Tải bản đầy đủ (.doc) (70 trang)

THỰC TRẠNG và một số yếu tố LIÊN QUAN tới BỆNH bụi PHỔI SILIC ở NGƯỜI LAO ĐỘNG TRONG các NGÀNH NGHỀ có NGUY cơ CAO tại TỈNH BÌNH ĐỊNH năm 2018

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (579.81 KB, 70 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI

NGUYỄN MINH ĐỨC

THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN TỚI
BỆNH BỤI PHỔI SILIC Ở NGƯỜI LAO ĐỘNG TRONG
CÁC NGÀNH NGHỀ CÓ NGUY CƠ CAO
TẠI TỈNH BÌNH ĐỊNH NĂM 2018

ĐỀ CƯƠNG LUẬN VĂN THẠC SĨ Y HỌC

HÀ NỘI – 2019


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI

NGUYỄN MINH ĐỨC

THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN TỚI
BỆNH BỤI PHỔI SILIC Ở NGƯỜI LAO ĐỘNG TRONG
CÁC NGÀNH NGHỀ CÓ NGUY CƠ CAO
TẠI TỈNH BÌNH ĐỊNH NĂM 2018
Chuyên ngành: Y học dự phòng


Mã số:
ĐỀ CƯƠNG LUẬN VĂN THẠC SĨ Y HỌC
Hướng dẫn khoa học:
PGS.TS.Lê Thị Thanh Xuân

HÀ NỘI - 2019


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

BNN

Bệnh Nghề Nghiệp

BPS

Bụi phổi Silic

CNHH

Chức năng hô hấp

ILO

International Labor Organization
(Tổ chức Lao động Quốc tế)

MTLĐ

Môi trường lao động


NLĐ

Người lao động

RLTK

Rối loạn thông khí

SL

Số lượng

TCCP

Tiêu chuẩn cho phép

WHO

World Health Organization
(Tổ chức Y tế Thế giới)


MỤC LỤC
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ..................................................................................... 1
HÀ NỘI – 2019............................................................................................................................. 1
HÀ NỘI - 2019............................................................................................................................. 2
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT...................................................................................................... 3
ĐẶT VẤN ĐỀ................................................................................................................................. 1
CHƯƠNG 1.................................................................................................................................... 3

TỔNG QUAN.................................................................................................................................. 3
1.1.Một số định nghĩa, khái niệm được sử dụng trong nghiên cứu.......................................................3
1.1.1.Người lao động........................................................................................................................... 3
1.1.2.Bụi

3

1.1.3.Bụi silic 4
1.1.4.Bệnh nghề nghiệp....................................................................................................................... 6
1.1.5.Bệnh bụi phổi Silic...................................................................................................................... 7
1.1.6.Các thông số đánh giá chức năng hô hấp..................................................................................10
1.1.7.X – quang các bệnh bụi phổi theo phân loại quốc tế ILO...........................................................12
Thực trạng mắc bệnh bụi phổi Silic và một số yếu tố liên quan của người lao động tiếp xúc trực tiếp
với bụi silic ở một số ngành nghề............................................................................................ 13
1.1.8.Trên thế giới............................................................................................................................. 13
1.1.9.Tại Việt Nam............................................................................................................................. 15
1.2.Tổng quan về địa bàn nghiên cứu dự kiến....................................................................................21

CHƯƠNG 2................................................................................................................................. 23
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU................................................................23
2.1.Địa điểm nghiên cứu:.................................................................................................................. 23
2.2.Thời gian nghiên cứu:.................................................................................................................. 23


2.3.Đối tượng nghiên cứu:................................................................................................................ 23
2.4.Phương pháp nghiên cứu:........................................................................................................... 23
2.4.1.Thiết kế nghiên cứu:................................................................................................................. 23
2.4.2.Cỡ mẫu và chọn mẫu:............................................................................................................... 23
2.5.Biến số, chỉ số:............................................................................................................................. 24
2.6.Công cụ và phương pháp thu thập thông tin:...............................................................................27

2.7.Sai số và cách khắc phục sai số:.................................................................................................... 27
2.8.Xử lí số liệu: 28
2.9.Đạo đức nghiên cứu:................................................................................................................... 29

CHƯƠNG 3................................................................................................................................. 30
DỰ KIẾN KẾT QUẢ................................................................................................................... 30
3.1.Mô tả tình trạng mắc bệnh hô hấp của người lao động tiếp xúc trực tiếp với bụi silic ở một số cơ
sở sản xuất tỉnh Bình Định năm 2018......................................................................................30
3.2.Phân tích một số yếu tố liên quan với tình trạng mắc bệnh bụi phổi Siliccủa người lao động tiếp
xúc trực tiếp với bụi silic ở một số cơ sở sản xuất tỉnh Bình Định năm 2018............................40

CHƯƠNG 4................................................................................................................................. 45
DỰ KIẾN BÀN LUẬN................................................................................................................. 45
DỰ KIẾN KẾT LUẬN................................................................................................................. 45
DỰ KIẾN KHUYẾN NGHỊ......................................................................................................... 45
TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................................................ 46
PHỤ LỤC 1:................................................................................................................................ 47


