Tải bản đầy đủ (.doc) (17 trang)

công tác quản lý của Nhà nước về trật tự an toàn giao thông

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (100.47 KB, 17 trang )

LỜI NÓI ĐẦU
Hệ thống giao thông giữ vai trò huyết mạch cho sự phát triển của đất
nước. Là một ngành sản xuất vật chất đặc biệt, nó cũng trực tiếp tạo ra giá trị và
giá trị gia tăng trong quá trình thực hiện chức năng của mình. Trong các thời kỳ
phát triển xã hội thì hệ thống giao thông có vai trò đặc biệt quan trọng. Nó phản
ánh trình độ phát triển của xã hội và đáp ứng những nhu cầu kinh tế, văn hoá, xã
hội, đi lại, sinh hoạt của người dân. Cùng với sự phát triển thì vấn đề an toàn
giao thông luôn là vấn đề mà xã hội quan tâm.
Trong những năm qua, tình hình cơ sở hạ tầng giao thông ở nước ta được
Nhà nước đầu tư xây dựng ngày càng được hoàn chỉnh, đảm bảo an toàn cho
nhân dân và phương tiện khi tham gia giao thông, góp phần kiềm chế, giảm
thiểu tai nạn giao thông.
Trước những tình hình về trật tự an toàn giao thông cần phải giải quyết
dứt điểm, kịp thời, nhà nước ta đã xác định rõ trong năm 2017 và năm 2018.
Năm an toàn giao thông (ATGT) 2017, Ủy ban ATGT Quốc gia đã xây dựng
chương trình với chủ đề “Xây dựng văn hóa giao thông trong thanh, thiếu nhi”
với tinh thần “Tính mạng con người là trên hết”, mục tiêu phấn đấu giảm từ 510% số vụ, số người chết và số người bị thương vì tai nạn giao thông so với năm
2016; Năm ATGT 2018 với chủ đề “An toàn giao thông cho trẻ em”, mục tiêu
phấn đấu giảm từ 5 đến 10% TNGT ở cả ba tiêu chí số vụ, số người chết, bị
thương; đặc biệt là giảm 10% tỷ lệ thương vong do TNGT đối với trẻ em so với
năm 2017
Theo thống kê của Cục cảnh sát đường bộ - đường sắt (Bộ Công an) năm
2017, trên địa bàn cả nước đã xảy ra 20.280 vụ tai nạn giao thông. Trong đó, bao
gồm 9.770 vụ tai nạn giao thông từ ít nghiêm trọng trở lên và 10.310 vụ va chạm
giao thông, làm 8.279 người chết; 5.587 người bị thương và 11.453 người bị
thương nhẹ.
So với năm trước, số vụ tai nạn giao thông năm nay giảm 7% (Số vụ tai
nạn giao thông từ ít nghiêm trọng trở lên giảm 5,6%; số vụ va chạm giao thông
Trang



giảm 8,3%); số người chết giảm 4,7%; số người bị thương giảm 9,6% và số
người bị thương nhẹ giảm 12,6%. Bình quân 1 ngày trong năm 2017, trên địa
bàn cả nước xảy ra 55 vụ tai nạn giao thông, gồm 27 vụ tai nạn giao thông từ ít
nghiêm trọng trở lên và 28 vụ va chạm giao thông, làm 23 người chết, 15 người
bị thương và 32 người bị thương nhẹ.
Trong 3 tháng đầu năm 2018, tai nạn giao thông trên cả nước đã xảy ra
4.674 vụ tai nạn, làm chết 2.149 người, bị thương 3.627 người. So với cùng kỳ
năm trước, số vụ tai nạn giao thông đã giảm bớt nhưng số người chết tăng lên 35
người, khoảng 1,66%.
Trên địa bàn tỉnh Bình Dương, sau 5 năm thực hiện Chỉ thị 18-CT/ TW
ngày 4-9-2012 của Ban Bí thư về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với
công tác bảo đảm trật tự ATGT đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa và khắc
phục ùn tắc giao thông”, ngày 9-4-2013, Tỉnh ủy Bình Dương đã ban hành
Chương trình hành động số 60-CTr/TU về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối
với công tác bảo đảm trật tự ATGT đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa và
khắc phục ùn tắc giao thông trên địa bàn tỉnh. Tình hình trật tự an toàn giao
thông đã có những chuyển biến tích cực. Cụ thể, theo báo cáo của Công an tỉnh,
từ ngày 16/12/2016 đến 15/12/2017, toàn tỉnh Bình Dương xảy ra 1.803 vụ tai
nạn giao thông (TNGT), làm chết 317 người, làm bị thương 1.911 người. So với
cùng kỳ năm 2016, giảm 232 vụ (11,4%), giảm 09 người chết (2,7%) và giảm
284 người bị thương (13%). Tuy nhiên TNGT đường bộ đặc biệt nghiêm trọng
và rất nghiêm trọng đều tăng so với cùng kỳ (đặc biệt nghiêm trọng tăng 02 vụ,
rất nghiêm trọng tăng 08 vụ). TNGT đường sắt xảy ra 02 vụ, làm 02 người
chết.Tuy nhiên, tình hình trật tự an toàn giao thông vẫn diễn biến rất phức tạp,
kết quả kiềm chế và giảm tai nạn giao thông chưa bền vững, còn tiềm ẩn nhiều
nguy cơ, thách thức mới.
Từ ngày 16/12/2017 đến ngày 15/3/2018, theo báo cáo của Ban ATGT
tỉnh Bình Dương, toàn tỉnh xảy ra 391 vụ tai nạn giao thông đường bộ, làm chết
57 người, bị thương 402 người, làm hư hỏng 663 phương tiện. So với cùng kỳ
Trang



