Tải bản đầy đủ (.doc) (128 trang)

NGHIÊN cứu TÌNH TRẠNG rối LOẠN THĂNG BẰNG ở BỆNH NHÂN COPD CAO TUỔI GIAI đoạn ổn ĐỊNH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.13 MB, 128 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI

PHẠM NGỌC HẢO

NGHIÊN CỨU TÌNH TRẠNG RỐI LOẠN
THĂNG BẰNG Ở BỆNH NHÂN COPD
CAO TUỔI GIAI ĐOẠN ỔN ĐỊNH

LUẬN VĂN CHUYÊN KHOA CẤP II


HÀ NỘI - 2018
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI

PHẠM NGỌC HẢO

NGHIÊN CỨU TÌNH TRẠNG RỐI LOẠN
THĂNG BẰNG Ở BỆNH NHÂN COPD
CAO TUỔI GIAI ĐOẠN ỔN ĐỊNH
Chuyên ngành

: Nội khoa


Mã số

: CK 62 72 20 30

LUẬN VĂN CHUYÊN KHOA CẤP II
Người hướng dẫn khoa học:
GS.TS. PHẠM THẮNG


HÀ NỘI - 2018
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
TT Viết tắt Viết đầy đủ tiếng nước ngoài
Viết đầy đủ tiếng Việt
1 ABC
Activities – specific Balance Thang điểm đánh giá mức độ
Confidence Scale
hoạt động cân bằng
2 ADL
Activities of Daily Living
Đánh giá hoạt động chức
năng hàng ngày
3 BBS
Berg Balance Scale
Thang điểm đánh giá rối loạn
cân bằng
4 BMI
Body mass index
Chỉ số khối cơ thể
5 CAT
COPD assessment Test

Bộ câu hỏi đánh giá triệu
chứng COPD
6 COPD
Chronic
obstructive Bệnh phổi tắc nghẽn mạn
pulmonary disease
tính
7 FEV1
Forced Expired Volume in 1 Thể tích gắng sức giây đầu
second
tiên
8 FVC
Forced Vital Capacity
Dung tích sống gắng sức
9 GOLD
Global
Initiative
for Chương trình phòng chống
obstructive lung disease
bệnh phổi tắc nghẽn toàn cầu
10 IADL
Intrusmental Activities of Đánh giá chức năng sinh
Daily Living
hoạt hàng ngày có sử dụng
dụng cụ
11 mMRC Medical Reseach Council
Bộ câu hỏi đánh giá khó thở
12 TUG
Timed up and go
Thang điểm đánh giá rối loạn

dáng đi
13 WHO
World Heath Organization
Tổ chức y tế thế giới


MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ...................................................................................................1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU........................................................3
1.1. Tổng quan bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính:.............................................3
1.1.1. Tình hình bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính trên thế giới....................3
1.1.2. Tình hình bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính ở Việt Nam.....................5
1.1.3. Chẩn đoán bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính giai đoạn ổn định..........8
1.2. Tổng quan rối loạn thăng bằng ở bệnh nhân COPD cao tuổi...............11
1.2.1. Một số nghiên cứu về rối loạn thăng bằng người cao tuổi............11
1.2.2. Các thang điểm đánh giá rối loạn thăng bằng người cao tuổi.......16
1.2.3. Các thang điểm đánh giá rối loạn nhận thức về sự thăng bằng và
đánh giá nguy cơ ngã....................................................................20
1.2.4. Một số nghiên cứu về rối loạn thăng bằng và một số yếu tố liên
quan trên bệnh nhân cao tuổi có COPD........................................21
1.2.5. Các yếu tố liên quan rối loạn cân bằng ở bệnh nhân COPD cao
tuổi................................................................................................24
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.........28
2.1. Đối tượng nghiên cứu...........................................................................28
2.2.Địa điểm nghiên cứu:............................................................................28
2.3. Thời gian nghiên cứu............................................................................28
2.4. Phương pháp nghiên cứu......................................................................28
2.4.1 Thiết kế nghiên cứu........................................................................28
2.4.2. Cỡ mẫu nghiên cứu......................................................................29
2.4.3. Quy trình nghiên cứu, kỹ thuật và công cụ thu thập thông tin .....29



2.5. Kế hoạch nghiên cứu............................................................................40
2.6. Xử lý số liệu.........................................................................................40
2.7. Đạo đức nghiên cứu.............................................................................40
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ...............................................................................41
3.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu..........................................41
3.2. Tình trạng rối loạn thăng bằng ở bệnh nhân COPD cao tuổi..............45
3.3. Một số yếu tố liên quan đến rối loạn thăng bằng.................................47
CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN............................................................................63
4.1. Một số đặc điểm chung của bệnh nhân COPD cao tuổi giai đoạn ổn
định của nhóm nghiên cứu..................................................................63
4.1.1.Đặc điểm về tuổi, giới và tình trạng dinh dưỡng của nhóm đối
tượng nghiên cứu..........................................................................63
4.1.2. Đặc điểm về tiền sử ngã và điều kiện, khu vực sinh sống của nhóm
đối tượng nghiên cứu....................................................................64
4.1.3. Đặc điểm bệnh COPD của nhóm đối tượng nghiên cứu...............65
4.1.4. Đặc điểm hoạt động hàng ngày của nhóm đối tượng nghiên cứu. 68
4.2. Tình trạng rối loạn thăng bằng ở bệnh nhân COPD cao tuổi giai đoạn
ổn định.................................................................................................69
4.2.1. Các yếu tố đánh giá nguy cơ ngã..................................................69
4.2.2. Tình trạng rối loạn thăng bằng ở bệnh nhân COPD cao tuổi giai
đoạn ổn định..................................................................................71
4.2.3. Tình trạng rối loạn thăng bằng và tiền sử ngã ít nhất một lần trong
năm................................................................................................73
4.3. Một số yếu tố liên quan đến rối loạn thăng bằng ở người cao tuổi có
COPD giai đoạn ổn định.....................................................................74


