Tải bản đầy đủ (.docx) (27 trang)

SKKN ren hu viet cho học sinh khoi 6

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.66 MB, 27 trang )

MỤC LỤC
Đặt vấn đề .............................................................................. Trang 2
1. Lý do chon đề tài.........................................................................Trang 2
2. Mục đích nghiên cứu của SKKN................................................ Trang 3
3. Phương pháp nghiên cứu – Phạm vi và kế hoạch NC.................Trang 3
II.
Giải quyết vấn đề........................................................................ Trang 3
1. Cơ sở lý luận...............................................................................Trang 3
2. Thực trạng.........................................................................................Trang 4
2.1 Thuận lợi................................................................................Trang 4
2.2 Khó khăn...............................................................................Trang 4
3. Các biện pháp tiến hành....................................................................Trang 6
3.1 Kiểm tra, phân loại học sinh............................................................ Trang 6
3.2 Biện pháp thực hiện cụ thể .............................................................Trang 11
I.

3.2.1 Học sinh tự rèn......................................................................Trang 11
3.2.2Các biện pháp thực hiện tại lớp................................................Trang 11

3.2.2.1 Luyện phát âm đúng............................................................Trang 11
3.2.2.2 Hướng dẫn học sinh các mẹo luật chính tả để viết đúng chính
tả...................................................................................................................
.........................................................................................................Trang 13
3.2.2.2.1 Qui tắc viết hoa...........................................................................Trang 13
3.2.2.2.2 Phân biệt phụ âm đầu..............................................................Trang 14
3.2.2.2.3 Phân biệt âm đệm......................................................................Trang 15
3.2.2.2.4 Dụng mẹo chính tả để phân biệt dấu thanh: dấu hỏi/ ngã .....
.............................................................................................................................. Trang 16
3.3 Rèn luyện thói quen đọc sách, lòng say mê đọc sách...............Trang 16
3.4 Làm các dạng bài tập chính tả...................................................Trang 17
3.5 Lập sổ tay chính tả....................................................................Trang 18


4.
Hiểu quả..........................................................................................Trang 19
III.Kết luận............................................................................................Trang 25
Tài liệu tham khảo...............................................................................Trang 26
I)
Đặt vấn đề
1. Lí do chon đề tài

Đối với sự phát triển của xã hội loài người, chữ viết có một vai trò hết sức
to lớn và quan trọng. Vì vậy, việc rèn cho học sinh viết đúng chính tả, viết để
1


người khác dễ đọc là một nhiệm vụ không kém phần quan trọng. Yêu cầu đầu
tiên và quan trọng nhất của ngôn ngữ viết là phải viết đúng chính tả.Chính tả là
những chuẩn mực của ngôn ngữ viết được thừa nhận trong ngôn ngữ toàn dân.
Có nghĩa là, khi viết các em cần tuân theo hê thống các quy tắc và cách viết
thống nhất cho các từ của một ngôn ngữ. Hay nói cách khác, chính tả là những
chuẩn mực của ngôn ngữ viết được thừa nhận trong ngôn ngữ toàn dân. Mục
đích của nó là phương tiện thuận tiện cho việc giao tiếp bằng chữ viết làm cho
người viết và người đọc đều hiểu thống nhất những điều đã viết. Chính tả có
thống nhất thì việc giao tiếp bằng ngôn ngữ mới không bị cản trở giữa các địa
phương trong cả nước, cũng như giữa các thế hệ đời trước và đời sau. Vậy mà
chữ viết của học sinh hiện nay đang là một vấn đề nan giải trong nhà trường. Đã
không ít lần tôi và đồng nghiệp phải thốt lên “ Không thể nào đọc được” hay “
không tài nào hiểu được”…học sinh đang viết và làm gì với chính ngôn ngữ của
dân tộc, bởi các em viết chữ quá xấu, sai chính tả quá nhiều.
Vì vậy việc rèn chữ viết cho học sinh phải được coi trọng trong nhà trường.
Việc rèn chữ được hiểu như rèn luyện việc thực hiện những chuẩn mực của ngôn
ngữ viết, chính tả sẽ tạo điều kiện ban đầu trong hành trang ngôn ngữ cả một đời

người của các em.
Với những lí do trên trong những năm công tác giảng dạy Ngữ văn lớp 6, tôi
đã đầu tư và chú trọng trong việc rèn chữ cho học sinh. Tôi đã cố gắng học hỏi,
tìm tỏi để nắm bắt những qui tắc viết chính tả đúng để truyền đạt cho học sinh.
Việc làm này của tôi, đã góp phần rèn luyện cho các em khi viết chữ, đặc biệt là
khi tạo lập văn bản, không còn sai chính tả nhiều.Nay, tôi xin trình bày sáng kiến
nhỏ này để đồng nghiệp tham khảo và góp ý kiến.
2. Mục đích nghiên cứu của SKKN
- Giúp giáo viên Ngữ văn dạy tốt và đạt kết quả cao. Muốn vậy giáo viên