năm 2017, giảm 29 vụ (7%), giảm 06 người chết (9,5%) và giảm 72 người bị
thương (15,2%). Trên địa bàn tỉnh không xảy ra tai nạn giao thông đường sắt và
đường thủy nội địa.
Như vậy, tình hình tại nạn giao thông trên cả nước nói chung và trên địa
bàn toàn tỉnh nói riêng giảm về cả ba tiêu chí số vụ, số người chết và số người bị
thương. Nhưng bên cạnh những kết quả đã đạt được vẫn còn tồn tại nhiều khó
khăn, thách thức lớn. Trong thời gian tới, cần phải đề ra các giải pháp phù hợp,
đảm bảo hoàn thành các mục tiêu đã đề ra.

Trang


I. MÔ TẢ TÌNH HUỐNG
Thực hiện chương trình “Năm An toàn giao thông 2017 và năm 2018 ”
của Uỷ ban an toàn giao thông quốc gia. Năm an toàn giao thông (ATGT) 2017,
Ủy ban ATGT Quốc gia đã xây dựng chương trình với chủ đề “Xây dựng văn
hóa giao thông trong thanh, thiếu nhi” với tinh thần “Tính mạng con người là
trên hết”, mục tiêu phấn đấu giảm từ 5-10% số vụ, số người chết và số người bị
thương vì tai nạn giao thông so với năm 2016; Năm ATGT 2018 với chủ đề “An
toàn giao thông cho trẻ em”, mục tiêu phấn đấu giảm từ 5 đến 10% TNGT ở cả
ba tiêu chí số vụ, số người chết, bị thương; đặc biệt là giảm 10% tỷ lệ thương
vong do TNGT đối với trẻ em so với năm 2017
Ban ATGT tỉnh Bình Dương thực hiện theo Chỉ thị số 18-CT/TW ngày
4/9/2012 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng
đối với công tác đảm bảo trật tự, an toàn giao thông đường bộ và, đường sắt,
đường thủy nội địa và khắc phục ùn tắc giao thông; Căn cứ Nghị quyết
số 88/NQ-CP ngày 24/8/2011 của Chính phủ về tăng cường thực hiện các giải
pháp trọng tâm bảo đảm trật tự, an toàn giao thông; Căn cứ Kế hoạch số 08/KHUBATGTQG ngày 09/01/2017 của Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia về việc

bàn hành kế hoạch “Năm An toàn giao thông 2017”; Căn cứ Kế hoạch
số 784/KH-BGTVT ngày 20/01/2017 ngày 20/01/2017 của Bộ Giao thông vận
tải về việc ban hành kế hoạch hành động “Năm An toàn giao thông – 2017”;
Theo đề nghị của Sở Giao thông Vận tải tại Tờ trình số 2607/TTr-SGTVT ngày
23/5/2017; Quyết định số 1920/QĐ-UBND ngày 18/7/2017 của Ủy ban nhân
dân tỉnh Bình Dương… Ngay từ đầu năm 2017, Công an huyện Dầu Tiếng đã
xác định rõ nhiệm vụ trong tình hình mới. Tiến hành tham mưu cho cấp uỷ đảng,
chính quyền địa phương ban hành các văn bản thực hiện kế hoạch năm an toàn
giao thông trên địa bàn huyện. Trong đó đề ra các chỉ tiêu cơ bản sau:
- Có 100% xã, thị trấn đồng loạt ra quân và triển khai liên tục, có hiệu quả
trong “Xây dựng văn hóa giao thông trong thanh, thiếu nhi” với tinh thần “Tính
mạng con người là trên hết”, mục tiêu phấn đấu giảm từ 5-10% số vụ, số người
Trang