4.3.1. Các yếu tố nhân trắc liên quan đến rối loạn thăng bằng ở bệnh

nhân COPD giai đoạn ổn định......................................................74
4.3.2. Yếu tố về điều kiện kinh tế, khu vực sinh sống liên quan đến rối
loạn thăng bằng ở người cao tuổi có COPD giai đoạn ổn định.....77
4.3.3. Các yếu tố nguy cơ ngã, hoạt động hàng ngày ảnh hưởng đến rối
loạn thăng bằng ở bệnh nhân COPD cao tuổi giai đoạn ổn định.. 78
4.3.4. Các đặc điểm bệnh COPD ảnh hưởng tới rối loạn thăng bằng.....80
KẾT LUẬN....................................................................................................86
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC BẢNG
BẢNG 2.1. CHỈ SỐ BMI CHO NGƯỜI VIỆT NAM...............................29
BẢNG 2.2. PHÂN LOẠI CRP HS..............................................................32
BẢNG 3.1. ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU...41
BẢNG 3.2. ĐIỀU KIỆN SỐNG VÀ KHU VỰC SINH SỐNG CỦA
BỆNH NHÂN............................................................................42
BẢNG 3.3. CÁC YẾU TỐ ĐÁNH GIÁ NGUY CƠ NGÃ.........................43
BẢNG 3.4. ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG HÀNG NGÀY CỦA NGƯỜI BỆNH
THEO ADL VÀ IADL................................................................43
BẢNG 3.5. ĐẶC ĐIỂM BỆNH COPD Ở NHÓM NGHIÊN CỨU..........44
BẢNG 3.6. KẾT QUẢ XQUANG PHỔI, CRPHS Ở NHÓM ĐỐI
TƯỢNG NGHIÊN CỨU..........................................................45
BẢNG 3.7. TÌNH HÌNH RỐI LOẠN THĂNG BẰNG Ở BỆNH NHÂN
COPD CAO TUỔI....................................................................45
BẢNG 3.8. MỐI LIÊN QUAN GIỮA TUỔI VÀ RỐI LOẠN THĂNG
BẰNG.........................................................................................47
BẢNG 3.9. MỐI LIÊN QUAN GIỮA GIỚI TÍNH VÀ RỐI LOẠN
THĂNG BẰNG.........................................................................48
BẢNG 3.10. ....MỐI LIÊN QUAN GIỮA TIỀN SỬ HÚT THUỐC LÁ VÀ

RỐI LOẠN THĂNG BẰNG....................................................48
BẢNG 3.11. ..........MỐI LIÊN QUAN GIỮA ĐIỀU KIỆN SỐNG VÀ RỐI
LOẠN THĂNG BẰNG.............................................................49
BẢNG 3.12. . MỐI LIÊN QUAN GIỮA KHU VỰC SINH SỐNG VÀ RỐI
LOẠN THĂNG BẰNG.............................................................49
BẢNG 3.13. ..................MỐI LIÊN QUAN GIỮA NGUY CƠ NGÃ THEO
STRATIFY VÀ RỐI LOẠN THĂNG BẰNG........................50
BẢNG 3.14...................MỐI LIÊN QUAN GIỮA NGUY CƠ NGÃ THEO
HENDRICH – FALL II VÀ RỐI LOẠN THĂNG BẰNG....50
BẢNG 3. 15. . .MỐI QUAN HỆ NGUY CƠ NGÃ THEO FES –I VỚI RỐI
LOẠN THĂNG BẰNG.............................................................51


BẢNG 3.16. ...........MỐI LIÊN QUAN VỀ TÌNH TRẠNG DINH DƯỠNG
THEO BMI VỚI RỐI LOẠN THĂNG BẰNG......................52
BẢNG 3.17. ....MỐI LIÊN QUAN GIỮA HOẠT ĐỘNG HÀNG NGÀY VỚI
RỐI LOẠN THĂNG BẰNG......................................................53
BẢNG 3.18. ......MỐI LIÊN QUAN GIỮA HOẠT ĐỘNG IADL VỚI RỐI
LOẠN THĂNG BẰNG.............................................................53
BẢNG 3.19. ....MỐI LIÊN QUAN GIỮA NGUY CƠ BỊ ĐỢT CẤP COPD
VỚI RỐI LOẠN THĂNG BẰNG...........................................54
BẢNG 3.20. .....MỐI LIÊN QUAN GIỮA TRIỆU CHỨNG COPD THEO
MMRC VỚI RỐI LOẠN THĂNG BẰNG.............................54
Bảng 3.21. Mối liên quan giữa triệu chứng COPD theo CAT với rối loạn
thăng bằng...................................................................................55


DANH MỤC BIỂU ĐỒ
BIỂU ĐỒ 3.1. ...............TỶ LỆ TIỀN SỬ NGÃ TRONG MỘT NĂM QUA
...................................................................................................42

BIỂU ĐỒ 3.2. . MỐI LIÊN QUAN GIỮA ĐIỂM TRUNG BÌNH BSS VỚI
TIỀN SỬ NGÃ TRONG VÒNG 1 NĂM..............................46
BIỂU ĐỒ 3.3. MỐI LIÊN QUAN GIỮA TRUNG BÌNH ĐIỂM TUG VỚI
TIỀN SỬ NGÃ ÍT NHẤT 01 LẦN TRONG NĂM..............46
BIỂU ĐỒ 3.4. MỐI LIÊN QUAN GIỮA THỜI GIAN TUG VỚI PHÂN
LOẠI COPD THEO GOLD 2017..........................................55
BIỂU ĐỒ 3.5. MỐI LIÊN QUAN GIỮA TRUNG BÌNH ĐIỂM BBS VỚI
PHÂN LOẠI COPD THEO GOLD 2017.............................56
BIỂU ĐỒ 3.6. MỐI LIÊN QUAN GIỮA THỜI GIAN TUG VỚI PHÂN
LOẠI MỨC ĐỘ TẮC NGHẼN TRONG COPD..................57
BIỂU ĐỒ 3.7. MỐI LIÊN QUAN GIỮA TRUNG BÌNH ĐIỂM BBS, VỚI
PHÂN LOẠI MỨC ĐỘ TẮC NGHẼN TRONG COPD.....58
BIỂU ĐỒ 3.8. MỐI LIÊN QUAN GIỮA THỜI GIAN TUG VỚI CÁC
DẠNG TỔN THƯƠNG XQUANG TRONG COPD............59
BIỂU ĐỒ 3.9. MỐI LIÊN QUAN GIỮA TRUNG BÌNH ĐIỂM BBS VỚI
CÁC DẠNG TỔN THƯƠNG XQUANG TRONG COPD..60
BIỂU ĐỒ 3.10. MỐI LIÊN QUAN GIỮA THỜI GIAN TUG VỚI MỨC
ĐỘ NHIỄM TRÙNG TRONG COPD..................................61
Biểu đồ 3.11. Mối liên quan giữa điểm BBS với mức độ nhiễm trùng trong
COPD........................................................................................62