DANH MỤC BẢNG
BẢNG 1.1. TRỊ SỐ NỒNG ĐỘ TỐI ĐA CHO PHÉPBỤI HẠT..............................................5
BẢNG 1.2. TRỊ SỐ NỒNG ĐỘ TỐI ĐA CHO PHÉP BỤI KHỐI LƯỢNG............................6
BẢNG 2.1: CÁC BIẾN SỐ VÀ CHỈ SỐ CỦA NGHIÊN CỨU..................................................24
BẢNG 3.1. ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU (N = 400).................30
BẢNG 3.2. TỶ LỆ NGƯỜI LAO ĐỘNG ĐƯỢC CHẨN ĐOÁN BỆNH BỤI PHỔI SILIC
THEO CƠ SỞ SẢN XUẤT (N=400)........................................................................................ 31
BẢNG 3.3.ĐƯỢC CẤP SỔ BỆNH NGHỀ NGHIỆP CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG (N=400). 31
BẢNG 3.4. TỶ LỆ NGƯỜI LAO ĐỘNG CÓ TIỀN SỬ CƠ NĂNG THEO CƠ SỞ LAO
ĐỘNG........................................................................................................................................... 31
BẢNG 3.5. TỶ LỆ NGƯỜI LAO ĐỘNG NGHỈ ỐM TRONG MỘT NĂM QUA THEO CƠ

SỞ LAO ĐỘNG (N = 400)........................................................................................................ 31
BẢNG 3.6. TỶ LỆ BỆNH BỤI PHỔI SILIC THEO GIỚI TÍNH NGƯỜI LAO ĐỘNG (N =
400).............................................................................................................................................. 34
BẢNG 3.7. TỶ LỆ BỆNH MẮC BỆNH BỤI PHỔI SILIC CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG THEO
CƠ SỞ SẢN XUẤT (N = 400).................................................................................................. 34
BẢNG 3.8. KẾT QUẢ CHỤP PHIM X QUANG THEO KỸ THUẬT ILO Ở NGƯỜI LAO
ĐỘNG........................................................................................................................................... 38
BẢNG 3.9. PHÂN LOẠI KÍCH THƯỚC TỔN THƯƠNG TRÊN PHIM X QUANG Ở
NGƯỜI LAO ĐỘNG (N=…)..................................................................................................... 38


BẢNG 3.10. MỨC ĐỘ, MẬT ĐỘ TỔN THƯƠNG TRÊN PHIM X QUANG Ở NGƯỜI LAO
ĐỘNG (N=…).............................................................................................................................. 38
BẢNG 3.11. TỔN THƯƠNG ĐÁM MỜ NHỎ NHU MÔ PHỔI TRÊN PHIM X – QUANG
....................................................................................................................................................... 39
BẢNG 3.12. TỔN THƯƠNG ĐÁM MỜ LỚN TRÊN PHIM X-QUANG..............................40
BẢNG 3.13. MỐI LIÊN QUAN GIỮA NHÓM TUỔI VÀ TÌNH TRẠNG MẮC BỆNH BP-SI
....................................................................................................................................................... 40
BẢNG 3.14. MỐI LIÊN QUAN GIỮA GIỚI VÀ TÌNH TRẠNG MẮC BỆNH.....................41
BẢNG 3.15. MỐI LIÊN QUAN GIỮA TUỔI NGHỀ VÀ TÌNH TRẠNG MẮC BỆNH.........41
BẢNG 3.16. MỐI LIÊN QUAN GIỮA TÌNH TRẠNG HÚT THUỐC LÁ VÀ THỰC TRẠNG
....................................................................................................................................................... 42
MẮC BỆNH.................................................................................................................................. 42
BẢNG 3.17. MỐI LIÊN QUAN GIỮA TÌNH TRẠNG HÚT THUỐC LÀO VÀ THỰC
TRẠNG......................................................................................................................................... 42
MẮC BỆNH.................................................................................................................................. 42
BẢNG 3.18. MỐI LIÊN QUAN GIỮA TÌNH TRẠNG MẮC BỆNH BỤI PHỔI SILIC VỚI
TIỀN SỬ MẮC BỆNH HÔ HẤP CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG..................................................43
BẢNG 3.19. MỐI LIÊN QUAN GIỮA TÌNH TRẠNG MẮC CÁC BỆNH HÔ HẤP VỚI VIỆC
SỬ DỤNG KHẨU TRANG BẢO HỘ CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG...........................................43

BẢNG 3.20. MỐI LIÊN QUAN GIỮA TÌNH TRẠNG MẮC BỆNH BỤI PHỔI SILIC VỚI
MỨC ĐỘ SỬ DỤNG KHẨU TRANG BẢO HỘ CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG..........................44


BẢNG 3.21. MỐI LIÊN QUAN GIỮA TÌNH TRẠNG MẮC CÁC BỆNH BỤI PHỔI SILIC
VỚI VIỆC CƠ SỞ SẢN XUẤT ÁP DỤNG CÁC BIỆN PHÁP CHỐNG BỤI.........................44


DANH MỤC BIỂU ĐỒ

BIỂU ĐỒ 3.1. PHÂN LOẠI SỨC KHỎE ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU................................33
(NGUỒN SỐ LIỆU GIẢ ĐỊNH)................................................................................................. 33
NHẬN XÉT:................................................................................................................................. 33
BIỂU ĐỒ 3.2. CƠ CẤU BỆNH TẬT CỦA ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU.............................33
(NGUỒN SỐ LIỆU GIẢ ĐỊNH)................................................................................................. 33
NHẬN XÉT: (P=…).................................................................................................................... 34
NHẬN XÉT: (P=…).................................................................................................................... 34
....................................................................................................................................................... 34
BIỂU ĐỒ 3.3. TỶ LỆNGƯỜI LAO ĐỘNG CÓ TRIỆU CHỨNG TOÀN THÂN THEO CÔNG
TY (NGUỒN SỐ LIỆU GIẢ ĐỊNH).......................................................................................... 34
....................................................................................................................................................... 35
BIỂU ĐỒ 3.4. TỶ LỆ NGƯỜI LAO ĐỘNG CÓ TRIỆU CHỨNG TOÀN THÂN THEO TUỔI
NGHỀ CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG(NGUỒN SỐ LIỆU GIẢ ĐỊNH).......................................35
....................................................................................................................................................... 35
BIỂU ĐỒ 3.5. TỶ LỆ NGƯỜI LAO ĐỘNG CÓ TRIỆU CHỨNG CƠ NĂNG THEO TỪNG
CÔNG TY(NGUỒN SỐ LIỆU GIẢ ĐỊNH)...............................................................................35
....................................................................................................................................................... 36


