Tải bản đầy đủ (.pdf) (84 trang)

Việc tạo biểu tượng lịch sử trong giảng dạy các cuộc cách mạng tư sản thời cận đại (lớp 10 chương trình chuẩn) trên địa bàn TP đà nẵng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (806.39 KB, 84 trang )

1

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
KHOA SỬ
----------

HỒ THỊ MỸ LỆ

Việc tạo biểu tượng lịch sử trong giảng dạy các
cuộc cách mạng tư sản thời cận đại ( lớp 10 chương trình chuẩn) trên địa bàn TP Đà Nẵng

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP


2

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Giáo dục từ lâu luôn là quốc sách hàng đầu trong chiến lược phát triển của đất
nước ta. Đại hội toàn quốc lần thứ VII của Đảng đã xác định mục tiêu giáo dục đào
tạo của nước ta là “ nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, hình
thành đội ngũ lao động có tri thức và tay nghề, có năng lực thực hành, tự chủ, năng
động sáng tạo, có đạo đức cách mạng, tinh thần yêu nước, yêu chủ ngĩa xã hội” [ 33 ;
81]. Gia đình- nhà trường- xã hội có mối quan hệ khăng khít, giúp đỡ lẫn nhau trong
việc đào tạo nên thế hệ nhân tài tương lai cho đất nước.
Việc học tập lịch sử ở trường THPT cung cấp cho học sinh kiến thức cơ bản về
khoa học xã hội, giúp cho quá trình nhận thức ban đầu của các em về lịch sử dân tộc
và lịch sử thế giới. Môn lịch sử với những chức năng và nhiệm vụ của mình đã phần
nào thực hiện tốt công việc của mình trong việc cung cấp và bổ sung kiến thức, làm
hành trang vào đời cho các em.


Một vấn đề được đặt ra hiện nay là việc giảng dạy và học tập lịch sử có quá nhiều
điều đáng nói. Do tâm lí môn chính, môn phụ của phụ huynh, học sinh, do phương
pháp giảng dạy của giáo viên chưa có hiệu quả mà việc học tập lịch sử ngày càng có
xu hướng đi xuống. Để khắc phục tình trạng này ngoài tâm lí của học sinh thì giáo
viên cũng cần phải có những phương pháp dạy học hiệu quả, thu hút sự chú ý của học
sinh.
Việc tạo biểu tượng trong dạy học lịch sử giúp cho học sinh tái tạo được hình ảnh
của những sự kiện xảy ra trong quá khứ trên tất cả các mặt của đời sống xã hội, tạo
nên sự nhận thức cụ thể về thời gian trong đó diễn ra các sự kiện lịch sử, về sự nhận
thức đi lên hợp lôgic của xã hội loài người, cũng như của dân tộc, tái hiện lại bức
tranh lịch sử đúng như nó đã từng tồn tại. Việc nhận thức đúng các thời đại lịch sử
giúp các em phân kì được các giai đoạn lịch sử, hiểu rõ được bản chất của từng thời kì
lịch sử. Giai đoạn lịch sử thế giới cận đại với nhiều sự kiện lịch sử, đặc biệt là các
cuộc cách mạng tư sản đã đánh đổ chế độ phong kiến, mở đường cho chế độ tư bản


3

chủ nghĩa hình thành và trở thành hệ thống thế giới. Cách mạng tư sản với sự ra đời
của các bản Tuyên ngôn “ Tuyên ngôn độc lập của Bắc Mỹ, Tuyên ngôn Nhân quyền
và Dân quyền của Pháp” để lại những giá trị nhân văn cho tới bây giờ. Cách mạng tư
sản cũng đã sinh ra nước Mỹ, một đất nước có vị thế và tiếng nói ảnh hưởng rất lớn
trên trường quốc tế với sức mạnh của đồng đô la…
Tạo biểu tượng lịch sử với việc cụ thể hóa thời điểm xảy ra sự kiện lịch sử, sử
dụng tài liệu hiện vật, tài liệu văn học, tài liệu lịch sử địa phương, tiểu sử nhân vật
lịch sử…giúp học sinh hiểu đúng các sự kiện lich sử, bản chất của các sự kiện lịch sử,
nắm vững ghi nhớ sâu sắc những gì đã diễn ra trong một giai đoạn lịch sử của thế
giới.
Xuất phát từ những vấn đề lý luận và thực tiễn trên, tôi đã chọn đề tài “ Việc tạo
biểu tượng lịch sử trong giảng dạy các cuộc cách mạng tư sản thời cận đại ( lớp 10 chương trình chuẩn) trên địa bàn TP Đà Nẵng” để góp phần nâng cao hiệu quả

chương trình dạy - học lịch sử ở các trường THPT.
2. Lịch sử vấn đề
Đã có nhiều công trình nghiên cứu về vấn đề tạo biểu tượng trong dạy học lịch sử
ở trường THPT ở các mức độ khác nhau.
Các công trình lý luận về việc tạo biểu tượng lịch sử được trình bày trong các giáo
trình phương pháp dạy học lịch sử ở bậc Đại học, Cao đẳng. Điển hình nhất là cuốn “
Phương pháp dạy học lịch sử” của GS. TS Phan Ngọc Liên ( chủ biên), PGS. TS
Trịnh Đình Tùng, PGS. TS Nguyễn Thị Côi, xuất bản năm 2002. Trong chương V “
Hình thành tri thức lịch sử cho học sinh” có phần tạo biểu tượng lịch sử. Trong phần
này, tác giả cũng đã nêu khái quát những vấn đề liên quan đến việc tạo biểu tượng
lịch sử, về khái niệm, phân loại và các biện pháp sư phạm tạo biểu tượng lịch sử. Ở
mức độ chi tiết hơn có cuốn “ Tạo biểu tượng dạy học lịch sử thời Nguyễn cho học
sinh phổ thông”( 2005) ( Trích sách lịch sử nhà Nguyễn - một cách tiếp cận mới),
NXB ĐHSP Hà Nội, .
Tạo biểu tượng lịch sử sử dụng rất nhiều tài liệu văn học liên quan đến các bài học.
Liên quan đến vấn đề này có luận văn thạc sĩ của Hồ Phi Cường ( trường ĐHSP Huế)


4

với đề tài “ Sử dụng tài liệu văn học theo hướng phát huy tính tích cực của học sinh
trong dạy học lịch sư Việt Nam giai đoạn 1930 - 1945” ở trường THPT ( chương
trình chuẩn). Trong luận văn của mình, tác giả đã đưa ra những tác phẩm văn học có
giá trị trong giai đoạn 1930 - 1945 để diển tả lại bối cảnh lịch sử đất nước lúc bấy giờ.
Đây cũng là một trong những biện pháp sư phạm tạo biểu tượng lịch sử nhưng chỉ là
một phần nào đó của vấn đề. Do đó, chưa thể trình bày được hết các biện pháp sư
phạm cần được sử dụng để giảng dạy lịch sử.
Cũng với đề tài này có bài viết của PGS. TS Đặng Văn Hồ với bài viết “ Tạo biểu
tượng các nhân vật lịch sử - một biện pháp sư phạm hình thành tri thức lịch sử cho
học sinh” , đăng trên tạp chí lịch sử Đảng, số 5 ( 2007) . Bài viết cũng đã nêu bật

được một số biện pháp sư phạm tạo biểu tượng lịch sử, nhưng chỉ liên quan đến các
nhân vật lịch sử, chưa nhắc đến các biện pháp tạo biểu tượng khác. Ngoài các công
trình nghiên cứu và các bài viết của các tác giả về các hình thức và biện pháp sư phạm
tạo biểu tượng lịch sử nhưng cũng chỉ là một biện pháp, một hình thức nào đó, chưa
đầy đủ và hệ thống.
Như vậy, cho đến nay chưa có công trình nghiên cứu nào nghiên cứu một cách
công phu, đầy đủ các biện pháp sư phạm tạo biêu tượng trong việc giảng dạy các cuộc
cách mạng tư sản thời cận đại. Đây chính là vấn đề cần giải quyết của đề tài.
3. Đối tượng, phạm vi, mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài
a.

Đối tượng nghiên cứu
Việc tạo biểu tượng lịch sử để giảng dạy các cuộc cách mạng tư sản thời cận đại (

lớp 10 - chương trình chuẩn) ở trường THPT.
b.

