Tải bản đầy đủ (.doc) (19 trang)

Đề tài: giải quyết tranh chấp đất đai

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (94.41 KB, 19 trang )

A. LỜI CẢM ƠN
Trong suốt quá trình học tập tại Trường Chính trị tỉnh Bình Dương mở
Lớp bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước ngạch chuyên viên khóa 61. Em đã
nhận được nhiều sự quan tâm, giúp đỡ quý báu của Ban giám hiệu, thầy cô
giảng viên Trường Chính trị, lãnh đạo cơ quan đơn vị đã tạo điều kiện cho em
có một môi trường học tập thoải mái về cơ sở vật chất, và đã giúp em hoàn
thành khóa học.
Em xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu nhà trường, cùng toàn thể các
thầy cô trong các Khoa cũng như các thầy cô bộ môn đã tận tình truyền đạt cho
em những kiến thức quý giá và những bài học kinh nghiệm giúp em hoàn thành
khóa học.
Tuy nhiên, trong quá trình học tập được sự hướng dẫn tận tình của các
Thầy Cô Trường Chính trị, cùng sự nổ lực, cố gắng của bản thân, với kiến thức
và kinh nghiệm thực tế còn hạn chế, thời gian nghiên cứu có hạn nên việc trình
bày Tiểu luận chắc chắn không tránh khỏi thiếu sót trong diễn đạt, phân tích hay
đề xuất các phương án. Rất mong sự đóng góp ý kiến của quý Thầy cô Trường
Chính trị để em hoàn thiện hơn nữa những kiến thức của mình.
Xin chân thành cảm ơn !

1


LỜI NÓI ĐẦU
Ngày nay, với sự hiểu biết và tính dân chủ của người dân được nâng cao,
cùng với đời sống vật chất và tinh thần ngày càng được cải thiện. Người dân đã
ý thức rất lớn về vai trò và trách nhiệm công dân của mình. Mặt khác, Đảng và
Nhà nước ta luôn luôn tôn trọng và phát huy quyền làm chủ của nhân dân, bảo
vệ quyền lợi hợp pháp, chính đáng của nhà nước và công dân.
Chính vì quyền lợi chính đáng của công dân được bảo vệ nên khi quyền
lợi của mình bị xâm phạm người dân sẽ khiếu nại các cơ quan có thẩm quyền.
Vì vậy, việc giải quyết các khiếu nại, tranh chấp hiện nay đang đặt ra cho các cơ


quan nhà nước nhiều thách thức. Nếu giải quyết không thỏa đáng, không đúng
pháp luật và hợp tình, hợp lý các vụ việc tranh chấp, khiếu nại sẽ ảnh hưởng rất
lớn đến uy tín của các cơ quan nhà nước và đặc biệt là làm ảnh hưởng đến lòng
tin của nhân dân vào Đảng, Nhà nước.
Những năm gần đây với sự gia tăng của các vụ khiếu kiện, khiếu nại và tố
cáo ngày càng nhiều và mức độ càng cao. Ngày 11 tháng 11 năm 2011 Quốc hội
đã ban hành Luật khiếu nại và Luật tố cáo để các cơ quan Nhà nước căn cứ vào
từng luật để thực hiện giải quyết tốt các vụ việc và đảm bảo quyền dân chủ của
công dân (Luật khiếu nại và tố cáo có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm
2012). Tránh tình trạng các vụ việc khiếu nại vượt cấp và kéo dài, gây bức xúc
trong dư luận, làm ảnh hưởng đến lòng tin của nhân dân. Chính vì vậy việc giải
quyết các vụ việc khiếu nại, khiếu kiện tranh chấp hiện nay có ý nghĩa hết sức
quan trọng.
Trong những năm gần đây do đời sống kinh tế của nhân dân được nâng lên,
việc người dân xây dựng nhà ở, chuyển nhượng quyền sử dụng đất và xây dựng
các công trình phụ như hàng rào, sân… ngày càng nhiều. Do đó, vấn đề lấn
chiếm ranh đất và tranh chấp, khiếu nại trong lĩnh vực này đang là vấn đề mà
các cơ quan quản lý nhà nước đặc biệt quan tâm.
2


Được sự đồng ý và tạo điều kiện của cơ quan cho tôi được tham gia lớp bồi
dưỡng kiến thức Nhà nước ngạch chuyên viên khóa 61 năm 2018 tại Trường
Chính trị tỉnh Bình Dương. Qua hai tháng học tập tại Trường được các thầy, các
cô trang bị những kiến thức về quản lý Nhà nước, tôi đã tiếp thu được rất nhiều
kiến thức mà trước đây khi chưa tham gia lớp học tôi còn khá lúng túng. Kết
thúc khóa học tôi đã chọn đề tài:
“Giải quyết tranh chấp đất đường đi giữa ông Hồ Văn Nam, sinh
năm: 1971 với ông Võ Anh Trung, sinh năm: 1963, cùng ngụ tại KP 6, TT
Dầu Tiếng, huyện Dầu Tiếng, Bình Dương” làm tiểu luận cuối khóa.

