Tải bản đầy đủ (.pdf) (38 trang)

Đánh giá hiệu quả điều trị cắt cơn ở bệnh nhân động kinh đang điều trị ngoại trú tại thành phố đà nẵng theo chương trình mục tiêu quôc gia

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (898.16 KB, 38 trang )

ĐẶT VẤN ĐỀ
Chương trình mục tiêu quốc gia chăm sóc sức khỏe tâm thần tại cộng đồng
tại Việt Nam được triển khai từ năm 2001 đến nay đã 15 năm với 2 loại bệnh lý
chính là Tâm thần phân liệt và Động kinh và gần đây chương trình mới chú ý
đến các rối loạn khác như lo âu và trầm cảm, tính tới thời điểm hiện tại trên toàn
quốc, bệnh tâm thần phân liệt đã quản lý được 83% số xã/phường trên toàn quốc,
bệnh lý Động kinh tỉ lệ thấp hơn 45% số xã/phường. Như vậy về mặt cơ bản
bệnh lý TTPL chúng ta đã tiến đến gần mục tiêu quản lý, riêng bệnh lý Động
kinh tỉ lệ còn thấp.
Tuy nhiên trên địa bàn thành phố Đà Nẵng chúng tôi đã đạt mục tiêu quản
lý 2 bệnh lý trên đạt tỉ lệ 100% xã/ phường trong toàn thành phố vào năm 2007,
mặc dù như vậy trong suốt thời gian dài chúng ta chỉ đề cập đến số lượng mà
chưa để ý đến chất lượng, đặc biệt là bệnh lý Động kinh trong các vấn đề cắt
cơn, các bệnh lý mắc phải về Tâm thần cũng như cơ thể, tỉ lệ tàn phế…
Động kinh là một bệnh mạn tính, chiếm tỉ lệ 0,5% - 2% dân số. Bệnh
động kinh có thể ảnh hưởng sâu sắc đến hoạt động xã hội, tâm thần và cơ thể của
bệnh nhân .
Một số nước như Hoa Kỳ, Thái Lan, Trung Quốc, Iran,... đã có nhiều
nghiên cứu về bệnh nhân động kinh, trên cơ sở kết quả thu được các nước này đã
đề xuất các biện pháp chăm sóc, hỗ trợ nhằm nâng cao chất lượng điều trị cho
bệnh nhân động kinh.
Tại Việt Nam đây là một bệnh khá phổ biến với biểu hiện lâm sàng đa
dạng, diễn biến mạn tính và dẫn đến nhiều biến chứng. Trong nhiều loại biến
chứng do động kinh gây ra có biến chứng về mặt tâm thần: lo âu, trầm cảm, loạn
thần, biến đổi nhân cách, …. thì trầm cảm là một biến chứng thường gặp nhất mà
hiện tại thực tế chúng ta chưa thực sự quan tâm đến rối loạn này ở bệnh nhân
động kinh.
1


Xuất phát từ thực tế này, chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài: “Đánh giá


hiệu quả điều trị cắt cơn ở bệnh nhân động kinh đang điều trị ngoại trú tại
thành phố Đà Nẵng theo chương trình mục tiêu quôc gia” với các mục tiêu:
1. Đánh giá hiệu quả điều trị cắt cơn bệnh nhân động kinh.
2. Đánh giá tỉ lệ trầm cảm ở bệnh nhân động kinh.
3. Đánh giá các yếu tố liên quan.

2


Chương 1

TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. KIẾN THỨC CƠ BẢN VỀ ĐỘNG KINH
1.1.1. Định nghĩa động kinh
Động kinh là những cơn ngắn, định hình, đột khởi, có khuynh hướng chu
kỳ và tái phát do sự phóng điện đột ngột quá mức từ vỏ não hoặc qua vỏ não của
những nhóm nơ ron, gây rối loạn chức năng của hệ thần kinh trung ương
(TKTW) (cơn vận động, cảm giác, giác quan, thực vật,…), điện não đồ ghi được
các đợt sóng kịch phát [19].
1.1.2. Tỷ lệ bệnh nhân động kinh
Được ghi nhận là 0,5% - 2% dân số [5]. Khoảng 45 triệu người trên thế
giới mắc bệnh động kinh .
Về giới, hầu hết các nghiên cứu (không phải toàn bộ) ở Châu Á nhận thấy
tỉ lệ nam bị động kinh cao hơn đôi chút so với nữ .
Về tỉ lệ các loại cơn, theo tài liệu nước ngoài thì ở người lớn động kinh
cục bộ hoặc những cơn liên quan đến cục bộ chiếm 55 - 60%, cơn toàn thể tiên
phát chiếm 26 -32%, cơn động kinh không phân loại chiếm 8 – 17%. Tổng hợp
các nghiên cứu ở các nước phát triển cho thấy cơn cục bộ phổ biến hơn cơn toàn
thể ở cả trẻ em và người lớn mặc dù ưu thế của động kinh cục bộ vẫn trội hơn ở
người lớn. Trên lâm sàng nhiều cơn biểu hiện toàn thể nhưng bản chất là cơn cục

