Tải bản đầy đủ (.docx) (105 trang)

Nho sĩ thăng bình, quảng nam dưới triều nguyễn qua tư liệu văn bia

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.22 MB, 105 trang )

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
KHOA LỊCH SỬ

ĐỀ TÀI:

NHO SĨ THĂNG BÌNH, QUẢNG NAM
DƯỚI TRIỀU NGUYỄN QUA TƯ LIỆU VĂN
BIA

Sinh viên thực hiện

: Nguyễn Thị Vũ

Lớp

: 14SLS

Chuyên ngành

: Sư phạm Lịch sử

Giảng viên hướng dẫn

: TS. Lê Thị Mai

Đà Nẵng, tháng 04 năm 2018


LỜI CẢM ƠN


Chúng tôi xin chân thành bày tỏ sự biết ơn đến các giảng viên, cán bộ khoa
Lịch Sử - Trường ĐH Sư phạm, ĐH Đà Nẵng đã giảng dạy, truyền đạt kiến thức lý
luận và thực tiễn quý hóa và giúp đỡ chúng tôi rất nhiều trong quá trình học tập.
Xin gửi lời cảm ơn đến thư viện trường ĐH Sư phạm, ĐH Đà Nẵng; thư viện
Thăng Bình; Uỷ ban nhân dân huyện Thăng Bình đã nhiệt tình cung cấp tài liệu tạo
điều kiện để tôi hoàn thành công trình.
Đặc biệt, chúng tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành, sâu sắc đến TS. LÊ THỊ
MAI, người cô, người mẹ đã tận tình hướng dẫn, động viên và giúp đỡ tôi trong
suốt thời gian thực hiện công trình này.
Cuối cùng tôi xin dành tình cảm yêu thương và biết ơn đến gia đình, người
thân và bạn bè đã quan tâm, ủng hộ tôi trong quá trình học tập và hoàn thành công
trình này.
Đà Nẵng, ngày 25 tháng 4 năm 2018
Tác giả

Nguyễn Thị Vũ


DANH MỤC BẢNG

Bảng 2.2.1 Số người Thăng Bình đỗ đạt trong các khoa thi dưới triều Nguyễn
(1813- 1918) và khoa thi Tân học 1936.................................................................................. 35
Bảng 2.2.2 Quê quán của những người đỗ đạt của huyện Thăng Bình dưới
triều Nguyễn....................................................................................................................................... 42
Bảng 2.2.3: Thống kê phẩm hàm và chức quan cao nhất của những người đỗ
đạt dưới triều Nguyễn.................................................................................................................... 45


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN

DANH MỤC BẢNG
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................
1.

Lý do chọn đề tài .....................................................................................................

2.

Lịch sử nghiên cứu vấn đề ......................................................................................

3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ..........................................................................
3.1.

Mục đích nghiên cứu .........................................................................

3.2.

Nhiệm vụ nghiên cứu ........................................................................

4.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ...........................................................................

4.1.

Đối tượng nghiên cứu.........................................................................

4.2.

Phạm vi nghiên cứu ...........................................................................


5.

Nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu .............................................................

5.1.

Nguồn tài liệu ....................................................................................

5.2.

Phương pháp nghiên cứu ...................................................................

6.

Đóng góp của đề tài ................................................................................................

7.

Cấu trúc đề tài .........................................................................................................

NỘI DUNG ................................................................................................................
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ VÙNG ĐẤT THĂNG BÌNH, QUẢNG NAM
VÀ NHO SĨ THĂNG BÌNH TRƯỚC TRIỀU NGUYỄN .....................................
1.1.

Khái quát về vùng đất và con người Thăng Bình .............................

1.1.1. Điều kiện tự nhiên .............................................................................................
1.1.2. Cư dân .............................................................................................................

1.1.3. Tình hình kinh tế, văn hóa, xã hội ...................................................................
1.1.4. Khái quát về lịch sử vùng đất Thăng Bình ......................................................
1.2.

Khái quát về tình hình giáo dục - khoa cử và nho sĩ huyện Thăng

triều Nguyễn ..............................................................................................................
1.3.

Khái quát về tình hình giáo dục - khoa cử dưới triều Nguyễn ........

CHƯƠNG 2: ĐỘI NGŨ NHO SĨ HUYỆN THĂNG BÌNH, QUẢNG NAM
DƯỚI TRIỀU NGUYỄN QUA TƯ LIỆU VĂN BIA ...........................................
2.1.

Khái quát về nguồn tư liệu văn bia của huyện Thăng Bình, Quảng

2.1.1. Hiện trạng .......................................................................................................


2.1.2. Số lượng........................................................................................................ 33
2.1.3. Niên đại......................................................................................................... 33
2.1.4. Nội dung........................................................................................................ 34
2.2. Đội ngũ Nho sĩ Thăng Bình, Quảng Nam dưới triều Nguyễn qua tư liệu văn bia
34
2.2.1. Số lượng và chức danh.................................................................................. 34
2.2.2. Quê quán và nguồn gốc xuất thân................................................................. 42
2.2.3. Sự nghiệp quan trường.................................................................................. 44
2.2.4. Đặc điểm, cốt cách........................................................................................ 47
2.3. Đóng góp của nho sĩ Thăng Bình, Quảng Nam dưới triều Nguyễn..................51

2.3.1. Về phương diện chính trị - ngoại giao........................................................... 51
2.3.1.1. Trị an.......................................................................................................... 51
2.3.1.2. Ngoại giao.................................................................................................. 56
2.3.1.3. Quân sự...................................................................................................... 58
2.3.2. Về phương diện văn hóa - giáo dục............................................................... 63
2.3.2.1. Dạy học...................................................................................................... 63
2.3.2.2. Xây dựng và trùng tu Văn miếu.................................................................. 65
2.3.2.3. Sáng tác thơ văn......................................................................................... 67
2.3.2.4. Một số đóng góp khác................................................................................ 68
2.3.3. Về phương diện kinh tế - xã hội..................................................................... 70
2.4. Một số nhận xét, đánh giá và bài học kinh nghiệm........................................... 76
2.4.1. Một số nhận xét, đánh giá............................................................................. 76
2.4.2. Bài học kinh nghiệm...................................................................................... 81
KẾT LUẬN............................................................................................................ 85
TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................ 87 87
PHỤ LỤC