phải tự mình rèn luyện để hoàn thiên mình hơn.
-

Giúp học sinh nắm được các mẹo, các phương pháp rèn chữ viết, sử dụng
2


từ để đảm bảo đúng chính tả và chữ đẹp hơn. Từ đó, vận dụng vào bài làm khi
tạo lập văn bản.
Kích thích sự hứng thú, chủ động, tích cực của học sinh.
Đồng thời, giúp các em nhận ra được tác dụng của việc rèn luyện kỹ năng

-

viết văn. Cũng như giúp các em thay đổi “mắt nhìn, óc nghĩ” của mình.
Phương pháp nghiên cứu – Phạm vi và kế hoạch nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu lý thuyết
Phương pháp điều tra.
Phương pháp phân tích tổng hợp.
Phương pháp luyện tập thực hành.

Phương pháp so sánh, đối chiếu.
Phạm vi của sáng kiến được áp dụng cho học sinh lớp 6/6; 6/7; 6/8; 6/9 nói

3.
-

riêng và toàn khối 6 Trường THCS Nguyễn Văn Tiết nói chung nhằm giúp các
em viết chữ ngày càng rõ ràng và đẹp hơn. Từ đó, các em sẽ học tốt hơn bô môn
Ngữ Văn
II)
Giải quyết vấn đề
1. Cơ sở lý luận

Chữ viết hiện nay của người Việt là chữ viết ghi lại theo phát âm. Do đó, việc
viết đúng phải dựa trên đọc đúng, đọc đúng là cơ sở của viết đúng. Tuy nhiên do
yếu tố vùng miền, cách phát âm mỗi nơi mỗi khác. Mặc dù những quy tắc, quy
ước về chính tả được thống nhất theo ngữ pháp chung nhưng việc viết đúng
chính tả, viết đẹp trong học sinh hiện nay còn nhiều khó khăn, tồn tại mà mỗi
giáo viên và học sinh cần phải nỗ lực để khắc phục.
Từ trước đến nay đã có nhiều công trình nghiên cứu chữa lỗi chính tả, rèn
chữ của các nhà ngôn ngữ học. Cách chữa lỗi thường nói đến là:
- Tập phát âm cho đúng.
- Phân tích chính tả bằng phân tích, so sánh.
Trong nhà trường phổ thông hiện nay, học sinh được học nhiều môn nhưng
hầu như chỉ có giáo viên dạy Ngữ văn mới quan tâm đến việc rèn chữ cho học
sinh và trong đáp án các bài kiểm tra đều có yêu cầu về viết đúng chính tả.
Nhìn chung, đa số giáo viên hiện nay thường vận dụng nhiều cách khác nhau
nhằm khắc phục chữ viết cho học sinh. Tuy nhiên trên thực tế ít có giáo viên có
3



kế hoạch cụ thể để giúp học sinh khắc phục việc viết chữ quá xấu, khó đọc của
học sinh một cách khoa học, thường xuyên, có hệ thống . Do đó hiệu quả đạt
được không cao.
Là giáo viên Ngữ văn đứng trước thực trạng chữ viết của học sinh hiện
nay, tôi đã tìm hiểu nguyên nhân, tìm những giải pháp giúp học sinh khắc phục
và đã thu được những kết quả nhất định.
2. Thực trạng
2.1 Thuận lợi:
- Cùng với các môn học khác, Ngữ văn đóng một vai trò, vị trí hết sức quan trọng

trong việc thực hiện mục tiêu chung của trường THCS là : hình thành con người
có trình độ, đủ năng lực, có bản lĩnh…Điều này đòii hỏi giáo viên đem hết tài trí
-

của mình cống hiến cho sự nghiệp giáo dục, xây dựng đất nước.
Được quan tâm chỉ đạo của các cấp lãnh đạo nhà trường, cũng sự giúp đỡ của
đồng nghiệp, của các bậc phụ huynh và các em học sinh có tinh thần học tập, rèn
luyện bản thân, chăm chỉ yêu thích học tập.
2.2 Khó khăn:
- Giáo viên gặp khá nhiều khó khăn trong việc rèn luyện chữ viết, chính tả
cho học sinh vì trong chương trình Ngữ văn 6 không có tiết rèn chính tả, rèn
chữ.
- Thời lượng của những bài chương trình địa phương phần tiếng việt còn ít
(Mỗi kì có một tiết), nên giáo viên khó có thể rèn luyện cho học sinh các kỹ
năng viết đúng chính tả, viết chữ đẹp.