bộ toàn thể hóa.
1.1.3. Đặc điểm lâm sàng động kinh
1.1.3.1. Cơn cục bộ
Cơn động kinh cục bộ đơn thuần vận động (cơn Bravais – Jackson) do tổn
thương thùy trán lên (vận động) giật khu trú nửa người, lan từ phần này đến phần
khác gọi là hành trình Jackson tay – chân – mặt; lưỡi – mặt – tay; chân – mặt –
tay. Mất ý thức thường xảy ra khi lan lên mặt. Vị trí khởi đầu có giá trị định khu
3


tổn thương. Sau cơn có thể có liệt gọi là liệt Todd, liệt này sẽ thoái lui trong vài
giờ [5].
Cơn cục bộ cảm giác ít gặp hơn, có khi đi kèm cơn vận động.
Cơn động kinh thực vật (Động kinh não trung gian). Có hoặc không mất ý
thức, đỏ bừng mặt và cổ, vã mồ hôi, có khi chỉ nửa người, sởn gai ốc, tim đập chậm
hoặc nhanh, đột ngột hạ huyết áp, nấc, ngáp, sốt, ớn lạnh, đau bụng…
Cơn cục bộ phức tạp (Động kinh thái dương, cơn tâm thần - vận động)
gồm các nhóm triệu chứng sau:
Các ảo giác: ngửi mùi khó chịu, vị khó chịu, nhìn thấy cảnh như xa lạ
(trong giấc mộng), cảm giác chưa nhìn thấy, sợ, lo âu, cười ép buộc…
Động tác tự động: cơn nhai, liếm miệng, tặc lưỡi, nuốt liên tục, làm các
động tác như lái xe, cởi khuy áo, quay đầu mắt từ từ, hát định hình, đi lang thang
sau cơn kèm trạng thái mộng mị và có động tác tự động nên dễ gây nguy hiểm
cho người khác bằng hành vi phạm pháp, gây án mạng, hiếp dâm, ăn cắp,…
Cơn cục bộ toàn bộ hóa: bắt đầu cục bộ, thường là vận động chuyển nhanh
sang cơn lớn, nếu không hỏi kỹ hay không quan sát kỹ thì khó phát hiện. Lúc
này cần dựa vào điện não đồ (kịch phát một ổ sau toàn bộ hóa ở tất cả các đạo
trình) hoặc sau cơn để lại dấu khu trú [5].
1.1.3.2. Cơn toàn thể
- Động kinh cơn lớn: trước khi xảy ra cơn có thể có triệu chứng báo trước như

đau đầu, đầy hơi, rầu rĩ, lạnh lùng ít giờ hoặc ít ngày. Triệu chứng báo trước
thường là bất thường cảm giác, vận động, co cứng cơ chi trên, các ảo giác, rối
loạn tâm thần nhưng chỉ kéo dài 1/10 giây. Cơn thực sự có 3 giai đoạn:
Giai đoạn co cứng: đột ngột ngã xuống bất tỉnh nên có thể gây thương
tích, các chi duỗi cứng, các ngón tay gấp, đầu ưỡn ngửa quay sang một bên, hàm
nghiến chặt và có thể cắn vào lưỡi, hai mắt trợn ngược, tím vì không thở được,
tiểu dầm hoặc đại tiện không tự chủ. Giai đoạn này kéo dài 10 -20 giây.
Giai đoạn giật: cơ thân và chi giật liên tiếp, ngắn, mạnh, có nhịp; hai mắt
4


