Tải bản đầy đủ (.pdf) (183 trang)

Thực hiện pháp luật về bảo vệ trẻ em ở Việt Nam hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.36 MB, 183 trang )

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH

LÃ VĂN BẰNG

THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ BẢO VỆ TRẺ EM
Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

LUẬN ÁN TIẾN SĨ
CHUYÊN NGÀNH: LÝ LUẬN VÀ LỊCH SỬ NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT

HÀ NỘI - 2019


HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH

LÃ VĂN BẰNG

THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ BẢO VỆ TRẺ EM
Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

LUẬN ÁN TIẾN SĨ
CHUYÊN NGÀNH: LÝ LUẬN VÀ LỊCH SỬ NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT

Mã số: 62 38 01 01

Người hướng dẫn khoa học: GS.TS. NGUYỄN NGỌC ANH

HÀ NỘI - 2019


LỜI CAM ĐOAN


Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của
riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận án là trung
thực, có nguồn gốc rõ ràng và được trích dẫn đầy đủ theo
quy định.
Tác giả luận án

Lã Văn Bằng


MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU
Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN
ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN

1.1. Tình hình nghiên cứu trong nước
1.2. Tình hình nghiên cứu của nước ngoài
1.3. Một số nhận xét rút ra từ các công trình nghiên cứu và những
vấn đề đặt ra cần tiếp tục nghiên cứu trong luận án
Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ BẢO VỆ
TRẺ EM

2.1. Khái niệm, đặc điểm, vai trò thực hiện pháp luật về bảo vệ
trẻ em
2.2. Nội dung điều chỉnh pháp luật, hình thức thực hiện pháp luật
về bảo vệ trẻ em
2.3. Các điều kiện bảo đảm thực hiện pháp luật về bảo vệ trẻ em
2.4. Kinh nghiệm thực hiện pháp luật về bảo vệ trẻ em của một số
nước, giá trị tham khảo đối với Việt Nam
Chương 3: QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN CỦA PHÁP LUẬT VÀ THỰC

TRẠNG THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ BẢO VỆ TRẺ EM
Ở VIỆT NAM

3.1. Quá trình phát triển của pháp luật về bảo vệ trẻ em ở Việt Nam
3.2. Thực trạng thực hiện pháp luật về bảo vệ trẻ em ở Việt Nam
hiện nay
3.3. Đánh giá chung thực trạng thực hiện pháp luật về bảo vệ trẻ em
Chương 4: QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP BẢO ĐẢM THỰC HIỆN
PHÁP LUẬT VỀ BẢO VỆ TRẺ EM Ở VIỆT NAM

4.1. Quan điểm bảo đảm thực hiện pháp luật về bảo vệ trẻ em
4.2. Giải pháp bảo đảm thực hiện pháp luật về bảo vệ trẻ em ở
Việt Nam
KẾT LUẬN
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CỦA TÁC GIẢ
ĐÃ CÔNG BỐ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC

1
7
7
19
25
31
31
47
62
69
76

76
84
104
119
119
123
145
148
149
159


DANH MỤC CÁC CHỮ TẮT
BVTE

:

Bảo vệ trẻ em

BVCSGDTE :

Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em

CRC

:

Công ước của Liên hợp quốc về Quyền trẻ em

HCĐB


:

Hoàn cảnh đặc biệt

LĐTBXH

:

Lao động, Thương binh và Xã hội

THPL

:

Thực hiện pháp luật

UBND

:

Ủy ban nhân dân

UNICEF

:

Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc



DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Trang
Biểu đồ 3.1:

Số vụ xâm hại trẻ em

86

Biểu đồ 3.2:

Tỷ lệ thủ phạm xâm hại tình dục trẻ em năm 2017

87

Biểu đồ 3.3:

Số vụ xâm hại trẻ em tính theo tội danh (2018)

99

Biểu đồ 3.4:

Số vụ án xâm hại trẻ em bị khởi tố điều tra, truy tố,
xét xử

102


1
MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài
Bảo vệ trẻ em (BVTE) là trách nhiệm của gia đình, cộng đồng, xã hội
và nhà nước trong việc phòng ngừa, ngăn chặn, hỗ trợ và phục hồi cho trẻ em
để bảo đảm mọi trẻ em được sống trong môi trường an toàn, không có các
hành vi xâm hại, bóc lột và sao nhãng. Bảo vệ trẻ em là một trong bốn nhóm
quyền cơ bản được Công ước của Liên hợp quốc về quyền trẻ em (CRC) năm
1989 ghi nhận. Việt Nam là nước đầu tiên của châu Á và là nước thứ hai trên
thế giới phê chuẩn CRC. Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm đến công tác trẻ
em để bảo đảm thực hiện tốt nhất các quyền của trẻ em, tạo cơ hội cho trẻ em
được phát triển toàn diện, bình đẳng về thể chất, trí tuệ và tinh thần, để trẻ em
trở thành những chủ nhân tương lai của đất nước.
Trong những năm gần đây, thực hiện pháp luật (THPL) về BVTE đã có
sự chuyển biến tích cực và đạt được nhiều kết quả quan trọng. Hệ thống pháp
luật về BVTE từng bước được hoàn thiện; Luật Trẻ em năm 2016 có một
chương riêng quy định về BVTE; công tác quản lý nhà nước được tăng
cường; công tác bảo vệ, xây dựng môi trường sống an toàn và lành mạnh cho
trẻ em được chú trọng; đời sống văn hóa, tinh thần, vui chơi, giải trí, phúc lợi
xã hội và các quyền dành cho trẻ em ngày càng được bảo đảm; nhận thức của
xã hội về BVTE ngày càng được nâng cao; hệ thống BVTE đã được hình
thành đi vào hoạt động; THPL về BVTE đã có những chuyển biến tích cực từ
công tác truyền thông, giáo dục, nâng cao năng lực và phối hợp thực hiện, tiếp
nhận thông tin, xử lý hành vi vi phạm và can thiệp, hỗ trợ trẻ em... [7].
Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đạt được, THPL về BVTE ở Việt
Nam vẫn còn những tồn tại, hạn chế nhất định. Môi trường sống tiềm ẩn
nhiều nguy cơ thiếu an toàn, lành mạnh đối với trẻ em, làm gia tăng hành vi
bạo lực, xâm hại trẻ em. Việc tuân thủ, chấp hành pháp luật của nhiều chủ thể
pháp luật chưa thực hiện tốt. Nhiều cha mẹ, người chăm sóc trẻ em và bản


2

thân trẻ em chưa nhận thức đầy đủ được trách nhiệm bảo vệ con em, thiếu
kiến thức, kỹ năng về BVTE. Nhiều gia đình sao nhãng việc chăm sóc con
hoặc lúng túng trong xử trí, không kịp thời hoặc không tố cáo, tố giác hành vi
xâm hại trẻ em đến các cơ quan chức năng. Sự xuống cấp đạo đức, tha hóa,
biến chất về lối sống của một bộ phận xã hội làm gia tăng tội phạm bạo lực,
xâm hại trẻ em, đặc biệt là các hành vi xâm hại tình dục trẻ em. Theo báo cáo
của Bộ Công an, trung bình mỗi năm phát hiện và xử lý khoảng 2.000 vụ trẻ
em bị bạo lực, xâm hại, trong đó trẻ em bị xâm hại tình dục chiếm hơn 60%.
Các vụ án giết trẻ em, cố ý gây thương tích cho trẻ em có xu hướng tăng; tình
hình sử dụng trẻ em làm việc trong điều kiện tồi tệ, nặng nhọc vẫn chưa được
ngăn chặn. Các loại tội phạm như mua bán, bắt cóc, đánh tráo, chiếm đoạt trẻ
em, tổ chức cho trẻ em sử dụng trái phép chất ma túy, mại dâm trẻ em diễn
biến ngày càng phức tạp [17].
Pháp luật về BVTE mặc dù có nhiều tiến bộ nhưng cũng có những bất
cập, thiếu cụ thể và có quy định chưa tương thích với CRC. Hệ thống BVTE
chưa được quan tâm đầu tư đúng mức cả về nhân lực, năng lực và ngân sách.
Các điều kiện bảo đảm cho trẻ em được thực hiện các quyền và bổn phận của
mình còn chưa theo kịp sự biến đổi xã hội và nhu cầu của gia đình, trẻ em.
Việc quản lý, phát hiện, can thiệp, trợ giúp đối với trẻ em có nguy cơ rơi vào
hoàn cảnh đặc biệt (HCĐB) chưa kịp thời, thiếu đồng bộ, chưa cụ thể về trách
nhiệm, quyền hạn, quy chuẩn. Việc chấp hành pháp luật về BVTE cũng chưa
được thực hiện nghiêm; việc thực thi về trách nhiệm, quyền hạn và sự phối
hợp của các cơ quan nhà nước trong phòng ngừa, can thiệp, phục hồi cho trẻ
em còn chưa tốt. Bên cạnh đó, từ góc độ lý luận cho thấy, đã có một số công
trình nghiên cứu về BVTE nhưng chưa có công trình nào nghiên cứu một
cách có hệ thống, toàn diện về THPL về BVTE ở Việt Nam.
Từ những vấn đề nêu trên đã đặt ra yêu cầu cần phải nghiên cứu một
cách toàn diện, sâu rộng, đầy đủ và có hệ thống về THPL về BVTE, nhất là



