Tải bản đầy đủ (.docx) (215 trang)

Nghiên cứu từ ngữ nghề nghiệp ở quảng nam – đà nẵng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.43 MB, 215 trang )

VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

NGÔ THỊ THU HƯƠNG

NGHIÊN CỨU TỪ NGỮ NGHỀ NGHIỆP
Ở QUẢNG NAM - ĐÀ NẴNG

Ngành: Ngôn ngữ học
Mã số : 9229020

LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÔN NGỮ HỌC

Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS. Phạm Tất Thắng
PGS. TS. Bùi Trọng Ngoãn

Hà Nội - 2019


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Kết quả nêu
trong luận án là trung thực và chưa từng được công bố trong bất cứ công trình
nghiên cứu nào.
Nghiên cứu sinh

Ngô Thị Thu Hương


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU................................................................................................................................................. 1


Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ LÝ THUYẾT
VÀ BỐI CẢNH NGHIÊN CỨU.................................................................................................. 7
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu về từ ngữ nghề nghiệp....................................... 7
1.1.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới.................................................................................... 7
1.1.2. Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam................................................................................... 13
1.2. Cơ sở lý thuyết về nghiên cứu từ ngữ nghề nghiệp................................................ 16
1.2.1. Khái quát về từ ngữ nghề nghiệp..................................................................................... 16
1.2.2. Một số cơ sở lý luận sử dụng trong nghiên cứu từ ngữ nghề nghiệp.................26
1.3. Bối cảnh nghiên cứu............................................................................................................... 37
1.3.1. Giới thiệu về Quảng Nam – Đà Nẵng............................................................................ 37
1.3.2. Một số nghề thủ công mỹ nghệ của người Việt ở Quảng Nam – Đà Nẵng.....41
1.4. Tiểu kết......................................................................................................................................... 44
Chương 2 ĐẶC ĐIỂM NGÔN NGỮ CỦA TỪ NGỮ NGHỀ NGHIỆP
Ở QUẢNG NAM – ĐÀ NẴNG.................................................................................................. 45
2.1. Dẫn nhập..................................................................................................................................... 45
2.2. Đặc điểm ngôn ngữ của từ ngữ nghề làm gốm......................................................... 46
2.2.1. Đặc điểm hình thức cấu tạo............................................................................................... 46
2.2.2. Đặc điểm nội dung ngữ nghĩa........................................................................................... 49
2.2.3. Đặc điểm nguồn gốc yếu tố cấu tạo................................................................................ 53
2.2.4. Đặc điểm từ loại..................................................................................................................... 56
2.2.5. Đặc điểm định danh.............................................................................................................. 56
2.3. Đặc điểm ngôn ngữ của từ ngữ nghề chạm khắc đá.............................................. 62
2.3.1. Đặc điểm hình thức cấu tạo............................................................................................... 62
2.3.2. Đặc điểm nội dung ngữ nghĩa........................................................................................... 67
2.3.3. Đặc điểm nguồn gốc yếu tố cấu tạo................................................................................ 72
2.3.4. Đặc điểm từ loại..................................................................................................................... 75
2.3.5. Đặc điểm định danh.............................................................................................................. 76
2.4. Đặc điểm ngôn ngữ của từ ngữ nghề làm lồng đèn................................................ 83
2.4.1. Đặc điểm hình thức cấu tạo............................................................................................... 83
2.4.2. Đặc điểm nội dung ngữ nghĩa........................................................................................... 87

2.4.3. Đặc điểm nguồn gốc yếu tố cấu tạo................................................................................ 90
2.4.4. Đặc điểm từ loại..................................................................................................................... 93
2.4.5. Đặc điểm định danh.............................................................................................................. 94


2.5. Nhận xét chung về đặc điểm ngôn ngữ của từ ngữ nghề nghiệp ba nghề thủ
công mỹ nghệ ở Quảng Nam – Đà Nẵng............................................................................ 100
2.6. Tiểu kết...................................................................................................................................... 102
Chương 3 ĐẶC TRƯNG VĂN HÓA CỦA TỪ NGỮ NGHỀ NGHIỆP
Ở QUẢNG NAM – ĐÀ NẴNG............................................................................................... 104
3.1. Dẫn nhập................................................................................................................................... 104
3.2. Đặc trưng văn hóa của từ ngữ nghề làm gốm........................................................ 105
3.2.1. Đặc trưng văn hóa thể hiện trong hình thức cấu tạo.............................................. 105
3.2.2. Đặc trưng văn hóa thể hiện trong nội dung ngữ nghĩa.......................................... 107
3.2.3. Đặc trưng văn hóa thể hiện trong nguồn gốc yếu tố cấu tạo.............................. 110
3.2.4. Đặc trưng văn hóa thể hiện trong từ loại.................................................................... 113
3.2.5. Đặc trưng văn hóa thể hiện trong định danh............................................................. 114
3.2.6. Đặc trưng văn hóa thể hiện trong đời sống xã hội.................................................. 116
3.3. Đặc trưng văn hóa của từ ngữ nghề chạm khắc đá............................................. 117
3.3.1. Đặc trưng văn hóa thể hiện trong hình thức cấu tạo.............................................. 117
3.3.2. Đặc trưng văn hóa thể hiện trong nội dung ngữ nghĩa.......................................... 118
3.3.3. Đặc trưng văn hóa thể hiện trong nguồn gốc yếu tố cấu tạo.............................. 122
3.3.4. Đặc trưng văn hóa thể hiện trong từ loại.................................................................... 124
3.3.5. Đặc trưng văn hóa thể hiện trong định danh............................................................. 125
3.3.6. Đặc trưng văn hóa thể hiện trong đời sống xã hội.................................................. 127
3.4. Đặc trưng văn hóa của từ ngữ nghề làm lồng đèn............................................... 128
3.4.1. Đặc trưng văn hóa thể hiện trong hình thức cấu tạo.............................................. 128
3.4.2. Đặc trưng văn hóa thể hiện trong nội dung ngữ nghĩa.......................................... 131
3.4.3. Đặc trưng văn hóa thể hiện trong nguồn gốc yếu tố cấu tạo.............................. 133
3.4.4. Đặc trưng văn hóa thể hiện trong từ loại.................................................................... 134

3.4.5. Đặc trưng văn hóa thể hiện trong định danh............................................................. 136
3.4.6. Đặc trưng văn hóa thể hiện trong đời sống xã hội.................................................. 138
3.5. Nhận xét chung về đặc trưng văn hóa của từ ngữ nghề nghiệp ba nghề thủ
công mỹ nghệ ở Quảng Nam – Đà Nẵng............................................................................ 140
3.6. Tiểu kết...................................................................................................................................... 142
KẾT LUẬN...................................................................................................................................... 143
DANH MỤC CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ........................................ 148
TÀI LIỆU THAM KHẢO......................................................................................................... 149
PHỤ LỤC


CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN ÁN

QN-ĐN

Quảng Nam – Đà Nẵng

TCMN

Thủ công mỹ nghệ

TNNN

Từ ngữ nghề nghiệp

SV, HT

Sự vật, hiện tượng



DANH MỤC BẢNG
Bảng 1. Nội dung biểu thị của TNNN của các nghề thủ công mỹ nghệ..........................3
Bảng 2.1. Hình thức cấu tạo của từ ngữ nghề làm gốm...................................................... 46
Bảng 2.2. Nguồn gốc yếu tố cấu tạo của từ ngữ nghề làm gốm....................................... 54
Bảng 2.4. Cấu trúc định danh của từ ngữ nghề làm gốm.................................................... 57
Bảng 2.5. Phương thức định danh của từ ngữ nghề làm gốm........................................... 59
Bảng 2.6. Đặc trưng định danh của từ ngữ nghề làm gốm................................................. 60
Bảng 2.7. Đặc điểm định danh của từ ngữ nghề làm gốm.................................................. 60
Bảng 2.8. Hình thức cấu tạo của từ ngữ nghề chạm khắc đá............................................. 63
Bảng 2.9. Nguồn gốc yếu tố cấu tạo của từ ngữ nghề chạm khắc đá.............................73
Bảng 2.10. Từ loại của từ ngữ nghề chạm khắc đá............................................................... 75
Bảng 2.11. Cấu trúc định danh của từ ngữ nghề chạm khắc đá........................................ 76
Bảng 2.12. Mô hình cấu trúc định danh phức hợp................................................................ 77
của từ ngữ nghề chạm khắc đá...................................................................................................... 77
Bảng 2.13. Phương thức định danh của từ ngữ nghề chạm khắc đá............................... 80
Bảng 2.14. Đặc trưng định danh của từ ngữ nghề chạm khắc đá..................................... 80
Bảng 2.15. Đặc điểm định danh của từ ngữ nghề chạm khắc đá..................................... 81
Bảng 2.16. Hình thức cấu tạo của từ ngữ nghề làm lồng đèn........................................... 84
Bảng 2.17. Nguồn gốc yếu tố cấu tạo của từ ngữ nghề làm lồng đèn............................ 91
Bảng 2.18. Từ loại của từ ngữ nghề làm lồng đèn................................................................. 93
Bảng 2.19. Mô hình cấu trúc định danh của từ ngữ nghề làm lồng đèn........................ 95
Bảng 2.20. Mô hình cấu trúc định danh phức hợp................................................................ 96
Bảng 2.21. Phương thức định danh của từ ngữ nghề làm lồng đèn................................ 97
Bảng 2.22. Đặc trưng định danh của từ ngữ nghề làm lồng đèn...................................... 98
Bảng 2.23. Đặc điểm định danh của từ ngữ nghề làm lồng đèn....................................... 98
Bảng 3.1. Hình thức cấu tạo từ ngữ nghề nghiệp của một số nghề gốm.................... 105
Bảng 3.2. Nguồn gốc yếu tố cấu tạo của từ ngữ nghề làm gốm.................................... 111
Bảng 3.3. Từ loại của từ ngữ nghề gốm Nam Diêu và Bát Tràng................................. 113



DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 2.1. Hình thức cấu tạo của từ ngữ nghề làm gốm................................................. 48
Biểu đồ 2.2. Nguồn gốc yếu tố cấu tạo của từ ngữ nghề làm gốm.................................. 55
Biểu đồ 2.3. Mô hình cấu trúc định danh của từ ngữ nghề làm gốm.............................. 58
Biểu đồ 2.4. Đặc điểm định danh của từ ngữ nghề làm gốm............................................. 61
Biểu đồ 2.5. Hình thức cấu tạo của từ ngữ nghề chạm khắc đá....................................... 66
Biểu đồ 2.6. Nguồn gốc yếu tố cấu tạo của từ ngữ nghề chạm khắc đá........................ 74
Biểu đồ 2.7. Mô hình cấu trúc định danh của từ ngữ nghề chạm khắc đá.................... 79
Biểu đồ 2.8. Đặc trưng định danh của từ ngữ nghề chạm khắc đá.................................. 81
Biểu đồ 2.9. Đặc điểm định danh của từ ngữ nghề chạm khắc đá................................... 82
Biểu đồ 2.10. Hình thức cấu tạo của từ ngữ nghề làm lồng đèn...................................... 86
Biểu đồ 2.11. Nguồn gốc yếu tố cấu tạo của từ ngữ nghề làm lồng đèn....................... 92
Biểu đồ 2.12. Mô hình cấu trúc định danh của từ ngữ nghề làm lồng đèn...................96
Biểu đồ 2.13. Đặc điểm định danh của từ ngữ nghề làm lồng đèn.................................. 99
Biểu đồ 3.1. Tỉ lệ hình thức cấu tạo của từ ngữ một số nghề gốm............................... 106
Biểu đồ 3.2. Sự khác biệt về nguồn gốc yếu tố cấu tạo từ ngữ nghề gốm.................112
Biểu đồ 3.3. Sự khác biệt về tỉ lệ từ loại của từ ngữ nghề gốm Nam Diêu...............114
Biểu đồ 3.4. Sự khác biệt về tỉ lệ từ loại của từ ngữ nghề chạm khắc đá...................125
Biểu đồ 3.5. Sự khác biệt về tỉ lệ hình thức cấu tạo của từ ngữ nghề làm lồng đèn so
với từ ngữ một số nghề thủ công khác.................................................................................... 130
Biểu đồ 3.6. Sự khác biệt về từ loại của từ ngữ nghề làm lồng đèn.............................135


MỞ ĐẦU
1.

Lí do chọn đề tài
1.1. Mỗi cộng đồng làm nghề thủ công có những kinh nghiệm, nhận thức

riêng trong quá trình lao động sản xuất. Những kinh nghiệm, nhận thức đó đã

được phản ánh vào ngôn ngữ dưới dạng truyền khẩu. Đó chính là từ ngữ nghề
nghiệp (TNNN). Do đó TNNN không chỉ phản ánh sinh hoạt nghề mà nó còn thể
hiện lối tư duy, cách suy nghĩ của cộng đồng trong quá trình lao động sản xuất.
Vì thế, nghiên cứu, thu thập và giữ gìn lớp TNNN còn phần nào đáp ứng được
nhu cầu tìm hiểu, nghiên cứu văn hóa nói chung và văn hóa vùng, miền qua ngôn
ngữ nói riêng.
1.2. Quảng Nam – Đà Nẵng (QN-ĐN) là vùng đất có sự đa dạng văn hóa
gắn với lịch sử Nam tiến của người Việt. Trong quá trình sinh sống tại QN-ĐN,
người Việt ở QN-ĐN đã hình thành một hệ thống nghề thủ công phục vụ cho nhu
cầu dân sinh cũng như nhua cầu về tôn giáo, tín ngưỡng… và được mệnh danh là
vùng đất đa nghề [31, tr.15]. Trước yêu cầu phát triển kinh tế của xã hội hiện đại,
nhiều nghề truyền thống đã không còn tồn tại hoặc đã bị thay đổi, kéo theo sự
biến đổi và mất dần TNNN của các nghề truyền thống. Vì thế, cần phải có những
công trình thu thập, sưu tầm và bảo vệ TNNN của các nghề truyền thống đó để
khối tài sản tinh thần quý báu khỏi bị mai một và mất dần đi.
1.3. Hiện nay, QN-ĐN đang có sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng hiện
đại: “dịch vụ - công nghiệp – nông nghiệp” và đã có một số chính sách phát triển du
lịch gắn với những nghề/ làng nghề truyền thống [44, 49, 51]. Trong đó, nổi bật nhất

là việc phát triển du lịch gắn với những nghề thủ công mỹ nghệ (TCMN) bởi sự
hấp dẫn về sản phẩm của nhóm ngành nghề này. Ngoài giá trị là hàng tiêu dùng,
sản phẩm TCMN còn mang giá trị văn hóa của cộng đồng cư dân sở tại – một
trong những điểm nhấn thu hút du khách đến với QN-ĐN.
Vì thế, nghiên cứu TNNN còn đáp ứng yêu cầu phát huy giá trị ngôn ngữ,
văn hóa ở QN – ĐN nhằm phát triển kinh tế - văn hóa – xã hội ở địa phương.