Phạm vi nghiên cứu
Tạo biểu tượng lịch sử để giảng dạy các cuộc cách mạng tư sản ( lớp 10 - chương

trình chuẩn) trên địa bàn TP Đà Nẵng.
c.

Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu đề tài “ Việc tạo biểu tượng lịch sử để giảng dạy các cuộc cách mạng

tư sản thời cận đại” nhằm xác định những biện pháp, nội dung và hình thức sư phạm


5


phù hợp, giúp học sinh hiểu đúng bản chất của các sự kiện, hiện tượng lịch sử đã xảy
ra thời cận đại, nâng cao chất lượng dạy và học lịch sử ở trường THPT.
d.

Nhiệm vụ nghiên cứu

- Nghiên cứu chương trình lịch sử lớp 10 ở trường THPT để xác định mức độ, dung
lượng các sự kiện, hiện tượng lịch sử trong các cuộc cách mạng tư sản để vận dụng
vào việc giảng dạy.
- Tiến hành điều tra cơ bản về việc giảng dạy lịch sử thế giới cận đại ở các trường
THPT hiện nay.
- Tìm hiểu cơ sở lý luận về việc tạo biểu tượng lịch sử và ý nghĩa của nó.
- Lựa chọn và góp thêm những hình thức, biện pháp phù hợp trong việc giảng dạy
các cuộc cách mạng tư sản thời cận đại.
- Tiến hành thực nghiệm giáo dục để kiểm tra, đánh giá tính khả thi của đề tài.
4.

Phương pháp nghiên cứu
Cơ sở phương pháp luận của đề tài là lý luận chủ nghĩa Mác- Lênin và tư tưởng

Hồ Chí Minh về giáo dục nói chung và dạy học lịch sử nói riêng là những nguyên tắc
pháp lý của lý luận dạy học hiện đại.
Phương pháp nghiên cứu cụ thể:
- Nghiên cứu tài liệu: chúng tôi tìm hiểu các công trình nghiên cứu về lý luận dạy
học hiện đại của thế giới, tham khảo các công trình của tâm lý học và giáo dục học có
liên quan. Nghiên cứu các tài liệu lịch sử viết về các sự kiện, hiện tượng lịch sử, các
nhân vật, các tác phẩm văn học, các báo, tạp chí… có liên quan để tiến hành đề tài.
- Điều tra cơ bản: tiến hành điều tra tình hình giảng dạy của giáo viên và mức độ
nhận thức của học sinh về các sự kiện, hiện tượng, nhân vật lịch sử. Tất cả được điều

tra bằng câu hỏi trắc nghiệm.
- Thực nghiệm sư phạm: tiến hành giảng dạy thực nghiệm tại 3 trường phổ thông để
rút ra kết luận.
5. Đóng góp của đề tài
Khóa luận tốt nghiệp “ Việc tạo biểu tượng lịch sử trong giảng dạy các cuộc cách
mạng tư sản thời cận đại (lớp 10 – chương trình chuẩn) trên địa bàn thành phố Đà


6

Nẵng” góp phần quan trọng trong việc đưa ra phương pháp dạy học có hiệu quả
trong việc cung cấp kiến thức lịch sử cho học sinh, giúp học sinh ghi nhớ tốt hơn
các sự kiện, hiện tượng lịch sử, hiểu hơn về lịch sử dân tộc và lịch sử thế giới.
Ngoài ra, những biện pháp mà khóa luận đưa ra cũng góp phần làm cho bài học
lịch sử sinh động hơn, phong phú hơn, góp phần bổ sung vào phương pháp dạy
học tích cực của người giáo viên trong việc truyền thụ kiến thức cho học sinh.
6. Cấu trúc của đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phần phụ lục, đề tài gồm 3
chương trong phần nội dung.
Chương 1: Cơ sơ lý luận và thực tiễn của việc tạo biểu tượng lịch sử để giảng dạy
các cuộc cách mạng tư sản ở trường THPT ( lớp 10 - chương trình chuẩn) trên địa bàn
TP Đà Nẵng.
Chương 2: Các loại biểu tượng được sử dụng trong giảng dạy các cuộc cách mạng
tư sản thời cận đại ( lớp 10 - chương trình chuẩn) ở trường THPT
Chương 3: Một số hình thức và biện pháp sư phạm tạo biểu tượng được sử dụng
trong giảng dạy các cuộc cách mạng tư sản (lớp 10 - chương trình chuẩn) trên địa bàn
TP Đà Nẵng.


7


PHẦN NỘI DUNG
Chương 1 : Cơ sở lí luận và thực tiễn của việc tạo biểu tượng lịch sử để giảng dạy
các cuộc cách mạng tư sản thời cận đại ( lớp 10 – chương trình chuẩn) trên địa
bàn TP Đà Nẵng
1.1.

Cơ sở lí luận

1.1.1. Khái niệm biểu tượng, biểu tượng lịch sử
1.1.1.1.

Biểu tượng

Khái niệm biểu tượng là đối tượng nghiên cứu của nhiều ngành khoa học xã hội
khác nhau.
Theo từ điển Tiếng Việt (GS Hoàng Phê, chủ biên ) “biểu tượng là hình ảnh
tượng trưng, hình ảnh của nhận thức, cao hơn cảm giác, cho ta hình ảnh của sự vật
còn giữ lại trong đầu óc khi tác dụng của sự vật vào giác quan đã chấm dứt ”.
Theo từ điển tâm lí học “ Biểu tượng là hình ảnh của các vật thể, cảnh tượng và
sự kiện xuất hiện trên cơ sở nhớ lại hay tưởng tượng. Khác với tri giác, biểu tượng có
thể mang tính khái quát. Nếu tri giác chỉ mang tính hiện tại, thì biểu tượng liên quan
đến quá khứ và tương lai”.
Theo tâm lí học “ biểu tượng chính là những hình ảnh của các sự vật, hiện tượng
của thế giới xung quanh ta được giữ lại trong ý thức và hình thành trên cơ sở tri giác,
cảm giác xảy ra trước đó” [ 27;180].
Trong quá trình tri giác thế giới khách quan con người phản ánh sự vật, hiện
tượng xung quanh mình dưới dạng các hình ảnh và sự phản ánh đó mang tính trực
quan. Các hình ảnh mang tính trực quan đó luôn tác động lên các cơ quan thụ cảm
khác nhau của hệ thần kinh con người và được duy trì một khoảng thời gian nhất định

trong ý thức của họ. Với quan điểm trên P.A Đu-rích cho rằng “ Biểu tượng là những
hình ảnh của sự vật, hiện tượng của thế giới xung quanh được giữ lại trong ý thức và
hình thành trên cơ sở tri giác và cảm giác xảy ra trước đó”. Tuy nhiên, trong thực tế
các biểu tượng thường mờ hơn các tri giác và những dấu hiệu về sự vật, hiện tượng đã


8

được tri giác có thể không có trong biểu tượng. Quá trình tri giác luôn mang tính trực
quan cụ thể. Các hình ảnh biểu tượng được phản những đặc điểm bên ngoài của sự
vật, hiện tượng và trong những trường hợp khác nó phản ánh cả những đặc điểm bên
trong của sự vật.
Như vậy, biểu tượng là những hình ảnh của sự vật, hiện tượng của thế giới xung
quanh được hình thành trên cở sở cảm giác và tri giác đã xảy ra trước đó, được giữ lại
trong ý thức hay là những hình ảnh mới được hình thành trên cơ sở những hình ảnh đã
có từ trước. Biểu tượng không hoàn toàn là thức tế, bởi vì nó là sự xây dựng lại thực
tế sau khi đã được tri giác. Tuy nhiên, những hình ảnh đó cũng không hoàn toàn là kết
quả chủ quan xuất phát từ những hoạt động tâm lí của chủ thể. Biểu tượng chính là
hiện tượng chủ quan của đối tượng về hiện tượng khách quan đã được tri giác từ
trước.
1.1.1.2.

