Tải bản đầy đủ (.docx) (33 trang)

ĐẶC điểm HÌNH ẢNH và GIÁ TRỊ của CHỤP cắt lớp VI TÍNH BÀNG QUANG đa dãy TRONG CHẨN đoán CHẤN THƯƠNG vỡ BÀNG QUANG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (438.17 KB, 33 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI

ĐẶNG QUANG HƯNG

ĐẶC ĐIỂM HÌNH ẢNH VÀ GIÁ TRỊ CỦA
CHỤP CẮT LỚP VI TÍNH BÀNG QUANG ĐA DÃY TRONG
CHẨN ĐOÁN CHẤN THƯƠNG VỠ BÀNG QUANG

ĐỀ CƯƠNG LUẬN VĂN THẠC SĨ Y HỌC

Hà Nội - Năm 2018


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI

ĐẶNG QUANG HƯNG

ĐẶC ĐIỂM HÌNH ẢNH VÀ GIÁ TRỊ CỦA
CHỤP CẮT LỚP VI TÍNH BÀNG QUANG ĐA DÃY TRONG
CHẨN ĐOÁN CHẤN THƯƠNG VỠ BÀNG QUANG
Chuyên ngành

: Chẩn đoán hình ảnh



Má số ngành

: 60720311

ĐỀ CƯƠNG LUẬN VĂN THẠC SĨ Y HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
PGS.TS. NGUYỄN DUY HUỀ

Hà Nội - Năm 2018


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

CLVT

: Cắt lớp vi tính

CLVTBQ

: Cắt lớp vi tính bàng quang

TNGT

: Tai nạn giao thông

TNLĐ

: Tai nạn lao động


TNSH

: Tai nạn sinh hoạt

VBQNPM

: Vỡ bàng quang ngoài phúc mạc

VBQTPM

: Vỡ bàng quang trong phúc mạc


MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ..................................................................................................1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU........................................................3
1.1. Vét nét về giải phẫu.................................................................................3
1.1.1. Định khu giải phẫu............................................................................3
1.1.2. Liên quan ..........................................................................................3
1.2. Đại cương về chấn thương vỡ bàng quang..............................................3
1.2.1. Nguyên nhân ....................................................................................3
1.2.2. Cơ chế ..............................................................................................3
1.2.3. Phân loại............................................................................................3
1.2.4. Chẩn đoán chấn thương vỡ bàng quang............................................4
1.2.5. Giải phẫu cắt lớp vi tính bàng quang và liên quan với các tạng ở
nam và nữ....................................................................................................6
1.2.6. Hình ảnh các tổn thương trên cắt lớp vi tính.....................................7
1.2.7. Hình ảnh các tổn thương phối hợp....................................................8
1.2.8. Tình hình nghiên cứu gần đây...........................................................8
CHƯƠNG 2 : ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU........10

2.1. Đối tượng nghiên cứu............................................................................10
2.1.1. Tiêu chuẩn chọn lựa bệnh nhân.......................................................10
2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ .........................................................................10
2.2. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................10
2.2.1 Thiết kế nghiên cứu..........................................................................10
2.2.2 Cỡ mẫu.............................................................................................10
2.2.3 Phương tiện nghiên cứu:..................................................................10
2.3. Biến số:..................................................................................................12
2.4. Thu thập và xử lý số liệu:......................................................................13


2.5. Đạo đức nghiên cứu..............................................................................16
CHƯƠNG 3: DỰ KIẾN KẾT QUẢ.............................................................17
3.1. Đặc điểm đối tượng nghiên cứu:...........................................................17
3.1.1. Tuổi.................................................................................................17
3.1.2. Giới tính..........................................................................................18
3.1.3. Phân bố theo nguyên nhân chấn thương.........................................18
3.2. Đặc điểm lâm sàng................................................................................19
3.2.1. Các tổn thương trong phẫu thuật.....................................................20
3.2.2. Các tổn thương trên phim CLVTBQ:..............................................20
3.2.3. Giá trị của các dáu hiệu...................................................................21
CHƯƠNG 4: DỰ KIẾN BÀN LUẬN..........................................................25
DỰ KIẾN KẾT LUẬN..................................................................................25
TÀI LIỆU THAM KHẢO


DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1: Dấu hiệu lâm sàng của chấn thương bàng quang...........................19
Bảng 3.2: các tổn thương trong phẫu thuật.....................................................20
Bảng 3.3: Dấu hiệu chấn thương bàng quang trên CLVTBQ.........................20

Bảng 3.4. Dấu hiệu máu tụ thành bàng quang................................................21
Bảng 3.5: Dấu hiệu đường vỡ.........................................................................21
Bảng 3.6. Dấu hiệu dịch tự do ổ bụng.............................................................21
Bảng 3.7: Dấu hiệu thoát thuốc cản quang ra ngoài ổ bụng............................21
Bảng 3.8: Dấu hiệu thoát thuốc cản quang ra quanh bàng quang...................22
Bảng 3.9: Chấn thương gan.............................................................................22
Bảng 3.10. Chấn thương thận..........................................................................22
Bảng 3.11 Chấn thương lách...........................................................................22
Bảng 3.12: chấn thương tụy............................................................................23
Bảng 3.13. Chấn thương tạng rỗng.................................................................23
Bảng 3.14: chấn thương khung chậu..............................................................23
Bảng 3.15: chấn thương mạch máu.................................................................23
Bảng 3.16: giá trị của CLVTBQ trong chẩn đoán..........................................24


DANH MỤC BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 3.1: Phân bố tuổi của bệnh nhân nghiên cứu.....................................17
Biểu đồ 3.2: Phân bố CTBQ theo giới............................................................18


1

ĐẶT VẤN ĐỀ

Chấn thương bàng quang là một cấp cứu ngoại khoa thường gặp trong
bệnh cảnh đa chấn thương, chấn thương bụng kín. Tổn thương bàng quang có
thể đơn độc hoặc phối hợp với tổn thương các tạng khác. Chấn thương bàng
quang gặp trong 1,6% các chấn thương bụng kín. Trong đó chấn thương vỡ
bàng quang ngoài phúc mạc chiếm 60%, vỡ bàng quang trong phúc mạc

chiếm 30%, 10% là vỡ bàng quang hỗn hợp. [1]
.Việc

chẩn đoán chấn thương bàng quang còn gặp nhiều khó khăn do

thường bị chồng lấp bởi các yếu tố khác như trong bệnh cảnh đa chấn
thương. Các phương pháp chẩn đoán hình ảnh thường dùng là x-quang bụng
không chuẩn bị, siêu âm, UIV, chụp bàng quang ngược dòng, chụp cắt lớp vi
tính bàng quang (CLVTBQ). T heo một số tác giả như David P, Hani H thì
chụp cắt lớp vi tính bàng quang được chứng minh là có giá trị cao trong chẩn
đoán chấn thương vỡ bàng quang. Ngoài ra chụp CLVTBQ còn có khả năng
phát hiện các tổn thương phổi hợp trong ổ bụng như chấn thương tạng đặc,
tạng rỗng, vỡ khung chậu [2], [3]
Trên thế giới đã có những nghiên cứu về chấn thương bàng quang cũng
như vai trò của CLVTBQ trong chẩn đoan chấn thương bàng quang. Theo
James B. McGeady và cộng sự thì chấn thương bàng quang gặp chủ yếu ở
nam giới ( 75%) và độ tuổi dưới 40 chiếm 57%. [4]. Trong một nghiên cứu về
CLVTBQ, các tác giả David P. N. Chan, Hani H. Abujudeh, George L.
Cushing,, Robert A. Novelline thấy rằng độ nhạy và độ đặc hiệu của phương
pháp này là 92,8% và 100% [2]
Tại việt nam cũng đã có những nghiên cứu về chấn thương vỡ bàng
quang nhưng chủ yếu là nghiên cứu về mặt lâm sàng và điều trị phẫu thuật.
Cũng đã có nghiên cứu về giá trị của cắt lớp vi tính trong chấn đoán vỡ bàng