1


Chính vì vậy, nghiên cứu TNNN ở QN-ĐN, đặc biệt là TNNN một số nghề

TCMN là một trong những việc làm có ý nghĩa về mặt lí luận nghiên cứu TNNN
cũng như thực tiễn bảo vệ và phát triển TNNN cũng như góp phần vào việc phát
triển kinh tế - văn hóa – xã hội QN-ĐN trong bối cảnh hiện nay.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục đích nghiên cứu
Luận án miêu tả TNNN của ba nghề TCMN ở QN-ĐN nhằm chỉ ra những
đặc điểm ngôn ngữ và đặc trưng văn hóa của những TNNN đó, nhằm góp phần
bảo vệ và phát triển TNNN cũng như góp phần vào việc phát triển kinh tế - văn
hóa – xã hội ở QN-ĐN trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập
quốc tế (CNH, HĐH & HNQT).
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Từ mục đích nêu trên, luận án xác định những nhiệm vụ nghiên cứu sau:
1)

Tổng quan về tình hình nghiên cứu TNNN ở Việt Nam và trên thế giới;

xác định cơ sở lý thuyết cho luận án và giới thiệu bối cảnh nghiên cứu.

3.

2)

Miêu tả đặc điểm ngôn ngữ của TNNN ở QN-ĐN

3)

Phân tích đặc trưng văn hóa của TNNN ở QN-ĐN.

Đối tượng, phạm vi và tư liệu nghiên cứu


3.1. Đối tượng nghiên cứu
Luận án nghiên cứu TNNN tiếng Việt ở QN-ĐN.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Từ ngữ nghề nghiệp ở QN-ĐN có sự đa dạng với rất nhiều ngành nghề thủ
công. Tuy nhiên, do khuôn khổ của luận án, chúng tôi nghiên cứu trường hợp
TNNN của 3 nghề đại diện cho các nghề TCMN của người Việt ở QN-ĐN như:
1) TNNN nghề làm gốm Nam Diêu, Thanh Hà, Quảng Nam; 2) TNNN nghề
chạm khắc đá Non Nước, Ngũ Hành Sơn, Đà Nẵng; 3) TNNN nghề làm lồng đèn
Hội An, Quảng Nam. Đây là ba nghề TCMN điển hình của người Việt QNĐN, bởi những nghề này vừa mang bản sắc văn hóa của cư dân sở tại, vừa là
những điểm hấp dẫn du khách đến với QN-ĐN.

2


3.3. Tư liệu nghiên cứu
Tư liệu được chúng tôi thu thập tại làng đá Non Nước, quận Ngũ Hành
Sơn, thành phố Đà Nẵng; làng gốm Nam Diêu, Thanh Hà, Hội An, Quảng Nam
và cơ sở làm lồng đèn Hà Linh – một trong những cơ sở làm lồng đèn tư nhân
lớn nhất thành phố Hội An.
Luận án này thu thập được 317 TNNN của ba nghề điển hình cho các
nghề TCMN của người Việt ở QN-ĐN và được phân tích theo 9 nội dung biểu
thị (hay phạm trù ngữ nghĩa) sau đây:
Bảng 1. Nội dung biểu thị của TNNN của các nghề thủ công mỹ nghệ
STT
1.
2.
3.
4.
5.
6.

7.
8.
9.
Tổng
Số liệu bảng 1 cho thấy, trong mỗi nghề TCMN có những nhóm từ ngữ
thuộc các nội dung biểu thị khác nhau, phản ánh sự khác biệt về thực tại lao động
sản xuất trong nghề. Chẳng hạn, nghề chạm khắc đá có 9 nhóm từ ngữ với các
biểu thị sau: dụng cụ, nguyên liệu, thao tác, tên sản phẩm, người lao động, tên
nghề, đặc điểm, tính chất, khác. Trong khi đó, nghề làm lồng đèn có 7 nhóm


3


từ ngữ biểu thị dụng cụ, nguyên liệu, thao tác, tên sản phẩm, người lao động,
tính chất; nghề làm gốm có 7 nhóm từ ngữ biểu thị dụng cụ, nguyên liệu, thao
tác, người lao động, sản phẩm, tính chất, khác…. Sự có mặt/ vắng mặt của các
nhóm từ ngữ phản ánh sự khác biệt trong thực tại lao động sản xuất của các
nghề. Vì thế, để thuận lợi cho việc miêu tả đặc điểm ngôn ngữ - văn hóa của
TNNN của ba nghề TCMN, luận án phân tích tư liệu theo 9 nhóm từ ngữ trên.
4. Phương pháp nghiên cứu
Luận án sử dụng phương pháp miêu tả để chỉ ra đặc điểm ngôn ngữ trong
TNNN của ba nghề TCMN nói riêng và miêu tả một số đặc điểm/ đặc trưng văn
hóa của TNNN ở QN-ĐN trên cơ sở những kết luận đã được rút ra khi phân tích
đặc điểm ngôn ngữ của ba nghề TCMN được khảo sát ở QN-ĐN.
Đồng thời, luận án còn sử dụng phương pháp phân tích ngữ nghĩa nhằm
khái quát nên mô hình cấu trúc ngữ nghĩa của các nhóm từ ngữ biểu thị các nội
dung khác nhau trong từng nghề TCMN. Theo đó, các nét nghĩa (các nghĩa tố)
được mô hình hóa trong luận án nhằm cố gắng cung cấp một cách chi tiết về nội
dung ngữ nghĩa của một số nhóm từ ngữ trong mỗi nghề TCMN được khảo sát ở

QN-ĐN.
Luận án sử dụng phương pháp điều tra điền dã để thu thập TNNN của ba
nghề TCMN đại diện cho các nghề thủ công ở QN-ĐN bởi vì hiện tại chưa có
công trình nào xuất bản về TNNN, đặc biệt là nghề TCMN ở QN-ĐN. Nghiên
cứu sinh đã phỏng vấn sâu những người thợ có kinh nghiệm, các nghệ nhân có
tuổi đời, tuổi nghề cao tại các điểm nghiên cứu. Trong quá trình phỏng vấn sâu,
nghiên cứu sinh đã đề nghị các cộng tác viên trả lời các câu hỏi liên quan đến
nghề như công cụ làm nghề; nguyên liệu làm nghề; các thao tác, hoạt động khi
làm nghề; tên sản phẩm của nghề… và giải thích những đơn vị từ ngữ được sử
dụng trong nghề. Từ đó, nghiên cứu sinh lập thành bảng từ để làm dữ liệu phân
tích trong luận án.
Bên cạnh đó, luận án còn sử dụng thủ pháp thống kê mô tả những đơn vị
TNNN theo những nội dung/ tiêu chí nhất định nhằm định lượng các thông số