BIỂU ĐỒ 3.6. TỶ LỆ NGƯỜI LAO ĐỘNG CÓ TRIỆU CHỨNG CƠ NĂNG THEO TUỔI

NGHỀ CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG (NGUỒN SỐ LIỆU GIẢ ĐỊNH)......................................36
....................................................................................................................................................... 36
BIỂU ĐỒ 3.7. TỶ LỆ CÁC MỨC ĐỘ KHÓ THỞ Ở NGƯỜI LAO ĐỘNG............................36
BIỂU ĐỒ 3.8. TỶ LỆ NGƯỜI LAO ĐỘNG CÓ TRIỆU CHỨNG THỰC THỂ THEO TỪNG
CÔNG TY (NGUỒN SỐ LIỆU GIẢ ĐỊNH)..............................................................................37
....................................................................................................................................................... 37
BIỂU ĐỒ 3.9. TỶ LỆ NGƯỜI LAO ĐỘNG CÓ TRIỆU CHỨNG THỰC THỂ THEO TUỔI
NGHỀ CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG (NGUỒN SỐ LIỆU GIẢ ĐỊNH)......................................37
BIỂU ĐỒ 3.10. TỶ LỆ BỆNH NHÂN CÓ TỔN THƯƠNG NHU MÔ PHỔI TRÊN PHIM
....................................................................................................................................................... 39
X – QUANG THEO PHÂN LOẠI CỦA ILO (SỐ LIỆU GIẢ ĐỊNH)......................................39
NHẬN XÉT:................................................................................................................................. 41
NHẬN XÉT:................................................................................................................................. 41


DANH MỤC HÌNH

HÌNH 1.1. HÌNH ẢNH ĐẠI THỂ BỆNH BỤI PHỔI SILIC (SILICOSIS)..............................9
HÌNH 1.2. ĐỒ THỊ CÁC CHỈ TIÊU HÔ HẤP NGOÀI............................................................10
HÌNH 1.3. ĐỒ THỊ CỦA FEF.................................................................................................... 11


1

ĐẶT VẤN ĐỀ

Phơi nhiễm nghề nghiệp với bụi có thể gây ra nhiều mối nguy hiểm
cho sức khỏe bao gồm khởi phát các bệnh hô hấp cấp tính hoặc mãn tính và
suy giảm chức năng hô hấp. Điển hình có thể kể đến một số ngành nghề như
phơi nhiễm thạch anh nghề nghiệp,bụi đá,bụi thanvới bụi xi măng, bụi gỗ,

bụi bông, bụi xay xát…cũng làm tăng nguy cơ mắc các bệnh hô hấp nghề
nghiệp ở NLĐ [1],[2],[3],[4],[5],[6],[7],[8].
Việc tiếp xúc với bụi trong MTLĐ, đặc biệt là những ngành nghề phát
sinh nhiều bụi hô hấp cũng làm tăng nguy cơ mắc các bệnh hô hấp nghề
nghiệp ở NLĐ. Theo thống kê của Tổ chức lao động Quốc tế (ILO), ước tính
mỗi năm có khoảng 2,02 triệu người chết có nguyên nhân từ bệnh nghề
nghiệp, con số này tương đương với khoảng 5.500 người chết mỗi ngày. ILO
cũng ước tính có tới 160 triệu trường hợp mắc mới các bệnh không gây tử
vong liên quan tới nghề nghiệp mỗi năm [9],[10]. Ở Việt Nam, tính đến năm
2017 đã khám được 30/34 bệnh nghề nghiệp. Tuy nhiên mới chỉ có dưới 10
bệnh được giám định nghề nghiệp, trong đó chủ yếu là các bệnh điếc nghề
nghiệp, bệnh bụi phổi Silic nghề nghiệp[11]. Theo báo cáo của Cục
QLMTYT, số ca mắc bệnh bụi phổi silic nghề nghiệp có xu hướng tăng?
Bình Định là tỉnh có tiềm năng rất lớn về khoáng sản làm vật liệu xây
dựng và chế tác thủ công mỹ nghệ, trong đó đáng chú ý nhất là ngành khai
thác, chế biến đá granit. Đây là những ngành công nghiệp gây ra ô nhiễm bụi
trong MTLĐ, đặc biệt là bụi dioxyd silic tự do (SiO 2).Các vấn đề về tình hình
bệnh tật liên quan đến MTLĐ vẫn đang là mối lo ngại không nhỏ trong NLĐ
cũng như các nhà quản lý lao động của địa phương.Trên thế giới cũng như ở
Việt Nam, việc nghiên cứu về ảnh hưởng của bụi Silic lên các bệnh hô hấp của
NLĐ là khá phổ biến, tuy nhiên với tình trạng mắc bệnh ngày càng gia tăng


