Tải bản đầy đủ (.docx) (55 trang)

Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học sinh sản cá Chạch lấu (Mastacembelus favus) và thử nghiệm ương nuôi nuôi giai đoạn từ cá bột lên cá hương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.8 MB, 55 trang )

Học Viện Nông Nghiệp Việt Nam
Khoa Thủy Sản

BÁO CÁO TỐT NGHIỆP
Đề Tài:
Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học sinh sản cá Chạch
lấu (Mastacembelus favus) và thử nghiệm ương nuôi nuôi giai
đoạn từ cá bột lên cá hương tại Hưng Yên.

Sinh viên thực hiện : Nguyễn Công Vượng
Mã sinh viên

: 594238

Lớp

: K59 NTTS

Người hướng dẫn

: ThS. Nguyễn Công Thiết
ThS. Trần Anh Tuấn.

1


2


LỜI CAM ĐOAN
Em xin cam đoan nhưng số liệu trong báo cáo này là hoàn toàn trung thực


và chính xác. Đây là kết quả của quá trình theo dõi trong thời gian thực tập,
không sao chép của bất cứ tác giả nào khác.
Em xin cam đoan mọi tài liệu tham khảo đã trích dẫn đều được nêu trong
phần tài liệu tham khảo.

Sinh Viên

Nguyễn Công Vượng

3


LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên em xin cảm ơn chân thành tới thầy giáo hướng dẫn thực tập
ThS Nguyễn Công Thiết, người đã quan tâm, chỉ bảo, giúp đỡ em trong suốt quá
trình thực tập: định hướng phương pháp khoa học và các góp ý cho bài khóa
luận này.
Để có vốn kiến thức thực hiện bài khóa luận em xin chân thành cảm ơn các
thầy cô đang giảng dạy tại Khoa Thủy Sản – Học Viện Nông Nghiệp Việt Nam ,
đặc biệt, các thầy cô đang giảng tại Bộ môn Nuôi trồng Thủy sản đã có những
bài giảng và buổi thực hành đầy lý thú và nhiều kiến thức thực tế.
Lời cảm ơn sâu sắc của em tới ThS Trần Anh Tuấn và tập thể các anh chị
cán bộ của Trung tâm Tư vấn, Sản xuất, Dịch vụ và chuyển giao Công nghệ thủy
sản – Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản 1 - Đình Bảng – Từ Sơn – Bắc Ninh
đã giúp đỡ hoàn thành bài khóa luận này.Đặc biệt, em xin cảm ơn anh Ngô
Quang Tuất, Nguyễn Tiến Đạt đã góp ý và chỉ bảo em trong những ngày thực
hiện đề tài từ tác phong làm việc khoa học, tư duy đến các làm và tiếp cận với
các đối tượng cần nghiên cứu.
Em cũng xin gửi lời cảm ơn anh Lưu Văn Dũng và hợp tác xã thủy sản
Hưng Phát – Quang Hưng – Phù Cừ - Hưng Yên đã tạo điều kiện cho em hoàn

thành khóa luận này.
Sự cảm ơn đặc biệt và chân thành nhất em xin gửi đến gia đình và hai người
bạn Nguyễn Minh Quân và bạn Nguyễn Quốc Vương đã dành sự quan tâm,
động viên trong suốt quá trình học tập và làm đề tài tốt nghiệp để em có được
thành công này.
Em xin chân thành cảm ơn!!!
Hà Nội, ngày ....tháng.... năm 2018
Sinh Viên
Nguyễn Công Vượng
4


MỤC LỤC

5


DANH MỤC BẢNG

6


DANH MỤC HÌNH

7


MỞ ĐẦU
Cá Chạch lấu (Mastacembelus favus) là một trong các loài cá nước ngọt có
tiềm năng phát triển cao với giá trị kinh tế lớn gần gũi với người nông dân. Ở

nước ta, cá Chạch được nuôi chủ yếu ở các thủy vực nước ngọt như sông, suối
từ miền núi trung du và đồng bằng Nam Bộ. Cá Chạch có chất lượng thịt thơm
ngon, có thể chế biến được thành nhiều món ăn và được thị trường rất ưa
chuộng.
Trong những năm gần, một số tỉnh phía Bắc đã đưa loài cá này vào nuôi thử
nghiệm và bước đầu đã mang lại hiệu quả kinh tế. Tuy nhiên, nguồn cá Chạch
giống hiện nay phụ thuộc chủ yếu phải vận chuyển từ trong Nam ra Bắc lên tỷ lệ
hao hụt cao, chi phí lớn. Nên cần nghiên cứu và thử nghiệm sản xuất trực tiếp
giống cá Chạch ở các viện, trường và các địa phương đang có thành công về
nuôi thương phẩm loài cá này.
Theo kết quả nghiên cứu của Nguyễn Thành Trung và ctv (2009) đã thành
công trong nghiên cứu sản xuất giống nhân tạo ở nhiệt độ 28 – 30 0C thì thời gian
hiệu ứng của các chất kích sinh sản trên cá Chạch lấu là từ 46- 49 giờ, thức ăn
phù hợp cho ương nuôi từ cá bột lên cá giống phù hợp nhất là moina và trùn chỉ.
Năm 2015, Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản 1 đã xây dựng thành công quy
trình sản xuất giống nhân tạo cá Chạch lấu (Mastacembelus armatus), và đã
chuyển giao công nghệ sản xuất giống và nuôi thương phẩm thành công cho một
số tỉnh như Nghệ An, Yên Bái, Bắc Ninh.
Với mục đích học tập nghiên cứu và góp phần hoàn thiện quy trình sản xuất
giống nhân tạo cá Chạch lấu tại Miền Bắc, tôi đã tiến hành làm đề tài:“ Nghiên
cứu một số đặc điểm sinh học sinh sản cá Chạch lấu (Mastacembelus favus)” và
thử nghiệm ương nuôi giai đoạn từ cá bột lên cá hương tại Hưng Yên.
1.2 Mục tiêu đề tài:
1.2.1: Mục tiêu chung:
Tiếp cận công tác nghiên cứu khoa học và góp phần hoàn thiện quy trình sản
xuất giống nhân tạo cá Chạch lấu tại Hưng Yên.
8


