Tải bản đầy đủ (.docx) (126 trang)

NGHIÊN cứu đặc điểm GIẢI PHẪU BỆNH của UNG THƯ BIỂU mô BUỒNG TRỨNG THEO PHÂN LOẠI của tổ CHỨC y tế THẾ GIỚI năm 2014

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (6.47 MB, 126 trang )

B GIO DC V O TO
TRNG I HC Y H NI

B Y T

-----***-----

TRN TRUNG TON

NGHIÊN CứU ĐặC ĐIểM GIảI PHẫU
BệNH
CủA UNG THƯ BIểU MÔ BuồNG TRứNG
THEO PHÂN LOạI CủA Tổ CHứC Y Tế
THế GiớI NĂM 2014

LUN VN BC S NI TR

H NI - 2016


B GIO DC V O TO
B Y T
TRNG I HC Y H NI
-----***-----

TRN TRUNG TON

NGHIÊN CứU ĐặC ĐIểM GIảI PHẫU
BệNH
CủA UNG THƯ BIểU MÔ BuồNG TRứNG
THEO PHÂN LOạI CủA Tổ CHứC Y Tế


THế GiớI NĂM 2014
Chuyờn ngnh
Mó s

: Gii phu bnh
: NT 62720105

LUN VN BC S NI TR

Ngi hng dn khoa hc:
PGS.TS T VN T

H NI - 2016


LỜI CẢM ƠN
Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban Giám Hiệu, phòng Đào tạo sau đại học,
phòng Quản lý sau đại học Trường Đại học Y Hà Nội, Ban lãnh đạo Bệnh
viện K đã tạo mọi điều kiện cho tôi hoàn thành luận văn tốt nghiệp.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới PGS.TS Nguyễn Văn Hưng,
các thầy cô, anh chị cán bộ Bộ môn Giải phẫu bệnh đã dạy bảo, giúp đỡ, tạo
mọi điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt quá trình học tập nội trú và hoàn
thành luận văn.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS.TS Tạ Văn Tờ, người thầy
trực tiếp hướng dẫn, đã dành nhiều tâm sức, tận tình chỉ bảo, động viên và
giúp đỡ tôi trong suốt quá trình làm luận văn và quá trình học tập tại khoa
Giải phẫu bệnh - Tế bào Bệnh viện K.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn tới TS. Nguyễn Thúy Hương, người thầy đã
giúp đỡ, động viên và chỉ bảo tôi trong suốt quá trình học tập nội trú.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn tới TS. Nguyễn Phi Hùng, người thầy đã giúp

đỡ, động viên, chỉ bảo tôi trong quá trình học tập tại khoa Giải phẫu bệnh - Tế
bào Bệnh viện K.
Tôi xin chân thành cảm ơn các anh chị bác sĩ, kỹ thuật viên, hộ lý khoa
Giải phẫu bệnh - Tế bào Bệnh viện K đã động viên, chỉ bảo, tạo mọi điều kiện
thuận lợi cho tôi trong quá trình học tập nội trú và thực hiện luận văn này.
Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới Ban lãnh đạo cùng tập thể khoa
Giải phẫu bệnh - Bệnh viện Việt Đức, Ban lãnh đạo cùng tập thể Trung tâm
Giải phẫu bệnh - Tế bào học Bệnh viện Bạch Mai, Ban lãnh đạo cùng tập thể
khoa Giải phẫu bệnh - Bệnh viện Đại học Y Hà Nội đã tạo mọi điều kiện
thuận lợi để tôi học tập.


Tôi xin chân thành cảm ơn CN. Lương Viết Hưng, người đã không quản
ngại khó khăn, cần mẫn, nhiệt tình giúp đỡ tôi trong quá trình nhuộm tiêu bản
HMMD của nghiên cứu này.
Tôi xin cảm ơn những bệnh nhân - những người Thầy đã cung cấp cho
tôi những kiến thức từ chính những bất hạnh về bệnh tật của họ.
Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới bạn bè, các anh chị em học viên
nội trú, cao học, chuyên khoa Giải phẫu bệnh, những người đã động viên,
giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và cũng như quá trình làm khóa luận này.
Cuối cùng, con vô cùng biết ơn công sinh thành nuôi dưỡng của bố mẹ,
cảm ơn bố mẹ luôn luôn ủng hộ và bên con trong mọi hoàn cảnh. Cảm ơn em
gái luôn chia sẻ, động viên anh trong cuộc sống.
Hà Nội, ngày tháng năm 2016

Trần Trung Toàn


LỜI CAM ĐOAN
Tôi là Trần Trung Toàn, học viên bác sĩ nội trú khóa 38, Trường Đại

học Y Hà Nội, chuyên ngành Giải phẫu bệnh, xin cam đoan:
1. Đây là luận văn do bản thân tôi trực tiếp thực hiện dưới sự hướng dẫn
của thầy: PGS.TS. Tạ Văn Tờ.
2. Công trình này không trùng lặp với bất kỳ nghiên cứu nào khác đã
được công bố tại Việt Nam.
3. Các số liệu và thông tin trong nghiên cứu là hoàn toàn chính xác,
trung thực và khách quan, đã được xác nhận và chấp thuận của cơ sở nơi
nghiên cứu.
Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về những cam kết này.

