Tải bản đầy đủ (.doc) (93 trang)

Hoạt động tư vấn cho người cai nghiện ma túy từ thực tiễn cơ sở cai nghiện ma túy số 05, hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (502.92 KB, 93 trang )

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

NGUYỄN TRỌNG DŨNG

HOẠT ĐỘNG TƯ VẤN CHO NGƯỜI CAI NGHIỆN
MA TUÝ TỪ THỰC TIỄN CƠ SỞ CAI NGHIỆN
MA TUÝ SỐ 5 HÀ NỘI

Ngành:

Công tác xã hội

Mã số:

LUẬN VĂN THẠC SĨ CÔNG TÁC XÃ HỘI

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC

TS. Nguyễn Trung Hải

HÀ NỘI - 2019


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan tất cả những số liệu và kết quả nghiên cứu trong đề tài luận
văn Thạc sĩ Công tác xã hội về "Hoạt động tư vấn cho người cai nghiện ma túy từ
thực tiễn cơ sở cai nghiện ma túy số 05, Hà Nội" là hoàn toàn trung thực và không
trùng lắp với bất kỳ đề tài nào khác trong cùng lĩnh vực nghiên cứu.
Tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm về lời cam đoan này.



Tác giả luận văn

Nguyễn Trọng Dũng


MỤC LỤC

MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG TƯ VẤN CHO
NGƯỜI CAI NGHIỆN MA TÚY .................................................................. 8
1.1. Cơ sở lý luận về ma túy và người cai nghiện ma túy ................................. 8
1.2. Lý luận về hoạt động tư vấn cho người cai nghiện ma túy ...................... 15
1.3. Các lý thuyết vận dụng trong nghiên cứu ................................................ 28
1.4. Yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động tư vấn cho người cai nghiện ma túy ... 31
CHƯƠNG 2: NHU CẦU VÀ THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TƯ VẤN
CHO NGƯỜI CAI NGHIỆN MA TÚY TẠI CƠ SỞ CAI NGHIỆN SỐ 05
HÀ NỘI .......................................................................................................... 36
2.1. Mô tả về địa bàn và khách thể nghiên cứu ............................................... 36
2.2. Nhu cầu của người cai nghiện ma túy tại cơ sở cai nghiện số 05 ............ 40
2.3. Các hoạt động tư vấn cho người cai nghiện ma túy tại cơ sở số 05 ........ 45
2.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến tư vấn cho người cai nghiện ma túy tại cơ sở
05 ..................................................................................................................... 53
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TƯ
VẤN CHO NGƯỜI CAI NGHIỆN MA TÚY TẠI CƠ SỞ CAI NGHIỆN
05 HÀ NỘI ..................................................................................................... 59
3.1. Bối cảnh về luật pháp chính sách trong lĩnh vực cai nghiện ma túy nói
chung và tư vấn cai nghiện ma túy nói riêng .................................................. 59
3.2. Các nhóm giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tư vấn ....................... 59
KẾT LUẬN .................................................................................................... 72

TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


1. CSĐT

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
: Cơ sở điều trị

2. CTXH

: Công tác xã hội

3. DVXH

: Dịch vụ xã hội

4. HĐTV

: Hoạt động tư vấn

5.

NCNMT: Người cai nghiện ma túy

6.

NCS

7.


NV CTXH: Nhân viên công tác xã hội

8.
9.

THCS
THPT

10. TVTL

: Nghiên cứu sinh
: Trung học cơ sở
: Trung học phổ thông
: Tư vấn tâm lý


DANH MỤC BẢNG

Bảng 2.1.

Đặc điểm người cai nghiện ma túy

Bảng 2.2.

Nhu cầu tư vấn của người nghiện ma túy tại cơ sở 05

Bảng 2.3.

Loại hình tư vấn cho người cai nghiện


Bảng 2.4.

Cách thức được tư vấn tại cơ sở 05

Bảng 2.5.

Nội dung được tư vấn tại cơ sở 05

Bảng 2.6.

Mức độ hài lòng về hoạt động tư vấn

Bảng 2.7.

Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả tư vấn


DANH MỤC BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 2.1. Việc đáp ứng nhu cầu tư vấn của người cai nghiện
Biểu đồ 2.2. Lý do người cai nghiện không được tư vấn
Biểu đồ 2.3. Loại hình tư vấn mong muốn được nhận
Biểu đồ 2.4. Cách thức tư vấn mong muốn được nhận
Biểu đồ 2.5. Nội dung tư vấn mong muốn được nhận


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Công tác xã hội là một nghề chuyên nghiệp nhằm mang lại hạnh phúc và đảm

bảo an sinh cho con người. Trên một thế kỷ hình thành và phát triển như một nghề
chuyên nghiệp trên thế giới, công tác xã hội đã và đang có những sự đóng góp quan
trọng cho sự nghiệp phát triển nhân loại, phấn đấu xây dựng xã hội công bằng nâng
cao chất lượng cuộc sống cho con người, đặc biệt là những con người yếu thế trong
xã hội. Trước nhu cầu cấp bách của xã hội, về các dịch vụ công tác xã hội, công tác
xã hội ở Việt Nam đang trong quá trình hình thành và phát triển. Mặc dù còn đang
trong quá trình hướng tới mục tiêu chính thức được công nhận là một nghề chuyên
nghiệp, nhưng các dịch vụ mang hình thái của công tác xã hội đã hiện diện trong xã
hội từ rất lâu và đang có những đóng góp tích cực trong việc hỗ trợ và giải quyết các
vấn đề xã hội nảy sinh gây ra những khó khăn cho cuốc sống người dân nói chung
đặc biệt là những người dễ bị tổn thương và yếu thế tại Việt Nam.
Cùng với sự phát triển của xã hội, mặt trái của cơ chế thị trường cũng làm nảy
sinh nhiều vấn đề bức xúc. Đó là tình hình tội phạm và vấn đề tệ nạn xã hội, trong
đó vấn đề nghiện ma tuý có xu hướng ngày càng gia tăng và trở thành vấn nạn gây
hậu quả hết sức nghiêm trọng. Theo báo cáo điều tra, năm 2015 cả nước có 204.400
người nghiện ma túy có hồ sơ quản lý trong đó 19% là nghiện ma túy tổng hợp; gần
50% người nghiện độ tuổi lao động từ 18-30; 62% tổng số người sau cai nghiện
không có việc làm...Tỷ lệ tái nghiện ở các địa phương trong cả nước dao động từ
85%- 95% (UNODC, 2015). Có rất nhiều nguyên nhân được đưa ra tuy nhiên có thể
thấy nếu như bản thân người cai nghiện chủ động, có sự ổn định về tâm lý thì khả
năng cai nghiện thành công sẽ cao hơn rất nhiều.
Tại Cơ sở cai nghiện ma túy số 05 Hà Nội hiện nay đang có khoảng 250 học viên
đang lao động trị liệu, mỗi học viên lại có một hoàn cảnh khác nhau nhưng đa phần họ
đều rơi vào trạng thái, hoàn cảnh khó khăn cả về vật chất lẫn tinh thần và luôn tự ti,
mặc cảm. Họ gần như đã chịu đựng tất cả sự bất hạnh và không thể tìm được hạnh phúc
cho cuộc đời mình, chịu sự kỳ thị và phân biệt đối xử của gia đình và cộng đồng xã hội.
Khi vào Cơ sở cai nghiện 05 họ được tham gia nhiều hoạt động có ý nghĩa và giúp họ
vươn lên trong cuộc sống như: hoạt động lao động trị liệu, tư vấn cá nhân, tư vấn
nhóm, hoạt động giáo dục truyền thông nâng cao nhận thức, thăm
1