1.2.2: Mục tiêu cụ thể:

Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học sinh sản.
Nghiên cứu kỹ thuật sinh sản nhân tạo cá Chạch lấu.
Thí nghiệm ương nuôi cá Chạch lấu giai đoạn ương từ cá bột lên cá hương
cỡ 3 – 4 cm/con.

9


Phần I: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1: Đặc điểm phân loại Chạch lấu (M. Favus)
1.1.1: Hình thái, phân loại cá Chạch lấu.


Phân loại.
Bộ: Synbranchiformes
Họ: Mastacembelidae
Giống: Mastacembelus
Loài:Mastacembelus favus
Tên thường gọi: cá Chạch lấu.
Tên tiếng anh: Tire track eel

Hình 1. Cá Chạch lấu (Mastacembelus favus)
Thân tròn, dài, phần đuôi dẹp bên. Vảy rất nhỏ. Đường bên liên tục. Đầu rất
nhọn, mõm dài hơn đường kính mắt, phía dưới có nếp da có thể hoạt động được.
Trên hai hàm có nhiều răng nhỏ nhọn. Miệng bé, rạch miệng chỉ do xương hàm
trên làm thành.
Phía dưới trước mắt có 1 gai nhọn, đầu gai chĩa về phía sau hơi chếch
xuống dưới. Phía dưới sau xương nắp mang trước có 3 - 4 gai nhọn. Mắt bé, sâu
ở hai bên đầu. Khe mang bé, mở ra ở phía dưới, hướng về trước đến giữa xương
nắp mang trước. Vây lưng rất dài, phần tia vây gắn liền với vây đuôi. Vây hậu

10


môn có 3 gai, gai thứ hai to khoẻ, gai thứ ba chìm sâu, phần tia vây gắn liền với
vây đuôi. Vây ngực ngắn bằng, viền hai bên tròn. Không có vây bụng. Vây đuôi
nhỏ ngắn.
Cá có màu nâu, màu xám đen ở thân, bụng màu vàng nhạt, trên thân toàn bộ
hoặc từ đường bên trở lên có nhiều vân chấm đen.
Cá Chạch lấu có thể đạt đến 91 cm chiều dài trong môi trường sống tự
nhiên, nhưng thường không vượt quá 51 cm trong điều kiện nuôi nhốt.
1.2 Đặc điểm sinh học
1.2.1 Phân bố
Cá Chạch lấu phân bố tự nhiên ở đồng bằng sông Cửu Long là đối tượng
nuôi ưa thích của người dân địa phương. Cá Chạch lấu phân bố ở cả nước ngọt
và nước lợ nhạt, kích cỡ có thể đạt tới 91 cm (Sokheng, 1991).
1.2.2 Nhu cầu dinh dưỡng
Cá Chạch lấu là loài ăn tạp, bắt mồi chủ yếu vào ban đêm. Trong tự nhiên
cá ăn thiên về động vật, thức ăn bao gồm các sinh vật đáy, các loài giun, ấu
trùng côn trùng và côn trùng trưởng thành, tôm tép, thậm chí cá con cùng với
mùn bã hữu cơ và một số loài thực vật. Ống ruột ngắn, khoảng 50 - 60% chiều
dài thân. Độ no của dạ dầy cá thường thấy ở bậc 2 và 3 (Nguồn lợi thuỷ sản
Việt Nam, 1996).
Nguyễn Văn Khải (2008) nghiên cứu về hình thái giải phẫu hệ thống tiêu
hóa đã đưa ra kết luận cá Chạch lấu là loài ăn động vật và chủ động bắt mồi.
Kết quả phân tích thức ăn trong ống tiêu hóa loài cá này theo phương pháp kết
hợp giữa tần số xuất hiện và khối lượng cho thấy cá ăn thức ăn có nguồn gốc
động vật như: cá, giáp xác, nhuyễn thể, mùn bã hữu cơ…trong đó thức ăn là
côn trùng vẫn chiếm tỷ lệ cao nhất (40,6%) và giáp xác (16,4%) trong ống
tiêu hóa.
Nghiên cứu của Nguyễn Văn Triều (2010) về đặc điểm sinh học Chạch

lấu cho biết kết quả của giải phẫu hệ thống ống tiêu hóa như sau: Miệng cá có
thể co duỗi được, rạch miệng kéo dài gần tới mắt, răng nhỏ mịn rải đều trên cả
11


