Tải bản đầy đủ (.pdf) (82 trang)

Thực trạng, giải pháp phát triển các điểm du lịch tại khu vực nam hải vân, quân liên chiểu, thành phố đà nẵng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.35 MB, 82 trang )

Khóa luận tốt nghiệp

Khoa Lịch sử

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM ĐÀ NẴNG

KHOA LỊCH SỬ

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
Chuyên ngành: Văn hóa Du lịch
Đề tài:

“THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN CÁC
ĐIỂM DU LỊCH TẠI KHU VỰC NAM HẢI VÂN,
QUẬN LIÊN CHIỂU, THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG”

Người hướng dẫn:
Sinh viên thực hiện:
Lớp:
MSSV:

Th.S TĂNG CHÁNH TÍN
DƯƠNG NGỌC KHÁNH DUNG
14CVNH
318022141108

Đà Nẵng, năm 2018

SV: Dương Ngọc Khánh Dung

Lớp: 14CVNH




Khóa luận tốt nghiệp

Khoa Lịch sử

LỜI CẢM ƠN
Sau khi thu nhập tài liệu và tìm hiểu, ngoài sự nổ lực của bản thân, tôi đã nhận
được sự giúp đỡ nhiệt tình từ nhiều phía cá nhân, đơn vị. Dù gặp một số khó khăn
song đến nay, bài khóa luận của tôi đã hoàn thành.
Đầu tiên, tôi xin được gửi lời cảm ơn chân thành trước quý thầy cô giáo trong
khoa lịch sử, cảm ơn quý thầy cô giáo đã tận tình giảng dạy, truyền đạt những kiến
thức bổ ích trong 4 năm vừa học vừa qua.
Tôi xin được xin gửi lời cảm ơn đến cán bộ thư viện trường Đại Học Sư Phạm
- Đại Học Đà Nẵng; phòng học liệu khoa lịch sử đã cho tôi có đủ tài liệu tham khảo
để thực hiện đề tài.
Tôi xin được gửi lời cảm ơn đến Sở Du lịch thành phố Đà Nẵng, Ủy ban nhân
dân quận Liên Chiểu và Ủy ban nhân dân huyện Hòa Vang đã cung cấp những
thông tin, tư liệu quan trọng cũng như đã tạo điều kiện để tôi có thể tham gia nghiên
cứu, khảo sát thực địa tại địa phương để từ đó hoàn thiện khóa luận tốt nghiệp một
cách trọn vẹn nhất.
Đặc biệt,tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến giảng viên Th.S Tăng Chánh
Tín, người đã trực tiếp tận tình hướng dẩn trong suốt quá trình thực hiện khóa luận.
Do còn hạn chế về mặt thời gian và kinh nghiệm nên bài khóa luận sẽ không
tránh khỏi nhiều thiếu sót. Tôi rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến từ phía quý
thầy cô cùng các bạn đọc để bài khóa luận tốt nghiệp được hoàn thiện hơn. Xin
chân thành cảm ơn!
Đà Nẵng, ngày 24 tháng 04 năm 2018
Sinh viên thực hiện


Dương Ngọc Khánh Dung

SV: Dương Ngọc Khánh Dung

Lớp: 14CVNH


Khóa luận tốt nghiệp

Khoa Lịch sử

MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................1
PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài ................................................................................................1
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề .................................................................................2
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ....................................................................4
3.1. Mục đích nghiên cứu ..........................................................................................4
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu . ........................................................................................5
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .....................................................................5
5. Nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu ......................................................5
CHƯƠNG 1. NHỮNG VẦN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN.............................8
1.1. Cơ sở lý luận .......................................................................................................8
1.1.1. Một số khái niệm về du lịch .............................................................................8
1.1.1.1. Khái niệm về du lịch......................................................................................8
1.1.1.2. Tài nguyên du lịch.......................................................................................10
1.1.1.3. Loại hình du lịch .........................................................................................11
1.1.1.4. Điểm du lịch ................................................................................................13
1.1.2. Các nguyên tắc cơ bản của hoạt động du lịch ..............................................14
1.1.3. Vai trò của hoạt động du lịch ........................................................................15

1.2. Cơ sở thực tiễn ..................................................................................................16
1.2.1. Xu hướng phát triển du lịch trên thế giới và Việt Nam hiện nay ................16
1.2.1.1. Trên thế giới ................................................................................................16
1.2.1.2. Ở Việt Nam ..................................................................................................19
1.2.2

Tổng quan về quận Liên Chiểu, thành phố Đà Nẵng.............................21

SV: Dương Ngọc Khánh Dung

Lớp: 14CVNH


Khóa luận tốt nghiệp

Khoa Lịch sử

1.2.2.1 Đặc điểm tự nhiên ......................................................................................21
1.2.2.2 Sơ lược về lịch sử hình thành và phát triển ..............................................22
1.2.2.3 Đặc điểm kinh tế - xã hội ...........................................................................22
1.2.2.4 Đặc điểm văn hóa – dân cư ........................................................................23
CHƯƠNG 2: TIỀM NĂNG VÀ THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CÁC ĐIỂM
DU LỊCH TẠI KHU VỰC NAM HẢI VÂN , QUẬN LIÊN CHIỂU, TP ĐÀ
NẴNG .......................................................................................................................28
2.1.

Đôi nét về khu vực Nam Hải Vân, quận Liên Chiểu, TP Đà Nẵng ..........28

2.1.1.


Vị trí địa lý, giới hạn ...................................................................................28

2.1.2.

Đặc điểm tự nhiên ......................................................................................28

2.1.3.

Đặc điểm về hệ sinh thái ............................................................................28

2.2.

Tiềm năng phát triển du lịch tại khu vực Nam Hải Vân...........................29

2.2.1.

Tiềm năng về tài nguyên du lịch ................................................................29

2.2.2.

Tiềm năng về nguồn nhân lực ...................................................................30

2.2.3.

Tiềm năng về hệ thống chính sách, quy hoạch phát triển du lịch ...........32

2.3. Các loại hình du lịch tại khu vực Nam Hải Vân ...........................................33
2.3.1. Loại hình du lịch sinh thái .......................................................................... 33
2.3.2. Loại hình du lịch team building ....................................................................35
2.3.3. Loại hình du lịch tham quan, nghỉ dưỡng ....................................................36

2.4

. Thực trạng phát triển các điểm du lịch tại khu vực Nam Hải Vân,

TP.Đà Nẵng ..............................................................................................................36
2.4.1

Các điểm du lịch tại khu vực Nam Hải Vân .............................................36

2.4.2

Tình hình khách du lịch và doanh thu của các điểm du lịch ...................38

2.4.3

Hệ thống cơ sở hạ tầng, vật chất kỹ thuật và dịch vụ ...............................40

2.4.4

Công tác truyền thông, quảng bá du lịch ..................................................41

2.4.5

Chính sách đầu tư, quy hoạch phát triển của địa phương .......................42

SV: Dương Ngọc Khánh Dung

Lớp: 14CVNH



Khóa luận tốt nghiệp

Khoa Lịch sử

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ PHÁT TRIỂN
CÁC ĐIỂM DU LỊCH TẠI KHU VỰC NAM HẢI VÂN – TP.ĐÀ NẴNG ......44
3.1.
3.1.1.