4


nghiên cứu để từ đó chỉ ra đặc điểm ngôn ngữ và đặc trưng văn hóa trong TNNN
của ba nghề TCMN ở QN-ĐN. Các đơn vị ngôn ngữ được mã hóa và được thống
kê hoàn toàn bằng phần mềm thống kê chuyên dụng SPSS. Đây là phần mềm
thường dùng để miêu tả các biến định danh trong nghiên cứu khoa học xã hội.
Đồng thời, luận án còn sử dụng thủ pháp sơ đồ hóa nhằm khái quát đặc
điểm hình thức cấu tạo; sử dụng thủ pháp mô hình hóa nhằm khái quát cấu trúc
biểu niệm, cấu trúc định danh để giúp cho người đọc có thể hình dung rõ hơn về
cấu tạo của TNNN nghề TCMN của người Việt ở QN-ĐN.
Ngoài ra, luận án sử dụng thủ pháp so sánh một số đặc điểm ngôn ngữ
trong TNNN của ba nghề TCMN ở QN-ĐN với TNNN trong lĩnh vực TCMN ở
các địa phương khác như TNNN nghề gốm sứ Bát Tràng (Hà Nội), TNNN nghề
gốm Phước Tích (Huế), … và so sánh một số nội dung có liên quan trong TNNN
của những nghề khác lĩnh vực như TNNN nghề muối ở Quỳnh Lưu (Nghệ An),

TNNN nghề cá ở Đồng Tháp Mười, TNNN nghề biển ở Thanh Nghệ Tĩnh…
cũng như so sánh với một số nội dung nghiên cứu TNNN của tộc người khác như
TNNN nghề điêu khắc của người Cơtu ở QN-ĐN để làm nổi bật đặc trưng ngôn
ngữ - văn hóa trong TNNN ba nghề TCMN của người Việt nói riêng, TNNN nói
chung ở QN-ĐN.
5. Đóng góp của luận án
Luận án miêu tả đặc điểm ngôn ngữ và đặc trưng văn hóa của TNNN ở
QN-ĐN trong bối cảnh hiện nay (qua ba nghề TCMN điển hình của người Việt).
Luận án cung cấp tư liệu cho các nghiên cứu về TNNN nói chung, nghiên
cứu về TNNN ở địa phương như QN-ĐN nói riêng.
Luận án gợi mở một số hướng nghiên cứu tiếp theo về TNNN (từ nguyên
học, phương ngữ học, ngôn ngữ - văn hóa, ngôn ngữ học xã hội)…
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án
6.1. Ý nghĩa lý luận
Luận án nghiên cứu trường hợp một lĩnh vực cụ thể trong hệ thống các
TNNN ở QN-ĐN. Vì thế, kết quả nghiên cứu của luận án góp phần củng cố lý

5


thuyết trong nghiên cứu về TNNN cũng như sự phát triển của Từ vựng học,
Ngôn ngữ học văn hóa trong giai đoạn hiện nay.
Luận án phân tích các đặc điểm ngôn ngữ theo các tiêu chí như: hình thức
cấu tạo, nội dung ngữ nghĩa, nguồn gốc cấu tạo, từ loại và định danh để thấy
được đặc trưng văn hóa trong TNNN ở QN-ĐN nhằm góp phần bảo vệ và phát
huy giá trị ngôn ngữ, văn hóa ở vùng đất QN-ĐN trong bối cảnh CNH, HĐH và
hội nhập quốc tế.
6.2. Ý nghĩa thực tiễn
Vì mục đích nghiên cứu của luận án là chỉ ra các đặc trưng ngôn ngữ - văn
hóa trong TNNN của ba nghề TCMN điển hình ở QN-ĐN nên kết quả nghiên

cứu của luận án là tài liệu tham khảo cần thiết cho việc nghiên cứu và giảng dạy
tiếng Việt và văn hóa Việt nói chung cũng như nghiên cứu và giảng dạy phương
ngữ và tiểu vùng văn hóa xứ Quảng (QN-ĐN) nói riêng.
Luận án thu thập được 317 TNNN được sử dụng trong dân gian. Vì thế,
kết quả nghiên cứu luận án còn đóng góp bảng từ và định nghĩa cho một số loại
từ điển như từ điển phương ngữ, từ điển chuyên ngành… ở QN-ĐN.
7. Kết cấu của luận án
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo và Phụ lục, luận án gồm
3 chương như sau:
Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu, cơ sở lý thuyết và bối cảnh
nghiên cứu.
Chương 2: Đặc điểm ngôn ngữ của từ ngữ nghề nghiệp ở Quảng Nam
– Đà Nẵng.
Chương 3: Đặc trưng văn hóa của từ ngữ nghề nghiệp ở Quảng Nam
– Đà Nẵng.

6


Chương 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ LÝ THUYẾT
VÀ BỐI CẢNH NGHIÊN CỨU
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu về từ ngữ nghề nghiệp
1.1.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới
1.1.1.1. Nghiên cứu về mặt lý thuyết
Hầu hết các nghiên cứu đều cho rằng TNNN là một dạng phương ngữ xã hội,
được dùng hạn chế trong phạm vi những người làm một nghề nghiệp nào đó. Tuy
nhiên, đứng từ những góc độ khác nhau, có các quan điểm khác nhau về TNNN:

Quan điểm thứ nhất, TNNN là một lớp từ ngữ trong hệ thống của một

ngôn ngữ và xuất hiện trong những nghề truyền thống. TNNN được đề cập nhiều
trong các công trình ngôn ngữ học đại cương, chẳng hạn như:
YU. Xtêpanov trong cuốn Những cơ sở của ngôn ngữ học đại cương đã
xếp TNNN vào nhóm các ngôn ngữ thời đại hình thành dân tộc. Đó là một dạng
phương ngữ xã hội, là “những ngôn ngữ quy ước” và “là phương tiện giao tế của
hàng vạn người bán hàng rong, những ofenja và của những người thợ thủ công –
những thợ bật len, thợ đóng yên cương, những thợ thuộc da cừu, thợ may và
những thợ thủ công khác vốn là những người nông dân đi làm từng vụ” [62,
tr.376].
Bonđaletov phân biệt tiếng nghề nghiệp với biệt ngữ của một nhóm người
(học sinh, sinh viên…), tiếng ước lệ (của những kẻ đồi trụy, thoát ly sản xuất)
khi cho rằng: “Những tiếng nghề nghiệp thật sự (đúng hơn là những hệ thống từ
vựng), ví như “tiếng” của người đánh cá, những người đi săn, thợ đồ gốm, công
nhân làm gỗ, người làm len, thợ đóng giày và cả những người làm các ngành
nghề khác” [dẫn theo 37, tr.2].
IU.V. Rozdextvenxki đã đề cập tới TNNN khi cho rằng, từ điển bách khoa
là một trong những cơ sở của giáo dục ngôn ngữ nghề nghiệp, vì nó “lựa chọn và