2 hàm và có ngọn hướng vào xoang miệng, lược mang thưa, lỗ mang hẹp.
Thực quản của cá ngắn, có vách dày, mặt trong thực quản có nhiều nếp gấp nên
co giản được. Dạ dày cá có hình chữ J, nhỏ, vách rất dày, mặt trong có nhiều
nếp gấp, có thể giản nở được. Ruột cá ngắn, gấp khúc, có vách dày. Chiều dài
ống tiêu hóa tăng theo sự gia tăng tỉ lệ các loại thức ăn thực vật trong khẩu
phần ăn của cá (Alikunhi và Rao, 1951). Tỷ lệ giữa chiều dài ống tiêu hóa với
chiều dài cơ thể cá Chạch lấu là 0,62 ± 0,08. Vì vậy, có thể kết luận rằng cá
Chạch lấu thuộc loài cá ăn động vật và chủ động tìm mồi.
Theo kết quả của Nghiên cứu kỹ thuật nuôi thương phẩm và thử nghiệm
sản xuất giống cá Chạch lấu (Mastacembelus favus) tại Hà Nội của Trung tâm
giống Thủy sản Hà Nội (2014 – 2016) cho thấy ở hàm lượng protein ≥ 40% thì
phù hợp với cá trong các giai đoạn.
1.2.3 Sinh trưởng
Theo kết quả của Nghiên cứu kỹ thuật nuôi thương phẩm và thử nghiệm sản
xuất giống cá Chạch lấu (Mastacembelus favus) tại Hà Nội của Trung tâm giống
Thủy sản Hà Nội (2014 – 2016) đưa ra một số tăng trưởng như sau:
Cá có tốc độ tăng trưởng chiều dài nhất khi sử dụng thức ăn với hàm lượng
protein là 40%. Tốc độ tăng trưởng khối lượng cao nhất với hàm lượng protein
là 44%. Tốc độ tăng trưởng của cá nuôi trong ao lớn hơn cá nuôi trong bể trong
giai đoạn thương phẩm. Tuy nhiên, cá Chạch lấu nuôi trong giai và trong bể giai
đoạn đầu là tốt hơn nuôi trong ao.
Cá Chạch lấu là loài sống nước ngọt, sống ở tầng đáy ưa chui rúc, ưa hoạt
động ban đêm, không thích ánh sáng mạnh. Với một số chỉ tiêu môi trường phù
hợp: T0 nước 20 – 290C, pH thích hợp là 6,5 - 7,5 (Riede, 2004)..
Kích cỡ thành thục lần đầu của cá Chạch lấu

Cá chỉ thành thục sau khi đạt đến một chiều dài nhất định, do vậy xác định
sự thành thục theo chiều dài là một trong các chỉ tiêu quan trọng trong việc đánh
giá mức độ thành thục của một quần thể cá (Michael King, 1996). Kết quả
12


nghiên cứu cho thấy chiều dài trung bình của cá Chạch lấu thành thục lần đầu là
29 ± 8,42 cm (n = 255). Trong khi đó chiều dài trung bình của cá đực thành thục
là 25,5 ± 2,55 cm (n = 125), cá cái thành thục là 31,9 ± 8,25 cm (n = 130).


Sức sinh sản của cá Chạch lấu
Sức sinh sản tuyệt đối của cá Chạch lấu dao động trong khoảng từ 11.209 –

45.631 trứng/cá. Ở cá Chạch lấu thì có sự tương quan giữa kích thước và khối
lượng cơ thể với sinh sản của cá. Cá có kích thước và khối lượng càng lớn thì
sức sinh sản càng lớn (Nguyễn Quốc Đạt, 2007) và cá kết cũng có sự tương
quan này (Nguyễn Văn Triều, 2006). Tuy nhiên ở cá Chạch lấu thì không thấy rõ
sự tương quan này.
Sức sinh sản là chỉ số quan trọng phản ảnh mức độ tồn tại của mỗi loài,
những loài cá khác nhau thì khác nhau (Pravdin, 1963). Sức sinh sản của cá
Chạch lấu là tương đối lớn từ 11.209 đến 45.631 trứng/cá thể, trong khi sức sinh
sản của một số loài sống ở sông khác như cá kết (M. bleekeri) là 1.107 – 18.270
trứng/cá cái (Nguyễn Văn Triều, 2006), cá Chạch lấu (M. Siamensis) là 1.587 –
3.112 trứng/cá cái (Nguyễn Quốc Đạt, 2007).
1.3 Một số kết quả nghiên cứu về sản xuất giống
1.3.1 Mùa vụ sinh sản
Cá Chạch lấu thường sinh sản vào tháng 4 đến tháng 6 hàng năm
(Pathiyagoda, 1999).
1.3.2 Phương pháp tuyển chọn cá bố mẹ và nuôi vỗ thành thục



Phương pháp tuyển chọn cá bố mẹ
Chọn cá Chạch bố mẹ vào nuôi vỗ phải khỏe mạnh, không sây sát, không dị

hình, có trọng lượng từ 100 gr trở lên và trên 1 năm tuổi.
Cá bố mẹ được tuyển chọn nuôi vỗ có thể là cá ngoài tự nhiêu gom về nuôi
vỗ, cá bố mẹ được chọn từ nuôi thương phẩm từ các hộ tại đồng bằng sông Cửu
Long.