2

quang được tiến hành trên cả máy đơn dãy và 2 dãy, trong đó có những bệnh
nhân không được chụp CLVTBQ. Chưa có nghiên cứu chuyên sâu nào về vai
trò của CLVTBQ trong chẩn đoán chấn thương vỡ bàng quang. Chính vì

những lý do trên chúng tôi tiến hành đề tài ‘‘ Nghiên cứu đặc điểm hình ảnh
và giá trị của chụp cắt lớp vi tính bàng quang đa dãy trong chẩn đoán
chấn thương bàng quang vỡ bàng quang’’ với 2 mục tiêu cụ thể sau :
1) Mô tả đặc điểm hình ảnh chụp cắt lớp vi tính ổ bụng và chụp cắt lớp vi
tính bàng quang đa dãy trong chẩn đoán chấn thương vỡ bàng quang .
2) Đánh giá giá trị của chụp cắt lớp vi tính bàng quang đa dãy trong chẩn
đoán chấn thương vỡ bàng quang.


3

CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Vét nét về giải phẫu
1.1.1. Định khu giải phẫu
1.1.2. Liên quan [5]
- Mặt trên
o Nam giới
o Nữ giới
- Mặt dưới
o Nam giới
o Nữ giới
- Hình thể trong
- Các lớp bàng quang : 4 lớp
1.2. Đại cương về chấn thương vỡ bàng quang
1.2.1. Nguyên nhân [6]
Tai nạn giao thông
Tai nạn lao động
Tai nạn sinh hoạt
1.2.2. Cơ chế [7]

- Trong phúc mạc
- Ngoài phúc mạc
- Hỗn hợp
1.2.3. Phân loại
Tại việt nam : phân loại của giáo sư nguyễn cảnh hòe
Trên thế giới : Phân độ AAST [8]


4

1.2.4. Chẩn đoán chấn thương vỡ bàng quang
+Lâm sàng : [9]
- Dấu hiệu lâm sàng
- Thông tiểu
- Nội soi ngược dòng bàng quang
- Nội soi chẩn đoán
+Xét nghiệm
+ Chẩn đoán hình ảnh
Chụp bụng không chẩn bị
Siêu âm
Chụp bàng quang ngược dòng
Chụp cắt lớp vi tính bàng quang :
- Chuẩn bị bệnh nhân
o Giải thích
o Tiến hành đặt sonde và kẹp ống sonde
o Hướng dẫn nín thở, với máy 16 dãy có thể không cần, phù hợp
trong trường hợp đa chấn thương
- Ký thuật chụp
o Đặt bệnh nhân nằm ngửa, hai tay giơ cao lên đầu để tránh nhiễu ảnh
do xương của tay.

o Tư thế bệnh nhân chân vào trước để dễ thực hiện tiêm thuốc cản
quang.
o Chụp CLVT trước và sau tiêm thuốc cản quang với các lớp cắt ngang
liên tục từ vòm hoành tới đáy chậu
- Tiến trình khảo sát
o Chụp các lớp cắt trước tiêm thuốc cản quang tĩnh mạch với mục đích:
-

Bước đầu định vị tổn thương để thực hiện các lớp cắt sau tiêm thuốc.


5

-

Đánh giá tỷ trọng của thành bàng quang khi chưa tiêm thuốc.

-

Đo tỷ trọng của vùng tổn thương để đánh giá tưới máu sau tiêm
thuốc, phát hiện máu cục tăng tỷ trọng tự nhiên trong lòng,
trong thành, quanh bàng quang và trong ổ bụng

-

Đo tỷ trọng dịch đánh giá bản chất dịch, định hướng loại tổn
thương: dịch tiêu hoá và nước tiểu 0 - 20 Hounsfiel unit (HU),
dịch máu 30 – 60HU, nước tiểu lẫn máu không đông 0 - 20HU
o Chụp sau khi tiêm thuốc cản quang:


- Bắt đầu chụp ở thời điểm 70 giây sau khi tiêm thuốc cản quang. Chụp
muộn sau tiêm thuốc vào thời điểm 3 - 5 phút sau tiêm trong trường hợp có
tổn thương hoặc nghi ngờ có tổn thương thận và đường bài xuất.
o Chụp thì muộn khi bàng quang có đầy thuốc cản quang, 15 20 phút sau tiêm (với trường hợp tổn thương niệu đạo, hoặc
không bơm thuốc cản quang ngược dòng) [36], [45], [48].
o Nếu niệu đạo không bị tổn thương và có chỉ định chụp
CLVTBQ có bơm thuốc cản quang ngược dòng thì dùng 250 300ml dung dịch cản quang, nồng độ 2%, bơm qua ống thông
niệu đạo - bàng quang để tăng độ nhạy phát hiện tổn thương
bàng quang.
o Sau đó có thể tái tạo lại lớp cắt với chiều dầy và khoảng cách
giữa các lớp cắt tuỳ ý và dựng hình đa mặt phẳng bao gồm
mặt phẳng đứng dọc (coronal) và mặt phẳng trán (sagital)
o Thay đổi trường nhìn tùy theo độ lớn của cơ thể, thay đổi độ
rộng của cửa sổ để quan sát toàn bộ từ mô mềm, dịch, khí, mỡ
và xương.


6

1.2.5. Giải phẫu cắt lớp vi tính bàng quang và liên quan với các tạng ở nam
và nữ
Giải phẫu bàng quang bình thường
Các liên quan với các tạng trong ổ bụng

1. Bàng quang

7. Cơ bịt trong

2. Tổ chức mỡ quanh bàng quang


8. Cơ nõng hậu mụn

3. Tỳi tinh

9. Tổ chức mỡ quanh trực tràng

4. Động tĩnh mạch đựi

10. Thành bụng trước

5. Trực tràng

11. Tử cung

6. Tiền liệt tuyến

12. Âm đạo


7

1.2.6. Hình ảnh các tổn thương trên cắt lớp vi tính
-Đụng giập thành bàng quang: thành bàng quang dầy > 3mm, biểu hiện
giảm tỷ trọng, đồng tỷ trọng hoặc tăng tỷ trọng không đều trước tiêm, sau
tiêm ngấm thuốc kém không đều.
-Tụ máu thành bàng quang: hình thấu kính hai mặt lồi hoặc hình liềm,
biểu hiện tăng tỷ trọng tự nhiên (60 - 70HU) ở thì trước tiêm, sau tiêm không
ngấm thuốc.
- Vỡ, rách thành bàng quang: thành bàng quang mất liên tục. Biểu hiện là
đường giảm tỷ trọng, có thể chứa máu, máu cục, thuốc cản quang, sau tiêm

không ngấm thuốc.
Máu cục trong lòng bàng quang: biểu hiện hình ảnh tăng tỷ trọng tự
nhiên từ 60 - 70HU, sau tiêm không ngấm thuốc
- Tụ máu quanh bàng quang: biểu hiện hình tăng tỷ trọng tự nhiên từ 60 70 HU, sau tiêm không ngấm thuốc.
- Vỡ bàng quang ngoài phúc mạc [30], [32], [36], [38], [57]: thuốc cản
quang trong khoang ngoài phúc mạc và nằm khu trú trong khoang quanh bàng
quang, khoang Retzius, hoặc lan toả quanh bàng quang và vùng tiểu khung.
- Thoát thuốc cản quang ra ngoài vào trong khoang phúc mạc : dịch
ngoài lòng bàng quang có tỷ trọng > 80HU, thuốc cản quang lan rộng giữa
các quai ruột hoạc ở các khoang (gan thận, lách thận, Douglas...).
- Vị trí tổn thương : vòm, đáy, thành bên, cổ bàng quang, nhiều vị trí. Để xác
định vị trí tổn thương, chúng tôi chỉ dựa vào vị trí tổn thương bàng quang trên
phim chụp và vị trí thoát thuốc cản quang ra ngoài lòng bàng quang.
- Dịch tự do trong ổ bụng: đánh giá vị trí, số lượng, bản chất dịch thông
qua do việc tỷ trọng (nước tiểu và dịch tiêu hoá đơn thuần hoặc có lẫn máu có tỷ
trọng 0 - 20HU, dịch máu 30 - 60HU, dịch do thoát thuốc cản quang ra ngoài
lòng bàng quang có tỷ trọng > 80HU).