-

Giáo viên bộ môn ít chú trọng đến việc sửa lỗi chính tả cho học sinh.


Chữ

viết có vai trò hết sức quan trong, vì vậy cần chú ý đến việc rèn chính tả cho học
sinh. Nhưng trong thực tế, hầu hết chỉ có giáo viên Ngữ văn là chú ý đến việc
rèn chữ, rèn chính tả cho học sinh, còn các bộ môn khác hầu như không để ý,
-

thẩm chí không quan tâm
Do bất cập về ngôn ngữ như: ngôn ngữ địa phương, ngôn ngữ nhiều thành phần
dân tộc, ngôn ngữ của nhân dân khắp mọi miền đến địa bàn sinh sống.

4


-

Các em chưa có ý thức viết đúng chính tả, viết đẹp. Cụ thể là những từ giáo viên
đã viết sẵn trên bảng mà các em vẫn viết sai và những từ thường xuyên sử dụng

-

nhưng vẫn viết sai.
Các em vẫn còn quen cách dạy và học ở cấp 1: Cô giáo chép lên bảng học sinh
ghi bài theo, thậm chí giáo viên cầm tay nắn nót từng con chữ. Thêm vào đó khả
năng đọc của học sinh còn yếu , nhiều tiếng phải dừng lại đánh vần.Vì vậy, việc
học sinh chép kịp bài đã khó, chú trọng viết đúng chính tả và đẹp lại càng khó

-


hơn.
Học sinh không nhớ quy tắc chính tả nên viết tùy tiện, nghĩ sao viết vậy, viết cho

-

có, viết cho xong bài.
Do học sinh ít đọc sách báo: Hiện nay đa số học sinh lười đọc sách, lười tìm
hiểu dẫn tới nghèo vốn từ, khi gặp những tình huống đặc biệt không có từ ngữ
để biểu đạt nên thường viết sai, dùng từ không đúng nghĩa.
Chính vì vậy, muốn khắc phục, uốn nắn chữ viết cho học sinh thật là khó
khăn mà còn khó khăn hơn đối với học sinh lớp 6 vì trong chương trình không
có những tiết luyện viết, lại mỗi môn một thầy dạy cho nên không có thời gian
để sửa và luyện chữ cho học sinh và không quan sát thường xuyên liên tục chữ
viết cho các em. Cho nên việc luyện chữ viết cho học sinh thật là khó khăn cho
những thầy cô giáo. Vì thế người giáo viên cần phải nhiệt tình, tận tâm, tận lực
sửa chữa chữ viết cho học sinh trong từng tiết bài và kiểm tra đánh giá thường
xuyên. Để thực hiện được ý định “ Rèn chữ viết cho học sinh lớp 6” của mình,
tôi đã vạch ra một số biện pháp cụ thể ngay từ đầu năm học khi bắt đầu nhận
lớp.
3. Các biện pháp tiến hành
3.1 Kiểm tra, phân loại học sinh:

Ngay từ đầu năm học khi nhận 4 lớp 6/6; 6/7; 6/8; 6/9, tôi cho học sinh
kiểm tra và phân loại thành 4 nhóm chính sau:
- Nhóm 1: Gồm những học sinh viết chữ đẹp, rõ ràng, không sai chính tả hoặc
sai 1-2 lỗi

5



- Nhóm 2: Gồm những em viết chữ không đẹp nhưng dễ đọc, mắc từ 5- 10 lỗi
chính tả
- Nhóm 3: Gồm những em viết chữ xấu, cầu thả, sai chính tả từ trên 10 lỗi.
- Nhóm 4: Còn lại những em viết chữ quá xấu, cẩu thả, sai và lẫn lộn các phụ
âm, không rõ chữ dẫn đến tình trạng không đọc được hoặc đọc sai nghĩa của từ
BẢNG THÔNG KÊ VÀ PHÂN LOẠI

Năm
học
20142015

Lớp
6A6
6A7
6A8
6A9

Số

Nhóm 1
Số
Tỉ lệ

HS

lượn

36
36
37

35

g
2
3
3
2

Nhóm 2
Tỉ lệ
Số
lượng

5%
8%
8%
5%

11
10
11
10

Nhóm 3
Số
Tỉ lệ
lượn

31%
28%

30%
29%

g
15
17
16
13

Nhóm 4
Tỉ lệ
Số
lượng

42%
47%
43%
37%

8
6
7
10

22%
17%
19%
29%

Sau đây là một số bài viết chính tả, bài tập làm văn mắc nhiều lỗi chính

tả, viết chữ nguệch ngoạc, xấu , khó đọc của học sinh:

6


7


8


9


10


3.2 Biện pháp thực hiện cụ thể
3.2.1. Học sinh từ rèn ( Biện pháp này tôi sẽ phối hợp cũng với phụ huynh
học sinh để theo dõi và kèm cặp các em ). Tôi yêu cầu học sinh mua thêm một
vở ô-li để luyện văn và luyện viết nhằm giúp các em vừa ôn luyện lại kiến thức
đã học, vừa luyện chữ viết.Cuối mỗi tuần học, tôi sẽ ra cho học sinh 1- 2 bài tập
luyện văn, rèn chữ để học sinh làm ở nhà ngày thứ 7 –CN. Hình thức này tôi
không cho học sinh bài tập sau buổi học ở lớp và nhiều bài tập để tránh tình
trạng quá tải cho học sinh. Với mỗi nhóm, tôi có cách kiểm tra và nhận xét khác
nhau. Cụ thể:
* Nhóm 1: 1 bài/1 tuần. Bài tập không chỉ dừng lại ở mức độ rèn chữ viết mà
còn chú ý đến nội dung, chất lượng của bài viết.Tôi nhân xét sự tiến bộ của học
sinh về cả chữ viết và cách hành văn, vận dụng kiến thức đã học vào bài làm.
Với nhóm này, mỗi tháng tôi kiểm tra 1 lần.

* Nhóm 2: 1 bài / 1 tuấn.Tôi sẽ tập trung luyện viết, rèn chữ để các em có thể
viết đẹp hơn và giảm bớt việc sai chính tả. Các tháng sau khi chữ viết có tiến bộ
thì tôi tập trung thêm vào phần nội dung kiến thức cho học sinh. Nhóm này 2
tuần, tôi kiểm tra 1 lần.
* Nhóm 3, 4: 2 bài/ 1 tuần. Nhóm này, yêu cầu trước mắt là các em cần viết chữ
dễ đọc, giảm việc sai chính tả, rồi từ từ luyện chữ đẹp, văn hay sau. Để các em
có thể tiến bộ nhanh và có ý thức rèn chữ, tôi kiểm tra tập hàng tuần và sửa chữa
tỉ mĩ hơn với nhóm 1 và 2.Đồng thời, tôi đề nghị phụ huynh học sinh cần theo
dõi hàng ngày về việc học tập của các em ở nhà để có các biện pháp uốn nắn kịp
thời.
3.2.2

Các biện pháp thực hiện tại lớp:

3.2.2.1. Luyện phát âm đúng:
Muốn viết đúng chính tả, biện pháp tích cực nhất là phát âm tiếng Việt đúng
chuẩn như được phản ánh trên chữ viết. Tôi phải luyện cho học sinh cách phát
âm đúng, giúp học sinh phân biệt các thanh, các âm đầu, âm chính và âm cuối vì
11


phát âm đúng cũng là cách để viết đúng. Tiếng Việt phát âm thế nào thì viết như
thế ấy. Khi học sinh phát âm, có thể phát âm theo phương ngữ (vì theo thói
quen, phong tục, tập quán) nhưng khi viết vẫn phải đúng chính tả.
Muốn học sinh phát âm đúng thì trước hết tôi phải phát âm đúng và rõ
ràng. Trước hết , tôi tự chữa lỗi cho mình rồi xây dựng kế hoạch chữa lỗi phát
âm cho học trong các giờ học. Mục tiêu của việc rèn phát âm chuẩn cho học sinh
là các em phải nói trơn, nói đúng rõ ràng, rành mạch, diễn cảm. Học sinh luôn
có ý thức nói đúng, viết đúng, ở mức cao hơn là nói hay, viết đẹp. Việc luyện
phát âm cho học sinh phải được thực hiện thường xuyên, lâu dài và liên tục.

Để thực hiện tốt biện pháp này thì tôi lồng ghép trong các tiết học văn bản.
Trước khi đi vào tìm hiểu văn bản tôi thường hướng dẫn các em tìm hiểu chung
về các từ khó, hướng dẫn cách đọc văn bản. Sau đó, tôi đọc mẫu và gọi học sinh
đọc tiếp. Cuối cùng, tôi cho các học sinh khác nhận xét.
Ví dụ: Văn bản “ Thánh Gióng” tôi hướng dẫn các em cần giải thích các từ
khó và hướng dẫn cách đọc: rõ ràng, gợi được không khí truyền thuyết, chú ý
phân biệt giọng người dẫn chuyện và giọng nhân vật. Tôi đọc mẫu 1 đoạn rồi
gọi 1-2 học sinh đọc tiếp. Sau đó, tôi cho học sinh nhân xét cách đọc của các bạn
bằng các câu hỏi như
Bạn phát âm đúng chưa?
Nêu chưa thì sai chổ nào? Hãy sửa lại?
Bạn đã phân biệt rõ giọng người kể chuyện và nhân vật chưa?