1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD) là bệnh thường gặp có thể dự
phòng và điều trị được, đặc trưng bởi tắc nghẽn đường thở tiến triển ngày
càng nặng dần liên quan đến phản ứng viêm bất thường của đường thở và nhu
mô phổi bởi các phần tử và khí độc hại [4]. Theo Tổ chức Y tế Thế giới
(WHO), dự báo đến năm 2020 COPD chiếm tỷ lệ 4,5 – 7% dân số, và sẽ tăng

lên vị trí thứ 3 trong số các bệnh mạn tính có nguy cơ tử vong cao sau bệnh
tim mạch, bệnh ung bướu và làm gia tăng đáng kể gánh nặng về kinh tế và xã
hội [2]. Ở Việt Nam, theo điều tra của Đinh Ngọc Sỹ (2011), tỷ lệ mắc bệnh
COPD toàn quốc có tỷ lệ 4,2% trong dân số [3]. COPD ở người cao tuổi
không những phải đối mặt với các nguy cơ suy hô hấp mạn tính, suy dinh
dưỡng, loạn dưỡng mà còn nguy cơ rối loạn thăng bằng dẫn tới té ngã, đặc
biệt là bệnh nhân COPD ở đợt cấp. Rối loạn thăng bằng là vấn đề sức khỏe
quan trọng ảnh hưởng lớn tới sinh hoạt ở người cao tuổi, dẫn tới người cao
tuổi dễ bị ngã làm gia tăng gánh nặng ở người cao tuổi.
Thăng bằng của cơ thể là khả năng của cơ thể để duy trì sự ổn định khi
di chuyển hoặc không di chuyển, do vậy thăng bằng là một trong những chức
năng quan trọng nhất của cơ thể [50]. Theo Alexandru Florian (2015) rối loạn
thăng bằng gây ngã ở người trên 65 tuổi có tỷ lệ 30-50 % một lần mỗi năm
[4]. Theo Tinetti et al 1988, nghiên cứu ở cộng đồng ở đối tượng người cao
tuổi không có nguy cơ rối loạn thăng bằng thì ngã chỉ chiếm 8%, nhưng ở đối
tượng COPD cao tuổi tỷ lệ tăng lên 78% [6]. Theo nghiên cứu Alexandru
Florian và cs (2015), rối loạn cân bằng dẫn tới ngã ở bệnh nhân COPD cao
tuổi trong nghiên cứu là 37,9% và tăng lên trong đợt cấp COPD là 41,2% [4],
[5]. Theo Alina Sorina Voica (2016) cho rằng ở bệnh nhân COPD cao tuổi có
nguy cơ rối loạn hoạt động thăng bằng hơn so với bệnh nhân cao tuổi không


2

có bệnh COPD trong đó không có sự khác biệt về rối loạn thăng bằng giữa
người bệnh COPD cao tuổi thể viêm phế quản mạn và người bệnh COPD cao
tuổi thể khí phế thũng [30]. Các tác giả cho rằng bệnh nhân cao tuổi có COPD
gây lên tình trạng yếu cơ, giảm khả năng hoạt động hàng ngày kéo dài làm
tăng tình trạng rối loạn thăng bằng ở người cao tuổi.
Như vậy rối loạn thăng bằng ở bệnh nhân COPD cao tuổi đang là vấn đề

quan trọng trên các bệnh nhân COPD cao tuổi, ảnh hưởng lớn đến sức khỏe
của họ. Trên thế giới cũng như ở Việt Nam hiện nay chưa có nhiều đề tài
nghiên cứu về rối loạn thăng bằng ở bệnh nhân COPD cao tuổi. Do vậy
nghiên cứu này chúng tôi chọn đề tài: “Nghiên cứu tình trạng rối loạn
thăng bằng và một số yếu tố liên quan ở bệnh nhân cao tuổi có COPD
giai đoạn ổn định” với hai mục tiêu:
1. Đánh giá tình trạng rối loạn thăng bằng ở bệnh nhân COPD cao
tuổi giai đoạn ổn định.
2. Tìm hiểu một số yếu tố liên quan đến rối loạn thăng bằng ở nhóm
đối tượng trên.


3

Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Tổng quan bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính:
1.1.1. Tình hình bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính trên thế giới.
Ngày nay sự phát triển kinh tế-xã hội, quá trình công nghiệp hóa diễn ra
mạnh mẽ và lan rộng kéo theo mặt trái là ô nhiễm môi trường làm tăng bệnh
lý hô hấp nhất là bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD). Số người mắc COPD
đang tăng cao trên thế giới. Theo WHO, năm 1990 tỷ lệ mắc COPD trên toàn
thế giới ước tính khoảng 9,34/1000 ở nam và 7,33/1000 ở nữ, tuy nhiên,
những ước tính này bao gồm ở mọi lứa tuổi và chưa phản ánh đúng tỷ lệ
COPD thực ở người cao tuổi và COPD, là nhóm người có tỷ lệ mắc cao nhất.
COPD là nguyên nhân gây tử vong xếp hàng thứ 6 với 2,2 triệu người chết
[2], [3]. Tính đến năm 1997 có khoảng 400 triệu người mắc bệnh COPD và là
nguyên nhân tử vong đứng hàng thứ thứ 4 [7]. Theo dự báo của WHO số
người mắc bệnh sẽ tăng 3-4 lần trong thập kỷ này, gây ra 2,9 triệu người chết
mỗi năm và ước tính đến năm 2020, COPD sẽ là nguyên nhân gây tử vong
hàng thứ 3 ở các bệnh mạn tính trên toàn thế giới [2], [3]. Tùy theo từng nước

tỷ lệ tử vong dao động do COPD từ 10-500/100000 dân với khoảng 6% nam
và 2,4% nữ [2], [7]. Thống kế trên còn cho thấy tỷ lệ mắc COPD cao nhất ở
những vùng đã và đang thịnh hành việc hút thuốc trong khi tỷ lệ mắc COPD
thấp nhất ở những nước ít hút thuốc hơn hay có tỷ lệ tiêu thụ thuốc lá trên mỗi
cá thể thấp. Tỷ lệ thấp nhất ở nam giới là 2,96/1000 dân ở Bắc Phi và Trung
Đông và tỷ lệ thấp nhất ở nữ giới là 1,79/1000 dân ở các quốc gia vùng đảo
châu Á [3], [8], [9].
Theo Chapman K.R (2005), tỷ lệ bệnh COPD ở tất cả các lứa tuổi là 1%,
tuy nhiên tỷ lệ này sẽ tăng lên 10% ở các đối tượng trên 40 tuổi [10].