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Từ xưa đến nay, trí thức là “vốn liếng quý báu của dân tộc”, là “niềm tự hào
vĩ đại của nhân loại”. Đây chính là đội ngũ đắc lực tham gia vào quá trình kiến
thiết đất nước. Mỗi một bước tiến của quốc gia luôn cần một nền giáo dục vững
chắc và đội ngũ trí thức đông đảo. Hơn hết, đầu tư cho giáo dục và bồi dưỡng nhân
tài là nhân tố xuyên suốt để thúc đẩy sự phồn vinh của đất nước, đem lại những đổi
thay căn bản và toàn diện nhằm theo kịp xu thế xã hội, nhất là trong môi trường hội
nhập quốc tế.
Lịch sử Việt Nam trải qua các vương triều đều luôn coi trọng hiền tài. Sự
phát triển của đội ngũ trí thức luôn gắn liền với sự thịnh suy của các triều đại. Nhận
thức được tầm quan trọng của hiền tài đối với đất nước cũng như kinh nghiệm từ

các triều đại trước, vương triều Nguyễn đã sớm chăm lo đến việc giáo dục, thi cử
trong cả nước. Bằng những chính sách phát triển giáo dục và bổ dụng người tài,
triều Nguyễn đã đào tạo được một đội ngũ trí thức phục vụ cho nhà nước chuyên
chế trung ương tập quyền.
Xét trong phạm vi một tỉnh, tầng lớp trí thức tập trung trí tuệ của tỉnh nhà.
Vùng đất Quảng Nam nói chung và Thăng Bình nói riêng vẫn được biết đến truyền
thống hiếu học, học giỏi, thành đạt. Sử triều Nguyễn cũng đã nhận xét Quảng Nam
là vùng đất “Học trò chăm học hành, quân tử giữ phận mà hổ thẹn việc bôn cạnh”
[9, tr.395 ]. Để đời nay tận mắt chứng thực công lao của các bậc nho sĩ, đồng thời
khuyến khích sự học của nhân dân trong vùng, người Thăng Bình xưa đã lập ra Văn
miếu. Văn miếu ra đời minh chứng cho giá trị tinh thần và tinh hoa của con người
nơi mảnh đất nắng gió miền Trung này; đồng thời cũng là dấu ấn văn hóa Nho học
của vùng đất Thăng Hoa. Cùng với thời gian, Văn miếu vẫn giữ nguyên giá trị, soi
vào hôm nay niềm tự hào về truyền thống học vấn của tiền nhân; bồi bổ, nuôi dưỡng
tâm hồn con người, nêu gương cho thế hệ mai sau gắng sức học tập. Đồng thời để
lại những bài học kinh nghiệm quý báu cho những nhà giáo dục và hoạch định
chính sách hiện nay của huyện Thăng Bình nói riêng và tỉnh Quảng Nam nói chung
về bổ dụng và đãi ngộ nhân tài nhằm đưa huyện nhà phát triển đi lên.
1


Hệ thống văn bia của Văn thánh Thăng Bình hiện được lưu giữ tại di tích
đình làng Hà Lam đã được nhóm các nhà nghiên cứu và Uỷ ban nhân dân huyện
Thăng Bình dày công sưu tập, giới thiệu, dịch thuật. Đó là nguồn sử liệu quan trọng
cho đến nay, chưa có nhà nghiên cứu nào khảo sát cụ thể, có hệ thống về nho sĩ
huyện Thăng Bình qua nguồn sử liệu này.
Xuất phát từ những lí do trên, tôi tìm hiểu đề tài: “Nho sĩ Thăng Bình, Quảng
Nam dưới triều Nguyễn qua tư liệu văn bia” làm đề tài khóa luận tốt nghiệp.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Những năm gần đây đã có nhiều công trình nghiên cứu về nho sĩ Quảng Nam

dưới triều Nguyễn, trong đó có huyện Thăng Bình. Liên quan đến đề tài: “Nho sĩ
Thăng Bình, Quảng Nam dưới triều Nguyễn qua tư liệu văn bia đã có một số công
trình nghiên cứu. Có thể chia thành các nhóm vấn đề sau:
Thứ nhất, nhóm các sử tịch viết về Quảng Nam dưới triều Nguyễn, trong đó
có huyện Thăng Bình như: “Tổng tập dư địa chí Việt Nam, tập III (Dư địa chí địa
phương)” của Bùi Văn Vượng; “Đồng Khánh địa dư chí”; Đại Nam liệt truyện, tập
4; “Đại Nam nhất thống chí”- Tập 2 hay “Đại Nam thực lục” của Quốc sử quán
triều Nguyễn; “Quốc triều hương khoa lục” của Cao Xuân Dục. Nhóm tác phẩm
này đã đề cập đến lịch sử hình thành, tình hình kinh tế, xã hội, văn hóa - giáo dục
của vùng đất Quảng Nam, trong đó có huyện Thăng Bình.
Thứ hai, có một số công trình viết về giáo dục, khoa cử Việt Nam trước năm
1945: Việt sử: Xứ Đàng Trong (1558 - 1777) - (Cuộc Nam tiến của dân tộc Việt
Nam) của Phan Khoang, Khoa cử và giáo dục Việt Nam của Nguyễn Quang Thắng,
Lịch sử nhà Nguyễn - một cách tiếp cận do Phan Ngọc Liên, Đỗ Thanh Bình,
Nguyễn Ngọc Cơ chủ biên, …
Thứ ba, một số tác giả đi sâu vào nghiên cứu một cách có hệ thống nhân vật
lịch sử Quảng Nam nói chung và các nhà khoa bảng Thăng Bình (tiểu sử, sự nghiệp
quan trường), như: “Quảng Nam đất nước và nhân vật” của Nguyễn Quang Thắng,
“Hà Đình Nguyễn Thuật - Tác phẩm” của Nguyễn Quang Thắng, Kỷ yếu Hội thảo
khoa học “Hà Đình Nguyễn Thuật - Danh nhân văn hóa” do Sở văn hóa - thông tin,