-

Cuối cùng, tôi nhận xét cách đọc, cách phát âm của học sinh. Nếu có chổ nào
đọc chưa đúng, chưa chuẩn thì tôi yêu cầu học sinh luyện phát âm lại từ đó và
ghép vào sổ tay chính tả để về nhà xem lại để luyện phát âm và viết đúng.
Vì học sinh của trường hiện nay chủ yếu theo bố mẹ( là người Bắc, người
Trung) vào Bình Dương làm ăn nên hầu như các bạn còn chịu ảnh hưởng cách
phát âm địa phương nhiều. Không chỉ nói tiếng địa phương có em còn phát âm
sai chính tả.
Ví dụ:
* Các bạn miền Bắc: Phát âm sai phụ âm đầu tr/ch; s/x; l/n; r/d/gi
12


Ví dụ: trơ trui -> chơ trụi ( sai)
Xấp ngửa-> Sấp ngửa ( sai)
* Các bạn miền Trung, miền Nam: Phát âm sai vần ac – at; ang –an; ươc – ươt;

ương- ươn; Thanh hỏi- ngã
Ví dụ: Vươn vai-> Vương vai ( sai)
Minh Đạt -> Minh Đạc ( sai)
Khuôn mặt-> Khuôn mặc ( sai)
Sợ hãi-> sợ hại ( sai)
* Riêng các tỉnh miền Nam: Phát âm sai phụ âm đầu v/d
Vd: Ngữ văn -> Ngữ dăng (sai)
Vì vậy, tôi nghĩ ngay đến biện pháp hướng dẫn học sinh các mẹo để viết
đúng chính tả
3.2.2.2 Hướng dẫn học sinh các mẹo luật chính tả để viết đúng chính tả
3.2.2.2.1 Qui tắc viết hoa.
Viết hoa tên riêng của người, tên địa lí Việt Nam và tên người, tên địa lí
nước ngoài phiên âm qua âm Hán Việt.
- Viết hoa tên riêng của các cơ quan, tổ chức, các giải thưởng, danh hiệu,
huân chương…
- Viết hoa chữ cái đứng đầu câu.
- Sau dấu chấm.
- Sau dấu chấm than, dấu chấm hỏi.
- Sau dấu gạch đầu dòng bắt đầu một lời thoại.
- Mở đầu một dòng thơ (trừ khi tác giả sử dụng có mục đích riêng).
- Với dụng ý tu từ.
Ví dụ 1 : Đối với tên người, tên địa lí Việt Nam và tên người, tên địa lí
nước ngoài phiên âm qua âm Hán Việt thì viết hoa chữ cái đầu tiên của mỗi
tiếng: Nguyễn Thị Minh Khai, Võ Thị Sáu. Hà Nội, Hải Phòng, Nam Định, Lômô-nô-xôp, Mat-xcơ-va....
Ví dụ 2: Tên riêng của các cơ quan, tổ chức, các giải thưởng, danh hiệu,
huân chương…thường là một cụm từ. Chữ cái đầu của mỗi bộ phận tạo thành
cụm từ này đều được viết hoa. Trường Trung học cơ sở Nguyễn Văn Tiết; Bộ
13