giật ngang hoặc giật lên. Có thể cắn phải lưỡi, sùi bọt mép. Giai đoạn này dài 1 2 phút, ít khi quá 6 phút.
Giai đoạn duỗi: hôn mê, các cơ doãi ra, phản xạ gân xương giảm, có thể
có Babinski, thở bù lại mạnh, nhanh, ồn ào, thở ngáy sau vài phút tỉnh lại, không
nhớ những gì đã xảy ra. Giai đoạn này kéo dài 5 – 10 phút.
Loại cơn này xuất hiện đầu tiên vào lứa tuổi 10 – 20 (80% các trường
hợp), nếu ít cơn thì đáp ứng tốt với điều trị.
Động kinh cơn bé (cơn vắng ý thức): gồm nhiều loại nhưng chung một số
đặc điểm là thường gặp ở trẻ em, các cơn ngắn từ 1/10 – 10 giây, nhiều cơn
trong ngày. Thường đột ngột mất ý thức hoàn toàn nên bất động, rơi chén đũa
khi ăn, ngừng công việc,… Có thể không hoặc mất trương lực, giật cứng cơ…
đó là cơn vắng phức tạp. Tuổi thường gặp 3 – 12 tuổi, tiến triển có 3 khả năng:
+ Hết cơn.
+ Tiếp tục duy trì cơn (6%).
- Xuất hiện cơn co cứng giật cơ (40%): thường 6 năm sau cơn vắng ý thức.
Nếu cơn vắng ý thức đầu tiên sau 7 tuổi thường đáp ứng kém với điều trị, dễ bị
kích thích bởi ánh sáng, cũng thường cách ly với xã hội nên tiên lượng xấu.
- Hội chứng West: gặp ở trẻ 4 – 7 tháng tuổi. Có ba dấu chính sau:
+ Co cứng, gấp cổ, chi, thân mình.
+ Rối loạn tính tình và tác phong.

+ Điện não đồ có loạn nhịp biên độ cao của các nhọn.
+ Loại này tiên lượng xấu vì gây đần độn.
- Hội chứng Lennox – Gastaut: gặp ở trẻ từ 2 – 6 tuổi với tam chứng vắng
ý thức không điển hình, cơn cứng, mất trương lực. Suy sụp tâm thần vận động.
Điện não đồ có nhọn – sóng chậm lan tỏa. tiên lượng xấu [5].
1.1.4. Cận lâm sàng
1.1.4.1. Điện não đồ
Giúp xác định động kinh, loại cơn, vị trí động kinh. Tuy nhiên điện não đồ
5


bình thường không loại được động kinh, ngược lại 10 – 15% người bình thường
có bất thường điện não không bao giờ lên cơn [5].
1.1.4.2. Các xét nghiệm khác
Tìm nguyên nhân như chụp phim sọ, chụp động mạch não, glucoza máu,
điện giải đồ, dịch não tủy, chụp cắt lớp vi tính, cộng hưởng từ não,…
1.1.5. Phân loại động kinh
Bảng 1.1. Phân loại cơn động kinh năm 1981 của ILAE
I. Các cơn cục bộ
A. Các cơn cục bộ đơn giản (không có rối loạn ý thức)
1. Với các triệu chứng vận động
2 .Với các triệu chứng cảm giác hay giác quan
3 .Với các triệu chứng thực vật
4 .Với các triệu chứng tâm thần
B. Các cơn cục bộ phức tạp (có rối loạn ý thức)
1.Khởi phát cục bộ đơn giản, tiếp theo sau là rối loạn ý thức
2 .Có rối loạn ý thức ngay lúc khởi phát
C. Cơn cục bộ đơn giản hay cơn cục bộ phức tạp diễn tiến
thành cơn toàn thể hóa thứ phát
II. Cơn toàn thể nguyên phát

A. Cơn vắng ý thức (cơn bé)
B. Cơn giật cơ
C. Cơn co giật
D. Cơn co cứng
E. Cơn mất trương lực
F. Cơn co cứng – co giật
III. Cơn không phân loại vì không phù hợp hai nhóm trên do thiếu dữ
kiện để phân loại
6


1.1.6. Các thể động kinh thường gặp ở Việt Nam
Thể lâm sàng động kinh thường gặp nhất là cơn co cứng - co giật (cơn lớn)
chiếm khoảng 81 đến 86,1%.
Động kinh cục bộ từ 3 đến 72% [5].
1.1.7. Các phương pháp điều trị động kinh
1.1.7.1. Hóa liệu pháp
Bắt đầu phát triển từ năm 1938 khi Merritt và Putnam phát hiện ra
phenytoin [66]. Thời gian sau đó nhiều thế hệ thuốc chống động kinh mới ra đời
với nhiều ưu điểm so với các thuốc thế hệ trước, ví dụ: valproic acid,
carbamazepine, lamotrigine, topiramate, oxcarbazepine, vigabatrine, …
Trong điều trị động kinh hóa liệu pháp nhằm mục đích chính sau: kiểm
soát hoàn toàn cơn co giật, giảm mức độ nghiêm trọng của cơn động kinh, tránh
tác dụng phụ, giảm tỉ lệ tử vong, tránh tương tác thuốc, nâng cao CLS bệnh nhân
động kinh.
1.1.7.2. Phẫu thuật
Các bằng chứng khảo cổ học cho thấy một số nền văn minh cổ đã thực
hiện khoan xương sọ để cắt bỏ mô bệnh (epileptogenic bad tissue) trong não.
Phẫu thuật chữa động kinh thực sự phát triển cuối thế kỷ 19 nhờ công trình
nghiên cứu của Victor Horsley, Bệnh viện Quốc gia, Luân Đôn. Ông đã tiến