Biểu tượng lịch sử

Do đặc trưng của sự nhận thức lịch sử, học tập lịch sử không bắt đầu từ nhận thức
sinh động vì lịch sử là những cái đã qua, không thể trực tiếp quan sát quá khứ cũng
như tái tạo nó trong phòng thí nghiệm như toán học, vật lí hay hóa học . “ Học lịch sử
không thể trực quan, không thể tái diễn lịch sử trong phòng thí nghiệm” [ 2;56] Bởi
vậy việc học tập lịch sử phải bắt đầu từ việc nắm các sự kiện và tạo biểu tượng lịch
sử. Trong học tập lịch sử, không có biểu tượng nảy sinh từ trực giác đối với các sự

kiện, hiện tượng lịch sử mà việc hình thành nên những biểu tượng lịch sử phải dựa
trên những hiện tượng, sự kiện lịch sử mà con người đã được nhận thức từ trước để
nhằm tái tạo lại một cách chính xác và sinh động.
Để giúp học sinh nhận thức đúng lịch sử thì giáo viên cần phải tạo biểu tượng lịch
sử, bởi việc học tập lịch sử cũng tuân thủ theo quy luật chung của quá trình nhận thức
là đi từ nhận thức cảm tính lên nhận thức lí tính. Học sinh nhận thức thông qua việc
tạo nên hình ảnh về quá khứ bằng các hoạt động của giác quan: thị giác tạo nên những
hình ảnh trực quan, thính giác đem lại hình ảnh của quá khứ thông qua lời giảng của
giáo viên, từ đó giúp học sinh hình thành được biểu tượng thông qua những thông tin
mà giáo viên đưa ra. Như vậy, biểu tượng lịch sử là “ hình ảnh về những sự kiện,


9

nhân vật lịch sử, điều kiện địa lý .v..v. được phản ánh trong óc học sinh với những nét
chung nhất, điển hình nhất” [ 19;189 ].
Tuy nhiên, cần nhớ rằng biểu tượng lịch sử không chỉ gồm những biểu hiện bên
ngoài vô cùng đa dạng của hiện thực mà còn bao gồm những dấu hiệu của sự vật, hiện
tượng được phơi bày ra. Vì “biểu tượng không chỉ dừng lại ở việc miêu tả bên ngoài
mà còn đi sâu vào bản chất sự kiện” [ 19;52 ].
Việc tạo biểu tượng cho học sinh là một vấn đề khó khăn vì “ yêu cầu cơ bản của
dạy học lịch sử là phải tái tạo lại những hình ảnh về các sự kiện đúng như nó tồn tại,
mà những sự kiện đó học sinh không được trực tiếp quan sát, x a lạ với đời sống hiện
nay, với kinh nghiệm và hiểu biết của các em” [ 2;189 ]. Chính vì vậy, vai trò của
người giáo viên là vô cùng quan trọng “ giáo viên phải làm cho các sự kiện lịch sử
xích lại gần với khả năng hiểu biết của các em” .
Cũng như biểu tượng nói chung, biểu tượng lịch sử tái hiện những đặc trưng cơ
bản nhất của sự kiện, hiện tượng lịch sử. Biểu tượng lịch sử rất gần với khái niệm sơ
đẳng, chính là cơ sở để hình thành khái niệm cho học sinh.
1.1.2. Ý nghĩa, vai trò của việc tạo biểu tượng trong dạy học lịch sử

Lịch sử là những gì đã thuộc về quá khứ. “ Trong đời sống xã hội cũng như trong
thiên nhiên nói chung, không có cái gì trôi qua mà không có dấu vết”[ 24;176]. Dấu
vết lịch sử giúp con người ta hiểu rõ hơn về quá khứ, về những gì đã từng xảy ra. Việc
dạy học lịch sử nói chung và việc tạo biểu tượng lịch sử nói riêng tất cả đều nhằm
mục đích là giáo dục, giáo dưỡng và phát triển, tức là cung cấp kiến thức cho học
sinh, bồi dưỡng phẩm chất đạo đức, khả năng nhận thức và hành động của học sinh.
Biểu tượng lịch sử là một phần không thể thiếu trong tiến trình dạy học, góp phần
phát triển toàn diện tri thức và đạo đức cho học sinh.
1.1.2.1. Về mặt giáo dưỡng
Trong cuốn “Hệ tư tưởng Đức”, Các-mác và Eng-ghen đã xác định rằng “ Chúng
tôi chỉ thừa nhận một khoa học duy nhất đó là khoa học lịch sử” chính câu nói đó đã
giúp chúng ta thấy được tầm quan trọng đáng kể của bộ môn lịch sử. Bộ môn lịch sử


10

với những ưu thế của mình sẽ cung cấp những kiến thức khoa học, tạo cho học sinh
vốn kiến thức lịch sử nhất định để hiểu đúng lịch sử như nó từng tồn tại.
Học lịch sử cũng như các bộ môn khác, trước hết cần phải cung cấp kiến thức cho
học sinh, đảm bảo những kiến thức đó thực hiện đúng chức năng của mình là truyền
đạt cho học sinh những kiến thức về lịch sử dân tộc và lịch sử thế giới. Tạo biểu
tượng lịch sử cho học sinh là một trong những biện pháp hữu hiệu giúp học sinh có
thế ghi nhớ kiến thức lịch sử một cách tốt nhất.
Con người làm ra lịch sử và con người viết lại lịch sử. Trong lịch sử thì sự kiện
lịch sử là những việc để lại dấu ấn sâu sắc và đậm nét nhất. Cùng với các sự kiện lịch
sử thì nhân vật lịch sử cũng đóng vai trò vô cùng quan trọng, đó chính là yếu tố tạo
nên các sự kiện lịch sử. Mỗi loại sự kiện lịch sử phản ánh một mặt khác nhau của đời
sống xã hội. Sự kiện kinh tế phản ánh những biến cố, hiện tượng và quá trình của lịch
sử phát triển kinh tế của đời sống vật chất chất con người. Sự kiện chính trị phản ánh
những biến cố, hiện tượng và quá trình phát triển chính trị, đấu tranh giai cấp, sự hưng

thịnh và suy vong của các quốc gia. Các loại sự kiện này không đối lập nhau mà có
mối liên hệ, quan hệ chặt chẽ, giúp học sinh thấy được sự phong phú và đa dạng của
lịch sử xã hội, phát triển hợp quy luật. Ví dụ khi dạy bài “ Cách mạng tư sản Pháp
cuối thế kỉ XVIII” với sự kiện tấn công ngục Bax-ti ngày 14 – 7 – 1789. Sự kiện này
phản ánh những vấn đề chủ yếu của lịch sử, về những mối quan hệ, những mâu thuẫn
giữa các giai cấp trong xã hội Pháp trước cách mạng.
Cách mạng thành công đóng góp vai trò to lớn là quần chúng nhân dân, trong đó
người lãnh đạo đóng vai trò rất quan trọng. Từ các sự kiện lịch sử, giáo viên tạo biểu
tượng cho học sinh về các nhân vật lịch sử. Biểu tượng nhân vật lịch sử đúng đắn tức
là những biểu tượng phản ánh về nhân vật lịch sử - những cá nhân biểu tượng cho một
giai cấp hay một tầng lớp trong xã hội. Mỗi nhân vật lịch sử đại diện cho một giai
nhất định, ý chí và nguyện vọng của nhân vật đó đại diện cho cuộc đấu tranh giai cấp
mà họ đại diện. Ví dụ khi dạy bài “Thống nhất nước Đức”, giáo viên cần tạo biểu
tượng ngắn gọn về Bix-mac “ Đó là một con người độc đoán với bản tính cương
quyết, lại thông minh và xảo quyệt, là một nhà chính trị rất khôn khéo. Y là địa chủ


