Tải bản đầy đủ (.doc) (10 trang)

12 giáo án âm nhạc từ lớp 1 đến lớp 5 tuần 12 theo phát triển năng lực học sinh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (349.66 KB, 10 trang )

TUẦN 12:

Ngày soạn:

07/11/20134
Ngày giảng: 1A- 13/11
1B- 12/11
1C- 10/11
1D- 10/11
1E- 11/11

Tiết 12
Ôn tập bài hát: Đàn gà con
I. MỤC TIÊU:

- Biết hát theo giai điệu với lời 1, lời 2 của bài hát.
- Biết hát kết hợp vận động phụ hoạ đơn giản.
II. CHUẨN BỊ:

- Đàn Piano, băng đĩa ÂN 1, thanh phách....
- Vài động tác múa phụ hoạ đơn giản.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:

1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ:
- Tiết trước các em học bài hát gi? HS trả lời và hát lại bài “Đàn gà con”
- NX, sửa sai, xếp loại.
3. Bài mới:
Hoạt động 1: Ôn tập bài hát Đàn gà
con.
- Cho HS nghe lại bài hát 1, 2 lần.


- Nghe ghi nhớ giai điệu, nhịp của
bài.
- Bắt nhịp cho cả lớp hát lại bài.
- Hát đồng ca, đơn ca, tổ...
- NX, sửa sai.
- Sửa sai.
- Yêu cầu HS hát kết hợp với gõ theo - Hát đồng ca, đơn ca, tổ...
nhịp.
- Theo dõi chỉnh sửa chỗ sai cho HS.
- Sửa sai.
- Yêu cầu HS hát kết hợp với gõ theo - Hát đồng ca, đơn ca, tổ...
phách.
- Theo dõi chỉnh sửa chỗ sai cho HS.
- Sửa sai.
- Gọi HS lên hát có gõ đệm theo nhịp, - Hát đồng ca, tổ, nhóm.
phách.
- Nhận xét chung, xếp loại.
- Nhận xét từng tổ, nhóm và cá nhân.
Hoạt động 2: Hát kết hợp với vận động
phụ hoạ.
- Làm mẫu hát có động tác phụ họa.
- Theo dõi.
- Hướng dẫn HS hát kết hợp với vận - Đứng tại chỗ hát đồng ca.
động và phụ họa.
- NX, sửa sai.
- Sửa sai.
120


- Chia lớp thành hai nhóm và yêu cầu

một nhóm đọc lời theo tiết tấu, nhóm còn
lại đệm bằng nhạc cụ gõ.
- Theo dõi chỉnh sửa.
- Đệm đàn, gọi từng nhóm HS lên bảng
thể hiện bài hát “Đàn gà con” có phụ
hoạ đơn giản.
- Nhận xét chung, xếp loại.
4. Củng cố- Dặn dò:
- Cho cả lớp hát lại toàn bài.
- Nhận xét chung giờ học.

- Thực hiện theo hướng dẫn.
- Lắng nghe.
- Hát đơn ca, song ca, tổ, nhóm.
- Nhận xét nhau.

Ngày soạn: 07/11/2014
Ngày giảng: 2A- 13/11
2B- 10/11
2C- 14/11
2D- 11/11

Tiết 12
Ôn tập bài hát: Cộc cách tùng cheng
I. MỤC TIÊU:

- Biết hát đúng giai điệu và thuộc lời ca.
- Biết hát kết hợp một vài động tác phụ họa đơn giản.
- Tập biểu diễn bài hát.
II. TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN:


GV chuẩn bị:
-Tập các bài hát của lớp 2.
- Đàn piano, máy nghe, băng đĩa, nhạc cụ gõ.
- Vài động tác phụ họa.
HS chuẩn bị:
- SGK, nhạc cụ gõ, vài động tác phụ họa.
III. TIÊN TRÌNH:

1. Khởi động:
- Các nhóm trưởng lấy Tập bài hát và đồ dùng từ góc học tập hoặc (Ban học
tập phát cho các nhóm )
- Ban văn nghệ điều khiển khởi động cùng nhau hát một bài hát đã học
(Hoặc chơi trò chơi)...
- GV giới thiệu bài hát mới, ghi đầu bài, HS đọc tên bài học và ghi tên đầu
bài vào vở.
- HS đọc mục tiêu của bài học.
121


