Tải bản đầy đủ (.doc) (173 trang)

Hiệu quả điều trị nghiện chất dạng thuốc phiện bằng thuốc methadone tại tỉnh điện biên, lai châu và yên bái, 2014 2015

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.53 MB, 173 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

VIỆN VỆ SINH DỊCH TỄ TRUNG ƢƠNG
-----------------*-------------------

NGUYỄN THỊ MINH TÂM

HIỆU QUẢ ĐIỀU TRỊ
NGHIỆN CHẤT DẠNG THUỐC PHIỆN BẰNG
THUỐC METHADONE TẠI TỈNH ĐIỆN BIÊN,
LAI CHÂU VÀ YÊN BÁI, 2014-2015

LUẬN ÁN TIẾN SỸ Y TẾ CÔNG CỘNG

HÀ NỘI - 2018


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

VIỆN VỆ SINH DỊCH TỄ TRUNG ƢƠNG
-----------------*-------------------

NGUYỄN THỊ MINH TÂM

HIỆU QUẢ ĐIỀU TRỊ
NGHIỆN CHẤT DẠNG THUỐC PHIỆN
BẰNG THUỐC METHADONE TẠI TỈNH ĐIỆN BIÊN,


LAI CHÂU VÀ YÊN BÁI, 2014-2015
Chuyên ngành: Y tế công cộng
Mã số: 62.72.03.01
LUẬN ÁN TIẾN SỸ CHUYÊN NGÀNH: Y TẾ CÔNG CỘNG
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: 1. GS.TS. Nguyễn Thanh Long
2. PGS.TS. Nguyễn Thị Lan Anh

HÀ NỘI- 2018


i

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan công trình nghiên cứu “Hiệu quả điều trị nghiện
chất dạng thuốc phiện bằng thuốc Methadone tại tỉnh Điện Biên, Lai
Châu và Yên Bái, 2014-2015” là của riêng tôi.
Các số liệu, kết quả nêu trong luận án là trung thực và chưa được công
bố trong bất kỳ một công trình nào khác.
Tác giả luận án

(Đã ký)

Nguyễn Thị Minh Tâm


ii

LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận án tốt nghiệp này, em xin được chân thành cảm ơn

Lãnh đạo Cục Phòng, chống HIV/AIDS, Bộ môn Y tế công cộng, Phòng Sau
đại học Viện Vệ sinh Dịch tễ trung ương, các thầy giáo, cô giáo trong suốt
thời gian qua đã quan tâm, tạo điều kiện thuận lợi giúp em học tập, nghiên
cứu và hoàn thành luận án.
Với tấm lòng biết ơn và kính trọng, em xin bày tỏ lòng biết ơn chân
thành và sâu sắc đến GS.TS.Nguyễn Thanh Long, PGS.TS. Nguyễn Thị Lan
Anh, người thầy mẫu mực, tận tâm đã dành thời gian dạy dỗ, hướng dẫn, động
viên, giúp đỡ em trong quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thiện luận án.
Em xin trân trọng cảm ơn các nhà khoa học, các Thầy, cô trong các hội
đồng đã quan tâm, dành thời gian nghiên cứu luận án và có nhiều góp ý sâu
sắc, khoa học và thiết thực giúp em hoàn thiện luận án.
Em xin chân thành cảm ơn Sở Y tế, Trung tâm phòng chống HIV/AIDS
03 tỉnh Điện Biên, Lai Châu và Yên Bái và các cơ sở điều trị Methadone của
03 tỉnh đã tạo điều kiện thuận lợi để em tiến hành nghiên cứu. Em xin bày tỏ
lòng biết ơn sâu sắc đối với các đồng chí lãnh đạo và cán bộ nhân viên Cục
Phòng, chống HIV/AIDS, Bộ Y tế và các đồng nghiệp ở các trường đại học,
các viện nghiên cứu đã luôn quan tâm tạo điều kiện giúp đỡ, động viên em
trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu.
Cuối cùng, em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới gia đình, bạn bè đã
luôn luôn quan tâm, chia sẻ, động viên, giúp đỡ em trong suốt quá trình học
tập, nghiên cứu và hoàn thành luận án.
Nguyễn Thị Minh Tâm


iii

MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ.................................................................................................. 1
Chƣơng 1: TỔNG QUAN.............................................................................. 4
1.1. Tổng quan các khái niệm.................................................................4

1.2. Tình hình sử dụng ma túy và nhiễm HIV/AIDS..............................6
1.3. Các phương pháp điều trị nghiện chất dạng thuốc phiện...............15
1.4. Điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc Methadone
trên thế giới và ở Việt Nam...................................................................19
Chƣơng 2: ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU...........39
2.1. Đối tượng, thời gian và địa điểm nghiên cứu................................ 39
2.2. Phương pháp nghiên cứu............................................................... 41
2.3. Các hoạt động can thiệp.................................................................46
2.4. Phương pháp thu thập số liệu.........................................................51
2.5. Phương pháp xử lý số liệu.............................................................53
2.6. Các biện pháp khống chế sai số.....................................................54
2.7. Đạo đức nghiên cứu.......................................................................54
2.8. Sơ đồ nghiên cứu........................................................................... 55
Chƣơng 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU....................................................... 56
3.1. Thực trạng sử dụng ma túy và tình trạng sức khỏe, xã hội của đối
tượng nghiên cứu trước khi điều trị Methadone...................................56
3.2. Hiệu quả của điều trị Methadone...................................................67
3.3. Một số yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả điều trị............................. 73
Chƣơng 4: BÀN LUẬN................................................................................84
4.1. Thực trạng sử dụng ma túy và tình trạng sức khỏe, xã hội của đối
tượng nghiên cứu trước khi điều trị Methadone...................................84
4.2. Hiệu quả của điều trị Methadone...................................................99
4.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả điều trị................................ 106
4.4. Hạn chế của nghiên cứu...............................................................112
KẾT LUẬN..................................................................................................114
KHUYẾN NGHỊ......................................................................................... 116
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC



iv

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
AIDS

: Acquired Immune Deficiency Syndrome - Hội chứng suy
giảm miễn dịch mắc phải

ARV

:

Antiretroviral - Thuốc kháng retrovirus

BCS

:

Bao cao su

BKT

:

Bơm kim tiêm

BTTX

:


Bạn tình thường xuyên

CDTP

:

Chất dạng thuốc phiện

CSĐT

:

Cơ sở điều trị

CSHQ

:

Chỉ số hiệu quả

CTGTH

:

Can thiệp giảm tác hại

HBV

:


Hepatitis B virus - Viêm gan B

HCV

:

Hepatitis C virus - Viêm gan C

HIV

:

Human Immunodeficiency Virus - Virus gây

suy giảm

miễn dịch ở người/Hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải
NCMT

:

NCC
IBBS

Nghiện chích ma túy
Nguy cơ cao

:

Integrated Biological and Behavioural Surveillance - Giám

sát hành vi kết hợp với giám sát huyết thanh học

QHTD

:

Quan hệ tình dục

PNBD

:

Phụ nữ bán dâm

SDMT

:

Sử dụng ma túy

UNODC

:

United Nations Office on Drugs and Crime -

Cơ quan

phòng, chống ma túy và tội phạm Liên Hợp Quốc
UNAIDS


: The Joint United Nations Programme on HIV/AIDS Chương trình Phối hợp của Liên Hợp Quốc về HIV/ AIDS

WHO

: World Health Organization - Tổ chức Y tế thế giới


v

DANH MỤC BIỂU ĐỒ VÀ HÌNH ẢNH
Biểu đồ 1. 1. Tỷ lệ nhiễm HIV phân theo tuổi..................................................7
Biểu đồ 1. 2. Số các trường hợp nhiễm HIV phân theo giới 1993-2015......8
Biểu đồ 1. 3. Số các trường hợp nhiễm HIV phân theo đường lây 1993-2015

8
Biểu đồ 1. 4. Tỷ lệ nhiễm HIV trong các nhóm nguy cơ cao 1994-2015.........9
Biểu đồ 3.1. Tiền sử bệnh tật của đối tượng nghiên cứu.................................65
Biểu đồ 3.2. Tỷ lệ dương tính heroin trong nước tiểu theo dõi 12 tháng........68
Biểu đồ 3.3. Thay đổi chất lượng cuộc sống trước-sau điều trị......................69
Biểu đồ 3.4. Tỷ lệ đối tượng bỏ điều trị (n = 300).......................................... 72
Biểu đồ 3.5. Một số nguyên nhân bỏ điều trị của đối tượng nghiên cứu........72


vi

DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1. Đặc điểm nhân khẩu học của đối tượng nghiên cứu.......................56
Bảng 3.2. Trình độ học vấn, việc làm của đối tượng nghiên cứu....................57
Bảng 3.3. Tình trạng hôn nhân, gia đình của đối tượng nghiên cứu...............58

Bảng 3. 4. Mâu thuẫn trong gia đình và hành vi vi phạm pháp luật...............59
Bảng 3. 5. Đặc điểm tiếp cận điều trị của đối tượng nghiên cứu....................60
Bảng 3. 6. Tiền sử sử dụng chất gây nghiện của đối tượng nghiên cứu..........60
Bảng 3. 7. Hình thức sử dụng theo loại chất gây nghiện của đối tượng.........61
Bảng 3. 8. Tiền sử cai nghiện ma túy của đối tượng nghiên cứu....................63
Bảng 3. 9. Hành vi quan hệ tình dục của đối tượng nghiên cứu.....................64
Bảng 3. 10. Chất lượng cuộc sống của đối tượng nghiên cứu.........................65
Bảng 3. 11. Khả năng lao động của đối tượng nghiên cứu............................. 66
Bảng 3.12. Thay đổi sử dụng chất gây nghiện trước-sau điều trị....................67
Bảng 3.13. Thay đổi hành vi quan hệ tình dục trước-sau điều trị...................68
Bảng 3.14. Thay đổi khả năng lao động trước-sau điều trị.............................69
Bảng 3. 15. Tỷ lệ sử dụng ma tuý trong quá trình điều trị và tỷ lệ bỏ điều trị…73

Bảng 3.16. Một số yếu tố ảnh hưởng đến sử dụng ma túy trong quá trình điều
trị (đơn biến)....................................................................................................73
Bảng 3. 17. Một số yếu tố ảnh hưởng đến sử dụng ma túy trong quá trình điều
trị (đa biến)......................................................................................................76
Bảng 3.18. Một số yếu tố ảnh hưởng đến bỏ điều trị (đơn biến)....................78
Bảng 3. 19. Một số yếu tố liên quan đến bỏ điều trị (đa biến)........................80


1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Đại dịch ma túy đã và đang là vấn nạn của nhiều quốc gia trên thế giới
và là nguyên nhân chính gây ra đại dịch HIV/AIDS. Đại dịch kép ―ma túy và
HIV/AIDS‖ ở Việt Nam gây ảnh hưởng nặng nề đến từng cá nhân, gia đình,
tác động trực tiếp đến sự phát triển kinh tế, văn hóa và trật tự, an toàn xã hội
của đất nước [31, 33].
Trên Thế giới, công tác phòng, chống ma túy và phòng chống