11

quý tộc người Phổ thuộc phái quân chủ chuyên chế, rất căm ghét giai cấp công
nhân”…Qua những biểu tượng về nhân vật Bix-mac, chúng ta có thể thấy rằng tuy là
một giai cấp đi ngược lại lợi ích của công nhân nhưng Bix-mac là một đại diện điển
hình của quý tộc địa chủ, người đã thực hiện thống nhất nước Đức từ trên xuống bằng
“sắt và máu”.
Việc giảng dạy các nhân vật lịch sử cho phép học sinh hiểu rõ hơn một số vấn đề
cơ bản của lịch sử dân tộc cũng như lịch sư thế giới. Nó phản ánh trình độ nhất định
lịch sử của một dân tộc, có tác dụng cụ thể hóa một số sự kiện lịch sử giúp cho ta có
cái nhìn khái quát về tình hình xã hội, trình độ phát triển của xã hội mà nhân vật đó
sinh sống.
Cùng với việc tạo tạo biểu tượng về sự kiện và nhân vật lịch sử, giáo viên còn

phải sử dụng nhiều biện pháp sư phạm tạo biểu tượng khác để bài học thêm sinh động
và cung cấp thêm kiến thức cho học sinh. Một bài học lịch sử, ngoài những sự kiện,
nhân vật thì còn có các biểu tượng khác như số liệu, tài liệu văn học, hình tượng hóa
sự kiện lịch sử…Tuy không nhiều nhưng cũng góp phần đáng kể trong việc cung cấp
thêm kiến thức lịch sử và kiến thức xã hội cho học sinh. Ví dụ khi dạy bài “ Cách
mạng tư sản Pháp cuối thế kỉ XVIII” người giáo viên có thể sử dụng số liệu lịch sử để
nói về sự chênh lệch dân số và quyền lợi của các giai cấp trong xã hội Pháp lúc bấy
giờ. “ Hai đẳng cấp có đặc quyền trong xã hội Pháp là tăng lữ và quý tộc chỉ chiếm
1% dân số nhưng lại giữ vị trí thống trị nước Pháp phong kiến và chuyên chế. Những
kẻ đại diện của hai tầng lớp này nắm tất cả những chức vụ cao nhất trong nhà nước
và sống trên thành quả lao động của người khác, đồi bại và đớn hèn trong sự nhàn
rỗi, không một chút lo nghĩ. Tăng lữ và quý tộc từ lâu đã trở thành bọn ăn bám xã
hội. Đẳng cấp thứ ba chiếm 99% dân số nhưng bị tước đoạt mọi quyền chính trị,
không được tham gia các cơ quan nhà nước, bị phụ thuộc và phải phục vụ cho các
đẳng cấp có quyền”[23;66]
Tạo biểu tượng lịch sử giúp học sinh bước đầu hình thành khái niệm lịch sử. Biểu
tượng lịch sử được tạo càng phong phú thì bài học sẽ càng trở nên sinh động, cụ thể


12

và lôi cuốn được sự chú ý, hứng thú học tập của các em làm cho kết quả học tập lịch
sử nâng cao hơn.
1.1.2.2. Về mặt giáo dục
Tạo biểu tượng lịch sử không chỉ cung cấp kiến thức cho học sinh mà “thông qua
những hình ảnh cụ thể, sinh động, có sức gợi cảm mới tác động mạnh mẽ đến tư
tưởng, tình cảm của các em” [ 19 ; 190] góp phần phát triển, hình thành nhân cách
cho học sinh. Không chỉ quan trọng về mặt giáo dưỡng,mà tạo biểu tượng còn phải
làm tốt chức năng giáo dục, bồi dưỡng tư tưởng, tạo đức cho các em “ góp phần đóng
góp quan trọng vào việc xây dựng con người mới, phục vụ đất nước, phục vụ xã hội”

[ 27 ; 5]. Sử học có ưu thế trong việc giáo dục tư tưởng, tình cảm đạo đức cho học
sinh thông qua những sự kiện, những sự kiện, những câu chuyện quá khứ.
“ Chúng ta bắt gặp trong lịch sử những câu chuyện bi thảm, những tình thế bất
ngờ, những số phận khác thường, ở đây trước mắt chúng ta hiện lên những con người
có những ước mơ, lo âu, những sự thành đạt và cả những tổn thất, bi kịch nữa. Ở đây
tất cả đều sẽ làm rung động tình cảm của con người” [ 32 ; 151]. Khả năng giáo dục
tình cảm của sử học nói chung và tạo biểu tượng lịch sử nói riêng đều bắt nguồn từ
một sự thật là trong khoa học lịch sử có những đặc trưng riêng biệt của việc giáo dục
tình cảm, đạo đức do nội dung của khoa học lịch sử và nội dung của việc giảng dạy ở
tường phổ thông quy định. Tạo biểu tượng lịch sử sẽ khơi dậy trong lòng học sinh
lòng trắc ẩn với những sự việc được nghe, được thấy. Khác với tôn giáo, đề ra phương
châm “ tin rồi biết”, chúng ta giáo dục thế hệ trẻ “ biết để tin”. Vì vậy tri thức lịch sử
kết hợp với tri thức của nhiều môn khoa học khác giúp học sinh có thể cảm nhận được
hết những nỗi cơ cực của con người dưới chế độ phong kiến thối nát.
Ví dụ, giáo viên có thể cho học xem bức tranh thân phận người nông dân Pháp
trước cách mạng. Hình ảnh người nông dân già nua, khắc khổ phải còng lưng cho bọn
lãnh chúa và giáo hội đè đầu cưỡi cổ với những bước đi xiêu vẹo cùng chiếc gậy
chống. Trong khi đó, bọn chúng thì cười vui vẻ, sung sướng trên sức lực của người
nông dân. Chính điều này cho học sinh thấy được thân phận bần cùng của người nông
dân dưới 2 tầng áp bức bóc lột của địa chủ và giáo hội…hình thành cho học sinh niềm


13

thương cảm với người nông dân và càng thêm thù ghét bọn quý tộc phong kiến chỉ
biết kiếm sống trên mồ hôi, nước mắt của người khác.
Tạo biểu tượng lịch sử không chỉ dạy cho học sinh tinh thần yêu nước, tự hào dân
tộc mà còn “ hình thành phẩm chất đạo đức, chính trị cho học sinh” và “ để cho các
em có những phẩm chất nhất định” . Các em sẽ học tập trước tiên ở các nhân vật lịch
sử những tấm gương anh hùng, nhũng con người đấu tranh cho độc lập của đất nước.

Ngoài ra, với các nhân vật nổi tiếng có tầm ảnh hưởng to lớn trên thế giới như
G.Oasinhtơn, Lin côn thì các em sẽ học tập được các ông sự tài tình trong việc lãnh
đạo, đưa đất nước đi qua những giai đoạn khó khăn nhất trên con đường phát triển.
Với Lin- côn các em sẽ học được ở ông tinh thần vượt qua mọi khó khăn, khả năng tự
học và vượt lên số phận... Mọi thành quả ông đạt được đều từ sự lao động nghiêm túc
và đầy cố gắng. Điều này giúp học sinh nhận thức được rằng muốn đạt được kết quả
cao trong học tập cũng như trong công việc đều cần phải có ý thức lao động nghiêm
túc và lòng say mê thực sự.
Biểu tượng lịch sử trong các cuộc cách mạng tư sản ngoài những tấm gương về
những lãnh tụ kiệt xuất trong phong trào đấu tranh thì còn có những nhân vật phản
diện đi ngược lại với nhân dân như vua Lui XVI trong cách mạng Pháp. Khi nói về
cuộc cách mạng tư sản Pháp, giáo viên cần tạo những biểu tượng điển hình nhất trong
cuộc đời ăn chơi phung phí của nhà vua, nguyên nhân dẫn đến sự thâm hụt nghiệm
trọng của ngân sách quốc gia. Vua sống trong cảnh sung sướng xa hoa trong khi nhân
dân bị phá sản phải lang thang kiếm sống khắp nơi. Chính điều đó đã hình thành nên
trong tâm tư của các em sự căm ghét đối với chế độ phong kiến thối nát đứng đầu là
vua và bọn quý tộc.
Cách mạng tư sản nổ ra ở các nước châu Âu và ở Bắc Mĩ, chuyển từ phương thức
sản xuất phong kiến lỗi thời, lạc hậu sang chế độ tư bản chủ nghĩa. Giáo viên có thể
liên hệ với Việt Nam lúc đó chế độ phong kiến đang thay thế từ triều đại này sang
triều đại khác và ngày càng trượt dài vào khủng hoảng. Chính các cuộc cách mạng tư
sản đã đưa phương Tây bước vào các cuộc cách mạng, các nền văn minh và đạt được


14

thành tựu rực rỡ như ngày nay. Nhận thức được điều đó sẽ thôi thúc các em học tập vì
sự nghiệp phát triển đất nước sau này.
Qua việc tạo biểu tượng lịch sử cùng với những câu chuyện có sức rung cảm
mạnh mẽ thì giáo viên có thể tác động tốt nhất đến tư tưởng và tình cảm của học sinh.