Hà Nội, tháng năm 2016

Trần Trung Toàn


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BN

: Bệnh nhân

BT

: Buồng trứng

DAB

: Diamino Benzidine

FIGO


: Federation International Gynecology Obstetrique

GPB

: Giải phẫu bệnh

HE

: Hematoxylin- Eosin

HMMD

: Hóa mô miễn dịch

KN

: Kháng nguyên

KT

: Kháng thể

MBH

: Mô bệnh học

NMTC

: Nội mạc tử cung


PAS

: Periodic Acid Schiff

SD

: Sinh dục

STIC

: Serous tubal intraepithelial carcinoma

STTT

: Sinh thiết tức thì

TBH

: Tế bào học

TCYTTG

: Tổ chức Y tế thế giới

UT

: Ung thư

UTBM


: Ung thư biểu mô

UTBT

: Ung thư buồng trứng

WHO

: World Health Organization


MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ...................................................................................................1
Chương 1: TỔNG QUAN...............................................................................3
1.1. Đặc điểm phôi thai học, mô học của buồng trứng..................................3
1.1.1. Phôi thai học của buồng trứng.............................................................3
1.1.2. Mô học...............................................................................................4
1.2. Tạo mô học và bệnh sinh của UTBM buồng trứng.................................5
1.2.1. UTBM thanh dịch...............................................................................6
1.2.2. UTBM nhầy.......................................................................................7
1.2.3. UTBM dạng nội mạc..........................................................................7
1.2.4. UTBM tế bào sáng..............................................................................7
1.2.5. U Brenner ác tính................................................................................7
1.2.6. UTBM nhầy thanh dịch......................................................................8
1.2.7. UTBM không biệt hóa........................................................................8
1.3. Dịch tễ học u biểu mô buồng trứng.........................................................8
1.4. Một số phương pháp chẩn đoán UTBM buồng trứng.............................9
1.4.1. Chẩn đoán lâm sàng............................................................................9
1.4.2. Cận lâm sàng....................................................................................10
1.4.3. Chẩn đoán mô bệnh học....................................................................12

1.4.4. Một số dấu ấn HMMD dùng trong chẩn đoán UTBM buồng trứng....18
1.5. Phân loại ung thư biểu mô buồng trứng................................................20
1.5.1. Bảng phân loại u buồng trứng của TCYTTG năm 2003.....................21
1.5.2. Bảng phân loại u buồng trứng của TCYTTG năm 2014.....................22
1.5.3. Phân loại giai đoạn của các u buồng trứng.........................................24
Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU..............27
2.1. Đối tượng nghiên cứu...........................................................................27


2.1.1. Tiêu chuẩn lựa chọn..........................................................................27
2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ............................................................................27
2.1.3. Cỡ mẫu.............................................................................................27
2.2. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................27
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu..........................................................................27
2.2.2. Kỹ thuật thu thập số liệu....................................................................27
2.2.3. Quy trình nghiên cứu........................................................................28
2.2.4. Các biến số và chỉ số nghiên cứu.......................................................32
2.3. Địa điểm nghiên cứu.............................................................................33
2.4. Xử lý số liệu..........................................................................................33
2.5. Hạn chế sai số của nghiên cứu..............................................................34
2.6. Vấn đề đạo đức trong nghiên cứu.........................................................34
2.7. Sơ đồ nghiên cứu..................................................................................35
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU........................................................36
3.1. Một số đặc điểm về BN..........................................................................36
3.1.1. Phân bố bệnh nhân theo nhóm tuổi....................................................36
3.1.2. Phân bố u theo vị trí..........................................................................37
3.1.3. Phân bố UTBM buồng trứng theo giai đoạn FIGO............................37
3.2. Đặc điểm GPB của UTBM buồng trứng...............................................38
3.2.1. Một số đặc điểm đại thể của UTBM buồng trứng..............................38
3.2.2. Một số đặc điểm vi thể của UTBM buồng trứng................................44

3.3. Đặc điểm hóa mô miễn dịch.................................................................52
3.3.1. Sự bộc lộ của dấu ấn p53 trong UTBM buồng trứng..........................52
3.3.2. Sự bộc lộ của dấu ấn WT1 trong UTBM buồng trứng........................59
Chương 4: BÀN LUẬN.................................................................................62
4.1. Đặc điểm bệnh nhân và một số đặc điểm đại thể, các típ vi thể của
UTBM buồng trứng.............................................................................62


4.1.1. Phân bố bệnh nhân theo nhóm tuổi và vị trí.......................................62
4.1.2. Một số đặc điểm đại thể của UTBM buồng trứng..............................63
4.1.3. Một số đặc điểm vi thể của UTBM buồng trứng................................65
4.1.4. Mối liên quan giữa hình thái UTBM buồng trứng với một số yếu tố...71
4.2. Về giai đoạn các UTBM buồng trứng...................................................75
4.2.1. Phân bố các UTBM buồng trứng theo giai đoạn FIGO.......................75
4.2.2. Liên quan giữa giai đoạn theo FIGO và típ MBH..............................75
4.3. Về đặc điểm hóa mô miễn dịch.............................................................76
4.3.1. Sự bộc lộ với dấu ấn p53...................................................................76
4.3.2. Sự bộc lộ với dấu ấn WT1.................................................................80
KẾT LUẬN....................................................................................................83
KIẾN NGHỊ...................................................................................................84
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1. Bảng phân bố các thứ típ của UTBM buồng trứng theo giai đoạn.......9
Bảng 1.2. Tỷ lệ bộc lộ với các dấu ấn HMMD của các típ UTBM buồng
trứng.............................................................................................18
Bảng 3.1. Phân bố UTBM buồng trứng theo giai đoạn FIGO.....................37
Bảng 3.2. Kích thước trung bình của UTBM buồng trứng..........................38

