đạo, thực hiện quản lý tốt các hoạt động
giáo dục và quản lý học sinh theo Điều lệ trường tiểu học. Hiệu trưởng tiếp tục phát
huy về công tác quản lý, sử dụng tài chính, đất đai và cơ sở vật chất trong nhà trường
trong những năm học tiếp theo. Tham mưu với UBND huyện, Phòng GD&ĐT, Phòng
Nội vụ nhằm xây dựng đội ngũ giáo viên, nhân viên một cách đồng bộ và có chất
lượng trong những năm tiếp theo. Tiếp tục tham mưu với Địa chính xã, chuyên viên
phụ trách cơ sở vật chất phòng giáo dục và đào tạo và phòng tài nguyên môi trường

huyện để được cấp giấy quyền sử dụng đất trong thời gian gần nhất.
5. Tự đánh giá: Đạt
Tiêu chí 7: Đảm bảo an ninh trật tự, an toàn cho học sinh và cho cán bộ,
giáo viên, nhân viên; phòng chống bạo lực học đường, phòng chống dịch bênh,
phòng tránh các hiểm họa thiên tai, các tê nạn xã hội trong trường.
a) Có phương án đảm bảo an ninh trật tự, phòng chống tai nạn thương tích,
cháy nổ, phòng tránh các hiểm họa thiên tai, phòng chống dịch bệnh, ngộ độc thực
phẩm, phòng tránh các tệ nạn xã hội của nhà trường;
b) Đảm bảo an toàn cho học sinh và cho cán bộ, giáo viên, nhân viên trong nhà
trường;
c) Không có hiện tượng kỳ thị, vi phạm về giới, bạo lực trong nhà trường.
1. Mô tả hiện trạng:
Nhà trường đã hợp đồng nhân viên bảo vệ trường học, có kí kết hợp đồng hàng
năm. Đã cố gắng huy động nguồn quỹ xã hội hóa giáo dục xây dựng bờ rào để giữ gìn
và bảo vệ tài sản chung của trường. Quán triệt các văn bản, chỉ thị, quy định của trên,
chủ động xây dựng phương án bảo vệ trường, phòng chống tai nạn, thương tích, cháy
nổ, bão lụt và phòng chống dịch bệnh. Tuy nhiên, do khuôn viên rộng, nguồn quỹ xã
hội hóa còn eo hẹp nên việc xây dựng tường rào bao quanh trường chưa hoàn chỉnh.
Ngay từ đầu năm học, ban lãnh đạo nhà trường chỉ đạo giáo viên Tổng phụ trách Đội
phối hợp với giáo viên chủ nhiệm xây dựng nội quy của lớp học, của trường
[H1-1-07-01], [H1-1-07-02]. Thông qua các buổi sinh hoạt lớp, chào cờ đầu tuần, các
HĐGDNGLL, tích hợp giáo dục kỹ năng sống trong các tiết học đã tuyên truyền, giáo
dục cho học sinh biết cách phòng chống cháy nổ, các hiểm họa thiên tai, an toàn giao
thông, phòng tránh đuối nước, tai nạn thương tích, các dịch bệnh thường gặp, an toàn
thực phẩm [H7-3-03-04]. Hàng năm nhà trường lập kế hoạch, phối hợp cùng lực
lượng công an xã tổ chức cho giáo viên, học sinh ký cam kết thực hiện phòng chống
cháy nổ, không vi phạm luật lệ an toàn giao thông, không tham gia các tệ nạn xã hội,
không tàng trữ, buôn bán, vận chuyển, sử dụng pháo nổ [H1-1-07-03], [H1-1-07-04];
Tuy nhiên, thiết bị phòng cháy, chữa cháy chưa nhiều.
Để đảm bảo an toàn cho học sinh và cho cán bộ, giáo viên, nhân viên trong nhà

trường, nhân viên bảo vệ trường trực 24/24 giờ [H9-1-02-05]. Hàng năm Nhà trường
25


×