hành nghiên cứu trên 100 con khỉ, dùng kích thích điện để xác định và vẽ bản đồ
các vùng chức năng và các đường dẫn truyền thần kinh trong não. Trên cơ sở các
nghiên cứu này, đến cuối năm 1886 ông đã tiến hành 10 ca phẫu thuật chữa bệnh
động kinh, trong đó 9 ca được đánh giá là rất thành công. Tiếp theo Victor
Horsley nhiều tác giả khác đã thực hiện và tiếp tục nghiên cứu phẫu thuật chữa
động kinh cho đến nay.
Ngày nay phẫu thuật được chỉ định chủ yếu cho các thể động kinh sau:
động kinh cục bộ không có tổn thương lan rộng, động kinh cục bộ toàn bộ hóa,
động kinh do dị dạng mạch ở nông, động kinh do u não [5].
7


1.1.7.3. Điều trị các rối loạn tâm thần kết hợp
Trầm cảm, lo âu, loạn thần, kích động… Nguyên tắc là xử dụng các loại
thuốc ít có khả năng kích hoạt cơn động kinh. Để điều trị trầm cảm có thể dùng
sertraline, venlafaxine. Điều trị lo âu có thể dùng các benzodiazepine, buspirone.
Điều trị loạn thần có thể dùng olanzapine, haloperidol. Riêng với trầm cảm và lo
âu có thể kết hợp điều trị bằng liệu pháp tâm lý [6].
1.1.7.4. Phục hồi chức năng tâm lý xã hội dựa vào cộng đồng
1.1.7.5. Chế độ làm việc, nghỉ ngơi
Tránh làm việc trên cao, dưới nước, gần lửa, lái xe, tránh làm việc lâu
ngoài nắng, không làm việc có ánh sáng chói lòe như hàn…
1.1.7.6. Chế độ tiết thực tạo keton
Ăn nhiều mỡ, ít hydrat carbon và protein.
Tuy nhiên, ở thời điểm hiện tại vẫn có 80% bệnh nhân động kinh hoặc
không được điều trị đúng cách hoặc không được điều trị, hầu hết số bệnh nhân
này ở các nước có nguồn lực nghèo.
1.1.8. Tình hình quản lý và điều trị bệnh động kinh ở Việt Nam
Việt Nam chưa có một nghiên cứu trên quy mô toàn quốc về tỉ lệ và số
bệnh nhân động kinh, do vậy dựa vào tỉ lệ chung của các nghiên cứu đã có thì

với dân số 80 triệu người nước ta có khoảng 800.000 bệnh nhân động kinh.
Chính phủ Việt Nam đã lồng ghép bệnh động kinh vào Chương trình mục
tiêu quốc gia chăm sóc sức khỏe ban đầu. Theo đó có một hệ thống để phát hiện,
điều trị, theo dõi và quản lý bệnh nhân động kinh. Hệ thống này được nhà nước
cấp kinh phí hoạt động do vậy các bệnh nhân động kinh được hưởng nhiều ưu
đãi trong quá trình điều trị chăm sóc. Mô hình này theo từng cấp như sau:

8


Bảng 1.2. Quản lý điều trị động kinh ở Việt Nam
Cấp
Trung ương

Cơ quan chịu trách nhiệm
Bệnh viện Tâm thần Trung ương

Tỉnh/ thành phố trực thuộc trung Bệnh viện Tâm thần tỉnh/ thành phố
ương

hoặc Trung tâm phòng chống bệnh
xã hội

Quận/ huyện

Phòng khám tâm thần trực thuộc
Trung tâm y tế quận/ huyện

Xã/ phường


Cán bộ chuyên trách tâm thần
Cộng tác viên

Tại Đà Nẵng, ngoài số lượng bệnh nhân được quản lý và điều trị tại xã,
phường. Mỗi năm Bệnh viện Tâm thần thành phố khám và điều trị cho khoảng
300 bệnh nhân tại bệnh viện.
1.2. VẤN ĐỀ TRẦM CẢM Ở BỆNH NHÂN ĐỘNG KINH
1.2.1. Lịch sử nghiên cứu và dịch tễ học trầm cảm, lo âu ở bệnh nhân động
kinh
1.2.1.1. Dịch tễ học trầm cảm ở bệnh nhân động kinh
Bệnh nhân động kinh có tỉ lệ hiện mắc cao các rối loạn tâm thần kết hợp
so với quần thể dân số bình thường.
Trong các rối loạn tâm thần kết hợp thì trầm cảm là rối loạn tâm thần kết
hợp thường gặp nhất ở bệnh nhân động kinh. Khoảng năm 400 trước Công
Nguyên, Bộ sách Y khoa Hyppocraticum Corpus đã viết “Melancholic
ordinarily become epileptics, and epileptics’ melancholics”, tạm dịch “Trầm
cảm nặng thường gặp ở những người bệnh động kinh, và gọi là những bệnh
nhân động kinh bị trầm cảm”. Thông qua phát biểu này chúng ta thấy ngay từ
9