Bảng 3.3. Phân bố theo đặc điểm bề mặt u..................................................38
Bảng 3.4. Phân bố theo màu sắc u................................................................39
Bảng 3.5. Phân bố theo đặc điểm diện cắt u.................................................39
Bảng 3.6. Phân bố theo mật độ u..................................................................40
Bảng 3.7. Tính chất xâm lấn của u...............................................................40
Bảng 3.8. Tỷ lệ các típ MBH của UTBM buồng trứng................................44
Bảng 3.9. Mẫu cấu trúc nổi trội nhất trong UTBM thanh dịch....................45
Bảng 3.10. Chỉ số nhân chia/ 10 vi trường vật kính 40..................................45
Bảng 3.11. Đặc điểm hoại tử u.......................................................................46
Bảng 3.12. Liên quan giữa nhóm tuổi và típ MBH........................................47
Bảng 3.13. Liên quan giữa kích thước u và típ MBH....................................49
Bảng 3.14. Mối liên quan giữa đặc điểm diện cắt u và típ MBH...................50
Bảng 3.15. Kết quả nhuộm HMMD với dấu ấn WT1....................................60


DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1.

Phân bố UTBM buồng trứng theo nhóm tuổi.........................36

Biểu đồ 3.2.

Phân bố UTBM buồng trứng theo vị trí..................................37

Biểu đồ 3.3.

Sự xuất hiện của thể cát trong UTBM thanh dịch...................46

Biểu đồ 3.4.


Mối liên quan giữa vị trí u và típ MBH..................................48

Biểu đồ 3.5.

Mối liên quan giữa giai đoạn FIGO và típ MBH....................51

Biểu đồ 3.6.

Bộc lộ dấu ấn p53 trong UTBM buồng trứng.........................52

Biểu đồ 3.7.

Bộc lộ dấu ấn p53 trong UTBM thanh dịch độ cao................52

Biểu đồ 3.8.

Bộc lộ dấu ấn p53 trong UTBM nhầy.....................................55

Biểu đồ 3.9.

Bộc lộ dấu ấn p53 trong UTBM dạng nội mạc.......................56

Biểu đồ 3.10. Bộc lộ dấu ấn p53 trong UTBM tế bào sáng...........................57
Biểu đồ 3.11. Bộc lộ dấu ấn p53 trong u Brenner ác tính.............................58
Biểu đồ 3.12. Bộc lộ dấu ấn p53 trong UTBM nhầy thanh dịch...................58


DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1. Mô học buồng trứng.......................................................................5
Hình 1.2. Sự lan truyền STIC từ tua vòi trứng lên bề mặt buồng BT ...........7

Hình 1.3. Vi thể UTBM thanh dịch độ thấp.................................................13
Hình 1.4. Vi thể UTBM thanh dịch độ cao...................................................14
Hình 1.5. Vi thể UTBM nhầy.......................................................................15
Hình 1.6. Vi thể UTBM dạng nội mạc.........................................................16
Hình 1.7. Vi thể UTBM tế bào sáng.............................................................17
Hình 1.8. Nhuộm HMMD dấu ấn p53 với UTBM thanh dịch độ cao..........19
Hình 1.9. Nhuộm HMMD dấu ấn p53 với UTBM thanh dịch độ cao..........19


DANH MỤC ẢNH
Ảnh 3.1.

UTBM nhầy..................................................................................41

Ảnh 3.2.

UTBM dạng nội mạc....................................................................41

Ảnh 3.3.

A, B. UTBM tế bào sáng..............................................................42

Ảnh 3.4.

UTBM thanh dịch độ cao.............................................................43

Ảnh 3.5.

UTBM thanh dịch độ cao.............................................................43


Ảnh 3.6.

UTBM thanh dịch độ cao, p53 dương tính 100% nhân tế bào u.......53

Ảnh 3.7.

UTBM thanh dịch độ thấp, p53 dương tính 40% nhân tế bào u.......54

Ảnh 3.8.

UTBM nhầy, p53 dương tính 90% nhân tế bào u.........................55

Ảnh 3.9.