4

Ở Mỹ, tỷ lệ tử vong do COPD tăng đều đặn trong vài thập niên qua.
Trong giai đoạn 1965 – 1998 trong khi tỷ lệ tử vong ở bệnh mạch vành nam
giới giảm 59%, bệnh đột quỵ giảm 64%, các bệnh tim mạch khác giảm 35%
thì ngược lại tỷ lệ tử vong do COPD lại tăng lên 169% [11]. Trong năm 2000
tỷ lệ tử vong do COPD ở nữ tăng nhiều hơn nam giới cũng như ở Nauy, Thụy
Điển [10], [11]. Theo Mannino DM và cộng sự, tại Mỹ một khảo sát có tính
quốc gia trên mẫu đại diện ở những người trên 25 tuổi, dựa vào rối loạn thông
khí tắc nghẽn cho thấy tỷ lệ mắc là 8,8% [11].
Ở châu Âu những nghiên cứu hiện nay cho thấy tỷ lệ mắc COPD chiếm
khoảng 9% ở người trưởng thành, chủ yếu ở người hút thuốc lá [2]. Theo WHO
bệnh COPD gây tử vong ở 4,2% nam giới và 2,4% ở nữ giới vào năm 1997 và tỷ
lệ tử vong ở nữ đã tăng lên từ năm 1980 – 1990 ở các nước bắc Âu [2].
Ở Anh: 15-20% nam giới trên 40 tuổi và 10% nữ trên 45 tuổi có ho khạc
đờm mạn tính và khoảng 4% nam và 3% nữ được chẩn đoán bệnh COPD.
COPD là nguyên nhân tử vong hàng thứ 5 ở Anh và xứ Wales [2], [10].
Ở các nước khu vực đông nam châu Á, tần suất mắc COPD khoảng 68% dân số [3].
Tại Nhật Bản, theo bộ y tế nước này COPD là 0,3% vào năm 1996 thấp

hơn nhiều so với nghiên cứu có tính dịch tễ có tính chất quốc gia của Fukuchi
Y và cộng sự (2004) sử dụng tiêu chuẩn GOLD 2003 nghiên cứu trên 2343
người ≥ 40 tuổi, nhận thấy tỷ lệ các đối tượng có rối loạn thông khí tắc nghẽn
là 8,6% trong đó nam 16,4% và nữ 5% [12].
Ở Trung Quốc thông báo một tỷ lệ đáng kể số người mắc COPD so với
các nước khác cùng khu vực 26,2/1000 nam và 23,7/1000 nữ [13].Theo Ran
PX và cộng sự (2005), tỷ lệ mắc COPD ở Trung Quốc là 8,2%, tỷ lệ mắc
COPD ở nam là 12,4% và ở nữ là 5,1% [13].


5

Theo đánh giá của hội lồng ngực Đài Loan thì có tới 16% dân số nước
này ≥ 40 tuổi mắc bệnh COPD. Năm 1994, tỷ lệ tử vong do bệnh COPD là
16,6/100000 dân và là nguyên nhân tử vong đứng hàng thứ 6 [3].
Theo Tổ chức y tế thế giới (WHO) thì trên thế giới có khoảng 600
triệu người mắc COPD và hơn 3 triệu người tử vong mỗi năm năm 2005
[2], [3], [9].
Chương trình “Khởi động toàn cầu về bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính –
GOLD” được xây dựng từ năm 1997 với sự phối hợp của Viện Tim mạch,
Phổi, Huyết học quốc gia Mỹ với Tổ chức y tế thế giới (WHO) nhằm huy
động nỗ lực trên toàn thế giới để đối phó với căn bệnh này. Tháng 4/2001
GOLD đưa ra hướng dẫn chẩn đoán, điều trị và dự phòng bệnh [14]. Tháng
7/2003 GOLD đã đưa ra bản cập nhật với nhiều điểm mới trong chẩn đoán,
điều trị và dự phòng bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính. Hàng năm GOLD đưa ra
những điểm cập nhật mới trong chẩn đoán và điều trị bệnh trên thế giới.
1.1.2. Tình hình bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính ở Việt Nam.
Năm 2003, nhóm nghiên cứu của Hiệp hội Hô hấp châu Á Thái Bình
Dương đã tính toán tần suất COPD trung bình và nặng ở Việt Nam từ trên 35
tuổi là 6,7%, cao nhất trong khu vực [3], [9]. Báo cáo của Đinh Ngọc Sỹ và

cộng sự [3] trong Hội nghị Lao và Bệnh phổi toàn quốc năm 2011 cho biết tỷ
lệ COPD trong cộng đồng dân cư Việt Nam từ 40 tuổi trở lên là 4,2% trong đó
nam 7,1% và nữ 1,9%. Nếu chia theo khu vực thì nông thôn là 4,7%, thành thị
là 3,3% và miền núi là 3,6%. Các yếu tố nguy cơ cho COPD tại Việt Nam
cũng như mọi nơi khác trên thế giới là hút thuốc lá, thuốc lào làm tăng tỷ lệ
mắc COPD lên gấp 4 lần [3]. Các tác giả cũng chú ý đến chất đốt sinh khói và
cho thấy đun bếp với củi, với rơm rạ làm tăng tỷ lệ mắc COPD lên gấp 2 lần
so với khí đốt [3]. Ngoài thuốc lá và chất đốt sinh khói thì tình trạng ô nhiễm
môi trường và đặc biệt là lao phổi đã làm tăng tỷ lệ mắc COPD tại Việt Nam.