Đây là cơ hội để bản thân tôi vận dụng những kiến thức đã học, đồng thời
liên hệ thực tế, suy nghĩ, tìm tòi đưa ra những giải pháp tối ưu để tham mưu
lãnh đạo giải quyết thỏa đáng các vụ việc khiếu nại cũng như trong công tác
tuyên truyền. Qua thực tế nghiên cứu và làm tiểu luận trong quá trình công tác
có thể vận dụng kiến thức đã được trang bị để giải quyết công việc chuyên môn
về sau.

3


B. PHẦN NỘI DUNG
I. MÔ TẢ TÌNH HUỐNG
Ông Hồ Văn Nam, sinh năm: 1971 tranh chấp đất đường đi với ông Võ
Anh Trung, sinh năm: 1963, cùng ngụ tại KP 6, TT Dầu Tiếng, huyện Dầu
Tiếng, Bình Dương.
Ông Hồ Văn Nam tranh chấp yêu cầu ông Võ Anh Trung tháo kè và di
dời 16 cây cao su đã trồng từ năm 2005 để trả lại con đường cho người dân sử
dụng.
Kết quả thẩm tra, xác minh nguồn gốc con đường tranh chấp:
Nguồn gốc con đường tranh chấp:
Con đường tranh chấp có nguồn gốc của Nhà nước, thể hiện giáp các thửa
đất 244 (diện tích 2.886m2), thửa 232 (diện tích 4.400m2) được UBND huyện
Dầu Tiếng cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số 04247QSDĐ/ QĐ-UB
ngày 25/03/2004 cho hộ ông Võ Anh Trung và thửa đất 532 (diện tích 1.160m 2)
được UBND huyện Dầu Tiếng cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số
H05210/QĐ-UB ngày 18/12/2006 cho ông Hồ Văn Nam thuộc tờ bản đồ địa
chính chính quy số 41 của Thị trấn Dầu Tiếng. Con đường nơi rộng nhất 3,15m
(giáp đường Bàu Sen), nơi hẹp nhất 2,7m.
Quá trình sử dụng con đường:
- Trước giải phóng đây là con đường mòn (đường xe trâu, xe bò) người

dân sử dụng để đi lại.
- Đến khoảng năm 2000 do người dân không có nhu cầu sử dụng nên ông
Võ Anh Trung tiến hành làm hàng rào (lưới B40 trụ sắt) thửa 244, đồng thời tấn
kè đá bên ngoài hàng rào lấn ra đường và san ủi đoạn đường tại thửa 232 giáp
đất ông Sơn để trồng cao su (theo trình bày của ông Hồ Văn Nam) và bản thân

4


ông Nam cũng lấn một phần diện tích con đường sử dụng làm giàn mướp và
trồng chuối.
Tóm tắt quá trình giải quyết:
Ngày 20/08/2013 ông Võ Anh Trung làm đơn gửi đến UBND Thị trấn
Dầu Tiếng yêu cầu giải quyết việc ông Hồ Văn Nam lấn chiếm đường đi công
cộng gây cản trở việc đi lại của gia đình ông. Vụ việc này đã được UBND Thị
trấn Dầu Tiếng hòa giải và ông Nam đã tháo giàn mướp nhưng không cho ông
Trung đi lại với lý do ông Nam sẽ làm đơn tranh chấp yêu cầu ông Trung cũng
phải trả lại phần đường đã lấn chiếm để làm kè đá và trồng cao su.
Ngày 16/05/2014 ông Nam nộp đơn tranh chấp yêu cầu ông Trung cũng
phải trả lại phần đất đường đã lấn chiếm đến UBND Thị trấn Dầu Tiếng.
Ngày 29/08/2014 Hội đồng hòa giải Thị trấn Dầu Tiếng hòa giải (lần 1)
giữa ông Nam và ông Trung và yêu cầu ông Trung tháo dở kè đá và di dời 16
cây cao su ra khỏi con đường trên bản đồ địa chính chính quy nhưng ông Trung
không đồng ý kết quả hòa giải không thành.
Ngày 10/12/2014 Hội đồng hòa giải Thị trấn Dầu Tiếng tiến hành hòa
giải lần 2 giữa ông Nam với ông Trung kết quả hòa giải không thành do:
- Ông Trung không đồng ý tháo bờ kè đá và không chấp nhận con đường
theo chỉ dẫn của ông Nam và UBND Thị trấn Dầu Tiếng.
- Ông Trung chỉ thừa nhận có con đường giữa ranh đất của ông (thửa 232)
với ông Sơn (thửa 242) và có trồng 14 cây cao su (9 năm tuổi) trên con đường.