Ao nuôi vỗ:
13


Cá Chạch lấu có thể nuôi vỗ được ở cả 2 hình thức: Trong ao
và trong bể xi-măng.
Đối với ao cần tát cạn, bón vôi 7 – 10 kg/100 m 2, phơi đáy
ao 2 – 3 ngày sau đó cấp nước vào ao qua lưới lọc, độ sâu cần
đạt 1,2 – 1,5 m. Trong ao tạo giá thể cho cá trú ẩn như thả chà
cây hoăc dùng ống nhựa Ø 60 mm trở lên xuống đáy ao, chà bó
lại thành bó và ống nhựa cắt từng đoạn có chiều dài 0,6 – 0,8 m
thả xuống đáy ao, số lượng ống tùy thuộc số cá bố mẹ trong ao
và bể, mỗi ống cho 3-5 con.
Đối với bể xi măng cần phải rửa sạch và chống rò rỉ, cấp
nước vào đạt độ sâu 1,0 – 1,2 m và dùng ống nhựa làm chổ trú
ẩn cho cá.
Mật độ nuôi vỗ 5kg cá bố mẹ/100 m 2 ao; tỷ lệ cá đực/ cái
nuôi vỗ từ 2/1 đến 1/1. Nuôi trong bể xi măng mật độ 0,2 kg/m2.



Thức ăn nuôi vỗ cá Chạch bố mẹ
Thức ăn nuôi vỗ gồm các loại như: cá tạp, ốc (bỏ vỏ), trùn

chỉ. Khẩu phần cho ăn 5 – 7% khối lượng cá nuôi trong ao.
1.3.3 Phương pháp tuyển chọn và kích thích sinh sản


Đặc điểm sinh học sinh sản của cá Chạch
• Phân biệt giới tính:
Cá Chạch chưa thành thục việc xác định đực cái là rất khó khăn. Khi cá

thành thục hay vào mùa sinh sản có thể xác định được bằng hình thái bên ngoài.
Đối với cá cái: Cá Chạch lấu cái thành thục thường có chiều dài thân ngắn
hơn cá đực. Tỷ lệ chiều dài thân (cm) và khối lượng (kg) của cá Chạch lấu cái
thành thục là 63,2 ± 12,0 trong khi tỷ lệ này ở cá đực là 78,3 ± 12,0. Cá cái
thường có màu sắc sáng hơn cá đực, bụng to, mềm, da bụng mỏng, lỗ sinh dục
to, lồi, có màu hồng nhạt.
14


Đối với cá đực: Cá Chạch lấu đực thành thục thường có chiều dài thân thon,
dài hơn cá cái. Cá Chạch lấu đực có màu sắc sậm hơn cá cái, lỗ sinh dục tròn,
hơi lõm, có màu hơi hồng.


Đặc điểm tuyến sinh dục cá Chạch lấu

Sự phát triển noãn sào cá Chạch lấu được chia làm 6 giai đoạn sau:
Đặc điểm noãn sào cá Chạch lấu

Giai đoạn I: Noãn sào là hai sợi rất mãnh, trong suốt, nằm dọc hai bên
xương sống, không thể phân biệt noãn sào và tinh sào bằng mắt thường.
Giai đoạn II: Noãn sào cũng là hai sợi mãnh, màu hơi hồng nhạt, nằm dọc
hai bên xương sống cá, có thể nhìn thấy những mạch máu nhỏ phân bố trên noãn
sào. Quan sát bằng mắt thường có thể xác định được noãn sào và tinh sào, có thể
nhìn thấy rõ tế bào trứng trong noãn sào, kích thước đường kính trứng khoảng
0,65 ± 0,07 mm.
Giai đoạn III: Noãn phát triển rất nhanh, chiếm khoảng 1/3 xoang bụng, có
màu vàng nhạt. Mạch máu to và phân bố nhiều trong noãn sào. Tế bào trứng
màu vàng cam, kích thước đường kính tế bào trứng tương đối lớn, khoảng 1,33
± 0,17mm.
Giai đoạn IV: Noãn sào phát triển cực đại, chiếm gần hết xoang bụng, chèn
ép ruột và dạ dày, tế bào trứng căng tròn, màu vàng nhạt hơi trong. Mạch máu to
chạy dài từ đầu đến cuối noãn sào và lan tỏ nhiều mạch máu nhỏ ra khắp noãn
sào.
Trong noãn sào vẫn còn tồn tại những tế bào trứng ở nhiều giai đoạn với
đường kính khác nhau, đường kính trứng dao động trong khoảng 1,82 ±
0,23mm. Điều này chứng tỏ cá Chạch lấu là loài đẻ nhiều lần trong năm, noãn
sào của cá ở giai đoạn IV nhưng có rất nhiều noãn bào ở các giai đoạn khác
nhau (Xakun và Buskaia, 1968).