3
trong bối cảnh hội nhập quốc tế để đề xuất các quan điểm và giải pháp thực
hiện phù hợp với điều kiện phát triển của đất nước hiện nay. Xuất phát từ cơ
sở lý luận và thực tiễn đó, nghiên cứu sinh lựa chọn đề tài: "Thực hiện pháp
luật về bảo vệ trẻ em ở Việt Nam hiện nay" làm luận án tiến sĩ luật học.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở phân tích làm rõ một số vấn đề lý luận và thực tiễn THPL về
BVTE, luận án đề xuất các quan điểm cơ bản và giải pháp nhằm bảo đảm
THPL về BVTE có hiệu quả ở Việt Nam.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục đích trên, luận án đặt ra và giải quyết những nhiệm vụ sau:
- Nghiên cứu và đánh giá tổng quan tình hình nghiên cứu trong nước và
nước ngoài có liên quan đến nội dung đề tài luận án; đánh giá giá trị của các
công trình nghiên cứu và xác định những vấn đề luận án cần tiếp tục nghiên cứu.
- Nghiên cứu, phân tích để làm rõ cơ sở lý luận về BVTE và THPL về
BVTE như: Khái niệm, đặc điểm, vai trò, nội dung điều chỉnh pháp luật, hình
thức và các điều kiện bảo đảm THPL về BVTE.
- Phân tích, đánh giá thực trạng tình hình THPL về BVTE ở Việt Nam hiện
nay; chỉ ra những ưu điểm, hạn chế và nguyên nhân trong việc THPL về BVTE.
- Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn, luận án đề xuất các quan
điểm và giải pháp bảo đảm THPL về BVTE ở Việt Nam trong thời gian tới.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Luận án nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn THPL về BVTE ở Việt
Nam hiện nay dưới góc độ khoa học của chuyên ngành lý luận và lịch sử nhà
nước và pháp luật.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Về không gian:



4
Phạm vi nghiên cứu của luận án là trên toàn quốc, trong đó sẽ phân
vùng các đơn vị hành chính - lãnh thổ để đảm bảo có số liệu phong phú, toàn
diện và có tính đại diện vùng miền, những địa bàn có nhiều vụ việc nổi cộm
vi phạm pháp luật về BVTE.
- Về thời gian:
Luận án tập trung nghiên cứu, đánh giá về tình hình THPL về BVTE ở
Việt Nam; các số liệu chủ yếu trong 5 năm gần đây (2013-2018).
4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
4.1. Cơ sở lý luận
Luận án được nghiên cứu trên cơ sở lý luận của Chủ nghĩa Mác - Lênin,
Tư tưởng Hồ Chí Minh, các quan điểm, chính sách của Đảng Cộng sản Việt
Nam và Nhà nước ta về nhà nước và pháp luật nói chung và pháp luật về trẻ

em nói riêng; các quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về bảo vệ, chăm sóc và
giáo dục trẻ em (BVCSGDTE) nói chung và BVTE nói riêng trong điều kiện
xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, về hoàn thiện hệ thống
pháp luật cũng như các quan điểm về xây dựng và THPL trong thời kỳ mới.
Cơ sở lý luận nêu trên là nền tảng tư tưởng, lý luận để nghiên cứu vấn
đề THPL về BVTE ở Việt Nam.
4.2. Phương pháp nghiên cứu
Trên cơ sở phương pháp luận nói trên, nghiên cứu sinh lựa chọn
phương pháp nghiên cứu phù hợp với từng nội dung của luận án như: Phương
pháp phân tích, tổng hợp; phương pháp thống kê, phương pháp so sánh… để
giải quyết các vấn đề đặt ra trong nghiên cứu nội dung đề tài luận án.
Trong chương 1, nghiên cứu sinh sử dụng phương pháp hệ thống, phân tích
để đánh giá các công trình nghiên cứu có liên quan tới nội dung của đề tài.
Trong chương 2, nghiên cứu sinh chủ yếu sử dụng phương pháp quy
nạp để xây dựng các khái niệm; sử dụng phương pháp phân tích, tổng hợp để

nghiên cứu các hình thức, nội dung và các yếu tố bảo đảm THPL về BVTE.


5
Chương 3, nghiên cứu sinh chú trọng sử dụng phương pháp thống kê,
phân tích tổng hợp, phương pháp so sánh trong đánh giá thực trạng tình hình
THPL về BVTE qua đó làm sáng tỏ những nội dung của luận án.
Đối với chương 4, về cơ bản nghiên cứu sinh sử dụng phương pháp
phân tích, tổng hợp để đưa ra các quan điểm, giải pháp có căn cứ khoa học,
bảo đảm THPL về BVTE ở Việt Nam hiện nay.
5. Những điểm mới về khoa học của luận án
Là công trình nghiên cứu chuyên sâu, có tính hệ thống và toàn diện về
THPL về BVTE ở Việt Nam hiện nay nên luận án có một số đóng góp mới về
khoa học sau đây:
- Xây dựng khái niệm pháp luật về BVTE, THPL về BVTE làm nền
tảng xuyên suốt luận án; chỉ ra được một số đặc điểm, hình thức THPL về
BVTE; nêu ra được những nội dung điều chỉnh của pháp luật về BVTE và vai
trò, điều kiện bảo đảm THPL về BVTE.
- Luận án đã nêu ra được quá trình phát triển của pháp luật về BVTE ở
Việt Nam. Phân tích, đánh giá toàn diện thực trạng THPL về BVTE ở Việt
Nam hiện nay; từ đó, chỉ ra những ưu điểm, hạn chế và nguyên nhân trong
việc THPL về BVTE ở Việt Nam trong thời gian qua.
- Luận án xác lập một số quan điểm và đề xuất hệ thống giải pháp
nhằm bảo đảm THPL về BVTE ở Việt Nam ngày càng tốt hơn, hiệu quả hơn.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án
- Về mặt lý luận, kết quả nghiên cứu của luận án góp phần làm sáng tỏ
thêm một số vấn đề lý luận THPL về BVTE, làm phong phú thêm lý luận về
pháp luật BVTE.
- Về mặt thực tiễn, những kiến nghị, đề xuất của luận án có thể làm tài
liệu tham khảo cho các cơ quan quản lý nhà nước, các tổ chức và cá nhân

trong việc chỉ đạo và THPL về BVTE; sửa đổi, bổ sung những chính sách,
pháp luật về BVTE.