UTBM dạng nội mạc, p53 dương tính 10% nhân tế bào u...........56

Ảnh 3.10. UTBM tế bào sáng, p53 dương tính 10% nhân tế bào u..............57
Ảnh 3.11. Mô u có cấu trúc đặc, khó phân biệt giữa UTBM thanh dịch độ
cao và UTBM dạng nội mạc.........................................................61
Ảnh 3.12. Nhuộm HMMD WT1 (++++)......................................................61


1

ĐẶT VẤN ĐỀ
U buồng trứng (BT) là một trong những loại u khá phổ biến ở nhiều
nước trên thế giới, chiếm tới 30% các u thuộc hệ thống sinh dục (SD) nữ [1].
Trong đó, ung thư buồng trứng (UTBT) chiếm tỉ lệ cao, đây là loại ung thư
(UT) đứng đầu trong số các UT phụ khoa và đứng thứ 4 trong tất cả các UT ở
nữ giới. Theo số liệu thống kê tại Mỹ năm 2013 ước tính có 22.240 trường

hợp mới mắc và có tới 14.030 trường hợp tử vong do căn bệnh này [2]. Tại
Việt Nam theo số liệu của chương trình mục tiêu quốc gia phòng chống UT
giai đoạn 2011-2014 thì tỷ lệ mới mắc UTBT ở phụ nữ Việt Nam năm 2010 là
2.185 ca và ước tính số ca mới mắc UTBT năm 2020 sẽ là 5.548 [3].
U biểu mô BT có thể lành, ác tính hoặc giáp biên. Ung thư biểu mô
(UTBM) chiếm 90% các khối u ác tính của BT [4], [5]. UTBM buồng trứng
bao gồm một nhóm hỗn hợp nhiều loại u, bao gồm 5 thứ típ phổ biến nhất là:
UTBM thanh dịch độ cao, UTBM thanh dịch độ thấp, UTBM dạng nội mạc,
UTBM tế bào sáng và UTBM nhầy. Những năm gần đây, những hiểu biết mới
về sinh bệnh học và nguồn gốc phân tử của các thứ típ nhóm UTBM buồng
trứng ngày càng tăng. Các típ khác nhau có tiến triển tự nhiên và tiên lượng
không giống nhau. Mặc dù hiện nay, điều trị hóa chất bổ trợ phụ thuộc chủ
yếu vào giai đoạn và phân độ mô học của khối u hơn là típ của tế bào u,
nhưng điều này có khả năng sẽ thay đổi trong tương lai với sự phát triển các
loại hóa chất trị liệu mới và các loại thuốc điều trị đích đối với mỗi típ u cụ
thể hoặc mỗi biến đổi phân tử đặc hiệu [6].
Có nhiều phương pháp để chẩn đoán UTBM buồng trứng bao gồm: chẩn
đoán lâm sàng, chẩn đoán hình ảnh, xét nghiệm chất chỉ điểm u, chẩn đoán
mô bệnh học (MBH)…Tuy nhiên chẩn đoán MBH được coi là “tiêu chuẩn
vàng”, mang tính chất quyết định. Bảng phân loại MBH các u BT của Tổ


2
chức y tế thế giới (TCYTTG) là phân loại được áp dụng phổ biến nhất trên
toàn thế giới, xuất bản lần đầu tiên năm 1973. Từ đó đến nay cùng với sự phát
triển của phôi thai học, sinh học phân tử và hóa mô miễn dịch (HMMD),
TCYTTG đã cho ra đời 4 bảng phân loại MBH về các khối u BT vào các năm
1973, 1993, 2003, 2014.
Trong bảng phân loại mới nhất năm 2014, đã có nhiều thay đổi về tên
gọi các típ của UTBM, đặc biệt trong UTBM thanh dịch đã chia thành hai thứ

típ: UTBM thanh dịch độ thấp, UTBM thanh dịch độ cao có nguồn gốc bệnh
sinh hoàn toàn khác nhau [7], [8]. Các nhóm UTBM buồng trứng đã đơn giản
hóa tên gọi thứ típ so với phân loại năm 2003 [1], [7], với mục đích giảm bớt
sự băn khoăn cho các nhà lâm sàng trong quyết định phác đồ điều trị.
Ở Việt Nam đã có nhiều công trình nghiên cứu về UTBM buồng trứng cả
trong lĩnh vực lâm sàng cũng như giải phẫu bệnh (GPB), tuy nhiên chủ yếu là
theo phân loại của TCYTTG năm 2003, chưa có công trình nghiên cứu nào theo
phân loại MBH của TCYTTG năm 2014. Vì vậy chúng tôi tiến hành đề tài:
“Nghiên cứu đặc điểm giải phẫu bệnh của ung thư biểu mô buồng trứng theo
phân loại của Tổ chức y tế thế giới năm 2014” nhằm 2 mục tiêu chính sau:
1. Mô tả đặc điểm giải phẫu bệnh của ung thư biểu mô buồng trứng tại
Bệnh viện K theo phân loại của Tổ chức y tế thế giới năm 2014.
2. Xác định tỷ lệ bộc lộ p53 liên quan với típ mô bệnh học của ung thư
biểu mô buồng trứng.