Ngày 12/12/2014 Văn phòng HĐND - UBND huyện Dầu Tiếng chuyển
đến Phòng Tài nguyên và Môi trường Phiếu chuyển số: 1085/UBND_NC, yêu
cầu Phòng Tài nguyên và Môi trường thẩm tra, xác minh và kiến nghị Ủy ban
nhân huyện giải quyết đơn tranh chấp đất đường đi của ông Hồ Văn Nam với
ông Võ Anh Trung. Đơn có nội dung: Ông Hồ Văn Nam tranh chấp yêu cầu ông
5


Võ Anh Trung tháo đá kè và di dời 16 cây cao su đã trồng năm 2005 ra khỏi con
đường đã lấn chiếm để cho người dân được sử dụng.
Ngày 23/12/2014 Phòng Tài nguyên và Môi trường kết hợp cùng
VPĐKQSDĐ huyện và UBND Thị trấn Dầu Tiếng tiến hành đo đạc kiểm tra
hiện trạng con đường tranh chấp giữa ông Nam với ông Trung kết quả:
- Ông Nam xác định việc tranh chấp con đường với ông Trung cụ thể gồm
3 đoạn như sau:
+ Đoạn 1: Giáp thửa đất 242 và 598 của bà Bực và ông Trung hiện trạng
là đất trống đoạn này ông Nam yêu cầu được xác định ranh đất của ông Trung
với con đường.
+ Đoạn 2: Giáp thửa đất 532 và 244 của ông Nam và ông Trung hiện
trạng là đất trống và một phần kè đá của ông Trung làm, đoạn này ông Nam yêu
cầu ông Trung tháo dở kè đá trả lại phần diện tích đã lấn chiếm đường.
+ Đoạn 3: Giáp thửa đất 232 và 243 của ông Sơn và ông Trung hiện trạng
ông Trung đã san lấp trồng cao su, đoạn này ông Nam yêu cầu ông Trung thanh
lý 16 cây cao su trả lại diện tích con đường đã lấn chiếm.
- Sau khi có bản vẽ trích đo địa chính của VPĐKQSDĐ huyện và thực tế
kiểm tra con đường trên bản đồ địa chính chính quy có tứ cận như sau:
+ Hướng Bắc giáp đường đất trên bản đồ chính quy năm 1999;
+ Hướng Nam giáp đường đất trên bản đồ chính quy năm 1999;
+ Hướng Đông giáp thửa 532 của ông Nam, thửa 242 của bà Bực và thửa
243 của ông Sơn (nhưng thực tế giáp đất ông Trung đang sử dụng trồng 13 cây

cao su 9 năm tuổi, phần đất này ông Trung xác định là lấn đường);
+ Hướng Tây giáp thửa 598, 244, 232 của ông Trung.

6


- Hiện trạng trên con đường có một cây Mít khoảng 30 năm tuổi, 16 cây
cao su 9 năm tuổi do ông Trung trồng và khoảng 60m hàng rào lưới B40, trụ sắt
do ông Trung rào.
Ngày 20/01/2015 Phòng Tài nguyên và Môi trường kết hợp cùng
VPĐKQSDĐ huyện và UBND Thị trấn Dầu Tiếng tiếp tục đến tại con đường
tranh chấp để làm việc với ông Trung, ông Nam và các đương sự có liên quan
kết quả như sau:
- Đối với đoạn đường tranh chấp số 1: Ông Võ Anh Trung và ông Hồ Văn
Nực (con bà Bực) đã thống nhất được ranh giới thửa đất 598 với con đường và
ông Nực cam kết mở đoạn đường rộng 3m đo từ trụ xi măng do ông Trung cắm
qua thửa đất 243 của bà Bực (là mẹ ruột của ông Nực) và ông Trung, ông Nam
đã đồng ý.
- Đối với đoạn đường tranh chấp số 2: Ông Trung và ông Nam thống nhất
ranh đất của ông Nam là từ cây Sến trở vào và ranh đất của ông Trung là từ kè
đá trở vào phần còn lại là con đường rộng từ 2m đến 2,2m hai bên thống nhất
con đường rộng bao nhiêu thì sử dụng bấy nhiêu. Nhưng sau đó cả ông Trung
và ông Nam không đồng ý.
- Đối với đoạn đường tranh chấp số 3: Sau quá trình vận động ông Nam đã
thống nhất được với ông Trung là con đường giáp đất ông Sơn nhưng phải rộng
3m do đó ông Trung không đồng ý mà chỉ đồng ý mở con đường rộng từ 2m
đến 2,2m như đoạn thứ 2 do hai bên không thống nhất nên ông Trung không
đồng ý mở đường mà yêu cầu xác định lại vị trí con đường.
Ngày 03/02/2015 Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Dầu Tiếng kết
hợp cùng Văn phòng ĐKQSDĐ huyện và UBND Thị trấn Dầu Tiếng tiến hành

