Tải bản đầy đủ (.docx) (61 trang)

TÌNH HÌNH NHIỄM CHLAMYDIA TRACHOMATIS ở BỆNH NHÂN có hội CHỨNG TIẾT DỊCH NIỆU đạo, âm đạo đến KHÁM tại BỆNH VIỆN DA LIỄU TRUNG ƯƠNG năm 2019

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (568.97 KB, 61 trang )

B GIO DC V O TO
B Y T
TRNG I HC Y H NI
-----***-----

TRN VN CN

TìNH HìNH NHIễM CHLAMYDIA TRACHOMATIS
ở BệNH NHÂN Có HộI CHứNG TIếT DịCH NIệU
ĐạO, ÂM ĐạO
ĐếN KHáM TạI BệNH VIệN DA LIễU TRUNG ƯƠNG
NĂM 2019
Chuyờn ngnh

: K thut Y hc

Mó s

: 87.20.60.1

CNG LUN VN THC S Y HC
Ngi hng dn khoa hc:
TS. Lờ Vn Hng


HÀ NỘI - 2019
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

C. trachomatis

:



Chlamydia trachomatis

DFA

:

Direct fluorescent antibody

LTQĐTD

:

Lây truyền qua đường tình dục

NAAT

:

Nucleic acid amplification tests

PCR

:

Polymerase Chain Reaction

WHO

:


Tổ chức Y tế thế giới

STIs

:

Sexualy transmitted infection

STD

:

Sexualy transmitted diseases

LPS

:

Lipopolysaccharide


MỤC LỤC


DANH MỤC BẢNG


DANH MỤC BIỂU ĐỒ


DANH MỤC HÌNH


6

ĐẶT VẤN ĐỀ

Bệnh Chlamydia trachomatis là một bệnh lây truyền qua đường tình dục
phổ biến ở nước ta và nhiều nước trên thế giới do vi khuẩn Chlamydia
trachomatis gây nên. Thuật ngữ nhiễm Chlamydia cũng đề cập việc lây nhiễm
gây ra bởi bất kỳ loại vi khuẩn nào thuộc họ Chlamydiaceae. Chlamydia
trachomatis (C. trachomatis) chỉ được tìm thấy ở người, là nguyên nhân gây
nên viêm nhiễm các cơ quan sinh dục và gây bệnh ở mắt. Nhiễm C.
trachomatis là một bệnh lây nhiễm qua đường tình dục phổ biến nhất trên thế
giới. C. trachomatis được tìm thấy trong tự nhiên chỉ được tìm thấy trong nội
tế bào của con người. C. trachomatis lây truyền chủ yếu qua đường quan hệ
tình dục không an toàn như đường âm đạo, hậu môn và đường miệng, C.
trachomatis còn có thể lây tuyền từ mẹ sang con trong khi sinh.
Thời gian ủ bệnh khoảng từ 10 – 15 ngày, biểu hiện lâm sàng gồm các
triệu chứng như: Ở nam giới có các triệu chứng tiết dịch niệu đạo, đái buốt,
đái dắt và cảm giác nóng dát dọc niệu đạo, dịch niệu đạo đục hoặc trong số
lượng ít hoặc vừa. Viêm mào tinh hoàn và viêm tiền liệt tuyến, đau phù nề
một bên bìu, sốt. Ở nữ giới viêm cổ tử cung tiết dịch mủ nhầy, lộ tuyến phì
đại, phù nề, xung huyết dễ chảy máu. Viêm âm đạo tiết dịch, ngoài ra có một
số triệu chứng khác như viêm tuyến Bartholin viêm nội mạc tử cung, viêm tắc
vòi trứng, đôi khi triệu chứng âm thầm không rõ ràng, đặc biệt ở nữ giới.
Ngoài ra còn có các triệu chứng ở ngoài đường sinh dục như: viêm quanh
gan, hội chứng Reiter (viêm niệu đạo, viêm khớp, viêm kết mạc mắt), viêm
trực tràng đau bụng, đi ngoài ra máu chất nhầy. Ở trẻ sơ sinh khi người mẹ
mang thai không được điều trị khi đẻ có thể sẽ bị nhiễm vi khuẩn C.



7

trachomatis gây nên viêm kết mạc mắt và viêm phổi. Bệnh do C. trachomatis
gây nên các triệu chứng lâm sàng không điển hình dễ nhầm với bệnh do các
tác nhân gây bệnh khác như: viêm niệu đạo, âm đạo do lậu cầu, Trichomonas
Vaginalis, nấm Candida albican và các vi khuẩn khác như

U.

urealyticum, M.

genitalium, HSV. Khoảng 70% nữ giới và 50% nam giới nhiễm C.
trachomatis mà không có những biểu hiện lâm sàng rõ rệt. Một số nghiên cứu
cho thấy nhiễm C. trachomatis chiếm từ 30 – 35% các bệnh lây truyền qua
đường tình dục (BLTQĐTD). Thường gặp ở những người trẻ trong độ tuổi
sinh sản.
Trên thế giới đã có rất nhiều các nghiên cứu về các bệnh LTQĐTD và
bệnh do C. trachomatis. Năm 2009 Matsumoto ở Nhật Bản đã đưa ra cảnh
báo: bệnh Chlamydia có xu hướng tăng trên toàn thế giới. Theo báo cáo của
Tổ chức Y tế thế giới (WHO) năm 2008, tổng số ca nhiễm mới STD ở người
lớn là 498,9 triệu người, tập trung chủ yếu ở khu vực Châu Á Thái Bình
Dương. Trong đó có 105,7 triệu ca nhiễm C. trachomatis, tăng 4,7% so với tỷ
lệ nhiễm năm 2005. Tại Mỹ theo CDC tỷ lệ nhiễm C. trachomatis được báo
cáo năm 2014 là 456,1 trường hợp/ 100.000 người. Tỷ lệ vi khuẩn này ở
những người trên 15 tuổi tại Nam Thái Bình Dương là 13%, Papua New
Guinea là 20%, Nhật Bản 7%, Việt Nam 2,3%, Senegan 7%.
Ở Việt Nam, một nghiên cứu tại Hà Nội năm 2003 về tỷ lệ nhiễm C.
trachomatis cho kết quả: tân binh 9%, phụ nữ có thai 1,5%, người bệnh đi

khám STIs 1,5%, gái mại dâm 5%. Tuy nhiên con số này thấp hơn nhiều so
với thực tế, nguyên nhân cơ bản là đa số các phòng khám tư nhân và các cơ sở
y tế khác mặc dù có khám và điều trị các bệnh nhiễm trùng qua đường tình
dục nói chung và bệnh do C. trachomatis nói riêng mà không báo cáo số liệu.