Cơ sở đề ra giải pháp ....................................................................................44
Định hướng, quy hoạch phát triển du lịch của chính quyền địa phương ...
.....................................................................................................................44

3.1.2.

Ý kiến phản hồi của du khách ...................................................................45

3.1.3.

Chiến lược, kế hoạch phát triển của các điểm du lịch .............................46

3.2.

Giải pháp phát triển các điểm du lịch tại khu vực Nam Hải Vân ............47

3.2.1.

Giải pháp về quy hoạch du lịch..................................................................47

3.2.2.


Giải pháp xúc tiến du lịch mở rộng thị trường .........................................49

3.2.3.

Giải pháp đào tạo nguồn nhân lực ............................................................52

3.2.4.

Giải pháp xây dựng chương trình du lịch, sản phẩm lưu niệm ...............56

3.2.5.

Giải pháp bảo vệ môi trường, bảo đảm an ninh du lịch ...........................59

3.2.6. Giải pháp đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật bổ trợ
...................................................................................................................................62
PHẦN KẾT LUẬN ..................................................................................................65
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................67
PHỤ LỤC .................................................................................................................69

SV: Dương Ngọc Khánh Dung

Lớp: 14CVNH


Khóa luận tốt nghiệp

Khoa Lịch sử


DANH MỤC BẢNG

Bảng 1: Bảng thống kê số lượng sinh viên tuyển các khóa ngành Việt Nam học
Đại học Sư phạm Đà Nẵng .....................................................................................31
Bảng 2: Bảng so sánh các khu du lịch tại khu vực Nam Hải Vân ......................37
Bảng 3: Bảng đánh giá của du khách về các điểm du lịch ở Nam Hải Vân ......46

SV: Dương Ngọc Khánh Dung

Lớp: 14CVNH


Khóa luận tốt nghiệp

Khoa Lịch sử

PHẦN MỞ ĐẦU
1.

Lý do chọn đề tài

Du lịch là một nhu cầu không thể thiếu được trong đời sống kinh tế xã hội và
đã trở nên phổ biến ở nhiều quốc gia cũng như đã trở thành một thói quen trong nếp
sống sinh hoạt trong xã hội hiện đại. Có nước coi du lịch là nguồn thu chủ yếu,
điều chỉnh cán cân thanh toán quốc tế, có nước coi du lịch như ngành kinh tế mũi
nhọn, có sức hút đối với nhiều ngành.
Ở Việt Nam, ngay từ những năm 1960 ngành du lịch đã ra đời đánh dấu nhận
thức của Đảng và Nhà Nước về triển vọng kinh tế này. Hơn 50 năm hình thành và
phát triển, đặc biệt trong thời kỳ đổi mới và hội nhập, du lịch Việt Nam đã có những
bước phát triển vượt bậc, nhanh chóng thu hẹp khoảng cách về phát triển du lịch với

các nước trong khu vực trở thành ngành kinh tế quan trọng trong chiến lược phát
triển kinh tế xã hội của đất nước.
Trong những năm qua, du lịch Việt Nam đang trên đà phát triển, lượng
khách quốc tế đến cũng như khách du lịch nội địa ngày càng tăng. Du lịch Việt
Nam ngày càng được biết đến nhiều hơn trên thế giới, nhiều điểm đến trong nước
được bình chọn là địa chỉ yêu thích của du khách quốc tế. Du lịch đang ngày càng
nhận được sự quan tâm của toàn xã hội.
Việt Nam nằm ở phía Đông của bán đảo Đông Dương, gần trung tâm của
khu vực Đông Nam Á, giáp Trung Quốc, Lào, Campuchia, biển Đông, thuận lợi cho
việc giao lưu, mở rộng hợp tác với các nước trong khu vực và trên thế giới về du
lịch. Nước ta có cả đồi núi, đồng bằng, bờ biển và hải đảo, tạo nên nhiều cảnh quan
đẹp. Có hơn 200 hang động đẹo, 2 di sản thiên nhiên thế giới (vịnh Hạ Long và
động Phong Nha), 125 bãi biển lớn nhỏ. Khí hậu đa dạng, phân hóa, có sông, hồ,
nước khoáng, nước nóng. Hơn 30 vườn quốc gia, động vật hoang dã, thủy, hải sản.
Bên cạnh đó là tài nguyên du lịch nhân văn vô cùng đa dạng, vô số lễ hội diễn ra
quanh năm, tập trung chủ yếu vào mùa xuân, còn có các làng nghề, văn nghệ dân
gian, ẩm thực đặc sắc, … Nước ta có dân số đông, thị trường du lịch rộng lớn, con
người Việt Nam mến khách, có đội ngũ lao động đông hoạt động du lịch đã qua đào
tạo, hệ thống giao thông khá phát triển, cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch khá
tốt, mức sống của người dân ngày càng đi lên, trình độ dân trí của người dân nâng
lên, vì thế người ta thích đi tìm tòi, khám phá, hiểu biết cái mới ở những vùng đất
SV: Dương Ngọc Khánh Dung

1

Lớp: 14CVNH


Khóa luận tốt nghiệp


Khoa Lịch sử

xa lạ. Chính vì lý do đó mà du lịch ngày càng phát triển. trong đó du lịch sinh thái,
đi đến những nơi có cảnh quan thiên nhiên đẹp, hấp dẫn vẫn luôn là sự lựa chọn
hàng đầu của du khách.
Thành phố Đà Nẵng là một thành phố trẻ đang ngày càng phát triển và trở
thành hòn ngọc sáng đặc biệt về mặt du lịch, với ví trị cực kỳ thuận lợi khi nằm
giữa cố đô Huế và phố cổ Hội An, thành phố Đà Nẵng được du khách biết đến như
một trong những điểm nhấn du lịch trong cả nước và có tiếng tăm trên thế giới. Đà
Nẵng được biết đến với điểm mạnh là vẻ đẹp lộng lẫy của các cây cầu cùng với các
danh lam thắng cảnh tuyệt vời như Bà Nà Núi Chúa, đèo Hải Vân, bán đảo sơn Trà,
các bãi biển đẹp , … với nhiều loại hình du lịch khác nhau.
Trong đó, du lịch sinh thái, nghĩ dưỡng, tham quan các danh lam thắng cảnh
được ưu tiên phát triển hàng đầu. Vào mùa hè, ở Đà Nẵng có rất nhiều địa điểm
được quy hoạch mở cửa để phát triển phục vụ nhu cầu của khách, tuy nhiên bên
cạnh những mặt tích cực thì vẫn còn tồn tại nhiều bất cập, hiện nay nhiều nơi đã
xuống cấp nghiêm trọng thậm chí bị bỏ hoang vì chưa có sự khai thác đúng cách.
Đặc biệt là trên khu vực Nam Hải Vân, vòng theo con suối Lương, có một số
nhà đầu tư tự phát đã xây dựng các điểm kinh doanh tắm suối với các dịch vụ kèm
theo, tuy nhiên vì chỉ là kinh doanh tự phát chưa có hướng đầu tư hợp lý theo sự
hướng dẫn của cơ quan chức năng nên dần dà các địa điểm kinh doanh du lịch này
bị xuống cấp trầm trọng. Với mong muốn đưa ra ý tưởng , đề xuất phát triển , vực
dậy các địa điểm này để cho nó trở lại thời hoàng kim và thu hút khách du lịch quay
lại nhiều hơn, tôi quyết định lựa chọn đề tài : “Thực trạng, giải pháp phát triển các
điểm du lịch tại khu vực Nam Hải Vân, quân Liên Chiểu, TP Đà Nẵng” làm đề
tài khóa luận tốt nghiệp và hy vọng rằng nó sẽ góp phần nhỏ vào sự phát triển du
lịch tại Nam Hải Vân, thu hút khách đến khu vực Liên Chiểu nói riêng và cả Đà
Nẵng nói chung.
2.