8

1.2.7. Hình ảnh các tổn thương phối hợp
- Chấn thương tạng đặc
o Chấn thương gan
o Chấn thương thận
o Chấn thương lách
o Chấn thương tụy
- Chấn thương tạng rỗng
- Chấn thương mạch máu
1.2.8. Tình hình nghiên cứu gần đây

Trên thế giới:
Năm 1999, Haas C.A. và cộng sự nghiên cứu và so sánh giá trị của chụp
CLVT xoắn ốc với CBQND trong chẩn đoán chấn thương bàng quang trên 24
bệnh nhân, nhận thấy chụp CLVT xoắn ốc ít chính xác hơn CBQND trong
chẩn đoán vỡ bàng quang [32].
Năm 2001, Deck A.J. và cộng sự đã sử dụng phương pháp chụp
CLVTBQ để chẩn đoán vỡ bàng quang ở 316 trường hợp chấn thương bụng
kín có kết luận: CLVTBQ có độ nhạy và độ đặc hiệu là 95,5% và 100%, đặc
biệt với vỡ bàng quang trong phúc mạc thì có độ nhạy, độ đặc hiệu là 78% và
99% [58].
Theo Jonathan P. và cộng sự nhận thấy chụp CLVTBQ là phương pháp
thực hiện nhanh và có độ chính xác cao, hình ảnh thu được rất có giá trị cho
phân loại tổn thương, và lập kế hoạch điều trị [35].
Năm 2003, Niall Power M.D. và cộng sự qua nghiên cứu ở 44 trường
hợp vỡ bàng quang, nhận thấy: chụp CLVTBQ chẩn đoán được 42 trường
hợp, với độ nhạy và độ đặc hiệu là 95%, 100%. Chụp CLVTBQ còn cung cấp
bất cứ thông tin nào về tổn thương xung quanh bàng quang, dị vật cũng như
mảnh xương [45].


9

Năm 2005, Chan D.P. và cộng sự qua nghiên cứu trên 234 bệnh nhân chấn
thương bụng kín đi đến kết luận: chụp CLVTBQ là phương pháp chẩn đoán
chính xác, có giá trị trong chẩn đoán vỡ bàng quang, đặc biệt với việc sử dụng
các hình ảnh tái tạo theo mặt phẳng trán (coronal) và mặt phẳng đứng dọc
(sagital) có thể chẩn đoán chính xác vị trí tổn thương của bàng quang [26].
Năm 2006, Sean M.D. và cộng sự đã tiến hành nghiên cứu trên 283 bệnh
nhân chấn thương bàng quang và rút ra nhận xét chụp CLVTBQ và chụp bàng
quang ngược dòng có độ nhạy và độ đặc hiệu là 100% [51].

Năm 2007, Sang Soo Shin M.D. và cộng sự với kết quả thu được trong
nghiên cứu trên 74 bệnh nhân bị chấn thương bàng quang, được kiểm tra bằng
chụp CLVTBQ đã đưa ra kết luận: sự phát hiện và xác định vị trí của khối
máu tụ quanh bàng quang và phía trên vòm bàng quang có thể giúp nâng cao
độ chính xác của CLVT trong chẩn đoán vỡ bàng quang trong phúc mạc [55].
Tại Việt Nam
Năm 2001, Trần Lê Phương Linh và Nguyễn Văn Bền nghiên cứu ở 280
trường hợp gãy khung chậu từ 1998 - 2000, gặp 26 trường hợp có tổn thương
vỡ bàng quang nêu lên vai trò của thăm khám lâm sàng và đặc biệt là X quang
trong đó chụp bàng quang ngược dòng là phương pháp có giá trị cao
Năm 2005, theo Ngô Ngọc Tuấn với 54 trường hợp chấn thương vỡ bàng
quang tại bệnh viện Việt Đức từ 2/2002 - 8/2005 đã có nhận xét: để chẩn đoán
vỡ bàng quang cần dựa vào lâm sàng, thông đái, và các kỹ thuật CĐHA nhất
là siêu âm và chụp bàng quang ngược dòng
Năm 2010, tác giả Vũ Văn Phong đã nghiên cứu về giá trị của CLVT với
bệnh nhận chấn thương vỡ bàng quang trên máy CLVT đơn dãy và 2 dãy đối
với những cả 2 nhóm chụp ngược dòng và không bơm cản quang ngược dòng,
với độ nhạy và độ đặc hiệu khi bơm thuốc là 100%, khi không bơm ngược
dòng thì độ nhạy chỉ là 38,5%