7


giải thích vốn từ vựng nghề nghiệp” – lớp từ được “cá nhân học theo loại hình
công việc” [dẫn theo 20, tr.8].
O.N.Trubachev khi nghiên cứu thuật ngữ các ngành thủ công trong các
tiếng Xlavơ cho rằng, “các thuật ngữ của nghề đan lát, một ngành thủ công
nguyên thủy, về sau đã trở thành các thuật ngữ của ngành dệt, khi mà ngành này
thay thế cho những ngành thủ công thô sơ nhất” [dẫn theo 62, tr.63].
Lênin nhận xét về phương ngữ xã hội này như sau: Biệt ngữ riêng của dân
cư ở Krasnoe không phải không đáng chú ý, đó là đặc điểm của tính biệt lập về
lãnh thổ cố hữu của công trường thủ công” [dẫn theo 62, tr.378].

Như vậy, theo quan điểm này, TNNN là một lớp từ ngữ trong hệ thống từ
vựng của một ngôn ngữ, có sự phân biệt với các lớp từ vựng khác như thuật ngữ,
biệt ngữ, từ lóng... chỉ tồn tại ở những ngành nghề sản xuất truyền thống (thủ
công) là chính, không tồn tại ở những ngành nghề hiện đại, những ngành nghề có
sự áp dụng khoa học công nghệ cao. Có thể thấy, các công trình nghiên cứu về
TNNN theo quan điểm này chủ yếu được thực hiện ở Nga với các công trình
nghiên

cứu

của

YU.

Xtêpanov,

Bonđaletov,

IU.V.

Rozdextvenxki,

O.N.Trubachev...
Quan điểm thứ hai, TNNN trong tiếng Việt tương đương với thuật ngữ
professional jargon (biệt ngữ chuyên môn) trong tiếng Anh. Đây là một dạng biệt
ngữ được sử dụng bởi những người cùng làm trong những nghề riêng biệt hoặc
buôn bán [89]. “Từ ngữ nghề nghiệp khác với tiếng lóng; tiếng lóng luôn luôn
phi logic, trong khi TNNN có logic đối với một đối tượng cụ thể. Loại từ ngữ
này thường được sử dụng trong các ngành quân sự, tài chính, y tế, công nghệ
thông tin và giáo dục. Tuy nhiên, đôi khi nó được xuất hiện một số lĩnh vực khác

nữa” [87]. Chẳng hạn, những người không thông thạo lĩnh vực công nghệ thông
tin sẽ không có tri thức về CPU (central processing unit - đơn vị xử lý trung
tâm); những người ngoài ngành quân đội sẽ không thể hiểu được TD Temporary duty (nhiệm vụ tạm thời)… Có thể thấy rằng, TNNN theo quan điểm
thứ hai bao gồm cả thuật ngữ và biệt ngữ, chẳng hạn như những từ RAM, bit,

8


byte, CPU và hệ thập lục phân (vốn được coi là thuật ngữ tin học ở Việt Nam
nhưng ở một số nghiên cứu của nước ngoài lại được coi là những biệt ngữ về tin
học). Vì thế, TNNN cũng được đề cập nhiều trong nghiên cứu của Kenneth
Hudson và Peter Bakker như là một bộ phận của phương ngữ xã hội, phân biệt
với phương ngữ địa lý, pidgins và creoles, tiếng lóng, từ vay mượn, … [72, 77].
Tóm lại, nghiên cứu TNNN trên thế giới đề cập trong các công trình
nghiên cứu về lý thuyết trên cơ sở hai quan điểm: 1) TNNN là một lớp từ vựng
của hệ thống ngôn ngữ (TNNN phân biệt với thuật ngữ), xuất hiện trong những
nghề truyền thống; 2) TNNN xuất hiện trong những ngành nghề hiện đại, có áp
dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật (TNNN bao gồm cả thuật ngữ).
1.1.1.2. Nghiên cứu về mặt thực tiễn
Về mặt thực tiễn, dựa vào quan điểm khác nhau mà những nghiên cứu về
TNNN trên thế giới được thực hiện trên hai hướng: nghiên cứu ứng dụng trong
lĩnh vực từ điển học (trên quan điểm thứ nhất, TNNN là một lớp từ vựng của hệ
thống ngôn ngữ) và nghiên cứu theo hướng ngôn ngữ học xã hội (trên quan điểm
thứ hai, TNNN thuộc về những ngành nghề hiện đại).
Với quan điểm TNNN là một lớp từ ngữ thuộc hệ thống ngôn ngữ,
Rosemarie Gläser (2000) đã thực hiện một nghiên cứu để trả lời câu hỏi nên có
hay không có một cuốn từ điển LSP (language for specific purposes dictionary –
từ điển chuyên ngành) được sắp xếp tầng bậc và mang tính xã hội học toàn bộ
ngôn ngữ của một cộng đồng (speech community). Nghiên cứu này đã liệt kê cả
các đơn vị từ vựng ở cấp độ thấp hơn như TNNN bên cạnh thuật ngữ kỹ thuật và

danh pháp khoa học. Tác giả cho rằng, việc bổ sung thêm nhóm từ vựng này sẽ
khiến cho từ điển LSP trở nên đầy đủ và gần với thực tế giao tiếp hơn. Mặc dù,
chúng chỉ tồn tại trong một thời gian ngắn, bị thay đổi bởi các từ ngữ thân mật
hoặc thú vị từ các cuộc giao tiếp khẩu ngữ, có thể sẽ bị thu hẹp nghĩa và trở
thành đơn vị trung tính, thậm chí là trở thành thuật ngữ [79]. Vì thế, TNNN
thường xuất hiện dưới dạng bảng từ chuyên môn, từ điển của các ngành/ nghề cụ
thể như: Từ điển giải thích từ ngữ máy tính, Từ điển từ ngữ giáo dục, Từ điển từ

9


ngữ quân sự, Từ điển từ ngữ công nghệ thông tin, từ điển từ ngữ hình thể … [89,
90,91, 92, 93].
Những nghiên cứu TNNN theo hướng ngôn ngữ học xã hội thường sử
dụng phương pháp nghiên cứu định lượng (sử dụng phần mềm SPSS) nghiên cứu
tác động của các biến độc lập (giới tính, tuổi, nghề nghiệp…) đối với việc sử
dụng TNNN của một số ngành nghề nhất định (chủ yếu là ngành y) giữa những
người trong và cùng chuyên môn ở các nghiên cứu sau:
Nghiên cứu về TNNN theo hướng ngôn ngữ học xã hội cho thấy tính chất
chuyên nghiệp của việc sử dụng nhóm từ ngữ này đối với ngành nghề chuyên môn.
Chẳng hạn, Berman và cộng sự đã thiết kế một nghiên cứu nhằm xác định tính
chuyên nghiệp trong sự tương tác giữa bệnh nhân và bác sĩ. Đối tượng nghiên cứu
là bệnh nhân (những người có nhiều vấn đề phức tạp về sức khỏe và tâm lý) và
những người được đào tạo về các kỹ năng và sự chuyên nghiệp trong giao tiếp. Kết
quả nghiên cứu cho thấy, việc sử dụng từ ngữ ngành y là một trong những nhân tố
quan trọng thể hiện mức độ chuyên nghiệp trong chuyên môn [64].