2


du lịch Quảng Nam và Uỷ ban nhân dân huyện Thăng Bình phối hợp tổ chức
hay“Danh nhân Thăng Bình” của Uỷ ban nhân dân huyện Thăng Bình.
Thứ tư, gần đây, nhóm các công trình nghiên cứu trực tiếp đề cập đến vấn đề
nho sĩ huyện Thăng Bình, Quảng Nam dưới triều Nguyễn như: “Bia văn thánh và
một số văn bia Hán Nôm tại huyện Thăng Bình” của Uỷ ban nhân dân huyện Thăng
Bình năm 2015. Tác phẩm này đã ghi chép vắn tắt họ tên và lý lịch của các nhà

khoa bảng huyện Thăng Bình từ khoa thi năm 1813 đến khoa thi cuối cùng năm
1918.
Tất cả các công trình trên đều có giá trị to lớn khi chúng ta nghiên cứu về
nho sĩ huyện Thăng Bình, Quảng Nam dưới triều Nguyễn. Mặc dù vậy, các công
trình đó vẫn chưa đề cập một cách có hệ thống và toàn diện về nho sĩ Thăng Bình
giai đoạn này. Trên cơ sở tiếp nhận nguồn tài liệu phong phú, kế thừa kết quả
nghiên cứu của các bậc tiền bối, tôi muốn nghiên cứu toàn diện và đưa ra những
nhìn nhận, đánh giá về nho sĩ huyện Thăng Bình, Quảng Nam dưới triều Nguyễn.
3.

Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu

Mục đích của đề tài là nghiên cứu một cách đầy đủ và hệ thống về:
-

Đội ngũ Nho sĩ, đặc điểm và đóng góp của Nho sĩ huyện Thăng Bình,

Quảng Nam dưới triều Nguyễn.
-

Qua nghiên cứu, đề tài rút ra bài học kinh nghiệm, đề xuất các kiến nghị

cho việc bồi dưỡng và phát triển đội ngũ tri thức hiện nay của huyện Thăng Bình,
Quảng Nam nói riêng và cả nước nói chung.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục đích trên, chúng tôi sẽ thực hiện các nhiệm vụ sau:
-

Tìm hiểu về huyện Thăng Bình, Quảng Nam trên các lĩnh vực: chính trị, kinh


tế - xã hội, văn hóa - giáo dục.
-

Làm sáng tỏ hệ thống đội ngũ Nho sĩ huyện Thăng Bình, Quảng Nam dưới

triều Nguyễn, chú trọng các bậc danh khoa, các nhà khoa bảng tiêu biểu.

3


-

Phân tích đặc điểm và những đóng góp của Nho sĩ Thăng Bình, Quảng Nam

dưới triều Nguyễn.
-

Nhận xét, đánh giá về Nho sĩ Thăng Bình, Quảng Nam dưới triều Nguyễn để

rút ra bài học kinh nghiệm cho việc bồi dưỡng và phát triển đội ngũ tri thức hiện
nay của huyện Thăng Bình, Quảng Nam nói riêng và cả nước nói chung.
4.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu chủ yếu là nho sĩ huyện Thăng Bình, Quảng Nam dưới
triều Nguyễn qua văn bia ở một số khía cạnh như: tiểu sử, quá trình tham gia khoa
cử, sự nghiệp quan trường, … và những đóng góp của họ đối với triều Nguyễn.

4.2. Phạm vi nghiên cứu
Về thời gian: Đề tài tập trung nghiên cứu về nho sĩ huyện Thăng Bình,
Quảng Nam dưới triều Nguyễn từ năm 1802 đến năm 1945.
Về không gian: Phù hợp với thời gian nghiên cứu, đề tài giới hạn phạm vi là
các nhà khoa bảng có xuất thân từ huyện Lễ Dương (về sau khi Cách mạng tháng
Tám 1945 thành công, được đổi tên thành huyện Thăng Bình), tương ứng với địa
bàn thành phố Tam Kì và các huyện Thăng Bình, Duy Xuyên, Hiệp Đức hiện nay.
5.

Nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu
5.1. Nguồn tài liệu

Để phục vụ việc nghiên cứu, tôi sử dụng nhiều nguồn tài liệu thành văn khác
nhau. Có thể phân chia thành các nhóm tư liệu sau:
Tài liệu chính yếu mà tác giả khai thác để thực hiện đề tài này là tư
liệu văn
bia: Bia văn thánh và một số văn bia Hán Nôm tại huyện Thăng Bình. Công trình đã
xuất bản năm 2015.
-

Các công trình cổ sử viết về nho sĩ huyện Thăng Bình, Quảng Nam dưới

triều Nguyễn như: Tổng tập dư địa chí Việt Nam, tập III (Dư địa chí địa phương),
Đại Nam nhất thống chí, Đại Nam liệt truyện, Đại Nam thực lục, Quốc triều hương
khoa lục.
4


-


Các công trình NCKH, tạp chí, các khóa luận tốt nghiệp, luận văn, luận án

có liên quan đến vấn đề nho sĩ huyện Thăng Bình, Quảng Nam dưới triều Nguyễn.
-

Các bài viết trong các tạp chí và những bài viết trên mạng Internet.

5.2. Phương pháp nghiên cứu
Với đề tài này, tôi dựa trên quan điểm sử học Macxit để tiến hành nghiên cứu
phương pháp lịch sử và phương pháp lôgic. Đồng thời, trên cơ sở các tài liệu thành
văn đã được thu thập, tôi tiến hành chọn lọc, phân loại và xử lí tư liệu sau đó sử
dụng kết hợp nhiều phương pháp, cụ thể: phương pháp thống kê phân loại, phương
pháp phân tích và tổng hợp, phương pháp điền dã thực tế, phương pháp so sánh, đối
chiếu.
6. Đóng góp của đề tài
Đề tài “Nho sĩ Thăng Bình, Quảng Nam dưới triều Nguyễn qua tư liệu văn
bia” là một công trình nghiên cứu có hệ thống, cung cấp cái nhìn tổng quát nhất về
nho sĩ huyện Thăng Bình, Quảng Nam nói riêng và triều Nguyễn nói chung cũng
như những đóng góp của họ cho địa phương, cho đất nước.
Bên cạnh đó, qua nghiên cứu, đề tài rút ra bài học kinh nghiệm cho việc bồi
dưỡng niềm tự hào quê hương và phát triển đội ngũ tri thức hiện nay của huyện
Thăng Bình, Quảng Nam nói riêng và cả nước nói chung.
Ngoài ra đề tài này, có thể dùng làm tài liệu tham khảo phục vụ cho công tác
nghiên cứu và học tập của sinh viên và những ai muốn đi sâu vào vấn đề này.
7.