6

COPD gây gánh nặng to lớn cho kinh tế Việt Nam, bệnh nhân COPD
thường chiếm 25% số giường trong các khoa hô hấp và trong chăm sóc tích
cực luôn có bệnh nhân COPD thở máy.Việc áp dụng GOLD ngay từ những
năm 2002 và hướng dẫn điều trị của Bộ Y tế 2006 đã gia tăng sự chú ý về việc
phát hiện sớm và quản lý bệnh nhân COPD trong giai đoạn ổn định [2], [7].
Theo Lê Thị Huyền Trang và cộng sự cho thấy hiệu quả của việc tầm soát
COPD bằng câu hỏi của GINA để sàng lọc bệnh nhân làm hô hấp ký [15]. Kết
quả điều trị COPD theo GOLD đã được Cao Thị Mỹ Thúy và Lê Thị Tuyết
Lan [9], [15] tổng kết qua đo hô hấp ký cho thấy mặc dù sự cải thiện về chức
năng hô hấp không có sự khác biệt nhưng các triệu chứng đều được cải thiện
rõ, chất lượng cuộc sống của bệnh nhân COPD cũng được cải thiện [16].
Theo Nguyễn Quỳnh Loan (2002) nghiên cứu trên 2000 dân cư phường
Khương Mai, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội nhận thấy tỷ lệ mắc
COPD những người trên 35 tuổi là 1,57% trong đó nam 2,37% và nữ là
0,36%. Yếu tố nguy cơ gây COPD rõ rệt là hút thuốc lá [17].
Ngô Quý Châu và cộng sự nghiên cứu dịch tễ học COPD ở thành phố Hà
Nội trên 2.583 người tuổi trên 40 tuổi thuộc nội thành Hà Nội cho thấy tỷ lệ

mắc COPD chung cho hai giới là 2% trong đó nam là 3,4% và nữ là 0,7%.
Đối tượng hút thuốc có tỷ lệ mắc bệnh cao hơn hẳn, tỷ lệ hút thuốc trong
nhóm bệnh là 66,7% [17], [18].
Một nghiên cứu khác của Ngô Quý Châu và cộng sự trên 2.979 đối
tượng dân cư tuổi ≥ 40 tuổi ở thành phố Hải Phòng nhận thấy tỷ lệ mắc bệnh
COPD chung là 5,65% trong đó nam giới là 7,91% và nữ giới là 3,63%. Tỷ lệ
mắc bệnh viêm phế quản đơn thuần không có rối loạn tắc nghẽn là 14,4%.
Đối tượng hút thuốc có tỷ lệ mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính cao hơn hẳn,
tỷ lệ hút thuốc lá trong nhóm bệnh là 72,7% [18], [19].


7

Một số nghiên cứu của bệnh viện Bạch Mai cho thấy từ năm 1996-2000
tỷ lệ các bệnh nhân mắc COPD vào điều trị là 25,1% đứng đầu các bệnh lý hô
hấp [20].
Theo nghiên cứu của Chu Thị Hạnh và cộng sự [20] tiến hành điều tra
ngẫu nhiên trên 14.246 người dân >16 tuổi tại 7 vùng miền sinh thái trên cả
nước cho thấy rằng độ lưu hành hen phế quản ở người trưởng thành Việt Nam
năm 2010 là 4.1% [3], [18]. Trong đó tỷ lệ mắc bệnh cao nhất là ở nhóm trên
80 tuổi (11,9%) và thấp nhất ở nhóm 21-30 tuổi (1,5%), tỷ lệ mắc hen ở nam
giới là 4,6%, tỷ lệ mắc hen ở nữ giới là 3,6%. Nghiên cứu cũng cho thấy hiện
nay nhiều phương pháp điều trị hen, trong đó điều trị bằng thuốc tây y chiếm
91,1%, đông y chiếm 14,4%, bên cạnh đó nghiên cứu cũng cho thấy chỉ có
29,1% người có điều trị dự phòng hen, và 57,7% người bệnh chưa từng dùng
thuốc dự phòng hen nào, ngoài ra tỷ lệ bệnh nhân có theo dõi lưu lượng đỉnh
tại nhà khá thấp, chỉ chiếm 4,5%, trong đó chỉ có 5% bệnh nhân hen trên toàn
cầu được kiểm soát hen tốt [18], [21].
COPD là bệnh biểu hiện bằng tắc nghẽn luồng khí thở ra không hồi phục
hoàn toàn do phản ứng viêm không đặc hiệu ở đường thở bởi tác động các

yếu tố bụi và khí độc hại, bệnh thường tiến triển nặng dần, tác động toàn thân
nhưng có thể phòng và điều trị được. Theo nghiên cứu của Đinh Ngọc Sỹ
(2006) tỷ lệ BPTNMT ở Việt Nam trong cộng đồng dân cư từ 15 tuổi trở lên
có tỷ lện 2,2%, theo đó nam là 3,5%, nữ là 1,1% [3], [18]. Tỷ lệ COPD trong
cộng đồng dân cư từ 40 tuổi trở lên là 4,2%, trong đó nam là 7,1%, nữ là
1,9%, miền bắc là 5,7%,miền trung 4,6%, miền nam là 1,9%, tỷ lệ bị bệnh ở
thành thị là 3,3%, nông thôn là 4,7%. Gánh nặng của bệnh BPTNMT tăng lên
hàng năm, dự báo đến năm 2020, COPD xếp hàng thứ 5 những bệnh hay gặp
và hàng thứ 3 trong các nguyên nhân gây tử vong, trong các yếu tố nguy cơ
của bệnh thì khói thuốc lá có vai trò quan trọng [3], [18], [19].


8

1.1.3. Chẩn đoán bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính giai đoạn ổn định
A, Lâm sàng:
Bệnh nhân thường trên 40 tuổi, có tiền sử hút thuốc lá, thuốc lào hoặc
nghề nghiệp có tiếp xúc với khói bụi, ô nhiễm môi trường…
Bệnh nhân thường đến khám vì ho, khạc đờm, khó thở.
Ho: nhiều về buổi sáng, ho cơn hoặc ho thúng thắng, có kèm khạc
đờm hoặc không.
Khạc đờm: tăng lượng đờm trong, nhầy, trừ đợt cấp có bội nhiễm thì
đờm màu vàng hoặc màu xanh.
Khó thở: có đặc điểm tăng dần, tăng khu gắng sức, duy trì kéo dài.
Khám lâm sàng:
- Kiểu thở: thở mím môi nhất là khi gắng sức
- Có sử dụng các cơ hô hấp phụ: cơ liên sườn, co kéo hõm ức,
- Có sử dụng cơ bụng khi thở ra, thở nghịch thường
- Đường kính trước sau lồng ngực tăng lên (ngực hình thùng)
- Gõ: vang, nhất là khi có giãn phế nang

- Nghe: tiếng tim mờ, rì rào phế nang giảm, ran rít, ran ngáy
- Có thể có dấu hiệu tăng áp lực động mạch phổi
B. Cận lâm sàng:
Chức năng thông khí
Để giúp phát hiện bệnh trong giai đoạn sớm của bệnh nên tiến hành đo
chức năng thông khí cho tất cả bệnh nhân có ho, khạc đờm mạn tính mặc dù
chưa có khó thở. Khi đo chức năng thông khí cần đánh giá các thông số: dung
tích sống gắng sức (FVC), thể tích khí thở ra tối đa trong một giây đầu tiên
(FEV1), chỉ số Tiffeneau (FEV1/VC), và Gaensler (FEV1/FVC). Phân độ
nặng COPD theo GOLD 2013.