khám sức khỏe y tế…Tuy nhiên, thực trạng các hoạt động này còn nhiều hạn chế,
hoạt động tư vấn mới đang thực hiện nên còn gặp nhiều khó khăn về kiến thức, kỹ
năng, đội ngũ làm nghề và điều kiện cơ sở vật chất…
Xuất phát từ những lý do trên, tôi đã lựa chọn đề tài: “Hoạt động tư vấn cho
người cai nghiện ma túy từ thực tiễn cơ sở cai nghiện ma túy số 05, Hà Nội” làm
đề tài luận văn của mình.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Đã có khá nhiều nghiên cứu về ma túy, cai nghiện cũng như có một số nghiên
cứu đặc thù về CTXH với người cai nghiện. Thông qua phần tổng quan nghiên cứu,
tác giả sẽ tổng quan một số nghiên cứu trước kia như sau:
“Khảo sát các yếu tố ảnh hưởng dẫn đến nghiện ma túy lần đầu ở người sau
cai nghiện ma túy tại Trung tâm giáo dục dạy nghề và giải quyết việc làm Bình Đức
và Đức Hạnh” đã mô tả các đặc điểm cơ bản cũng như đưa ra một bức tranh tổng
quát về hoàn cảnh xã hội của người nghiện ma tuý (Nguyễn Thanh Hiệp và cộng sự,
2010). Kết quả nghiên cứu cho thấy các yếu tố từ môi trường bên ngoài như sự lôi
kéo của bạn bè, các biến cố hoặc thái độ của gia đình cộng đồng là các yếu tố ảnh
hưởng và là tác nhân dẫn đến việc nghiện ma túy.
Viện nghiên cứu xã hội thành phố Hồ Chí Minh, “Những giải pháp chủ yếu
quản lý, dạy nghề cho người sau cai nghiện ma túy trong chương trình ba năm ở
các trường, trung tâm tại Thành phố Hồ Chí Minh”, 2004 – 2005 đã mô tả được các
giải pháp căn bản để có thể quản lý và dạy nghề hiệu quả cho người sau cai [35].
Tác giả Tiêu Thị Minh Hường với đề tài “Nhu cầu việc làm của người sau cai
nghiện ma túy” của tác giả Tiêu Thị Minh Hường (2015) đã phân tích và chỉ ra
được những nhu cầu đa dạng về việc làm của người sau cai nghiện. Một trong
những giải pháp đáp ứng nhu cầu là cần có được các hoạt động tự vấn, kết nối nhằm
đáp ứng nhu cầu việc làm của họ.
Tác giả Lê Hồng Minh (2010), với đề tài “Tổ chức tư vấn hướng nghiệp cho
thanh niên sau cai nghiện ở thành phố Hồ Chí Minh” đã đề cập đến các hoạt động

tư vấn trong việc hướng nghiệp. Các hoạt động tư vấn ở đây được hiểu là việc cung
cấp thông tin về việc làm, đánh giá nhu cầu của người sau cai nghiện để tư vấn
những việc làm cụ thể cho họ.
Tiếp theo đó, các hoạt động hỗ trợ việc làm được đề cập một cách tổng quát hơn
2


thông qua đề tài của tác giả Lê Thị Thanh Huyền (2014). Cụ thể đề tài “Hoạt động
hỗ trợ tạo việc làm cho người sau cai nghiện ma túy (Nghiên cứu tại thành phố Hà
Nội)” đã mô tả được thực trạng nhu cầu, các hoạt động tìm kiếm việc làm và những
giải pháp cụ thể về vấn đề này.
Tác giả Nguyễn Ngọc Lâm (2016) với đề tài “Tâm lý người nghiện” đã phân tích
cấu trúc tâm lý của người nghiện cũng như mối liên hệ giữa tâm lý với các cơ chế gây
nghiện. Với quan điểm cần tìm được nguyên nhân mới đưa ra được giải pháp. Tác giả
đã đề xuất các giải pháp ở khía cạnh tâm lý để giải quyết vấn đề cai nghiện.

Bàn Thị Hà (2017) với đề tài “Xây dựng quy trình tham vấn cho người nghiện
ma túy tại Trung tâm giáo dục lao động xã hội hiện nay” đã phân tích các hoạt động
hiện tại, các yếu tố cơ bản để từ đó đề xuất một quy trình tham vấn hiệu quả cho
người nghiện ma túy. Đây là một trong những nội dung rất quan trọng để xây dựng
tính chuyên nghiệp trong các hoạt động can thiệp với người nghiện ma túy.
Đề tài “Dịch vụ tham vấn cho người cai nghiện ma túy tự nguyện từ thực tiễn
cơ sở xã hội Nhị Xuân, thành phố Hồ Chí Minh”, Luận văn thạc sĩ Công tác xã hội,
Học viện Khoa học xã hội (2017) của tác giả Ngô Thị Lê Thu. Trong đó tác giả nêu
những vấn đề lý luận về dịch vụ tham vấn cho người cai nghiện ma túy tự nguyện ở
chương 1, phân tích thực trạng dịch vụ tham vấn hỗ trợ điều trị cho người cai
nghiện ma túy tự nguyện tại cơ sở xã hội Nhị Xuân, thành phố Hồ Chí Minh ở
chương 2 và tác giả dành chương 3 để nói về việc ứng dụng tham vấn cá nhân hỗ trợ
điều trị cho người cai nghiện ma túy tự nguyện và đề xuất giải pháp nhằm nâng cao
hiệu quả tham vấn hỗ trợ điều trị cai nghiện.

Tác giả Lô Anh Tú (2018) với luận văn thạc sĩ về chủ đề “Tham vấn tâm lý
đối với thanh niên nghiện ma túy từ thực tiễn huyện Văn Lãng, tỉnh Lạng Sơn” đã
mô tả cụ thể các hoạt động tham tâm lý cho người nghiện ma túy. Luận văn cũng đã
phân tích được các yếu tố tác động tới hiệu quả tham vấn và đề xuất một số giải
pháp nhằm nâng cao hiệu quả tham vấn. Tuy nhiên luận văn tập trung tới các yếu tố
tham vấn trong khía cạnh tâm lý. Những nhu cầu khác của người nghiện ma túy
chưa được đề cập nhiều trong nghiên cứu này.
Như vậy, có thể thấy nội dung nghiên cứu về lĩnh vực tư vấn với người nghiện
ma túy còn khá mờ nhạt mặc dù đây là một trong những giải pháp mà nhiều nghiên
cứu trước đó đã đề xuất cần phải thực hiện.
3


3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Đánh giá thực trạng các hoạt động tư vấn trong hỗ trợ người cai nghiện ma
túy tại Cơ sở cai nghiện ma túy số 05 Hà Nội. Đề tài cũng hướng tới phân tích các
yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động tư vấn trong hỗ trợ người cai nghiện ma túy tại Cơ
sở cai nghiện ma túy số 05 Hà Nội từ đó đưa ra các đề xuất và giải pháp nhằm
khuyến nghị nâng cao hiệu quả các hoạt động tư vấn hỗ trợ người cai nghiện ma
túy tại Cơ sở cai nghiện ma túy số 05 Hà Nội.
3.1. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận về hoạt động Tư vấn trong hỗ trợ người cai
nghiện ma túy.
- Triển khai các phương pháp thu thập thông tin nhằm thu thập thông tin về
địa bàn nghiên cứu, đối tượng nghiên cứu.
- Mô tả đặc điểm của khách thể nghiên cứu là người cai nghiện ma túy.
- Tìm hiểu thực trạng hoạt động tư vấn cho người cai nghiện ma túy.
- Phân tích yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động tư vấn cho người cai nghiện ma túy.
- Đề xuất những giải pháp, khuyến nghị đối với hoạt động tư vấn cho người
cai nghiện ma túy.