Lịch sử nghiên cứu vấn đề

Đà Nẵng với lợi thế là tài nguyên du lịch phong phú và đa dạng, có núi,
sông, biển, thiên nhiên tươi đẹp và hấp dẫn; có nhiều bãi biển đẹp nổi tiếng như:
Mỹ Khê, Bắc Mỹ An, Phạm Văn Đồng, Xuân Thiều… và đã được tạp chí Forbes
của Mỹ bầu chọn là một trong sáu bãi biển quyến rũ nhất hành tinh, các điểm đến
hấp dẫn và đặc trưng như: Bán đảo Sơn Trà, Khu Danh thắng Ngũ Hành Sơn, đèo
SV: Dương Ngọc Khánh Dung

2

Lớp: 14CVNH


Khóa luận tốt nghiệp

Khoa Lịch sử

Hải Vân, Khu du lịch Bà Nà – Suối Mơ…Điểm thuận lợi tiếp theo phải kể đến là vị
trí rất gần các di sản thế giới ở miền Trung, có thể kết hợp tham quan khám phá di
sản thế giới trong ngày, hệ thống cơ sở hạ tầng khang trang đồng bộ và hiện đại với
cảng biển, sân bay quốc tế lớn, là cửa ngõ thứ 3 của cả nước đồng thời là điểm cuối
ra biển Đông của tuyến Hành lang kinh tế Đông Tây. Bên cạnh đó, về góc độ nhân
sinh thì con người Đà Nẵng thật thà, vui vẻ, với nền văn hóa lâu đời và ẩm thực đa
dạng phong phú, sẵn sàng giới thiệu cho du khách một trải nghiệm khác biệt.
Khu Vực Phía Tây thành phố Đà Nẵng tập trung nhiều vùng núi cao,có đèo
Hải Vân là đệ nhất hùng quan với vẻ đẹp kỳ thú, nhưng chúng ta không thể không
chú ý đến dưới chân đèo, phía Tây thành phố Đà Nẵng là khu vực Nam Hải Vân với
hệ sinh thái hài hòa, dòng suối mát trong vắt, cảnh quan và môi trường tự nhiên
trong sạch có núi, rừng cây xanh, lại gần các khu du lịch sinh thái hấp dẫn như: Khu

du lịch suối Hoa, khu du lịch Hòa Phú Thành, Khu du lịch Suối Mơ, Khu du lịch
suối nước khoáng Thần Tài, Khu du lịch Bà Nà Hill... Với tài nguyên du lịch đặc
thù rất dễ dàng trong việc kết hợp du lịch nghĩ dưỡng , du lịch mạo hiểm với du lịch
sinh thái.
Hiện nay, có nhiều đề tài nghiên cứu về du lịch, nhưng chủ đề nghiên cứu về
tác động của hoạt động du lịch đối với đời sống văn hóa - xã hội của người dân còn
khá hạn chế, sau đây là một số công trình tiêu biểu:
Đầu tiên là Giáo trình “Tài nguyên du lịch” của Bùi Thị Hải Yến (chủ biên)
và Phạm Hồng Long (đồng tác giả) đã nghiên cứu, điều tra, đánh giá tài nguyên du
lịch, đánh giá về tác động của các hoạt động du lịch đến tài nguyên môi trường, đưa
ra các đề xuất, giải pháp quản lý, sử dụng, bảo vệ và tôn tạo tài nguyên và môi
trường du lịch. Tuy nhiên công trình chưa đi sâu nghiên cứu về tác động, các hoạt
động du lịch các khu du lịch đối với đời sống văn hóa - xã hội của cư dân.
Có một số công trình nghiên cứu về tác động của du lịch đối với một địa
phương cụ thể, chẳng hạn như khóa luận tốt nghiệp: “Tác động của hoạt động du
lịch đến đời sống văn hóa xã hội của cư dân địa phương tại khu di tích đền Trần Phủ Dầy Nam Định” của Nguyễn Thị Hằng (Sinh viên khóa 2005-2009, khoa Văn
hóa Du lịch, trường Đại học Văn hóa Hà Nội). Hay khóa luận tốt nghiệp: “Tác động
của hoạt động du lịch đối với đời sống văn hóa - xã hội của cư dân tại khu du lịch
Tam Cốc - Bái Đính” (Ninh Bình) của Lương Thị Phương.
SV: Dương Ngọc Khánh Dung

3

Lớp: 14CVNH


Khóa luận tốt nghiệp

Khoa Lịch sử


Bên cạnh đó, tại thành phố Đà Nẵng cũng đã có những bài báo như “Du lịch
Đà Nẵng - Những hướng đi mới” của thạc sĩ Nguyễn Kì Anh trong tạp chí Văn hóa
- Du lịch Đà Nẵng, hay khóa luận tốt nghiệp “Tiềm năng và một số định hướng giải
pháp phát triển du lịch sinh thái ở quận Sơn Trà, thành phố Đà Nẵng” của sinh viên
Hứa Thị Chi, lớp 06CVNH, khoa Lịch Sử, Đại học Sư phạm Đà Nẵng...
Ngoài ra còn có Công trình “Du lịch bền vững” của Nguyễn Đình Hòe và
Vũ Văn Hiếu cũng đã nói đến những tác động của du lịch đến môi trường và đưa ra
những chiến lược để phát triển du lịch bền vững cho những nơi có tài nguyên du
lịch.
Tuy nhiên, có thể nói, chưa có công trình nào trực tiếp nghiên cứu về tác
động của du lịch đến khu vực Nam Hải Vân và cũng chưa đưa ra các biện pháp cụ
thể để phát triển hoạt động du lịch và phát triển du lịch bền vững đối với các doanh
nghiệp tư nhân tự phát và dân cư ở đó.
Nhìn chung, khối lượng sách báo, công trình nghiên cứu khoa học về du lịch
Đà Nẵng tương dói nhiều, nhưng chưa có công trình nghiên cứu nào tìm hiểu một
cách sâu sắc về những tác động của các khu du lịch đến đời sống của người dân ở
khu vực Nam Hải Vân, quận Liên Chiểu, thành phố Đà Nẵng. Tuy nhiên những
công trình nghiên cứu trên là nguồn tư liệu quý báu, đáng tin cậy để cho tôi có thể
hoàn thành tốt đề tài này.
Dựa trên sự khai phá của những anh chị đi trước, đề tài “Thực trạng, giải
pháp phát triển các điểm du lịch tại khu vực Nam Hải Vân , quân Liên Chiểu,
thành phố Đà Nẵng” mong muốn khai thác tổng thể những tiềm năng du lịch trên
khu vực Nam Hải Vân để từ đó đưa ra những giải pháp thích hợp cho việc phát triển
du lịch và đa dạng hóa, liên kết các loại hình du lịch, vực dậy và thúc đẩy sự phát
triển về mọi mặt trong hiện tại và tương lai.
3.

Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

3.1. Mục đích nghiên cứu

Đề tài này nguyên cứu nhằm tìm hiểu thực trạng việc khai thác du lịch tại
khu vực Nam Hải Vân, quận Liên Chiểu, thành phố Đà Nẵng.
Trên cơ sở đó đưa ra các giải pháp để phát triển du lịch tại khu vực Nam Hải
Vân , thành phố Đà Nẵng một cách hiệu quả hơn, đem lại nguồn lợi cho thành phố
SV: Dương Ngọc Khánh Dung

4

Lớp: 14CVNH


Khóa luận tốt nghiệp

Khoa Lịch sử

thông qua việc xây dựng các địa điểm du lịch sinh thái trên cơ sở đảm bảo sự hài
hòa giữa phát triển du lịch với bảo vệ môi trường tự nhiên.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Tìm hiểu cơ sở lý luận về du lịch, sản phẩm du lịch và du lịch tại khu vực
Nam Hải Vân.
Tìm hiểu thực trạng và tiềm năng phát triển du lịch tại khu vực Nam Hải Vân,
thành phố Đà Nẵng.
Đề xuất một số giải pháp để phát triển và khai thác hiệu quả du lịch tại khu
vực Nam Hải Vân, thành phố Đà Nẵng.
4.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu chủ yếu của đề tài là thực trạng, giải pháp phát triển

các điểm du lịch tại khu vực Nam Hải Vân , quân Liên Chiểu, TP Đà Nẵng
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Về nội dung: tìm hiểu thực trạng, trên cơ sở đó đưa ra những giải pháp, định
hướng chiến lược cho việc phát triển các điểm du lịch tại khu vực Nam Hải Vân,
thành phố Đà Nẵng.
Không gian: đề tài này được nghiên cứu trong phạm vi khu vực Nam Hải
Vân, thành phố Đà Nẵng.
Thời gian: Hiện trạng khai thác phát triển các điểm du lịch tại khu vực Nam
Hải Vân, thành phố Đà Nẵng trong giai đoạn năm 2015 đến năm 2017, từ đó đưa ra
những định hướng, giải pháp nhằm phát triển các điểm du lịch tại khu vực Nam Hải
Vân trong thời gian tới.
5.

Nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu

5.1. Nguồn tư liệu
Để hoàn thành tốt đề tài này, tác giả đã tiếp cận nhiều nguồn tư liệu,tài liệu
khác nhau và kể cả các trang web điện tử. Ngoài ra còn thông qua các sách báo,
những bài viết liên quan đến du lịch sinh thái, các phương tiện trền thông, internet.
Tư liệu thành văn: Sách chuyên ngành, các công trình nghiên cứu, các bài
viết trong các sách, báo, tạp chí, các văn bản ban hành liên quan đến du lịch sinh
thái
SV: Dương Ngọc Khánh Dung

5

Lớp: 14CVNH


Khóa luận tốt nghiệp


Khoa Lịch sử

Tư liệu điền dã: Đây là nguồn tư liệu quan trọng góp phần rất lớn vào sự
thành công của đề tài. Nguồn tư liệu được thu thập qua quá trình gặp gỡ sở ban
ngành, lãnh đạo địa phương... Thông qua việc tiếp xúc thực tế, tác giải có được cái
nhìn chính xác, sâu sắc hơn về các vấn đề liên quan đến đề tài.
Thông tin điện tử:
+
+
+
+
+
5.2.

Phương pháp nghiên cứu

5.2.1.

Phương pháp khảo sát thực tế

Đây được xem là phương pháp chủ đạo trong quá trình nghiên cứu của đề tài.
Bởi thông qua đề tài này, các số liệu, thông tin thu thập được có phần chính xác
hơn, thuyết phục hơn. Đồng thời, có thể kiểm tra lại tính xác thực của tài liệu đã
nghiên cứu.
5.2.2.

Phương pháp thu thập, điều tra và xử lí số liệu

Để hoàn thành đề tài thì tất yếu phải cần đến nhiều nguồn tư liệu từ các ban

ngành có liên quan. Do đó phải thu thập, tổng hợp, lựa chọn nguồn tư liệu phù hợp
nhất cần cho nội dung nghiên cứu. Trên cơ sở đó cần tiến hành phân tích để tìm ra
tính toàn vẹn, phát hiện mối quan hệ giữa các vấn đề liên quan đến nội dung đề tài.
Bên cạnh đó, các số liệu, tư liệu thu nhập từ nhiều nguồn khác nhau và mức
độ dài ngắn cũng không giống nhau. Vì thế các tư liệu cần được thống kê, xử lý có
khoa học để phục vụ hiệu quả nhất cho quá trình nghiên cứu.
6.

Đóng góp của đề tài

6.1. Về mặt khoa học
Đề tài góp phần vào việc nghiên cứu có hệ thống loại hình du lịch sinh thái
tại khu vực Nam Hải Vân, quận Liên Chiểu, thành phố Đà Nẵng.
6.2. Về mặt thực tiễn

SV: Dương Ngọc Khánh Dung

6

Lớp: 14CVNH


Khóa luận tốt nghiệp

Khoa Lịch sử

Kết quả của đề tài là một trong những cơ sở giúp các nhà làm du lịch nhìn
nhận một cách chính xác, từ đó có những chính sách đầu tư, khai thác hợp lý. Qua
đó nhằm mang lại cho người dân sở tại và du khách một thông điệp về ý thức bảo
tồn các giá trị môi trường tự nhiên.

7.

Bố cục đề tài

Ngoài phần mở đầu,kết luận, phần phụ lục và tài liệu tham khảo, bố cục khóa
luận được chia làm 3 chương:
Chương 1: Những vấn đề lý luận và thực tiễn
Chương 2: Tiềm năng và thực trạng khai thác du lịch tại khu vực Nam Hải
Vân, quận Liên Chiểu, thành phố Đà Nẵng.
Chương 3: Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả khai thác du lịch tại khu vực
Nam Hải Vân, quận Liên Chiểu, thành phố Đà Nẵng.

SV: Dương Ngọc Khánh Dung

7

Lớp: 14CVNH


Khóa luận tốt nghiệp

Khoa Lịch sử

CHƯƠNG 1
NHỮNG VẦN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
1.1. Cơ sở lý luận
1.1.1. Một số khái niệm về du lịch
1.1.1.1. Khái niệm về du lịch
Ngày nay, du lịch đã trở thành một hiện tượng kinh tế xã hội phổ biến không
chỉ ở các nước phát triển mà còn ở các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam.