9

Chẩn đoán xác định COPD khi chỉ số Tiffeneau (FEV1/VC), và Gaensler
(FEV1/FVC) < 70% sau test giãn phế quản.
Các giai đoạn theo trị số FEV1:
I: COPD nhẹ FEV1 > 80% trị số lí thuyết
Có hoặc không có triệu chứng mạn tính
II:COPD vừa 50% < FEV1<80% trị số lý thuyết
Thường có các triệu chứng mạn tính
III: COPD nặng

30% < FEV1<50% trị số lý thuyết

Khó thở tăng và tái phát làm ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống
IV: COPD rất nặng FEV1<30% trị số lý thuyết
Hoặc FEV1<50% nhưng có biến chứng tăng áp động mạch phổi hoặc
suy hô hấp mạn tính
Đo khí máu động mạch:

Bệnh nhân COPD nên được tiến hành đo khí máu động mạch khi có kết
quả đo chức năng thông khí với FEV1<50% hoặc lâm sàng gợi ý suy tim phải
hoặc suy hô hấp. Chẩn đoán suy hô hấp với PaO2 <60mmHg có hoặc không
có tăng PaCO2 >50mmHg khi thở khí trời.
X-quang phổi thường quy
Giai đoạn đầu đa số bình thường, trên phim có thể thấy hình ảnh đậm các
nhánh phế huyết quản: “phổi bẩn”. Khi bệnh tiến triển nặng thấy viêm phế
quản mạn tính hoặc giãn phế nang:
- Lồng ngực giãn: tăng khoảng sáng trước và sau tim, vòm hoành bị đẩy
xuống, xương sườn nằm ngang. Một số ít trường hợp thấy hình ảnh vòm
hoành phẳng hoặc vòm hoành đảo.
- Hình ảnh dày thành phế quản: thường tìm thấy ở phân thùy trước hoặc
sau của thùy trên hoặc phân thùy trên của thùy dưới.


10

- Hình ảnh bóng khí thũng dưới màng phổi ở đáy phổi, nhiều khi chỉ
phát hiện được nhờ chụp cắt lớp vi tính lồng ngực.
- Các mạch máu ngoại vi thưa thớt tạo nên vùng giảm động mạch kết
hợp với hình ảnh căng giãn phổi.
- Cung động mạch phổi nổi, kích thước động mạch phổi ngoại vi thon lại
nhanh chóng. Đây là dấu hiệu rất có giá trị để chẩn đoán tăng áp động mạch
phổi, ngoài ra đường kính động mạch phổi thùy dưới bên phải >16mm cũng
là dấu hiệu tăng áp động mạch phổi.
- Tim dài, thõng, giai đoạn cuối có hình ảnh tim to toàn bộ
Chụp cắt lớp vi tính:
Thường được tiến hành khi có giãn phế nang. Cần chụp cắt lớp độ phân
giản cao.Trên hình ảnh chụp cắt lớp vi tính thấy có các vùng sáng, không có
mạch máu, các bóng khí.

Điện tâm đồ
Được tiến hành để xác định biến chứng tâm phế mạn ở bệnh nhân
COPD. Trên hình ảnh điện tim có thể thấy:
P phế ở D2, D3, aVF: P cao >2,5mm, nhọn, đối xứng
Dày thất phải
Siêu âm tim Doppler
Nhằm đánh giá tình trạng tăng áp động mạch phổi, giãn thất phải, suy
tim trái phối hợp.
Một số thăm dò khác:
- Test phục hồi với thuốc giãn phế quản:
Thường được tiến hành một lần tại thời điểm lúc chẩn đoán. Trước khi
làm test bệnh nhân phải dừng thuốc giãn phế quản kéo dài trong 24h và thuốc
giãn phế quản tác dụng ngắn trong 4h. Bệnh nhân được đo thông khí để có chỉ
số FEV1 trước test, sau đó bệnh nhân được xịt 400µg salbutamol, nghỉ 30


11

phút sau đó đo lại chức năng thông khí để có được FEV1 sau test. Nếu FEV1
sau test chỉ tăng được <15% khi đó được xem là test âm tính và loại trừ hen
phế quản, ngoài ra test còn cho phép đánh giá khả năng đáp ứng với thuốc
giãn phế quản của bệnh nhân mắc bệnh phổi mạn tính.
-Test phục hồi với thuốc glucocorticosteroid :
Cho bệnh nhân dùng glucocorticosteroid dạng xịt trong thời gian 6 tuần
đến 3 tháng sau đó đo lai FEV1,so sánh với FEV1 trước test. Nếu FEV1 tăng
> 200ml hoặc tăng >12% khi đó bệnh nhân được cho đáp ứng với
glucocorticosteroid. Đây là tiêu chí để quyết định điều trị corticoid kéo dài
cho bệnh nhân [22].
C. Phân loại COPD theo GOLD 2017[22]
Tiền căn đợt


Đánh giá triệu chứng/nguy cơ

Kịch phát

đợt kịch phát

≥ 2 hoặc

(C)

(D)

≥ 1 Phải nhập viện

Ít triệu chứng

Nhiều triệu chứng

0 hoặc 1

Nguy cơ cao
(A)

Nguy cơ cao
(B)

Không nhập viện

Ít triệu chứng


Nhiều triệu chứng

Nguy cơ thấp
mMRC 0-1
CAT < 10

Nguy cơ thấp
mMRC ≥ 2
CAT ≥ 10

1.2. Tổng quan rối loạn thăng bằng ở bệnh nhân COPD cao tuổi.
1.2.1. Một số nghiên cứu về rối loạn thăng bằng người cao tuổi.
Hiện nay lão hóa đang là vấn đề được nhiều người quan tâm nghiên cứu
vì tuổi thọ ngày càng cao, số người cao tuổi ngày càng đông. Việc phân chia
người cao tuổi, trẻ theo tuổi không phản ánh chính xác quá trình sinh học.
Theo P. Baumgartner (1968) [23] chia các giai đoạn tuổi như sau:
Giai đoạn phát triển: từ lúc mới đẻ đến 20-22 tuổi