8

Bệnh do C. trachomatis gây nên nếu không được khám, xét nghiệm
chẩn đoán và điều trị kịp thời có thể dẫn đến các biến chứng như viêm phần
phụ, đau vùng chậu mãn tính, thai ngoài tử cung, vô sinh do tổn thương ống
dẫn trứng, viêm mào tinh hoàn, viêm kết mạc và viêm phổi ở trẻ sơ sinh đòi
hỏi phải chăm sóc y tế với phí tổn cao, đe dọa đến sức khỏe sinh sản thậm chí
đến tính mạng của người bệnh.
Bệnh C. trachomatis đã trở thành một vấn đề y tế nghiêm trọng. Trước
tình trạng nhiễm C. trchomatis đang ngày càng gia tăng như hiện nay và
những biến chứng nghiêm trọng nếu không được chẩn đoán và điều trị triệt
để. Việc nghiên cứu xác định tỷ lệ nhiễm, các phương pháp chẩn đoán và điều
trị, giá trị của việc chẩn đoán đúng kịp thời trong điều trị cùng với các yếu tố
ảnh hưởng là cần thiết, cấp bách đóng góp hiệu quả cho chương trình phòng
chống các bệnh lây truyền qua đường tình dục nói chung và bệnh do C.
trachomatis nói riêng. Xuất phát từ những lý do trên chúng tôi tiến hành đề
tài: “Tình hình nhiễm Chlamydia trachomatis ở bệnh nhân có hội chứng
tiết dịch niệu đạo, âm đạo đến khám tại Bệnh viện Da liễu trung ương
năm 2019”.
Nhằm mục tiêu:
1.

Xác định tỷ lệ nhiễm Chlamydia trachomatis ở những bệnh nhân có hội
chứng tiết dịch niệu đạo, âm đạo đến khám tại bệnh viện Da liễu trung

ương năm 2019.

2.

Giá trị của kỹ thuật realtime PCR trong chẩn đoán nhiễm Chlamydia
trachomatis ở bệnh nhân có hội chứng tiết dịch niệu đạo, âm đạo.


9

CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN
1.1. Bệnh Chlamydia trachomatis
1.1.1. Lịch sử phát hiện
Năm 1907, Halberstacdter và Von Prowacek phát hiện và mô tả những
hạt vùi trong tế bào kết mạc bệnh nhân đau mắt hột.
Năm 1910, Linder mô tả thể vùi trong tử cung ở người mẹ của trẻ bị đau
mắt hột và của người vợ mà người chồng bị viêm niệu đạo không do lậu. Các
tác giả này đặt tên chúng là Chlamydozoa.
Năm 1938, C. trachomatis mới được phân lập đầu tiên từ túi phôi của
trứng đã thụ tinh.
Về tên gọi, năm 1945 Moskowsky gọi các vật thể này là Mygagawanlla
Chlamydozoom mắt và sinh dục. Đến năm 1970, hội nghị quốc tế về mắt hột
ở Mỹ mới thống nhất gọi nhóm vi sinh vật này là Chlamydia theo nghĩa tiếng
latinh là “áo choàng”
1.1.2. Tình hình nhiễm C. trachomatis trên thế giới
Tỷ lệ nhiễm C. trachomatis trong các bệnh STIs có xu hướng ngày càng
gia tăng trong những năm gần đây. Trên thế giới đã có rất nhiều những nghiên
cứu về tình hình nhiễm C. trachomatis. Theo ước tính của WHO hàng năm
trên thế giới có khoảng 89 triệu người bị nhiễm mới bởi C. trachomatis. Ở

Canada, theo nghiên cứu của Steenbeek A và cộng sự tỷ lệ nhiễm C.
trachomatis ở phụ nữ độ tuổi 15 – 65 là 13% [4]. Một số quốc gia châu Âu,
chẩn đoán C. trachomatis từ 7 ca/ 100.000 dân tại Slovenia đến 585
ca/100.000 dân tại Iceland [1]


10

Đối tượng mại dâm được đặc biệt chú ý vì đây là đối tượng có nguy cơ
cao do tình trạng quan hệ tình dục không an toàn và có nhiều bạn tình. Việc
phát hiện bệnh và điều trị ở nhóm đối tượng này sẽ rất khó khăn. Theo nghiên
cứu của Horas Wong và cộng sự năm 2015 trên phụ nữ bán dâm tại Hồng
Kong phát hiện tỷ lệ dương tính với C. trachomatis sinh dục là 10,6% [5]. Ở
Trung Quốc, nghiên cứu trên 3.099 phụ nữ bán dâm của Chen XS cho thấy tỷ
lệ nhiễm C. trachomatis là 17,3% [6].
Qua các nghiên cứu có thể thấy, nhiễm C. trachomatis chủ yếu ở đối
tượng trong độ tuổi còn trẻ vì đây là nhóm đối tượng có hoạt động tình dục
mạnh đồng thời chiếm tỷ lệ dân số cao. Nghiên cứu của Achchhe L Patel trên
593 phụ nữ từ 18 – 60 tuổi tại Ấn Độ, tỷ lệ dương tính với C. trachomatis là
23%, trong đó nhóm tuổi từ 26 – 33 chiếm tỷ lệ cao nhất (khoảng 25%) [7].
Tại Srilanka năm 2012, trong số 168 phụ nữ tham gia khám STDs, tỷ lệ
nhiễm là 8,3% và 35,7% trong số đó dương tính với C. trachomatis mà không
có triệu chứng [8].
Tình hình nhiễm C. trachomatis ở phụ nữ có thai cũng được quan tâm
nhiều vì nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời có thể gây ra
những biến chứng nghiêm trọng và gây nhiễm khuẩn ở trẻ sơ sinh. Theo dõi
trên 400 phụ nữ mang thai tại Papua newGuinea, phát hiện tỷ lệ nhiễm C.
tracomatis là 11,1% [9]. Nghiên cứu của Alfarrai tại Ả rập cho thấy, trong số
100 bệnh nhân vô sinh, tỷ lệ nhiễm C. trachomatis là 8.0% [10].