3
CHƯƠNG 1

TỔNG QUAN

1.1. Đặc điểm phôi thai học, mô học của buồng trứng
Trong hệ SD nữ, hai BT đóng vai trò hết sức quan trọng: tạo ra các
noãn chín (noãn trưởng thành) có khả năng thụ tinh để tạo ra cá thể mới và
tạo ra các hormon SD chi phối hoạt động SD ở nữ giới. Để đảm đương được
hai chức năng quan trọng trên, BT có cấu tạo khá phức tạp và được tạo thành
bởi nhiều loại tế bào khác nhau, bao gồm tế bào biểu mô và tế bào liên kết.
Một số tế bào hoặc mô chỉ được hình thành và phát triển trong một giai đoạn
nhất định và đó là điều khác biệt với các mô khác của cơ thể. Chính cấu tạo
phức tạp và chịu ảnh hưởng của nội tiết nên bệnh lý BT cũng phong phú và

rất phức tạp, đặc biệt là các u ác tính. Để xác định các típ mô u người ta phải
căn cứ vào nguồn gốc mô học của loại u đó. Do vậy, những hiểu biết về mô
học và phôi thai học của BT có ý nghĩa hết sức quan trọng trong bệnh học,
đặc biệt là bệnh học u.
1.1.1. Phôi thai học của buồng trứng
Bào thai học cho phép ta hiểu được cách phân loại, tạo mô học, và tiến
triển của các u phức tạp của BT. Trong thời kỳ bào thai BT phát triển theo hai
giai đoạn:
 Giai đoạn vô tính: tuyến SD nam hay nữ đều xuất hiện ở mặt trong
của thể Wolff, dưới hình thái một mào SD. Đó là một khối trung diệp
thai dầy, trên bề mặt phủ một biểu mô hố bụng nguyên thủy có nhiều
lớp tế bào gọi là biểu mô mầm.
Bắt đầu từ tuần thứ bảy của cuộc sống bào thai, các tế bào SD nguyên
thủy di chuyển từ rãnh nguyên thủy ở phía sau tới mô trung diệp của mào SD,
lúc này không thể phân biệt được BT và tinh hoàn [9].


4
 Giai đoạn hữu tính: BT bắt đầu biệt hóa vào cuối tuần thứ tám của
quá trình phát triển phôi, nghĩa là muộn hơn sự biệt hóa của tinh hoàn.
Bởi vậy, ở phôi tám tuần, nếu tuyến SD không biểu hiện những đặc
tính của nam giới, ta có thể nói rằng tuyến SD ấy là BT [10].
Khác với ở tinh hoàn, ở BT biểu mô khoang cơ thể phủ mầm tuyến SD
tồn tại suốt đời và trở thành biểu mô BT. Đây sẽ trở thành hầu hết các u biểu
mô BT sau này. Ở phôi thai và trẻ em, biểu mô này là một biểu mô vuông đơn
[10], [11].
1.1.2. Mô học
Hai BT đảm nhiệm hai chức năng quan trọng là: tạo ra noãn chín có thể
thụ tinh và tiết ra hormon SD nữ (oestrogen và progresteron). BT được chia
làm 2 vùng: vùng trung tâm hẹp là vùng tủy, và ngoại vi rộng là vùng vỏ.

Vùng tủy cấu tạo bởi mô liên kết thưa có nhiều sợi tạo keo, sợi chun và
các ít tế bào sợi hơn vùng vỏ. Ngoài ra, còn có các sợi cơ trơn, những động
mạch xoắn, những cuộn tĩnh mạch tạo nên mô cương BT.
Vùng vỏ BT được phủ ở mặt ngoài bởi biểu mô đơn có nguồn gốc từ
biểu mô phủ thành lưng của khoang thể phôi. Ở phụ nữ còn trẻ, biểu mô này
là biểu mô vuông đơn về sau trở nên dẹt ở một số nơi trừ những nơi thấy rãnh
ở trên mặt BT [11]. Dưới biểu mô là mô kẽ, cấu tạo bởi những tế bào hình
thoi xếp theo nhiều hướng khác nhau, tạo thành những hình xoáy tròn rất đặc
biệt chỉ thấy ở BT. Chúng có một tiềm năng khác với tế bào sợi của mô liên
kết vì có thể biệt hóa được thành những tế bào nội tiết gọi là tế bào kẽ và tế
bào vỏ của BT để tạo ra những tuyến nội tiết gọi là tuyến kẽ và tuyến vỏ đảm
nhiệm chức năng tiết hormon loại steroid. Giáp với biểu mô BT, mô liên kết
chứa ít tế bào sợi, ít mạch máu, nhiều sợi tạo keo và chất gian bào. Những tế
bào sắp xếp theo hướng ít nhiều song song với mặt BT, và cùng với sợi tạo
keo tạo thành một lớp liên kết mỏng gọi là màng trắng.


5
Mô kẽ của phần vỏ BT vùi trong những khối hình cầu gọi là nang
trứng. Mỗi nang trứng là một túi đựng noãn. Ở trẻ gái trước tuổi dậy thì, các
nang trứng rất nhỏ, khá đều nhau và không thấy được bằng mắt thường.
Chúng được gọi là nang trứng nguyên thủy hay còn gọi là nang trứng chưa
phát triển. Từ tuổi dậy thì, hàng tháng dưới tác dụng của các hormon của
vùng dưới đồi và tuyến yên, các nang trứng tiến triển qua nhiều giai đoạn:
nang trứng nguyên thủy, nang trứng thứ phát, nang trứng chín (còn gọi là
nang Graaf) có kích thước khác nhau và có thể nhìn thấy được bằng mắt
thường. Cuối cùng là sự giải phóng nang trứng chín khỏi BT gọi là phóng
noãn. Nang trứng thứ phát trải qua các giai đoạn tiến triển: nang trứng đặc,
nang trứng có hốc và nang trứng có hốc điển hình [Bộ môn Mô-Phôi học,
2007 #1;Kumar, 2014 #2][12].