Giáo dục và Đào tạo; Danh hiệu: “Nhà giáo Nhân dân”; Danh hiệu: “Nhà giáo
Ưu tú”....
3.2.2.2.2. Phân biệt phụ âm đầu:
* Các âm đầu k, gh, ngh chỉ kết hợp với các nguyên âm i, e,ê,iê, ie,
* Các âm đầu ng,g, c,q kết hợp với các nguyên âm khác
Ví dụ:
k: kín đáo, kim chỉ, kể lể, ê ke, cò kè, kiên trì, đao kiếm ...
c: co giãn, cơ hội, cay cú, cá mè, mặc cả, cuốc xẻng, cô giáo
q: đứng trước âm đệm u: quân đội, quản ca, quản lí, quá quắt, quanh co, đặc
quánh
gh: ghi nhớ, ghìm nén, bàn ghế, ghe đò, gói ghém, ghiền ...
g: gà gô, lưng gù, gầm gừ, gò hàn, gờn gợn
ngh: nghi hoặc, nghề nghiệp, nghe ngóng, nghiêng ngả ...
ng: ngỡ ngàng, ngơ ngác, ngu tối, ngọ nguậy, ngước mắt, ngắc ngứ
* Mẹo viết phụ âm đầu ch / tr
Viết ch trong những trường hợp:
- Từ chỉ quan hệ họ hàng, gia đình.
Ví dụ: cha, chú, chồng, chị, cháu, chắt, chút, chít
- Từ chỉ đồ dùng thường gặp trong gia đình.
Ví dụ: chai, chảo, chậu, chõng, chum, chiếu, chăn, chổi, chày, chén.
- Từ chỉ ý phủ định.
Ví dụ: chưa, chẳng, chớ, chăng
Viết tr trong những trường hợp:
- Từ chỉ ý không có sự che đậy.
Ví dụ: trống trải, trơ trọi, trần trụi, trùng trục, trống trơn, trọc lốc.
- Từ chỉ tính chất xấu.
Ví dụ: trâng tráo, trơ trẽn, trợn trừng, trơ tráo, trơ trơ, trắng trợn.
* Mẹo viết phụ âm đầu s/ x
Viết s trong một số trường hợp sau:
14



- Từ chỉ trạng thái tốt:
Ví dụ: sáng suốt, sạch sẽ, sung sướng, suôn sẻ, sốt sắng, sâu xa, sung túc.
- Từ chỉ người, động vật, cây cối, đồ vât, hiện tượng thiên nhiên.
Ví dụ: sư, sãi; sên, sáo, sò, sếu, sấu; sim, sung, súng, sấu, si; sọt, siêu; sấm,
sóng, sao, sông, suối.
* Viết x trong một số trường hợp sau:
- Từ chỉ tên thức ăn: xôi, xúc xích, xá xíu..
- Từ chỉ sự nhỏ đi, sút đi, kém đi hoặc teo đi:
Ví dụ: xì, xẹp, xốp, xẹp, nhỏ xíu…
3.2.2.2.3. Phân biệt âm đệm:
* Mẹo viết phần vần ăc / ăt và ăng / ăn
- Từ có vần ăc thường có nghĩa chỉ sự lung lay, dao động.
Ví dụ: lúc lắc, ngắc ngứ, lắc xắc, ngúc ngắc, cà nhắc, tán sắc
- Từ có vần ăt thường có nghĩa là cắt nhỏ, tách rời hoặc túm giữ vật gì đó.
Ví dụ: cắt, chặt, hắt, ngắt, tắt, bắt, lắt nhắt, thắt…
- Từ có vần ăng thường có nghĩa băng ra, thẳng ra.
Ví dụ: băng, phăng, lăng, căng, thẳng, phẳng…
- Từ có vần ăn thường chỉ sự cuộn tròn, không thẳng.
Ví dụ: quăn, quặn, nhăn nhúm, nhăn nheo,…
* Phân biệt các vần dễ lẫn lộn:
- Một số từ có vần ênh chỉ trạng thái bấp bênh, không vững chắc:
Ví dụ: Gập ghềnh, khấp khểnh, chông chênh, lênh đênh, bập bềnh, chếnh
choáng, chệnh choạng, lênh khênh, bấp bênh, công kênh…
- Hầu hết các từ tượng thanh có tận cùng là ng hoặc nh:
Ví dụ: oang oang, đùng đoàng, loảng xoảng, đoàng đoàng, sang sảng, rổn rảng,
ùng oàng, quang quác, ăng ẳng, ằng ặc, oăng oẳng, răng rắc, sằng sặc, eng éc,
beng beng, chập cheng, leng keng, reng reng, lẻng kẻng, lẻng xẻng, ùng ùng,
đùng đùng, thùng thùng,.. bình bịch, thình thịch, thình thình, rập rình, xập xình,