chết và số người bị thương vì tai nạn giao thông so với năm 2016; trong năm
2018 phấn đấu giảm từ 5 đến 10% TNGT ở cả ba tiêu chí số vụ, số người chết,
bị thương; đặc biệt là giảm 10% tỷ lệ thương vong do TNGT đối với trẻ em so
với năm 2017.
- Phổ biến quán triệt nhiệm vụ đến từng cán bộ, công chức, viên chức và
người lao động; gắn trách nhiệm của cá nhân người đứng đầu với kết quả thực
hiện nhiệm vụ bảo đảm trật tự, an toàn giao thông trong phạm vi chức năng,
nhiệm vụ, thẩm quyền của các cơ quan, đơn vị thực thi công vụ.
- Tăng cường ứng dụng khoa học và công nghệ trong công tác bảo đảm
trật tự an toàn giao thông, tăng cường công tác tuần tra, kiểm soát, phát hiện và
xử lý nghiêm vi phạm về trật tự an toàn giao thông.
Để đảm bảo thực hiện tốt các chỉ tiêu trên, chính quyền và Công an huyện
Dầu Tiếng đã đưa ra nhiều nhiệm vụ cụ thể để tổ chức thực hiện như:
- Tăng cường phối hợp với các ban ngành, đoàn thể và chính quyền địa
phương chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ bảo đảm trật tự, an toàn giao thông.

- Kế hoạch số 15/KH-ATGT, ngày 01/3/2017 về “Triển khai công tác đảm
bảo trật tự, an toàn giao thông năm 2017” của ban ATGT huyện Dầu Tiếng với
chủ đề “Xây dựng văn hóa giao thông trong thanh thiếu niên”. Năm ATGT 2018
với chủ đề “An toàn giao thông cho trẻ em”.
- Tuyên truyền, vận động và xử lý vi phạm quy định về nồng độ cồn đối
với người điều khiển phương tiện cơ giới đường bộ; Đẩy mạnh phong trào thi
đua bảo đảm trật tự, an toàn giao thông giai đoạn 2016-2020; Cuộc vận động
xây dựng phong trào “Văn hóa giao thông với bình yên sông nước” giai đoạn
2016-2020 và các hoạt động khác do Ban An toàn giao thông tỉnh phát động.
- Tiếp tục tăng cường thực hiện công tác kiểm soát tải trọng phương tiện
vận tải đường bộ.
- Đôn đốc, kiểm tra việc triển khai thực hiện Chương trình phối hợp tuyên
truyền pháp luật an toàn giao thông với các tổ chức chính trị - xã hội…
Trang


- Phối hợp với Đài Truyền thanh huyện đẩy mạnh tuyên truyền an toàn
giao thông góp phần nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền an toàn giao
thông.
- Thực hiện sơ kết, tổng kết công tác đảm bảo trật tự an toàn giao thông để
đánh giá kết quả triển khai thực hiện đồng thời đề ra biện pháp khắc phục những
tồn tại hạn chế.
Kết quả thực hiện nhiệm vụ, trong năm 2017 và quý I năm 2018, Công an
huyện Dầu Tiếng đã chủ động đề ra các giải pháp để thực hiện tốt các mục tiêu
đã đề ra. Cụ thể đã đạt được những kết quả tích cực sau:
- Công tác phối hợp với các ban ngành, đoàn thể như phòng Giáo dục và
Đào tạo, Đài truyền thanh, các tổ chức đoàn thể… tăng cường thực hiện. Tổ
chức tuyên truyền Luật Giao thông đường bộ và các văn bản khác về an toàn
giao thông với nhiều hình thức đa dạng, phong phú tới từng hộ gia đình các đơn
vị và các doanh nghiệp trên địa bàn huyện như: treo pano, áp phích, phát tờ rơi,

lồng ghép vào các chương trình thời sự hằng ngày…
Kết quả đã tổ chức tuyên truyền: Đài truyền thanh huyện xây dựng 60
chuyên mục Toàn dân tham gia bảo đảm trật tự an toàn giao thông với tần suất
02 chuyên mục/tuần phát vào các ngày thứ 3, 7 hàng tuần với trên 180 tin, 60
bài và 60 mục hỏi – đáp pháp luật về an toàn giao thông, các mức xử phạt vi
phạm hành chính theo Nghị định 46/2016/NĐ-CP. Xây dựng 12 câu chuyện
truyền thanh với chủ đề an toàn giao thông, phát vào chủ nhật hàng tuần; Công
an huyện và các ban ngành đoàn thể tổ chức tuyên truyền được 708 cuộc với
khoảng 84.316 lượt người tham dự. Qua đó, góp phần nâng cao sự hiểu biết, ý
thức chấp hành, trách nhiệm của người tham gia giao thông trên địa bàn huyện.
- Các biện pháp đảm bảo trật tự an toàn giao thông được triển khai thực
hiện đồng bộ, nghiêm túc. Công an huyện tăng cường phối hợp tuần tra, trên các
tuyến đường chính, giảm thiểu tai nạn giao thông và ngăn chặn kịp thời tình
trạng tụ tập đông người gây mất trật tự, an toàn giao thông;
Trang