Cấu trúc đề tài

Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, bố cục của đề tài gồm có
hai chương:

Chương 1: Tổng quan về vùng đất Thăng Bình, Quảng Nam và nho sĩ Thăng
Bình trước triều Nguyễn
Chương 2: Đội ngũ nho sĩ huyện Thăng Bình, Quảng Nam dưới triều
Nguyễn qua tư liệu văn bia

5


NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ VÙNG ĐẤT THĂNG BÌNH, QUẢNG NAM
VÀ NHO SĨ THĂNG BÌNH TRƯỚC TRIỀU NGUYỄN

1.1. Khái quát về vùng đất và con người Thăng Bình
1.1.1. Điều kiện tự nhiên
Thăng Bình là một huyện phía Đông tỉnh Quảng Nam, huyện lỵ là thị trấn Hà
Lam. Phía bắc giáp huyện Quế Sơn và Duy Xuyên, phía nam giáp huyện Phú Ninh
và thành phố Tam Kỳ, phía tây giáp huyện Hiệp Đức, Tiên Phước, phía đông giáp
biển Đông. Thăng Bình ở toạ độ 15030’ đến 15059’ vĩ độ Bắc và từ 10807’ đến
108030’ kinh độ Đông.
Địa hình huyện thấp dần từ tây sang đông, hình thành nên các dạng địa hình
của tỉnh Quảng Nam: miền núi; vùng đồng bằng trung du bán sơn địa và vùng ven
biển.
Vùng đất phía Tây gồm các xã Bình Lãnh, Bình Trị, Bình Định, Bình Phú,
Bình Quế..., có địa hình đồi núi và bán sơn địa, có độ dốc lớn, đất đai bạc màu hoặc
bị laterit hóa. Đây là nơi tập trung các ngọn núi của huyện Thăng Bình như: La
Vang (nay là Chóp Chài), La Nga, Cẩm Yên, Hà Lam, Chử Dương, Xuân Mỹ, Gia
Phúc, An Thái, Khánh Sơn, Lâm Phu, … có hướng chủ yếu là tây đông, độ cao
trung bình khoảng 500 m. Quốc Sử quán triều Nguyễn đã ghi chép rất tỉ mỉ các
ngọn núi này trong Đại Nam nhất thống chí như sau:
“Núi La Vang: ở cách huyện Lễ Dương 24 dặm về phía Tây, tục gọi núi

Chóp Chài. Phía Tây Bắc có nhiều ngọn núi, đầu ngọn này cao hơn cả, gọi là chợ
Gò Mi.
Núi Cẩm Yên: ở phía Tây huyện Lễ Dương, thế núi dăng dài, cây cối xanh
tốt, quanh núi có dân cư.
Núi Hà Lam: ở cách huyện Lễ Dương một dặm về phía Tây.
Núi Chử Dương: An Nam chí chép là địa phận huyện Lê Giang, nay là
huyện Lễ Dương, tên núi ngày nay không rõ.
6


Núi Xuân Mỹ: ở cách huyện Lễ Dương 8 dặm về phía Tây, phía Đông là núi
Bình Yên, núi Phú, phía Tây Bắc là núi Xuân Sơn.
Núi Gia Phúc: ở cách huyện Lễ Dương 13 dặm về phía tây nam, thế núi
chạy dài, gần đấy có núi Phượng Sơn, núi Đồ Sơn, núi An Tây, núi Tây Mỹ và núi
Ân Xá.
Núi An Thái: ở cách huyện Lễ Dương 23 dặm về phía nam, giữa cánh đồng
cát nổi vọt lên, thế núi cao vót, cây cối um tùm.
Núi Khánh Sơn: ở cách huyện Lễ Dương 23 dặm về phía nam, giữa cánh
đồng cát nổi vọt lên, thế núi cao vót, trên núi có chùa gọi là chùa Khánh Sơn, gần
đấy có núi Ấn, núi Cấm và núi Quy.
Núi Lâm Phu: ở cách huyện Lễ Dương 11 dặm về phía tây, thế núi dăng dài,
cây cối xanh tốt, phía đông bắc có khe chảy về phía tây, đổ vào sông Thu Bồn, có
chợ gọi là chợ Đồng Tranh, phía tây gần đấy có núi Phú Bình và núi Trung An” [9,
tr. 412 - 413].
Ngoài phần núi, địa hình đồi gò thấp (cao trung bình 200m) chiếm phần lớn
diện tích còn lại của khu vực này. Nhưng đất ở đây dễ bị rữa trôi, bạc màu, laterit
hóa, thường tập trung các loại cây như rang, sim, mua…. Xen giữa các hệ thống gò
đồi là những cánh đồng chân núi nhỏ hẹp và là nơi tập trung các thôn xóm. Người
dân tiến hành canh tác lúa nước, nhưng mỗi năm chỉ một vụ lúa do khó khăn về
nguồn nước tưới. Những năm gần đây nhờ các công trình thủy lợi nên nâng lên 2 vụ

nhưng năng suất vẫn còn thấp do đất đai kém màu mỡ. Với một loại rừng nhiệt đới
xanh bốn mùa, cây cối tươi tốt, um tùm biến rừng ở đây không chỉ là lá phổi xanh
chen chắn, bảo vệ người dân trong vùng, mà trở thành chiến khu, căn cứ địa trong
những năm chống Pháp; đồng thời trở thành nơi đóng quân, dừng chân của cán bộ,
bộ đội trong kháng chiến chống Mỹ.
Phía Đông giáp biển Đông, có chiều dài 25 km, thấp phẳng, phần lớn là cát
trắng, nhiều cồn cát, bãi biển đẹp. Phía bên trong những dãi cồn rộng lớn này bao
giờ cũng có những đầm hồ dài và hẹp, nguyên là di tích những vụng biển cũ. Từ
những dải cồn cát đi về phía nam, những đầm hồ được cải tạo và nối lại thành con
đường giao thông thủy nội địa. Nhờ những bàu, hồ, sông mà người dân đến định cư,
tạo nên những làng mạc đông đúc, đặc biệt là những làng nghề chài lưới, đánh cá,
7