4. Đối tượng và phạm vi nghiên
cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu
Hoạt động tư vấn cho người cai nghiện ma túy
4.2. Khách thể nghiên cứu

- Người cai nghiện ma túy tại cơ sở cai nghiện ma túy số 05 Hà Nội
- Gia đình người cai nghiện ma túy
- Nhân viên tư vấn tại cơ sở cai nghiện ma túy số 05 Hà Nội.
4.3. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi về mặt thời gian: Năm 2018 đến năm 2019.
- Phạm vi về mặt không gian: Cơ sở cai nghiện ma túy số 05 Hà Nội.
- Phạm vi về mặt nội dung: Tìm hiểu về hoạt động Tư vấn cho người cai
nghiện ma túy ở các khía cạnh như Hình thức, Nội dung, Quy trình, Loại hình...
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
5.1. Phương pháp trưng cầu ý kiến bằng bảng hỏi
Đề tài xây dựng bộ công cụ bảng hỏi dành cho khách thể nghiên cứu là 150 người
4


nghiện ma túy tại Cơ sở cai nghiện ma túy số 05 Hà Nội, với các câu hỏi nhằm khai
thác thông tin cơ bản như tên, tuổi, năm sinh... những nhu cầu, mong muốn của họ
về các hoạt động tư vấn. Bảng hỏi được thiết kế nhằm đánh giá thực trạng các hoạt
động tư vấn mà người cai nghiện ma túy được nhận cũng như hiệu quả của những
hoạt động tư vấn này đối với họ. Các yếu tố tác động tới hiệu quả tư vấn dựa trên
phản hồi của người nghiện ma túy cũng sẽ được thiết kế trong bảng hỏi này.
5.2. Phương pháp phỏng vấn sâu
Khi cai nghiện phương pháp trưng cầu ý kiến bằng bảng hỏi, người nghiên cứu
chỉ thu được thông tin mang tính định lượng để mô tả thực trạng. Phương pháp
phỏng vấn sâu sẽ giúp phân tích sâu sắc hơn các nguyên nhân và các khía cạnh của
những vấn đề quan trọng liên quan tới hoạt động tư vấn cho người cai nghiện ma

túy. Trong quá trình phỏng vấn có thể kết hợp cai nghiện các kỹ năng lắng nghe tích
cực, kỹ năng quan sát, kỹ năng thấu hiểu, kỹ năng phản hồi, kỹ năng khuyến khích
làm rõ ý đối với đối tượng là người nghiện ma túy được phỏng vấn để có thể hiểu
được suy nghĩ, nhu cầu và mong muốn của đối tượng về hoạt động tư vấn, đồng thời
thấy rõ được thực tế cuộc sống của họ, những khó khăn mà họ đang gặp phải, những
rào cản về khả năng tiếp cận các hoạt động tư vấn và nguyên nhân của những nội
dung này. Đề tài tiến hành phỏng vấn sâu người nghiện ma túy, gia đình, cán bộ tư
vấn và lãnh đạo đại diện cơ sở cai nghiện. Những buổi phỏng vấn sẽ được sắp xếp
lịch và có hẹn trước. Địa điểm phỏng vấn tuỳ thuộc vào hoàn cảnh giao tiếp. Cụ thể,
mẫu phỏng vấn sâu là: 05 cán bộ tư vấn cai nghiện ma túy tại Cơ sở cai nghiện ma
túy số 05 Hà Nội; 01 cán bộ lãnh đạo Cơ sở cai nghiện ma túy số 05 Hà Nội; 05
người cai nghiện ma túy tại Cơ sở cai nghiện ma túy số 05 Hà Nội.
5.3. Phương pháp quan sát
Trong luận văn, học viên cai nghiện phương pháp quan sát để kiểm tra tính
chính xác, khách quan và bao quát trực diện nhất của thông tin đã thu thập được từ
những phương pháp khác nhau. Mục đích của việc quan sát nhằm giúp người quan
sát thu thập được các thông tin về thực trạng cuộc sống của người nghiện ma túy tại
cơ sở cai nghiện và những rào cản, khó khăn của họ cũng như các yếu tố tác động
đến các hoạt động hỗ trợ họ cũng như việc thực hiện các hoạt động tư vấn. Ngoài ra,
phương pháp quan sát còn giúp tăng tính xác thực, độ tin cậy của đề tài nghiên cứu.
5.4. Phương pháp phân tích tài liệu
5


Phương pháp nghiên cứu tài liệu được sử dụng có chọn lọc để thu thập thông
tin, số liệu phục vụ cho đề tài nghiên cứu thông qua các tài liệu văn bản cần thiết từ
các ban ngành, đoàn thể có liên quan, các tài liệu trên sách, báo, internet,.. và các
nguồn tin cậy khác. Với phương pháp này, tác giả có cách nhìn, cách hiểu mới và có
cách tiếp cận hợp lý đối với vấn đề nghiên cứu của mình. Tác giả tìm hiểu và nghiên
cứu các tài liệu liên quan tới người nghiện ma túy, cụ thể đó là các chương trình

quản lý, các chính sách an sinh xã hội của Nhà nước, các chương trình nghiên cứu,
báo cáo về thực trạng người nghiện ma túy và những hoạt động Công tác xã hội
trong hỗ trợ cho người nghiện ma túy tại Cơ sở cai nghiện ma túy số 05 Hà Nội.
5.5. Phương pháp xử lí số liệu SPSS
Đây là một phương pháp thống kê toán học dùng để tiến hành thống kê, phân
tích, so sánh các số liệu nghiên cứu đã thu thập được thông qua phương pháp điều
tra bằng bảng hỏi và các phương pháp khác nhằm mục đích phục vụ hiệu quả quá
trình nghiên cứu và đảm bảo tính khoa học của đề tài.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn
6.1. Ý nghĩa khoa học của đề tài
- Làm rõ hơn các lí thuyết, phương pháp của các hoạt động tư vấn cho người
cai nghiện ma túy trong lĩnh vực công tác xã hội.
- Góp phần bổ sung thêm kho tàng kiến thức về Công tác xã hội nói chung và
hoạt động Tư vấn nói riêng trong lĩnh vực này.
6.2. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài
- Mô tả được thực trạng, những vấn đề, nhu cầu của người cai nghiện ma túy
liên quan tới các hoạt động tư vấn trong cơ sở cai nghiện ma túy số 05.
- Phân tích và đề xuất những khuyến nghị nhằm nâng cao hiệu quả về các
hoạt động tư vấn cho người cai nghiện ma túy ở cơ sở cai nghiện ma túy số 05.
- Mang lại những lợi ích cụ thể cho người cai nghiện ma túy và gia đình
thông qua việc nâng cao hiệu quả các hoạt động tư vấn.
- Đội ngũ cán bộ và lãnh đạo tại cơ sở cũng sẽ nắm được tình hình thực tế các
hoạt động tư vấn để từ đó có được định hướng phát triển các hoạt động này tại cơ sở.