2

phức tạp như hiện nay thì việc tiến hành thêm một nghiên cứu để làm rõ ảnh
hưởng của MTLĐ phát sinh nhiều bụi silic đến việc gia tăng tình trạng mắc
bệnh bụi phổi Silic là cần thiết. Kết quả nghiên cứu sẽ định hướng cho các cơ
quan chức năng và doanh nghiệp đề ra những chính sách phù hợp nhằm bảo vệ
sức khỏe, phòng chống bệnh bụi phổi Silic nghề nghiệp cho NLĐ. Vì vậy, đề

tài: “Thực trạng và một số yếu tố liên quan đến bệnh bụi phổi Silic ở người
lao động trong các ngành nghề có nguy cơ cao tại tỉnh Bình Định, năm
2018” được tiến hành với hai mục tiêu sau:
1. Xác định tỷ lệ mắc bệnh bụi phổi Silic của người lao động tiếp xúc trực
tiếp với bụi silic ở một số cơ sở sản xuất tỉnh Bình Định năm 2018.
2. Phân tích một số yếu tố liên quan tới tỷ lệ mắc bệnh bụi phổi Silic của
người lao động tiếp xúc trực tiếp với bụi silic ở một số cơ sở sản xuất
tỉnh Bình Định năm 2018.


3

Chương 1
TỔNG QUAN
1.1. Một số định nghĩa, khái niệm được sử dụng trong nghiên cứu
1.1.1. Người lao động
Theo Luật số: 10/2012/QH13 – Bộ luật Lao động, người lao động được
định nghĩa là người từ đủ 15 tuổi trở lên, có khả năng lao động, làm việc theo
hợp đồng lao động, được trả lương và chịu sự quản lý, điều hành của người sử
dụng lao động.
1.1.2. Bụi
Bụi là một tập hợp nhiều phần tử có kích thước nhỏ bé và tồn tại lâu
trong môi trường không khí dưới dạng bụi bay, bụi lắng và các hệ khí dung
nhiều pha gồm hơi, khói, mù, được hình thành từ sự vỡ vụn của vật chất do
lực tự nhiên hoặc do quá trình sản xuất gây nên.
Các phương thức hình thành bụi: do sự vụn nát cơ học của chất rắn, do
sự thiêu cháy không hoàn toàn hoặc do các vụ nổ, do các hơi khí bốc lên
trong sấy, luyện các chất hơi bốc lên ngưng tụ trong không khí hoặc bị oxy
hóa tạo keo khí dung.
Một số ngành nghề tiếp xúc với bụi: khai thác quặng, sản xuất gốm sứ,

vật liệu xây dựng, cơ khí, luyện kim, công nghiệp hóa chất…
Bụi gây tác dụng đặc biệt trên cơ quan hô hấp có 5 loại:
• Tác dụng với đường hô hấp trên: bụi sợi, bụi động vật và thực vật.
• Gây phản ứng tăng thực đối với phổi, nhưng không rõ rệt: bụi than,
bụi oxit sắt.
• Tác dụng làm cho xơ hoá tăng thực rõ rệt gây bệnh phổi mạn tính nặng:
bụi silic (SiO2), bụi amiăng...
• Làm giảm tính chất miễn dịch của tổ chức phổi: bụi xỉ lò thomas;
gây ung thư phế quản và ung thư phổi như crom và các hợp chất hoá
học của asen.


4

• Gây viêm nhiễm, bội nhiễm trên bộ máy hô hấp: tỷ lệ rất cao thường gặp
30 – 70% ở người tiếp xúc với các loại bụi [12].
Theo nghiên cứu của Lê Minh Dũng ở CN một số nhà máy xí nghiệp
quốc phòng cho thấy tỷ lệ bệnh viêm mũi dị ứng, viêm họng mạn tính, viêm
phế quản mạn, bệnh silicose ở nhóm tiếp xúc với bụi silic cao hơn rõ rệt so
với nhóm chứng [13].
Theo Trần Như Nguyên nghiên cứu về MTLĐ của CN làm việc tại Nhà
máy sản xuất gạch cho thấy CN phải tiếp xúc với bụi có nồng độ cao gấp 3 –
5 lần TCCP gây ra nhiều ảnh hưởng xấu tới sức khỏe [14].
Theo Nguyễn Văn Mười (2012), nghiên cứu về tình trạng sức khoẻ CN
trực tiếp tiếp xúc với bụi bông cho thấy tỷ lệ tức ngực khó thở tương đối cao,
đặc biệt là tức ngực khó thở vào ngày thứ hai. Tỷ lệ rối loạn thông khí sau ca
lao động tăng lên một cách đáng kể có ý nghĩa thống kê (p < 0,05) so với
trước ca lao động [15].
1.1.3. Bụi silic
Hội nghị quốc tế về bệnh bụi phổi lần thứ nhất đã khẳng định SiO 2 tự do

là căn nguyên của bệnh bụi phổi silic. Hàm lượng SiO 2 trong bụi càng cao,
nguy cơ mắc bệnh càng nhiều, bệnh càng điển hình .
SiO2 là một trong những thành phần cấu tạo của vỏ trái đất, chiếm
27,7%. Chính vì vậy silic có mặt ở khắp mọi nơi, đặc biệt trong các loại chất
khoáng, đá trầm tích, cát… và gặp phần lớn trong các ngành, nghề sản xuất.
Silic hiếm khi tồn tại ở dạng nguyên tử, nó thường kết hợp với oxy dưới
dạng bioxyd silic (SiO2) bao gồm 2 thể:
- Thể silic không kết hợp được gọi là silic tự do (hay silic oxyd, silic
bioxyd, anhydric silic, quartz, free silica) ở 2 dạng: tinh thể đa hình (free
crystalline silica) hoặc vô định hình (amourphous silica). Trong đó: dạng vô
định hình chiếm 10%, không hoạt động, ít độc hại và không gây bệnh; dạng