10

CHƯƠNG 2
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng nghiên cứu
Những bệnh nhân được chẩn đoán là chấn thương vỡ bàng quang, được
chụp cắt lớp vi tính ổ bụng và CLVTBQ, được điều trị phẫu thuật tại
bệnh viện việt đức trong thời gian từ 08/2017 đến 08/2019
2.1.1. Tiêu chuẩn chọn lựa bệnh nhân

Tất cả các bệnh nhân không phân biệt tuổi, giới, nghề nghiệp, có hồ sơ
bệnh án đầy đủ được lưu trữ tại bệnh viện được lựa chọn với tiêu chuẩn sau :
Được chụp CLVTBQ trước khi phẫu thuật
- Hồ sơ bệnh án đầy đủ
2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ :
- Các bệnh nhân không vỡ bàng quang do chấn thương
- Những bệnh nhân không được chụp CLVTBQ
- Được chẩn đoán và phẫu thuật ở tuyến trước
- Hồ sơ bệnh án không đầy đủ
2.2. Phương pháp nghiên cứu
2.2.1 Thiết kế nghiên cứu:Nghiên cứu tiến cứu mô tả
2.2.2 Cỡ mẫu: chọn mẫu thuận tiện
2.2.3 Phương tiện nghiên cứu:
- Đối với nhóm tiến cứu : sử dụng máy chụp CLVT 16 dãy hiệu optima
của bệnh viện Việt Đức, tiêu chuẩn
Phương pháp chụp
Đặt bệnh nhân nằm ngửa, hai tay giơ cao lên đầu để tránh nhiễu ảnh do
xương của tay.
- Tư thế bệnh nhân chân vào trước để dễ thực hiện tiêm thuốc cản quang.


11

- Chụp CLVT trước và sau tiêm thuốc cản quang với các lớp cắt ngang liên
tục từ vòm hoành tới đáy chậu. Bề dày lớp cắt 5mm, khoảng cách giữa các lát
cắt là 5mm, khu trú vùng nghi ngờ bàng quang bị chấn thương, các vị trí khác
cắt với bề dày 8mm và khoảng cách giữa các lớp cắt là 8mm
- Thuốc cản quang được dùng là xenetix(Iobitridol) 2ml/kg cân nặng
- Kỹ thuật tiêm thuốc cản quang: tiêm tĩnh mạch nhanh với tốc độ tiêm
3ml/giây