Tuy nhiên, cho đến nay, không chỉ ở nước ta, nhận thức về nội dung du lịch vẫn
chưa thống nhất.
Do hoàn cảnh khác nhau, dưới mỗi góc độ nghiên cứu khác nhau, mỗi người
có một cách hiểu về du lịch khác nhau. Do vậy có bao nhiêu tác giả nghiên cứu về
du lịch thì có bấy nhiêu định nghĩa.
Dưới con mắt của Guer Freuler thì “Du lịch với ý nghĩa hiện đại của từ này là
một hiện tượng của thời đại chúng ta, dựa trên sự tăng trưởng về nhu cầu khôi phục
sức khoẻ và sự thay đổi của môi trường xung quanh, dựa vào sự phát sinh, phát
triển tình cảm đối với vẻ đẹp thiên nhiên” (Lời của học giả Guer Freuler trong cuốn
Nhập môn Khoa học Du lịch, Xuất bản Đại học Quốc Gia, năm 2000).
Kaspar cho rằng du lịch không chỉ là hiện tượng di chuyển của cư dân mà
phải là tất cả những gì có liên quan đến sự di chuyển đó. Chúng ta cũng thấy ý
tưởng này trong quan điểm của Hienziker và Kraff thì “Du lịch là tổng hợp các mối
quan hệ và hiện tượng bắt nguồn từ các cuộc hành trình và lưu trú tạm thời của các
cá nhân tại những nơi không phải là nơi ở và nơi làm việc thường xuyên của họ”
(Lời của học giả Hienziker và Kraff trong cuốn Nhập môn Khoa học Du lịch, Xuất
bản Đại học Quốc Gia, năm 2000). (Về sau định nghĩa này được hiệp hội các
chuyên gia khoa học về du lịch thừa nhận)

.

Theo các nhà kinh tế, du lịch không chỉ là một hiện tượng xã hội đơn thuần
mà nó phải gắn chặt với hoạt động kinh tế. Nhà kinh tế học Picara-Edmod đưa ra
định nghĩa: “du lịch là việc tổng hoà việc tổ chức và chức năng của nó không chỉ về
phương diện khách vãng lai mà chính về phương diện giá trị do khách chỉ ra và của
những khách vãng lai mang đến với một túi tiền đầy, tiêu dùng trực tiếp hoặc gián
SV: Dương Ngọc Khánh Dung

8


Lớp: 14CVNH


Khóa luận tốt nghiệp

Khoa Lịch sử

tiếp cho các chi phí của họ nhằm thoả mãn nhu cầu hiểu biết và giải trí.”
Khác với quan điểm trên, các học giả biên soạn bách khoa toàn thư Việt Nam
đã tách hai nội dung cơ bản của du lịch thành hai phần riêng biệt. Theo các chuyên
gia này, nghĩa thứ nhất của từ này là “một dạng nghỉ dưỡng sức tham quan tích cực
của con người ngoài nơi cư trú với mục đích: nghỉ ngơi, giải trí, xem danh lam
thắng cảnh…”
Theo định nghĩa thứ hai, du lịch được coi là “một ngành kinh doanh tổng hợp
có hiệu quả cao về nhiều mặt nâng cao hiểu biết về thiên nhiên, truyền thông lịch sử
và văn hoá dân tộc, từ đó góp phần làm tăng thêm tình yêu đất nước, đối với người
nước ngoài là tình hữu nghị với dân tộc mình, về mặt kinh tế, du lịch là lĩnh vực
kinh doanh mang lại hiệu quả rất lớn; có thể coi là hình thức xuất khẩu hàng hoá và
dịch vụ tại chỗ”.
Để tránh sự hiểu lầm và không đầy đủ về du lịch, chúng ta tách du lịch thành
hai phần để định nghĩa nó. Du lịch có thể được hiểu là:
Sự di chuyển và lưu trú qua đêm tạm thời trong thời gian rảnh rỗi của cá nhân
hay tập thể ngoài nơi cư trú nhằm mục đích phục hồi sức khoẻ, nâng cao tại chỗ
nhận thức về thế giới xung quanh, có hoặc không kèm theo việc tiêu thụ một số giá
trị tự nhiên, kinh tế, văn hoá và dịch vụ của các cơ sở chuyên cung ứng.
Một lĩnh vực kinh doanh các dịch vụ nhằm thoả mãn nhu cầu nảy sinh trong
quá trình di chuyển và lưu trú qua đêm tạm thời trong thời gian rảnh rỗi của cá nhân
hay tập thể ngoài nơi cư trú với mục đích phục hồi sức khoẻ, nâng cao nhận thức tại
chỗ về thế giới xung quanh.
Theo từ điển Bách khoa toàn thư Việt Nam, du lịch được hiểu trên hai khía

cạnh:
Thứ nhất, du lịch là một dạng nghỉ dưỡng sức, tham quan tích cực của con
người ngoài nơi cư trú với mục đích: nghỉ ngơi, giải trí, xem danh lam thắng cảnh,
di tích lịch sử, công trình văn hóa nghệ thuật. Theo nghĩa này, du lịch được xem xét
ở góc độ cầu, góc độ người đi du lịch. (Theo các học giả biên soạn Bách khoa toàn
thư Việt Nam, Nhà xuất bản Từ điển Bách khoa in, xuất bản lần đầu tiên năm 2005).
Thứ hai, du lịch là một ngành kinh doanh tổng hợp có hiệu quả cao về nhiều
mặt: nâng cao hiểu biết về thiên nhiên, truyền thống lịch sử và văn hóa dân tộc, từ
SV: Dương Ngọc Khánh Dung

9

Lớp: 14CVNH


Khóa luận tốt nghiệp

Khoa Lịch sử

đó góp phần làm tăng thêm tình yêu đất nước; đối với người nước ngoài là tình hữu
nghị với dân tộc mình; về mặt kinh tế du lịch là lĩnh vực kinh doanh mang lại hiệu
quả rất lớn; cố thể coi là hình thức xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ tại chỗ. Theo
nghĩa này, du lịch được xem xét ở góc độ một ngành kinh tế. (Theo các học giả biên
soạn Bách khoa toàn thư Việt Nam, Nhà xuất bản Từ điển Bách khoa in, xuất bản
lần đầu tiên năm 2005).
Luật Du lịch Việt Nam (được Quốc hội thông qua tại kỳ họp thứ 7, Khóa XI
năm 2005) đã nêu khái niệm về du lịch ở Việt Nam, theo đó: “Du lịch là các hoạt
động có liên quan đến chuyến đi của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên của
mình nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, tìm hiểu, giải trí, nghỉ dưỡng trong một
khoảng thời gian nhất định”

1.1.1.2. Tài nguyên du lịch
Tài nguyên là phần của khối dự trữ có thể sử dụng trong những điều kiện
kinh tế, xã hội và công nghệ nhất định. Tài nguyên là một dạng thức có sẵn để cung
cấp cho các nhu cầu của con người. (Theo giáo trình Tài nguyên khí hậu, Nhà xuất
bản Đại Học Quốc Gia Hà Nội, năm 2000).
Tài nguyên, hiểu theo nghĩa rộng, bao gồm tất cả các nguồn nguyên liệu, năng
lượng và thông tin có trên Trái đất và không gian vũ trụ mà con người có thể sử
dụng phục vụ cho cuộc sống và sự phát triển của mình. (Theo giáo trình Tài nguyên
và môi trường Du lịch Việt Nam, Nhà xuất bản Giáo dục, năm 2000).
Tài nguyên du lịch là các đối tượng tự nhiên, văn hóa - lịch sử đã bị biến đổi
ở những mức độ nhất định dưới ảnh hưởng của nhu cầu xã hội và khả năng sử dụng
trực tiếp vào mục đích du lịch.
Tài nguyên du lịch là cảnh quan thiên thiên, yếu tố tự nhiên, di tích lịch sử –
văn hóa, công trình lao động sáng tạo của con người và các giá trị nhân văn khác có
thể sử dụng nhằm đáp ứng nhu cầu du lịch, là yếu tố cơ bản để hình thành các khu
du lịch, điểm du lịch, tuyến điểm du lịch, đô thị du lịch. (Theo Luật du lịch Việt
Nam, được Quốc hội thông qua tại kỳ họp thứ 7, Khóa XI năm 2005).
Như vậy, tài nguyên du lịch được xem là tiền đề để phát triển du lịch, thực tế
cho thấy, tài nguyên du lịch càng phong phú, càng đặc sắc bao nhiêu thì sức hấp dẫn
và hiệu quả hoạt động du lịch cao bấy nhiêu. Tài nguyên trên đất nước ta được
SV: Dương Ngọc Khánh Dung