5

tinh thể chiếm 90% là dạng gây bệnh, theo thứ tự hay gặp là alpha, quartz,
cristobatite, tridimite.
Đặc điểm cấu trúc và hoạt tính bề mặt có liên quan tới độc tính của bụi:
quartz có cấu trúc 4 cạnh có khả năng gây xơ hoá cao, trong khi cristobatite
cấu trúc 8 cạnh không gây xơ hoá.
Tính chất hydrat của silic tự do dẫn đến tạo thành các nhóm OH trên bề
mặt bụi và liên kết này sẽ phản ứng với phospholipid của màng tế bào, gây
tổn thương tế bào này. Nếu bề mặt của silica được bao bọc bởi các chất muối
nhôm, chất p204, độc tính của SiO2 sẽ bị giảm. Bụi silic có gắn muối nhôm
không gây được bệnh bụi phổi silic thực nghiệm.
- Thể kết hợp: là silic bioxyd (SiO2) kết hợp với các cation khác như Mg,
Ca, Na, K, Fe,… tạo thành các silicat như Feldspars (K, Na, Ca), Kaolin, Mica…
Tiêu chuẩn cho phép áp dụng trong việc xác định nồng độ các loại bụi
có chứa silic (silic doxyt tự do - SiO 2) và đánh giá ô nhiễm bụi có chứa silic
trong không khí của môi trường lao động [16].

Bảng 1.1. Trị số nồng độ tối đa cho phépbụi hạt
Nhóm

Hàm lượng silic

bụi

(%)

1
2
3
4

> 50 đên 100
> 20 đến 50
> 5 đến 20
≤5

Nồng độ bụi toàn phần

Nồng độ bụi hô hấp

(hạt/cm3)
Lấy theo
Lấy theo ca
thời điểm
200
600
500

1000
1000
2000
1500
3000

(hạt/cm3)
Lấy theo thời
Lấy theo ca
điểm
100
300
250
500
500
1000
800
1500


6

Bảng 1.2. Trị số nồng độ tối đa cho phép bụi khối lượng
Nồng độ bụi toàn phần

Nồng độ bụi hô hấp

Nhóm Hàm lượng silic

(hạt/cm3)

(hạt/cm3)
Lấy theo thời
Lấy theo thời
bụi
(%)
Lấy theo ca
Lấy theo ca
điểm
điểm
1 100
0,3
0,5
0,1
0,3
2 > 50 đến < 100
1,0
2,0
0,5
1,0
3 > 20 đến 50
2,0
4,0
1,0
2,0
4 >5 đến 20
4,0
8,0
2,0
4,0
5 1 đến 5

6,0
12,0
3,0
6,0
6 <1
8,0
16,0
4,0
8,0
Một số nghề, công việc thường tiếp xúc với bụi silic:
-

Khoan, đập, khai thác quặng đá có chứa silic tự do.
Tán, nghiền, sàng và thao tác khô các quặng hoặc đá có chứa silic tự do.
Đẽo, mài đá có chứa silic tự do.
Sản xuất và sử dụng các loại đá mài, bột đánh bóng và các sản phẩm có

chứa silic tự do.
- Chế biến chất carborundum, chế tạo thủy tinh, đồ sành sứ, các đồ gốm
-

khác, gạch chịu lửa.
Công việc đúc có tiếp xúc với bụi cát (khuôn mẫu làm sạch vật đúc…).
Các công việc mài, đánh bóng, rũa khô bằng mài đá có chứa silic tự do.
Làm sạch hoặc làm nhẵn bằng tia cát.
Và các nghề/công việc khác có tiếp xúc với bụi silic [17].

1.1.4. Bệnh nghề nghiệp
Theo TT08/TTLB/1976, bệnh nghề nghiệp là bệnh đặc trưng của một
nghề do yếu tố độc hại trong nghề đó tác động thường xuyên, từ từ vào cơ thể

NLĐ. Ở Việt Nam, đến tháng 5/2016 đã có 34 bệnh được công nhận là bệnh
nghề nghiệp được hưởng chế độ bảo hiểm, chia làm 5 nhóm chính gồm:






Nhóm 1: Các bệnh bụi phổi và phế quản nghề nghiệp.
Nhóm 2: Các bệnh nhiễm độc nghề nghiệp.
Nhóm 3: Các bệnh nghề nghiệp do yếu tố vật lý.
Nhóm 4: Các bệnh da nghề nghiệp.
Nhóm 5: Bệnh nghề nghiệp do vi sinh vật.