11

Số người
nhiễm
trên
100.000

Năm

Hình 1.1. Tỷ lệ nhiễm Chlamydia trachomatis ở một số nước Châu Âu
Theo ECDC năm 2009 [15], tỷ lệ dương tính C. trachomatis ở một số
nước Châu Âu thay đổi từ năm 1998 đến năm 2007. Ở Thụy Điển và Phần
Lan, nơi những nghiên cứu được tiến hành từ đầu những năm 90, tỷ lệ này
giảm ở đầu những năm 90 (tương tự với tỷ lệ các bệnh lây truyền qua đường
tình dục khác ở Châu Âu) do sự thay đổi thói quen sinh hoạt tình dục và mối
lo từ hiểm họa AIDS. Tỷ lệ này tăng lên từ năm 1995. Tại Anh và Đan Mạch,
tỷ lệ này tăng dần theo mỗi năm, nguyên nhân có thể do không được nghiên
cứu từ đầu những năm 90, sử dụng các chẩn đoán có độ nhạy cao hơn, đối
tượng nghiên cứu nằm trong các nhóm có nguy cơ cao.
Theo một nghiên cứu về tỷ lệ nhiễm vi khuẩn này tại Châu Âu cho thấy:
Phần Lan
Nghiên cứu 298 phụ nữ tuổi từ 18 đến 40, từ năm 1977 đến năm 1980 tại
một trung tâm y tế sinh viên tại Đại học Helsinki. Những phụ nữ trên được
chăm sóc y tế về các biện pháp tránh thai, vấn đề nội tiết và vô sinh hoặc đã


12

được kiểm tra dịch phết cổ tử cung định kỳ (đối với bệnh nhân có triệu

chứng). Các xét nghiệm được sử dụng là nuôi cấy dịch niệu đạo và dịch phết
cổ tử cung. Bỏ qua mô tả về cách lựa chọn, tỷ lệ đáp ứng, lý do đáp ứng và
loại trừ. Tỷ lệ dương tính C. trachomatis là 6%.
Thụy Điển
Nghiên cứu thứ nhất (Persson et al., 1991) liên quan đến 306 phụ nữ tuổi
từ 12 đến 25 (trung bình 22 tuổi) tại một phòng khám thai từ năm 1989 và
1990. Nuôi cấy được sử dụng làm phương pháp xét nghiệm, tỷ lệ dương tính
C. trachomatis là 6%. Nghiên cứu thứ hai (Svensson et al., 1994) đã so sánh
hai nhóm phụ nữ nghiên cứu vào năm 1991- 1992. Nhóm A bao gồm 751 học
sinh trung học với độ tuổi 16 đến 20 năm (trung bình 18 tuổi). Nhóm B bao
gồm 619 phụ nữ đến khám tại phòng khám kế hoạch hóa gia đình thanh thiếu
niên và độ tuổi phù hợp với nhóm A. Cả hai nhóm đã được thử nghiệm bằng
cách sử dụng xét nghiệm EIA. Tỷ lệ dương tính C. trachomatis là 2% trong
nhóm A và 6% trong nhóm B.
Vương quốc Anh
Nghiên cứu được tiến hành đầu tiên (Smith et al., 1991) liên quan đến
197 phụ nữ tuổi từ 19 đến 58 (trung bình 30 tuổi) tại một phòng khám soi cổ
tử cung. Nghiên cứu cho thấy không có sự khác biệt giữa phụ nữ có dịch phết
cổ tử cung bình thường và bất thường. Bệnh phẩm dịch phết cổ tử cung được
sử dụng để nuôi cấy. Tỷ lệ dương tính C. trachomatis là 12%. Nghiên cứu thứ
hai (Thompson và Wallace, 1994) liên quan đến 287 phụ nữ từ 15 tuổi đến 40.
Các mẫu dịch phết cổ tử cung đã được xét nghiệm bằng kỹ thuật DFA. Tỷ lệ
nhiễm C. trachomatis ở phụ nữ nhỏ hơn 30 tuổi là 3.5% (5/145). Tỷ lệ dương
tính C. trachomatis chung là 1.7%. Nghiên cứu thứ ba (Hopwood và


13

Mallinson, năm 1999) đánh giá trên các phụ nữ 16 đến 25 tuổi bằng xét
nghiệm DFA. Tỷ lệ nhiễm C. trachomatis là 3.9%. Nghiên cứu thứ tư