6
Với những ý nghĩa như trên, luận án có thể làm tài liệu tham khảo cho
công tác nghiên cứu và giảng dạy tại các cơ sở đào tạo về pháp luật về quyền
con người, quyền của nhóm dễ bị tổn thương và những đề tài nghiên cứu có
liên quan đến quyền trẻ em.
7. Kết cấu của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục,
nội dung luận án được kết cấu gồm 4 chương, 12 tiết.


7
Chương 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
1.1. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU TRONG NƯỚC

Vấn đề trẻ em, BVTE và THPL về BVTE là chủ đề được nhiều cơ
quan, tổ chức và các nhà khoa học trong nước và quốc tế quan tâm nghiên
cứu dưới nhiều góc độ khác nhau. Nhiều công trình khoa học nghiên cứu về
các vấn đề liên quan đến trẻ em, BVTE và THPL về BVTE đã được công bố.
Các công trình đó tập trung vào các nhóm vấn đề sau:
Nhóm thứ nhất, các công trình nghiên cứu liên quan đến vấn đề bảo
vệ trẻ em:
- Các đề tài nghiên cứu khoa học và sách:
+ Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn để xây dựng và triển khai thực
hiện chiến lược bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em đến năm 2010 của Trần

Thị Thanh Thanh [91]. Đây là đề tài kết hợp giữa lý luận và thực tiễn, gắn kết
được những nét đặc thù của vấn đề trẻ em ở trong nước với thế giới.
Đề tài đã phân tích nhiều vấn đề lý luận từ các khái niệm cơ bản về trẻ
em, BVTE; các quan niệm, quan điểm chiến lược về trẻ em, BVTE; cung cấp
nhiều tư liệu và phân tích sâu sắc về thực trạng tình hình trẻ em và công tác
bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em (BVCSGDTE); làm rõ những thách thức,
khó khăn, trở ngại trong thời gian tới. Qua đó xác định rõ các mục tiêu, nội
dung, quan điểm chỉ đạo và các giải pháp của chiến lược BVCSGDTE trong
giai đoạn tiếp theo.
+ Xây dựng mô hình mạng lưới bảo vệ trẻ em và người chưa thành niên
dựa vào cộng đồng của Đặng Hoa Nam [58]. Đề tài đã phân tích cơ sở lý luận
về xây dựng mô hình mạng lưới BVTE và người chưa thành niên dựa vào
cộng đồng như: Khái niệm về mô hình mạng lưới BVTE; tính tất yếu, khách


8
quan và xu hướng về BVTE; cấu trúc và phương pháp xây dựng mô hình. Đề
tài cũng đã đánh giá thực trạng và phân tích những mô hình BVTE hiện có ở
Việt Nam và những vấn đề rút ra để xây dựng và hoàn thiện mô hình. Đồng
thời đã nêu một số khuyến nghị để xây dựng và hoàn thiện mô hình mạng lưới
BVTE và người chưa thành niên dựa vào cộng đồng, trong đó có phân chia
mô hình khu vực nông thôn và đồng bằng.
Đề tài cũng có một khuyến nghị riêng về việc hoàn thiện hệ thống pháp
luật, chính sách và khai thác nguồn lực BVTE dựa vào cộng đồng. Đề tài này
góp phần định hình phương pháp, cách thức BVTE dựa vào cộng động.
+ Tình hình lao động trẻ em - thực trạng và giải pháp của Nguyễn Hải
Hữu [49]. Nội dung đề tài đã phân tích, đánh giá sâu sắc thực trạng về lao
động trẻ em. Kết quả đề tài chỉ ra rằng hệ thống pháp luật đã được triển khai
đồng bộ nhưng hiệu lực chưa cao vì thiếu giải pháp phòng ngừa và chế tài xử
lý chưa đủ sức răn đe; việc áp dụng các chính sách, pháp luật không đi kèm

các biện pháp kiên quyết, triệt để có thể sẽ làm cho vấn đề trẻ giúp việc bị
"chìm" xuống, "ít công khai" hơn.
Từ việc đánh giá, phân tích những nguyên nhân khách quan, chủ quan
về vấn đề lao động trẻ em, đề tài đã có một số dự báo về tình hình lao động
trẻ em và đưa ra bốn giải pháp cơ bản nhằm phòng ngừa và khắc phục tình
trạng lao động trẻ em, trong đó giải pháp tăng cường công tác thanh tra, kiểm
tra việc THPL, chính sách về ngăn ngừa tình trạng lao động trẻ em đã được
đặt ra cho các nhà quản lý.
+ Hoàn thiện hệ thống bảo vệ trẻ em ở Việt Nam của Nguyễn Hải Hữu
[50]. Nội dung đề tài đã phân tích khá sâu sắc và toàn diện lý luận về hệ thống
BVTE, trong đó đề tài đã đưa ra một số khái niệm, thuật ngữ về trẻ em như:
trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, BVTE và các hoạt động BVTE.
Đề tài đã đánh giá thực trạng hệ thống BVTE ở Việt Nam, trong đó
đánh giá thực trạng về trẻ em có HCĐB và thực trạng cung cấp dịch vụ