- Đóng góp những bằng chứng khoa học thực tế để làm cơ sở cho việc xây
dựng và phát triển hệ thống chính sách cho người cai nghiện ma túy.

6



7. Kết cấu của luận văn
Phần mở đầu
Phần nội dung gồm 3 chương (Đây là phần chính của luận
văn) Phần kết luận,
tài liệu tham khảo.

7


CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG TƯ VẤN CHO NGƯỜI CAI NGHIỆN
MA TÚY
1.1. Cơ sở lý luận về ma túy và người cai nghiện ma túy
1.1.1. Khái niệm người cai nghiện ma túy và các khái niệm liên quan
Khái niệm ma túy
Ma túy hiện nay được hiểu là những chất nguy hiểm, bất hợp pháp như thuốc
phiện, đá, kẹo, ke... Tuy nhiên, ma túy hiểu theo nghĩa rộng còn bao gồm cả những
chất gây nghiện được cai nghiện hợp pháp khác như: rượu bia, thuốc lá, cà phê,
thuốc an thần… Tuy nhiên có thể hiểu một cách tổng quát “Ma túy là tên gọi chung
của các chất kích thích mà cai nghiện nhiều lần có thể gây nghiện, có nguồn gốc tự
nhiên hoặc nhân tạo”. Không có một định nghĩa chung thống nhất nào về khái niệm
này. Ở mỗi góc độ tiếp cận, ma túy lại được hiểu theo những cách khác nhau.
Dưới góc nhìn khoa học: Ma túy là các chất có khả năng tác động lên hệ thần
kinh trung ương, có tác dụng giảm đau, gây cảm giác hưng phấn, dễ chịu; dùng
nhiều lần sẽ đưa đến tình trạng lệ thuộc vào ma túy [4]
Theo một cách hiểu khác, ma túy là những chất độc có tính gây nghiện, có
nguồn gốc tự nhiên hoặc nhân tạo khi xâm nhập vào cơ thể con người thì có tác
dụng làm thay đổi tâm trạng, ý thức và trí tuệ, làm cho con người bị lệ thuộc vào
chúng gây nên những tổn thương cho từng cá nhân và cộng đồng [29].
Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), "Ma túy là bất kỳ chất gì mà khi đưa vào

cơ thể sống có thể làm thay đổi một hay nhiều chức năng sinh lý của cơ thể" [43].
Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Hình sự được Quốc hội thông
qua ngày 10/5/1997, Bộ Luật Hình sự năm 1999 đã qui định chất ma túy, tội phạm
về ma túy. Ma túy bao gồm nhựa thuốc phiện, nhựa cần sa, cao cô ca, lá, hoa, quả
cây cần sa, lá cây cô ca; quả thuốc phiện khô; quả thuốc phiện tươi; heroin; cocain;
các chất ma túy khác ở thể lỏng; các chất ma túy khác ở thể rắn [11].
Điều 2 Luật phòng, chống ma túy được Quốc hội khóa X kỳ họp thứ 8 thông qua
ngày 09 tháng 12 năm 2000 qui định: Chất ma túy là các chất gây nghiện, chất hướng thần
được qui định trong các danh mục do Chính phủ ban hành; Chất gây nghiện là chất
8


kích thích hoặc ức chế thần kinh, để gây tình trạng nghiện đối với người cai nghiện;
Chất hướng thần là chất kích thích, ức chế thần kinh hoặc gây ảo giác, nếu cai
nghiện nhiều lần có thể dẫn tới tình trạng nghiện đối với người cai nghiện” [11].
Theo Nghị định của Chính phủ số 67/2001/NĐ -CP ngày 01/10/2001 ban hành
các danh mục chất ma túy và tiền chất thì hiện nay các chất ma túy gồm 227 chất,
chia làm 3 danh mục và 22 hóa chất không thể thiếu được trong quá trình điều chế
chất ma túy cần kiểm soát [13].
Tổng hợp lại, ma túy bao hàm những đặc điểm sau:
-

Có nguồn gốc tự nhiên hoặc tổng hợp,

-

Có tác dụng làm thay đổi trạng thái ý thức và sinh lý của người đó.

-


Sẽ gây tổn thương cho cơ thể và xã hội nếu lạm dụng ma túy.

Nghiện ma túy
Hiện nay có khá nhiều định nghĩa về nghiện ma tuý. Viện nghiên cứu quốc gia
Hoa Kỳ về lạm dụng ma túy (NIDA): Nghiện là một bệnh não mạn tính, tái phát
làm cho người nghiện buộc phải tìm và cai nghiện ma túy, bất chấp các hậu quả đối
với họ và những người xung quanh.
Theo tổ chức y tế thế giới (WHO) thì nghiện ma tuý là tình trạng lệ thuộc về mặt
tâm thần hoặc thể chất hoặc cả hai khi một người cai nghiện ma tuý lặp đi lặp lại theo
chu kỳ hoặc dùng kéo dài liên tục một thứ ma tuý và tình trạng lệ thuộc này làm thay
đổi cách cư xử, bắt buộc đương sự luôn cảm thấy sự bức bách phải dùng ma tuý để có
được những hiệu ứng ma tuý về mặt tâm thần của ma tuý và thoát khỏi sự khó chịu, vật
vã do thiếu ma tuý. Tình trạng lệ thuộc này có thể kèm theo hiện tượng quen ma tuý
hoặc không, và một người có thể bị lệ thuộc vào nhiều lọai ma tuý [43].

Người nghiện ma tuý có các đặc điểm chính như sau: Thèm muốn mạnh mẽ,
cảm giác bắt buộc phải cai nghiện ma tuý; Không kiểm soát được thời gian, liều
lượng dùng; Cơ thể lệ thuộc vào ma tuý, ngừng cai nghiện sẽ gây “Hội chứng cai”
với biểu hiện vật vã, đau đớn, loạn cảm giác…; Có khuynh hướng cai nghiện tăng
liều; Tiếp tục cai nghiện ma tuý dù biết rõ tác hại; Sao nhãng học tập, công việc, các
thú vui, quan tâm trước đây.
9


Hiện nay, nhận thức về ma túy đã có một bước tiến đột phá theo hướng tích
cực. Cụ thể trong quyết định số Số: 2596/QĐ-TTg, nghiện ma túy được coi là 1
bệnh mãn tính do rối loạn của não bộ. Với quan điểm như vậy, việc coi ma túy là tệ
nạn đã được thay thế bởi quan điểm là Bệnh. Và đã là bệnh thì cần được chữa trị
chứ không phải kỳ thị, xa lánh hoặc ruồng bỏ họ [23].
Như vậy có thể hiểu “nghiện ma túy là tình trạng lệ thuộc về mặt tâm thần hoặc

thể chất vào một chất ma túy nào đó và gây ra và khiến họ lệ thuộc vào chất ma túy đó,
làm suy giảm các chức năng xã hội và thể chất từ đó ảnh hưởng đến chất lượng sống”.