(Kirkwood et al., 1999) nghiên cứu phụ nữ độ tuổi nhỏ hơn 20 tại phòng
khám kế hoạch hóa gia đình. Các mẫu được kiểm tra bằng kỹ thuật PCR. Cỡ
mẫu là 97 với 65 phụ nữ đến từ thành phố. Tỷ lệ nhiễm vi khuẩn này ở phụ nữ
thành phố là 3% và thị trấn nông thôn 12.5%. Tỷ lệ dương tính C.
trachomatis tổng thể là 6.2%.
Sự phổ biến của C. trachomatis phụ nữ không có triệu chứng ở Châu Âu
dao động từ 1.7 đến 17% tùy thuộc vào bối cảnh và quốc gia. Tỷ lệ dương
tính C. trachomatis là 6% ở phụ nữ sử dụng biện pháp tránh thai và 4% với
đối tượng phụ nữ xét nghiệm dịch phết cổ tử cung [8].
James B. Mahony và cộng sự (1992) nghiên cứu tỷ lệ dương tính C.
trachomatis ở nam giới ở những địa điểm được lựa chọn tại Hoa Kỳ [15]. Sự
sàng lọc phụ thuộc một phần vào chi phí sàng lọc C. trachomatis cũng như
phương pháp sàng lọc. Sàng lọc ở những địa điểm có tỷ lệ nam giới dương
tính cao sẽ nâng cao chất lượng chương trình kiểm soát C. trachomatis. Đánh
giá các chương trình sàng lọc vi khuẩn này trong số những người đàn ông
không có triệu chứng tại các phòng khám từ năm 1995 đến tháng 6 năm 2007,
thông qua PubMed thu được kết quả: Tỷ lệ dương tính trung bình tổng thể là
5.1%. Mức cao nhất được quan sát thấy ở nam giới thử nghiệm tại các cơ sở
giam giữ trẻ vị thành niên (7.9%) và người lớn (6.8%), ở người da đen
(6.7%), 15-19 tuổi (6.1%) và 20-24 tuổi (6.5%). Tỷ lệ nhiễm C. trachomatis
trên nam giới cao ở những địa điểm nhất định.
C. trachomatis là bệnh lây truyền qua đường tình dục phổ biến nhất ở
Canada [10]. Có gần 63.000 trường hợp nhiễm C. trachomatis được báo cáo


14

vào năm 2004, con số cao nhất kể từ khi vi khuẩn này được đề cập vào năm
1990. Tỷ lệ nhiễm C. trachomatis ở Canada đã tăng hơn 70% từ năm 1997.
Tuy nhiên, những con số này đánh giá thấp gánh nặng thực sự của bệnh như

một số bệnh nhiễm trùng (40% đến 70% các bệnh nhiễm trùng) là không có
triệu chứng nên không bị phát hiện. Có một sự khác biệt giới tính trong tỷ lệ
nhiễm C. trachomatis, phụ nữ chiếm hơn hai phần ba các trường hợp được
báo cáo vào năm 2004. Trong khi số lượng các bệnh nhiễm trùng C.
trachomatis báo cáo ở phụ nữ cao hơn nam giới, tỷ lệ lây nhiễm đang gia tăng
nhanh hơn ở nam giới. Từ năm 1997, tỷ lệ ở nam giới nhiều hơn gấp đôi, từ
59 đến 129.5 trên 100.000 người, trong khi tỷ lệ ở phụ nữ tăng ít hơn một
nửa, từ 168 đến 263 trên 100.000. Sự chênh lệch giới tính có thể một phần là
do số phụ nữ được sàng lọc vi khuẩn C. trachomatis lớn hơn. Việc cải thiện
công nghệ chẩn đoán có thể sử dụng mẫu nước tiểu để xét nghiệm dự đoán sẽ
làm tăng số lượng đàn ông kiểm tra. Tỷ lệ thanh thiếu niên nhiễm C.
trachomatis cũng không tương xứng, gần 70% của tất cả các trường hợp được
báo cáo xảy ra ở tuổi từ 15 đến 24 trong nghiên cứu. Trong năm 2004, tỷ lệ
nhiễm trong thanh thiếu niên từ 15 đến 19 tuổi là 847 trên 100.000. Tỷ lệ là
1.087 trên 100.000 trong độ tuổi 20-24. Các vùng lãnh thổ phía Bắc nói riêng
phải chịu tỷ lệ nhiễm C. trachomatis cao, trung bình năm 2003 là gần 8 lần so
với toàn quốc. Nunavut có tỷ lệ nhiễm C. trachomatis cao nhất ở Canada vào
năm 2003 (2.520 trên 100.000) trên 13 lần mức trung bình toàn quốc [10].
Theo các công trình nghiên cứu của Gaydos CA, Svensson LO, tần suất
nhiễm C. trachomatis cao gặp ở đối tượng trẻ dưới 25 tuổi, có lẽ do nam nữ
thanh niên các nước Châu Âu thường có quan hệ tình dục tự do ngoài hôn
nhân, vì vậy họ dễ mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục trong đó có


15

nhiễm C. trachomatis. Tỷ lệ nhiễm vi khuẩn này ở người lớn tại Nam Thái
Bình Dương là 73%, Papua New Guinea là 20%, Nhật Bản 7%, Senegan 7%.
Một nghiên cứu của Achchhe L Patel và cộng sự [13] trường đại học y
khoa Indiana, Ấn Độ sử dụng các phương pháp phát hiện vi khuẩn C.

trachomatis như Roche Amplicor test, DFA và PCR. Trong suốt quá trình
nghiên cứu (2003–2009), tỷ lệ bệnh nhân nhiễm C. trachomatis dao động từ
24.0% đến 30.0%. Các phụ nữ hành nghề mại dâm ở Surat, Ấn Độ, có tỷ lệ
dương tính (xét nghiệm bằng PACE2 test) là 8.5%, trong khi ở Ahmedabad, tỷ
lệ này tăng gấp đôi. Tỷ lệ bệnh nhân nhiễm C. trachomatis trong quần thể
nghiên cứu ở thủ đô của Ấn Độ chỉ chiếm 4.0% mặc dù tỷ lệ mắc bệnh lây
truyền qua đường tình dục là 36.5%. Tỷ lệ này tương tự với các nghiên cứu
trên bệnh nhân ở Azerbaijan 3.1% và Bangladesh 3.4%. Tỷ lệ nhiễm cao được
đề cập ở Manila 23.3%, Cebu, Philippines 37.0% và 14.0% ở Nicaragoa [13].
1.1.3. Tình hình nhiễm C. trachomatis tại Việt Nam
Những năm gần đây, nhiễm C. trachomatis đã trở thành vấn đề nóng
bỏng vì tỷ lệ nhiễm ngày càng gia tăng. Tại Việt Nam điều tra nghiên cứu về
C. trachomatis còn ít và chưa hệ thống. Mặc dù có nhiều hạn chế như vậy
nhưng ta có thể thấy là số bệnh nhân nhiễm C. trachomatis ngày càng nhiều
trong những năm gần đây, cũng có thể một phần do sự tiến bộ, hiện đại của
các kỹ thuật chẩn đoán bệnh.
Năm 2011, tại khu vực miền Trung – Tây Nguyên, theo báo cáo được
gửi về từ các tỉnh, có 266 trường hợp mắc C. trachomatis. Chín tháng đầu
năm 2012, có 126 bệnh nhân nhiễm bệnh [3]. Theo nghiên cứu của Trần Hậu
Khang và Phạm Đăng Bảng bằng kỹ thuật PCR phát hiện được 21 bệnh nhân
nhiễm C. trachomatis (chiếm 10,2%), trong đó độ tuổi dưới 25 là 13 bệnh