Marousek Ivan phân tích việc sử dụng TNNN ở dạng viết lẫn dạng nói
trong môi trường khách sạn, lĩnh vực du lịch và ẩm thực. Mục đích của nghiên
cứu này chứng minh các chuyên gia khách sạn luôn ý thức được ý nghĩa của

những từ ngữ chuyên môn (thường khó hiểu) mà họ sử dụng khi giao tiếp với
nhau và khi họ giao dịch với khách hàng tiềm năng. Ngoài việc tổng quan lịch
sử, mô tả sự phát triển của ngành công nghiệp khách sạn và gợi ý cấu trúc điển
hình của một khách sạn, nghiên cứu của Marousek Ivan cũng miêu tả đặc điểm
của TNNN và tiếng lóng; so sánh và giải thích vai trò của TNNN trong ngành
khách sạn. Tuy nhiên, nghiên cứu này xác định TNNN trên quan điểm của ngôn
ngữ học xã hội nên đã giải thích vai trò của TNNN trong mỗi nhóm xã hội:
những người làm việc trong khách sạn sử dụng TNNN để khuyến khích sự đoàn
kết trong nhóm và họ cho rằng sử dụng TNNN là một trong những cách giao tiếp
hiệu quả nhất trong môi trường làm việc của mình [71].

10


Tuy nhiên, nghiên cứu về việc sử dụng TNNN trong giao tiếp còn cho
thấy rào cản của những từ ngữ chuyên môn đối với những đối tượng xã hội khác
nhau, nhất là trong giao tiếp giữa bác sỹ và bệnh nhân. Thomas và cộng sự đã
thực hiện nghiên cứu về rào cản của từ ngữ ngành y trong giao tiếp giữa 119
bệnh nhân và bác sĩ để đánh giá sự hiểu biết của bệnh nhân về các từ ngữ ngành
y được các bác sĩ tim mạch sử dụng trong suốt quá trình tư vấn và mức độ hiểu
biết kiến thức về 11 từ ngữ ngành y của ba nhóm bệnh nhân (được xếp theo độ
tuổi). Kết quả nghiên cứu cho thấy, độ tuổi tác động một cách có ý nghĩa đến
mức độ hiểu các từ ngữ ngành y và một số TNNN cụ thể (Angia, Heart failure,
Palpitation và Treadmill Test): những bệnh nhân thuộc nhóm tuổi trẻ nhất (từ 18
đến 45 tuổi) có mức độ hiểu các từ ngữ ngành y thấp hơn các bệnh nhân thuộc
các nhóm cao tuổi hơn (từ 46 đến 60 tuổi và từ 61 đến 80 tuổi) [82].
Tại Mỹ, rào cản ngôn ngữ tác động tiêu cực đến việc miêu tả các triệu
chứng của bệnh nhân cho bác sĩ. Điều này dẫn đến tỷ lệ tái nhập viện của bệnh
nhân cao hơn. Để giảm thiểu tình trạng này, nhiều thông dịch viên đã được đưa
vào làm việc tại các bệnh viện nhằm giúp bệnh nhân phá bỏ được rào cản ngôn

ngữ trong giao tiếp. Tuy nhiên, việc sử dụng thông dịch viên cho bệnh nhân lại tỏ
ra không thật sự hiệu quả. Vì vậy, Lindholm và cộng sự đã thực hiện một nghiên
cứu nhằm tìm hiểu sự khác biệt về thời gian điều trị nội trú, tỷ lệ tái nhập viện
trong vòng 30 ngày của các bệnh nhân có trình độ tiếng Anh hạn chế nhưng đã
nhận được sự hỗ trợ thông dịch về các từ ngữ ngành y. Kết quả nghiên cứu cho
thấy, những bệnh nhân được sự trợ giúp về thông dịch khi nhập viện hoặc/ và
xuất viện có xu hướng ít tái nhập viện trong vòng 30 ngày. Như vậy, nếu được hỗ
trợ thông dịch lúc nhập viện hoặc cả khi nhập viện lẫn xuất viện thì bệnh nhân có
thời gian điều trị nội trú ngắn hơn những đối tượng không nhận được sự trợ giúp
về thông dịch [75].
Kết quả của những nghiên cứu TNNN theo quan điểm của ngôn ngữ học
xã hội còn cho thấy hạn chế của việc sử dụng TNNN ngành y trong giao tiếp
giữa bác sĩ và bệnh nhân. Hầu như các nghiên cứu đều khuyến cáo bác sỹ/ nhân

11


viên ngành y tế nên ít/ hoặc không sử dụng TNNN khi giao tiếp với bệnh nhân
và người chăm sóc để giúp cho bệnh nhân điều trị có hiệu quả. Chẳng hạn, trong
nghiên cứu của mình, Deuster và cộng sự đã đánh giá lượng TNNN được sử
dụng và giải thích trong suốt quá trình thảo luận về tầm soát ung thư vú và nhiếp
hộ tuyến (hạch ở bàng quang). Dựa trên kết quả nghiên cứu, nhóm tác giả nhận
định rằng, có một lượng lớn TNNN được sử dụng nhưng ít được giải thích đã
khiến cho nhiều bệnh nhân không hiểu hết cuộc tư vấn về tầm soát ung thư. Vì
thế, cần khuyến khích hạn chế việc sử dụng các từ ngữ ngành y đối với bệnh
nhân và người chăm sóc [70].
Không những gây khó khăn cho bệnh nhân, TNNN còn gây khó khăn
trong giao tiếp cho những nhân viên y tế mới vào nghề - những người cùng làm
trong lĩnh vực chuyên môn với người phát ngôn. Trong công trình nghiên cứu
của mình, Wolf cho rằng từ ngữ nghề y tá là một lớp từ ngữ đặc biệt, bao gồm

các từ hoặc cụm từ thân mật, mang tính khoa học, kỹ thuật, miêu tả và có tính rút
gọn. Nó (từ ngữ nghề y tá) được xem như là sự diễn giải ngắn gọn cho những
khái niệm phức tạp, thường gây khó khăn cho những người mới vào nghề. Bởi
vì, những người này sẽ mất nhiều thời gian trong việc hiểu những ý nghĩa không
rõ ràng và phức tạp của những cuộc trao đổi khi thay đổi ca trực [84].
Như vậy, những nghiên cứu về TNNN theo hướng ngôn ngữ học xã hội
cho thấy: 1) Các nghiên cứu không khuyến khích sử dụng TNNN đối với người
ngoài nghề để phá bỏ rào cản trong giao tiếp, chẳng hạn như trong các công trình
nghiên cứu về từ ngữ ngành y, người ta khuyến cáo không nên sử dụng TNNN
đối với bệnh nhân hoặc người chăm sóc bệnh nhân trong điều trị bệnh…; 2) Các
nghiên cứu lại khuyến khích sử dụng TNNN đối với người trong nghề để thể
hiện tính chuyên môn, tăng cường đoàn kết trong nhóm để thực hiện giao tiếp có
hiệu quả nhất trong môi trường làm việc của mình.