vừa ở biển, nuôi trồng thủy sản. Mô tả sinh hoạt của Xứ Quảng Nam, Dương Văn
An thời nhà Mạc có chép: “... biển thì cá, muối là kho vô tận… của thổ ngơi đã sẵn
thứ rượu tăm rất ngon. Hải vị sơn hào của nhiều chan chứa. Cá tôm sẵn ở sông bể,
gỗ lấy ở núi rừng. Xóm làng trù mật, nên gà, chó từng đàn; cỏ, nước ngon lành nên
trâu bò béo tốt. Sông hồ lầy lội, đi thuyền tiện hơn đi chân; đất cát phì nhiêu, được
thóc không cần khó nhọc...” [20, tr.14].
Đồng bằng Thăng Bình trải ra hai bên quốc lộ, là vùng đất phù sa tương đối
màu mỡ, nhất là khu vực phía nam của huyện (tương ứng với các xã Bình Nguyên,
Bình Tú, Bình Trung, Bình An… ngày nay). Trong đó, một diện tích đáng kể đã
được khai thác sớm từ thời Champa, trước khi có người Việt đến định cư. Dải đất
phù sa này do sông Thu Bồn và các nhánh của nó đã bồi nên, không chỉ hình thành
nên đồng bằng Thăng Bình mà còn tạo nên một chuỗi đồng bằng lớn nhỏ của vùng
đồng bằng Quảng Nam - Đà Nẵng, nối tiếp nhau chạy dọc đến tận cửa sông Hội An,
nằm dịch về phía biển. Trong đó, vùng đồng bằng rộng Quảng Nam - Đà Nẵng bị
thu hẹp tại huyện Thăng Bình, trước khi mở rộng ra ở vùng đồng bằng lân cận (Tam
Kỳ). Trong Địa chí Quảng Nam - Đà Nẵng có đề cập đến các đồng bằng lớn nhỏ

này: “Đồng bằng Quảng Nam - Đà Nẵng là một vụng biển cũ (trong thực tế là một
đới địa máng cũ) cắm sâu vào giữa hai khối nối Hải Vân và Ngọc Linh như một cái
nêm lớn. Sau khi nước biển rút, do vận động nâng lên của Trường Sơn, sông Thu
2

Bồn và các nhánh sông của nó đã bồi nên một vùng đất rộng 540 km , diện tích
này bao gồm cả vùng cửa sông Hội An, nằm dịch về phía biển. Đồng bằng này thu
hẹp lại ơ huyện Thăng Bình, rồi mở rộng ra - tuy vẫn giữ một dạng dải đất phù sa
2

chạy dọc theo sông Tam Kỳ - ở đồng bằng cũng mang tên ấy rộng 510km . Đây là
vùng tập trung dân cư sớm nhất và đông nhất qua nhiều thế kỷ” [6, tr.49].
Về giao thông, sông Ly Ly và sông Trường Giang là hai điểm giao thông cầu
nối giữa các địa phương trong và ngoài huyện, trước khi có tuyến đường bộ. Theo
sách Địa chí Quảng Nam - Đà Nẵng: “Sông Ly Ly, dân gian thường gọi là sông Rù
Rì, do dọc theo bờ biển và trên những bãi bồi giữ sông có nhiều cây rù rì mọc, một
loại thảo mộc cao từ một đến ba mét, đặc biệt có bộ rễ rất khỏe, cắm sâu trong lòng
đất. Cây Rù Rì ngập chìm trong nước nhiều ngày vẫn không chết. Sông Ly Ly có lưu
2

vực rộng 200 km , dài khoảng 40 km, bắt nguồn từ núi Chom, nằm
8


giữa Quế Sơn và Hiệp Đức và Hòn Tàu (Đại Nam nhất thống chí gọi là Tào Sơn)
chảy trên đất Quảng Nam theo hướng Tây Nam đến Đông Bắc, nhập vào sông Bà
Rén tại thôn Phú Trung (xã Duy Thành). Vào mùa lũ sông này mới có nhiều nước,
3

còn mùa khô thì rất ít nước, có khi chỉ không đầy 1 m /s, nguyên do phần lớn bên

dưới là tầng đá gốc, nên nước ngầm rất ít. Hiện nay, ở phía Thượng nguồn hồ chứa
3

nước Việt An trên Khe Lâu đã được xây dựng, với dung tích gần 30 triệu m khối.
Hồ này cung cấp nước tưới cho vùng Thăng Bình và Quế Sơn, nhờ đó dòng chảy
của sông Ly Ly vào mùa khô có thể tăng lên” [6, tr.60- 61]. Hiên nay, sông Ly Ly
bắt nguồn từ núi Hòn Tàu (Quế Sơn) chạy dọc ven phía Bắc của huyện qua các xã
Bình Lãnh, Bình Trị, Bình Định Bắc và Bình Quý rồi xuôi dần ra Cửa Đại (Hội An).
Cùng với đó, hồ Việt An được đưa vào sử dụng, nhằm phục vụ tưới tiêu nông
nghiệp và sinh hoạt của nhân dân Thăng Bình và địa phương lân cận (Quế Sơn).
Sông Trường Giang chạy dọc tuyến ven biển, sông có chiều dài khoảng 60
km, nối hạ lưu hệ thống sông Vu Gia - Thu Bồn ở phía bắc với hạ lưu hệ thống sông
Tam Kỳ - An Tân ở phía nam. Nguồn nước của Trường Giang được thu nhận từ hai
hệ thống sông này. Trường Giang không có đầu nguồn, chạy song song với bờ biển
theo chiều bắc - nam, được ngăn cách với biển bởi dải cồn cát rộng lớn, tạo thành
con đường giao thông thủy nội địa cho ghe thuyền đi lại. Nói về sông này, “sách
Đại Nam nhất thống chí (bản thời Duy Tân) gọi là sông Phước Toàn nằm ở phía
Đông huyện Lễ Dương, từ hạ lưu Sài giang (sông Chợ Cũi) chảy đến cửa biển Đại
An (cửa An Hòa), ghe thuyền vẫn lưu thông được” [6, tr.64]. Trường Giang có vị trí
cầu nối quan trọng, giữ vai trò huyết mạch giao thông của xứ Quảng. Khi chưa có
quốc lộ 1A và con đường sắt, thì việc vận chuyển hàng hóa và cả hành khách từ
phía nam Tam Kỳ ra Hội An do sông Trường Giang đảm nhiệm. Các hàng lâm thổ
sản từ Trà My, Tiên Phước, Phước Sơn được đưa về tận Tam Kỳ, hay Chợ Được
bằng đường bộ, sau đó đưa xuống thuyền chuyển tiếp về Hội An hay ra Đà Nẵng.
Trường Giang thông thương cả trăm chợ và các điểm buôn bán ven các sông xứ
Quảng. Vì vậy, dọc theo hai bên bờ sông Trường Giang, nhiều chợ được mọc lên từ
rất sớm như chợ Bà, chợ Lạc Câu, chợ Được, chợ Tam Ấp, chợ Tây Giang, chợ Bến
Đá, chợ Bàn Thạch… Hơn nữa, sông này chịu sự tác động của thủy triều ở hai đầu
là Cửa Đại ở phía Bắc và cửa An Hòa ở phía nam, nên cá tôm nước lợ trên sông này
9



