Tải bản đầy đủ (.pptx) (9 trang)

CHUYEN d

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (726.14 KB, 9 trang )

CHUYÊN ĐỀ : CƠ CHẾ TÁC ĐỘNG CỦA CÂY SẦU ĐÂU TRONG NUÔI TRỒNG THỦY SẢN

GVHD :
NHÓM :
THÀNH VIÊN:

MSSV:

Nguyễn Di Phương

1211031074

Danh Trí Thiện

1211031

Trần Văn Sơn

1211031

Đặng Văn Duol

1211031

Lê Vũ Hồng

1211031

Lâm Phước Thịnh

1211031




Nội dung chuyên đề báo cáo:
I.
Giới thiệu chung.
II. Công dụng và cơ chế tác dụng của cây sầu đâu trong nuôi trồng thủy sản.
III. Kết luận.


I. Giới thiệu khái quát.
Cây sầu đâu ( tên khoa học Azadirachta indica Juss. họ xoan Meliaceae. ) hay còn nhiều tên dân gian khác như xoan ta, xoan nhà, xoan trắng, sầu đông, thầu đâu... là họ thực vật chủ yếu là
cây thân gỗ với khoảng 50 giống, 550 loài phân bố khắp miền nhiệt đới. Ở Việt Nam họ xoan có 20 giống với 85 loài phân bố rải rác khắp đất nước. Cây trưởng thành cao từ 7 đến 12 m.
Bộ phận sử dụng vỏ thân, vỏ cành to, vỏ rễ, trái và lá đều có thể dùng làm thuốc. Khi lấy vỏ làm thuốc nên chọn những cây đã đến tuổi khai thác gỗ (cây trồng được 6-7 năm tuổi) cạo bỏ vỏ
ngoài đem phơi hoặc sấy khô là dùng được. Thường vỏ rễ dùng tốt hơn vỏ thân. Đối với lá thì có thể sử dụng trực tiếp không cần qua sơ chế hoặc sử dụng lá đã được phơi khô...


II. Công dụng và cơ chế tác dụng của cây sầu đâu trong nuôi trồng thủy sản.
1. Công dụng.
Trong nuôi trồng thủy sản thường được dùng để diệt trùng mỏ neo ( Lernaea ), trùng bánh xe (Trichodina ) và một số ngoại ký sinh trùng khác ký sinh trên cá.

( Cá bị bệnh mỏ neo và hình dạng trùng mỏ neo )

( trùng bánh xe trên cá )


2. Cách dùng.
Lấy cành, lá sầu đâu tươi bó lại thành từng bó ngâm trong ao cá đan bị bệnh trùng mỏ neo hoặc trùng bánh xe, ngâm ở đầu nguồn nước hoặc ở 4 góc ao với lượng 150
– 200 kg/1000m2 ao có mực nước từ 1,5-2 m, hoặc 20-25 kg lá/8m3. ngâm cho đến khi lá bị hoai mục thì vớt cành ra khỏi ao nuôi. Lưu ý nên dùng lá non sẽ cho hiệu
quả cao.
Có thể dùng lá sầu đâu để phòng bệnh cho cá bằng cách ngâm định kỳ 15 ngày một lần với lượng 100 kg/1000m2 ao nuôi hoặc dùng bón lót xuống ao với liều 0.3

kg/m3 trước khi thả cá 3 ngày để phòng ký sinh trùng.
Thời gian lá bị hoai mục thường 7 – 10 ngày sau khi ngâm.


3. Cơ chế tác động.
Khi ngâm lá sầu đâu trong nước thì sẽ tiết ra hợp chất kháng khuẩn Alkaloids ( thành phần gồm: Triterpenoid, Sterols, Tannins, Liminoids, Flavonoids, Meliaeines... ).
Trong đó chất Triterpenoid có vị đắng trong lá sầu đâu là thành phần chính có tác dụng chống vi khuẩn, diệt trùng và diệt một số loại giun. Ngoài ra các thành phần
khác có nhiều tác dụng như làm thuốc hạ đường huyết, chống viêm, chống ung thư, kháng khuẩn, kháng nấm, chữa sốt rét...

( công thức hóa học của Triterpenoid )


Khi hợp chất Alkaloids trong lá sầu đâu hòa tan vào nước thì sẽ có tác dụng trực tiếp lên trùng bánh xe và trùng mỏ neo ký sinh trên cá làm tê liệt và gây chết các ký sinh
trùng này.
Đối với cá thì do lượng hợp chất hòa tan trong lá sầu đâu không đủ để gây hại đến cá. Nên hợp chất này diệt được ký sinh trùng mà không gây hại đến cá nuôi. Và do
đây là hợp chất sinh học nên dể phân hủy trong môi trường vì thế việc sử dụng lâu dài không ảnh hưởng đến môi trường ao nuôi.
Những hợp chất này cũng có thể diệt những thủy sinh vật khác có thể là thức ăn của cá, tuy nhiên khi cá nuôi trong ao bị nhiễm ký sinh trùng thì việc diệt ký sinh trùng
là việc được ưu tiên hơn còn nguồn thức ăn tự nhiên của cá chúng ta sẽ khắc phục bằng biện pháp khác.


III. Kết Luận.
Khi sử dụng lá sầu đâu để diệt ký sinh trùng như trùng bánh xe và trùng mỏ neo trên cá thì chúng ta hạn chế được việc sử dụng những sản phẩm hóa
học gây hại cho môi trường và vật nuôi.
Đồng thời giúp chúng ta giảm chi phí trong việc phòng trị các loại ký sinh trùng để gia tăng lợi nhuận.
Một số lưu ý:
Khi sử dụng lá sầu đâu ngâm trong ao có thể gây hại cho những loài thủy sinh vật khác mà chúng ta không muốn diệt.
Có thể gây ra hiện tượng thiếu Oxy ao nuôi vào sáng sớm do lá sầu đâu tươi khi ngâm trong ao vào buổi tối vẫn xảy ra hiện tượng hô hấp lấy đi oxy
trong ao.
Sau khi ngâm lá sầu đâu trong ao sau 7-10 ngày cần xem lá đã hoai mục hay chưa để chúng ta vớt cành ra khỏi ao.
Hợp chất chứa trong lá sầu đâu khi tiết ra có tính kiềm tuy không ảnh hưởng nhiều nhưng cũng cần chú ý pH trong ao nuôi.



Cám ơn cô và các bạn đã lắng nghe



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×