xa xưa y học đã nhấn mạnh đến mối quan hệ giữa bệnh động kinh và trầm cảm.
Dịch tễ học: những dự đoán tỉ lệ hiện mắc của trầm cảm ở bệnh nhân động
kinh rất thay đổi. Tỉ lệ hiện mắc cao nhất của trầm cảm là 50 -55% ở những bệnh
nhân động kinh tại các phòng khám chuyên khoa hoặc những đơn vị có theo dõi
qua video (videotelemetry units). Những nét này được dựa trên những quần thể
bao gồm những những người bị động kinh nặng, nhưng một số nghiên cứu cộng
đồng thì cho gợi ý rằng tỉ lệ lưu hành ở cộng đồng thì không đặc trưng: 20 – 30%
ở những người có cơn động kinh tái diễn và 6 – 9% ở những người ổn định được
phát hiện bị trầm cảm.

Một tổng kết khác của Hrvoje Hecimovie và cộng sự cho thấy những
nghiên cứu dịch tễ học gần đây nhất xác nhận 10 – 20% bệnh nhân kiểm soát tốt
cơn động kinh bị trầm cảm và 20 – 60% bệnh nhân động kinh có cơn tái diễn bị
trầm cảm.
Bàn về trầm cảm kết hợp với bệnh động kinh hai tác giả Marco Mula và
Bettina Schmitz đã viết: “trầm cảm và động kinh có một mối quan hệ hai chiều”.
Qua nhận định này hai tác giả muốn nhấn mạnh đến sự ảnh hưởng qua lại giữa
động kinh và trầm cảm, động kinh làm xuất hiện trầm cảm và trầm cảm làm nặng
nề thêm động kinh.
1.1.2. Vài nét về dịch tễ học lâm sàng ở bệnh nhân động kinh
1.1.2.1. Tình hình quản lý và điều trị bệnh động kinh ở Việt Nam
Việt Nam với dân số 90 triệu người nước ta có khoảng 800.000 bệnh nhân động
kinh, ước tính chiếm tỉ lệ 0,5% - 2% dân số.
Chính phủ Việt Nam đã lồng ghép bệnh động kinh vào Chương trình mục tiêu
quốc gia chăm sóc sức khỏe ban đầu. Theo đó có một hệ thống để phát hiện, điều
trị, theo dõi và quản lý bệnh nhân động kinh. Hệ thống này được nhà nước cấp
kinh phí hoạt động do vậy các bệnh nhân động kinh được hưởng nhiều ưu đãi
trong quá trình điều trị chăm sóc. Mô hình này theo từng cấp như sau:
10


Bảng 1.2. Quản lý điều trị động kinh ở Việt Nam
Cấp
Trung ương

Cơ quan chịu trách nhiệm
Bệnh viện Tâm thần Trung ương
Bệnh viện Tâm thần tỉnh/ thành phố

Tỉnh/ thành phố trực thuộc trung ương hoặc Trung tâm phòng chống bệnh

xã hội
Quận/ huyện
Xã/ phường

Phòng khám tâm thần trực thuộc
Trung tâm y tế quận/ huyện
Cán bộ chuyên trách tâm thần
Cộng tác viên

11


Chương 2
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
2.1.1. Tiêu chuẩn chọn bệnh
- Gồm các bệnh nhân (nam và nữ) đã được chẩn đoán động kinh và đang được
điều trị ngoại trú tại thành phố Đà Nẵng trong thời gian từ năm 2001 đến tháng
12 năm 2015.
- Bệnh nhân động kinh thuộc ba thể phổ biến sau: Động kinh toàn thể nguyên
phát co cứng – co giật, Động kinh cục bộ với các triệu chứng vận động đơn giản
hoặc phức tạp và động kinh cục bộ đơn giản hoặc phức tạp diễn tiến thành cơn
toàn thể hóa thứ phát.
- Các bệnh nhân đều từ 18 tuổi trở lên.
- Mỗi bệnh nhân được chọn 1 lần.
2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ
- Bệnh nhân động kinh dưới 18 tuổi.
- Bệnh nhân động kinh bị tổn thương nhận thức không thể tự điền vào bảng đánh
giá được.
2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.2.1. Thiết kế nghiên cứu
Đây là nghiên cứu cắt ngang tại một thời điểm, không can thiệp.
2.2.2. Phương pháp chọn mẫu
2.2.2.1. Cỡ mẫu
Cỡ mẫu được chọn theo phương pháp thuận tiện.
2.2.2.2. Cách chọn mẫu
Tất cả các bệnh nhân động kinh được khám và điều trị ngoại trú tại
CTMTQG của Bệnh viện Tâm thần Đà Nẵng trong khoảng thời gian từ năm
12