rất ngon. Hiện nay, sông Trường Giang chảy qua các xã Bình Dương, Bình Giang,
Bình Đào, Bình Triều, Bình Sa, Bình Hải, Bình Nam rồi đổ ra cửa An Hòa (Núi
Thành) và Cửa Đại (Hội An), góp phần thúc đẩy giao lưu đường thủy của các xã
ven biển. Bên cạnh đó, còn có nhiều ao hồ, bàu nước tạo nên nguồn nước dồi dào,
lưu lượng phù sa tương đối khá, tạo thuận lợi cho canh tác và nuôi trồng thủy, hải
sản. Ngoài ra, Trường Giang còn có nhiều ao, hồ, bàu nước tạo nên nguồn nước dồi
dào cùng nhiều tôm, cua, cá và các loài thủy sản nước lợ phong phú. Đây là điều
kiện thuận lợi canh tác và nuôi trồng thủy, hải sản. Nhiều làng chài đã sớm có mặt
theo ven sông, sinh sống bằng nghề đánh bắt cá, tôm tự nhiên. Mặt khác, các con
suối nhỏ trong từng dải rừng phía Tây trở thành mạch nguồn cung cấp nước cho các
hồ chứa nước như La Nga - Cao Ngạn (Bình Lãnh), hồ Đông Tuyển (Bình Trị), hồ
Phước Hà (Bình Phú), phục vụ cho nông nghiệp và sinh hoạt của người dân.
Ngoài hai con sông có ý nghĩa chiến lược trên, thì Thăng Bình còn được biết
đến với sông Kế Xuyên, nằm “cách huyện Lễ Dương 20 dặm về phía Nam, nguồn
ra từ núi Đồng Linh, qua giang phận hai xã An Thái và Thạch Tân, lại chảy về phía
đông nam qua xã Kế Xuyên, rồi đổ ra cửa biển Đại Chiêm” [9, tr. 423- 424]. Hiện
nay, sông Kế Xuyên không chỉ cung cấp nước sinh hoạt cho nhân dân xã Bình
Trung, Bình Hải… mà còn cải thiện bữa ăn, kinh tế của nhân dân ven sông.
Sách Đại Nam nhất thống chí cũng cho biết thêm về kênh Phú Xuân, kênh
Địch Thái, Kênh Đức An đều là những kênh tiếp nước cho sông Kế Xuyên. Dọc
theo các con sông, kênh nhiều bến đò và cầu được xây dựng, nhằm đáp ứng nhu cầu
đi lại và giao lưu giữa nhân dân các địa phương, nhất là tạo điều kiện thuận lợi để di
chuyển đến trung tâm của huyện. Trong đó, “Đò Phúc Toản…. Đò Quảng Phú, đò
Bình An, và đò Trà Lý Tây đều ở huyện Lễ Dương” [9, tr.444]; các cầu: cầu Khe
Nhỏ, chợ Phố, Cầu Kế Xuyên, Cầu Địch Thái; được vua nhà Nguyễn xây dựng
trong thời gian trị vì. Ngoài ra, còn có “Đập Kế Xuyên: cách huyện Lễ Dương 32
dặm về phía Nam, ở thượng lưu và hạ lưu khe có đập chứa nước tưới ruộng” [9,
tr.445].

Ngoài ra, Thăng Bình có tuyến Quốc lộ 1A và đường sắt Bắc - Nam chạy
ngang qua. Tuyến đường 16, nay là Quốc lộ 14E - đường liên xã, liên huyện nối thị
trấn Hà Lam với các xã phía tây, nối Thăng Bình với các huyện Hiệp Đức, Quế
10


Sơn, Tiên Phước, Phước Sơn... và các tỉnh (Đường Hồ Chí Minh), rồi thông thương
tuyến Bắc - Nam. Đây là tuyến đường huyết mạch nối liền Đông Tây, là con đường
chiến lược của những năm chiến tranh bảo vệ Tổ quốc. Trong thời bình, đây là
tuyến đường thuận lợi để giao lưu vùng miền, tạo thế chủ động phát triển kinh tế,
văn hóa - xã hội của huyện. Ngoài ra, còn có các con đường ngang, đường dọc nối
liền 3 vùng trong huyện với các huyện tiếp giáp như: Tam Kỳ, Phú Ninh, Tiên
Phước, Hiệp Đức, Quế Sơn, Duy Xuyên; có một hệ thống các tuyến đường nối liên
xã, liên thôn đã được bê tông hóa trên 50% tạo điều kiện thuận lợi cho việc đi lại,
vận chuyển, lưu thông hàng hóa giữa các địa phương và phục vụ đời sống dân sinh.
Thăng Bình có khí hậu nhiệt đới gió mùa, với độ ẩm trung bình năm vượt
quá 80%, lượng mưa trung bình năm đạt 2.000 mm. Giống nhau về dạng địa hình,
nên nhìn chung, khí hậu Thăng Bình cũng chung kiểu khí hậu của tỉnh Quảng Nam,
đó là: “Khí trời nóng nực, nhiều tạnh ít mưa, chất đất phù bạc, nhiều khô khan ít
màu mỡ. Hết tháng chạp thì gió đông nổi, tiết kinh trập thì mưa xuân nhuần, gió
nam mạnh về mùa hạ, gió bắc rét về mùa đông, mùa thu gió mát mà hay mưa lụt
(các tháng 8, 9, 10 thường hay mưa lụt), mưa đông hết lụt thì bãi sông bằng phẳng,
tức là hết kì mưa lụt)… Thỉnh thoảng cũng có gió bão. Gần núi rừng thường hay
lam chướng, ven sông biển thì có thủy triều lên xuống. Thổ nghi mùa màng thì có
năm bực: ruộng hạ thì mùa đông cấy, mùa hạ gặt; ruộng thu thì mùa hạ cấy, mùa
thu đông gặt. Ruộng hạ, ruộng thu đã gặt về mùa hạ, lại gặt về mùa thu; ruộng cao
thì một phần gặp về tháng 3, tháng 4, tháng 5, một phần gặt về tháng 10, tháng 11.
Phần nhiều theo thời tiết mà cày cấy” [9, tr.393 - 394]. Như vậy, khí hậu ở đây chia
thành 2 mùa rõ rệt trong năm. Mùa khô bắt đầu từ tháng 2 đến tháng 8, với nắng
nóng, nhiệt độ cao do chịu ảnh hưởng của gió phơn Tây Nam từ hạ Lào thổi về, làm