9
BVTE. Đề tài cũng đã đánh giá việc thực hiện chính sách trợ giúp trẻ em ở
Việt Nam. Trên cơ sở đánh giá thực trạng, đề tài cũng rút ra rằng, hệ thống
BVTE là một nhiệm vụ rất quan trọng để bảo vệ sự an toàn cho mọi trẻ em.
Phát triển hệ thống BVTE là sự thể hiện một cách tiếp cận mới mang tính hệ
thống, đồng bộ và toàn diện hơn về BVTE. Chính vì vậy, đề tài đã đưa ra một
số định hướng và phương pháp tiếp cận hoàn thiện hệ thống BVTE và năm
giải pháp cụ thể về hệ thống BVTE. Đây là công trình nghiên cứu có giá trị
tham khảo tốt về việc xây dựng hệ thống BVTE theo ba cấp độ; qua đó việc
tổ chức THPL về BVTE ở Việt Nam sẽ bảo đảm toàn diện hơn.
+ Nghiên cứu xây dựng bộ chỉ tiêu theo dõi, đánh giá thực hiện quyền
trẻ em của Nguyễn Hải Hữu [51]. Nội dung đề tài bên cạnh việc phân tích về
mặt lý luận về bộ chỉ tiêu theo dõi, giám sát, đánh giá thực hiện quyền trẻ em
như các khái niệm, nguyên tắc xây dựng bộ chỉ tiêu,…

Đề tài còn đưa ra những kinh nghiệm hay của quốc tế và quốc gia về
xây dựng bộ chỉ tiêu. Đề tài cũng đã đánh giá thực trạng về thu thập, sử dụng
và chia sẻ thông tin liên quan đến việc thực hiện quyền trẻ em như hệ thống
chỉ tiêu quốc gia về trẻ em, hệ thống chỉ tiêu thu thập từ các bộ, ngành,…
Qua phân tích, đánh giá thực trạng về bộ chỉ tiêu thực hiện quyền trẻ
em, đề tài đã đề xuất một số giải pháp và xây dựng được bộ chỉ tiêu theo dõi,
giám sát, đánh giá thực hiện quyền trẻ em ở Việt Nam, trong đó chỉ tiêu về
BVTE có 11 chỉ tiêu.
- Luận án tiến sĩ:
+ Quyền trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt ở Việt Nam hiện nay của tác giả
Tăng Thị Thu Trang [92]. Về lý luận, luận án đã nghiên cứu về trẻ em có
HCĐB và phân tích mối quan hệ, sự cần thiết của việc bảo đảm quyền
trẻ em có HCĐB ở nước ta hiện nay.
Trên cơ sở phân tích, đánh giá thực trạng quy định và thực hiện pháp
luật về quyền trẻ em có HCĐB ở Việt Nam hiện nay, luận án đã nêu ra những


10
quan điểm bảo đảm quyền trẻ em có HCĐB và năm nhóm giải pháp như nâng
cao nhận thức về quyền trẻ em có HCĐB; hoàn thiện pháp luật về quyền trẻ
em có HCĐB; nâng cao năng lực thực thi, giám sát chính sách về quyền trẻ
em có HCĐB; xã hội hóa công tác bảm đảm quyền trẻ em có HCĐB và tiếp
tục mở rộng, đẩy mạnh hợp tác quốc tế trong công tác bảo đảm quyền trẻ em
có HCĐB.
Đây là công trình nghiên cứu có hệ thống về bảo đảm quyền trẻ em có
HCĐB - một đối tượng nghiên cứu gồm những trẻ em có hoàn cảnh không
bình thường về thể chất hoặc tinh thần, không đủ điều kiện để thực hiện
quyền cơ bản và hòa nhập với gia đình, cộng đồng. Đối tượng nghiên cứu này
chỉ là một nhóm trong đối tượng mà đề tài luận án của nghiên cứu sinh đang
thực hiện nghiên cứu, đó chính là những đối tượng ở cấp độ ba trong hệ thống

BVTE của đề tài.
+ Quản lý nhà nước về bảo vệ quyền của trẻ em ở Việt Nam của Phạm
Thị Hải Hà [42]. Về mặt lý luận, luận án đã đưa ra được quan niệm quản lý
nhà nước về bảo vệ quyền của trẻ em là việc Nhà nước thông qua hệ thống
luật pháp, chính sách và hệ thống tổ chức các cơ quan quản lý để điều khiển