16

nhân (chiếm 61,9%) [11]. Một nghiên cứu khác của Trần Thị Hòa, trên bệnh
nhân có biểu hiện viêm âm đạo, cổ tử cung. Bằng kỹ thuật PCR có 80 người
dương tính với C. trachomatis chiếm tỷ lệ 36,9% [12]. Năm 2012, theo
nghiên cứu của Nguyễn Thanh Tân và cộng sự, trong số 513 bệnh nhân là người
dân tộc thiểu số từ 15 – 49 tuổi tại 5 tỉnh miền Trung – Tây Nguyên tỷ lệ nhiễm

C. trachomatis là 13,8% [3].
Khoảng 50 – 70% phụ nữ nhiễm C. trachomatis mà không có biểu
hiện triệu chứng lâm sàng nên việc chẩn đoán phát hiện thường muộn,
chậm trễ nên gây ra những hậu quả nghiêm trọng như: vô sinh do tắc vòi
trứng, thai ngoài tử cung…
Theo nghiên cứu của Nguyễn Thị Thanh Hà bằng phương pháp miễn dịch
huỳnh quang trực tiếp ở bệnh nhân vô sinh do viêm tắc vòi trứng thì tỷ lệ dương
tính với C. trachomatis là 51,3% [13]. Cũng theo báo cáo của Ninh Văn Minh và
Nguyễn Thị Tuyết, trong số 150 phụ nữ có tình trạng vô sinh thì tỷ lệ nhiễm C.
trachomatis chiếm tới 41,3% [14].
Tại Thành phố Hồ Chí Minh, một số nghiên cứu trong cộng đồng cho thấy
tỷ lệ nhiễm C. trachomatis ở phụ nữ thay đổi từ 18% đến 32.5%, trong đó một
số yếu tố nguy cơ được nhận diện như số bạn tình, độ tuổi bắt đầu quan hệ tình
dục, tiền căn bệnh phụ khoa.
Năm 1995, khảo sát tỷ lệ hiện mắc bệnh lây truyền qua đường tình dục
được Vụ Sức Khỏe Bà Mẹ Trẻ Em và Kế Hoạch Hóa Gia Đình của Bộ Y Tế
thực hiện ở Việt Nam [16]. Đối tượng là các phụ nữ đến khám tại Trung Tâm
Sức Khỏe Bà Mẹ Trẻ Em và Kế Hoạch Hóa Gia Đình thành phố Hồ Chí Minh
trong 10 tuần gồm 812 phụ nữ ở độ tuổi 15 đến 39. Chẩn đoán bệnh lậu dựa
trên nuôi cấy và xác nhận bằng một xét nghiệm kháng thể đơn dòng đặc hiệu


17

cho N. gonorrhoea. Sự hiện diện của C. trachomatis được xác định bằng kỹ
thuật ELISA phát hiện kháng nguyên (IDEIA) trong bệnh phẩm nội mạc cổ tử
cung. TPHA được thực hiện cho tất cả các mẫu máu để tìm bệnh giang mai.
Tỷ lệ bệnh lây truyền qua đường tình dục phát hiện được ở giang mai 0.5%,
lậu 0.7% và C. trachomatis 2.5%.
Một nghiên cứu cắt ngang về nhiễm HIV và các yếu tố nguy cơ ở phụ nữ

mại dâm tại phía nam Việt Nam đã được Nguyễn Thị Thanh Thủy, Võ Tuyết
Nhung, Nguyễn Văn Thục, Trương Xuân Liên và Hạ Bá Khiêm thực hiện vào
1995-1996 [17]. Tổng cộng 968 phụ nữ mại dâm ở thành phố Hồ Chí Minh,
Cần Thơ và An Giang được làm xét nghiệm. Các xét nghiệm bệnh lây truyền
qua đường tình dục được thực hiện là: nuôi cấy để phân lập N. gonorrhoeae,
ELISA (Sanofi, Organon) để phát hiện nhiễm HIV được xác nhận bằng
Western Blot, TPHA cho giang mai, DIF cho C. trachomatis và ELISA
HBsAg cho HBV. Tỷ lệ hiện mắc của các bệnh lây truyền qua đường tình dục
được phát hiện là 40.4% cho giang mai, 3.3% cho lậu, 5.8% cho C.
trachomatis, 5.2% cho HIV và 9% cho HBV.
Trong thời gian từ tháng 2/1998 đến 3/1999, các tác giả đã khảo sát 415
phụ nữ từ 15-49 tuổi có gia đình đang sống tại huyện Hóc Môn thành phố Hồ
Chí Minh [18]. Các đối tượng được chọn một cách ngẫu nhiên, nếu có đủ điều
kiện nghiên cứu thì lập danh sách theo phương pháp ngẫu nhiên đơn, sau đó
gửi thư mời đối tượng đến trạm y tế xã khám phụ khoa và lấy mẫu. Cách xử
lý bệnh phẩm cũng như cách đọc kết quả được tuân theo quy trình hướng dẫn
của bộ xét nghiệm do Bio Merieux cung cấp. Kết luận dương tính với C.
trachomatis khi có hơn 10 thể phát huỳnh quang trên vi trường với vật kính
40; bệnh phẩm âm tính khi không có thể C. trachomatis phát huỳnh quang và