15


Giai đoạn V: Noãn sào căng, màu vàng nhạt, mềm nhão. Mạch máu phân
bố nhiều và to. Tế bào trứng có màu vàng trong, căng tròn. Noãn sào cá Chạch
lấu giai đoạn này đang sẵn sàng cho quá trình rụng trứng.
Giai đoạn VI: Noãn sào đã sinh sản xong, teo nhỏ lại, có màu đỏ bầm.
Đặc điểm tinh sào cá Chạch lấu
Giai đoạn I: Tinh sào là hai sợ rất mảnh, nằm sát bai bên cột sống, trong

suốt, không thể phân biệt được đực, cái bằng mắt thường.
Giai đoạn II: Tinh sào là hai sợi mảnh, có màu trắng hơi đục, bằng mắt
thường không thể nhìn thấy mạch máu phân bố.
Giai đoạn III: Tinh sào đã phát triển to lên, có màu trắng hơi hồng. Khi
vuốt nhẹ vẫn chưa có tinh dịch chảy ra.
Giai đoạn IV: Tinh sào căng, màu trắng sữa hơi hồng, có rất nhiều mạch
máu phân bố, kích thước đạt cực đại. Vuốt nhẹ thấy có tinh dịch màu trắng sữa
chảy ra.
Giai đoạn V: Tinh sào to, mềm, màu trắng sữa, tinh dịch chứa đầy trong ống
dẫn tinh. Tinh sào sẳn sàng sinh sản, tinh dịch màu trắng sữa chảy ra khi ấn nhẹ
vào bụng cá.
Giai đoạn VI: Tinh sào teo nhỏ lại, mềm nhũn, màu hồng hơi sậm.


Chọn cá bố mẹ kích thích sinh sản
Cá cái: chọn cá cái khỏe mạnh, không bị sây sát, không bị thương tật có

phần bụng dưới to và mềm đều, da bụng mỏng, lỗ sinh dục to, có gai sinh dục
tròn và lỗ sinh dục lồi ra.
Cá đực: chọn con đực thân thon dài, khỏe mạnh, không bị sây sát, không bị
thương tật có lỗ sinh dục tròn lõm vào trong, dùng tay vuốt nhẹ gần lỗ sinh dục
có thấy có sẹ màu trắng sữa chảy ra.


Kích dục tố:

16


Theo nghiên cứu kích thích sinh sản cá Chạch lấu (

Mastacembelus

armatus)

bằng

HCG

(human

Chorionic

Gonadotropin) của Nguyễn Văn Triều và Nguyễn Văn Kiểm ( Kỷ
yếu Hội nghị khoa học thủy sản lần 4:trang 343-351 trường Đại
Học Cần Thơ) cho kết luận là sử dụng hCG để kích thích sinh
sản nhân tạo cá Chạch lấu ( M. armatus) bằng cách tiêm 2 liều
dẫn (500 UI/kg) và 1 liều quyết định (2000 UI/kg) cho kết quả là
tỷ lệ đẻ cao (100%), sức sinh sản trong khoảng 21.189±1309
trứng/kg cá cái, tỷ lệ cá thụ tinh đạt 73,3% và tỷ lệ nở là
71,3%.
Theo nghiên cứu kỹ thuật nuôi thương phẩm và thử nghiệm
sản xuất giống cá Chạch lấu (Mastacembelus favus) tại Hà Nội
cho kết quả thu được tỷ lệ đẻ cao nhất đạt 89% với công thức
tiêm 120 µg LHRHa và 10mg DOM với thời gian hiệu ứng của cá
sau khi tiêm kích dục tố dao động trong khoảng 42 giờ.
1.3.4 Phương pháp thụ tinh nhân tạo và ấp nở trứng


Phương pháp thụ tinh nhân tạo
Bắt cá cái đặt nhẹ nhàng trong vải mềm, dùng ngón tay cái

bịt lỗ sinh dục cá. Lấy vải mềm quấn thân cá chỉ để hở lỗ sinh
dục, thấm hết nước ở bụng và đuôi cá. Sau đó, giữ đầu cá
hướng lên phía trên, mở ngón tay bịt lỗ sinh dục cá rồi vuốt nhẹ
vào thành bụng để trứng chảy từ từ vào bát khô sạch đã chuẩn
bị sẵn. Ðể thuận tiện theo dõi, trứng của mỗi cá cái cho vào một
bát riêng. Ngay sau khi vuốt trứng phải vuốt sẹ vào bát đã có
trứng. Thao tác giữ cá đực để vuốt sẹ tương tự như đối với vuốt
trứng của cá cái.
Kỹ thuật gieo tinh: Dùng lông cánh gia cầm quấy đều trứng
và tinh dịch trong khoảng thời gian 2 – 3 phút. Sau đó, cho nước
17


sạch vào tiếp tục quấy khoảng 5 phút rồi rải cho trứng dính đều
vào khung lưới (30 x30 cm) và đem đi ấp trong bể composite có
nước chảy nhẹ…( theo Fman – bạn của nhà nông Việt Nam).