1

7

0

1

7

7

Thái Bình

17

4

13

2

3


12

8

Ninh Bình

10

5

4

ĐB sông hồng

14
3

9

158

36

127

17

46

96


9

Hà Giang

30

5

26

3

6

22

10

Cao Bằng

16

2

15

2

5


10

11

Lào Cai

16

10

13

3

4

15

12

Bắc Kạn

10

1

9

13


Lạng Sơn

24

5

18

3

8

12

14

Tuyên Quang

14

1

14

1

5

9


15

Yên Bái

27

4

23

4

8

15

16

Thái Nguyên

36

2

35

17

Phú Thọ


18

2

16

3

9

6

18

Vĩnh Phúc

18

18

5

13

19

Bắc Giang

17


3

13

8

8

20

Bắc Ninh

10

1

9

1

3

6

21

Quảng Ninh

27


9

24

2

14

17

263

45

233

22

75

133

2

12

3

11


5

2

3

Đông Bắc
22

Điện Biên

13

23

Lai Châu

5


163

TT

ĐỊA PHƯƠNG

vụ

24


Sơn La

29

25

Hoà Bình

24

Tây Bắc

Phân tích trẻ em bị hại

Tổng số

Tổng số trẻ em

Lứa tuổi

Nam

Nữ

<6t

6t - <13t

13t - <16


6

24

1

11

18

17

7

24

71

8

65

1

33

39

26


Thanh Hoá

32

13

25

4

12

22

27

Nghệ An

28

4

24

1

11

16


28

Hà Tĩnh

6

29

Quảng Bình

15

11

6

4

5

8

30

Quảng Trị

9

1


8

2

3

4

31

T.T Huế

8

2

6

1

Bắc Trung Bộ

98

31

75

12


31

63

1

26

2

9

16

10

3

4

3

6

6

7

32


TP Đà Nẵng

9

33

Quảng Nam

24

34

Quảng Ngãi

10

35

Bình Định

18

16

8

1

4


19

36

Phú Yên

21

6

15

5

2

14

37

Khánh Hoà

27

8

20

3


3

22

109

31

79

14

22

74

5

4

6

20

2

22

19


32

Duyên hải NTB
38

Kon Tum

9

39

Gia Lai

27

28

40

Đắk Nông

23

2

22

41


Đắk Lắk

52

11

43

42

Lâm Đồng

4

Tây Nguyên

9
1
3

6

115

41

74

4


32

84

21

82

19

30

54

43

TPHCM

77

44

Ninh Thuận

11

11

2


2

7

45

Bình Phước

37

37

4

11

22

46

Tây Ninh

51

51

1

12


38

47

Bình Dương

42

42

5

12

25


164

TT

ĐỊA PHƯƠNG

Phân tích trẻ em bị hại

Tổng số
vụ

Tổng số trẻ em


Lứa tuổi

Nam

Nữ

<6t

6t - <13t

13t - <16

4

43

2

19

26

48

Đồng Nai

46

49


Bình Thuận

24

50

BR-VT

41

7

38

2

6

37

329

32

327

35

92


209

3

31

2

6

26

23

2

9

12

42

5

14

27

4


23

Đông Nam bộ

23

51

Long An

32

52

Đồng Tháp

23

53

An Giang

42

54

Tiền Giang

26


55

Vĩnh Long

37

1

38

1

9

29

56

Bến Tre

31

2

30

1

8


23

57

Kiên Giang

27

1

27

2

8

18

58

Hậu Giang

23

2

23

1


7

17

59

Cần Thơ

30

1

29

8

22

60

Trà Vinh

22

2

22

1


8

13

61

Sóc Trăng

29

1

30

8

2

21

62

Bạc Liêu

41

63

Cà Mau


41

1

35

13

28

ĐBS Cửu Long

404

18

357

23

96

259

TỔNG CỘNG

1547

242


1337

128

427

957

4

27

Nguồn: [28].