7

1.1.5. Bệnh bụi phổi Silic
1.1.1.

Định nghĩa bệnh

Zenker, năm 1867 đã dùng thuật ngữ pneumonoconiosis (là một từ bao
hàm nghĩa phổi, bụi và tình trạng bệnh), năm 1874, Proust sửa lại và gọi là
Pneumoconiosis. Bệnh bụi phổi có thể do nhiều loại bụi khác nhau gây nên
như bụi silic, bụi bông, bụi talc, bụi amiăng (asbest), bụi than...
Tên bệnh bụi phổi silicosis (từ Latin là silex, hoặc đá lửa) được sử dụng
từ năm 1870 do Achille Viscontii (1836 - 1911) trợ lý về giải phẫu ở trường
Ospedale Maggiore Milan nước Ý. Ông đã phát hiện ra những triệu chứng
khó thở ở những người cổ đại Hy Lạp và La Mã tiếp xúc với bụi. Agricola, ở

giữa thế kỷ 16, đã viết các dấu hiệu triệu chứng của những người thợ mỏ tiếp
xúc với bụi. Năm 1713, Bernardino Ramazzini đã ghi nhận các triệu chứng
bệnh hen và các chất giống như cát ở trong phổi của những người thợ cắt đá.
Với sự công nghiệp hóa, đối lập với lao động thủ công, dẫn đến làm tăng bụi
trong quá trình sản xuất. Máy khoan bằng khí nén có từ năm 1897, và làm
sạch kim loại bằng cát vào năm 1904, cả hai lỹ thuật này góp phần là tăng tỷ
lệ mắc bệnh silicosis.
Cho đến năm 1930, hội nghị Johannesburg đã đưa ra định nghĩa về bệnh
bụi phổi - silic: “Bệnh bụi phổi silic là tình trạng bệnh lý ở phổi do thở hít
bioxit silic (SiO2) hoặc silic tự do. Đặc điểm của bệnh về mặt giải phẫu là xơ
hóa và phát triển các hạt ở hai phổi, về mặt lâm sàng là khó thở và về mặt X
quang là phổi có hình ảnh tổn thương đặc biệt”.
1.1.2.

Nguyên nhân gây bệnh

Nguy cơ mắc bệnh bụi phổi silic phụ thuộc vào ba yếu tố chính:
- Yếu tố tiếp xúc nghề nghiệp: Thời gian tiếp xúc càng kéo dài, khả
năng mắc bệnh càng lớn.


8

- Nồng độ bụi trong không khí nơi lao động: Nồng độ bụi càng cao,
nguy hiểm càng nhiều, đặc biệt là khi có nhiều hạt “bụi hô hấp” có kích thước
nhỏ dưới 5µm (micromet).
- Hàm lượng silic tự do trong bụi (%): Hàm lượng silic càng cao nguy
cơ mắc bệnh càng nặng.
Ngoài ra, còn phải kể đến yếu tố cá nhân như sự mẫn cảm của từng người
như cùng lao động trong một điều kiện làm việc giống nhau nhưng có người bị

bệnh có người không bị, có người bị bệnh nhẹ, có người bị bệnh nặng...
Nghề nghiệp: Hiện nay, người lao động vẫn còn phải tiếp xúc với bụi
silic trong nhiều ngành nghề như:
- Khai thác đá, khai thác than, làm đường hầm: Khoan, đào đường hầm,
bóc bỏ các lớp vỏ đất, đá, đập, nghiền, sàng đá, quặng…
- Cơ khí luyện kim: Làm khuôn, dỡ khuôn, phun cát làm sạch vật đúc,
luyện gang, sửa chữa phá dỡ lò luyện…
- Các nghề khác như: Hàn, làm hàng đá mỹ nghệ, thuỷ tinh, đồ gốm,
sành sứ, xi măng và đặc biệt là sản xuất gạch chịu lửa…
1.1.3.

Cơ chế bệnh sinh

Sự lắng đọng bụi trong đường hô hấp theo bốn cơ chế sau:
1) Sự trầm lắng: Các hạt bụi đọng lại theo trọng lực và kích thước hạt,
thường có đường kính dưới 2µm.
2) Sự va đập quán tính: Do xu hướng các hạt chuyển động trên một
đường thẳng, tạo cho chúng lắng đọng khi có sự đổi chiều của dòng khí do
các nhánh phế quản phân chia. Đây là cơ chế chính giải thích các hạt bụi trên
10µm bị giữ lại ở mũi và các phế quản lớn. Sự lắng đọng này cũng tỷ lệ với
tốc độ rơi tự do của hạt và tốc độ của dòng khí.
3) Chuyển động Brown: Chuyển động này gặp ở các hạt bụi rất nhỏ
dưới 0,1µm, chúng không chịu ảnh hưởng của tỷ trọng.


9

4) Sự ngăn chặn: Các hạt bụi có hình không đều, hình sợi dễ bị vướng
lại ở thành phế quản nhỏ, nhất là những chỗ phân nhánh.
Khi bụi silic có kích thước nhỏ từ 0,1 đến 5µm được hít vào trong phổi,

chúng có thể dính chặt vào nhau đi sâu vào trong các túi phế nang và các phế
quản, nơi có sự trao đổi khí oxy (O2) và cacbonic (CO2). Ở trong phế nang và
phế quản bụi không được làm sạch bằng các chất nhày hoặc bằng ho.

Hình 1.1. Hình ảnh đại thể bệnh bụi phổi silic (silicosis)
Khi bụi có silic được hít vào trong phổi, chúng được giữ lại, đại thực
bào sẽ nuốt các hạt bụi và lúc đó sẽ xảy ra phản ứng viêm do các đại thực bào
giải phóng ra các yếu tố hoại tử ung thư, interleukin 1 (IL-1), yếu tố điều hòa
mạch máu, đường hô hấp và chi phối một số hoạt động của bạch cầu
(leukotriene) B4 và các yếu tố kích thích miễn dịch khác (cytokine). Lần lượt,
các chất này kích thích nguyên bào sợi sinh ra và sản xuất ra collagen bao bọc
xung quanh các hạt silic, dẫn đến xơ hóa và tạo thành các nốt silic. Những
ảnh hưởng viêm của bụi silic qua trung gian yếu tố gây viêm NALP3.