Qua đó, nhờ vào chức năng giáo dục mà việc giảng dạy lịch sử trở nên sinh động, đầy
đủ và có sức thuyết phục cao hơn.
1.1.2.3. Về mặt phát triển
Lịch sử với nhiều sự kiện xảy ra, đó là điều không dễ dàng cho học sinh khi học
lịch sử vì đó là những sự đã xảy ra trong quá khứ. Nhưng học lịch sử không phải là
việc học thuộc, ghi nhớ các sự kiện một cách máy móc mà phải hiểu và biết xâu chuỗi
các sự việc. Đó chính là chức năng phát triển của bộ môn, phát triển năng lực nhận
thức và hành động thực tiễn của học sinh.
Phát triển năng lực nhận thức của học sinh bao gồm nhiều yếu tố, trong đó quan
trọng nhất là phát triển tư duy. Engghen đã từng nói “ Lịch sử bắt đầu từ đâu thì tư
duy cũng bắt đầu từ đó”. Việc tạo biểu tượng lịch sử cho học sinh là yếu tố kích thích
khả năng tư duy của các em phát triển.
Tạo biểu tượng lịch sử góp phần bồi dưỡng quan điểm lịch sử cho học sinh. Quan
điểm lịch sử thể hiện ở chỗ : học sinh nhận thức được sự kiện nào cũng phải nhận
thức nó trong quá trình phát sinh, phát triển và kết thúc. Khi tạo biểu tượng lịch sử,
giáo viên cần phải đặc biệt chú ý tới những biểu tượng quan trọng, nổi bật nhất là
hoàn cảnh địa lí và nhân vật lịch sử. Nhân vật lịch sử bao giờ cũng được đặt trong
hoàn cảnh cụ thể gắn liền với những sự kiện cụ thể. Do đó khi nhận thức lịch sử, học
sinh không nói một cách chung chung mà hiểu rõ được quan điểm “chân lí bao giờ
cũng cụ thể”.[9; 364]
Khi giảng dạy một bài học lịch sử, giáo viên phải cung cấp đầy đủ cho học sinh
những tài liệu cần thiết. Về sự kiện lịch sử cần phải nêu rõ thời gian, không gian diễn
ra sự kiện, nguyên nhân, diễn biến, lãnh đạo, kết quả và ý nghĩa của sự kiện đó. Qua
đó bồi dưỡng cho các em khả năng nhận thức và đánh giá vai trò của các nhân vật,
bản chất sự kiện, xem xét sự kiện trong mối quan hệ nhiều mặt với các yếu tố xã hội.


15

Nhận thức đúng bản chất của sự kiện, nhân vật lịch sử, học sinh sẽ đi đến bước phát

triển cao nhất của tư duy là vận dụng kiến thức đã học để tiếp thu kiến thức mới và
vận dụng vào đời sống.
Tạo biểu tượng lịch sử với việc tạo nên sự nhận thức cụ thể về thời gian trong đó
diễn ra các sự kiện lịch sử, về sự đi lên hợp lôgic của lịch sử xã hội loài người cũng
như của dân tộc giúp cho học sinh trả lời được các câu hỏi trong tiến trình phát triển
đi lên của loài người, từ hình thái xã hội này sang hình thái xã hội khác. Việc tạo biểu
tượng nhân vật lịch sử cũng giúp các em khả năng phân tích, so sánh các sự kiện nhân
vật lịch sử. Với sự xuất hiện của hai tuyến sự kiện hoặc nhân vật đối lập nhau trong
lịch sử với những tính cách, đặc điểm riêng biệt cho học sinh những đối chứng xác
thực để so sánh, từ đó học sinh nắm được điểm giới hạn để phân biệt cái tích cực hay
tiêu cực, tiến bộ hay hạn chế.
Một tác dụng rất quan trọng nữa tác động đến các em khi tạo biểu tượng lịch sử là
rèn luyện cho các em tính tự học, tự tìm tòi khám phá các nguồn tài liệu khác nhau.
Việc tạo biểu tượng lịch sử sẽ đưa học sinh đến với nhiều nguồn tài liệu khác nhau
của tri thức xã hội từ địa lí, văn học, nghệ thuật. Nó sẽ cung cấp cho các em nhiều tri
thức mới lạ kích thích hứng thú học tập của các em. “ Kích thích trí tưởng tượng của
trẻ vươn lên những miền đất xa xôi, đầy triển vọng của nhận thức”. Ví dụ khi dạy bài
“Cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỉ XVIII” giáo viên sẽ cho học sinh tìm hiểu về bản
Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền của nước Pháp với khẩu hiệu nổi tiếng “ Tự
do – Bình đẳng – Bác ái”. Liên hệ với bản tuyên ngôn độc lập của Mĩ và của Việt
Nam để thấy được rằng trong các bản tuyên ngôn độc lập thì nội dung cơ bản nhất đều
liên quan đến con người, vì con người “ mọi người sinh ra đều có quyền bình đẳng,
tạo hóa cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được, trong đó có quyền được
sống, quyền tự do và mưu cầu hạnh phúc”... Những trích dẫn này có thể thu hút được
sự chú ý của học sinh và kích thích các em tự tìm hiểu về các bản tuyên ngôn nổi
tiếng, đầy tính nhân văn này.
Việc tạo biểu tượng lịch sử cho học sinh là một vấn đề khó khăn vì học sinh
không thể quan sát được những sự việc đã xảy ra trong quá khứ. Chính vì vậy, vai trò



16

của người giáo viên là hết sức quan trọng. Việc dạy học lịch sử cho học sinh phải có
tính nghệ thuật, nó thể hiện ở mục tiêu giáo dưỡng, giáo dục và phát triển. Thực hiện
tốt các chức năng này người giáo viên sẽ rèn luyện cho học sinh trở thành những con
người có tư duy độc lập, chủ động, tích cực trong suy nghĩ và hành động .
1.1.2. Các loại biểu tượng được sử dụng trong việc giảng dạy các cuộc cách
mạng tư sản (lớp 10 – chương trình chuẩn) ở trường THPT
Có nhiều cách phân loại biểu tượng lịch sử để giảng dạy. Theo PGS. TS Trịnh
Đình Tùng thì biểu tượng lịch sử được phân thành 4 nhóm sau: biểu tượng về hoàn
cảnh địa lý, biểu tượng về nền văn hóa vật chất, biểu tượng về nhân vật chính diện
cũng như phản diện, biểu tượng về thời gian, về những quan hệ xã hội của con người.
Trong cuốn “ Phương pháp dạy học lịch sử” của Phan Ngọc Liên ( chủ biên) và Trần
Văn Trị, GS Phan Ngọc Liên cũng phân chia biểu tượng thành 4 nhóm tương tự. Theo
chúng tôi, đối với các cuộc cách mạng tư sản thời cận đại ( lớp 10 – chương trình
chuẩn), do nội dung trong các bài chỉ đề cập chủ yếu đến sự kiện và nhân vật lịch sử,
không có yếu tố của nền văn hóa vật chất nên các loại biểu tượng được phân ra thành
3 nhóm: biểu tượng về hoàn cảnh địa lí, biểu tượng về nhân vật lịch sử, biểu tượng về
thời gian và các quan hệ xã hội của con người. Cụ thể:
Thứ nhất: biểu tượng về hoàn cảnh địa lí: thời điểm và địa điểm xảy ra sự kiện
Một sự kiện lịch sử bao giờ cũng diễn ra trong một không gian nhất định. Không
gian của sự kiện có thể là một khu vực rộng lớn, hoặc diễn ra trong phạm vi hẹp như
địa điểm của một trận đánh hay một cuộc khởi nghĩa. Vì vậy, tạo biểu tượng về hoàn
cảnh địa lý là yêu cầu bắt buộc trong dạy học lịch sử để xác định chính xác không
gian diễn ra sự kiện lịch sử. Nếu như học sinh không có những hình ảnh về hoàn cảnh
địa lý nơi xảy ra sự kiện lịch sử thì những những hiểu biết về sự kiện lịch sử đó trở
nên mơ hồ và không thể khắc sâu trong đầu óc học sinh, việc tạo biểu tượng sẽ không
thành công.
Các cuộc cách mạng tư sản trong chương trình lớp 10 địa điểm xảy ra sự kiện chủ
yếu là trong phạm vi đất nước dưới hình thức nội chiến, thống nhất đất nước hoặc