165
Phụ lục 5
Kết quả xử lý đối tượng xâm hại trẻ em
Năm 2018
Tổng số đối
TT

ĐỊA

Tổng

PHƯƠNG

số vụ


Kết quả xử lý

tượng
Nam

Nữ
9

Hình sự

Hành chính

Vụ

Đối tượng

Vụ

Đối tượng

71

77

12

15

12


14

1

1

1

Hà Nội

88

88

2

Hải Phòng

16

18

3

Hải Dương

4

3


4

Hưng Yên

2

2

2

2

5

Hà Nam

14

25

10

15

4

10

6


Nam Định

7

14

1

5

14

1

1

7

Thái Bình

17

20

1

11

13


1

1

8

Ninh Bình

10

8

10

8

158

178

11

121

143

19

28


ĐB sông hồng
9

Hà Giang

30

37

1

21

29

4

4

10

Cao Bằng

16

15

1

12


12

2

4

11

Lào Cai

16

20

1

16

21

12

Bắc Kạn

10

10

9


9

1

1

13

Lạng Sơn

24

22

21

27

2

4

14

Tuyên Quang

14

15


10

11

2

2

15

Yên Bái

27

26

19

18

8

9

16

Thái Nguyên

36


38

28

28

2

4

17

Phú Thọ

18

17

18

18

18

Vĩnh Phúc

18

19


18

19

19

Bắc Giang

17

16

13

13

20

Bắc Ninh

10

10

1

10

11


1

2

21

Quảng Ninh

27

31

1

24

26

3

6

263

276

17

219


242

25

36

Đông Bắc

10
1
1


166
Tổng số đối
TT

ĐỊA

Tổng

PHƯƠNG

số vụ

Kết quả xử lý

tượng
Nam


Nữ

Hình sự
Vụ

Đối tượng

Hành chính
Vụ

Đối tượng

2

2

22

Điện Biên

13

17

13

17

23


Lai Châu

5

5

5

5

24

Sơn La

29

35

25

33

25

Hoà Bình

24

25


22

22

71

82

65

77

2

2

28

30

4

10

26

27

1


1

Tây Bắc

2
2

26

Thanh Hoá

32

40

27

Nghệ An

28

27

28

Hà Tĩnh

6


6

4

4

1

1

29

Quảng Bình

15

32

7

18

6

11

30

Quảng Trị


9

12

6

8

3

5

31

T.T Huế

8

8

6

6

2

2

Bắc Trung Bộ


98

125

77

93

17

30

2

1
3

32

TP Đà Nẵng

9

35

33

Quảng Nam

24


25

21

21

1

1

34

Quảng Ngãi

10

9

8

7

1

1

35

Bình Định


18

23

12

18

36

Phú Yên

21

34

11

15

4

13

37

Khánh Hoà

27


35

1

22

30

0

0

109

161

1

74

91

6

15

Duyên hải NTB
38


Kon Tum

9

9

8

8

1

1

39

Gia Lai

27

28

22

21

1

3


40

Đắk Nông

23

26

19

20

4

6

41

Đắk Lắk

52

50

5

40

42


9

11

42

Lâm Đồng

4

6

3

2

4

1

1

115

119

8

91


95

16

22

5

71

75

6

8

10

12

1

1

Tây Nguyên
43

TPHCM

77


78

44

Ninh Thuận

11

13


167
Tổng số đối
TT

ĐỊA

Tổng

PHƯƠNG

số vụ

Kết quả xử lý

tượng
Nam

Nữ


Hình sự

Hành chính

Vụ

Đối tượng

Vụ

Đối tượng

4

1

45

Bình Phước

37

37

34

34

46


Tây Ninh

51

51

38

38

47

Bình Dương

42

35

36

48

Đồng Nai

46

46

45


43

1

1

49

Bình Thuận

24

50

BR-VT

41

45

39

41

1

3

329


270

5

272

279

13

14

1

2

Đông Nam bộ
51

Long An

32

33

1

30


31

52

Đồng Tháp

23

22

1

23

23

53

An Giang

42

41

2

20

21


1

1

54

Tiền Giang

26

26

24

24

2

2

55

Vĩnh Long

37

36

27


27

1

1

56

Bến Tre

31

32

24

24

57

Kiên Giang

27

31

24

28


3

3

58

Hậu Giang

23

27

21

25

2

2

59

Cần Thơ

30

30

28


29

60

Trà Vinh

22

22

19

18

3

3

61

Sóc Trăng

29

28

22

22


1

1

62

Bạc Liêu

41

41

33

32

63

Cà Mau

41

36

41

36

ĐBS Cửu Long


404

405

6

336

340

14

15

TỔNG CỘNG

1547

1616

53

1255

1360

112

162


1

1

Nguồn: [28].