18

ít nhất phải có hơn 50 tế bào thượng bì trên bề mặt của giếng. Kết quả 75
nguời có hiện diện của C. trachomatis trên bệnh phẩm phết cổ tử cung, như
vậy tần suất lưu hành của viêm cổ tử cung do C. trachomatis là 18.07%.
Tỷ lệ viêm cổ tử cung do C. trachomatis ở phụ nữ đi khám phụ khoa là
32.5% của Trần Thị Lợi tiến hành năm 1999
Năm 2001-2002, Huỳnh Thị Trọng, Nguyễn Quốc Chinh và Nguyễn Văn
Tú đã thực hiện một nghiên cứu cắt ngang với phương pháp chọn mẫu xác

suất với cỡ mẫu để xác định tỷ lệ hiện mắc các nhiễm khuẩn đường sinh sản
dưới của 2234 phụ nữ đã kết hôn, ở lứa tuổi mang thai, sống tại thành phố Hồ
Chí Minh [19]. Các xét nghiệm được thực hiện là: nuôi cấy để phân lập N.
gonorrhoea, Smart Check Chlamydia cho C. trachomatis. Tỷ lệ hiện mắc lậu
là 0.2%, C. trachomatis là 0.6%.
Năm 2002-2003, Ủy Ban Dân Số, Gia Đình và Trẻ Em Việt Nam – Cục
Phòng Chống AIDS Bộ Y Tế và Viện Pasteur thành phố Hồ Chí Minh đã tiến
hành nghiên cứu bệnh lây truyền qua đường tình dục ở phụ nữ mãi dâm tại 5
tỉnh biên giới Lai Châu, Quảng Trị, Đồng Tháp, An Giang và Kiên Giang
[20]. Có tất cả 703 phụ nữ mãi dâm của 5 tỉnh tham gia vào nghiên cứu
cắt ngang này. Xét nghiệm bệnh lậu và C. trachomatis qua mẫu nước tiểu
bằng kỹ thuật Roch Amplicor. Tỷ lệ mắc lậu, C. trachomatis, lậu/C.
trachomatis tại Lai Châu 2.0%, 1.0%, 27.3%; Quảng Trị 1.0%, 12.9%,
32.7%; Đồng Tháp 4.7%, 11.4%, 16.0%; An Giang 7.0%, 10.7%, 11.3%
và Kiên Giang 4.0%, 13.4%, 24.4%.
Năm 2003, Trung tâm phòng chống bệnh tật Hoa Kỳ (CDC) cùng Viện
Da Liễu trung ương tiến hành một cuộc điều tra về tỷ lệ lưu hành STI/HIV
của các nhóm quần thể dân cư khác nhau tại 5 tỉnh của Việt Nam [29]. Nhiễm


19

C. trachomatis được phát hiện bằng phản ứng PCR và tỷ lệ mắc là 9% trong
nhóm tân binh tại Hà Nội và 0.5-5% trong nhóm bệnh nhân đến phòng khám
bệnh lây truyền qua đường tình dục. Trong nhóm phụ nữ có thai, tỷ lệ mắc C.
trachomatis từ 1.5% đến 5.8%.
Năm 2003, Viện Pasteur thành phố Hồ Chí Minh và Văn Phòng Phòng
Chống AIDS cùng Trung Tâm Phòng Chống Bệnh Xã Hội Sóc Trăng nghiên
cứu về bệnh lây truyền qua đường tình dục ở 395 phụ nữ mại dâm của tỉnh
Sóc Trăng [21]. Các kỹ thuật được sử dụng để xét nghiệm lây truyền qua

đường tình dục là PCR (Amplicor CT/NG, Roch, 2002) để tìm N.gonorrhoea
và C. trachomatis trong nước tiểu. Tỷ lệ hiện mắc lậu, C. trachomatis, lậu/C.
trachomatis là 14.9%, 48.4%, 54.9%.
Từ tháng 8 đến tháng 12 năm 2006, một nghiên cứu áp dụng kỹ thuật
PCR xét nghiệm chẩn đoán C. trachomatis được thực hiện tại Viện da liễu
quốc gia trên 555 bệnh nhân [24]. Bệnh nhân là đối tượng trên 15 tuổi đến
khám có biểu hiện tiết dịch niệu đạo và tiết dịch âm đạo. Bệnh phẩm là dịch
tiết niệu đạo (đối với bệnh nhân nam) và dịch tiết cổ tử cung (đối với bệnh
nhân nữ). Tiến hành tách chiết DNA bằng Qiamp DNA Mini Kit của hãng
Qiagen, chẩn đoán nhiễm C. trachomatis bằng kỹ thuật PCR với hai cặp mồi
KL1/KL2 (nhân đoạn 241 bp trên plasmid của C. trachomatis) và T1/T2
(nhân đoạn 200 bp trên plasmid của C. trachomatis). Bệnh nhân được khẳng
định kết quả dương tính khi cả hai cặp mồi đều cho kết quả dương tính. Kết
quả có 90 bệnh nhân dương tính với cả hai cặp mồi, chiếm tỷ lệ 16.2%. Trong
đó tỷ lệ nhiễm C. trachomatis ở nữ giới là 21/205, chiếm 10.2%. So sánh
PCR sử dụng cặp mồi T1/T2, phương pháp PCR sử dụng cặp mồi KL1/KL2
có độ nhạy 100% và độ đặc hiệu là 99.8%. Độ nhạy và độ đặc hiệu này cao
tương đương với các kết quả đã công bố.