Sau thời gian triển khai thực hiện công tác đảm bảo trật tự an toàn giao
thông, bên cạnh những kết quả đã đạt được, trong năm 2017 tình hình tai nạn
giao thông diễn biến phức tạp, có chiều hướng gia tăng. Tăng về số vụ, số người
chết và số người bị thương.
Cụ thể trong năm 2017, trên địa bàn huyện đã xảy ra 40 vụ tai nạn giao
thông nghiêm trọng (tăng 20 vụ so với cùng kỳ), trong đó làm chết 45 người
(tăng 20 người so với cùng kỳ), bị thương 15 người (tăng 04 người). Các địa
phương xảy ra nhiều vụ tai nạn: Thị trấn Dầu Tiếng 12 vụ, xã Thanh Tuyền 08
vụ, Minh Tân 4 vụ.
Trong quý I năm 2018, tại huyện Dầu Tiếng đã xảy ra 4 vụ TNGT, giảm 6
vụ so với cùng kỳ, làm chết 4 người, bị thương 3 người, hư hỏng 7 phương tiện.
- Về công xử lý hành chính: Công an huyện Dầu Tiếng xử phạt 1.240
trường hợp vi phạm (ôtô 534, môtô 706). Trong đó cảnh cáo 34 trường hợp, cho

gia đình bảo lãnh 04 trường hợp, phạt tiền 1.202 trường hợp. Tước giấy phép lái
xe có thời hạn 121 trường hợp, tạm giữ 250 phương tiện các loại.
- Huyện Dầu Tiếng là một huyện nông nghiệp, người dân sinh sống thưa
thớt không xẩy ra tình trạng ùn tắc giao thông. Tuy nhiên, bên cạnh đó thì hệ
thống tín hiệu đèn, biển báo tính hiệu giao thông bị hư hỏng chậm được sửa
chữa ảnh hưởng đến người tham gia giao thông.
- Lực lượng chức năng ít, không đáp ứng đủ cho việc tuần tra, kiểm tra
trên các tuyến đường.
- Việc buôn bán, lấn chiếm lòng lề đường, vỉa hè, xây dựng các công trình
làm ảnh hưởng tầm nhìn, hình thành các chợ tự phát còn diễn ra ở các xã, thị
trấn và các trường học;
- Các trang thiết bị phục vụ nhiệm vụ như: xe ôtô, môtô, máy đo tốc độ…
còn thiếu, hiện tại bị xuống cấp rất nhiều, một số đã không sử dụng được nhưng
vẫn chưa được thay thế nên ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình thực hiện nhiệm
vụ;
Trang


- Việc xử lý các loại phương tiện tạm giữ quá hạn còn chậm, kéo dài do
công tác giám định và thông báo trên phương tiện thông tin đại chúng chậm.
- Tình hình các xe tải, xe đầu kéo có trọng tải lớn từ các tỉnh đến chở cát
tại lòng hồ Dầu Tiếng chạy nhanh, vượt ẩu cũng là nguyên nhân gây tai nạn cho
người tham gia giao thông. Làm hư hỏng nhiều tiếng đường, nhất là các tuyến
đường liên xã gây ảnh hưởng đến việc tham gia giao thông của người dân.
- Huyện Dầu Tiếng là một huyện có tốc độ phát triển kinh tế cao, điều
kiện kinh tế thuận lợi, thu hút nhiều nhà đầu tư đến sản xuất, kinh doanh. Kéo
theo đó là việc thu hút nhiều lực lượng lao động trong và ngoài tỉnh đến sinh
sống và làm việc, nên gây khó khăn cho công tác quản lý nói chung cũng như
việc tổ chức tuyên truyền ý thức chấp hành pháp luật an toàn giao thông cho đối
tượng này, đa số các đối tượng vi phạm là lực lượng lao động từ các tỉnh khác

đến làm việc và sinh sống.
- Công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật tuy được chú trọng thực hiện
nhưng vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu đặt ra, việc tham gia của người dân còn
hạn chế, ý thức tham gia của người dân còn kém, chủ yếu theo tính bắt buộc.
Như vậy, bên cạnh những kết quả đã đạt được trong năm 2017 và quý I
năm 2018. Trong thời gian tới Công an huyện Dầu Tiếng cần có kế hoạch, biện
pháp như thế nào để khắc phục những khó khăn, hạn chế tình hình tai nạn giao
thông giảm đến mức thấp nhất.

II. XÁC ĐỊNH MỤC TIÊU XỬ LÝ
- Đề ra các kế hoạch, phương án mới, thiết thực hơn để triển khai thực
hiện tốt các chỉ tiêu về an toàn giao thông năm 2017 và quý I năm 2018, khắc
phục những khó khăn, hạn chế nêu trên tại địa bàn huyện Dầu Tiếng, phấn đấu
giảm trên cả ba tiêu chí số vụ, số người chết và số người bị thương và hoàn
thành các chỉ tiêu khác đã đề ra.

Trang


- Nâng cao năng lực, chất lượng quản lý nhà nước về an toàn giao thông,
chất lượng hoàn thành nhiệm vụ của cán bộ làm công tác đảm bảo trật tự an toàn
giao thông;
- Tăng cường kỷ cương trong quản lý nhà nước, đảm bảo trật tự an toàn
giao thông, đô thị trên địa huyện;
- Nâng cao nhận thức chấp hành pháp luật về an toàn giao thông của
người tham gia giao thông;
- Bảo vệ các quyền và lợi ích chính đáng của người tham gia giao thông.