đất đai khô hạn, nứt nẻ, khí trời oai bức. Thời tiết các xã vùng cát như Bình Sa,
Bình Nam, Bình Hải, Bình Dương trở nên ngột ngạt vào mùa này. Mùa mưa bắt đầu
từ tháng 8 đến tháng 12 với những trận mưa có cường suất lớn, có khi lên đến gần
500 mm (thường vào tháng 10). Mưa thường đi đôi với bão chủ yếu các tháng 8-10.
Hằng năm có từ 10 - 12 cơn bão đổ vào hoặc phải chịu ảnh hưởng của bão và lũ lụt,
gây ngập úng trên diện rộng các xã phía đông. Tiết trời nắng nóng và mưa nhiều là

11


hai yếu tố thiên nhiên chi phối đời sống và sản xuất của người dân trên địa bàn
Thăng Bình hết sức rõ rệt.
Về tài nguyên thiên nhiên, Sách Đại Nam nhất thống chí (tập 2) có ghi chép
về những sản vật nổi tiếng của huyện, đó là muối, vải, than đất, vỏ sò. Trong đó “Vỏ
sò: ở sông xã Trà Đóa, huyện Lễ Dương, dùng nấu vôi để xây, công dụng ngang với
vôi đá” [10, tr.464]; còn “Than đất: sản ở động cát hai xã Đăng Lương và Ngọc
Sơn, huyện Lễ Dương, hằng năm về tháng hè người địa phương đi lấy, bẻ ra từng
phiến phơi khô, dùng để đun nấu thay củi [9, tr.464]. Có thể trước đây, khu vực rừng
núi rậm rạp, xa xôi là nơi vua ít cai quản tới, nên nhìn chung chưa đề cập đến những
sinh vật, khoáng sản hay lâm sản của vùng đất phía Tây.
Xét về địa lý, Thăng Bình vốn là một huyện đồng bằng của tỉnh Quảng Nam,
có thể xem đây là đầu nối giữa hai vùng bắc - nam của tỉnh, cũng như thông tuyến
các tỉnh trên trục chính quốc lộ. Mặc dù nằm trong chuỗi đồng bằng lớn nhỏ của
đồng bằng Quảng Nam - Đà Nẵng nhưng dải đất phù sa Thăng Bình vốn là khúc eo
lại của vùng đồng bằng lớn, hệ thống sông ngòi lại khá ít, nên vùng đồng bằng của
huyện tương đối nhỏ hẹp và kém màu mỡ, trong khi như các đồng bằng rộng lớn ở
Điện Bàn, Duy Xuyên lại được phù sa bồi đắp nên tươi tốt, trù phú. Ở khu vực phía
Tây của huyện, nơi tập trung các ngọn núi, song đa phần là núi trung bình, ít hứng
chịu thiên tai rình rập, nên người dân sống đông đúc và tụ cư từ rất sớm. Nhưng vì
thế, hệ động - thực vật, và tài nguyên khoáng sản không phong phú như khu vực

Điện Bàn trở ra. Lại càng quý hiếm những loài cây, sinh vật có giá trị cao. Một điểm
sáng trong phát triển của vùng đến từ miệt đồng bằng của huyện. Với hệ thống sông
đổ ra phía biển, nên các sông đều đóng vai trò quan trọng trong cầu nối, liên lạc
giữa các vùng, nhất là vùng đồi núi với ven biển, từ đồng bằng đến các địa phương
lân cận và nhất là dễ dàng thông thương, giao lưu với khu vực trung tâm huyện.
Nhờ vậy, mà khu trung tâm huyện sớm có điều kiện phát triển, càng là cầu nối giữa
giữa các vùng trong huyện hay giữa các huyện diễn ra từ rất sớm.Từ đó, góp phần
thúc đẩy giao lưu văn hóa giữa các địa phương, tạo nên tính đa dạng của nền văn
hóa. Thăng Bình từng là kinh đô của miền đất cũ - Champa nên nhân dân có điều
kiện để tiếp thu và cải biến những giá trị từ vùng phía Tây xuống khu vực đồng
bằng. Ở khu vực phía Đông giáp biển, với hệ thống sông Trường Giang cùng
12


au, bầu, hồ thích hợp cho việc khai thác thủy hải sản, nhưng quy mô tương đối nhỏ
nên chỉ thích hợp cho việc đánh bắt ven bờ, ngoại trừ được ban tặng một bãi tắm
đẹp ở dải đất Bình Minh.
Thêm vào đó, khí hậu Thăng Bình mang đặc trưng của nắng gió miền Trung,
nắng nực, khô trụi; cộng thêm bão lũ hằng năm gây khó khăn cho sản xuất nông
nghiệp và đời sống của người dân. Không được thiên nhiên ưu ái những điều kiện
thuận lợi, khí hậu lại vô cùng khắc nghiệt buộc người dân phải kiên cường để chống
chọi với thiên nhiên, bươn chải kiếm sống và cố gắng vươn lên để thay đổi số phận
của mình. Từ đó hun đúc nên con người Thăng Bình vừa cần cù, siêng năng; vừa
cương trực, thẳng thắn. Bản lĩnh và cốt cách cứng cỏi của họ đã ảnh hưởng rất nhiều
đến đội ngũ nho sĩ của huyện.
1.1.2. Cư dân
Từ đầu thiên kỷ I trước Công nguyên, trên dải đất ven Trung bộ ngày nay
từng xuất hiện nền văn hóa Tiền Sa Huỳnh (nền văn hóa tiền sử) mang đậm dấu ấn
văn hóa biển, Nam đảo. Cư dân Tiền Sa Huỳnh là người Nam Đảo (Austronesians)
từ Biển Đông vào định cư ở ven bờ biển nước ta, mang đến sự giao lưu văn hóa lục