đo đạc các thửa đất số 532 của ông Nam và các thửa 244, 598 của ông Trung để
xác định diện tích các thửa đất trên và vị trí con đường.

7


- Qua bản vẽ trích đo của VPĐKQSDĐ huyện Dầu Tiếng cung cấp thì diện
tích thửa đất 598 là 11.795m 2, giảm 531m2 nguyên nhân là ranh đất trên bản đồ
với ranh đất ông Trung không trùng khớp, đồng thời do con đường Bàu Sen
được mở rộng để rải đá láng nhựa nên một phần diện tích thửa 598 bị giảm do
đó đoạn đường tranh chấp số 1 ông Trung không lấn và đã được thỏa thuận
xong với ông Hồ Văn Nực.
- Diện tích thửa đất 244 trên bản đồ địa chính chính quy là 2.886m 2 sau khi
bị chỉnh lý nhập vào thửa 598 hết 161m 2 còn lại 2.752m2 và diện tích hiện tại là
2.890m2, tăng 165m2. Nguyên nhân ông Trung chỉ ranh thửa 244 lấn sang thửa
532 của ông Nam 6m2 và lấn ra con đường trên bản đồ 155m 2 (đoạn đường
tranh chấp số 2 giáp đất ông Trung và ông Nam có kè đá, cây Mít và hàng rào
lưới B40, trụ sắt).
- Đối với đoạn đường tranh chấp số 3: Ông Trung và ông Sơn đã thỏa
thuận xác định được 7 điểm phân ranh giữa thửa 243 của ông Sơn với phần diện
tích đường mà ông Trung đã lấn chiếm và ông Trung đồng ý trả lại con đường
rộng 3m (trên bản đồ 2,7m) đo từ ranh đất của ông Sơn đến ranh đất của ông
Trung, trên đoạn này có 13 cây cao su 9 năm tuổi do ông Trung trồng.
Do nhận thấy thửa đất 244 của ông Trung có ranh giới ổn định (có hàng
Rào lưới B40 và cây Mít trên 30 năm tuổi) và ranh giới thửa đất 532 được ông
Nam xác định là từ cây Sến (trên 30 năm tuổi) trở vào đồng thời ông Nam xác
định không tranh chấp đối với việc ông Trung rào lấn đường mà chỉ tranh chấp
việc ông Trung kè đá bên ngoài hàng rào lấn một phần đường và để đảm bảo
quyền lợi của các bên nên Phòng Tài nguyên và Môi trường đề nghị ông Trung
và ông Nam mở con đường có chiều rộng đo từ cấy Sến của ông Nam đến hàng

rào của ông Trung rộng 2,7m nhưng chỉ có ông Nam đồng ý còn ông Trung
không đồng ý.

8


II. XÁC ĐỊNH MỤC TIÊU XỬ LÝ TÌNH HUỐNG
Hiện nay lĩnh vực đất đai là vấn đề rất nhạy cảm, phức tạp, bởi vì đất đai
là tài nguyên vô cùng quý giá, là tư liệu sản xuất đặc biệt, là thành phần quan
trọng hàng đầu của môi trường sống, là địa bàn phân bố các khu dân cư, xây
dựng các cơ sở kinh tế, văn hóa - xã hội, an ninh quốc phòng.
Đây là vụ tranh chấp đất đai mang tính điển hình có liên quan đến quyền
lợi của công dân và các Quyết định quản lý Hành chính Nhà nước. Nếu không
giải quyết dứt điểm, đúng quy định của Pháp luật thì sự việc trở nên phức tạp
hơn và sẽ là tiền đề gây khó khăn cho việc giải quyết các vụ tranh chấp về sau.
Mục tiêu chung khi xử lý tình huống là:
- Tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa.
- Nâng cao trách nhiệm của các cơ quan Nhà nước trong việc giải quyết
khiếu nại, tố cáo, các tranh chấp đất đai của công dân.
- Những biện pháp, cách thức xử lý của cơ quan Nhà nước phải bảo vệ lợi
ích chính đáng của công dân.
- Giải quyết hoà giải các mâu thuẫn của công dân trên cơ sở Luật định, có
lý, có tình.
- Phải giải quyết dứt điểm tranh chấp giữa ông Hồ Văn Nam với ông Võ
Anh Trung theo đúng trình tự, thời hạn quy định của Luật Đất đai, Luật Khiếu
nại, Luật tố cáo, dựa trên những căn cứ pháp lý bảo vệ quyền và lợi ích hợp
pháp của công dân.
- Đảm bảo tính nghiêm minh của Pháp luật
Để xử lý dứt điểm đơn đề nghị của công dân theo đúng thẩm quyền, mục
tiêu cần phải xử lý của tình huống trên như sau:

Mở con đường gồm 3 đoạn:

9


* Đoạn 1 (ngang 3m, dài 32,6m) theo cam kết của Hồ Văn Nam có tứ
cận:
+ Hướng Bắc rộng 3m giáp đoạn đường số 2;
+ Hướng Nam rộng 3m giáp đường đất đi ra đường Bàu Sen;
+ Hướng Đông giáp thửa 243 của bà Nực;
+ Hướng Tây giáp thửa 598 phân ranh bởi các cọc bê tông do ông Trung
cắm.
* Đoạn 2 (ngang 2,7m, dài 76m) có tứ cận:
+ Hướng Bắc rộng 2,7m giáp đoạn đường số 3;
+ Hướng Nam rộng 2,7m giáp đoạn đường số 1;
+ Hướng Đông giáp thửa 532 của ông Nam;
+ Hướng Tây giáp thửa 244 của ông Trung.
* Đoạn 3 (ngang 2,7m, dài 50m) do trong quá trình làm việc với UBND
Thị trấn Dầu Tiếng và Phòng Tài nguyên và Môi trường ông Trung đều thừa
nhận có lấn đường và trồng 13 cây cao su có tứ cận:
+ Hướng Bắc rộng 2,7m giáp đường đất trên bản đồ;
+ Hướng Nam rộng 2.7m giáp đoạn đường số 2;
+ Hướng Đông giáp thửa 243 của ông Sơn;
+ Hướng Tây giáp thửa 232 của ông Trung.
- Buộc ông Võ Anh Trung tháo dở phần kè đá (dài 26m, rộng từ 0,2 đến
0,4m) tại đoạn 2 và thanh lý 13 cây cao su 9 năm tuổi (đoạn 3) ra khỏi con
đường.
- Đề nghị UBND Thị trấn Dầu Tiếng khảo sát thực tế toàn bộ tuyến đường
còn lại có kế hoạch cắm mốc để quản lý tránh việc để xẩy ra tranh chấp tiếp
theo giữa các hộ dân.

10


III. PHÂN TÍCH NGUYÊN NHÂN VÀ HẬU QUẢ
1. Nguyên nhân
1.1. Khách quan:
Hiện nay, trong quá trình hiện đại hóa, công nghiệp hóa đất nước việc thu
hồi đất để mở rộng đô thị, xây dựng kết cấu hạ tầng thực hiện các dự án đầu tư
làm cho quỹ đất canh tác ngày càng giảm. Đặc biệt do tác động mạnh mẽ của cơ
chế thị trường làm cho giá đất tăng và đang là những áp lực lớn gây nên tình
trạng khiếu kiện, tranh chấp đất đai một cách gay gắt.
Do công tác quản lý đất đai của các cấp, các ngành chức năng ở địa
phương từ huyện đến cơ sở còn buông lỏng, thiếu chặt chẽ; việc rà soát, cấp
giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho tổ chức, hộ gia đình và cá nhân còn
nhiều hạn chế, chưa kịp thời nên dẫn đến sự khiếu nại.
Thủ tục hành chính còn rườm rà, khó hiểu… Việc tuyên truyền pháp luật
ở cơ sở chưa tốt dẫn đến người dân chưa hiểu hết trách nhiệm, nghĩa vụ và
quyền lợi của mình.
1.2. Chủ quan:
Việc kiểm tra, thanh tra thực hiện chế độ công vụ và xử lý những vi phạm
của cán bộ, công chức trong công tác quản lý và sử dụng đất đai chưa được đặt
ra một cách cụ thể, tích cực.
Công tác hòa giải ở cấp cơ sở chưa được quan tâm đúng mức, nhiều địa
phương chưa bố trí cán bộ có đủ năng lực, phẩm chất, kinh nghiệm đảm nhiệm
công việc này nên việc hòa giải đạt hiệu quả chưa cao.
2. Hậu quả:
Gây mất đoàn kết trong xóm làng, gây dự luận không tốt trong tập thể
khu phố tại địa phương.