2. Tổ chức nghe hát và đàm thoại tìm hiểu bài hát:
- Nghe GV trình bày bài hát (hoặc nghe qua băng đĩa các bài dã học)
- Đàm thoại: Nội dung bài hát?
- HS trả lời, HS lắng nghe bổ sung ý kiến không trùng lặp.
- GV nhận xét và nhắc lại.
3. Ôn bài hát:
- Tự hát nhẩm lại bài hát.
- Hát lại bài: Cộc cách tùng cheng 1, 2 lần.
- Tập hát và thể hiện sắc thái, tình cảm bài hát.
GV tổ chức cho HS hoạt động theo nhóm:

- Nhóm trưởng điều khiển: Hát kết hợp vỗ tay, gõ đệm theo phách, theo
nhịp của 3 bài hát. (HS chia sẻ, góp ý giúp nhau sửa chữa giữa các cá nhân trong
nhóm)
- Đứng hát kết hợp phụ họa nhịp nhàng tại chỗ.
- GV quan sát, trợ giúp các nhóm.
Tổ chức thi biểu diễn:
- Ban học tập điều khiển các nhóm trình bày bài hát trước lớp.
(cá nhân, song ca, tam ca.....có đệm hoặc phụ họa do nhóm tự biên, đánh giá
nhận xét về hát, đệm, phụ họa, thưởng nhóm biểu diễn tốt nhất)
- Trả lời câu hỏi: (Phiếu)
+ Bài hát Cộc cách tùng cheng nhắc đến tên 4 loại nhạc cụ gì của dân
tộc Việt Nam?
+ Em tự đánh giá về việc tự học hát của mình
Hát ở mức độ Tốt ; Khá ; Trung bình ; Mức độ yếu
kém 
Sau tiết này, GV đánh giá nhận xét sự tiến bộ của HS
GV khen ngợi những cá nhân và nhóm học hát tốt .

- Em hãy hát bài hát cho mọi người trong gia đình nghe.
- Em hãy tìm động tác vận động phụ họa với bài hát cùng người thân.
122

-


- Tích cực tham gia hát cùng các bạn trong lớp khi khởi động mỗi tiết học
và tham gia hát ở cộng đồng
Ngày soạn: 08/11/2014
Ngày giảng: 3A- 13/11
3B- 12/11

3C- 14/11
3D- 11/11

Tiết 12
Học hát bài: Con chim non

Dân ca: Pháp
I. MỤC TIÊU:

- Biết hát theo giai điệu và lời ca.
- Biết hát kết hợp vỗ tay hoặc gõ đệm theo bài hát.
II.TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN:

GV chuẩn bị:
- Học thuộc bài hát Con chim non hát với tính chất nhịp nhàng, uyển
chuyển, tha thiết.
- Đàn piano, đĩa ÂN 3, nhạc cụ gõ.
- Tập bài hát lớp 3.
HS chuẩn bị:
- SGK ÂN 3.
- Nhạc cụ gõ: Phách, song loan…
III. TIẾN TRÌNH:

1. Khởi động:
- Các nhóm trưởng lấy Tập bài hát và đồ dùng từ góc học tập hoặc (Ban
học tập phát cho các nhóm )
- Ban văn nghệ điều khiển khởi động cùng nhau hát một bài hát đã học ....
(có thể là Gà gáy)...
- GV giới thiệu bài hát mới, ghi đầu bài, HS đọc tên bài học và ghi tên
đầu bài vào vở.

- HS đọc mục tiêu của bài học.
2. Tổ chức nghe hát và đàm thoại tìm hiểu bài hát:
- Nghe GV trình bày bài hát (hoặc nghe qua băng đĩa)
- Đàm thoại: “Bài hát nhạc nước nào? Bài hát nói về điều gì?”
- HS trả lời và nêu cảm nhận, HS lắng nghe, bổ sung ý kiến không trùng
lặp.
- GV nhận xét và nhấn mạnh lại cho HS biết.
3. Học hát:
123


- Đọc lời ca của bài hát:
Bình minh lên có chim non hòa tiếng hót véo von.
Hòa tiếng hót véo von rọng hót vui say sưa.
Này chim ơi hát lên cho vang lời thân ái thiết tha.
Rộn vang tới chốn xa càng mến yêu quê nhà./.
- Đọc lời ca của bài hát theo tiết tấu.(Cá nhân hoặc cả lớp)
- Học hát từng câu (hát móc xích các câu)
- Tập hát cả bài, lưu ý những chỗ ngân, nhấn vào phách mạnh của nhịp 3
khi hát.
- Tập lấy hơi, thể hiện tính chất nhịp nhàng, uyển chuyển, tha thiết của
bài.