20

Tỷ lệ nhiễm C. trachomatis ở Việt Nam năm 2007 khoảng 5897 ca. Tại
Viện Da liễu Trung Ương, bằng phương pháp miễn dịch sắc ký phát hiện tỷ lệ
nhiễm khoảng 10% số bệnh nhân STI, bằng kỹ thuật PCR phát hiện 16.2%.
Trong đó các yếu tố nguy cơ bao gồm bệnh nhân nữ nhỏ hơn 25 tuổi; bệnh
nhân nam có viêm đỏ quy đầu hoặc tiết dịch đục, bệnh nhân độc thân [25].
Lấy mẫu kiểu ngẫu nhiên các đối tượng hút thai ba tháng đầu thai kỳ
trong giờ hành chính, tại khoa kế hoạch hóa gia đình Bệnh viện Từ Dũ từ
01/08/2007 đến 30/01/2008, thu thập bệnh phẩm tại kênh cổ tử cung làm xét

nghiệm PCR (Amplicor® của hãng Roche) được thực hiện tại viện Pasteur,
Phạm Văn Đức và cộng sự đã thu được kết quả: trong 1.003 trường hợp
nghiên cứu tỷ lệ nhiễm C. trachomatis là 9.2%, phần lớn rơi vào các đối
tượng trẻ dưới 30 tuổi, kinh tế trung bình [26].
Tại bệnh viện Phong-Da liễu Trung ương Quy Hoà, tác giả Nguyễn Phúc
Như Hà và cộng sự [27],[28] đã sử dụng phản ứng multiplex PCR phát hiện
vi khuẩn C. trachomatis. Mẫu thử là DNA tách chiết từ các huyền dịch vi
khuẩn C. trachomatis và mẫu bệnh phẩm lâm sàng như dịch niệu đạo, nước
tiểu nam giới, dịch phết cổ tử cung. Sử dụng mồi đặc hiệu (đặt TaKaRa tổng
hợp) cho đoạn DNA dài 241 bp trên cryptic plasmid của C. trachomatis trong
thể tích phản ứng là 25 µl. Kết quả nghiên cứu cho thấy, Multiplex PCR có
khả năng phát hiện rất cao, có thể nói là lý tưởng đạt mức phát hiện tối thiểu
chỉ cần 1 DNA bộ gen của vi khuẩn đích có mặt trong mẫu thử là có thể phát
hiện được. Kết quả xét nghiệm bệnh nhân thu được 12.1% trường hợp dương
tính trên các tổng số các trường hợp được chẩn đoán viêm cổ tử cung.
Trong một nghiên cứu khác, bệnh nhân tiết dịch âm đạo đến khám tại
bệnh viện da liễu thành phố Hồ Chí Minh từ tháng 6 năm 2007 đến tháng 6
năm 2008 được xét nghiệm quick test và PCR [6]. 245 bệnh nhân trên 18 tuổi,
chia 3 nhóm bị tiết dịch niệu đạo (95), tiết dịch âm đạo (70), bệnh nhân nữ


21

không triệu chứng nhưng có yếu tố nguy cơ (80). Kết quả xét nghiệm bằng
PCR: tỷ lệ dương tính với C. trachomatis ở nhóm bị tiết dịch niệu đạo là
26/95 (27.4%), bệnh nhân có triệu chứng tiết dịch âm đạo là 25/70 (35.7%),
bệnh nhân không triệu chứng là 21/80 (26.3%).
1.2. Vi khuẩn Chlamydia trachomatis.
1.2.1. Đặc điểm sinh học, hình thể, cấu trúc.
Chlamydia trachomatis thuộc chi Chlamydia, họ Chlamydiaceae, lớp

Chlamydiae, ngành Chlamydiae, giới Bacteria [1], [2].
1.2.1.1. Hình thể
Về hình thái cấu trúc và các loại kháng nguyên C. trachomatis vừa giốn
virus vừa giống vi khuẩn. Khi quan sát dưới kính hiển vi quang học, vi khuẩn
có hình cầu hoặc hình bầu dục, đứng riêng rẽ hoặc thành từng đôi, có khi xếp
thành chuỗi ngắn hoặc thành từng đám trong hoặc ngoài tế bào. Kích thước
khác nhau khoảng 0,1 – 0,2µm là vi khuẩn Gram âm có màng là
lipopolisaccharide. Đặc điểm giống virus do chúng không có khả năng phát
triển trên các môi trường nuôi cấy vi khuẩn do vậy vi khuẩn này phải ký sinh
nội bào bắt buộc, không có khả năng sống sót bên ngoài tế bào.
1.2.1.2. Cấu trúc
Cấu trúc của C. trachomatis giống như các vi khuẩn khác ở đặc điểm: có
chất nguyên sinh, màng nguyên sinh và vách. Thành phần hóa học có glucid,
lipid, protid và có đồng thời cả 2 loại acid nucleic (DNA và RNA). Vách có
lớp peptidoglycan nên chúng không chịu tác động của kháng sinh nhóm β –
lactam, chỉ bao gồm lớp màng liposaccarid, các protein chủ đạo (MOMP) và
các protein giàu cystein (CRP) ở lớp ngoài là những cấu trúc chính quyết định
tính kháng nguyên của C. trachomatis. Chúng có điểm khác với những vi
khuẩn khác là không có khả năng tạo ra ATP bằng hiện tượng oxy hóa do hệ
thống enzyme phân hủy glucose và enzyme tham gia chu trình Kreb không


22

hoàn chỉnh, vì vậy chúng phải bắt buộc ký sinh bắt buộc trong tế bào sống, lệ
thuộc vào hệ thống năng lượng của tế bào vật chủ.
Các loại kháng nguyên:
C. trachomatis có các loại kháng nguyên:
Kháng nguyên chi (genus): là loại kháng nguyên chung của nhiều loài
Chlamydia khác nhau, có bản chất là glycolipid, chịu nhiệt, được dùng trong

phản ứng kết hợp bổ thể gắn liền với thân.
Kháng nguyên loài: bản chất là protein không chịu nhiệt. Kháng thể
tương ứng hiện nay được dùng để chẩn đoán loài, tức là xác định sự có mặt
của kháng thể kháng C. trachomatis, đây là một phản ứng đặc hiệu.
Ngoài ra còn có các kháng nguyên đặc trưng cho từng typ và có bản chất
là protein.
Hệ gen của C. trachomatis gồm phân tử DNA dài 1.042.519 nucleotide
với 894 trình tự mã hóa cho protein.