HIV/AIDS đã được triển khai tích cực trong nhiều năm qua và thu được
những kết quả đáng ghi nhận nhưng vẫn còn phải đối mặt với nhiều khó khăn,
thách thức. Nhiều biện pháp cai nghiện, điều trị nghiện ma túy đã được triển
khai nhưng không có biện pháp nào có thể điều trị khỏi hẳn cho người nghiện
ma túy. Trước đây, nghiện ma túy vẫn được coi là ―tệ nạn xã hội‖, người
nghiện ma túy được gọi là ―con nghiện‖, là những người có nhân cách yếu,
đua đòi, hư hỏng…nên không từ bỏ được ma túy. Nhưng cuộc cách mạng
khoa học thần kinh trên thế giới hơn 20 năm qua đã chứng minh: nghiện ma
túy là một bệnh não, tái phát, mãn tính và cần phải được điều trị lâu dài. Do
vậy, các biện pháp điều trị duy trì bằng thuốc đã được triển khai với mục đích
là làm giảm sử dụng ma túy bất hợp pháp, dự phòng lây nhiễm HIV và các
bệnh lây truyền qua đường máu cho những người nghiện.
Hiện nay, các thuốc phổ biến được sử dụng để điều trị cho người
nghiện chất dạng thuốc phiện là Methadone, Buprenorphine và Naltrexone,
trong đó thuốc Methadone được sử dụng rộng rãi nhất. Điều trị nghiện các
chất dạng thuốc phiện bằng thuốc Methadone đã được triển khai tại Mỹ từ
năm 1965, đến nay đã được mở rộng ra trên 80 quốc gia trong đó có nhiều
nước phát triển như Anh, Pháp, Mỹ, Úc, Canada...Các nghiên cứu trên thế


2

giới đều cho thấy rõ hiệu quả của điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện
bằng thuốc Methadone trong giảm sử dụng ma tuý bất hợp pháp, giảm nguy
cơ lây nhiễm HIV, giảm tội phạm liên quan đến ma túy đồng thời còn lại các
lợi ích về kinh tế và trật tự an toàn cho xã hội.
Tại Việt Nam, điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc
Methadone (sau đây gọi là điều trị Methadone) bắt đầu được nghiên cứu tại
Viện Sức khỏe Tâm thần - Bệnh viện Bạch Mai từ năm 1996 đến năm 2002.
Năm 2008, điều trị Methadone được triển khai thí điểm tại thành phố Hồ Chí

Minh và thành phố Hải Phòng. Cho đến nay đã được triển khai rộng rãi tại 54
tỉnh, thành phố. Một số nghiên cứu tại Việt Nam cho thấy điều trị Methadone
có hiệu quả trong việc làm giảm sử dụng ma túy bất hợp pháp [24], các hành
vi nguy cơ lây nhiễm HIV [23, 24], cải thiện chất lượng cuộc sống và sức
khỏe cho những người nghiện CDTP được tham gia điều trị [9].
Các tỉnh miền núi phía Bắc thường có điều kiện kinh tế, địa lý khó
khăn, là nơi có nhiều người nghiện ma túy và khả năng tiếp cận với dịch vụ y
tế, dịch vụ chăm sóc sức khỏe còn nhiều bất cập. Hơn nữa, các tỉnh miền núi
phía Bắc thường có đường biên giới dài; tình hình vận chuyển, buôn bán và sử
dụng ma túy trên địa bàn diễn ra hết sức phức tạp và khó kiểm soát làm cho
công tác điều trị bằng thuốc Methadone gặp nhiều thách thức. Trình độ văn
hoá thấp cùng với nhiều thách thức xã hội và kinh tế như nghèo đói, lạm dụng
chất ma túy, bất bình đẳng trong chăm sóc y tế cũng là nguy cơ gián tiếp làm
lây truyền HIV trong đồng bào dân tộc thiểu số [25]. Việc triển khai các hoạt
động can thiệp như chương trình bơm kim tiêm, chương trình Methadone là
rất cần thiết nhằm giảm tác hại do ma túy gây ra trong đó có nguy cơ lây
nhiễm HIV trong nhóm đồng bào dân tộc thiểu số nói riêng và nhân dân miền
núi phía Bắc nói chung [25].


3

Với các đặc điểm trên thì triển khai chương trình Methadone tại các tỉnh
miền núi sẽ mang lại hiệu quả như thế nào? có khác biệt so với các tỉnh, thành
phố như Hồ Chí Minh, Hải Phòng không? Hiện nay, chưa có nghiên cứu về hiệu
quả của điều trị nghiện CDTP bằng thuốc Methadone ở khu vực miền núi của cả
nước nói chung và các tỉnh miền núi phía Bắc nói riêng. Chính vì vậy, chúng tôi
tiến hành nghiên cứu: ―Hiệu quả điều trị nghiện chất dạng thuốc phiện bằng
thuốc Methadone tại tỉnh Điện Biên, Lai Châu và


Yên Bái, 2014-2015‖ với mục tiêu:
1. Mô tả thực trạng sử dụng ma túy và tình trạng sức khỏe, xã hội của
người nghiện ma tuý trước khi được điều trị thay thế nghiện các chất dạng
thuốc phiện bằng thuốc Methadone tại tỉnh Điện Biên, Lai Châu và Yên Bái,
2014-2015.
2. Đánh giá hiệu quả của điều trị nghiện chất dạng thuốc phiện bằng
thuốc Methadone tại tỉnh Điện Biên, Lai Châu và Yên Bái, 2014-2015.
3. Xác định một số yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả điều trị nghiện chất
dạng thuốc phiện bằng thuốc Methadone tại tỉnh Điện Biên, Lai Châu và Yên
Bái

2014-2015.


4

Chƣơng 1
TỔNG QUAN
1.1. Tổng quan các khái niệm
1.1.1. Chất ma túy
Ma túy là các chất gây nghiện, chất hướng thần được quy định trong
các danh mục do Chính phủ ban hành [26].
1.1.2. Chất gây nghiện
Theo Tổ chức Y tế thế giới, chất gây nghiện là ―chất hóa học sau khi
được hấp thu sẽ làm thay đổi chức năng thực thể và tâm lý của người sử dụng‖
[8].
1.1.3. Chất dạng thuốc phiện (CDTP)
Chất dạng thuốc phiện (opiats, opioid) là tên gọi chung cho nhiều chất
như thuốc phiện, Morphine, Heroin, Methadone, Buprenorphine, LAAM… có
biểu hiện lâm sàng tương tự và tác động vào cùng điểm tiếp nhận tương tự ở

não [10, 120].
1.1.4. Khái niệm về nghiện chất
Nghiện chất là tình trạng bắt buộc phải sử dụng chất gây nghiện bất
chấp những tác hại của chúng [10].
1.1.5. Khái niệm về ngƣời nghiện CDTP
Người nghiện CDTP là người sử dụng lặp đi lặp lại nhiều lần CDTP với
liều lượng ngày càng tăng, dẫn đến trạng thái nhiễm độc chu kỳ, mạn tính, bị
lệ thuộc về thể chất và tâm thần vào chất đó [10].