huỳnh huỵch…
15


- Vần uyu chỉ xuất hiện trong các từ: khuỷu tay, khúc khuỷu, ngã khuỵu, khuỵu
chân; vần oeo chỉ xuất hiện trong các từ ngoằn ngoèo, khoèo chân…
3.2.2.2.4.Dùng mẹo chính tả để phân biệt dấu thanh: dấu hỏi/ngã.
* Các từ gộp âm chỉ mang thanh hỏi không mang thanh ngã:
Ví dụ:
Trong + ấy = trỏng.
Trên + ấy = trển
Cô + ấy = cổ
Hôm + ấy = hổm
Bên + ấy = bển
* Luật bổng - trầm:
Trong các từ láy điệp âm đầu, thanh (hay dấu) của hai yếu tố ở cùng một
hệ bổng (ngang/sắc/hỏi) hoặc trầm (huyền/ngã/nặng). Để nhớ được hai nhóm
này, GV chỉ cần dạy cho học sinh thuộc hai câu thơ:
“Em Huyền mang nặng, ngã đau
Anh Ngang sắc thuốc, hỏi đau chỗ nào”
Nghĩa là đa số các từ láy âm đầu, nếu yếu tố đứng trước mang thanh
huyền, nặng, ngã thì yếu tố đứng sau sẽ mang thanh ngã, nếu yếu tố đứng trước
mang thanh ngang, sắc, hỏi thì yếu tố đứng sau sẽ mang thanh hỏi (hoặc ngược
lại).
Ví dụ:
m : mĩ mãn, mẫu tử, mẫn cảm, minh mẫn, mãn nguyện, cần mẫn
n : nỗ lực, truy nã, cân não, nữ tính, noãn bào, nữ công
nh : nhẫn tâm, kiên nhẫn, nhãn hiệu, nhãn quan, nhiệm bệnh, an nhàn
3.3. Rèn luyện thói quen đọc sách, lòng say mê đọc sách.
Tình trạng chữ viết hiện nay của học sinh khối 6 một phần là do các em lười

tìm hiểu, lười đọc sách. Vì vậy ngoài việc rèn chữ, rèn chính tả học sinh còn
phải rèn luyện thói quen tốt đọc sách, lòng say mê đọc sách. Vì vậy, tôi yêu cầu
học sinh cần về nhà đọc thêm sách để tham khảo, để mở rộng kiến thức và cung
16


cấp vốn từ cho bản thân. Ngoài ra, trong các buổi sinh hoạt ngoài giờ lên lớp, tôi
thường cho học sinh thi kể chuyện hay sưu tầm những câu chuyện có liên quan
đến các văn bản đã học. Sách không chỉ cung cấp cho các em kiến thức về một
lĩnh vực, một vấn đề nào đó mà sách còn là người thầy, người bạn giúp các em
hoàn thiện các kĩ năng khác như: khả năng sử dụng từ linh hoạt, giao tiếp lưu
loát, sách giúp các em làm giàu vốn từ cho mình.....Sách giúp các em liên kết
các tiếng thành từ, các từ thành câu, các câu thành đoạn văn, đoạn văn thành bài
văn.... Chính quá trình đọc sách, sự tập trung và tinh ý sẽ giúp các em hình thành
những kĩ năng tư duy ngôn ngữ.
Ví dụ : Sau khi học bài “ Động Phong Nha”, tôi yêu cầu học sinh về tìm
hiểu thêm về danh lam thắng cảnh này bằng cách các em đọc các bài có liên
quan đến Động Phong Nha. Từ đó, em hãy viết thành đoạn văn ngắn nêu cảm
nhận của em về động Phong Nha hoặc viết bài giới thiệu về một danh lam, một
di tích lịch sử mà em biết.
Qua việc đọc , tìm hiểu sách báo viết về động Phong Nha sẽ giúp các em có
kiến thức về văn học, về địa lí, về giáo dục công dân.... giúp các em tích hợp
được nhiều kiến thức trong một môn học. Từ đó, các em vận dụng để viết các
đoạn văn nêu cảm nhận riêng của mình. ( Với cách này tôi không chỉ rèn kĩ năng
viết mà tôi còn giúp các em biết tổng hợp, vận các kiến thức liên môn trong bài
tập làm văn)
3.4. Làm các dạng bài tập chính tả:
Tôi còn ra thêm các dạng bài tập rèn chính tả đển học sinh có thể tự làm ở
nhà. Đây là một trong những biện pháp có hiệu quả mà không mất thời gian trên
lớp. Biện pháp này vừa giúp học sinh viết đúng chính tả vừa rèn luyện thói quen

học tập ở nhà, thói quen viết đúng, viết đẹp. Sau mỗi bài tập, tôi giúp học sinh
rút ra các quy tắc chính tả để các em ghi nhớ.