2001 đến tháng 12 năm 2015 nếu thỏa mãn các tiêu chuẩn chọn bệnh sẽ được
chọn vào mẫu nghiên cứu.
2.2.3. Các tiêu chí đánh giá
2.2.3.1. Tiêu chí đánh giá nhân trắc học và đặc điểm lâm sàng
Gồm có nhóm tuổi, giới tính, thời gian bị bệnh động kinh, phân loại cơn,
tần số cơn, tiền sử chấn thương do cơn động kinh, thuốc chống động kinh đang
dùng.
2.2.3.2. Tiêu chí đánh giá trầm cảm
- Trầm cảm: Theo ICD-10 (Bảng phân loại quốc tế 1992)
+ Các triệu chứng của một giai đoạn trầm cảm
3 triệu chứng cơ bản

1. Khí sắc trầm
2. Mất mọi quan tâm thích thú
3. Giảm sinh lực đưa đến dễ mệt mỏi, giảm
hoạt động

7 triệu chứng phổ biến 1. Giảm tập trung chú ý
2. Giảm tự trọng, giảm tự tin

3. Ý nghĩ có tội, thấy mình không xứng đáng
4. Bi quan về tương lai
5. Ý tưởng và hành vi tự sát
6. Rối loạn giấc ngủ
7. Giảm hoặc tăng thèm muốn ăn uống, sút cân

13


+ Xếp loại chẩn đoán theo mức độ và số lượng các triệu chứng kể trên
Triệu chứng
cơ bản
Triệu chứng phổ
biến khác

Trầm cảm nhẹ Trầm cảm vừa

Trầm cảm nặng

Ít nhất 2

Ít nhất 2

Cả ba

Ít nhất 2

3 hoặc 4

Ít nhất 4


Độ nặng của

Không có triệu Có thể có một số Tất cả các triệu

triệu chứng

chứng nặng

triệu chứng nặng

chứng đều nặng

Ít nhất 2 tuần

Ít nhất 2 tuần

2 tuần hoặc ít hơn

Thời gian
của bệnh

+ Thang đánh giá trầm cảm của Beck (13 câu) (Chi tiết thang đánh giá xem
phụ lục 2)
Thang đánh giá trầm cảm rút gọn của Beck được đánh giá là nhạy [54].
Thang gồm một loạt các câu hỏi được xây dựng để đánh giá cường độ
(intensity), mức độ nghiêm trọng (severity) và chiều sâu (depth) của trầm cảm ở
bệnh nhân có bệnh tâm thần. Thang điểm có 21 câu, mỗi câu được thiết kế để
đánh giá một triệu chứng đặc hiệu phổ biến ở người bị trầm cảm.
Mục đích: Thang đánh giá trầm cảm rút gọn của Beck ban đầu được phát

triển để điều tra, đánh giá, và theo dõi những thay đổi của các triệu chứng trầm
cảm trong số bệnh nhân ở các cơ sở chăm sóc sức khỏe tâm thần. Thang này
cũng được dùng để điều tra các triệu chứng trầm cảm ở các cơ sở chăm sóc sức
khỏe ban đầu. Mất khoảng 5 – 10 phút để hoàn thanh thang đánh giá.
Những câu hỏi riêng của Thang đánh giá trầm cảm rút gọn của Beck khảo
sát về khí sắc, sự bi quan, cảm giác thất bại, không cảm thấy thỏa mãn, tội lỗi,
trừng phạt, căm gét bản thân, tự buộc tội, ý tưởng tự sát, khóc lóc, kích thích,
14