5

1.1.6. Khái niệm về điều trị thay thế
Điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế là việc sử
dụng thuốc thay thế để điều trị cho người nghiện chất dạng thuốc phiện [6].
1.1.7. Cai nghiện
Cai nghiện là ngừng sử dụng hoặc giảm đáng kể chất ma túy mà người
nghiện thường sử dụng (nghiện) dẫn đến việc xuất hiện hội chứng cai, vì vậy
bệnh nhân cần phải được điều trị [10].
1.1.8. Hội chứng cai
Hội chứng cai là trạng thái phản ứng của cơ thể khi cắt hoặc giảm chất
ma tuý đang sử dụng ở những người nghiện ma tuý. Biểu hiện lâm sàng của
hội chứng cai khác nhau phụ thuộc vào loại ma tuý đang sử dụng [10].
1.1.9. Khái niệm về HIV
HIV (Human Immunodeficiency Virus) là loại virus gây ra hội chứng suy
giảm miễn dịch mắc phải ở người [27].
1.1.10. Tuân thủ điều trị
Là tình trạng bệnh nhân đang trong chương trình điều trị tại thời điểm
sau 12 tháng tham gia điều trị [10, 131].
1.1.11. Bỏ điều trị

Là tình trạng bệnh nhân không còn điều trị tại thời điểm sau 12 tháng
tham gia điều trị [10, 131].
1.1.12. Chất lƣợng cuộc sống
Chất lượng cuộc sống liên quan đến sức khỏe (HRQOL) là một thước đo
quan trọng về nhận thức của bệnh nhân về bệnh tật của họ. Nhận thức này bao


6

gồm các lĩnh vực: sức khỏe thể chất, sức khỏe tâm thần, các mối quan hệ xã
hội và môi trường [130].
1.2. Tình hình sử dụng ma túy và nhiễm HIV/AIDS
1.2.1. Tình hình sử dụng ma túy
Theo báo cáo đến năm 2015, toàn quốc thống kê được 201.180 người
nghiện ma túy có hồ sơ quản lý. Trong đó, 72,4% đang sống ngoài xã hội,
9,2% trong các cơ sở cai nghiện, 18,4% trong các trại tạm giam, nhà tạm giữ,
cơ sở giáo dục, trường giáo dưỡng. Một số địa phương có tỷ lệ người sử dụng
ma túy tổng hợp cao, bao gồm: Đà Nẵng 85%, Tây Ninh 61%, Trà Vinh 49%,
TP. Hồ Chí Minh 48% [36].
Độ tuổi của người nghiện có xu hướng ngày càng trẻ hoá (năm 1996, số
người nghiện dưới 30 tuổi chiếm tỷ lệ 42%, năm 2001 là 57,7%, đến năm
2010 là 68,3%), tỷ lệ người nghiện là nữ đang gia tăng (từ 3,15%, năm 1996
lên 4,5%, năm 2006) [8]. Theo báo cáo năm 2015, có tới 76% người NCMT
có độ tuổi dưới 35 [36].
Trước đây, người nghiện ma tuý chủ yếu sử dụng thuốc phiện, sái thuốc
phiện và chỉ có một tỉ lệ rất nhỏ sử dụng heroin. Đến nay, người nghiện sử
dụng heroin là chủ yếu (chiếm khoảng 70%), đồng thời sử dụng cả ma tuý
tổng hợp, thuốc hướng thần... Hình thức sử dụng ma tuý đa dạng hơn, không
còn là hút thuốc phiện, cần sa, hít heroin mà mở rộng sang các hình thức tiêm,
chích heroin, uống ma tuý tổng hợp.v.v. Tỷ lệ người nghiện sử dụng ma tuý

bằng đường tiêm chích đã tăng mạnh, từ 7,6 % năm 1996 lên 46,4% năm
2001, 66,3% năm 2006 và lên trên 71% năm 2010 [36]. Theo giám sát trọng
điểm lồng ghép hành vi trong các nhóm nguy cơ cao tại Việt Nam năm 2014,
13,1% trong số họ cho biết có sử dụng chung bơm kim tiêm trong vòng 1


7

tháng qua [5], đây là nguyên nhân trực tiếp làm lây lan nhanh HIV trong
nhóm tiêm chích ma tuý.
1.2.2.Tình hình dịch HIV/AIDS
Tính đến cuối năm 2016, cả nước hiện có 215.621 người nhiễm HIV,
88.668 bệnh nhân AIDS và 90.181 người nhiễm HIV tử vong.
Trong 6 năm qua, tiếp tục ghi nhận số người nhiễm HIV, bệnh nhân
AIDS và tử vong hằng năm giảm, số trường hợp HIV dương tính phát hiện
năm 2010 từ 17.800 xuống còn 9.912 ca năm 2016, tử vong giảm từ 3.300 ca
năm 2010 xuống 2.131 ca năm 2016, số bệnh nhân AIDS từ 8.900 ca năm
2015 xuống còn khoảng 5.876 ca năm 2016 [36].
Người nhiễm HIV trong độ tuổi 20-40 chiếm tới khoảng 60%-85% số
ca được báo cáo trong giai đoạn 1993-2015. Tỉ lệ này cao nhất vào năm 2004
(85,95%). Đến năm 2015, số người nhiễm HIV trong độ tuổi 20-40 vẫn chiếm
tới 74% (được nêu trong biểu đồ 1.1) [18].
100%

39,2

40,1

41,1


42,9

44,6

45,1

44,0

44

46,1

44,2

40,9

38,6

35,1

32,9

30,8

30

09'

2010'


2011'

2012'

2013

2014

2015

35,2
50,8
07'

40-49

08'