Kĩ thuật ấp trứng cá Chạch lấu
Theo Faman – bạn của nhà nông Việt Nam cho thấy một số
phương pháp ấp trứng đã mang lại hiệu quả.
Mật độ trứng ấp:
Trứng được rải đều trên khung lưới ấp, mật độ 1.500 trứng/
khung 30 x 30cm. Phương pháp ấp trứng:
Bể ấp trứng có thể tích 500 – 1.000 lít, có thể ấp được 10 –
12 khung trứng bằng cách treo các khung dựng đứng quanh
thành bể. Cho nước chảy nhẹ vào bể kết hợp với sục khí. Nước
ấp trứng phải qua lọc bằng vải mịn hoặc lọc cát để hạn chế sinh
vật và địch hại lọt vào bể.
1.3.5 Phương pháp ương nuôi cá hương lên cá giống




Điều kiện bể ương:
– Bể ương bằng composit có thể tích 2 m³ (2.000 lít) trở lên,
được tẩy rửa sạch sẽ.
– Giá thể cho cá bám vào trong những ngày đầu làm bằng
dây nilon bó thành bó, sau 20 ngày dùng ống nhựa có đường
kính 2,2 – 3,4 cm làm giá thể.
– Môi trường nước trong quá trình ương nuôi: phải đảm bảo
các chỉ tiêu chất lượng sau đây: Nhiệt độ nước từ 27 – 32 0C,pH
trong khoảng từ 6,5 – 8,5 hàm lượng oxy hoà tan lớn hơn 5 mg/l.
18




Mật độ ương:
Mật độ ương trong bể composit là 1.000 – 1.500 cá bột/ bể
composite 2.000 lít. Sau 30 ngày thì san thưa ra 200 con/bể
2.000 lít ương cho đến ngày thứ 60.



Thức ăn dùng để ương:
Lòng đỏ trứng luộc, động vật phù du, trùng chỉ và cá tạp xay
nhuyễn, cho cá ăn bằng lòng đỏ trứng luộc cần bóp nhuyễn và
lọc qua vải màn hai lớp rồi hoà tan trong nước để rải đều trên
mặt bể ương.
Lượng cho ăn như sau:

Trong 10 ngày đầu, cứ 1.000 – 1.500 cá bột dùng 1/4 lòng đỏ
trứng và bổ sung thêm 15 – 20 g Moina mỗi ngày, cho cá ăn
ngày 3 lần.
Trong 10 ngày tiếp theo cứ 1.000 – 1.500 cá bột dùng 1/3
lòng đỏ trứng và bổ sung thêm 20 – 25 g Moina mỗi ngày, cho
cá ăn ngày 3 lần.
Sau 20 ngày tuổi cho cá ăn bằng trùn chỉ bổ sung thêm
trứng nước (Moina) 25 g/ngày cho đến ngày 30, từ ngày 40 cho
ăn bằng trùn chỉ theo nhu cầu, sau 40 ngày cho ăn trùn chỉ có
bổ sung thêm cá tạp xay nhuyễn cho đến ngày 50 – 60 thì
chuyển nuôi thịt.
1.3.6 Tình hình nuôi và giá trị dinh dưỡng cá Chạch lấu



Tình hình nuôi trong cả nước

19


Năm 2012, Sở Khoa học và Công nghệ Kiên Giang đã xây dựng mô hình
nuôi cá Chạch lấu thương phẩm trên diện tích 1.400 m 2. Mật độ 6 con/m2. Sau
10 tháng nuôi cá ít bị bệnh và tỷ lệ sống đạt 80%.
Ở miền Bắc, mô hình nuôi cá Chạch thương phẩm cũng được phát triển ở
nhiều vùng như Hải Dương, Hưng Yên bước đầu đã mang lại hiệu quả kinh tế
cho người nuôi.


Giá trị dinh dưỡng
Một số bài báo về thủy sản cho thấy cá Chạch lấu thương phẩm có giá bán

trên thị trường 3con/1kg có giá từ 350.000đ – 370.000đ đối với loại 2con/1kg thì
nó có giá 400.000đ - 420.000đ. Cá Chạch lấu giống 9-10cm có giá bán
7.000đ/con, giống từ 11-12cm có giá 9.000đ.(báo Hậu Giang,2016)..Từ đó, có
thể nói cá Chạch lấu là có giá trị kinh tế lớn tiềm năng cao. Cá Chạch lấu chế
biến thành nhiều món ăn bổ cho sức khỏe con người

PHẦN II : ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1: Thời gian, địa điểm nghiên cứu
2.1.1: Thời gian nghiên cứu
20


Từ tháng 3 – tháng 8 năm 2018.
2.1.2: Địa điểm nghiên cứu
Trung tâm tư vấn, sản xuất, dịch vụ và chuyển giao công nghệ thủy sản –
Viện Nghiên Cứu Nuôi Trồng Thủy Sản 1 - Đình Bảng – Từ Sơn – Bắc Ninh và
hợp tác xã thủy sản Hưng Phát – Quang Hưng – Phù Cừ - Hưng Yên.
2.2: Đối tượng nghiên cứu và nội dung nghiên cứu.
2.1.1: Đối tượng nghiên cứu
Cá Chạch lấu (Mastacembelus favus).
2.1.2: Nội dung nghiên cứu
Quan sát, đánh giá các đặc điểm sinh học của cá Chạch bố mẹ.
Xác định được kĩ thuật nuôi vỗ cá Chạch lấu bố mẹ
Xác định được quá trình cho sinh sản và ấp cá Chạch lấu.
Xác định tỷ lệ nở của cá Chạch lấu.
Kiểm soát các yếu tố môi trường phù hợp với quy trình nuôi vỗ cá Chạch
lấu bố mẹ, sinh sản cá Chạch lấu ngoài miền Bắc nước ta.
2.3: Vật liệu và phương pháp nghiên cứu
2.3.1: Vật liệu nghiên cứu