11



Nếu giải quyết không thỏa đáng, hài hòa giữa lợi ích của các bên có thể
các bên sẽ khiếu nại lên các cấp cao hơn, gây khiếu nại kéo dài làm ảnh hưởng
đến uy tín các cơ quan Nhà nước.
Làm mất thời gian của các cơ quan Nhà nước và bản thân người khiếu nại
và người bị khiếu nại.
IV. XÂY DỰNG PHƯƠNG ÁN GIẢI QUYẾT VÀ LỰA CHỌN PHƯƠNG
ÁN
Để giải quyết dứt điểm, thấu tình đạt lý, phù hợp các quy định Pháp luật,
đảm bảo quyền và lợi ích của những người có liên quan, tôi đưa ra 02 phương
án giải quyết như sau:
 Phương án 1: Xử phạt vi phạm hành chính và buộc khắc phục hậu
quả
Việc ông Võ Anh Trung lấn chiếm đất đường đi, tấn bờ kè để bảo vệ hàng
rào và trồng cao su là rõ ràng nhưng ông Võ Anh Trung vẫn không thừa nhận và
không đồng ý trả đất để khôi phục lại con đường, mặt khác bản thân ông Võ
Anh Trung lại yêu cầu Nhà nước mở đường (tranh chấp với ông Hồ Văn Nam)
để ông được đi vào đất của mình cho thuận lợi, do đó cần phải áp dụng biện
pháp xử lý vi phạm hành chính đối với ông Võ Anh Trung. Hành vi lấn chiếm
đất đường đi của ông Võ Anh Trung đã vi phạm Khoản 2 và 5, Điều 10 Nghị
định 102/2014/NĐ-CP ngày 10/11/2014 của Chính phủ quy định về xử phạt vi
phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai, có khung phạt tiền từ 3.000.000 đồng
đến 5.000.000 đồng, thuộc thẩm quyền xử lý của Ủy ban nhân dân Thị trấn Dầu
Tiếng, theo quy định tại Điều 38 Luật Xử lý vi phạm hành chính 20/06/2012 và
áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả buộc tháo dở phần kè đá (ngang từ 0,2m
đến 0,4m và dài 26m) và di dời 13 cây cao su ra khỏi con đường để khôi phục
lại hiện trạng ban đầu đối với phần đất đường đang lấn chiếm.
* Ưu điểm:
12



- Giữ được kỷ cương phép nước, có tính răn đe cao trong việc chấp hành
nghiêm chỉnh pháp luật của người dân.
- Nhanh chóng giải quyết dứt điểm được vụ việc.
- Có tính khả thi cao.
- Được sự đồng tình, ủng hộ của đại đa số quần chúng nhân dân, giữ được
tình hình an ninh trật tự trên địa bàn khu dân cư.
* Nhược điểm:
- Làm cho mối quan hệ hàng xóm láng giềng, đặc biệt là mối quan hệ
giữa ông Nam và ông Trung có thể ngày càng trở lên gay gắt, căng thẳng hơn.
- Kéo dài thời gian giải quyết vụ việc
- UBND huyện phải giao cho cơ quan chuyên môn thành lập đoàn thanh
tra xác minh, tìm hiểu lại vụ việc từ đầu, dẫn đến tốn kém về thời gian và kinh
phí.
Phương án 2: Tiến hành hòa giải và không áp dụng xử phạt hành
chính, chỉ áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả
1.Mở con đường theo hiện trạng và theo bản đồ địa chính chính quy gồm
03 đoạn:
- Đoạn 01: Rộng 3m và dài 32,6m theo cam kết của Hồ Văn Nam có tứ
cận:
+ Hướng Bắc rộng 3m giáp đoạn đường số 02;
+ Hướng Nam rộng 3m giáp đường đất đi ra đường Bàu Sen;
+ Hướng Đông giáp thửa 243 của bà Nực;
+ Hướng Tây giáp thửa 598 phân ranh bởi các cọc bê tông do ông Võ
Anh Trung cắm.
- Đoạn 02: Rộng 2,7m và dài 76m có tứ cận:
13