33,1
52,3

31,9
53,3
05'

30-39

06'

30,6

55,3

28,6
55,2
03'

20-29

04'

27,5
55,9

26,6
54,5

15-19

02'

26,6
54,1

28,1
50,6
99

0-14

01'


29,6
45,3
98

32,6
32,5
25,5

94

96

14,8

93

20%

35,8

41,0

13,1

0%

30%

17,9


46,2

10%

40%

95

60%
50%

37,3

70%

97

80%

00'

90%

>=50

KR

Biểu đồ 1. 1. Tỷ lệ nhiễm HIV phân theo tuổi



8

Tỷ lệ số ca báo cáo nhiễm HIV là nữ có xu hướng gia tăng. Năm 2015
tỷ lệ này chiếm 34,1% các trường hợp nhiễm HIV báo cáo, tỷ lệ này tăng gấp

14,1

15,7

19,1

19,8

24,2

25,5

28,3

29,3

30,8

31,5

85,9

84,3


80,9

80,2

75,8

74,5

71,7

70,7

69,2

68,5

05'
06'

07'

08'

09'

2010'

2011'

2012'


34,1

13,2
86,8

02'
03'

65,9

14,0
86,0
01'

2015

13,7
86,3
00'

33,4

11,8
88,2
99

66,6

11,7

88,3
98

2014

12,6
87,4
97

33,4

19,2
80,8
96

66,6

20,7
79,3
95

2013

12,3
16,1

90%

87,7
83,9


100%

93
94

3 lần so với năm 1993 (được nêu trong biểu đồ 1.2) [18].

80%
70%
60%
50%
40%
30%
20%
10%
04'

0%
Nam

Nữ

Biểu đồ 1. 2. Số các trƣờng hợp nhiễm HIV phân theo giới 1993-2015
Tỷ lệ số ca báo cáo nhiễm HIV lây truyền qua đường tình dục năm
2015 là 50,8%, tăng gấp hơn 5 lần năm 1993 (được nêu trong biểu đồ 1.3)
[18].
100%
90%
80%

70%
60%
50%
40%
30%
20%
10%

Không rõ

Mẹ Truyền sang con

Đường Tình dục

2015

2014

2013

2012'

2010'
2011'

09'

08'

07'


06'

05'

04'

03'

02'

00'
01'

99

98

97

96

95

93
94

0%
Đường Máu


Biểu đồ 1. 3. Số các trường hợp nhiễm HIV phân theo đường lây 1993-2015


9

Dịch HIV/AIDS ở Việt Nam tập trung chủ yếu ở ba nhóm quần thể có
hành vi nguy cơ lây truyền HIV cao: người tiêm chích ma túy, nam tình dục
đồng giới và phụ nữ mại dâm. Theo kết quả giám sát trọng điểm 2015, tỷ lệ
hiện nhiễm HIV trong nhóm nam NCMT, PNMD, MSM tương ứng là 9,3%,
2,7% và 5,1%. So với giai đoạn đỉnh điểm của dịch năm 2002 thì tỉ lệ HIV
trong nhóm NCMT giảm hơn 3 lần, nhóm PNBD giảm hơn 2 lần. Tỉ lệ hiện
nhiễm HIV trong nhóm MSM trong giai đoạn 2011-2015 dao động từ khoảng
2,3%-6,7% (được nêu trong biểu đồ1.4) [18].
NCMT

PNBD

35,0
30,0

29,3 29,3

25,0

23,9

17,3
15,0

23,1


22,7

20,2

16,6
14,9

10,0

5,9
0,6

1,0 0,7

1,5

94 95 96 97

20,3
18,4

17,2

13,4
11,6 10,7

13,4
10,9


5,0
0,0

28,6
25,6

20,5

20,0

MSM

3,8

3,5

4,7

3,8

4,4

4,2
3,5

3,9 3,1

4,0

6,7

3,6

10,5
9,3
5,1

3,5 4,6 2,9

2,4
2,3 2,6 2,5 2,7
98 99 00' 01' 02' 03' 04' 05' 06' 07' 08' 09' 10' 11' 12' 13' 14' 15'

Biểu đồ 1. 4. Tỷ lệ nhiễm HIV trong các nhóm nguy cơ cao 1994-2015
Dịch HIV/AIDS đã xảy ra ở tất cả tỉnh, thành phố với 99,8% số
quận/huyện và trên 80,3% số xã/phường. Số người nhiễm HIV chủ yếu tập
trung các tỉnh miền Bắc, vùng đồng bằng sông Cửu Long và miền Đông Nam
Bộ, khu vực có số người nhiễm HIV cao là các tỉnh miền núi Tây Bắc và các
huyện miền núi Nghệ An và Thanh Hóa. Thành phố lớn Hà Nội và Hồ Chí
Minh có số lượng lớn người nhiễm HIV với diễn biến dịch phức tạp, khó
kiểm soát.


10

1.2.3. Đặc điểm của ngƣời sử dụng và tiêm chích ma túy tại Việt Nam
1.2.3.1. Đặc điểm về sử dụng ma túy
Người nghiện ma tuý chủ yếu đang sử dụng heroin [36]. Việc sử dụng
nhiều heroin dẫn tới việc tiêm chích tăng cao do nhu cầu về liều lượng ngày
càng tăng của các đối tượng sử dụng heroin [13, 29, 36, 86] và làm tăng khả
năng lây nhiễm HIV [37].