Cá thí nghiệm
Cá Chạch chọn nuôi vỗ số lượng: 500 cặp với cá cái khoảng 100g – 150g
con đực khoảng 150g – 200g. Cá Chạch bố mẹ được chọn theo 2 nguồn. Một là
được chọn từ trong các hộ gia đình nuôi cá Chạch thương phẩm tại Kiên Giang
rồi chuyển ra Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản 1 để nuôi vỗ và cho sinh
sản tại cơ sở. Hai là cá Chạch lấu được chọn từ hộ gia đình nuôi thương phẩm có
hiệu quả cao tại tỉnh Hưng Yên được nuôi vỗ và sinh sản luôn tại hộ gia đình đó.
Thí nghiệm sử dụng 1 ao nuôi vỗ với diện tích ao 1000 m 2,
tại Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản 1.



Hệ thống trang thiết bị sản xuất giống
Thí nghiệm bao gồm 3 bể xi măng với diện tích đáy 2 m 2 , 9 bể kính với diện
tích đáy 0,3 m2. Hệ thống sản xuất giống sử dụng hoàn toàn nước giếng khoan
21


đã được lọc cát sau đó lọc thô lại rồi mới đưa vào hệ thống các bể ấp và bể ương
cá.


Trang thiết bị thí nghiệm
Các máy móc cần cho thí nghiệm như là máy quạt nước, máy bơm nước 1,5
kw, máy bơm cá cảnh 25w.
Một số dụng cụ cần thiết cho quá trình sản xuất: dụng cụ vệ sinh bể, cân
chính xác 0,01. Thước dây 150cm, kính soi phôi. Thuốc tím hay muối ăn để khử
trùng dụng cụ trong các quá trình sản xuất. Các bộ test để đo yếu tố môi trường
các quá trình.

2.3.2: Phương pháp nghiên cứu


Nội dung 1: Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học sinh sản

Sơ đồ thí nghiệm
Cải tạo và chuẩn
bị ao nuôi vỗ
thành thục cá bố
mẹ
Tuyển chọn cá bố
mẹ đưa vào nuôi
vỗ
Chăm sóc và quản
lý ao nuôi
Thu thập số liệu



Cải tạo và chuẩn bị ao nuôi vỗ thành thục cá bố mẹ
Đối với ao nuôi vỗ cần tát cạn, bón vôi 7 – 10 kg/100 m 2,
phơi đáy ao 2 – 3 ngày sau đó cấp nước vào ao qua lưới lọc, độ
sâu cần đạt 1,2 – 1,5 m. Trong ao tạo giá thể cho cá trú ẩn như
thả chà cây hoăc dùng ống nhựa Ø 60 mm trở lên xuống đáy
ao, chà bó lại thành bó và ống nhựa cắt từng đoạn có chiều dài
22


0,6 – 0,8 m thả xuống đáy ao, số lượng ống tùy thuộc số cá bố
mẹ trong ao và bể, mỗi ống cho 3-5 con. Trong ao thiết kế 1

máy quạt nước để tạo dòng chảy trong ao, với các hệ thống cho
ăn như sàng ăn để kiểm tra cá thường xuyên. Bố trí ao thí
nghiệm như trong hình 2 .
Hình 2: Ao nuôi vỗ cá thí nghiệm


Tuyển chọn đàn cá Chạch bố mẹ đưa vào nuôi vỗ

Cá Chạch lấu bố mẹ được tuyển chọn từ các hộ gia đình trong Kiên Giang
được chuyển ra Viện NC NTTS 1 và nuôi vỗ trong ao với diện tích 1000 m2 nuôi
vỗ 20kg cá Chạch lấu bố mẹ với trọng lượng cá: cá cái trung bình 150g, cá đực
trung bình khoảng 200g với tỷ lệ chiều dài cá cái 28 ± 5 cm, cá đực 31 ± 5cm.
Cá bố mẹ được tuyển chọn với các tiêu chí, cá khỏe mạnh, không dị tật, dị hình,
cá được nuôi trên 1 năm.


Chăm sóc và quản lý nuôi vỗ

Trước khi cá được nuôi vỗ tiến hành cân đo trọng lượng và đo
chiều dài cá. Mổ ngẫu nhiên 5 cá cái và 5 cá đực để xác định
23


giai đoạn thành thục của cá. Định kỳ 30 ngày kiểm tra ngẫu
nhiên 10 cá thể trong thí nghiệm để xác định chiều dài, trọng
lượng và hệ số thành thục của cá bố mẹ. Đối với cá đực thì vuốt
sẹ để kiểm tra độ thành thục.
Trong thí nghiệm nuôi vỗ bằng thức công thức ăn: 70% cám
công nghiệp( Jumbo) + 30% giun chỉ. Thời gian nuôi vỗ là 90
ngày. Cám sử dụng là cám Jumbo dành cho cá lóc với hàm lượng