III. PHÂN TÍCH NGUYÊN NHÂN, HẬU QUẢ TÌNH HUỐNG XẢY
RA

1. NGUYÊN NHÂN
Công tác đảm bảo trật tự an toàn giao thông trên địa bàn huyện Dầu Tiếng
trong thời gian qua vẫn còn nhiều khó khăn, hạn chế do nhiều nguyên nhân khác
nhau:
- Tình hình người tham gia giao thông sử dụng rượu, bia tham gia giao
thông gây tai nạn, việc không đội mủ bảo hiểm khi tham gia giao thông vẫn còn
cao.
- Phương tiện giao thông chở quá tải so với thiết kế đường bộ làm cho các
tuyến đường mau xuống cấp, gây ảnh hưởng đến người tham gia giao thông.
- Công tác tuyên truyền, giáo dục ý thức chấp hành Luật Giao thông được
cấp ủy, chính quyền các cấp quan tâm thực hiện thường xuyên, tuy nhiên ý thức
của một bộ phận nhỏ người dân, công nhân chưa nghiêm, từ đó dẫn đến tình
hình vi phạm và tai nạn giao thông chưa được kiềm chế theo chỉ tiêu đề ra.
- Tính tự giác chấp hành pháp luật về an toàn giao thông của một bộ phận
nhân dân còn hạn chế, vẫn còn mang tính đối phó với lực lượng cảnh sát giao
thông, đây cũng là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng vi
phạm và xảy ra tai nạn giao thông. Đa số các vi phạm là do lỗi chủ quan của
Trang


người tham gia giao thông như: vi phạm về tốc độ, đi sai phần đường quy định;
không chấp hành tín hiệu đèn, biển báo, không đội mũ bảo hiểm khi điều khiển
phương tiện…;
- Việc tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật từng lúc, từng nơi chỉ
tập trung ở bề nổi, chưa thực sự đi vào chiêu sâu để người dân tự nhận thức
được trách nhiệm của mình trong công tác giữ gìn trật tự an toàn giao thông;
một số ban, ngành tham gia công tác tuyên truyền còn ít, mang tính hình thức;
phương thức tuyên truyền chưa thu hút được người dân chú ý tham gia; thái độ,
trách nhiệm của người tuyên truyền chưa thực sự nhiệt tình, tâm huyết giúp
người dân hiểu rõ hơn các quy định của pháp luật về an toàn giao thông.

2. HẬU QUẢ XẢY RA
- Tình hình vi phạm và xảy ra tai nạn giao thông đã gây ra nhiều hậu
quả nghiêm trọng. Làm thiệt hại về tính mạng, tài sản, tổn thất lớn về mặt tinh
thần của người vi phạm và người bị thiệt hại, ảnh hưởng nghiêm trọng đến
trật tự an toàn xã hội, để lại gánh nặng cho gia đình và nhà nước;
- Trong công tác quản lý, chỉ đạo thiếu nghiêm túc, trách nhiệm trong việc
thực hiện chức trách nhiệm vụ dẫn đến tình trạng chưa đảm bảo thực hiện tốt các
chỉ tiêu đã đề ra, gây ảnh hưởng đến kết quả, thành tích chung của cả địa
phương;
- Tình trạng nhũng nhiễu, phiền hà cho nhân dân vẫn còn diễn ra, việc
“phạt cho qua” đã làm mất lòng tin của người dân vào chính quyền địa phương
nói chung và bộ phận trực tiếp làm công tác đảm bảo trật tự an toàn giao thông
nói riêng.
Như vậy, đi đôi với sự phát triển cơ sở hạ tầng giao thông thì tình hình tai
nạn giao thông nói chung và tình hình phạm vi phạm các quy định về điều khiển
phương tiện nói riêng trên địa bàn huyện Dầu Tiếng hiện nay tương đối phức
tạp, gây hậu quả nghiêm trọng về người và tài sản, tác động xấu đến tình hình
hình an ninh trật tự tại địa phương cũng như sự phát triển chung;
Trang


- Cơ sở hạ tầng tạm giữ phương tiện vi phạm an toàn giao thông chưa đảm
bảo dẫn đến việc làm hư hỏng, thiệt hại về tài sản của chủ phương tiện, gây mất
lòng tin, sự bức xúc của người dân trước lực lượng chức năng;
- Việc tuyên tuyên truyền, phổ biến pháp luật được thực hiện bằng nhiều
hình thức khác nhau, các hình thức như phát tờ rơi, treo pano, áp phích còn khô
cứng chưa thực sự gây được sự chú ý của người dân mà kinh phí bỏ ra để thực
hiện lớn nhưng hiệu quả mang lại chưa cao nên gây tốm kém nhiều, tổn thất cho
nhà nước và nhân dân…