17

chiến tranh giành độc lập, nói một cách rộng hơn thì các cuộc cách mạng tư sản chủ
yếu diễn ra ở châu Âu và Bắc Mĩ.
Ví dụ khi dạy bài “Chiến tranh giành độc lập của các thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ” thì
giáo viên nên treo lược đồ 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ cho học sinh thấy được vị trí
của Bắc Mĩ cũng như các khu vực diễn ra các trận đánh quan trọng như Bô-xton, Phila-đen-phi-a, I-ooc-tao…thông qua đó, học sinh có thể thấy được vị trí quan trọng của
các địa điểm trên, vì sao các sự kiện lại diễn ra ở đó mà không phải là ở một nơi nào
khác. Hoặc với cuộc nội chiến ở Anh, giáo viên cũng có thể sử dụng Lược đồ cuộc
nội chiến Anh. Nhìn trên lược đồ, học sinh có thể thấy được lực lượng giữa phe ủng
hộ nhà vua và ủng hộ quốc hội chênh lệch nhau như thế nào, từ đó có thể đoán được
kết quả của cuộc cách mạng.
Thứ hai: biểu tượng về nhân vật lịch sử
Theo từ điển thuật ngữ lịch sử phổ thông: “Nhân vật lịch sử là người có một vai
trò nhất định trong một sự kiện lịch sử, một thời kì lịch sử” [15;301]. Nhân vật lịch
sử cũng là những con người với những đặc điểm tâm, sinh lí, là tổng hòa của các mối
quan hệ. Họ cũng có cuộc sống, có sở thích, đam mê như những người bình thường.
Song chỉ khác rằng hành động của họ có tác động đến lịch sử, đến xã hội mà thôi.
Hành động của họ có thể là phù hợp với nguyện vọng của quần chúng nhân dân, tạo
bước tiến cho lịch sử, nhưng cũng có thể những hành động đó đi ngược lại lợi ích của
quần chúng nhân dân, làm cản trở bước tiến của lịch sử. Tuy khác nhau ở hành động,
nhưng tất cả họ đều để lại dấu ấn trong lịch sử.
Nhân vật lịch sử trong các cuộc cách mạng tư sản bao gồm cả nhân vật chính diện
lẫn nhân vật phản diện, được phân thành 2 nhóm cụ thể như sau:
- Nhân vật chính diện đóng vai trò quan trọng trong các cuộc cách mạng tư sản :
Crôm-oen, Oasinhtơn, Rô-be-xpie, Bix-mac, Lin- côn…
Đây là nhóm nhân vật đại diện cho một thời đại gắn với những sự kiện tiêu biểu,
vì vậy cần thiết phải tạo biểu tượng cho học sinh. Tạo biểu tượng về nhóm nhân vật

này giúp học sinh cụ thể hóa được sự kiện lịch sử, từ đó hiểu bản chất của sự kiện.
Thông qua những việc làm của nhóm nhân vật này, học sinh có thể nhận biết được


18

tiến trình phát triển đi lên của cách mạng các nước hoặc và đánh giá được vai trò của
các nhân vật này đối với giai đoạn lịch sử của đất nước đó, nắm được bản chất giai
cấp mà nhân vật đó đại diện.
Ví dụ khi tạo biểu tượng về nhân vật Lin-côn, giáo viên cần cho học sinh biết rằng
ông được mệnh danh là “Người giải phóng vĩ đại” và là một tấm gương sáng trong
việc vươn lên vượt qua mọi hoàn cảnh khó khăn. Những việc làm của ông về việc bãi
bỏ chế độ nô lệ, cấp đất cho những người di cư có ý nghĩa hết sức to lớn trong việc
giải phóng con người và tạo cho họ một cuộc sống có tương lai hơn. Chính việc tạo
biểu tượng về Lin- côn cho học sinh thấy được một tấm lòng nhân ái của vị tổng
thống Mĩ tính tình trung thực, tài hùng biện, tinh thần bình đẳng màu da, và thành quả
tránh được sự phân hóa quốc gia. Chính điều này sẽ cho học sinh một bài học có ý
nghĩa thấy được rằng mỗi nghịch cảnh là một thử thách để ông vươn lên, mỗi lần thất
bại là một cơ hội học hỏi để thành công sau đó.
-

Nhân vật phản diện đi ngược lại lợi ích nhân dân: Sác-lơ I, Lui XVI
Cùng với nhân vật chính diện thì nhân vật phản diện cũng là một đại diện tiêu

biểu cho một giai đoạn phát triển đi lên của các cuộc cách mạng tư sản. Nhóm nhân
vật này chính là nhân tố làm trị trệ sự phát triển của lịch sử. Tạo biểu tượng về tuyến
nhân vật phản diện trong các cuộc cách mạng tư sản thời cận đại giúp học sinh biết
được bộ mặt thật của chế độ phong kiến, một chế độ thối nát kìm hãm sự phát triển
của con người, đẩy con người xuống vực sâu của xã hội.
Ví dụ khi giảng về cách mạng tư sản Anh, giáo viên có thể tạo biểu tượng về vua

Sác-lơ I. Thông qua những việc làm của vua cho học sinh thấy được vì sao cách mạng
tư sản Anh lại nổ ra và tính chất của cuộc cách mạng Anh là như thế nào. “ vua không
đếm xỉa đến đổi mới của tình hình, các vua triều đại Xchiua vẫn ngoan cố bảo vệ các
đặc quyền phong kiến và ra sức củng cố ngai vàng. Bất chấp khát vọng của giai cấp
tư sản muốn tự do kinh doanh, triều đình thi hành chế độ độc quyền trong sản xuất,
ngoại thương và một phần trong nội thương, đặt ra quy chế chặt chẽ để kiểm soát các
ngành công nghiệp, đàn áp và trục xuất tín đồ Thanh giáo, tiến hành chiến tranh đẫ m
máu với người dân Xcốtlen” [26;18]. Dù là nhân vật phản diện nhưng những nhân vật


19

này chính là đại diện tiêu biểu cho tầng lớp quý tộc phong kiến. Với việc tạo biểu
tượng về tuyến nhân vật này giáo viên sẽ đưa học sinh đi đến một khía cạnh khác của
xã hội mà ở đó cuộc sống khác xa với cảnh sống bần hàn, khốn khổ của người dân.
Từ đó giúp học sinh nhận thấy đây cũng chính là một mục tiêu mà cách mạng cần
phải lật đổ.
Thứ ba: biểu tượng về thời gian, về những quan hệ xã hội của con người
Cụ thể hóa thời điểm xảy ra sự kiện lịch sử, xác định về thời gian là một đặc điểm
của việc nhận thức một sự kiện lịch sử. Điều này giúp cho học sinh hiểu chính xác
hơn tính chất và ý nghĩa của các sự kiện. Với nhóm biểu tượng về thời gian và quan
hệ xã hội của con người, giáo viên có thể sử dụng biện pháp tạo biểu tượng đi cùng
như sử dụng số liệu lịch sử, tài liệu văn học…
Các cuộc cách mạng tư sản trong mỗi bài học đều được xác định thời gian một
cách cụ thể, điều đó sẽ giúp các em nắm bắt đầy đủ hơn về bản chất của các sự kiện.
Ví dụ khi dạy bài “Công cuộc thống nhất I-ta-li-a” cùng với những sự kiện với
ngày tháng đầy đủ thì học sinh có thể dễ dàng nhận thấy đó là cuộc cách mạng diễn ra
vào giữa thế kỉ XIX, đây là thời kì hoàn thành cách mạng tư sản ở châu Âu và châu
Mĩ.
Trong dạy học lịch sử, biểu tượng lịch sử về các mối quan hệ xã hội của con người

là loại biểu tượng trừu tượng nhất. Vì đây là những vấn đề khá phức tạp và có phần
trừu tượng của khoa học lịch sử. Muốn có được biểu tượng về nó thì học sinh phải có
khả năng tư duy cao và nhiệm vụ của người giáo viên là tạo điều kiện tối đa cho quá
trình tư duy của học sinh. Nếu làm tốt, chúng ta sẽ tạo cho học sinh biểu tượng cụ thể
về đời sống con người, về mối quan hệ giai cấp, về những mâu thuẫn trong xã
hội…qua các thời đại khác nhau. Để tạo biểu tượng về các mối quan hệ xã hội thành
công thì giáo viên có thể sử dụng biện pháp sử dụng số liệu lịch sử cụ thể. Ví dụ khi
dạy bài “ Cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỉ XVIII” giáo viên có thể sử dụng số liệu
của đạo luật hạn chế bầu cử của phái Lập hiến nhằm đề phòng quần chúng nhân dân
tham gia chính trị “ Dựa theo đạo luật này, nam giới trong cả nước được chia thành
công dân tích cực và công dân tiêu cực, chỉ có công dân tích cực mới được tham gia