Hình 1.1. Mô học buồng trứng [13]


6
1.2. Tạo mô học và bệnh sinh của UTBM buồng trứng
U biểu mô BT là u xuất phát từ lớp tế bào trung mạc phủ trên bề mặt
BT (còn gọi là biểu mô bề mặt) hoặc từ những nang trong mô đệm (được hình
thành do biểu mô bề mặt bị vùi vào mô đệm sau khi trứng rụng. Những tế bào
này có khả năng chuyển sản và tăng sinh thành nhiều loại u biểu mô bề mặt
khác nhau, có thể giống biểu mô cổ trong cổ tử cung (u chế nhầy), biểu mô
nội mạc tử cung (u dạng nội mạc), biểu mô vòi trứng (u thanh dịch), biểu mô
nội mạc thời kỳ có thai (u tế bào sáng), biểu mô đường niệu (u Brenner) [5].
1.2.1. UTBM thanh dịch
Với những hiểu biết mới của chúng ta trong những năm gần đây về
bệnh sinh và sinh học phân tử, các u thanh dịch ác tính được chia thành hai
nhóm riêng biệt là UTBM thanh dịch độ thấp và UTBM thanh dịch độ cao.
Việc phân chia này dựa trên mô hình đối ngẫu của UTBM buồng trứng, chia
UTBM buồng trứng thành típ I và típ II [14]. Mẫu cấu trúc đầu tiên trong típ I
là UTBM thanh dịch độ thấp với với tỷ lệ cao của đột biến KRAS và BRAF
nhưng không đột biến TP53. Mẫu cấu trúc đầu tiên trong típ II là UTBM
thanh dịch độ cao, đặc trưng bởi sự không ổn định cấu trúc gen ở mức độ cao
và gần như tất cả các trường hợp có đột biến TP53 [15].
Hai nhóm UTBM thanh dịch này phát triển theo hai con đường hoàn
toàn khác nhau:
 UTBM thanh dịch độ thấp: có tổn thương tiên phát là u thanh dịch giáp
biên/ u thanh dịch tăng sinh không điển hình và cùng có đột biến BRAF
và KRAS.
 UTBM thanh dịch độ cao: nhiều nghiên cứu cho thấy rằng UTBM


thanh dịch nội biểu mô vòi trứng (Serous tubal intraepithelial


7
carcinoma - STIC) là tổn thương tiên phát. STIC cũng mang đột biến
TP53. STIC biểu hiện ở vòi trứng của khoảng 60% các trường hợp có
UTBM thanh dịch độ cao [16], [17].

Hình 1.2. Sự lan truyền STIC từ tua vòi trứng lên bề mặt buồng BT [18]
1.2.2. UTBM nhầy
UTBM nhầy xuất phát từ u nhầy giáp biên/ u nhầy có tăng sinh tế bào
không điển hình, mặc dù một số ca có thể xuất phát từ u quái và một số từ u
Brenner [7], [19].
1.2.3. UTBM dạng nội mạc
Do sự có mặt biến đổi phân tử của bệnh lạc nội mạc, u dạng nội mạc
giáp biên/ u dạng nội mạc tăng sinh không điển hình và UTBM dạng nội mạc
độ ác tính thấp có tổn thương tiền thân là bệnh lạc nội mạc. Tạo mô học của
UTBM dạng nội mạc độ ác tính cao chưa được sáng tỏ [7].
1.2.4. UTBM tế bào sáng
Hầu hết các trường hợp UTBM tế bào sáng xảy ra phối hợp với bệnh
lạc nội mạc tử cung (NMTC). Một số ít hơn phát triển từ u tế bào sáng giáp
biên/ u tế bào sáng tăng sinh tế bào không điển hình kết hợp với bệnh lạc nội
mạc không điển hình, do đó bệnh lạc nội mạc là tổn thương tiên phát.


8
1.2.5. U Brenner ác tính
Tạo mô học của u Brenner đến nay vẫn chưa sáng tỏ [20]. Có thể có
nguồn gốc từ các ổ dị sản biểu mô chuyển tiếp. Một số trường hợp u Brenner
ngoài BT đã từng được báo cáo. Một số ít trường hợp phối hợp với u quái có