12


1.1.2. Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam
1.1.2.1. Nghiên cứu về mặt lý thuyết
Từ ngữ nghề nghiệp cũng được đề cập đến trong hầu hết tất cả các công
trình nghiên cứu về từ vựng ở Việt Nam. Về cơ bản, các nghiên cứu đều dựa trên
quan điểm TNNN là một lớp từ vựng của ngôn ngữ và có sự phân biệt với các
lớp từ vựng khác. Tuy nhiên, đứng dưới các góc độ khác nhau, cũng có sự khác
biệt trong quan điểm về TNNN:
Thứ nhất, dựa vào phạm vi sử dụng, người ta xếp từ ngữ nghề nghiệp vào
các lớp từ vựng có phạm vi hạn chế về mặt xã hội khác như: từ địa phương, tiếng
lóng, thuật ngữ khoa học trong sự đối lập với ngôn ngữ toàn dân.
Đại diện cho quan điểm này, Nguyễn Thiện Giáp cho rằng: “Từ nghề
nghiệp (…) thường được những người cùng trong ngành nghề đó biết và sử dụng
chứ không phải là từ toàn dân. Như vậy, từ nghề nghiệp cũng là một lớp từ ngữ

được dùng hạn chế về mặt xã hội” [22, tr.117].
Nguyễn Văn Khang và nhóm tác giả cũng xếp từ nghề nghiệp vào lớp từ
có phạm vi sử dụng hạn chế về mặt xã hội khi cho rằng: “ngay cả người trong
nghề nếu không có chuyên môn sâu cũng khó có thể hiểu được” [37, tr.23].
Đỗ Hữu Châu trong cuốn Từ vựng - Ngữ nghĩa tiếng Việt đã xếp từ vựng
nghề nghiệp cùng nhóm thuật ngữ khoa học kĩ thuật trên cơ sở phân biệt với biệt
ngữ và tiếng lóng, từ vựng địa phương, hệ thống Hán Việt và các từ vay mượn
[16, tr.253].
Cũng dựa vào tiêu chí phạm vi sử dụng, Hoàng Trọng Canh cho rằng: “Từ
nghề nghiệp là những từ biểu thị những công cụ, sản phẩm lao động và quá trình
sản xuất của một nghề nào đó trong xã hội mà phạm vi sử dụng tự nhiên nhất của
chúng là những người cùng làm nghề với nhau” [8].
Thứ hai, dựa vào phong cách sử dụng, người ta xếp TNNN thuộc các lớp
từ vựng có phong cách khẩu ngữ.
Nguyễn Văn Tu trong Từ và vốn từ tiếng Việt hiện đại cho rằng: “những từ
nghề nghiệp khác thuật ngữ ở chỗ được chuyên dùng để trao đổi miệng về

13


chuyên môn. Từ nghề nghiệp còn khác với thuật ngữ ở chỗ chúng gợi cảm, gợi
hình ảnh, có nhiều sắc thái vui đùa” [60].
Trong Chuẩn và sự phân loại từ ngữ tiếng Việt theo quan điểm phong
cách chức năng, Thái Hòa đã chia từ vựng của một ngôn ngữ vào hai loại lớn:
Từ ngữ đơn phong cách và từ ngữ đa phong cách. Ông xếp từ ngữ nghề nghiệp
vào nhóm các lớp từ đơn phong cách, thuộc phong cách khẩu ngữ, cùng với từ
địa phương, phát âm địa phương; tiếng lóng và biệt ngữ; từ nghề nghiệp; biến thể
láy iếc, ủng... [29].
Có thể thấy rằng, các nghiên cứu về từ ngữ nghề nghiệp ở Việt Nam đều
theo quan điểm TNNN là một trong những bộ phận của hệ thống ngôn ngữ khi

phân biệt nó với các lớp từ ngữ khác như từ địa phương, biệt ngữ, thuật ngữ…
và xem xét nó trên bình diện phạm vi hoạt động, phong cách chức năng, sắc thái
thể hiện của chúng [4, 8, 12, 20, 27…].
Bên cạnh việc giới thiệu TNNN về mặt lý thuyết trong các công trình
nghiên cứu về từ vựng, Nguyễn Văn Khang trong công trình Ngôn ngữ học xã
hội cũng đề cập tới TNNN như là một phương ngữ xã hội trong sự phân biệt với
biệt ngữ, uyển ngữ [38].
1.1.2.2. Nghiên cứu về mặt thực tiễn
Về mặt thực tiễn, công trình Từ ngữ nghề gốm sứ Bát Tràng là một trong
những công trình đầu tiên ở Việt Nam nghiên cứu TNNN trong hệ thống từ
vựng. Trong công trình này, các tác giả đã miêu tả đặc điểm cấu tạo, nguồn gốc
và từ loại của tiếng nghề nghiệp theo các đơn vị ngôn ngữ (từ đơn, từ ghép, từ
láy, từ ngẫu hợp, thành ngữ và ngữ chuyên môn) và theo bảy trường từ vựng ngữ
nghĩa (người lao động, nguyên vật liệu, công cụ, thao tác, men và chất màu, ưu
khuyết sản phẩm và sản phẩm) [37].
Cũng mô tả TNNN trong hệ thống từ vựng tiếng Việt, ngoài việc miêu tả
đặc điểm cấu trúc – ngữ nghĩa, nguồn gốc và quá trình hoạt động của những đơn
vị ngôn ngữ ở các phương diện: ngữ âm (đa âm hay đơn âm), từ vựng (cấu tạo
theo các phương thức cấu tạo từ tiếng Việt), ngữ pháp (từ loại) và nguồn gốc…

14


công trình Từ nghề nghiệp và cách nhận diện chúng qua tư liệu nghề làm muối ở
xã An Hòa, Quỳnh Lưu, Nghệ An còn xem xét đến môi trường hoạt động của
TNNN [54].
Không chỉ đơn thuần miêu tả cấu tạo TNNN trên cơ sở những đơn vị của
ngôn ngữ (từ đơn, từ có 3 thành tố …) của nghề gốm Quế, Lê Văn Trường là
người đầu tiên ở Việt Nam đề cập đến vấn đề định danh của TNNN khi nêu ra
bốn phương thức định danh, bao gồm định danh dựa vào tính chất của nguyên