1. GV tổ chức cho HS hoạt động theo nhóm:
- Nhóm trưởng điều khiển: Hát với tính chất vui tươi, trong sáng của bài
- Đứng hát với tinh thần vui tươi .
- GV quan sát, trợ giúp các nhóm.
2. Tổ chức thi biểu diễn:
- Ban học tập điều khiển Các nhóm trình bày bài hát trước lớp.
(cá nhân, song ca, tam ca.....có đệm, đánh giá nhận xét về hát, thưởng nhóm biểu

diễn tốt nhất)
- Trả lời câu hỏi: (Phiếu)
+ Em hãy kể tên vài bài hát nói về loài chim hoặc loài vật mà em biết?
+ Em tự đánh giá về việc tự học hát của mình:
Hát ở mức độ Tốt  Khá  Trung bình 
Mức độ yếu
kém 
Sau tiết này, GV đánh giá nhận xét sự tiến bộ của HS
GV khen ngợi những cá nhân và nhóm học hát tốt.

- Em hãy hát bài hát cho mọi người trong gia đình nghe.
124

-


- Tích cực tham gia hát cùng các bạn trong lớp khi khởi động mỗi tiết học
và tham gia hát ở cộng đồng.

Tiết 12
Học bài hát: Cò lả

Ngày soạn: 08/11/2014
Ngày giảng: 4A- 13/11
4B- 12/11
4C- 14/11
4D- 11/11

Dân ca: Đồng Bằng Bắc Bộ
I. MỤC TIÊU:

- Biết hát theo giai điệu và lời ca.
- Biết hát kết hợp vỗ tay hoặc gõ đệm theo bài hát.
- Biết đây là bài hát Dân ca Đồng Bằng Bắc Bộ.
II.TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN:

GV chuẩn bị:
- Học thuộc bài hát Cò lả, tập hát với tính chất vui tươi, trong sáng.
- Đàn piano, đĩa ÂN 4, nhạc cụ gõ, máy chiếu.
- Chép lời ca vào bảng phụ, bài “Trống cơm” dân ca đồng bằng Bắc Bộ.
HS chuẩn bị:
- SGK ÂN 4.
- Nhạc cụ gõ: Phách, song loan…
III. TIẾN TRÌNH:

1. Khởi động:
- Các nhóm trưởng lấy Tập bài hát và đồ dùng từ góc học tập hoặc (Ban
học tập phát cho các nhóm )
- Ban văn nghệ điều khiển khởi động cùng nhau hát một bài hát đã học ....
(có thể là chơi 1 trò chơi)...
- GV dùng máy chiếu giới thiệu bài mới qua một số hình ảnh của đồng
bằng Bắc Bộ cho HS biết, ghi đầu bài, HS đọc tên bài học và ghi tên đầu bài vào
vở.
- HS đọc mục tiêu của bài học.
2. Tổ chức nghe hát và đàm thoại tìm hiểu bài hát:
- Nghe GV trình bày bài hát (hoặc nghe qua băng đĩa)
- Đàm thoại: Nội dung bài hát nói về điều gì?
125


- HS trả lời và nêu cảm nhận, HS lắng nghe, bổ sung ý kiến không trùng

lặp.
- GV nhận xét và nhấn mạnh lại cho HS biết.
3. Học hát:
- Đọc lời ca của bài hát:
Con cò, cò bay lả lả bay la.
Bay từ, từ cửa phủ bay ra ra cánh đồng.
Tình tính tang tang tính tình.
Ơi bạn rằng ơi bạn ơi, rằng có biết biết hay chăng.
Rằng có nhớ, nhớ hay chăng./.
- Đọc lời ca của bài hát theo tiết tấu.(Cá nhân hoặc cả lớp)
- Học hát từng câu (hát móc xích các câu, ghép cả bài)
- Tập hát cả bài, lưu ý những chỗ luyến lên, luyến xuống, nẩy âm, nhấn
vào phách mạnh.
- Tập lấy hơi, thể hiện tính chất vui tươi, trong sáng.

1. GV tổ chức cho HS hoạt động theo nhóm:
- Nhóm trưởng điều khiển: Hát với tính chất vui tươi, trong sáng.
- Hát kết hợp gõ đệm theo nhịp của bài hát.
- GV quan sát, trợ giúp các nhóm.
2. Tổ chức thi biểu diễn:
- Ban học tập điều khiển Các nhóm trình bày bài hát trước lớp.
(cá nhân, song ca, tam ca.....có đệm, đánh giá nhận xét về hát, thưởng nhóm biểu
diễn tốt nhất)
- Trả lời câu hỏi: (Phiếu)
+ Em hãy kể tên 1 số bài hát khác nói các con vật?
+ Em tự đánh giá về việc tự học hát của mình:
Hát ở mức độ Tốt  Khá  Trung bình 
kém 
Sau tiết này, GV đánh giá nhận xét sự tiến bộ của HS
- GV khen ngợi những cá nhân và nhóm học hát tốt.