thể bắt nguồn từ tế bào mầm [21], [22].
1.2.6. UTBM nhầy thanh dịch
Đặc điểm tạo mô học chưa sáng tỏ bởi vì chỉ có một số lượng nhỏ các
ca được báo cáo, quan sát các trường hợp này thường phối hợp với u nhầy
thanh dịch giáp biên/ u nhầy thanh dịch tăng sinh tế bào không điển hình.
Trong khi đó các trường hợp u nhầy thanh dịch giáp biên/ u nhầy thanh dịch
tăng sinh tế bào không điển hình phối hợp với bệnh lạc nội mạc ở ít nhất một
phần ba số ca bệnh và thường phát triển từ nang lạc nội mạc. Điều đó cho
thấy bệnh lạc nội mạc dường như là tổn thương tiên phát [7].
1.2.7. UTBM không biệt hóa
Việc phối hợp với UTBM dạng nội mạc độ thấp, từ đó tạo mô học của
UTBM không biệt hóa được cho rằng là một quá trình phát triển từ UTBM
dạng nội mạc.
1.3. Dịch tễ học u biểu mô buồng trứng
UTBT gặp ở gần 204.000 phụ nữ trên toàn thế giới mỗi năm, bao gồm
khoảng 23.000 phụ nữ Mỹ. Mặc dù tỷ lệ gia tăng thấp nhưng UTBT là bệnh
cực kỳ nguy hiểm đến tính mạng. Trên toàn cầu, nó cướp đi sinh mạng của
125.000 phụ nữ mỗi năm, đứng thứ 7 trong các loại UT gây tử vong ở phụ nữ
[23], [24]. Hình thái của các khối u BT rất đa dạng, điều này do sự hiện diện
của các loại tế bào trong BT bình thường: các tế bào biểu mô bề mặt đa tiềm
năng, các tế bào mầm, các tế bào mô đệm - dây SD, mỗi loại trong số chúng
sẽ dẫn đến các loại u khác nhau. Từ đó người ta chia ra ba loại u nguyên phát
chính của BT là: các u biểu mô (65-70%), các u tế bào mầm (15-20%), các u
mô đệm - dây SD (10%) [23].


9
Các u biểu mô BT được phân loại dựa vào loại tế bào u (thanh dịch,
nhầy, dạng nội mạc, tế bào sáng, biểu mô chuyển tiếp), sau đó lại được chia
thành ba nhóm chính là: lành tính, giáp biên, ác tính [25]. UTBM buồng trứng

là bệnh hay gặp trong các UT phụ khoa, chỉ đứng sau UT vú và UT cổ tử cung
[26]. UTBM buồng trứng chiếm khoảng 90% các khối u ác tính của BT, trong
đó tỷ lệ các thứ típ như sau:
Bảng 1.1. Bảng phân bố các thứ típ của UTBM buồng trứng theo giai đoạn [27]
UTBM

UTB

UTBM

Giai

thanh

M tế

dạng

đoạn

dịch độ

bào

nội

cao

sáng


mạc

I/II

35.5%

26.2%

26.6%

7.5%

1.9%

3.2%

37.7%

III/IV

87.7%

4.5%

2.5%

1.2%

5.3%


1.2%

62.3%

Tất cả

68.1%

12.2%

11.3%

3.4%

3.4%

1.6%

100%

UTB
M
nhầy

UTBM
thanh

Các típ

dịch độ


khác

Tất cả

thấp

1.4. Một số phương pháp chẩn đoán UTBM buồng trứng
1.4.1. Chẩn đoán lâm sàng
 Biểu hiện chung:
- Bệnh nhân (BN) có thể có những triệu chứng không đặc hiệu như đầy
tức bụng, bụng to lên.
- Chảy máu âm đạo bất thường, các triệu chứng về dạ dày - ruột và tiết
niệu cũng có thể xuất hiện.
Trước một BN nữ, có cảm giác chướng và khó chịu vùng bụng nên
khám kỹ tiểu khung và thăm âm đạo và trực tràng.
- UTBM buồng trứng thường tiến triển âm thầm và không có dấu hiệu
đặc trưng, chính vì vậy phần lớn (trên 70%) khi được phát hiện thì bệnh đã ở
giai đoạn III-IV [28].


10
 Thăm khám có thể thấy:
- BT to lên, sờ thấy được
- Khối u vùng chậu
- Cổ chướng
1.4.2. Cận lâm sàng
Siêu âm: là xét nghiệm được sử dụng rộng rãi, ưa chuộng do đơn giản,
rẻ tiền và có độ nhạy cao trong chẩn đoán các khối u BT. Có thể siêu âm theo
đường bụng hay đường âm đạo tuỳ trường hợp. Trên hình ảnh siêu âm có thể

xác định một số đặc điểm sau:
- Xác định là u cơ năng hay u thực thể: nang cơ năng có vỏ mỏng, dịch
trong nang thuần nhất. Nang thực thể có vỏ dầy, dịch trong nang không thuần
nhất, có âm vang trong nang.
- U BT một bên hoặc hai bên.
- Một u hoặc nhiều u.
- Bờ của u: bờ u dày hay mỏng, nhẵn hoặc nham nhở.
- Tính chất âm vang của u: giảm âm, tăng âm, âm hỗn hợp.
- Có dịch ổ bụng hay không, nhiều dịch hay ít.
- Có tổn thương các tạng trong ổ bụng hay không.
Khi khối u có bờ không đều, vách dày, đậm âm, không đồng nhất, có tổ
chức đặc trong lòng hay có sùi ở ngoài và trong vách xơ dày, đặc biệt khi ở
phụ nữ đã mãn kinh hoặc kèm theo dịch ổ bụng thì gợi ý là u ác tính. Siêu âm
Doppler màu thấy các mạch máu trong u tăng sinh với độ trở kháng thấp hay
nhiều mạch máu tân sản bất thường cũng thường là dấu hiệu gợi ý ác tính.
Chụp cắt lớp vi tính: là xét nghiệm rất cần thiết, giúp xác định chính
xác hơn về kích thước, mật độ, sự xâm lấn vào các cơ quan lân cận trong ổ
bụng. Hình ảnh thấy được trên phim chụp cắt lớp vi tính còn giúp ích rất
nhiều cho các nhà ngoại khoa lên kế hoạch trước khi tiến hành phẫu thuật cho