12

Giai đoạn thanh niên: từ 22 – 45 tuổi
Giai đoạn trước lão hóa có hai thời kỳ:
- Thời kỳ chuyển tiếp: từ 45 đến 60 tuổi
- Thời kỳ lão hóa thực sự: từ 61 đến 80 tuổi
Giai đoạn lão hóa có hai thời kỳ:
- Thời kỳ còn hoạt động: từ 80 đến 94 tuổi
- Thời kỳ lão hóa hẳn: từ 95 tuổi trở đi.
Cách phân chia như trên hiện nay vẫn còn áp dụng ở nhiều nước, nhưng

có nhiều tác giả khác cho lão hóa từ 65 tuổi trở đi. Ngoài ra còn nhiều cách
phân chia giai đoạn khác nhau nữa.
Tổ chức Y tế Thế giới sắp xếp các lứa tuổi như sau [1]:
45 đến 59 tuổi: tuổi trung niên
60 đến 74 tuổi: người có tuổi
75 đến 90 tuổi: người già
90 tuổi trở đi: người già sống lâu.
Hiện nay, nhiều nước cũng theo cách quy định chính thức phân loại của
Tổ chức Y tế Thế giới [23].
Theo công bố của Tổ chức Y tế Thế giới, năm 1970 số người 60 tuổi trở
lên trên toàn thế giới là 291 triệu( tức 8% dân số thế giới). Đến năm 2000 con
số đã là 600 triệu người. Năm 2011 Liên hợp quốc đã công bố thế giới đang
bước vào giai đoạn già hóa với tỷ lệ người trên 60 tuổi là trên 10% dân số [1],
[23], [24].
Nếu tính từ 60 tuổi trở lên thì tỷ lệ người già ở một số nước như sau:
Pháp (18,2%), Chi lê (7,2%), Ấn độ (7%), Singapore (5,7%). Tỷ lệ người từ
60 tuổi trở lên so với dân số là 16% ở Bungari, 17,5% ở Hungari, 21% ở Đức,
12,8% ở Liên xô trước đây [1], [23], [24].


13

Những năm gần đây, dân số già tăng lên rất nhanh, biểu hiện trên tỷ lệ
người già so với dân số chung, qua các cuộc điều tra dân số. Lấy tỷ lệ người
từ 60 tuổi trở lên ở một số nước cho thấy: Bungari trong 16 năm qua, tỷ lệ
tăng từ 11,4% lên 16%, ở Hungari trong 27 năm qua tăng từ 9,8% lên 17,5%,
Ba Lan trong 22 năm tăng từ 6,7% lên 13,5% [ 23], [24].
Tuổi thọ trung bình cũng tăng nhanh: Tuổi thọ trung bình dưới thời cổ
đại La Mã khoảng 25 tuổi, sang thế kỷ XIX là 37 tuổi, nhưng sang thế kỷ XX
đã tăng lên khoảng 70 tuổi ở châu Âu và châu Mỹ. Ở Nga tuổi thọ trung bình

là 32 tuổi năm 1887 lên 44 tuổi năm 1926, lên 67 tuổi năm 1957 và lên 73
tuổi năm 1974 [23].
Ở Việt Nam tuổi thọ trung bình tăng nhiều ở miền Bắc, tuổi thọ trung
bình năm 1939 là 18,6 tuổi ở nam và tăng lên 34 tuổi năm 1960, tăng lên 49
tuổi năm 1969 và 59 tuổi ở nam, 75 tuổi ở nữ những năm 1975 – 1979 [23]. Ở
miền Nam Việt Nam chưa có số liệu chung, riêng trong vùng Sài Gòn (cũ)
năm 1962, tuổi thọ trung bình là 51 tuổi ở nam và 58,7 ở nữ, năm 1967 là
51,1 ở nam và 59,4 tuổi ở nữ. Tuổi thọ trung bình cả nước năm 1980 chưa
được thống kê nhưng theo ước lượng qua một số vùng điểm khoảng 62 cho
nam và 66 cho nữ [23]. Số người từ 60 tuổi trở lên trong cả nước năm 1980 là
3,33 triệu người chiếm 7,1% dân số. Năm 2012 người cao tuổi Việt Nam
khoảng 9, 2 triệu người trên 60 tuổi và chiếm tỷ lệ 10,5% [23], [24].
Khoảng 20 – 40% người già trên 65 tuổi có rối loạn ít nhiều về thăng
bằng, một nửa trong số họ có bất thường thực sự, tuổi càng cao rối loạn thăng
bằng càng hay gặp. Ở nhóm trên 85 tuổi, có khoảng 40-50% có rối loạn về
cân bằng, bệnh nhân cần giúp đỡ khi đi lại trong phòng, leo cầu thang hoặc đi
ở khoảng cách xa 500 m [4], [5].
Rối loạn thăng bằng sẽ dẫn tới nguy cơ ngã, ngã được định nghĩa như
một sự kiện, được bản thân người ngã hoặc người xung quanh chứng kiến làm


14

cho cơ thể ngã xuống đất hoặc chúi người về phía trước, người ngã có thể tỉnh
hoặc mê, bị chấn thương hoặc không. Ngã là một vấn đề nghiêm trọng ở
người cao tuổi vì nó rất thường hay gặp, gây tàn phế thậm chí tử vong và là
nguyên nhân đứng hàng thứ năm ở người cao tuổi. Ngã là một yếu tố gây tử
vong ở bệnh viện, 25% số ca nhập viện do ngã ở người cao tuổi bị tử vong,
trong khi chỉ có 6% tử vong do các nguyên nhân khác. Ngã gây ra trên 10.000
ca tử vong một năm ở nhóm trên 65 tuổi. Khoảng 30-40% người cao tuổi trên