IV. CÁC PHƯƠNG ÁN GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG (LỰA CHỌN
PHƯƠNG ÁN TỐI ƯU ĐỂ GIẢI QUYẾT)
Trong thời gian tới, để nâng cao chất lượng hoạt động, thực hiện được
các chỉ tiêu đã đề ra một cách ổn định, trong những năm tiếp theo kể cả lâu dài
trong công tác giữ gìn trật tự an toàn giao thông, Công an huyện Dầu Tiếng có
thể áp dụng một trong các giải pháp sau đây:
Giải pháp 1:
Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật bằng
những hoạt động phù hợp với thực tế của địa phương, nội dung và hình thức
tuyên truyền cần phải đổi mới, phù hợp với trình độ của từng đối tượng cần
tuyên truyền, để từ đó thu hút được đông đảo người dân tham gia, chất lượng
được nâng cao.
Đây là giải pháp tác động về mặt tâm lý và nhận thức đối với đối tượng
được tuyên truyền. Trong thời gian qua, Công an huyện Dầu Tiếng đã tiến hành
thực hiện giải pháp này bằng nhiều hình thức khác nhau, tuy nhiên hiệu quả
mang lại chưa cao. Do hình thức và nội dung tuyên truyền còn khô cứng, đội
ngũ tuyên truyền chưa được đào tạo nên chưa thu hút được sự quan tâm cuả
người dân.

Trang


Vì thế, thời gian tới Công an huyện Dầu Tiếng cần phối hợp với các
ngành chức năng, các tổ chức đoàn thể, tổ chức xã hội chú trọng hơn đến nội
dung và biện pháp tuyên truyền phù hợp với địa phương, với từng đối tượng.
Thực hiện đúng lúc, đúng thời điểm sao cho thiết thực và hiệu quả, phương thức
tuyên tuyền gần gũi với người dân, đặc biệt chú trọng tuyên truyền bằng các
hình thức trực quan sinh động bằng phim ảnh, tác phẩm, tiểu phẩm và hài
kịch….
* Ưu điểm:

Việc tuyên truyền bằng cách hình thức trực quan sinh động, nội dung thiết
thực, dễ nghe, dễ hiểu sẽ đi sâu vào các đối tượng, đặc biệt là tầng lớp người dân
lao động, không có điều kiện tiếp xúc nhiều với các văn bản pháp luật. Bên cạnh
đó, tổ chức các hội thi, cuộc thi cùng là một trong những phương thức tuyên
truyền giúp cho người dân có điều kiện tiếp cận, tự nghiên cứu, tìm hiểu các quy
định liên quan đến pháp luật về an toàn giao thông, khuyến khích, thu hút người
dân chủ động tham gia nhiệt tình, đảm bảo chất lượng.
Nếu công tác tuyền truyền được thực hiện tốt và đạt được hiệu quả, góp
phần giúp người dân có những hiểu biết đầy đủ, đúng các quy định của pháp luật
và hình thành ý thức tự giác chấp hành pháp luật về trật tự an toàn giao thông;
hình thành được thái độ ứng xử văn minh lịch sự khi xảy ra va chạm giao
thông…có trách nhiệm hơn với bản thân và cộng đồng khi tham gia giao thông.
* Khuyết điểm:
Tuyên truyền là hoạt động tác động về mặt tâm lý của người dân, quá
trình thực hiện phải kiên trì lâu dài, thái độ, ý thức tự giác của người dân đến
đâu, sẽ làm mất nhiều thời gian, công sức của tổ chức và cả người thực hiện và
đối tượng được tuyên truyền. Chứ không có tác dụng răn đe, phòng ngừa;
Khi tiến hành tuyên truyền phải lựa chọn nội dung phù hợp cho từng đối
tượng thực hiện tuyên truyền, vì trong một cuộc hoặc buổi tuyên truyền có nhiều
thành phần đối tượng dự, nên không thể áp dụng phương pháp tuyên truyền
trong đội ngũ cán bộ công chức để thực hiện tuyên truyền cho người lao động có
Trang


trình độ thấp. Nếu không lựa chọn, sử dụng đúng phương thức thì mục đích
tuyên truyền không đạt được như mong muốn mà cũng không nâng cao nhận
thức của người dân, hoặc tham gia một cách bắt buộc.
Giải pháp 2:
Tăng cường tuần tra, kiểm tra và kiên quyết xử lý nghiêm các hành vi vi
phạm an toàn giao thông của người tham gia giao thông, xử lý nghiêm khắc các