Người cai nghiện/nghiện ma túy
Điều 2 Luật phòng, chống ma túy được Quốc hội khóa X kỳ họp thứ 8 thông
qua ngày 09 tháng 12 năm 2000 qui định: Người cai nghiện ma tuý là người cai
nghiện chất ma tuý, thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần và bị lệ thuộc vào chất
này. Trong phạm vi nghiên cứu này thuật ngữ Người cai nghiện ma túy và Người
nghiện ma túy được dùng thay thế cho nhau với nội hàm tương đương [11].
Điều trị nghiện ma túy
Điều trị nghiện ma túy (gọi tắt là điều trị nghiện) là một quá trình lâu dài bao
gồm tổng thể các can thiệp hỗ trợ về y tế, tâm lý, xã hội làm thay đổi nhận thức,
hành vi nhằm giảm tác hại của nghiện ma túy và giảm tình trạng cai nghiện ma túy
trái phép (Quyết định 2596, 2013) [23].
Nhu cầu
Nhu cầu là “Tính chất của cơ thể sống, biểu hiện trạng thái thiếu hụt của chính
cá thể đó và do đó phân biệt nó với môi trường sống. Nhu cầu tối thiểu nhất, hay
còn gọi là nhu cầu tuyệt đối, đã được lập trình qua quá trình rất lâu dài tồn tại, phát
triển và tiến hóa.” (D. W. Chapman 1981)
Như vậy nhu cầu là những mong muốn, đòi hỏi chính đáng xuất phát từ các
yếu tố thể chất, tâm lý và cả xã hội. Nhu cầu chính đáng của con người cần được
đáp ứng và thỏa mãn một cách hợp lý
Khái niệm nhu cầu của người cai nghiện ma túy

10


Nhu cầu của người nghiện ma túy theo đó được hiểu là những mong muốn,
nguyện vọng của người nghiện ma túy về vật chất và tinh thần để tồn tại và phát
triển và hoạt nhập với cộng đồng, xã hội.

Đối với người nghiện ma túy, nhu cầu sẽ được hiểu theo 2 loại hình là nhu cầu
Tích cực và nhu cầu Tiêu cực. Nhu cầu tiêu cực ở đây là nhu cầu được cai nghiện
ma túy và nhu cầu tích cực là nhu cầu được cai nghiện ma túy. Trong nghiên cứu
này chúng tôi sẽ tập trung vào phân tích vào những nhu cầu Cai nghiện ma túy liên
quan tới các vấn đề cần Tư vấn như: Nhu cầu được tư vấn cung cấp thông tin về
kiến thức cai nghiện, các chính sách hỗ trợ, nhu cầu được cai nghiện (thay đổi
hành vi sử dụng ma túy) được giải tỏa tâm lý, được hòa nhập cộng đồng, được tư
vấn học nghề và tìm kiếm việc làm…
1.1.2. Đặc điểm tâm lý của người cai nghiện ma túy
-

Thường xuyên trong cảm giác xấu hổ, mặc cảm tội lỗi, cảm giác bất an.

-

Tính khí người cai nghiện trở nên khép mình, thường lảng tránh người khác,
tự cô lập bản thân, chạy trốn thực tại.

-

Tính tình của họ bốc đồng, lẫn lộn các giá trị, sai lệch chuẩn mực.

-

Người cai nghiện ma túy thường bị rối loạn động cơ, ngại khó, ngại khổ,
thiếu kiên nhẫn, thiếu kỹ năng giao tiếp xã hội.

-

Họ thường có suy nghĩ, thái độ tiêu cực, bất chấp, có hành vi vô văn hóa, phi

đạo đức, chống lại xã hội, vi phạm pháp luật.
1.1.3. Nhu cầu của người cai nghiện ma túy

-

Nhu cầu hỗ trợ về tâm lý, giải tỏa căng thẳng
Nhu cầu hỗ trợ về tư vấn tâm lý là nhu cầu mong muốn được giúp đỡ, chia sẻ,

tháo gỡ những bế tắc trong quá trình cai nghiện nói riêng và trong cuộc sống nói chung
mà chính bản thân NNMT không tự mình giải quyết được do cái tôi cá nhân không
vững vàng để tự đối mặt với những vướng mắc của bản thân trong quá trình cai nghiện
cũng như trong cuộc sống. Người cai nghiện ma túy thường xuyên phải đối phó với
những cảm xúc tiêu cực, sự chuyển biến tâm lý không mong muốn, không kiểm soát
được do ma túy gây nên. Do vậy, họ đắm chìm trong sự thất vọng, cảm giác bế tắc, mất
niềm tin vào cuộc sống, cảm giác trống rỗng trong nội tâm, sự thất
11


vọng, đôi khi là tội lỗi. Vì vậy, nhu cầu hỗ trợ về tâm lý là một thành tố quan trọng
giúp NNMT hình thành xu hướng tâm lý, cảm xúc tích cực và xây dựng niềm tin
vào cuộc sống. Đứng trước những khó khăn tâm lý trong quá trình cai nghiện đầy
thử thách cũng như những thách thức không ngừng mà cuộc sống đặt ra, NNMT
buộc phải vượt qua nó để cai nghiện thành công, đặc biệt để hòa nhập cộng đồng và
phát triển. Ngoài ra thì các vấn đề mâu thuẫn trong gia đình cũng gắn liền với việc
nghiện ma túy. Chỉ vì nghiện ma túy nên căng thẳng và xung đột luôn nảy sinh gây
ra những ức chế cũng như ngăn cản hiệu quả cai nghiện. Nhiều trường hợp do nghi
ngờ, không tin tưởng cũng như những quan điểm mâu thuẫn nên gia đình luôn nảy
sinh xung đột. Điều đó dẫn đến nhiều người nghiện ma túy chán nản, không muốn
tiếp tục tham gia điều trị nghiện nên khả năng tái nghiện rất cao. Do đó nhu cầu
được can thiệp không chỉ tâm lý của bản thân mà giải quyết các căng thẳng mâu

thuẫn trong gia đình là rất cần thiết với người cai nghiện ma túy.
-

Nhu cầu được tư vấn, xét nghiệm HIV
Trên thế giới, theo thống kê của Cơ quan Phòng chống ma túy và tội phạm LHQ