10

Lớp: 14CVNH


Khóa luận tốt nghiệp

Khoa Lịch sử


mệnh danh là rừng vàng biển bạc, nhưng khai thác tài nguyên du lịch có hiệu quả
hay không còn phụ thuộc rất nhiều vào sự đầu tư, quy hoạch và cả vấn đề con
người.
1.1.1.3. Loại hình du lịch
Loại hình du lịch được hiểu là tập hợp các các sản phẩm du lịch có những
đặc điểm giống nhau, hoặc vì chúng thỏa mãn nhu cầu, động cơ du lịch tương tự,
hoặc được bán cho cùng một nhóm khác hàng, hoặc vì chúng có cùng một cách
phân phối, một cách tổ chức như nhau, hoặc được xếp chung theo một mức giá bán
nào đó.
Dựa vào các tiêu chí và cách thức khác nhau có thể phân du lịch thành các
loại hình khác nhau. Hiện nay đa số các chuyên gia về du lịch Việt Nam phân chia
các loại hình du lịch theo các tiêu chí cơ bản dưới đây.
Phân chia theo môi trường tự nhiên:
+ Du lịch thiên nhiên
+ Du lịch văn hóa
Phân loại theo mục đích chuyến đi:
+ Du lịch tham quan
+ Du lịch giải trí
+ Du lịch nghĩ dưỡng
+ Du lịch khám phá
+ Du lịch thể thao
+ Du lịch lễ hội
+ Du lịch tôn giáo
+ Du lịch nghiên cứu, học tập
+ Du lịch hội nghị
+ Du lịch thể thao kết hợp
+ Du lịch chữa bệnh
SV: Dương Ngọc Khánh Dung


11

Lớp: 14CVNH


Khóa luận tốt nghiệp

Khoa Lịch sử

+ Du lịch tham thân
+ Du lịch kinh doanh
Phân loại theo lãnh thổ hoạt động:
+ Du lịch quốc tế
+ Du lịch nội địa
+ Du lịch quốc gia
Phân loại theo đặc điểm địa lý của điểm du lịch:
+ Du lịch miền biển
+ Du lịch núi
+ Du lịch đô thị
+ Du lịch thôn quê
Phân loại theo phương tiện giao thông:
+ Du lịch xe đạp
+ Du lịch ô tô
+ Du lịch bằng tàu hoả
+ Du lịch bằng tàu thuỷ
+ Du lịch máy bay
Phân loại theo loại hình lưu trú:
+ Khách sạn
+ Nhà trọ thanh niên
+ Camping

+ Bungalow
+ Làng du lịch
Phân loại theo lứa tuổi du lịch:
+ Du lịch thiếu niên
+ Du lịch thanh niên
SV: Dương Ngọc Khánh Dung

12

Lớp: 14CVNH


Khóa luận tốt nghiệp

Khoa Lịch sử

+ Du lịch trung niên
+Du lịch người cao tuổi
Phân loại theo độ dài chuyến đi:
+ Du lịch ngắn ngày
+ Du lịch dài ngày
Phân loại theo hình thức tổ chức:
+ Du lịch tập thể
+ Du lịch cá thể
+ Du lịch gia đình
Phân loại theo phương thức hợp đồng:
+ Du lịch trọn gói
+ Du lịch từng phần
1.1.1.4. Điểm du lịch
“Điểm du lịch” là nơi có tài nguyên du lịch hấp dẫn, phục vụ nhu cầu tham

quan của khách du lịch. (Theo Luật du lịch Việt Nam, được Quốc hội thông qua tại
kỳ họp thứ 7, Khóa XI năm 2005).
Vậy điểm du lịch là nơi có tài nguyên du lịch hấp dẫn, có khả năng thu hút du
khách.
Phân loại điểm du lịch :
Điểm du lịch thiên nhiên : gồm những điểm du lịch mà hoạt động chủ yếu của
nó chủ yếu vào việc khai thác các giá trị tài nguyên thiên nhiên. Các vùng có nguồn
tài nguyên này người ta xây dựng các trung tâm điều dưỡng và thể thao. (Ví dụ :
Các khu du lịch ở Đà Lạt, Tam Đảo, Ba Vì…)
Điểm du lịch văn hóa : bao gồm các điểm du lịch dựa trên các giá trị văn
hóa. (Ví dụ : Các trung tâm lịch sử, trung tâm khoa học, trung tâm nghệ thuật, trung
tâm tôn giáo…)
Điểm du lịch đô thị : gồm các điểm du lịch mà ở đó chủ yếu phát triển các loại
hình du lịch liên quan đến nhân tố kinh tế và chính trị. Đó là các đô thị, trung tâm
SV: Dương Ngọc Khánh Dung

13

Lớp: 14CVNH


Khóa luận tốt nghiệp

Khoa Lịch sử

kinh tế của thế giới, quốc gia hay khu vực. (Ví dụ : New York, TP. Hồ Chí Minh,
Đà Nẵng…)
Điều kiện và nhân tố để trở thành điểm du lịch :
Phải có những điều kiện tài nguyên đa dạng, phong phú, độc đáo và có sức
hấp dẫn đối với du khách. Điều này có nghĩa là điểm đó có thể có nguồn nước

khoáng có giá trị chữa bệnh, có thế giới động vật hoang dã phong phú, có nơi nghỉ
ngơi, có nơi trú chân, có bãi tắm đẹp, có hang động kỳ vĩ…Những vùng núi hoặc
bán sơn địa có khả năng đáp ứng điều kiện này một cách tốt nhất.
Phải đảm bảo điều kiện vệ sinh cần thiết.
Phải được xây dựng tốt có lối đi lại thuận tiện và luôn được duy trì tốt.
Phải có cơ sở lưu trú khách sạn, motel, nhà nghỉ, bungalow, camping…
Phải có cửa hàng và các điểm bán hàng, đặc biệt là hàng thực phẩm.
Trong một chuyến đi, khách du lịch thường quan tâm tới nhiều yếu tố như:
vận chuyển, lưu trú, ãn uống, mua sắm, tham quan... Trong các yếu tố đó, vấn đề
được khách du lịch đặc biệt quan tâm là tại điểm đến đố cố cái gì để cho họ tham
quan, thưởng thức và hoạt động theo đúng ý thích của họ. Khách đến một nơi nào
đố không phải với mục đích chính là ngủ, đi lại bằng một phương tiện nào đó mà
chủ yếu là để cỏ cảm giác mới do các điểm du lịch mang lại.
Cần hiểu rằng, điểm du lịch rất quan trọng đối với quyết định đi du lịch của
khách du lịch, nhưng chi tiêu của khách du lịch tại các điểm du lịch thường chiếm
tỷ trọng không lớn trong tổng chi tiêu của khách du lịch trong một chuyến du lịch.
1.1.2. Các nguyên tắc cơ bản của hoạt động du lịch
Phát triển du lịch, đáp ứng nhu cầu hiện tại mà không làm xấu ảnh hưởng
đến cảnh quan, xã hội, kinh tế. Để thực hiện được điều đó du lịch đưa ra một số
nguyên tắc hoạt động:
Về môi trường :
Sử dụng tối ưu các nguồn tài nguyên môi trường - yếu tố cốt lõi trong phát
triển du lịch.