10

1.1.6. Các thông số đánh giá chức năng hô hấp

Hình 1.2. Đồ thị các chỉ tiêu hô hấp ngoài
Đo chức năng hô hấp (CNHH) là kỹ thuật thường được dùng trong chẩn
đoán và đánh giá mức độ nặng của các bệnh hô hấp. Kỹ thuật giúp ghi lại
những thông số liên quan đến hoạt động của phổi, từ đó giúp đánh giá hội
chứng rối loạn thông khí: tắc nghẽn, hạn chế và hỗn hợp.
∗ Một số chỉ số hô hấp ký:
- FEV1(Forced Expiratory Volume in One Second): thể tích khí thở ra
gắng sức trong 1 giây đầu tiên là thể tích không khí có thể thở ra trong
giây đầu tiên của thì thở ra gắng sức. FEV1 là chỉ số quan trọng, dễ đo, ít
dao động, hay dùng để xác định và đánh giá mức độ tắc nghẽn.
- FVC (Force vital capacity): dung tích sống gắng sức là tổng thể tích khí

thở ra gắng sức trong một lần thở.
- VC (Vital capacity): dung tích sống. VC là một chỉ số quan trọng để xác
định hội chứng hạn chế. VC = TV + IRV + ERV.
- IC (Inspiratory capacity): dung tích khí hít vào. IC = TV + IRV.
- RV (Residual volume): thể tích khí cặn là thể tích khí còn lại trong phổi
sau khi đã thở ra hết sức.
- IRV (Inspiratory reserve volume): thể tích khí dự trữ hít vào là thể tích
hít vào gắng sức sau khi hít vào bình thường.
- ERV (Expiratory reserve volume): thể tích khí dự trữ thở ra là thể tích
khí thở ra gắng sức sau thì thở ra bình thường.


11

- FEF25 – 75 (Forced expiratory flow during expiration of 25 to 75% of the
FVC): lưu lượng thở ra gắng sức trong khoảng 25% đến 75% của dung
tích sống gắng sức. FEF25 – 75 là chỉ số phát hiện sớm tắc nghẽn bắt đầu ở
đường dẫn khí nhỏ có đường kính < 2mm.
- FIF50% (Forced inspiratory flow during inspiration at 50% of the FVC):
lưu lượng hít vào gắng sức tại 50% của dung tích sống gắng sức. FIF
thường được sử dụng để đánh giá tắc nghẽn đường hô hấp trên.

Hình 1.3. Đồ thị của FEF
∗ Các giá trị sau đây giúp chẩn đoán các hội chứng rối loạn thông khí phổi:
- Thông khí phổi bình thường:
- Rối loạn thông khí hạn chế:

FVC ≥ 80%
FEV1 ≥ 80%
FVC < 80%

FEV1 bình thường hoặc giảm

- Rối loạn thông khí tắc nghẽn:

FVC ≥ 80%
FEV1 < 80%

- Rối loạn thông khí hỗn hợp:

FVC < 80%
FEV1 < 80%

∗ Chẩn đoán mức độ hạn chế theo tiêu chuẩn của ATS/ERS dựa vào FVC:
- Nhẹ: %FVC = 66 – < 80% giá trị lý thuyết.


12

- Vừa: %FVC = 50 – 65% giá trị lý thuyết.
- Nặng: %FVC = < 50% giá trị lý thuyết.
∗ Chẩn đoán mức độ tắc nghẽn (theo tiêu chuẩn của ATS/ERS):
- Nhẹ: %FEV1 (hoặc Tiffeneau) = 66 – <80% giá trị lý thuyết.
- Vừa: %FEV1 (hoặc Tiffeneau) = 50 – 65% giá trị lý thuyết.
- Nặng: %FEV1 (hoặc Tiffeneau) =<50% giá trị lý thuyết.
1.1.7. X – quang các bệnh bụi phổi theo phân loại quốc tế ILO
∗ Đám mờ nhỏ:
- Kích thước đám mờ:
• Đám mờ tròn đều: được sử dụng các ký hiệu là p, q, r; đám mờ nhỏ p
là đám mờ có kích thước nhỏ hơn 1,5mm; đám mờ nhỏ q là đám mờ
có kích thước từ 1,5 đến 3,0mm; đám mờ nhỏ r là đám mờ có kích

thước từ 3,0 đến 10,0mm.
• Đám mờ không tròn đều: được sử dụng các ký hiệu là s, t và u; đám
mờ nhỏ không tròn đều s là đám mờ có kích thước chỗ rộng nhất đến
1,5mm; đám mờ nhỏ không tròn đều t là đám mờ có kích thước chỗ
rộng nhất từ 1,5mm đến 3,0mm; đám mờ nhỏ không tròn đều u là
đám mờ có kích thước chỗ rộng nhất từ 3,0 đến 10,0mm.
- Mật độ đám mờ: tùy theo mật độ của đám mờ, phân loại của ILO - 2000
chia ra làm 4 phân nhóm chính, mỗi phân nhóm chính bao gồm 3 phân
nhóm phụ.
∗ Đám mờ lớn:
- Đám mờ lớn loại A là đám mờ có kích thước từ 10,0 đến 50mm hoặc
tổng kích thước của những đám mờ lớn cộng lại không quá 50mm.
- Đám mờ lớn loại B là đám mờ có kích thước trên 50mm nhưng không
vượt quá diện tích vùng trên của phổi phải hoặc tổng kích thước của
những đám mờ lớn hơn 50mm nhưng không vượt quá diện tích vùng
trên của phổi phải.
- Đám mờ lớn loại C là đám mờ có kích thước lớn hơn diện tích vùng trên
của phổi phải hoặc tổng kích thước của các đám mờ vượt quá diện tích
vùng trên của phổi phải.