20

bầu cử và tham gia quân đội quốc gia. Kết quả điều tra được công bố vào ngày 18 – 5
– 1791, trong số 260.000.000 nhân dân trong toàn quốc, công dân tích cực chỉ có
4.298.000 người. Trong số những người đàn ông đúng tuổi chỉ có 3.000.000 người có
đủ tư cách trên”[34 ;263]. Với những con số trên đây chúng ta có thể thấy được rằng
dưới sự thống trị của phái Lập hiến, số lượng người dân được tham gia chính trị là rất
ít ỏi, chỉ chiếm 1,65% dân số. Đó chính là những thủ đoạn của họ nhằm ngăn cản sự
nổi dậy của quần chúng nhân dân.
Trong các cuộc cách mạng hầu hết nguyên nhân dẫn đến cách mạng giống nhau,
đều bắt nguồn từ mâu thuẫn giữa phương thức sản xuất cũ và mới, cụ thể là giữa chế
độ TBCN đang lên và chế độ phong kiến lạc hậu. Ngoài ra ở một số nước còn có mâu
thuẫn dân tộc với các dân tộc ngoại bang thống trị. Ngoài mâu thuẫn dân tộc thì còn
một mâu thuẫn nổi bật là mâu thuẫn giai cấp, giữa các giai cấp trong xã hội có quyền
lợi khác nhau…Chính những mâu thuẫn đó dẫn đến bùng nổ các cuộc cách mạng tư
sản.
1.2. Cơ sở thực tiễn

Qua những điều rút ra từ lý luận đã giúp chúng tôi tìm hiểu thực tế của việc tạo
biểu tượng lịch sử trong các cuộc cách mạng tư sản thời cận đại cho học sinh lớp 10 ở
một số trường THPT trên địa bàn Đà Nẵng. Việc điều tra này nhằm tìm hiểu thực
trạng việc tạo biểu tượng lịch sử trong việc giảng dạy lịch sử của giáo viên và tình
hình nhận thức của học sinh về các biểu tượng lịch sử thông qua việc học lịch sử.
Về phía học sinh, chúng tôi xây dựng 10 câu hỏi trắc nghiệm ( xem phụ lục 1) để
kiểm tra 140 học sinh ở 3 trường THPT trên địa bàn Đà Nẵng là : Thái Phiên, Hòa
Vang và Phan Thành Tài năm học 2011 – 2012 với các mục đích sau:
- Tìm hiểu xem học sinh có nhớ các biểu tượng về sự kiện lịch sử trong các cuộc
cách mạng tư sản thời cận đại hay không? ( câu 2, 3, 4, 7 phụ lục 1)
- Học sinh có nhớ các sự kiện liên quan tới các nhân vật lịch sử hay không? ( câu
5, 8, 9, phụ lục 1)
- Thông qua điều tra học sinh xác định phương pháp của giáo viên có phù hợp hay
không?


21

Sau khi điều tra, chúng tôi tiến hành xử lí số liệu bằng phương pháp thống kê toán
học và kết quả thu được như sau: ( số liệu cụ thể xem ở phụ lục 2, ,3, 4)
Học sinh chưa nắm được các sự kiện cơ bản trong khóa trình lịch sử thế giới cận
đại, chưa hiểu rõ được bản chất của các sự kiện gắn với các nhân vật lịch sử cũng như
vận mệnh của đất nước, chưa nhận thức sâu sắc được tầm quan trọng của các cuộc
cách mạng tư sản thời cận đại. Do đó, ta nhận thấy rằng quá trình dạy học lịch sử chưa
đúng với đặc trưng bộ môn.
Về phía giáo viên, chúng tôi xây dựng 8 câu hỏi vừa trắc nghiệm vừa tự luận (
xem phụ lục 5) để thăm dò ý kiến của 14 giáo viên tại một số trường theo nội dung
như sau:
- Tìm hiểu quan điểm của các giáo viên về việc tạo biểu tượng trong giảng dạy
các cuộc cách mạng tư sản thời cận đại.

- Tìm hiểu xem giáo viên đã sử dụng phương pháp nào trong việc tạo biểu tượng
để giảng dạy các cuộc cách mạng tư sản thời cận đại.
- Thăm dò ý kiến của giáo viên về nguyên nhân tại sao học sinh ít nhớ về các biểu
tượng lịch sử thời cận đại.
- Tìm hiểu đề xuất của giáo viên về việc tạo biểu tượng để giảng dạy các cuộc
cách mạng tư sản thời cận đại nhằm nâng cao hiệu quả đối với việc dạy và học lịch sử
thế giới cận đại.
Thông qua việc xử lí và tổng hợp các phiếu điều tra thu được, chúng tôi nhận
thầy rằng : các thầy (cô) đều cho rằng việc tạo biểu tượng để giảng dạy các cuộc cách
mạng tư sản rất cần thiết có ý nghĩa rất quan trọng giúp học sinh tái tạo hình ảnh của
những sự kiện lịch sử xảy ra trên tất cả các lĩnh vực, đời sống vật chất, đời sống xã
hội – chính trị…Tạo nên sự nhận thức cụ thể về thời gian diễn ra các sự kiện lịch sử,
sự phát triển đi lên của xã hội loài người. Các thầy (cô) muốn tạo biểu tượng lịch sử,
đặc biệt là biểu tượng về nhân vật, sự kiện lịch sử nhưng do những điều kiện khách
quan cũng như chủ quan mà việc tạo biểu tượng lịch sử chưa đạt được kết quả cao.
Theo thầy (cô), việc tạo biểu tượng lịch sử hiện nay chưa đáp ứng được yêu cầu vì
còn thiếu tranh ảnh, thiếu nguồn tài liệu. Hơn nữa, thời gian trên lớp quá ít, kiến thức


22

lịch sử quá nhiều cũng là một yếu tố làm hạn chế trong việc truyền đạt kiến thức cho
học sinh.
Sở dĩ có tình trạng này là do nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan, nhưng
một vấn đề đáng nói nhất chính là do quan điểm xã hội, chưa đánh giá đúng vai trò
của bộ môn lịch sử. Lịch sử chỉ được xem như là một môn phụ nên chưa được chú
trọng nhiều trong học tập cũng như trong việc đầu tư giảng dạy. Chính những quan
điểm sai lầm đó đã dẫn tới tình trạng giảm sút chất lượng học sử như hiện nay.
Chương 2. Hệ thống các loại biểu tượng được sử dụng trong giảng dạy các cuộc
cách mạng tư sản thời cận đại ( lớp 10 – chương trình chuẩn )

2.1. Nội dung cở bản của lịch sử thế giới cận đại ( lớp 10 – chương trình chuẩn) ở
trường THPT
Nội dung cơ bản của lịch sử thế giới cận đại (lớp 10 – chương trình chuẩn) là sự
chuyển biến từ chế độ phong kiến sang chế độ tư bản chủ nghĩa, sự xác lập phương
thức sản xuất tư bản chủ nghĩa trên phạm vi thế giới.
Những cuộc cách mạng tư sản ở Tây Âu và Bắc Mĩ ( giữa thế kỉ XVI đến giữa thế
kỉ XIX) đã từng bước thiết lập hệ thống chính trị tư sản trong các quốc gia phát triển (
Anh, Mĩ, Pháp, Đức) rồi lan tỏa ảnh hưởng ra các nước với mức độ khác nhau ở châu
Âu, châu Mĩ latinh và châu Á. Cùng với sự hình thành nhà nước tư sản là trào lưu tư
tưởng về quyền con người và quyền công dân, các học thuyết về thể chế chính trị và
quyền tự do dân chủ, nổi bật là triết học Ánh sáng; các dòng văn học lãng mạn và hiện
thực phản ánh cuộc vận động lớn lao đó.
Thời kì này còn được đánh giá bởi cuộc cách mạng công nghiệp, mở đầu bằng
việc phát minh và sử dụng máy hơi nước vào sản xuất ở nước Anh cuối thế kỉ XVIII.
Một quá trình công nghiệp hóa diễn ra rầm rộ ở châu Âu làm thay đổi cách thức lao
động bằng tay sang sử dụng máy móc và từng bước hình thành một cơ cấu công
nghiệp hoàn chỉnh. Kết quả ấy dẫn đến những biến động lớn lao về đời sống xã hội
với sự tăng dân số, sự phát triển đô thị và điều quan trọng là sự hình thành giai cấp xã
hội mới.