Tuổi bắt đầu sử dụng ma tuý là khoảng 20 tuổi [42]. Đây là độ tuổi dễ
lôi kéo, rủ rê, gặp phải nhiều vấn đề về tâm lý, vì vậy họ sử dụng heroin để
giảm áp lực cũng như thư giãn [42]. Với xu hướng độ tuổi người nghiện có xu
hướng ngày càng trẻ như hiện nay, việc giáo dục từ sớm về công tác phòng
chống ma tuý, tăng cường kiến thức, nhận thức của thanh thiếu niên ngay từ
khi còn ngồi trong ghế nhà trường là rất quan trọng trong công tác kiểm soát
ma tuý, tệ nạn xã hội.
Có tỷ lệ khá cao người sử dụng ma túy có thời gian sử dụng ma tuý từ
5-10 năm (33,3%) [25]. Rất nhiều trường hợp bị shock thuốc và là nguyên
nhân trực tiếp gây tử vong, ảnh hưởng lớn đến sức khoẻ của họ.
Hầu hết người nghiện ma túy đã tham gia cai nghiện ma tuý với các
hình thức khác nhau: cai nghiện tại trung tâm, tự mua thuốc để cai, cai nghiện
ở cơ sở tư nhân, cắt cơn tại cộng đồng và cai khan nhưng đa số đều tái nghiện
do thèm muốn ma tuý, bị bạn bè rủ rê, buồn chán, thất vọng [15, 25, 129].
Dùng chung BKT và các dụng cụ tiêm chích là nguyên nhân chính làm
lây truyền HIV trong nhóm người NCMT. Các nghiên cứu gần đây nhất cho
thấy tỷ lệ này vẫn đang ở mức cao [5]. Theo giám sát trọng điểm lồng ghép
hành vi trong các nhóm nguy cơ cao tại Việt Nam năm 2014, 13,1% trong số
họ cho biết có sử dụng chung bơm kim tiêm trong vòng 1 tháng qua. Tỷ lệ
này vẫn cao ở một số tỉnh như Sơn La (38%), Kiên Giang (34%), Đắc Lắc
(32%), Gia Lai (22,7%) [5].


11

Người NCMT tin rằng nguy cơ lây nhiễm HIV qua quan hệ tình dục
thấp hơn qua việc dùng chung các dụng cụ tiêm chích [124], do vậy thường ít
thực hành hành vi tình dục an toàn so với hành vi tiêm chích an toàn [15].
Nghiên cứu tại thành phố Hồ Chí Minh cho thấy chỉ 50% người NCMT có
quan hệ tình dục với GMD trong 4 tuần qua sử dụng bao cao su [58].

Kết quả này khuyến khích việc tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền sử dụng
bao cao su khi quan hệ tình dục, đặc biệt với các đối tượng nguy cơ cao. Quan
hệ tình dục không an toàn đã được chứng minh là nguyên nhân lây nhiễm
HIV cũng như các bệnh truyền nhiễm khác trong cộng đồng [85]. Vì vậy, việc
giảm thiểu quan hệ tình dục không an toàn sẽ có ý nghĩa quan trọng trong việc
phòng chống HIV, đặc biệt ở các tỉnh miền núi.
1.2.3.2. Đặc điểm kinh tế và xã hội của ngƣời nghiện ma túy
Hiện nay, độ tuổi sử dụng ma tuý tại Việt Nam đang có xu hướng trẻ
hoá, độ tuổi dưới 30 chiếm tỷ lệ lớn [34, 35]. Tuy nhiên, ở các tỉnh miền núi
phía Bắc như Thái Nguyên, Hòa Bình, Tuyên Quang thì tuổi trên 30 lại chiếm
tỷ lệ lớn [1, 42]. Điều này có thể do người nghiện tại các tỉnh miền núi phía
Bắc có thời gian sử dụng thuốc phiện lâu hơn ở các tỉnh đồng bằng và thành
phố lớn. Hầu hết người sử dụng ma túy là nam giới (95%) [25], có gia đình
(59%) [1, 79].
Báo cáo của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội Việt Nam cho thấy
phần lớn người nghiện ma túy có trình độ văn hoá thấp, 69% có trình độ văn
hoá dưới trung học phổ thông, đặc biệt là ở trong các đồng bào dân tộc miền
núi [2, 99].
Hầu hết những người sử dụng ma túy không có việc làm ổn định hoặc
làm nghề tự do [99]. Họ có thu nhập thấp hơn so với thống kê về bình quân
thu nhập đầu người của Ngân hàng Thế giới Worldbank (khoảng 4 triệu


12

đồng/tháng) [121]. Địa bàn miền núi khó khăn trong việc phát triển kinh tế
cũng ảnh hưởng tới thu nhập cùa người sử dụng ma túy.
Nhiều người trong số họ là trụ cột gia đình, trong khi đó, họ còn mất
tiền để mua các loại ma tuý Số tiền chi tiêu cho ma tuý gấp 3 lần thu nhập của
các đối tượng nghiện [2]. Khoản tiền phải trả cho ma tuý này góp phần lớn

gây nên gánh nặng về kinh tế cho các gia đình và là lý do dẫn tới các hành
vi phạm pháp như trộm cắp, cướp giật gây ảnh hưởng đến an ninh, an toàn và
gây bất ổn trong xã hội. Chính vì vậy, cần có các biện pháp giúp giảm liều
lượng ma tuý, hỗ trợ cai nghiện, ngoài ra cần xử lý nghiêm các hành vi buôn
bán, sử dụng ma tuý.
Những người nghiện ma túy cũng là đối tượng có tiền án, tiền sự. Báo
cáo của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội cho thấy, có 38% đối tượng có
tiền án tiền sự, 11% có tên trong hồ sơ do nhà nước quản lý [2]. Tuy nhiên, ở
các thành phố lớn tỷ lệ này khá cao, như ở Hải phòng tỷ lệ có hành vi phạm
pháp là 40,8%, tỷ lệ có tiền sự là 13,0% [25]. Do người nghiện ma tuý thiếu
tiền mua thuốc để dùng thoả mãn cơn nghiện. Các đối tượng phạm pháp dưới
nhiều hình thức đa dạng khác nhau như bài bạc, cá độ, trộm cướp, buôn lậu,
buôn bán vận chuyển chất gây nghiện và nhiều loại hình phạm pháp khác. Tuy
nhiên, các hành vi vi phạm pháp luật nhằm mục đích tạo thu nhập nhanh
chóng để có thể mua và sử dụng chất gây nghiện, thoả mãn cơn nghiện.
Nghiện ma tuý và vi phạm pháp luật luôn song hành cùng nhau, nối tiếp nhau
và tạo ra vòng nghiệt ngã khiến cho người nghiện ma tuý ngày càng nghiện
trầm trọng hơn. Điều trị nghiện CDTP bằng thuốc Methadone là một trong
những phương pháp hữu hiệu trong việc giảm tình trạng phạm pháp ở trong
nhóm người sử dụng ma tuý [33, 73].