11
BN [1], [28].
Chụp Xquang tim phổi: là một xét nghiệm thường quy, ngoài mục
đích đánh giá chức năng tuần hoàn, hô hấp trước phẫu thuật còn để đánh giá
giai đoạn bệnh. BN có thể có tràn dịch màng phổi hoặc di căn các khối u BT
ác tính với hình ảnh thả bóng [1], [28].
Soi ổ bụng: đánh giá được tổn thương, giai đoạn bệnh, đồng thời sinh
thiết bệnh phẩm làm xét nghiệm MBH. Tuy nhiên, có thể gây vỡ u hoặc làm
lan tràn UT ra ổ bụng và thành bụng. Vì vậy, chỉ nên tiến hành sinh thiết khi

có nghi ngờ và với những u còn nhỏ, và tiến hành ở những cơ sở có khả
năng phẫu thuật tốt.
Chọc dịch cổ chướng hoặc dịch màng phổi: vừa có tác dụng điều trị
vừa làm xét nghiệm tế bào học (TBH) đánh giá sự lan tràn của khối u. Ngoài
ra, có thể chẩn đoán TBH áp trên diện cắt mô u ngay trong phẫu thuật. Tuy
phương pháp dễ thực hiện nhưng độ chính xác chưa cao. Tỷ lệ tìm thấy tế bào
u khi xét nghiệm dịch ổ bụng có thể lên tới 60% [28].
Chẩn đoán sinh thiết tức thì (STTT): STTT còn gọi là sinh thiết cắt
lạnh là một phương pháp chẩn đoán MBH trong lúc mổ trên các tiêu bản được
cắt từ máy cắt lạnh (Cryostat). Phương pháp này đã giúp các nhà phẫu thuật
có một thái độ xử lý đúng đắn, làm giảm số lần phẫu thuật, rút ngắn thời gian
điều trị, góp phần quan trọng trong điều trị các khối u và UT nói chung. STTT
là phương pháp chẩn đoán nhanh sau 10-15 phút, có độ chính xác cao, có thể
áp dụng rộng rãi tại các cơ sở điều trị ngoại khoa lớn, đặc biệt là các trung
tâm điều trị UT. Độ chính xác, độ đặc hiệu của xét nghiệm chung cho các loại
u là 96,03% và 97,9%, với u BT thì độ chính xác, độ đặc hiệu là 98,2% và
100% [29].
Chẩn đoán MBH: được coi là chẩn đoán cuối cùng, có độ nhạy, độ đặc
hiệu cao nhất. Chẩn đoán TBH độ chính xác cao nhất cũng chỉ đạt tới 80%
các trường hợp, có những trường hợp không thể đưa ra chẩn đoán chính xác


12
hoặc chỉ có thể xác định dương tính với UT mà không thể định típ mô học của
u, trong khi đó chẩn đoán MBH với ưu thế có cả tế bào, cấu trúc mô, số lượng
bệnh phẩm đủ đã đưa khả năng chẩn đoán chính xác đến > 95%. Với UTBT,
người ta có thể thực hiện các chẩn đoán MBH trước, trong và sau phẫu thuật
dựa trên các kỹ thuật nhuộm thường quy: HE, PAS...
Hóa mô miễn dịch (HMMD): là sự kết hợp giữa hai lĩnh vực: mô học
và miễn dịch học. HMMD là phương pháp chẩn đoán quan trọng, đặc biệt

trong định typ mô học của u. HMMD được sử dụng không chỉ nhằm xác định
một mô có hay không sự bộc lộ của một kháng nguyên (KN) nào đó mà còn
cho biết tình trạng KN của các tế bào riêng biệt ở trong mô và vị trí tế bào
mang KN, đồng thời HMMD còn giúp phân biệt sự khác nhau về KN của các
tế bào nhờ vào các loại kháng thể (KT) khác nhau. Sự bộc lộ của phức hợp
KN-KT trong kỹ thuật HMMD còn giúp nhận dạng một cách đặc hiệu các
dòng tế bào khác nhau trong cùng một mô u.
Các xét nghiệm huyết thanh:
Có thể giúp chẩn đoán phân biệt với các u biểu mô hay u tế bào mầm
BT, như: CA 125, αFP, β HCG...
Nồng độ CA 125 tăng cao ở hơn 80% các trường hợp UTBM buồng
trứng, nhưng cũng có thể tăng trong một số tình trạng lành tính hoặc một số
UT ngoài BT [28].
1.4.3. Chẩn đoán mô bệnh học
1.4.3.1. UTBM thanh dịch độ thấp
 Đại thể: thường ở 2 bên BT, phát triển dạng nhú mảnh, hoại tử hiếm
gặp. Vôi hóa có thể gặp, các tổn thương bên ngoài BT có thể là các
nốt cứng do canxi hóa [7].
 Mô bệnh học: UTBM thanh dịch độ thấp được xác định bởi đa dạng


×