Tiến trình thăm khám
Chụp các lớp cắt trước tiêm thuốc cản quang tĩnh mạch với mục đích:
- Bước đầu định vị tổn thương để thực hiện các lớp cắt sau tiêm thuốc.
- Đánh giá tỷ trọng của thành bàng quang khi chưa tiêm thuốc.
- Đo tỷ trọng của vùng tổn thương để đánh giá tưới máu sau tiêm thuốc,
phát hiện máu cục tăng tỷ trọng tự nhiên trong lòng, trong thành, quanh bàng
quang và trong ổ bụng
- Đo tỷ trọng dịch đánh giá bản chất dịch, định hướng loại tổn thương:
dịch tiêu hoá và nước tiểu 0 - 20 Hounsfiel unit (HU), dịch máu 30 – 60HU,
nước tiểu lẫn máu không đông 0 - 20HU
Chụp sau khi tiêm thuốc cản quang:
- Bắt đầu chụp ở thời điểm 70 giây sau khi tiêm thuốc cản quang. Chụp
muộn sau tiêm thuốc vào thời điểm 3 - 5 phút sau tiêm trong trường hợp có
tổn thương hoặc nghi ngờ có tổn thương thận và đường bài xuất
Chụp thì muộn khi bàng quang có đầy thuốc cản quang, 15 - 20 phút sau
tiêm (với trường hợp tổn thương niệu đạo, hoặc không bơm thuốc cản quang
ngược dòng)
Nếu niệu đạo không bị tổn thương và có chỉ định chụp CLVTBQ có bơm
thuốc cản quang ngược dòng thì dùng 250 - 300ml dung dịch cản quang, nồng
độ 6% (30ml Télébrix 350mg được bơm vào một chai chứa 500ml dung dịch


12

nước muối sinh lý 0,9 % vô khuẩn), bơm qua ống thông niệu đạo - bàng
quang để tăng độ nhạy phát hiện tổn thương bàng quang
Sau đó có thể tái tạo lại lớp cắt với chiều dầy và khoảng cách giữa các
lớp cắt tuỳ ý và dựng hình đa mặt phẳng bao gồm mặt phẳng đứng dọc
(coronal) và mặt phẳng trán (sagital)
Thay đổi trường nhìn tùy theo độ lớn của cơ thể, thay đổi độ rộng của

cửa sổ để quan sát toàn bộ từ mô mềm, dịch, khí, mỡ và xương.
2.3. Biến số:
-Tuổi
- Giới
- Nguyên nhân: tai nạn giao thông, tai nạn lao động, tai nạn sinh hoạt
- Triệu chứng lâm sàng
- Các dấu hiệu tổn thương phát hiện trong phẫu thuật là tiêu chuẩn vàng
để đối chiếu với các đặc điểm mô tả trên phim CLVT
+ Mô tả đặc điểm hình ảnh của chụp cắt lớp vi tính chấn thương
bàng quang [10]
-Đụng giập thành bàng quang : thành bàng quang dầy > 3mm, biểu hiện
giảm tỷ trọng, đồng tỷ trọng hoặc tăng tỷ trọng không đều trước tiêm, sau
tiêm ngấm thuốc kém không đều.
-Tụ máu thành bàng quang : : hình thấu kính hai mặt lồi hoặc hình liềm,
biểu hiện tăng tỷ trọng tự nhiên (60 - 70HU) ở thì trước tiêm, sau tiêm không
ngấm thuốc.
- Vỡ, rách thành bàng quang : : thành bàng quang mất liên tục. Biểu hiện
là đường giảm tỷ trọng, có thể chứa máu, máu cục, thuốc cản quang, sau tiêm
không ngấm thuốc.
- Máu cục trong lòng bàng quang : biểu hiện hình ảnh tăng tỷ trọng tự
nhiên từ 60 - 70HU, sau tiêm không ngấm thuốc


13

- Tụ máu quanh bàng quang : biểu hiện hình tăng tỷ trọng tự nhiên từ 60
- 70 HU, sau tiêm không ngấm thuốc.
- Thoát thuốc cản quang ra ngoài vào trong khoang phúc mạc : dịch
ngoài lòng bàng quang có tỷ trọng > 80HU, thuốc cản quang lan rộng giữa
các quai ruột hoạc ở các khoang (gan thận, lách thận, Douglas...).