23

Sự phát triển của chủ nghĩa tư bản gắn liền với quá trình thực dân hóa ở các châu
lục chậm phát triển. Từ các thuộc địa của người Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha trong thời
kì phát kiến địa lí đến hệ thống thuộc địa rộng lớn của người Anh, người Pháp…thì
không bị người phương Tây xâm lược và thống trị. Các nước châu Á, châu Phi không
đứng vững được trước làn sóng xâm lược ào ạt của các nước phương Tây lần lượt trở
thành các nước thuộc địa và phụ thuộc. Riêng Nhật Bản với cuộc Duy Tân Minh Trị
(1868) đã vượt qua thử thách đó vươn lên thành hàng ngũ đế vương.

Như vậy, cho đến trước cách mạng tháng Mười Nga, cả thế giới đã vận hành ở
những tầng cấp khác nhau, vị thế khác nhau trong vòng quay của những quy luật tư
bản chủ nghĩa.
Nội dung của các cuộc cách mạng tư sản thời cận đại chương trình lớp 10 đề cập
đến sự phát triển của nền kinh tế tư bản chủ nghĩa thời hậu kì trung đại dẫn đến bước
chuyển từ chế độ phong kiến sang chế độ tư bản chủ nghĩa. Các cuộc cách mạng nói
đến những mâu thuẫn gay gắt trong lòng chế độ phong kiến đang trên đường suy vong
và khủng khoảng. Những cuộc cách mạng còn nên lên vai trò to lớn của nhân dân,
động lực chủ yếu đưa cách mạng đi đến thắng lợi.
Lịch sử thời cận đại trong chương trình lớp 10, gồm 3 chương, chương I: Các cuộc
cách mạng tư sản ( từ giữa thế kỉ XVI đến nửa cuối thế kỉ XVIII), chương II: Các
nước Âu – Mĩ ( từ đầu thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX), chương III: Phong trào công
nhân ( từ đầu thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX), gồm tất cả 12 bài từ bài 29 “ Cách mạng
Hà Lan và cách mạng Anh” đến bài 40 “ Lê-nin và phong trào công nhân Nga đầu thế
kỉ XX”, tất cả có 15 tiết và 1 tiết kiểm tra 45’ ( không nằm trong phần các cuộc cách
mạng tư sản). Trong phần các cuộc cách mạng tư sản thời cận đại gồm 4 bài, bài 29,
30, 31 và 33, được phân phối trong 6 tiết học, tiết 37, 38, 39,40, 42 và 43. Trong đó
cách mạng tư sản Pháp được phân phối trong 2 tiết học ( tiết 39, 40) và bài Hoàn
thành cách mạng tư sản ở châu Âu và Bắc Mĩ giữa thế kỉ XIX cũng được phân phối
trong 2 tiết học (tiết 42 và 43) , còn lại các bài khác đều được phân phối trong một tiết
học. Với bài 39 và 43 thì điều này là hợp lí so với phần nội dung của 2 bài. Nhưng với
bài “Chiến tranh giành độc lập của các thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ” và bài “Cách mạng


24

Hà Lan và cách mạng tư sản Anh” đây là 2 bài với nhiều kiến thức nhưng lại phân
phối trong một tiết học là hơi ít, giáo viên bị hạn chế về thời gian nên khó có thể tạo
đầy đủ các biểu tượng có trong bài học.
Như vậy, theo chúng tôi với khối lượng kiến thức có trong mỗi cuộc cách mạng tư

sản thì cách phân phối chương trình như vậy vẫn chưa hợp lí lắm. Với khối lượng thời
gian trên lớp bị hạn chế thì người giáo viên sẽ bị chi phối trong việc sử dụng các biện
pháp sư phạm tạo biểu tượng để truyền đạt kiến thức cho học sinh.
2.2. Các loại biểu tượng được sử dụng trong giảng dạy các cuộc cách mạng tư
sản thời cận đại ( lớp 10 – chương trình chuẩn) ở trường THPT
Trong các cuộc cách mạng tư sản, các loại biểu tưởng chủ yếu được sử dụng là biểu
tượng về thời gian và địa điểm xảy ra sự kiện, biểu tượng về nhân vật lịch sử. Ngoài
ra còn có hình tượng hóa sự kiện lịch sử, sử dụng các tác phẩm văn học và lịch sử địa
phương.
Dưới đây là một số biểu tượng được sử dụng trong giảng dạy các cuộc cách mạng
tư sản
Bài

Các loại biểu

Những nội dung để tạo biểu tượng

tượng được sử
dụng
Cách mạng
tư sản Hà
Lan

- Biểu tượng về

- Cách mạng tư sản Hà Lan diễn ra vào giữa thế kỉ

hoàn cảnh địa lý XVI.
- Tháng 8 – 1566 nhân dân miến Bắc nê-đéc-lan nổi
dậy khởi nghĩa.

- Tháng 4 – 1572 quân khởi nghĩa làm chủ các tỉnh
phía Bắc
- Tháng 1 – 1579 đại biểu các tỉnh miền Bắc họp
hội nghị ở U-trếch, tuyên bố thống nhất tiền tệ, đo
lường...
- Tháng 7 – 1581 nước cộng hòa Hà Lan được thành
lập.


25

- Biểu tượng về - Vua philipII là vị vua hùng mạnh và giàu có nhất
nhân vật lịch sử

châu Âu vào nữa cuối thế kỉ XVI. Đế quốc của ông
gồm một phần nước Ý, Thụy Sĩ và trải dài khắp
Trung – Nam Mĩ.
Khi chiến tranh tôn giáo đang tàn phá ở châu âu,
Philip II là một tín đồ của Thiên chúa Cơ đốc. Ông
đã khiến thần dân tham gia vào nhiều cuộc chiến
nhưng hiếm khi ông để mục đích tôn giáo xen vào
các mục đích khác. Triều đại của ông là cái được
gọi là thời “kì vàng của Tây Ban Nha”. Tuy thế,
Philip II đã tiêu tốn quá nhiều của cải vào chiến
tranh nên đến khi ông qua đời thì kỉ nguyên quyền
lực và thịnh vượng của Tây Ban Nha cũng chấm
dứt.
- Khi cách mạng tư sản Hà Lan nổ ra và thắng lợi,
Philip II bị phế truất ngôi.


- Biểu tượng về - Sự phát triển của kinh tế tư bản chủ nghĩa từ thời
quan hệ xã hội hậu kì trung đại dẫn đến bước chuyển từ chế độ
của con người

phong kiến sang chế độ tư bản. Trong xã hội
Nêđeclan lúc này phân hóa thành nhiều giai cấp
khác nhau, chính sách thống trị của Tây Ban Nha
làm cho nhân dân Neđeclan mất tự do về chính trị,
bị đàn áp về tôn giáo và bị phá hoại về kinh tế. Tóm
lại do sự áp bức mang tính chất dân tộc của bọn
phong kiến Tây Ban Nha, mâu thuẫn giữa nhân dân
Nêđeclan với bọn thống trị ngoại lai này đã phát
triển tới mức cực kì gay gắt. Đồng thời, trong xã hội
Nêđeclan còn tồn tại mâu thuẫn giữa quan hệ TBCN
mới ra đời với chế độ phong kiến.


×