65 tuổi ngã ít nhất 1 lần trong 1 năm và tỷ lệ này tăng rất cao ở người trên 75
tuổi và người phải điều trị lâu dài. Ở Pháp có khoảng 1,2 đến 1,5 triệu người
cao tuổi bị ngã do rối cân bằng 1 lần trong 1 năm. Ngã tăng lên theo tuổi, đặc
biệt ở nhóm trên 85 tuổi, nhất là nhóm có suy giảm nhận thức. Ngã có tỷ lệ rất
cao ở nhóm người rất già và nhóm người có hạn chế vận động. Ngã thường có
nguy cơ tái phát và tiên lượng không tốt ở nhóm này. Tỷ lệ ngã còn thay đổi
tùy theo từng quần thể và môi trường sống, tỷ lệ thấp nhất ở người già tương
đối khỏe mạnh và sống chung cùng gia đình. Hàng năm có khoảng 1/3 số
người trong nhóm này bị ngã, phần lớn không gây thương tật nghiêm trọng,
nhưng có khoảng 4% bị gẫy xương cần phải nhập viện. Với những người già
sống trong trại dưỡng lão hoặc bệnh viện thì tỷ lệ bị ngã gấp 3 lần so người
sống tại gia đình. Hàng năm có khoảng 40-60% người sống trong trại dưỡng
lão bị ngã, 10-25% bị ngã kèm theo gẫy xương hoặc chấn thương nghiêm
trọng phải chuyển đến bệnh viện. Theo một nghiên cứu có 40% người già
nằm ở trại dưỡng lão do bị ngã và chi phí cho ngã rất cao. Trung tâm phòng
chống ngã quốc gia Mỹ cho biết chi phí hàng năm cho ngã lên tới 27,3 tỷ đô
la, chi phí điều trị cho ngã ở Pháp lên tới hàng triệu euro [23], [25].
Nghiên cứu Brooke salzman và cs (2010) về dáng đi và rối loạn thăng
bằng ở người cao tuổi cho thấy ít nhất 30% người lớn tuổi từ 65 tuổi trở lên
gặp khó khăn trong việc đi bộ hoặc đi lên một bậc cầu thang, có khoảng 20%


15

phải cần sự trợ giúp cho việc di chuyển, rối loạn thăng bằng đã được phát hiện
ở khoảng 25% người từ 70 đến 74 tuổi, và gần 60% ở độ tuổi từ 80 đến 84 và
người cao tuổi trên 65 thì có tới 35% người cao tuổi được phát hiện có sự rối
loạn cân bằng hoặc có dáng đi bất thường, rối loạn cân bằng dẫn đến ngã
được xác định do các nguyên nhân, viêm khớp 35%, hạ huyết áp tư thế 9%
[4], [26].

Nghiên cứu Alexandru Floria Crian và cs (2015) về rối loạn thăng bằng
ở bệnh nhân có COPD ở 46 bệnh nhân COPD mức độ trung bình và nặng cho
thấy qua Timed Up to Go test (TUG) tỷ lệ thời gian COPD giai đoạn ổn định
là 12,3 giây và COPD giai đoạn cấp là 15,9 giây với p < 0,001, và cho rằng
rối loạn thăng bằng ở người cao tuổi sẽ tăng lên cùng tuổi tác và tăng lên ở
những người cao tuổi có các bệnh cấp tính hoặc những người cao tuổi sống
dài hạn ở các trại dưỡng lão [4].
Xác định một rối loạn thăng bằng có thể là một thách thức, bởi vì không
có một tiêu chuẩn rõ ràng được chấp nhận để xác định bất thường về thăng
bằng và lối đi bình thường ở người cao tuổi [4], [23], [26]. Nghiên cứu so
sánh những người khỏe mạnh trong độ tuổi 70 của họ so với thời kỳ 20 tuổi
của họ chứng minh giảm 10 đến 20% trong tốc độ đi và độ dài mỗi bước sải
chân [4], [23]. Các đặc tính khác của thăng bằng thường thay đổi khi lão hóa
bao gồm chiều rộng mặt sân tăng lên, thời gian mỗi bước chân tăng lên, tư thế
người cong, sức mạnh mỗi bước chân giảm đi. Những thay đổi này có thể
biểu hiện ở sự thích ứng với những thay đổi trong hệ thống cảm giác hoặc
giúp người cao tuổi tạo ra một hình thức đi bộ an toàn hơn và ổn định hơn.
Thuật ngữ “Rối loạn thăng bằng người cao tuổi” đã được sử dụng để mô
tả những rối loạn khi đi bộ ở người lớn tuổi khi không thể xác định được căn
bệnh tiềm ẩn của họ. Nó được đặc trưng bởi mô hình đi bộ chậm, rộng, xáo
trộn và thận trọng [23]. Tuy nhiên sự hiểu biết hiện tại về rối loạn cân bằng là


16

một thách thức bởi vì hầu hết những thay đổi lớn của cân bằng là do một hoặc
nhiều điều kiện cơ bản tạo lên. Do vậy có tới 20% người cao tuổi vẫn giữ
được dáng đi bình thường đến tuổi già, củng cố một điều rằng lão hóa không
cùng với rối loạn thăng bằng [4], [5]. Rối loạn thăng bằng ở người cao tuổi có
thể biểu hiện lâm sàng của một bệnh vì có thể rối loạn cân bằng xuất hiện

cùng với một số bênh mạn tính như tim mạch, COPD [4], [5], [23].
Nguyên nhân của rối loạn thăng bằng có thể được liệt kê ở một số bệnh,
và sẽ gây rối loạn thăng bằng vì nhiều lý do như gây đau, khó thở, mất cân
bằng, sức khỏe giảm sút, hạn chế vận động, giảm cảm giác, mệt mỏi, có thể
giảm nhận thức và khả năng thích ứng của cơ thể người cao tuổi với môi
trường xung quanh, ngoài ra phẫu thuật gần đây, hoặc nhập viện do bệnh cấp
tính có thể dẫn đến rối loạn thăng bằng, việc sử dụng nhiều loại thuốc (trên
bốn loại) cũng có thể dẫn tới rối loạn thăng bằng và tăng tỷ lệ ngã [24], [26].
1.2.2. Các thang điểm đánh giá rối loạn thăng bằng người cao tuổi.
Hiện nay chưa trên thế giới chưa có một tiêu chuẩn vàng để đánh giá rối
loạn thăng bằng, mà công cụ để chẩn đoán và đánh giá rối loạn thăng bằng chủ
yếu dựa vào các thang điểm. Theo Shylie F.H. Mackintosh và cs (2007) [59] các
thang điểm để đánh giá rối loạn thăng bằng phải đủ các tiêu chuẩn sau:
+ Thang điểm phải phù hợp với tất cả mọi người cao tuổi trong cộng đòng
+ Thang điểm phải được thực hiện dễ dàng trong các điều kiện khác nhau.
+ Thang điểm phải đánh giá được ít nhất 2 trong số 3 tiêu chuẩn của rối
loạn thăng bằng sau:
Đánh giá rối loạn thăng bằng khi nghỉ ngơi
Đánh giá rối loạn thăng bằng khi di chuyển
Đánh giá rối loạn thăng bằng trong các điều kiện giác quan khác nhau
(rối loạn tiền đình, thị giác…)
Trong tổng số 33 thang điểm đánh giá rối loạn thăng bằng thì chỉ có 15
thang điểm phù hợp với các tiêu chuẩn trên, trong đó chỉ có thang điểm Berg


×