13

1.2.4. Tình hình ma túy và nhiễm HIV/AIDS tại Điện Biên, Lai Châu và Yên Bái

Điện Biên, Lai Châu và Yên Bái nằm trong khu vực Tây Bắc của Việt
Nam. Khu vực Tây Bắc là một trong những khu vực trọng điểm về ma túy và
HIV/AIDS, nghiện chích ma túy là một trong những nguy cơ lây nhiễm HIV
chủ yếu ở khu vực này. Trong năm 2015, số người nhiễm HIV/100.000 người

tại khu vực này là 256 người (cao hơn so với toàn quốc là 223 người). Tỷ lệ
nhiễm HIV trong nhóm người nghiện chích ma túy và phụ nữ bán dâm trong
năm 2015 tại khu vực này cũng cao hơn trung bình toàn quốc, lần lượt là
9,9% (toàn quốc 9,3%), 3,1% (toàn quốc 2,7%) [19].
Tại khu vực Tây Bắc, lây nhiễm HIV trong nhóm NCMT chủ yếu do sử
dụng chung bơm kim tiêm. Ngoài hành vi tiêm chích không an toàn người
NCMT còn có hành vi quan hệ tình dục không an toàn nên HIV còn lây
truyền từ nhóm người NCMT sang vợ và bạn tình của họ và từ những người
này HIV lại có thể truyền sang những nam giời bình thường [19].
a) Tình hình nghiện ma túy và nhiễm HIV/AIDS tại tỉnh Điện Biên
Tính đến ngày 30/12/2016 trên địa bàn tỉnh Điện Biên có 9.669 người
nghiện ma túy có hồ sơ quản lý. Loại ma túy sử dụng chủ yếu là heroin chiếm
78,4%; hình thức sử dụng chủ yếu qua con đường tiêm chích, tỷ lệ nhiễm HIV


nhóm tiêm chích ma túy là 30%. Đến tháng 12/2016 lũy tích các trường hợp

nhiễm HIV là 6.867 trường hợp, trong đó còn sống quản lý được 3.195 người.
Lũy tích bệnh nhân AIDS 5.210 người; còn sống 1.741 người; Lũy tích tử
vong 3.469 người. Dịch HIV/AIDS xẩy ra chủ yếu trong nhóm người nghiện
chích ma túy. Lây nhiễm HIV chủ yếu qua đường máu (59%). Tình hình dịch
HIV/AIDS đang có xu hướng giảm ở các huyện thị trọng điểm, tuy nhiên dịch
còn diễn biến phức tạp, lan ra vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc, khu
vực biên giới và có xu hướng trẻ hóa về độ tuổi. Điện Biên bắt đầu triển khai


14

chương trình Methadone từ năm 2011, đến 9/2014 có 5 cơ sở điều trị cho
1.445 bệnh nhân [28].

b) Tình hình nghiện ma túy và nhiễm HIV/AIDS tại tỉnh Yên Bái
Đến 31/12/2016 toàn tỉnh Yên Bái có 2.586 người nghiện ma túy hiện
còn sống, được quản lý, ngoài xã hội có 2.250 người. Tuy nhiên số lượng
người nghiện chích ma túy thực tế trong cộng đồng rất biến động, khó kiểm
soát. Đến 31/12/2016 số người nhiễm HIV đang còn sống là 4.081 trường
hợp, đối tượng nhiễm chiếm tỷ lệ cao nhất là nhóm nghiện chích ma túy
40,28% (tăng 4,18% so năm 2015). Dịch tập trung ở nhóm có hành vi nguy cơ
cao: nhóm NCMT, nhóm mại dâm, người mắc bệnh lây truyền qua đường tình
dục. Yên Bái bắt đầu triển khai chương trình Methadone năm 2014, có 2 cơ sở
và điều trị cho 227 bệnh nhân [30].
c) Tình hình nghiện ma túy và nhiễm HIV/AIDS tại tỉnh Lai Châu
Số nghiện chích ma tuý của tỉnh tính đến thời điểm hết tháng 11/2016 là
3.393 người (số liệu báo cáo của Công an tỉnh Lai Châu). Ca nhiễm đầu tiên
được phát hiện tại Lai Châu vào năm 2001, đến 31/12/2016 đã có 94/108 xã,
phường thuộc 8 huyện, thành phố trong toàn tỉnh có người nhiễm HIV. Số
nhiễm HIV đang còn sống và quản lý được là 1.971 người. Nhiễm HIV chủ
yếu tập trung ở nam giới (chiếm 67%), nguyên nhân chủ yếu là lây truyền qua
đường máu do tiêm chích ma túy; chủ yếu ở độ tuổi lao động (15-24 tuổi) là
19,82% và (25-49 tuổi) là 74,01%. Phân bố HIV/AIDS còn sống theo nhóm
dân tộc: dân tộc Thái chiếm tỷ lệ 0,64%, dân tộc Kinh là 0,59%, dân tộc Mông
0,2%, dân tộc Dao là 0,09%; ngoài ra còn một số nhóm dân tộc thiểu số khác.
Tình hình lây nhiễm HIV/AIDS vẫn còn diễn biến phức tạp và tập chung ở địa
bàn có tỷ lệ tiêm chích ma túy cao. Lai Châu bắt đầu triển khai chương trình
Methadone từ tháng 9/2013, đến 9/2014 có 3 cơ sở điều trị cho 1.097 bệnh
nhân [29].