+ Hướng Bắc rộng 2,7m, đo từ trụ bê tông do ông Hồ Văn Nam cắm qua
phía hàng rào lưới B40 của ông Võ Anh Trung và giáp đoạn đường số 03;
+ Hướng Nam rộng 2,7m, đo từ trụ bê tông do ông Võ Anh Trung cắm
qua thửa đất 532 của ông Hồ Văn Nam và giáp đoạn đường số 01;
+ Hướng Đông giáp đất của ông Hồ Văn Nam đang sử dụng;
+ Hướng Tây giáp hàng rào lưới B40 của ông Võ Anh Trung.
- Đoạn 03: Rộng 2,7m và dài 50m do trong quá trình làm việc với UBND
Thị trấn Dầu Tiếng và Phòng Tài nguyên và Môi trường ông Võ Anh Trung đã
thừa nhận có lấn đường và trồng 13 cây cao su có tứ cận:
+ Hướng Bắc rộng 2,7m, giáp đường đất trên bản đồ;
+ Hướng Nam rộng 2.7m, giáp đoạn đường số 02;
+ Hướng Đông dài 50m, giáp thửa 243 của ông Sơn;
+ Hướng Tây dài 50m, giáp thửa 232 của ông Võ Anh Trung.
2. Yêu cầu Chủ tịch UBND Thị trấn Dầu Tiếng lập biên bản vi phạm
hành chính và ban hành quyết định áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả đối
với ông Võ Anh Trung, buộc tháo dở phần kè đá (ngang từ 0,2m đến 0,4m và
dài 26m) và di dời 13 cây cao su ra khỏi con đường, khôi phục lại hiện trạng
ban đầu.
* Ưu điểm:
- Các bên vẫn giữ được tình đoàn kết, giúp đỡ nhau, xây dựng xã hội bình
yên, góp phần giữ gìn an ninh trật tự, an toàn xã hội, góp phần hạn chế đơn thư,
khiếu kiện trong nhân dân, giúp cho chính quyền giảm bớt việc giải quyết
đơn thư, khiếu kiện đông người và hình thành trong mỗi cá nhân ý thức chấp
hành pháp luật.
- Phương án này thể hiện được sự thấu tình đạt lý trong việc xử lý vi
phạm.
14


- Phương án hòa giải, vận động thuyết phục này nếu thực hiện được sẽ

giải quyết được dứt điểm vụ việc một cách nhanh chóng, dễ dàng. Tiết kiệm
kinh phí, thời gian của các cơ quan quản lý Nhà nước để giải quyết dứt điểm vụ
việc.
- Các cơ quan Nhà nước không bị áp lực trong việc phải cưỡng chế phá
dỡ công trình vi phạm trật tự xây dựng trên địa bàn huyện.
- Trường hợp ông Trung không đồng ý với nội dung thỏa thuận giữa hai
bên thì buộc phải tiến hành cưỡng chế thực hiện quyết định.
Trước tình hình đó, cần phải có cái nhìn thấu đáo, toàn diện để chọn giải
pháp tối ưu nhất với mục tiêu: đưa chính sách phù hợp tình hình địa phương
đúng pháp luật, hợp tình hợp lý và tranh thủ được quyền lợi cho người dân. Với
mục tiêu đó, tôi chọn phương án 2 do tôi thấy nó vừa đảm bảo đúng pháp luật,
vừa phù hợp với tình hình thực tế, quan điểm giải quyết hợp tình, hợp lý, hài
hoà giữa lợi ích các bên có liên quan, người dân an tâm làm ăn, phát triển sản
xuất, tạo sự ổn định và truyền thống đạo lý trong xã hội.
V. KẾ HOẠCH TỔ CHỨC THỰC HIỆN PHƯƠNG ÁN ĐƯỢC LỰA
CHỌN
1. Đối với Ủy ban nhân dân Thị trấn Dầu Tiếng:
Sau khi nhận được đơn khiếu kiện của ông Hồ Văn Nam tại KP 6, TT
Dầu Tiếng, huyện Dầu Tiếng, Bình Dương do lãnh KP6 chuyển đến, tiến hành
mời các đương sự hoà giải theo quy định của pháp luật về lĩnh vực đất đai.
+ Nếu hoà giải thành thì lập biên bản hoà giải thành và kết thúc vụ việc.
+ Nếu hoà giải không thành thì lập biên bản hoà giải không thành và
hướng dẫn các bên tranh chấp nộp đơn khởi kiện đến Thanh tra huyện hoặc
phòng Tài nguyên & Môi trường huyện để giải quyết tiếp theo.
2. Đối với Uỷ ban nhân dân huyện Dầu Tiếng:
15