cách ly xã hội, hình ảnh cơ thể, khó khăn trong công việc, mất ngủ, mệt mỏi,
cảm giác ngon miệng, giảm cân, bận tâm về cơ thể, và giảm dục năng. Nghiên
cứu này dùng thang điểm rút gọn (tức thang điểm có 13 câu). Mỗi mục gồm 4
câu trả lời, yêu cầu bệnh nhân đánh dấu vào chữ số tương ứng với câu trả lời mà
bệnh nhân lựa chọn (0,1,2 hoặc 3), tương ứng với 4 độ tăng dần của một triệu
chứng. Tổng điểm được tính bằng cách cộng điểm toàn bộ 13 mục .
 ≤ 13 điểm: Không có trầm cảm
 14 – 19 điểm: Trầm cảm nhẹ
 20 - 29 điểm: Trầm cảm mức độ trung bình
 ≥ 30 điểm: Trầm cảm nặng
2.2.4. Chọn bệnh nhân
- Bệnh nhân đủ tiêu chuẩn nhận bệnh sẽ được chọn tham gia nghiên cứu.
2.2.5. Phân tích thống kê
- Sử dụng phần mềm xử lý số liệu Excel và SPSS.
2.3. ĐẠO ĐỨC NGHIÊN CỨU
- Bệnh nhân đồng ý tự nguyện tham gia nghiên cứu và có quyền rút khỏi nghiên
cứu không cần phải giải thích lý do.
- Các thông tin do đối tượng nghiên cứu cung cấp được đảm bảo giữ bí mật.
- Đây là nghiên cứu mô tả, không can thiệp, mọi biện pháp đánh giá đều được
quyết định theo tình trạng của người bệnh.

2.4. THỜI GIAN NGHIÊN CỨU
Từ 20 tháng 1 đến 15 tháng 9 năm 2016

15


CHƯƠNG 3
KẾT QUẢ
3.1. Đặc điểm chung
3.1.1. Giới tính

40,3%
59,7%

Nhận Xét
Trong nghiên cứu này ta nhận thấy tỉ lệ bệnh nhân nữ chiếm tỉ lệ 59,7% trong 77
bệnh nhân động kinh và bệnh nhân Nam chiếm tỉ lệ thấp hơn 40,3%%.
3.1.2. Tuổi bệnh nhân
Bảng 3.1
Tuổi

n

Giá trị trung bình

39,90

Tuổi nhỏ nhất

19


Tuổi lớn nhất

69

Độ lệch chuẩn

12,64

16


Nhận xét
Ta thấy tuổi nhỏ nhất là 19, tuổi lớn nhất là 69, độ lệch chuẩn là 12,64 và tuổi
trung bình của bệnh nhân là 39,90 tuổi.
3.1.3. Tình trạng hôn nhân

Nhận xét:
Trong này ta nhận thấy tỉ lệ người độc thân chiếm 40,30%, người kết
hôn chiếm tỉ lệ 35,10%, trong khi đó tỉ lệ người bị ly hôn cao chiếm tới 18,20%,
Góa chiếm tỉ lệ 6,5%.

17


3.1.4. Nghề nghiệp

6,5%

20,8%

50,6%
7,8%
14,3%

Nhận xét
Trong bảng trên ta nhận thấy bệnh nhân Động Kinh bị thất nghiệp chiếm tỉ lệ cao
50,06%, bệnh nhân là Nông dân chiếm tỉ lệ 20,8%, còn bệnh nhân là công chức
nhà nước, nhân viên văn phòng chiếm tỉ lệ thấp hơn nhiều 7,8%.
3.1.5. Trình độ học vấn
Bảng 3.2
Cấp I

Cấp II

Cấp III Caođẳng, Không Tổng

Học vấn

Đại học

biết
chữ

Số bn 9

%

30

24


12

11,70% 39,00% 31,20% 15,60%

2

77

2,6%

100%

18


Nhận xét Trong bảng này ta nhận thấy trình độ học vấn của bệnh nhân ở trình độ
cấp II chiếm 39,00%, cấp III chiếm 31,20% còn lại bệnh nhân ở hai khối cấp I
và không biết chữ chỉ có 2 trường hợp, trình độ cao đẳng, đại học chiếm tỉ lệ
15,60%.
3.2. Các yếu tố liên quan
3.2.1. Thời gian mắc bệnh

Nhận xét: Trên bảng này ta nhận thấy thời gian mắc bệnh của bệnh nhân Động
kinh trên 10 năm chiếm tỉ lệ cao nhất 57,10%, sau đó bệnh nhân mắc bệnh từ 510 năm chiếm tỉ lệ 27,30% còn bệnh nhân mắc bệnh dưới 1 năm chiếm tỉ lệ thấp
nhất chỉ 3,90%.
3.2.2. Thời gian điều trị CTMT
Bảng 3.3
Thời gian


< 1 năm

1-5 năm

5-10 năm > 10 năm

Tổng

Số bn

3

10

32

32

77

%

3,90%

13,00%

41,60%

41,60%


100%

19


Nhận xét:
Qua bảng trên ta nhận thấy bệnh nhân tham gia CTMT chiếm tỉ lệ 100%, và càng
về thời gian sau này bệnh nhân tham gia CTMT càng sớm hơn sau khi mắc bệnh.
3.2.3. Sử dụng chất gây nghiện