168
Phụ lục 6
Đối tượng xâm hại trẻ em chia theo lứa tuổi, nghề nghiệp
Năm 2018
Tổng số
TT

ĐỊA

Tổng

PHƯƠNG

số vụ

Phân tích đối tượng xâm hại trẻ em

đối tượng

Lứa tuổi
Nam

Nữ


9

16<18
6

>18

1

Hà Nội

88

88

2

Hải Phòng

16

18

3

Hải Dương

4


3

3

4

Hưng Yên

2

2

2

5

Hà Nam

14

25

6

Nam Định

7

14


1

7

Thái Bình

17

20

1

8

Ninh Bình

10

8

158

178

11

11

13


147

ĐB sông hồng

9

<16

Nghề nghiệp

82

2

5

18

0

2

13

CNV

Nông

Nghề


Không

C

dân

khác

nghề

2

3

52

40

1

2

1

11

13

1


14

21

1

14

6

8

4

3

1

2

10

83

74

0

11


11

16

4

17

14

3

12

10

3

2

9

Hà Giang

30

37

1


3

5

30

10

Cao Bằng

16

15

1

1

3

12

11

Lào Cai

16

20


1

7

14

12

Bắc Kạn

10

10

13

Lạng Sơn

24

22

1

30

14

15


1

14

27

26

1

21

1

8

6

12

36

38

5

33

2


5

15

16

18

2

6

8

2

5

10

4

14
15
16

Tuyên
Quang
Yên Bái
Thái

Nguyên

10

1

17

Phú Thọ

18

17

18

Vĩnh Phúc

18

19

19

Bắc Giang

17

16


20

Bắc Ninh

10

10

1

21

Quảng Ninh

27

31

1

1

5

1
1

2

16

3

2

1

3

29

8

11
1

11

20


169
Tổng số
TT

ĐỊA

Tổng

PHƯƠNG


số vụ

Lứa tuổi
Nam

Đông Bắc

263

276

22

Điện Biên

13

17

23

Lai Châu

5

5

24

Sơn La


29

35

25

Hoà Bình

24

25

Tây Bắc

71

82

26

Thanh Hoá

32

40

27

Nghệ An


28

27

28

Hà Tĩnh

6

6

29

Quảng Bình

15

32

30

Quảng Trị

9

12

31


T.T Huế

8

8

Bắc Trung Bộ

98

125

9

32

TP

Đà

Nẵng

Phân tích đối tượng xâm hại trẻ em

đối tượng
Nữ
17

2

2
2

<16
13

16<18

Nghề nghiệp
>18

CNV

Nông

Nghề

Không

C

dân

khác

nghề

16

60


82

101

26

220

1

16

2

15

1

1

3

2

3

3

4


30

1

3

21

5

9

70

2

17

36

2

16

22

1

8


31

3

1

25

1

8

12

8

2

4

18

13

2

13

11


11

25

6
2

18

12

5

1

7

1

10

2

1

1

6


2

2

4

13

37

78

19

75

31

35

20

10

5

1
3

33


Quảng Nam

24

25

2

22

34

Quảng Ngãi

10

9

2

1

6

35

Bình Định

18


23

9

2

12

36

Phú Yên

21

34

11

7

16

37

Khánh Hoà

27

35


1

2

8

24

Duyên hải NTB

109

161

1

46

28

85

1

8

1

29


3

35
1

9

5

9

5

4

4

18

1

1

4

29

0


1

19

13

1

15

51

91

3

4

2

22

6

38

Kon Tum

9


9

39

Gia Lai

27

28

5

7

16

40

Đắk Nông

23

26

1

7

18


3

10

13

41

Đắk Lắk

52

50

5

6

13

36

33

5

17

42


Lâm Đồng

4

6

3

5

3

1

1

8

Tây Nguyên

115

119

8

17

31


79

0

42

46

43

TPHCM

77

78

5

2

8

73

1

48

34


44

Ninh Thuận

11

13

39


170
Tổng số
TT

ĐỊA

Tổng

PHƯƠNG

số vụ

Phân tích đối tượng xâm hại trẻ em

đối tượng

Lứa tuổi
Nam


Nữ

<16

45

Bình Phước

37

37

1

46

Tây Ninh

51

51

2

47

BìnhDương

42


48

Đồng Nai

46

49

Bình Thuận

24

50

BR-VT

41

45

Đông Nam bộ

329

270

51

Long An


32

52

Đồng Tháp

53

16-

Nghề nghiệp
CNV

Nông

Nghề

Không

C

dân

khác

nghề

25

11


1

31

5

46

1

1

41

8

4

29

16

30

15

6

179


78

4

18

12

13

10

1

29

13

1

23

1

25

12

>18


<18
3

46

46
2

5

38

5

7

16

228

33

1

1

4

29


23

22

1

1

2

20

An Giang

42

41

2

1

6

36

54

Tiền Giang


26

26

2

4

20

55

Vĩnh Long

37

36

5

32

56

Bến Tre

31

32


3

29

6

17

9

57

Kiên Giang

27

31

4

3

25

5

18

8


58

Hậu Giang

23

27

3

1

23

4

17

6

59

Cần Thơ

30

30

3


28

20

11

60

Trà Vinh

22

22

3

1

18

13

9

61

Sóc Trăng

29


28

2

1

20

23

5

62

Bạc Liêu

41

41

63

Cà Mau

41

36

31


5

ĐBS Cửu Long

404

405

6

18

33

315

6

21

247

101

TỔNG CỘNG

1547

1616


53

130

193

1222

43

187

795

551

1

1

1

13

1

5

35


Nguồn: [28].


171
Phụ lục 7
Người chưa thành niên vi phạm pháp luật chia theo lứa tuổi
năm 2018
ĐỊA

Tổng

Tổng số đối tượng

PHƯƠNG

số vụ

Nam

1

Hà Nội

100

2

Hải Phòng


26

3

Hải Dương

44

69

4

Hưng Yên

44

67

5

Hà Nam

25

35

6

Nam Định


41

54

2

7

Thái Bình

42

56

3

8

Ninh Bình

40

54

3

ĐB. Sông Hồng

362


574

25

9

Hà Giang

45

89

10

Cao Bằng

49

103

11

Lào Cai

36

39

12


Bắc Cạn

18

37

13

Lạng Sơn

62

102

14

Tuyên Quang

99

15

Yên Bái

16

TT

Nữ


Lứa tuổi
<14 t

14t - <16t

16t - <18t

69
1

18

57

1

6

28

4

8

44

11

48


1

5

51

13

105

438

12

35

42

4

12

89

6

8

25


8

7

22

81

147

9

2

37

117

32

43

3

1

14

31


Thái Nguyên

48

67

4

12

51

17

Phú Thọ

48

63

2

10

53

18

Vĩnh Phúc


56

62

4

16

47

19

Bắc Giang

32

42

4

24

22

20

Bắc Ninh

58


72

1

8

63

21

Quảng Ninh

47

76

7

3

22

58

630

942

39


43

220

679

6

21

19

10

Đông Bắc
22

Điện Biên

24

27

23

Lai Châu

25

36


9

2

3

7


×