Sau khi nhận được đơn khiếu kiện của ông Nam do Uỷ ban nhân dân TT
Dầu Tiếng, huyện Dầu Tiếng chuyển đến, Uỷ ban nhân dân huyện cần tiến

hành:
- Chuyển hồ sơ sang phòng Tài nguyên & Môi trường để thẩm tra, xác
minh và kiến nghị Uỷ ban nhân dân huyện giải quyết trong thời hạn quy định
của Luật Khiếu nại, tố cáo.
- Phòng Tài nguyên & Môi trường huyện tiến hành ra quyết định thụ lý
đơn của ông Nam và giao nhiệm vụ cho cán bộ thanh tra chuyên trách giải quyết
tranh chấp khiếu nại, tố cáo. Lập kế hoạch, thời gian giải quyết theo quy định để
cho ông Nam có con đường đi. Tham mưu cho Uỷ ban nhân dân huyện giải
quyết dứt điểm vụ việc trên.
VI. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Tất cả các vụ khởi kiện về tranh chấp quyền sử dụng đất có thể giải quyết
thành ở cấp cơ sở (cấp xã, thị trấn) khi cán bộ quản lý hành chính Nhà nước cấp
cơ sở thông hiểu pháp luật, có kiến thức chuyên môn và có tinh thần trách
nhiệm cao. Ngược lại, thì làm cho sự việc hành chính trở nên rắc rối; phát sinh
khiếu nại từ cơ sở, gây ra sự mất đoàn kết và xáo trộn trong nội bộ nhân dân,
gây mất niềm tin trong nhân dân.
Do đó, trong hoạt động quản lý hành chính nhà nước yêu cầu về tiêu
chuẩn hóa các chức danh cán bộ, công chức và đẩy mạnh sự nghiệp đào tạo và
bồi dưỡng công chức nhà nước thành đội ngũ cán bộ, công chức có phẩm chất
đạo đức tốt, có trình độ chuyên môn cao, hiểu biết pháp luật, có năng lực và tận
tụy phục vụ nhân dân là hết sức cần thiết và bức bách hiện nay.
Vì vậy, việc nâng cao trình độ của cán bộ, công chức cấp cơ sở là việc
làm hết sức cần thiết. Cần phải chú trọng tối đa đội ngũ cán bộ, công chức làm
việc ở cơ sở. Có chế độ đãi ngộ và chế độ thu hút xứng đáng để họ an tâm làm
việc hết mình, nâng cao hiệu suất công tác phục vụ nhân dân. Phát huy vai trò
16


làm chủ của nhân dân và tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước
bằng chủ trương, đường lối của Đảng. Đảng phải thường xuyên tổ chức kiểm

tra, kiểm soát việc thực hiện chủ trương đường lối của mình.
Kiến nghị
Các cán bộ làm công tác tiếp dân, giải quyết đơn thư của huyện và cơ sở
cần được bồi dưỡng thường xuyên về nghiệp vụ để đáp ứng yêu cầu giải quyết
đơn trong tình hình hiện nay.
Cần tăng cường công tác tuyên truyền phổ biến pháp luật để nâng cao
nhận thức, hiểu biết về pháp luật cho công dân, tổ chức việc giáo dục pháp luật
đến tận cơ sở; làm cho mọi thông hiểu pháp luật. Thực hiện “sống và làm việc
theo hiến pháp và pháp luật”. Giáo dục pháp luật cho công dân phải được thực
hiện ở mọi lúc, mọi nơi, mọi lứa tuổi.
Trước hết phải hoàn thiện các quy định pháp luật về quản lý nhà nước
trong từng ngành, từng lĩnh vực, hòan thiện quy định về chức trách, nhiệm vụ
của cán bộ, công chức, đảm bảo cho các họat động của cơ quan hành chính nhà
nước rõ ràng, minh bạch, hạn chế những vi phạm, sai sót trong qua trình thực
hiện dẫn đến phát sinh khiếu nại, tố cáo.
Việc minh bạch các chính sách tạo điều kiện cho nhân dân có thể giám sát
ngay từ ban đầu các họat động quản lý hành chính của các cơ quan quản lý hành
chính, hạn chế việc nhũng nhiễu, tiêu cực của một bộ phận cán bộ công chức
mất phẩm chất từ đó chấm dứt được một nguyên nhân dẫn đến khiếu nại, tố cáo.
Mặc khác minh bạch các chính sách góp phần phổ biến cho nhân dân hiểu
đúng chính sách pháp luật từ đó dẫn đến không những không vi phạm luật pháp,
mà còn ủng hộ đồng tình chính sách, nhanh chóng đưa chính sách, pháp luật vào
cuộc sống.

17


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Giáo trình môn khoa học hành chính của Học viện chính trị - Hành chính

quốc gia HCM.
2. Báo cáo tình hình công tác tiếp công dân giải quyết khiếu nại, tố cáo năm
2015 và năm 2016 tại huyện Dầu Tiếng.
3. Luật đất đai năm 2014
4. Luật khiếu nại năm 2011
18


5. Luật tố cáo năm 2011
6. Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012
7. Nghị định số 102/2014/NĐ-CP của Chính phủ ban hành Nghị định về xử
phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai.
8. Một số tài liệu khác.

19



×