(UNODC) năm 2013 thì việc tiêm chích ma túy đã tiếp tục tăng tỉ lệ nhiễm HIV tại
nhiều nước trên thế giới. Cụ thể, thống kê được ghi nhận ở 158 quốc gia và vùng lãnh
thổ cho thấy có khoảng từ 11,2 triệu đến 22,0 triệu người tiêm chích ma túy trên toàn
cầu. Và trong số đó có khoảng 1,6 đến 3,9 triệu người đã nhiễm HIV, chiếm 11,5% về
tỷ lệ nhiễm HIV trong nhóm toàn cầu của những người tiêm chích ma túy.
Từ những con số thống kê trên cho thấy, việc nhiễm HIV có mối quan hệ mật
thiết với nghiện ma túy và tỉ lệ người nghiện ma túy thường nhiễm HIV cao hơn người
không dùng ma túy. Những người sử dụng ma túy, nhất là các loại ma túy tổng hợp
thường như thuốc lắc, ma túy đá… thường bị kích thích ham muốn quan hệ rất lớn. Khi
phê thuốc, người dùng sẽ không kiểm soát được hành vi của mình và thường sẽ quan hệ
tình dục mà không có biện pháp bảo vệ, quan hệ trong tình trạng không tỉnh táo, thậm
chí là quan hệ tập thể và điều này rất dễ lây nhiễm HIV nếu bạn tình có HIV. Sau khi
phê ma túy, người dùng sẽ không còn kiểm soát được bản thân, hệ thần kinh bị kích
thích, dục vọng bị thức tỉnh đến cao trào, trong khi đó, vùng nhận thức ở não lại bị hạn
chế; khiến người dùng không kiềm chế mà thỏa mãn theo bản
12


năng, không ai còn nhớ đến việc sử dụng phương pháp quan hệ an toàn và điều này
rất nhanh dẫn đến nguy cơ nhiễm HIV từ bạn tình.
Việc dùng chung bơm kim tiêm không qua khử trùng là con đường lây nhiễm HIV từ
người này sang người khác nhanh nhất bởi HIV có thể lây lan qua đường máu. Điều này rất
dễ hiểu bởi những giọt máu li ti bên trong ống kim tiêm có thể đọng lại khi người trước
vừa dùng xong. Sau khi bơm tiêm có vi rút HIV đi thẳng vào mạch máu của người thứ 2,

các virut sẽ đi thẳng vào máu của người này khiến người đó bị nhiễm HIV.

Như đã biết, hiện nay HIV vẫn là căn bệnh chưa có thuốc điều trị đặc hiệu.
Do đó khi được vào cơ sở cai nghiện, được tuyên truyền giáo dục hiểu biết về
những kiến thức và việc lây nhiễm HIV thì rất nhiều người cai nghiện ma túy muốn
được biết về tình trạng sức khỏe của mình. Tuy nhiên họ cũng rất lo lắng về vấn đề
này. Do đó họ rất mong muốn có được sự tư vấn cụ thể về vấn đề HIV để đưa ra
những quyết định cho sức khỏe của họ.
-

Nhu cầu tái hòa nhập cộng đồng
Một trong những nguyên nhân khiến tỷ lệ tái nghiện vẫn còn cao là sự kỳ thị, xa

lánh của cộng đồng với người từng nghiện ma túy. Sự kỳ thị của những người xung
quanh rất đa dạng mà sâu xa hơn cả là kỳ thị về mặt đạo đức, như khinh bỉ, phê phán,
từ đó có hành động đối xử khác biệt, không công bằng, gây áp lực, hắt hủi những người
từng nghiện ma túy. Điều đáng buồn là sự kỳ thị này vẫn phổ biến trong cộng đồng thể
hiện trong câu nói cửa miệng: “Không nghe con nghiện trình bày”! Trên thực tế, không
ai muốn trở thành người nghiện ma túy. Và hầu như tất cả những người nghiện ma túy
đều cố gắng cai nghiện, nhưng khoa học đã chứng minh ma túy đã ảnh hưởng đến não
bộ, khiến người nghiện ma túy vừa khó cai, lại rất dễ tái nghiện. Mặt khác, trong rất
nhiều trường hợp thì người sử dụng ma túy là nạn nhân do thiếu hiểu biết, đua đòi, do
hoàn cảnh xô đẩy; vì vậy, cộng đồng cần thay đổi nhận thức, không nên đánh đồng tất
cả những người từng có quá khứ nghiện ma túy là tội phạm, không sớm thì muộn sẽ
gây hại đến những người xung quanh. Trên thực tế, nhiều người nghiện ma túy sau khi
cai nghiện thành công và không tái nghiện, đã nỗ lực vươn lên trong cuộc sống trở
thành người thành đạt trong xã hội; rất nhiều người sau đó đã tổ chức các hoạt động
thiết thực giúp đỡ những người sa vào ma túy. Tuy nhiên
13



sự kỳ thị, phân biệt đối xử, thậm chí trừng phạt cũng sẽ không giúp người nghiện từ
bỏ được ma túy. Sự xa lánh, thù ghét ngày càng đẩy người nghiện ma túy về hướng
phạm pháp hoặc làm cho những người đã cai nghiện cảm thấy chán nản, buông xuôi
và tái nghiện. Do đó người cai nghiện ma túy có nhu cầu rất cao trong việc tái hòa
nhập cộng đồng
Có thể thấy, thay vì xa lánh, cộng đồng cần tạo cơ hội để người nghiện ma túy
tái hòa nhập cộng đồng thông qua việc tăng cường các hoạt động mang tính chia sẻ
để giúp người nghiện tự nguyện tham gia điều trị. Cai nghiện thành công chưa phải
là hết với người nghiện ma túy. Họ cần các chương trình và hoạt động nhằm cung
cấp kiến thức, kỹ năng để đối phó với các tình huống nguy cơ cao và việc tái cai
nghiện ma túy, hướng dọ có những thay đổi trong lối sống, có thêm những bài học
kinh nghiệm sau mỗi lần vấp ngã, nhận biết được những dấu hiệu cảnh báo sớm để
có thể có cách phòng ngừa hợp lý. Nhờ đó, họ tự tin trong giao tiếp xã hội, tìm kiếm
việc làm và hòa nhập với cộng đồng của mình.
Nhu cầu cung cấp kiến thức (kiến thức về cai nghiện, chính sách…)
Một trong những nguyên nhân chính dẫn đến việc sử dụng và nghiện ma túy là
do thiếu sự hiểu biết về ma túy. Rất nhiều người do đánh giá sai và hiểu không đúng
về ma túy nên luôn cho rằng bản thân có thể tự kiểm soát được việc hút ma túy và
sẽ không cai ngiện. Do đó họ sử dụng ma túy thường xuyên dẫn đến nghiện và lệ
thuộc vào ma túy. Cho đến khi họ nghiện ma túy rồi thì để cai nghiện được điều đầu
tiên là cần phải nắm được kiến thức và sự hiểu biết đúng đắn về ma túy. Ngoài ra kể
cả những người cai nghiện đã sẵn sàng và quyết tâm cai nghiện thì để việc cai
nghiện được thành công thì kiến thức, cách thức về phương pháp cai nghiện cũng là
rất quan trọng. Do đó nhu cầu được cung cấp kiến thức về ma túy và cai nghiện ma
túy là rất cao và cần được đáp ứng. Ngoài ra người cai nghiện ma túy cũng cần hiểu
và nắm được những chính sách hỗ trợ họ. Điều đó là rất quan trọng để họ có thể tái
hòa nhập cộng đồng và vươn lên trong cuộc sống. Vì vậy đây là những nhu cầu cơ
bản không thể thiếu đối với người cai nghiện ma túy.
Nhu cầu học nghề, kết nối việc làm