15

1.3. Các phƣơng pháp điều trị nghiện chất dạng thuốc phiện

1.3.1. Các phƣơng pháp điều trị trạng thái cai CDTP
1.3.1.1. Mục tiêu
- Giảm nhẹ các triệu chứng của hội chứng cai.
- Giúp hồi phục lại sự dung nạp của hệ thần kinh do thời gian sử dụng
- Giảm mức độ lệ thuộc về thể chất.
- Hỗ trợ cho điều trị dài hạn để thay đổi lối sống.
1.3.1.2. Điều trị trạng thái cai
Người nghiện sử dụng CDTP nhiều lần, CDTP sẽ tác động vào các thụ
thể ở não (chủ yếu là thụ thể muy (µ)) và làm giảm liên tục lượng Adenosin
Mono Phosphate (AMP) vòng trong cơ thể. Vì vậy, cơ thể phải đối phó lại với
sự thiếu hụt AMP vòng bằng cách tăng cường sản xuất men Adenylcyclase
(men tổng hợp AMP vòng). Khi trong cơ thể có CDTP, nhờ cơ chế bù trừ mà
cơ thể vẫn giữ được sự cân bằng sản xuất AMP vòng. Từ đó xuất hiện trạng
thái quen thuốc (nghiện). Nếu ngừng CDTP đột ngột, thụ thể vẫn quen đáp
ứng với nồng độ cao CDTP, lúc này Endorphin sẵn có trong cơ thể sẽ thay thế
CDTP, nhưng Endorphin bị giáng hoá rất nhanh, không thoả mãn được nhu
cầu của cơ thể, hậu quả là không còn kìm hãm nổi sự bài tiết quá dư thừa men
Adenylcyclase làm cho lượng AMP vòng cao vọt lên khác thường, xuất hiện
trạng thái bệnh lý đặc biệt gọi là hội chứng cai.
Các triệu chứng của hội chứng cai nặng dần lên đặc biệt trong 3 ngày
đầu, sau đó giảm dần và đến ngày thứ 7 (chậm nhất là ngày thứ 10) tự nó sẽ
mất đi dù có dùng thuốc hay không dùng thuốc.
Điều trị trạng thái cai nhằm hỗ trợ bệnh nhân vượt qua hội chứng cai
một cách nhẹ nhàng hơn, nhưng tình trạng đói CDTP trường diễn ở các thụ
thể vẫn còn. Sau một thời gian ngắn do sự thôi thúc của trạng thái đói CDTP


16

trường diễn và hoàn cảnh tâm lý xã hội, bệnh nhân lại tìm đến CDTP (tái

nghiện).
1.3.1.3. Hạn chế của điều trị trạng thái cai
Điều trị trạng thái cai có thể đem lại những lợi ích, nhưng không chấm
dứt được việc sử dụng CDTP.
Trên thực tế, tỷ lệ tái sử dụng các CDTP sau điều trị trạng thái cai rất
cao, thời gian sau điều trị trạng thái cai càng dài thì tỷ lệ tái sử dụng CDTP
càng cao.
1.3.1.4. Các phương pháp điều trị trạng thái cai đã được áp dụng tại Việt Nam

- Điều trị trạng thái cai bằng các thuốc hướng thần;
- Điều trị trạng thái cai bằng thuốc y học cổ truyền;
- Điều trị trạng thái cai bằng châm cứu;
- Điều trị trạng thái cai bằng Clonidine.
Ngoài ra còn có các phương pháp điều trị trạng thái cai khác:
- Không dùng thuốc, cai khô;
- Liệu pháp vật lý (xoa bóp, bấm huyệt…);
- Liệu pháp tâm lý (thư giãn, liệu pháp nhóm, liệu pháp gia đình, liệu
pháp nhận thức hành vi….) [4].
1.3.2. Các phƣơng pháp điều trị duy trì lâu dài
Mục tiêu:
- Vừa điều trị sự phụ thuộc về cơ thể vừa điều trị sự phụ thuộc về tâm thần;
- Giảm tác hại của CDTP gây ra và chống tái nghiện;
- Phục hồi nhân cách và phục hồi chức năng tâm lý xã hội, tiến tới thay
đổi lối sống không cần chất gây nghiện.


17

1.3.2.1. Điều trị phục hồi tại Trung tâm
Ở nước ta điều trị phục hồi tại các Trung tâm Giáo dục, Chữa bệnh,

Lao động - Xã hội (gọi tắt là Trung tâm) do Bộ Lao động, Thương binh và Xã
hội quản lý. Hoạt động của Trung tâm bao gồm: điều trị trạng thái cai, giáo
dục, lao động, dạy nghề, phục hồi chức năng tâm lý xã hội. Thời gian điều trị
phục hồi tại Trung tâm thường kéo dài 2 năm hoặc lâu hơn. Phương pháp này
đem lại một số lợi ích, nhưng khi bệnh nhân trở về cộng đồng tỷ lệ tái nghiện
vẫn rất cao.
1.3.2.2. Điều trị phục hồi tại cộng đồng
Bệnh nhân có thể được điều trị trạng thái cai tại nhà, tại trung tâm. Sau
điều trị trạng thái cai, việc điều trị phục hồi được thực hiện chủ yếu tại gia
đình và cộng đồng. Các phương pháp điều trị đa dạng: thuốc, tư vấn, liệu
pháp tâm lý, giáo dục, lao động, giải trí, học nghề….
Ưu điểm của phương pháp này là bệnh nhân sau khi được điều trị tái
hoà nhập cộng đồng tốt hơn, nhưng nếu thời gian điều trị chưa đủ dài (thông
thường điều trị kéo dài ít nhất một năm) thì tỷ lệ tái nghiện vẫn rất cao [4].
1.3.3. Điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế
1.3.3.1. Mục tiêu
- Mục tiêu trước mắt: giảm các triệu chứng của hội chứng cai. Giảm thèm
nhớ và giảm sử dụng CDTP bất hợp pháp. Nâng cao sức khỏe cho bệnh nhân.
- Mục tiêu trung hạn: Tăng khả năng có việc làm, chịu trách nhiệm bản thân.
- Mục tiêu dài hạn: Đảm nhiệm các trách nhiệm với xã hội, đóng góp

cho cộng đồng.
1.3.3.2. Tác dụng của điều trị thay thế


×