trường hợp cả nể “phạt theo hình thức” của một bộ phận cán bộ trực tiếp làm
công tác đảm bảo trật tự an toàn giao thông.
Đây là giải pháp đang được áp dụng rất phổ biến theo quy định của pháp
luật, mỗi hành vi vi phạm của người điều khiển phương tiện tuỳ theo mức độ sẽ
bị áp dụng các biện pháp xử phạt hành chính khác nhau, nếu nghiêm trọng hơn
thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Giải pháp này thể hiện rõ thái độ
nghiêm khắc của Nhà nước đối với những hành vi vi phạm trong lĩnh vực an
toàn giao thông.
So với giải pháp 1 thì việc xử lý nghiêm các hành vi vi phạm an toàn giao
thông có tính răn đe và tác dụng rõ nét, tức thời hơn, người vi phạm sẽ bị xử lý
nghiêm hành vi vi phạm của mình. Qua đó kịp thời chấn chỉnh, khắc phục các
hành vi vi phạm khi tham gia điều khiển phương tiện giao thông.
* Ưu điểm:
Đây là giải pháp tác động trực tiếp vào kinh tế của người vi phạm, mang
tính chất răn đe, phòng ngừa cao. Thực hiện tốt giải pháp này sẽ mang lại nhiều
hiệu quả tích cực giảm thiểu tình hình tai nạn giao thông.
Tuy nhiên, việc xử phạt sẽ làm ảnh hưởng ảnh hưởng đến tâm lý của
người tham gia giao thông; mất đi một phần thu nhập của cá nhân của người vi
phạm, từ đó hình thành ý thức chấp hành các quy định khi tham gia giao thông
để không vi phạm và bị xử phạt. Qua đó số người vi phạm sẽ giảm, công tác xử
phạt hành chính nhẹ nhàng và đơn giản, đỡ gây áp lực cho cả người vi phạm và
người xử phạt.
Trang


* Khuyết điểm:
Đôi lúc giải pháp này chỉ có tính chất tạm thời, gây tâm lý e ngại, né tránh
lực lượng cảnh sát giao thông, việc chấp hành các quy định có lúc chỉ mang tính
đối phó là nhiều so với việc nghiêm túc chấp hành của người tham gia giao
thông.

Việc xử phạt trong một số trường hợp vi phạm và người xử phạt nếu
không khéo léo trong cách ứng xử, thái độ, hành vi của mỗi bên từ đó gây ra
mối quan hệ không tốt. Trong một số trường hợp xử phạt còn là cơ hội cho một
bộ phận cán bộ trực tiếp làm công tác giữ gìn trật tự an toàn giao thông gây
phiền hà, nhũng nhiễu trong nhân dân, làm ảnh hưởng xấu đến hình ảnh của
người cán bộ trong nhân dân cũng như là mối quan hệ giữa nhà nước với nhân
dân. Hiện nay, tình trạng vi phạm đạo đức công vụ của cán bộ làm công tác giữ
gìn trật tự an toàn giao thông trên cả nước, toàn tỉnh nói chung và huyện nói
riêng vẫn còn xảy ra, khó kiểm soát, quản lý.
Giải pháp 3:
Kết hợp, tổ chức thực hiện có hiệu quả cả hai giải pháp 1 và 2.
Đối với giải pháp này sẽ khắc phục được những hạn chế của cả hai giải
pháp trên. Việc kết hợp hài hoà giữa việc tuyên truyền với xử lý nghiêm các
hành vi vi phạm sẽ tác động ở cả mặt ý thức và kinh tế của người dân. Một mặt
nâng cao sự hiểu biết, nhận thức ngay từ bên trong các quy định về pháp luật an
toàn giao thông, mặt khác sẽ làm cho người dân thấy rõ được trách nhiệm của
mình khi tham gia điều khiển phương tiện giao thông, thấy rõ được hậu quả khi
vi phạm, thậm chí khi gây ra tai nạn giao thông.
Bên cạnh việc kết hợp thực hiện tốt hai giải pháp trên, chính quyền và
Công an huyện Dầu Tiếng có thể phối hợp thực hiện đồng bộ thêm các giải pháp
như:

Trang


- Quan tâm quy hoạch, phát triển mạng lưới giao thông đường bộ, như mở
rộng, nâng cấp, sửa chữa kịp thời những đoạn đường hẹp hoặc hư hỏng hạn chế
được tại nạn giao thông;
- Tăng cường hơn nữa hoạt động tuần tra, kiểm soát giao thông. Tiến hành
xử phạt nghiêm các hành vi vi phạm và các phương tiện tham gia giao thông