17


* Dạng 1: Nghe và viết chính tả: Tôi sẽ đọc đoạn văn có nhiều phụ âm, vần,
thanh điệu mà các em dễ mắc lỗi đọc và yêu cầu các em chép
* Dạng 2: Điền vào chổ trống
Ví dụ:
- Điền s / x
...ử lí, ...ử dụng, giả ...ử, ...ét ...ử
- Điền ~ / ?
tiêu sư, tiêu trừ, tiêu thuyết, tuần tiêu
- Điền chung / trung
.......sức, .......thành, thủy........, .......đại
- Điền mảnh / mãnh
mỏng ……., dũng ……., …….liệt, ……. Trăng
* Dạng 3: Tìm từ theo yêu cầu:
Ví dụ:
- Tên các loại cá bắt đầu bằng tr/ ch: Cá chép, cá chuối, cá chim, cá trắm, cá
trôi, cá trê...
- Tìm các từ chỉ hoạt động, trạng thái chứa tiếng có thanh hỏi, thanh ngã: nghỉ
ngơi, ăn ngủ, học hỏi, ngớ ngẩn, lẩm cẩm, suy nghic, ngậm nghĩ, ngỡ ngàng....
* Dạng 4: Chữa lỗi chính tả có trong câu:
Ví dụ:
- Tía đã nhiều lần căng dặng rằn không được kiêu căn
- Một cây che chặn ngang đường chẳn cho ai dô dừng chặc cây, đốn cũi.
- Có đâu thì cắng răng mà chịu đựng nghen
3.5 Lập sổ tay chính tả

18


Mỗi em lập 1 cuốn sổ tay để ghi chép lại những từ mình thường xuyên viết
sai, phát âm sai. Hàng ngày các em đưa ra xem lại cho nhớ.
Mỗi ngày tự nhìn sách giáo khoa chép một đoạn văn để rèn chữ viết
4. Hiểu quả

Sau khi thực hiện các biện pháp trên, tôi đã cho các em kiểm tra và thông kê
được bảng kết quả sau:

Năm học

20142015

Lớp
6A6
6A7
6A8
6A9

Số

Nhóm 1
Số
Tỉ lệ

HS

lượn


36
36
37
35

g
6
8
9
7

Nhóm 2
Tỉ lệ
Số
lượng

17%
22%
24%
20%

15
16
12
13

42%
45%
33%

37%

Nhóm 3
Số
Tỉ lệ
lượn
g
12
9
14
12

Nhóm 4
Tỉ lệ
Số
lượng

33%
25%
38%
34%

3
3
2
3

8%
8%
5%

9%

Đối chiều với kết quả đầu năm, tôi thấy chất lượng chữ viết của học sinh lớp 6
ngày càng tốt hơn.
Sau đây là một số bài viết chính tả, bài tập làm văn đã tiến bộ, khắc phục
được những lỗi chính tả, nét chữ của học sinh khi tôi thực hiện sáng kiến trên :

19


20


21


22


23


24


-

Qua việc vận dụng sáng kiến này, tôi rút ra được những kinh
nghiệm như sau:
Cần phải chú ý việc rèn luyện chữ viết cho học sinh ngay từ khi

các em bước vào cánh của THCS để tạo tiền để cho các em khi

-

tạo lập văn bản.
Việc rèn chữ theo nhóm, có hình thức xử phạt, khen thưởng
thích hợp là động lực để kích thích học sinh phấn đấu, tích cực,

-

chủ động hơn trong tiết học.
Vận dụng sáng kiến này, tôi thấy tự tin hơn khi giảng dạy cho
học sinh và chủ động hơn khi trao đổi việc học tâp với phụ

-

huynh.
Để có được kết quả như vậy phải kể đến sự kiên trì, quyết tâm
luyện tập của học sinh dưới sự kiểm tra chặt chẽ, chỉ bảo ân
cần, nhẹ nhàng của tôi và sự giám sát kiên quyết của các bậc

-

phụ huynh.
Khi vận dụng sáng kiến này, tôi rút ra những thiếu sót của mình
trước kia, từ đó dần dần bổ sung để tiến bộ hơn trong công việc
giảng dạy của mình.
III)
Kết luận
Để đạt được những kết quả như trên thì đòi hỏi giáo viên phải làm việc

với cường độ nhiều hơn, thời gian soạn giảng cũng nhiều hơn. Và người giáo
viên phải là người biết nghiên cứu, biết thâu tóm vấn đề, quan tâm, yêu thương
học sinh, biết động viên an ủi…
Đối với học sinh cũng cần phải có những đầu tư, siêng năng rèn luyên, tích
luỹ, tìm tòi nghiên cứu. Cần phải biết cách kết hợp, sáng tạo. Đặc biệt là cần
phải có sự kiên trì, say mê môn học mới có thể vượt qua chính mình để đath
được những tiến bộ hơn.
Sáng kiến kinh nghiệm luôn luôn được đúc kết từ quả trình giảng dạy của
mỗi giáo viên. Vì vậy, lúc nào cũng thiên về ý muốn chủ quan nhiều hơn, bởi
vậy sẽ không tránh khỏi những thiếu sót. Kính mong sự góp ý chân tình của
đồng nghiệp để sáng kiến này được hoàn thiện hơn
Trân thành cảm ơn!
25


×