SV: Dương Ngọc Khánh Dung

14

Lớp: 14CVNH



Khóa luận tốt nghiệp

Khoa Lịch sử

Duy trì các quá trình diển thể sinh thái cần thiết và hổ trợ bảo tồn di sản thiên
nhiên, đa dạng sinh học.
Về xã hội :
Tôn trọng và bảo về tính xác thực của vuawn hóa xã hội và di sản.
Tôn trọng các giá trị truyền thống.
Góp phần tăng thêm sự hiểu biết và tôn trọng đối với các nền văn hóa
khác.
Về kinh tế :
Đảm bảo lợi ích kinh thế thiết thực và lâu dài cho các bộ phận tham gia vào
hoạt động du lịch.
Đảm bảo phân bổ lợi ích kinh tế một cách đồng đều bao gồm cả các dịch vụ
xã hội.
Góp phần xóa đói giảm nghèo, tạo công ăn việc làm.
Để thực hiện được điều này, trách nhiệm được đặc lên vai của tất cả các bộ
phận tham gia vào hoạt động du lịch: Chính phủ, nhà quản lý, các doanh nghiệp,
nhân viên , cộng đồng và du khách.
1.1.3. Vai trò của hoạt động du lịch
Thứ nhất, về mặt kinh tế :
Hoạt động du lịch tham gia tích cực vào qúa trình tạo nên thu nhập quốc dân(
sản xuất ra đồ lưu niệm, chế biến thực phẩm, xây dựng các cơ sở vật chất kĩ
thuật…) làm tăng tổng sản phẩm quốc nội.
giúp cho việc sử dụng cơ sở vật chất kĩ thuật của du lịch quốc tế được hiệu quả
hơn.
Hoạt động du lịch tham gia tích cực vào việc làm tăng thu nhập quốc dân
thông qua thu ngoại tệ, đóng góp vai trò to lớn trong việc cân bằng cán cân thanh

toán quốc tế, khuyến khích và thu hút vốn đầu tư nước ngoài.

SV: Dương Ngọc Khánh Dung

15

Lớp: 14CVNH


Khóa luận tốt nghiệp

Khoa Lịch sử

Hoạt động du lịch làm tăng nguồn thu ngân sách cho các địa phương phát
triển du lịch, tham gia tích cực vào quá trình tạo nên thu nhập quốc dân và phân
phối lại thu nhập quốc dân giữa các vùng.
Hoạt động du lịch phát triển thúc đẩy các hoạt động của các ngành kinh tế
khác phát triển theo.
Đối với nền sản xuất xã hội, Hoạt động du lịch mở ra thị trường tiêu thụ hàng
hóa.
Hoạt động du lịch có tác dụng làm biến đổi cán cân thu chi của đất nước. Du
khách quốc tế mang ngoại tệ vào đất nước có địa điểm du lịch, làm tăng thêm nguồn
thu ngoại tệ của đất nước đó. Ngược lại, phần chi ngoại tệ sẽ tăng lên đối với những
quốc gia có nhiều người đi du lịch ở nước ngoài. Trong phạm vi quốc gia, hoạt
động du lịch làm xáo trộn hoat động luân chuyển tiền tệ, hàng hóa, điều hòa nguồn
vốn từ vùng kinh tế phát triển sang vùng kinh tế kém phát triển hơn, kích thích sự
tăng trưởng kinh tế ở các vùng sâu, vùng xa…
Thứ hai, về mặt xã hội :
Hoạt động du lịch làm giảm quá trình đô thị hóa ở các nước có nền kinh tế
phát triển.

Hoạt động du lịch là phương tiện tuyên truyền quảng cáo có hiệu quả.
Hoạt động du lịch góp phần giải quyết vấn đề việc làm, bởi các ngành dịch vụ
liên quan đến du lịch đều cần một lượng lớn lao động. Hoạt động du lịch tạo ra một
nguồn thu nhập cho người lao động, giải quyết các vấn đề xã hội.
1.2. Cơ sở thực tiễn
1.2.1. Xu hướng phát triển du lịch trên thế giới và Việt Nam hiện nay
1.2.1.1. Trên thế giới
Mặc dù thế giới đang có nhiều biến đổi bất ổn như: Suy thoái về môi trường
sinh thái, hiện tượng hiệu ứng nhà kính, nhiệt độ trái đất thay đổi bất lợi cho con
người, nguồn nước sạch bị ô nhiễm, tệ nạn phá rừng, sự mất cân bằng về tài nguyên
và dân số, tình trạng chạy đua vũ trang, khai thác tài nguyên bừa bãi... nhưng xu thế
phát triển của du lịch thế giới vẫn có những tiềm năng sáng sủa và nhiều hy vọng.
SV: Dương Ngọc Khánh Dung

16

Lớp: 14CVNH


Khóa luận tốt nghiệp

Khoa Lịch sử

Tổng thư ký Tổ chức Du lịch Thế giới cho rằng, du lịch sẽ là động lực, là ngành đi
đầu trong phát triển và sáng tạo năng lượng mới bền vững. Các khoản đầu tư đang
được đổ vào để tái tạo nguồn năng lượng hàng không hoặc các giải pháp năng
lượng công nghệ đã được dùng trong các khách sạn trên toàn thế giới, khẳng định
năng lượng bền vững là lĩnh vực ưu tiên đối với ngành này. Một trong những thông
điệp của Ngày Du lịch thế giới hiện nay là năng lượng mới không chỉ là những sáng
kiến, những cam kết giúp bảo vệ môi trường mà còn là một cơ hội kinh tế, giúp tạo