protein ≥ 40%.
Cho ăn ngày 3 lần với tổng là 5% trọng lượng cơ thể cá với thời gian sáng
lúc 6h – 6h30 chiều tối lúc 18h – 19h và 2h – 3h sáng hôm sau . Cho ăn với vị trí
cố định tại đó có để 1 số ống nhựa hay các bó trà để cá có thể chui rúc vào đó
cũng tiện cho việc kiểm tra cá Chạch. Với định kì bổ sung thêm vitamin C, vi
sinh, men tiêu hóa, 3 ngày cho ăn xong nghỉ 2 – 3 ngày cho cá ăn tiếp.
Cá Chạch bố mẹ được nuôi vỗ và chia thành các giai đoạn. Tiến hành nuôi
vỗ cá bố mẹ và sinh sản trong thời gian từ tháng 12 năm trước đến tháng 7 năm
sau được chia làm 3 giai đoạn : Giai đoạn 1: tháng 12 – đầu tháng 3, giai đoạn 2:
tháng 3 – tháng 5, giai đoạn 3: tháng 5 – tháng 7.
Giai đoạn 1 là quá trình nuôi vỗ tích cực cho cá Chạch lấu ăn thức công
nghiệp hay cá tạp cắt nhỏ cho cá ăn theo đúng thời gian cá ăn khi nuôi thương
phẩm và cho ăn theo 2 bữa là lúc 6h và 18h. Sau 15 ngày nuôi tiến hành kiểm tra
cá 1 lần xem tỷ lệ thành thục. Chọn những con Chạch đạt tỷ lệ thành thục nuôi
vỗ tiếp tục. Giai đoạn 2 là thời gian tiến hành nuôi vỗ thành thục cho cá ăn với 3
bữa bổ xung thêm trùn trỉ vào thức ăn cho cá đủ chất dinh dưỡng và tăng cường
đề kháng cho cá Chạch bố mẹ. Kiểm tra cá định kì 10 ngày 1 lần xem quá trình
phát triển của các tuyến sinh dục cá. Đến giai đoạn 3, cuối tháng 5 tiến hành
kiểm tra cá Chạch bố mẹ bằng que thăm trứng tỷ lệ trứng và sẹ đạt chỉ tiêu sinh
sản tiến hành cho lên bể để tiến hành sinh sản.


Theo dõi quản lý, thu thập số liệu
24


Hàng ngày, kiểm tra các hệ thống cho ăn như sàng ăn để biết cá Chạch sử
dụng thức ăn thế nào. Cá Chạch là loài ưa hoạt động kiếm ăn vào ban đêm lên
kiểm tra sàng ăn thường vào lúc cho ăn bữa tối sau khoảng 1 – 2h để có thể bắt
được chạch bố mẹ kiểm tra xem tốc độ phát triển tăng trọng về khối lượng và

chiều dài. Lưu ý : cá Chạch là loài cá nhát lên khi tiến hành đo lên nhẹ nhàng và
nhanh để tránh cá Chạch bị stress ảnh hưởng đến quá trình nuôi vỗ. Ban ngày
chỉ tiến hành kiểm tra các chỉ số môi trường các yêu tố xung quanh ao.
Trong giai đoạn 1 của quá trình nuôi vỗ là giai đoạn nuôi vỗ tích cực. Giai
đoạn này chưa quan sát được tuyến sinh dục lên chỉ tiến hành đo tỷ lệ chiều dài
và khối lượng cá. Giải phẫu một số con chưa đạt tỷ lệ yêu cầu và 5 – 10 con đã
tới giai đoạn theo quy trình để kiểm tra tốc độ phát triển.
Tới giai đoạn 2 là giai đoạn nuôi vỗ thành thục. Cá được kiểm tra định kì 15
– 20 ngày kiểm tra tuyến sinh dục 1 lần. Đối với cá Chạch mẹ quan sát bằng mắt
thường phần hậu môn sau đó đo khối lượng, chiều dài cá và vòng bụng cá nếu
có dấu hiệu xuống bụng ở cá . Đối với cá bố đo chiều dài và trọng lượng thân, 1
số con đã xuất hiện sẹ nhưng vẫn trong do chưa phát triển hết. Giải phẫu 1 số
mẫu để lấy tuyến sinh dục xem cá phát triển thế nào còn điều chỉnh cho phù hợp
với thức ăn.
Đến giai đoạn 3 tiến hành kiểm tra cá bố mẹ cả ngoại hình kích cỡ cá trọng
lượng thân cá và cá cái sử dụng thêm que thăm trứng để kiểm tra. Cá tới giai
đoạn này các biểu hiện về sinh sản đã thể hiện dõ, phần bụng con cá sệ xuống và
sờ thấy mềm dần lỗ hậu môn cá có mầu phớt hồng 1 số chưa hiện rõ. Cá Chạch
lấu lúc này khi đánh bắt kiểm tra thì tiến hành ban đêm để cá không bị stress hay
xây sát trong quá trình bắt. Khi cá Chạch được kiểm tra có thể cho về sinh sản
thiết kế các bể giữ có các chỗ để cá Chạch lấu trú ẩn và có dòng chảy trong bể
và được che kín. Khu vực để cá Chạch lên ít người đi lại vì cá Chạch lấu là loài
cá nhát không ưa ánh sáng lên khi cho về bể rất dễ bị tổn thương phần đầu do
lao nhanh để ẩn lấp mà va vào các thành bể.

25


×