14


Để có thể thực sự hòa nhập cộng đồng và phát triển thì việc học nghề để có việc
làm ổn định là một nhu cầu cấp bách và thiết thực của người cai nghiện ma túy. Nếu
được học nghề và có việc làm thì họ sẽ không có nhiều thời gian và nguy cơ bị rủ rê tái
nghiện sẽ thấp hơn. Do đó việc tạo cơ hội cho học viên học nghề ngay từ khi cai nghiện
ở trung tâm sau đó tạo cơ hội kết nối việc làm khi họ về cộng đồng là cực kỳ quan trọng.
Tuy nhiên, do sự kỳ thị của cộng đồng, xã hội và do hầu hết người cai nghiện

có trình độ thấp, tay nghề chưa cao nên rất khó để xin được việc làm. Tại nhiều cơ
sở xã, phường, những người được giao nhiệm vụ giúp đỡ người sau cai đã có nhiều
hoạt động tích cực như: Lồng ghép với các chương trình xóa đói, giảm nghèo, tạo
việc làm; xây dựng quỹ phòng, chống ma túy do nhân dân đóng góp; đứng ra bảo
lãnh, vận động các doanh nghiệp đóng trên địa bàn nhận đối tượng sau cai nghiện
vào làm việc… Với những người sau cai không đủ sức khỏe và trình độ để đi làm
trong các công ty, xí nghiệp thì tạo điều kiện cho họ vay vốn, tạo điều kiện thuận lợi
về địa điểm để họ tự kinh doanh (ở các khu đô thị, thành phố) và chăn nuôi, trồng
trọt (ở khu vực nông thôn, miền núi)… Sau một thời gian thực hiện, kết quả bước
đầu cho thấy nhiều người đã có việc làm, ổn định cuộc sống
Như vậy, có thể thấy người nghiện ma túy có rất nhiều nhu cầu cần được đáp ứng
song họ phải đối mặt với rất nhiều khó khăn thách thức trong quá trình cai nghiện ma
túy. Vì thế, trong quá trình cai nghiện ma túy, người nghiện ma túy cần có sự hỗ trợ rất
lớn từ mọi mặt để giải quyết các khó khăn và đáp ứng nhu cầu của họ. Đó chính là lý
do mà người nghiên cứu quyết định lựa chọn các hoạt động tư vấn hỗ trợ người nghiện
ma túy làm chủ đề để trợ giúp người nghiện ma túy một cách hiệu quả nhất.

1.2. Lý luận về hoạt động tư vấn cho người cai nghiện ma túy
1.2.1. Khái niệm tư vấn cho người cai nghiện ma túy và các khái niệm liên quan


Khái niệm tư vấn
Tư vấn – (Tiếng Anh là Consultation), được xem như quá trình tham khảo lời
khuyên hay sự trao đổi quan điểm về một vấn đề nào đó để đi đến quyết định. Trong
từ điển tiếng việt Tư vấn được định nghĩa như là sự phát biểu ý kiến về những vấn
đề được hỏi, là một quá trình mà cá nhân dựa trên những hiểu biết của mình về một
lĩnh vực nào đó đưa ra những hướng dẫn, chỉ bảo, lời khuyên [6].
15


Tuy nhiên cũng có quan điểm cho rằng hiện nay trong lĩnh vực CTXH, tư vấn
cần được hiểu theo quan điểm và cách tiếp cận của Công tác xã hội. Điều đó có
nghĩa là Tư vấn sẽ không hướng tới mục đích đưa ra lời khuyên, sự chỉ bảo mà
hướng tới việc hỗ trợ đối tượng giải quyết vấn đề thông qua các hoạt động nâng cao
năng lực bản thân. Nghiên cứu này được triển khai theo định hướng của Công tác xã
hội, do đó nội hàm của khái niệm Tư vấn cho người nghiện ma túy trong nghiên cứu
này sẽ dựa trên quan điểm và cách tiếp cận của CTXH [3].
Hoạt động tư vấn cho người cai nghiện ma túy
Là một tiến trình hỗ trợ giải quyết vấn đề, đáp ứng nhu cầu cho người cai nghiện
ma túy. Nhà tư vấn sử dụng các loại hình tư vấn, tiến trình tư vấn, nội dung tư vấn cũng
như các hình thức tư vấn khác nhau nhằm thúc đẩy quá trình tương tác giữa nhà tư vấn
và người cai nghiện ma túy cũng như môi trường xung quanh họ. Thông qua việc vận
dụng các kiến thức, kỹ năng chuyên môn và thái độ nghề nghiệp, nhà tư vấn thiết lập
mối quan hệ tương tác tích cực với đối tượng nhằm giúp họ nhận thức được hoàn cảnh,
nâng cao năng lực giải quyết vấn đề để thay đổi cảm xúc, suy nghĩ, hành vi và tìm kiếm
giải pháp cho vấn đề và đáp ứng nhu cầu của bản thân họ [5].

Tư vấn tâm lý
Được thực hiện dưới dạng hỏi đáp về những vấn đề tâm lý (quá trình, trạng
thái và hiện tượng tâm lý). Nhiều tác giả cai nghiện thuật ngữ này với nội hàm ý

nghĩa của Tư vấn. Tác giả Đỗ Long cho rằng “Tư vấn tâm lý được thực hiện bởi các
nhà tâm lý học, ở đó quá trình giao tiếp được tổ chức đặc biệt giữa nhà tâm lý học
và người có nhu cầu bằng hệ thống các biện pháp hỗ trợ tâm lý, giúp khách thể huy
động được những khả năng sẵn có hoặc năng lực còn tiềm ẩn để vượt ra khỏi tình
trạng khó khăn hoặc không có lối thoát về tâm lý và ứng xử”. Như vậy khái niệm
này phản ánh bản chất và quá trình can thiệp của tư vấn.
Tham vấn
Tiếng Anh là Counseling, không đơn thuần là sự khuyên nhủ của những người
thân mà tham vấn được xem như là một quá trình tương tác tâm lý với sự can thiệp
của người có chuyên môn được đào tạo như các nhà tâm lý học hay các nhà tham
vấn, nhà trị liệu tâm lý. Thuật ngữ “Counseling” rất quen thuộc với người dân ở các
16


nước Phương Tây vì nó là hoạt động trợ giúp con người có thể vượt qua được
những khó khăn, trở ngại trong cuộc sống hàng ngày. Nhưng ở Việt Nam, thuật ngữ
này còn mới mẻ thậm chí có nhiều người còn chưa nghe đến hai từ tham vấn, ngay
cả với các nhà chuyên môn [28].
Carl Rogers (1952) cho rằng tham vấn là một quá trình nhà tham vấn hay nhà
trị liệu cai nghiện mối quan hệ tích cực để tạo nên một môi trường an toàn giúp đối
tượng chia sẻ, chấp nhận và hướng tới sự thay đổi, hướng tới mục tiêu nâng cao khả
năng tự nhận thức và tự giải quyết vấn đề.
Theo tác giả Trần Thị Minh Đức: Tham vấn (hay còn gọi là tham vấn tâm lý) là
một quá trình tương tác giữa nhà tham vấn (người có chuyên môn và kỹ năng tham vấn,
có phẩm chất đạo đức nghề tham vấn và được pháp luật thừa nhận ) với thân chủ (còn
gọi là khách hàng - người đang có vấn đề khó khăn tâm lý muốn được giúp đỡ) Thông
qua các kỹ năng trao đổi chia sẻ tâm tình , thân chủ hiểu và chấp nhận thực tế của
mình, tự tìm lấy tiềm năng bản thân để giải quyết vấn đề của chính mình. Trong quan
niệm Tham vấn của mình, tác giả Trần Thị Minh Đức đã nhấn mạnh vai trò của thái độ
đạo đức nghề nghiệp, của kỹ năng chia sẻ giúp thân chủ hiểu và chấp nhận thực tế, tự

tìm kiếm tiềm năng bản thân để giải quyết vấn đề của mình. [28]
Từ các quan niệm trên có thể đi đến khái niệm tham vấn như sau: Tham vấn là
một quá trình tương tác giữa nhà tham vấn và đối tượng thông qua việc sử dụng những
kiến thức kỹ năng chuyên môn về tham vấn trợ giúp tâm lý để có thể giúp họ giải quyết
vấn đề và đáp úng nhu cầu trong lĩnh vực tâm lý.. Đối tượng tác động trong tham vấn là
cá nhân, gia đình và nhóm người có cùng vấn đề hay mối quan tâm.