ra công việc cho hàng triệu người trong ngành du lịch, năng lượng và các ngành
khác.
Tạp chí Forbes của Mỹ qua một nghiên cứu mới đây cho rằng hiện nay trong
lĩnh vực du lịch thế giới có 10 xu hướng phát triển chủ yếu dưới đây:
1. Quan tâm tới môi trường xung quanh: Theo các nghiên cứu, 43 triệu khách
du lịch Mỹ quan tâm tới trạng thái môi trường xung quanh. Khách du lịch được mời
tham quan những động vật sinh sống trong thiên nhiên hoang dã, nghỉ ngơi trong
những căn nhà gỗ, làm sao để ít gây tác hại đối với thiên nhiên. Các hãng cho thuê
xe đã sắm những chiếc xe ôtô chạy bằng nhiên liệu sinh học. Ngoài ra, hiện nay ở
Châu Âu người ta cấm dùng loại xe sử dụng hệ thống thải khí đời cũ.
2. Khách sạn - biệt thự: khách du lịch ngày càng ưa thích hình thức nghỉ ngơi
trong những biệt thự riêng, hoặc các khách sạn cao sao.
3. Du lịch bằng máy bay tư nhân: Đối với những du khách khá giả, các
chuyến bay thương mại đang trở thành quá khứ, bởi họ quan tâm tới tiện nghi riêng
hơn là giá máy bay.
4. Du lịch gia đình: Các chuyên gia về du lịch cho rằng việc đi nghỉ chung
của các lứa tuổi khác nhau trong một gia đình đang ngày càng trở nên phổ biến.
5. Thuê thuyền buồm: Những khách du lịch giàu có thích thuê những chiếc
thuyền buồm sang trọng. Hơn nữa, bất kỳ lúc nào du khách cũng có thể thay đổi lộ
trình theo ý muốn của mình, và điều này khiến tất cả mọi người thích thú.
6. Du lịch không mang theo con cái: Đã có những thông tin đến tận các
khách sạn ở Châu Âu và Châu Mỹ rằng khách du lịch hoàn toàn không phải bao giờ
cũng thích thú sự có mặt của những người lạ bên cạnh (kể cả con cái mình), và họ
thuê những khách sạn , nhà hàng dành cho người lớn.
SV: Dương Ngọc Khánh Dung

17

Lớp: 14CVNH



Khóa luận tốt nghiệp

Khoa Lịch sử

7. Du lịch cùng với đoàn tuỳ tùng: Những chuyến du lịch mang theo bảo
mẫu, gia sư, thầy dạy yoga, nhân viên xoa bóp và đầu bếp không còn là chuyện
riêng của các nhân vật nổi tiếng. Ngày càng hiếm các gia đình đi nghỉ mà thiếu cô
bảo mẫu. Lại có những người luôn luôn thích sự có mặt bên cạnh của thư ký riêng.
8. Hoãn nghỉ phép: Hàng năm cứ 4 khách du lịch lớn tuổi thì có một người
xin nghỉ phép ít hơn 2 ngày so với năm trước. Vì sao vậy? Các chuyên gia cho rằng
vấn đề ở chỗ càng ngày con người càng khó dứt ra khỏi công việc. Điều này thích
hợp với các chương trình du lịch ngắn ngày.
9. Thuê chuyên gia tư vấn: Mặc dù nhiều khách du lịch cố gắng giảm bớt
ngân sách du lịch bằng cách tự đặt vé và khách sạn qua Internet, những du khách có
thu nhập trên trung bình lại thích tham khảo ý kiến của các chuyên gia về du lịch.
10. Du lịch lều trại: Hiện nay bạn có thể làm một chuyến điền dã mà không
sợ phải chia tay với những thành tựu hiện đại trong lĩnh vực tiện nghi và vệ sinh.
Thậm chí, trong mạng lưới lều trại KOA Kampgrounds của Canada, du khách được
sử dụng cả rạp chiếu bóng và nhà hàng.
Tổng hợp 10 xu hướng trên, có thể thấy ngày nay du khách thường có ưu tiên
hướng đến sự “biệt lập”, “riêng tư”, hay các chương trình du lịch “sang trọng”
nhưng vẫn không mất đi vẻ “bụi bặm” vốn có. Tiện nghi cao cấp trong khung cảnh
dân dã với thiên nhiên kỳ thú, đảm bảo một kỳ nghỉ vừa sang vừa “bụi”, đang là
kiểu du lịch mốt, là xu hướng của thị trường khách du lịch trên thế giới. Trái ngược
với quan điểm phân biệt rạch ròi phân khúc thị trường “sang trọng” đi máy bay
hạng nhất, ăn trong khách sạn 4 sao trở lên, nghỉ ở phòng bài trí kiểu cổ hay thị
trường khách bình dân khoác ba lô lên vai và đi theo các chương trình du lịch
“bụi”... Khách du lịch ngày nay có xu hướng sử dụng các dịch vụ sang trọng, cao
cấp trong lúc vẫn hoà mình với thiên nhiên và nghỉ ngơi trong tiện nghi hiện đại

nhất. “Thưởng ngoạn các giá trị của tự nhiên, tìm hiểu văn hóa và lối sống bản địa
trong các công trình sang trọng, tiện nghi có lối kiến trúc hòa mình với tự nhiên,
nhấn vào sự trong trẻo và các không gian mở, xoá nhoà ranh giới giữa bên trong và
bên ngoài” đang là một xu hướng kinh doanh mới của các công ty du lịch lữ hành
nổi tiếng trên thế giới.

SV: Dương Ngọc Khánh Dung

18

Lớp: 14CVNH


Khóa luận tốt nghiệp

Khoa Lịch sử

1.2.1.2. Ở Việt Nam
Xu hướng hội nhập, hợp tác, cạnh tranh toàn cầu, giao lưu mở rộng và tăng
cường ứng dụng khoa học công nghệ trong nền tri thức trên thế giới và khu vực đã
và đang tạo những cơ hội đồng thời cũng là thách thức đối với phát triển du lịch
Việt Nam. Trước bối cảnh và xu hướng đó, định hướng phát triển Du lịch Việt Nam
phải đáp ứng được những yêu cầu mới của thời đại, phát huy tính chuyên nghiệp,
tính hiện đại, hội nhập và hiệu quả đồng thời bảo tồn và phát huy bản sắc dân tộc,
yếu tố truyền thống để phát triển bền vững, tương xứng với tiềm năng, lợi thế của
đất nước và đáp ứng yêu cầu cạnh tranh quốc tế.
Đa dạng về cơ cấu nguồn khách:
Đa dạng về đối tượng khách du lịch: Du lịch ngày càng phổ biến, không chỉ
những người giàu có từ các nước phát triển mới đi du lịch mà tất cả các tầng lớp
khác, từ nhiều quốc gia khác nhau cũng đã tham gia ngày càng đông đảo.

Đa dạng về độ tuổi: người già, người mới nghỉ hưu đi du lịch ngày càng
nhiều nên cần có những chương trình đặc biệt phục vụ nhu cầu về nghỉ dưỡng cho
đối tượng khách này.
Về giới tính: Những thay đổi về vai trò và trách nhiệm trong gia đình khiến
khách là phụ nữ ngày càng tăng, yêu cầu các cơ sở có những cải tiến, bổ sung các
trang thiết bị, vật dụng và các dịch vụ, lịch trình phù hợp với nhu cầu của nữ thương
nhân.
Về loại hình: ngày càng nhiều những nhóm gia đình đăng ký đi du lịch với
sự tham gia của đầy đủ các thành viên của cả ba thế hệ trong gia đình, đặc biệt là
các dịp lễ, cuối tuần và kỳ nghỉ hè của trẻ em.
Du lịch bền vững ngày càng phát triển:
Đây là hướng của khách du lịch quốc tế đến Việt Nam , nhất là khách đến từ
các nước Châu Âu, Bắc Mỹ, Nhật, Thái Lan. Họ có ý thức và nhu cầu cao về an
toàn và sức khỏe, ngày càng nhiều người muốn quay về với thiên nhiên. Vì vậy, cần
triển khai thực hiện và tập trung tuyên truyền cho các những chương trình, dịch vụ
thân thiện với môi trường.
Du lịch kết hợp dịch vụ sức khỏe và sắc đẹp phát triển:
SV: Dương Ngọc Khánh Dung

19

Lớp: 14CVNH


×