liệu, dựa vào hình dáng cấu tạo, dựa vào chức năng, công cụ và dựa vào màu sắc
thành phẩm khi nung… [59].
Như vậy, những công trình nghiên cứu về TNNN ở Việt Nam thường
được nghiên cứu trong hệ thống từ vựng với việc miêu tả, phân loại TNNN (các
kiểu loại từ ngữ). Tuy nhiên, càng về sau, những nghiên cứu về TNNN ngày
càng được bổ sung thêm những nội dung nghiên cứu khác như: môi trường hoạt
động, cách định danh đơn vị ngôn ngữ... . [54, 59].
Bên cạnh việc nghiên cứu TNNN theo hướng Từ vựng học, ở Việt Nam
còn có khá nhiều các công trình được thực hiện theo hướng ngôn ngữ - văn hóa
như công trình của Lương Vĩnh An, Trần Hoàng Anh, Trịnh Phương Anh, Hoàng
Trọng Canh, Nguyễn Chí Quang… [2, 4, 5, 9, 10, 11, 12, 13, 14, 20, 50…].
Ngoài việc miêu tả TNNN theo đặc điểm cấu tạo, đặc điểm định danh và đặc
điểm ngữ nghĩa, một số đề tài còn tìm hiểu những nét đặc trưng văn hóa qua việc
phản ánh khách quan vai trò, vị thế và cách quan sát, phân cắt đối tượng phản
ánh của người dân lao động đối với hiện thực của nghề [41].
Nguyễn Thị Tâm Hạnh đã phân tích đặc điểm ngôn ngữ của TNNN nghề
gốm Phước Tích theo từng loại đơn vị ngôn ngữ (từ đơn, từ ghép, ngữ định danh,
thành ngữ, tục ngữ); phân tích đặc điểm ngữ nghĩa của TNNN theo các phạm trù
ngữ nghĩa (phạm trù biểu thị nguyên vật liệu và công cụ sản xuất; phạm trù biểu
thị động tác và quy trình sản xuất, phạm trù biểu thị sản phẩm, phạm trù biểu thị
kinh nghiệm sản xuất và đời sống dân gian). Mặc dù trong công trình này, tác giả
cũng đề cập đến sự phản ánh văn hóa của người bản địa vào TNNN qua việc

15


phân tích mối quan hệ giữa ngôn ngữ và văn hóa song cũng dừng lại ở những
biểu cảm truyền thống bằng ngôn từ của TNNN [26].
Ngoài việc nghiên cứu dưới góc độ Từ vựng học và ngôn ngữ - văn hóa,
TNNN còn được nghiên cứu dưới góc độ ngôn ngữ - tư duy như công trình của

Hoàng Thị Thắm, Nguyễn Kỳ, Nguyễn Thị Bạch Nhạn… đã phân tích đặc điểm
ngữ nghĩa một số từ ngữ biểu thị không gian, thời gian và các hiện tượng tự
nhiên như sóng gió, thời tiết của cộng đồng cư dân làm nghề cá ở Thừa Thiên
Huế. Qua đó thấy được cách tư duy, cách phạm trù hóa về không gian, thời gian
và các hiện tượng thiên nhiên của cộng đồng cư dân đó trong quá trình lao động
sản xuất [41, 53].
Qua tổng quan về TNNN cho thấy, mỗi hướng nghiên cứu TNNN có những
ưu điểm và hạn chế riêng. Vì thế, tùy thuộc vào mục đích nghiên cứu mà nhà
nghiên cứu lựa chọn cho mình những quan điểm nghiên cứu, hướng nghiên cứu
và phương pháp nghiên cứu thích hợp. Xuất phát từ mục đích nghiên cứu: miêu
tả TNNN của ba nghề TCMN ở QN-ĐN, chỉ ra những đặc điểm ngôn ngữ và đặc
trưng văn hóa của những TNNN đó, nhằm góp phần bảo vệ và phát triển TNNN
cũng như góp phần vào việc phát triển kinh tế - văn hóa – xã hội ở QN-ĐN trong
quá trình CNH, HĐH & HNQT; luận án này phân tích TNNN trong hệ thống
ngôn ngữ và tiếp cận theo hướng ngôn ngữ – văn hóa.
1.2. Cơ sở lý thuyết về nghiên cứu từ ngữ nghề nghiệp
1.2.1. Khái quát về từ ngữ nghề nghiệp
1.2.1.1. Các quan điểm về từ ngữ nghề nghiệp
Có nhiều quan niệm về TNNN nhưng nhìn chung các quan niệm đều cho
rằng TNNN là một lớp từ vựng của hệ thống ngôn ngữ, chẳng hạn như:
Nguyễn Thiện Giáp cho rằng: “Từ nghề nghiệp là những từ ngữ biểu thị
các công cụ sản phẩm và quá trình sản xuất của một nghề nào đó trong xã hội”
[22, tr.117].
Cũng đồng ý với quan điểm trên, Đỗ Hữu Châu đã cho rằng “từ vựng
nghề nghiệp bao gồm những đơn vị từ vựng được sử dụng để phục vụ các hoạt

16


động sản xuất và hành nghề của các ngành tiểu thủ công nghiệp, nông nghiệp và

các ngành lao động trí óc” [16, tr.250].
Mai Ngọc Chừ, Nguyễn Thị Ngân Hoa, Đỗ Việt Hùng, Bùi Minh Toán
cũng cho rằng: “Từ ngữ nghề nghiệp là từ vựng được dùng hạn chế trong giao
tiếp thuộc các ngành nghề truyền thống”, “có nhiều đặc điểm giống với thuật
ngữ”… [19, tr.244].
Có thể thấy rằng, các nghiên cứu về TNNN ở Việt Nam đều theo quan
điểm TNNN là một trong những bộ phận của từ vựng khi phân biệt nó với các
lớp từ ngữ khác như từ địa phương, biệt ngữ, thuật ngữ… và xem xét nó trên
bình diện phạm vi hoạt động, phong cách chức năng, sắc thái thể hiện của chúng.
1.2.1.2. Quan điểm của luận án về từ ngữ nghề nghiệp
Đứng dưới góc độ ngôn ngữ - văn hóa, chúng tôi sử dụng thuật ngữ từ
ngữ nghề nghiệp bởi hai lí do sau đây:
Thứ nhất, trong các ngôn ngữ biến hình, từ - đơn vị cơ bản của ngôn ngữ được xác định một cách khá rõ ràng thì trong các ngôn ngữ đơn lập, từ không
biến đổi hình thái... vấn đề ranh giới giữa các từ vẫn còn nhiều điểm chưa thống
nhất. Việc xác định đơn vị nào là từ, đơn vị nào không phải là từ trong từ vựng
của mỗi ngôn ngữ cũng như trong từ vựng của mỗi nghề nghiệp cũng không nằm
ngoài hiện tượng chung đó.
Thứ hai, các đơn vị ngôn ngữ dùng để biểu thị khái niệm trong lĩnh vực nghề
nghiệp (như nguyên liệu sản xuất, quy trình sản xuất, sản phẩm thủ công...) không
những tồn tại ở cấp độ từ mà còn ở cấp độ trên từ. Chẳng hạn có sản phẩm: cá chép
là một đơn vị ngôn ngữ: một từ, hai âm tiết (theo quan điểm của Đỗ Hữu Châu và
một số nhà nghiên cứu khác) hay là hai từ (theo quan điểm của Nguyễn Thiện
Giáp), nhưng với sản phẩm lý ngư vọng nguyệt (cá chép trông trăng), rõ ràng đây
phải là một tổ hợp của một số đơn vị ngôn ngữ, thậm chí là một câu.

Tiếp thu và kế thừa một số định nghĩa của các tác giả đã nghiên cứu về
TNNN, đồng thời qua việc xem xét tư liệu đã thu thập từ một số nghề truyền

17



×