Trong nghiên cứu này, nội hàm của tư vấn và tham vấn có thể hiểu là tương
đồng vì đều hướng tới các quan điểm và triết lý của CTXH.
1.2.2. Tư vấn cho người cai nghiện ma túy
1.2.2.1. Loại hình tư vấn
Tư vấn cá nhân
Đây là hình thức tư vấn được diễn ra với một cá nhân người cai nghiện ma túy,
giúp họ giải quyết vấn đề họ đang phải đối phó. Mối quan hệ tương tác giữa nhà tư

17


vấn với đối tượng là một quan hệ 1-1 để giúp họ thay đổi cảm xúc, hành vi và suy
nghĩ và tìm ra giải pháp cho vấn đề đang tồn tại.
Tư vấn sẽ giúp cá nhân người nghiện ma túy có động lực cai nghiện, tìm lại sự
thăng bằng trong cuộc sống và làm tốt chức năng xã hội của họ, góp phần ổn định,
nâng cao chất lượng cuộc sống của cá nhân, gia đình và xã hội. Như vậy, tư vấn
giúp cá nhân người nghiện ma túy trong tình trạng có vấn đề: Thay đổi cảm xúc,
hành vi hay suy nghĩ về việc nghiện ma túy; Tăng cường sức mạnh để đối phó với
vấn đề nghiện và tái nghiện; Cải thiện mối quan hệ với những người xung quanh’
Tìm lại sự cân bằng và ý nghĩa của cuộc sống; Tìm kiếm sự thích nghi xã hội; Đưa
ra quyết định hợp lý nhằm cai nghiện và chống cai nghiện.
Tư vấn gia đình
Tư vấn gia đình là một hoạt động nhằm giúp các thành viên trong gia đình

người cai nghiện ma túy phát huy vai trò của họ và tạo nên sức mạnh của cả gia
đình nhằm giúp người nghiện ma tuy trong việc cai nghiện cũng như đối phó với
những vấn đề khác. Tư vấn gia đình nhấn mạnh tới quá trình tương tác với gia đình
nhằm giúp một hoặc nhiều thành viên trong một gia đình giải quyết những vấn đề
tâm lý xã hội của họ từ đó nâng cao hiệu quả cai nghiện. Việc tư vấn được thực hiện
bởi sự điều phối của nhân viên tư vấn tác động vào mối quan hệ giữa các thành viên
trong gia đình. Mục đích của tư vấn gia đình giúp các thành viên trong gia đình tăng
cường giao tiếp giữa các cá nhân trong gia đình và tăng cường sự liên kết trong gia
đình nhằm hỗ trợ người nghiện ma túy.
Tư vấn gia đình được vận dụng khi vấn đề của cá nhân không còn là của riêng
họ. Cá nhân người cai nghiện ma túy có rối loạn tâm lí thường liên quan đến các
thành viên khác trong gia đình, chủ yếu liên quan đến cha mẹ, anh chị em. Mục tiêu
cụ thể của tư vấn gia đình tập trung vào một số điểm sau: Giúp cơ cấu lại hệ thống
tương tác trong gia đình nhằm tăng cường khả năng thích ứng của gia đình trong
việc hỗ trợ người nghiện ma túy; Giúp các thành viên trong gia đình thay đổi những
cách ứng xử của các thành viên với người nghiện ma túy; Giúp các thành viên trong
gia đình cai nghiện những tiềm năng mới và tăng cường khả năng đối mặt với căng
thẳng, xung đột để hỗ trợ người nghiện ma túy.
18


Trong tư vấn gia đình, nhà tư vấn hành động như một “người trung gian” để tạo
ra bầu không khí mà tất cả các thành viên trong gia đình mong muốn. Ngoài những kĩ
năng chung thường cai nghiện trong tư vấn, như quan sát, lắng nghe, thấu cảm, đặt câu
hỏi khuyến khích, thách thức đối đầu, điều phối sự tham gia của các thành viên và kĩ
năng giao nhiệm vụ cho các thành viên và cá nhân người nghiện ma túy…

Tư vấn nhóm
Tư vấn nhóm là quá trình tương tác của nhà tư vấn với những người cai nghiện
ma túy trong nhóm nhằm giúp họ giải quyết những vấn đề tâm lý xã hội của mỗi cá

nhân người cai nghiện ma túy đồng thời hỗ trợ họ phát triển nhân cách cũng như các
mối quan hệ xã hội tích cực. Trong tư vấn nhóm nhà tư vấn cai nghiện các kỹ năng điều
phối nhóm để giúp các thành viên trong nhóm đáp ứng nhu cầu hoặc giải quyết những
vấn đề của mình thông qua các buổi họp nhóm. Tư vấn nhóm hướng tới một số mục
đích sau: Giúp người cai nghiện ma túy giải quyết các vấn đề và các mâu thuẫn trong
cuộc sống của họ thông qua tương tác nhóm; Giúp các người cai nghiện ma túy phát
triển sự tự nhận thức và có những thay đổi về nhận thức, cảm xúc; Phát triển mối quan
hệ hài hòa (trao, nhận những vấn đề tốt xấu) giữa người nghiện ma túy trong nhóm
hoặc giữa các thành viên với nhà tư vấn nhằm mục đích tăng cường sự tham gia của họ
trong nhóm; Giáo dục người cai nghiện ma túy trong nhóm hoàn thiện bản thân.
Tư vấn nhóm có một số ưu điểm nổi trội là: 1/ Tạo điều kiện để thân chủ có những
tình cảm gắn bó, sự chấp nhận, có những cơ hội để hiểu người khác; cơ hội để quan sát, bắt
chước và được cổ vũ về mặt xã hội, cơ hội cho việc trải nghiệm những vấn đề chung của
mọi người. Những điều này cho phép mỗi thân chủ trong bối cảnh nhóm sống lại những
quan hệ, những cảm xúc tiêu cực, nhận diện lại nó và điều chỉnh. 2/ Bồi dưỡng được ý thức
hợp tác trong cộng đồng, tập thể ở thân chủ. 3/ Tạo ra những thay đổi về nhận thức, cách
cư xử và sự phát triển tính cách của mỗi thân chủ và 4/ Hỗ trợ thân chủ trong việc ra quyết
định và giải quyết vấn đề. Cũng như các phương pháp tư vấn khác, tư vấn nhóm cũng có
những nhược điểm riêng của nó như: Không thích hợp với một số người nhút nhát, tự ti;
những người không có khả năng diễn đạt ngôn ngữ, sợ hãi khi giao tiếp: Tư vấn nhóm đòi
hỏi nhà tư vấn phải có trình độ cao trong việc tổ chức hoạt động nhóm thì việc tư vấn mới
có hiệu quả. Mặt khác, phương hướng đặt ra cho nhóm
19


×