không đủ tiêu chuẩn an toàn kỹ thuật; đặc biệt tăng cường kiểm tra giấy đăng
kiểm sử dụng của các loại xe vận tải hàng hoá và các xe khách đảm bảo trật tự
an toàn giao thông;
- Tăng cường áp dụng các thiết bị khoa học công nghệ kiểm soát giao
thông, để dần thay thế cho lực lượng cảnh sát giao thông trên đường, kiểm
soát, theo dõi và ghi lại tất cả hoạt động giao thông cũng như các lỗi vi phạm
của người tham gia giao thông từ đó có những biện pháp xử lý đối với người
có hành vi vi phạm.
V. KẾ HOẠCH TỔ CHỨC THỰC HIỆN PHƯƠNG ÁN ĐÃ CHỌN
Trên cơ sở giải pháp đã lựa chọn, Công an huyện Dầu Tiếng có thể tổ
chức thực hiện xuyên suốt, lâu dài theo các kế hoạch sau:
- Lực lượng cảnh sát giao thông huyện lập kế hoạch, phối hợp tốt lực
lượng tổ chức kiểm tra, thanh tra giao thông. Phối hợp với các ngành, đoàn thể
đăng ký thực hiện tốt công tác đảm bảo trật tự an toàn giao thông trên các tuyến
đường, địa bàn trọng điểm, có tình hình giao thông phức tạp và tai nạn giao
thông tăng, nhất là vào các dịp lễ, tết, góp phần làm cho tình hình trật tự an toàn
giao thông có chuyển biến tích cực, đạt được các mục tiêu đã đề ra;
- Phát huy vai trò xung kích của lực lượng đoàn viên thanh niên, thanh
niên tình nguyện tại các trường học theo kế hoạch huyện đoàn đã đề ra. Tổ chức
gặp gỡ nhắc nhở đối với những trường hợp do thiếu hiểu biết mà vi phạm, đồng
thời xử lý thật nghiêm các trường hợp cố tình vi phạm như: đua xe trái phép,
chạy quá tốc độ, vượt ẩu, chở quá tải, quá khổ. Đặc biệt, cần phải xử phạt nặng
đối với những người điều khiển xe khi đã uống rượu bia hoặc sử dụng các chất
kích thích khác.
Trang


- Phối hợp với chính quyền các xã, thị trấn tổ chức hội nghị sơ kết, tổng
kết và ký kết giao ước thi đua thực hiện công tác đảm bảo trật tự an toàn giao
thông trong toàn huyện.

- Phối hợp cùng Sở Giao thông - Vận tải, Sở Tài chính, Uỷ ban nhân dân
huyện kiểm tra, rà soát, duy tu, bảo dưỡng các tuyến đường bị hư hỏng, bổ sung
hệ thống tín hiệu giao thông tạo điều kiện thuận lợi cho người tham gia giao
thông.
- Đối với hoạt động tuyên truyền, phổ biến pháp luật về an toàn giao
thông, Công an huyện cần triển khai thực hiện theo kế hoạch mà UBND huyện
đề ra:
+ Phối hợp với tổ chức huyện đoàn, các ban ngành khác tổ chức các cuộc
thi về pháp luật an toàn giao thông mà đối tượng dự thi là thanh niên và người
dân lao động hiên đang sinh sống trên địa bàn huyện; phối hợp với ngành giáo
dục huyện tăng cường công tác tuyên truyền Luật giao thông đường bộ bằng các
hình thức đa dạng, phong phú trong các buổi sinh hoạt ngoại khóa, sinh hoạt
dưới cờ như: tổ chức các buổi nói chuyện chuyên đề, thi tìm hiểu pháp luật giao
thông, thi viết tiểu phẩm thi vẽ về chủ đề an toàn giao thông, trưng bày hình ảnh
tai nạn giao thông thu hút người xem…;
+ Phối hợp Ban An toàn giao thông huyện xây dựng các tài liệu tuyên
truyền đến với người dân, trong đó tập hợp thông tin liên quan đến tình hình tai
nạn giao thông, hướng dẫn cách tham gia giao thông; tăng cường tuyên truyền
trên hệ thống phát thanh…;

Trang


KẾT LUẬN
Trong những năm qua, công tác quản lý của Nhà nước về trật tự an toàn
giao thông luôn là một trong vấn đề mà xã hội đặc biệt quan tâm cùng với tình
hình phát triển kinh tế. Nhà nước ta đã đưa ra nhiều giải pháp nhằm để nâng cấp
xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông, đổi mới phương tiện giao thông cũng như
khoa học kỹ thuật phục vụ yêu cầu nhiệm vụ để ra… Nhưng trong điều kiện
kinh tế nước ta hiện nay còn nhiều khó khăn nên việc hoàn thiện và nâng cấp cơ

sở vật chất và sử dựng các phương tiện giao thông hiện đại. Nhằm để đảm bảo
an toàn giao thông của nước ta phát triển đồng bộ như các trong khu vực thì biện
pháp trước mắt cần có những kế hoạch nâng cấp hệ thống giao thông theo từng
gia đoạn phù hợp với tình hình phát triển kinh tế; đẩy mạnh công tác tuyên
truyền giáo dục pháp luật, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của người tham
gia giao thông. Và kết hợp với xử lý nghiêm các hành vi vi phạm được xem biên
pháp tích cực và hiệu quả.
Đảm bảo trật tự an toàn giao thông là một nhiệm vụ xuyên suốt và lâu dài,
trong những tháng còn lại của năm 2018 và những năm tiếp theo. Công an
huyện Dầu Tiếng nói riêng cần đánh giá lại những kết quả đã và đang làm được.
Tìm hiểu những nguyên nhân hạn chế còn tồn tại. Từ đó đề ra những biện pháp
khắc phục, nhằm đảm bảo trật tự an toàn giao thông, trật tự đô thị giảm đến mức
thấp nhất các vụ tai nạn giao thông có thể xảy ra. Góp phần hoàn thành các chỉ
tiêu mà Trung ương và địa phương đã đề ra.

Trang



×