- Vị trí tổn thương : vòm, đáy, thành bên, cổ bàng quang, nhiều vị trí. Để
xác định vị trí tổn thương, chúng tôi chỉ dựa vào vị trí tổn thương bàng quang
trên phim chụp và vị trí thoát thuốc cản quang ra ngoài lòng bàng quang.
- Dịch tự do trong ổ bụng : đánh giá vị trí, số lượng, bản chất dịch thông
qua do việc tỷ trọng (nước tiểu và dịch tiêu hoá đơn thuần hoặc có lẫn máu có tỷ
trọng 0 - 20HU, dịch máu 30 - 60HU, dịch do thoát thuốc cản quang ra ngoài
lòng bàng quang có tỷ trọng > 80HU).
Tổn thương tạng đặc trong ổ bụng phối hợp : gan, lách, thận, tụy, sử
dụng bảng phân loại AAST 1994 để phân loại tổn thương
Tổn thương tạng rỗng trong ổ bụng phối hợp
Tổn thương khung chậu phối hợp, các cơ quan trong tiểu khung
Tổn thương ngoài ổ bụng : chấn thương sọ não, chấn thương ngực kín,
gãy xương chi
Phân loại chấn thương bàng quang theo AAST năm 1994
2.4. Thu thập và xử lý số liệu:
-Thu thập số liệu theo mẫu bệnh án nghiên cứu
- Học viên đọc phim dưới sự hướng dẫn của thầy nghiên cứu
- Các biến số về đặc điểm được tính theo tỷ lệ về %
- Đối chiều hình ảnh CLVT với kết quả phẫu thuật để tính số bệnh nhân
dương tính thật, giả; âm tính thật, giả
+ Các giá trị được tính theo bảng 2x2


14

- Từ đó xác định độ nhạy, độ đặc hiệu, giá trị dự báo dương tính, giá trị
dự báo âm tính và độ chính xác của chụp CLVT trong chẩn đoán chấn thương
bàng quang trong phúc mạc
Dương tính thật
+ Độ nhạy (Sensitivity) Sn = --------------------------------------Dương tính thật + âm tính giả

âm tính thật
+ Độ đặc hiệu (Specificity) Sp = -------------------------------------Âm tính thật + Dương tính giả
Dương tính thật + Âm tính thật
+ Độ chính xác (Accuracy) Acc = ------------------------------------Tổng số bệnh nhân nghiên cứu
Dương tính thật
+ Giá trị dự báo dương tính PPV = -------------------------------------(Positive predictive value)

Tổng số dương tính của CLVTBQ
Âm tính thật

+ Giá trị dự báo âm tính NPV = --------------------------------------(Negative predictive value)

Tổng số âm tính của CLVTBQ

Sử dụng test Fisher chính xác, test 2 khi so sánh 2 tỷ lệ
Xử lý số liệu bằng phần mềm SPSS 20.0


15

SƠ ĐỒ NGHIÊN CỨU
Bệnh nhân nghi ngờ vỡ bàng
quang trên lâm sàng hoặc chụp
clvt nghi ngờ vỡ bàng quang

Tiến hành chụp CLVTBQ

Lấy số liệu, đặc điểm
hình ảnh cho mục tiêu
một


Được phẫu thuật và đánh
giá tình trạng bàng quang

Không được phẫu thuật

Tiến hành lấy số liệu nghiên
cứu cho mục tiêu 2

Loại khỏi mục tiêu 2


16

2.5. Đạo đức nghiên cứu
- Đề cương nghiên cứu được hội đồng chấm đề cương Cao học của
trường Đại học Y Hà Nội thông qua.
- Các bệnh nhân và người nhà tham gia được giải thích rõ ràng và hoàn
toàn tự nguyện
- Thông tin về bệnh nhân được mã hoá, nhập vào máy tính và được giữ
bí mật. Mọi thông tin về bệnh nhân chỉ phục vụ nghiên cứu, không có bất kỳ
mục đích khác


17

CHƯƠNG 3
DỰ KIẾN KẾT QUẢ
3.1. Đặc điểm đối tượng nghiên cứu:
3.1.1. Tuổi


0-20T
21-30
31-40
41-50
>50

Biểu đồ 3.1: Phân bố tuổi của bệnh nhân nghiên cứu


18

3.1.2. Giới tính

phân bố theo tuổi

nam
nữ

Biểu đồ 3.2: Phân bố CTBQ theo giới
3.1.3. Phân bố theo nguyên nhân chấn thương

nguyên nhân

tai nan giao thông
tai nan lao động
tại nạn sinh hoạt



×