Nhận xét: Qua bảng trên ta nhận thấy bệnh nhân Động kinh có sử dụng chất gây
nghiện nhưng tỉ lệ rất thấp chỉ 7,80% nhưng trong nghiên cứu này bệnh nhân chủ
yếu là nghiện thuốc lá chỉ có 1 trường hợp nghiện rượu.
3.2.4. Bệnh nhân tiền sử có tổn thương não
Bảng 3.4
Tỉ lệ%
n
Tổn thương não

24,70%
19

Không tổn thương

75,30%
58

Tổng

100%

77
20


Nhận xét: Qua bảng trên ta nhận thấy tỉ lệ bệnh nhân Động kinh có tổn thương
não chiếm tỉ lệ cũng khá cao 24,70%, phần lớn bệnh nhân này qua khảo sát bệnh
nhân đều được chẩn đoán: động kinh cục bộ toàn thể hóa, phù hợp với bệnh cảnh
lâm sang của những bệnh nhân này.
3.2.5. Bệnh lý cơ thể kèm theo

61%

39%

Nhận xét: Kết quả trên cho chúng ta thấy tỉ lệ bệnh nhân Động kinh có bệnh
kèm khá lớn chiếm tỉ lệ 39%, qua khảo sát phần lớn là bệnh lý dạ dày và bệnh lý
viêm gan chiếm đa số.

21


3.3. Trầm cảm ở bệnh nhân động kinh
3.3.1. Tỉ lệ trầm cảm ở bênh nhân động kinh theo thang điểm Beck

32,46%

67,53%

Nhận xét: Qua hình trên ta nhận thấy tỉ lệ bệnh nhân Động kinh mắc trầm cảm
chiếm tỉ lệ 32,46% và bệnh nhân động kinh không chứng trầm cảm là 67,53%.

3.3.2. Mức độ trầm cảm ở bênh nhân động kinhtheo thang điểm Beck
Bảng 3.5
n

Tỉ lệ%

Không trầm cảm

52

67,53%

Mức độ nhẹ

18

23,37%

Mức độ trung bình

7

9,09%

Mức độ nặng

0

0,00%


Tổng

77

100%

22


Nhận xét: Qua bảng trên ta nhận thấy tỉ lệ trầm cảm chủ yếu trên bệnh nhân
Động kinh ở mức độ nhẹ (23,37%) và mức độ trung bình(9,09%), không có mức
độ nặng .
3.4. Hiệu quả điều trị
3.4.1.Tình trạng sử dụng Đơn trị liệu của bệnh nhân
Bảng 3.6
n

Tỉ lệ%

1 loại thuốc

37

48,05%

2 loại thuốc

28

36,36%


3 loại thuốc

9

11,68%

4 loại thuốc

3

3,90%

Tổng

77

100%

Nhận xét: Bệnh nhân đều sử dụng từ đơn trị liệu chiếm tỉ lệ khá cao 48,05% và
36,36% sử dụng 2 loại kháng động kinh, còn sử dụng 3 loại kháng động kinh
chiếm tỉ lệ thấp chiếm tỉ lệ 11,68% và chỉ có 3 bệnh nhân kết hợp 4 loại kháng
động kinh, qua khảo sát những bệnh nhân này trước đây đều được điều trị nội trú
tại bệnh viện tâm thần Đà Nẵng sau khi xuất viện về địa phương được quản lý
bởi chương trình mục tiêu quốc gia.

23


3.4.2. Tình trạng dùng thuốc kháng động kinh thường xuyên của bệnh nhân


Nhận xét : Qua bảng trên ta nhận thấy tỉ lệ bệnh nhân trong CTMT sử dụng
thuốc đều chiếm tỉ lệ rất cao 89,60%, còn tỉ lệ sử dụng thuốc không đều rất thấp
10,4%.
3.4.3. Tình trạng khám định kỳ của bệnh nhân
Bảng 3.7
Tỉ lệ%
n
Khám định kỳ

89,60%
69

Không khám

10,40%
8

Tổng

100%
77

Nhận xét : Qua bảng trên ta nhận thấy tỉ lệ bệnh nhân trong CTMT được khám
định kỳ tỉ lệ rất cao 89,60%, còn tỉ lệ không đi khám định kỳ rất thấp 10,4%.

24


3.4.4. Tình trạng thăm nhà của chuyên trách


9,1%

90,9%

Nhận xét: Qua đồ thị trên ta nhận thấy tình trạng thăm nhà của chuyên trách
tương đối đều chiếm tỉ lệ khá cao 90,9%, bệnh nhân không được vãng gia tỉ lệ
thấp 9,1%
3.4.5. Thời gian cắt cơn động kinh

25


×