Hình 1.2. Cấu trúc hệ gen của vi khuẩn Chlamydia trachomatis
(Theo Deborah Dean et al., (2009) Predicting Phenotype and Emerging
Strains among Chlamydia Trachomatis Infections, CDC Home Vol. 15. (9))


23

C. trachomatis chứa 7 đến 10 bản sao của plasmid có kích thước 7.5 kb.
Trình tự nucleotide của plasmid là trình tự bảo thủ cao (có dưới 1%
nucleotide thay thế), chứa 8 khung đọc mở (Open Reading Frame) mã hoá các
gen và các kháng nguyên. Mặc dù chức năng của plasmid còn chưa xác định
hết nhưng trình tự nucleotide và sự có mặt của plasmid trong tế bào chứng tỏ
nó có vai trò quan trọng đối với vi khuẩn C. trachomatis.
1.2.1.3. Phân loại
Chlamydia trachomatis thuộc chi Chlamydia, họ Chlamydiaceae, lớp
Chlamydiae, ngành Chlamydiae, giới Bacteria [1], [2]. Trong đó có 3 loài
trong chi Chlamydia gồm:
Chlamydia psittasci: gây bệnh sốt vẹt
Chlamydia trachomatis: gây viêm niệu đạo âm đạo, viêm kết mạc, viêm
cổ tử cung
Chlamydia pneumoniae: gây viêm phổi

Bằng phương pháp miễn dịch huỳnh quang người ta chia C. trachomatis
thành 15 loại:
-

L1, L2, L3: gây bệnh hột xoài (Nicolai – favre) (bệnh lympho hạt, một loại
bệnh viêm hạch bạch huyết hoa liễu ở bẹn).

-

A, B, B1, C: gây bệnh mắt hột.

-

D, E, F, G, H, I, J, K gây viêm niệu đạo, âm đạo, cổ tử cung, viêm kết mạc,
viêm vòi trứng, viêm mào tinh hoàn, viêm phổi sơ sinh, viêm trực tràng.
1.2.1.4. Chu kỳ phát triển
Chu kỳ phát triển của C. trachomatis trong bào tương tế bào kéo dài 4872 giờ. Vòng đời của C. trachomatis gồm 2 giai đoạn: Thể cơ bản và thể lưới.


24

- Thể cơ bản (Elementary Body- EB) là những tế bào tròn có đường kính
khoảng 0.3µm, nhân đậm. Thể này xâm nhập vào các tế bào theo kiểu thực bào.
- Thể lưới (Reticulate Body- RB): Sau khi xâm nhập vào tế bào C.
trachomatis chuyển hóa nhờ tế bào và tạo thành thể lưới (đường kính 1µm), sinh
sản theo hình thức phân đôi kiểu trực phân khoảng 2-3 giờ một lần. Sau đó thể
lưới lại chuyển thành thể cơ bản và giải phóng khỏi tế bào thông qua hình thức
ngoại tiết bào (exocytosis). Thông thường mỗi thể lưới giải phóng 100-1000 thể
cơ bản rồi tiếp tục xâm nhập vào các tế bào mới.


Hình 1.3. Chu kỳ vòng đời của vi khuẩn C. trachomatis (theo Yvonne Pannekoek).
1.2.2. Sức đề kháng, khả năng gây bệnh
1.2.2.1. Sức đề kháng
Vi khuẩn C. trachomatis rất yếu, dễ bị tiêu diệt bởi nhiệt độ, bị tiêu diệt
ở nhiệt độ 60 oC trong 10 phút, tia cực tím, cồn, ete... Glycerin cũng không
bảo tồn được chúng mà chỉ nhiệt độ đông lạnh mới có khả năng tồn tại, vi


25

khuẩn sống được hàng năm ở nhiệt độ - 50 oC đến - 70 oC. là vi khuẩn ký sinh
nội bào bắt buộc, không có khả năng sống sót ngoài tế bào nên đường truyền
chủ yếu là đường tình dục hoặc lây từ mẹ sang con khi người mẹ mang thai bị
nhiễm C. trachomatis.
2.2.2.2. Khả năng gây bệnh:
C. trachomatis có khả năng gây nên 2 bệnh chính ở người: Bệnh nhiễm
trùng sinh dục tiết niệu và bệnh mắt hột, trong đó bệnh sinh dục tiết niệu do
nhiều tuýp (D, E, F, G, H, I, J và K) gây ra, tăng nhanh số lượng người mắc.
Trẻ sơ sinh có thể bị mắc bệnh viêm kết mạc hoặc viêm phổi do C.
trachomatis nếu bị lây từ mẹ.
Ở phụ nữ
Có tới 75% phụ nữ không có biểu hiện triệu chứng lâm sàng và triệu
chứng nếu có cũng không điển hình [18], nên việc chẩn đoán và sàng lọc
nhiễm C. trachomatis đơn thuần dựa vào triệu chứng lâm sàng hoàn toàn
không khả thi. Cho đến khi có biểu hiện viêm vùng chậu hoặc khi bệnh nhân
khám vô sinh phát hiện có tổn thương ống dẫn trứng thì C. trachomatis đã
gây biến chứng khó phục hồi. Vì vậy cần thiết phải có những phương pháp
chẩn đoán chính xác và phù hợp giúp phát hiện C. trachomatis nhằm ngăn
chặn những hậu quả mà nó gây ra.
Ở nữ giới, vi khuẩn C. trachomatis có thể gây viêm âm đao, cổ tử cung

và niệu đạo. Các biến chứng thường gặp ở bệnh nhân nhiễm C. trachomatis
mạn tính bao gồm:
- Tắc vòi trứng ở phụ nữ: Một trong những nguyên nhân gây tắc vòi
trứng là do viễm nhiễm ở vòi trứng, buồng trứng, dây chằng quanh tử cung
vòi trứng do C. trachomatis.


×