126

Mức độ yếu


- Nghe nhạc: Bài “Trống cơm” Dân ca đồng bằng Bắc Bộ.
- Mạn đàm: Bài hát có tính chất như thế nào? 1, 2 em trả lời.
- GV giới thiệu sơ lược về Trống cơm cho HS biết qua máy chiếu.
- Em hãy hát bài hát cho mọi người trong gia đình nghe.
- Tích cực tham gia hát cùng các bạn trong lớp khi khởi động mỗi tiết học
và tham gia hát ở cộng đồng.
Ngày soạn: 09/11/2014
Ngày giảng: 5A- 13/11
5B- 14/11
5C- 14/11
5D- 12/11

Tiết 12
Học bài hát: Ước mơ
Nhạc: Trung Quốc
Lời Việt: An Hòa
I. MỤC TIÊU:

- Biết đây là bài hát nước ngoài.
- Biết hát theo giai điệu và lời ca.
- Biết hát kết hợp vỗ tay hoặc gõ đệm theo bài hát.
II.TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN:

GV chuẩn bị:

- Học thuộc bài hát Ước mơ, tập hát với tính chất vui tươi, tha thiết, trìu
mến.
- Đàn piano, đĩa ÂN 5, nhạc cụ gõ, máy chiếu.
- Chép lời ca vào bảng phụ.
HS chuẩn bị:
- SGK ÂN 5.
- Nhạc cụ gõ: Phách, song loan…
III. TIẾN TRÌNH:

1. Khởi động:
- Các nhóm trưởng lấy Tập bài hát và đồ dùng từ góc học tập hoặc (Ban
học tập phát cho các nhóm )
- Ban văn nghệ điều khiển khởi động cùng nhau hát một bài hát đã học ....
(có thể là chơi 1 trò chơi)...

127


- GV dùng máy chiếu giới thiệu bài mới qua một số hình ảnh của đất nước
Trung Quốc cho HS biết, ghi đầu bài, HS đọc tên bài học và ghi tên đầu bài vào
vở.
- HS đọc mục tiêu của bài học.
2. Tổ chức nghe hát và đàm thoại tìm hiểu bài hát:
- Nghe GV trình bày bài hát (hoặc nghe qua băng đĩa)
- Đàm thoại: Nội dung bài hát nói về điều gì?
- HS trả lời và nêu cảm nhận, HS lắng nghe, bổ sung ý kiến không trùng
lặp.
- GV nhận xét và nhấn mạnh lại cho HS biết.
3. Học hát:
- Đọc lời ca của bài hát:

Gió vờn cánh hoa bay dưới trời. Đàn bướm xinh dạo chơi.
Trên cành cây chi, ca líu lo. Như hát lên bao lời mong chờ.
Em khao khát ước mơ khắp nơi bình yên. Cuộc sống tươi đẹp thêm.
Cho đàn em tung tăng múa ca, trong nắng xuân tô đẹp muôn nhà./.
- Đọc lời ca của bài hát theo tiết tấu.(Cá nhân hoặc cả lớp)
- Học hát từng câu (hát móc xích các câu, ghép cả bài)
- Tập hát cả bài, lưu ý những chỗ luyến xuống, ngân dài.
- Tập lấy hơi, thể hiện tính chất vui tươi, trong sáng.

1. GV tổ chức cho HS hoạt động theo nhóm:
- Nhóm trưởng điều khiển: Hát với tính chất vui tươi, tha thiết, trìu mến.
- Hát kết hợp gõ đệm theo nhịp của bài hát.
- GV quan sát, trợ giúp các nhóm.
2. Tổ chức thi biểu diễn:
- Ban học tập điều khiển Các nhóm trình bày bài hát trước lớp.
(cá nhân, song ca, tam ca.....có đệm, đánh giá nhận xét về hát, thưởng nhóm biểu
diễn tốt nhất)
- Trả lời câu hỏi: (Phiếu)
+ Em hãy kể tên 1 số bài hát nói về hòa bình?
+ Em tự đánh giá về việc tự học hát của mình:
128


Hát ở mức độ Tốt 
kém 

Khá 

Trung bình 


Mức độ yếu

Sau tiết này, GV đánh giá nhận xét sự tiến bộ của HS
GV khen ngợi những cá nhân và nhóm học hát tốt.

- Em hãy hát bài hát cho mọi người trong gia đình nghe.
- Tích cực tham gia hát cùng các bạn trong lớp khi khởi động mỗi tiết học
và tham gia hát ở cộng đồng.

129



×