13

∗ Các bất thường khác có thể thấy được trên X-quang bao gồm:
- Xơ vữa quai động mạch chủ.
- Dày màng phổi vùng đỉnh.
- Sự kết dính các đám mờ nhỏ.
- Canxi hóa các nốt không phải nốt mờ của bệnh bụi phổi.
- Canxi hóa các nốt là nốt mờ của bệnh bụi phổi.
- Tâm phế mạn.

- Co kéo các cơ quan trong lồng ngực.
- Vôi hóa hạch bạch huyết rốn phổi hoặc trung thất.
- Hạch rốn phổi to.
- Hình ảnh các dải và đường mờ trên nhu mô phổi.
- Hình ảnh tràn khí, tràn dịch màng phổi.
- Các bệnh khác hoặc bất thường khác.
Thực trạng mắc bệnh bụi phổi Silic và một số yếu tố liên quan của
người lao động tiếp xúc trực tiếp với bụi silic ở một số ngành nghề
1.1.8. Trên thế giới
Năm 1994, riêng ở Đức đã có 3.274 trường hợp mới mắc bệnh BP-Si
được ghi nhận. Hàng năm ở Nhật Bản, Úc, Pháp có từ 300-1000 trường hợp
bệnh BP-Si mới mắc. Năm 1983, ở Anh có 1.538 trường hợp, Tây Ban Nha
2194 trường hợp, ở một số nước đang phát triển tình hình này đáng lo ngại
hơn. Năm 1985, ở Trung Quốc có 518.155 trường hợp mắc bệnh BP-Si, giai
đoạn 1991-1995 số trường hợp mới mắc là 29.274, ở Nam Phi có khoảng một
triệu trường hợp cộng dồn trong số công nhân khai thác mỏ [34].
Năm 2018 Hoy R. F. và cộng sự đã chỉ ra rằng có mối liên quan giữa tình
trạng mắc bệnh bụi phổi silic với nghề nghiệp của NLĐ làm việc trong các cơ
sở chế tác đá [18].
Fell A. K. M. và Nordby K. C. (2017) đã tiến hành một nghiên cứu tổng
quan hệ thống giữa yếu tố phơi nhiễm trong ngành sản xuất xi măng và tác
dụng hô hấp mạn tính ở NLĐ từ 594 tài liệu tham khảo và 26 bài báo cho
thấy: các nghiên cứu cắt ngang chỉ ra rằng chức năng thông khí phổi giảm khi
nồng độ bụi ở MTLĐ đạt từ 4,5 mg bụi toàn phần/ m 3 không khí và 2,2 mg


14

bụi hô hấp /m3 không khí,chỉ số FEV1/FVC giảm 1 – 6% so với lý thuyết.
Các nghiên cứu thuần tập cho thấy FEV1/FVC hàng năm giảm 0,8 – 1,7% đối

với công nhân tiếp xúc với bụi[19].
Tsao Y. C.và cộng sự (2017) đã mô tả, so sánh các đặc điểm lâm sàng và
tiền sử phơi nhiễm với bụi silic của người lao động ở một số cơ sở sản xuất
gốm sứ ở Đài Loan. Kết quả nghiên cứu cho thấy chức năng thông khí phổi
của các công nhân gốm sứ suy giảm tương đối so với các công nhân vệ sinh
ngành khác (p> 0,05)[20].
Năm 2015 Oni T. và Ehrlich R. đã mô tả một ca bệnh lâm sàng mắc bệnh
bụi phổi silic, kết quả đo CNHH năm 2013 của bệnh nhân này là FEV1: 1,32
lít (= 50% lý thuyết), FVC: 2,24 lít (68% lý thuyết), và tỷ số FEV1 / FVC là
58%. So sánh kết quả này với kết quả đo CNHH năm 2000: FEV1 đã giảm
47% và FVC giảm 41%[21].
Năm 2014 Perez – Alonso A. và cộng sự đã chỉ ra rằng việc sử dụng vật
liệu xây dựng mới như thạch anh đã làm tăng tỷ lệ nhiễm silic do phơi nhiễm
nghề nghiệp[22].
Năm 2013 Abakay A. và cộng sự đã tiến hành một nghiên cứu nhằm xác
định tỷ lệ rối loạn chức năng hô hấp trong số các kỹ thuật viên phòng thí
nghiệm nha khoa làm việc trong điều kiện nồng độ bụi silic cao. Kết quả cho
thấy chức năng thông khí phổi bình thường chiếm 65,9%, RLTK hạn chế là
22,4%, và RLTK tắc nghẽn là 11,7%[23].
Năm 2011 Hochgatterer K. và cộng sự nghiên cứu trên 994 NLĐ về chức
năng phổi của những NLĐ tiếp xúc với bụi cho thấy FVC, FEV1, MEF50 của
NLĐ giảm đáng kể so với tiêu chuẩn của Áo (FVC giảm 0,4 lít; FEV1 giảm
0,5 lít; MEF50 giảm 0,9 lít/giây). Thời gian phơi nhiễm với bụi càng tăng thì
sự suy giảm càng nhiều. Khoảng một nửa số NLĐ tiếp xúc với bụi thạch anh
có MEF50 thấp hơn so với những NLĐ khác (p = 0,02)[24].


×