địa - biển, “để lại dấu ấn của nền văn hóa biển trên các nền văn hóa sơ kỳ kim khí,
như Hạ Long, Quỳnh Văn cho đến Long Thạnh, Bình Châu ở miền Trung, những
nền văn hóa tiền sử, …” [5, tr.5]. Tiếp nối nền văn hóa Tiền Sa Huỳnh, khoảng nửa
đầu thiên kỷ I trước Công nguyên, văn hóa Sa Huỳnh ra đời. Niên đại của văn hóa
Sa Huỳnh là cuối thời đồ đồng và bắt đầu thời đồ sắt. Cư dân Sa Huỳnh cũng chính
là người Nam Đảo. Trên địa bàn mà cư dân Sa Huỳnh từng sinh sống, vào thế kỉ II,
cư dân Chăm đã xây dựng nền văn hóa riêng của mình, chịu ảnh hưởng của văn hóa
Ấn Độ.
Mãi đến họ Hồ, với cuộc chinh phạt vào đất Chiêm, đã mở mang vùng đất
Thăng Hoa (trong đó có vùng đất Thăng Bình hiện nay thuộc châu Thăng). Để ổn
định cuộc sống trên vùng đất mới, nhà Hồ “hạ lệnh cho dân có của mà không có
ruộng ở Nghệ An, Thanh Hóa đem vợ con vào để khai khẩn, dân ấy phải thích hai
chữ trên cánh tay, lại mộ người có trâu đem nộp và cấp cho phẩm tước, để lấy trâu
cấp phát cho dân cày. Người Chiêm Thành không có họ, ai có họ là dân Việt mới
13


đến sau” [2, tr. 204]. Đối với người Chàm, Hồ Quý Ly ra một chính sách mới:
“Người Chiêm nào đi thì đi. Người ở lại thì bổ làm quan” [2, tr.203]. Như vậy, việc
chiêu dụ người Chiêm Thành ở lại làm quan đã khẳng định người Chăm bản địa vẫn
còn sinh sống trên mảnh đất họ vừa cắt cho họ Hồ. Một bộ phân di dân miền Bắc ở
lẫn với người bản địa. Trong thời gian này, chúng tôi chưa tìm thấy một ghi chép, sử
liệu nào nói về việc lập làng của người Thăng Bình. Như vậy, trên vùng đất của
người Thăng Bình vẫn là nơi cư dân bản địa sinh sống. Song, thời gian tồn tại của
nhà Hồ quá ngắn, và trải qua nửa thế kỉ sau đó, vùng đất này vẫn thuộc quyền cai
quản của Chiêm Thành. Những người dân đầu tiên của Thăng Bình sống hòa lẫn với
người Chiêm, phần nào học tập được phong tục, tập quán của họ.
Một bộ phân lưu dân miền Bắc cũng tiếp tục thâm nhập vào đất này sau
“Chiếu Bình Chiêm” của vua Lê sau chiến thắng Chiêm Thành (1471). Theo đó,
những người dân xa xôi hơn, như dân từ vùng đồng bằng sông Hồng, sông Mã, sông

Lam (phần lớn là nông dân cùng một ít thợ thủ công, người buôn bán và binh lính)
đã di cư đến. Ngoài ra, vua Lê đã nhanh chóng bổ sung thêm bộ phận tội đồ để trị
yên cõi này. “Năm Hồng Đức thứ 5 (1474), nhà vua sắc chỉ rằng xử tù xử tội lưu di
đi cận châu thì sung vào vệ Thăng Hoa; đi ngoại châu thì sung vào vệ quân Tư
Nghĩa; đi viễn châu thì sung vào vệ quân Hoài Nhơn. Tội nhân được tha chết cũng
được sung vào vệ quân Hoài Nhơn” [18, tr.8]. Trong đoàn lưu dân này, thì dòng họ
Nguyễn Thuật đã đến Hà Lam sinh sống và khai khẩn từ những ngày đầu tiên dưới
thời Lê Thánh Tông. Dựa theo gia phả làng Hà Lam, khi viết về danh nhân Nguyễn
Đạo, Lê Thí đã có viết: “Tộc Nguyễn của ông có nguồn gốc từ xã Bình Luật, huyện
Thạch Hà, phủ Hà Ba, Thừa tuyên Nghệ An (nay là huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh,
di cư vào lập nghiệp ở Thăng Bình từ thời “Bình Chiêm hưng quốc” của Lê Thánh
Tông vào năm 1471” [18, tr.66]. Qua đó khẳng định, di dân từ Nghệ An đã vào khai
khẩn vùng đất Thăng Bình và lập làng từ thời Bình chiêm của Lê Thánh Tông.
Được biết, đây cũng là “dòng họ có truyền thống nho học từ lâu đời ở vùng đất
Nghệ An” [20, tr.301]. Đối với cư dân Chăm, sau khi chiếm được Trà Bàn, Lê
Thánh Tông cử người cai quản những vùng đất mới. Theo đó: “Ngày mồng 7 (tháng
3 - năm Tân Mão – 1471), lấy người Chiêm đầu hàng là Ba Thái làm Đồng Tri
châu Thái Chiêm; Đa Thủy làm Thiêm Tri châu. Vua dụ họ rằng: “Hai châu Thái
Chiêm và Cổ Lũy trước là đất của ta, đời gần đây bị mất về nước Chiêm, nay lấy lại
14


được hết, đặc cách sai bọn các ngươi trấn giữ. Có kẻ nào không theo, cho giết
trước rồi tâu sau” [17, tr.8 - 59]. Như vậy, số người Chăm ở lại còn rất đông. Đồng
thời, “sau chiến thắng Trà Bàn (1471), họ không ra đi nữa, vì biết rằng phần đất
đai còn lại không màu mỡ bằng, mà chấp nhận ở lại chung sống cùng người Việt”
[6, tr.665].
Làn sóng di dân ồ ạt tiếp theo bắt đầu khi Nguyễn Hoàng vào trấn thủ vùng
đất Thuận Hóa (1558) và kiêm lãnh cả trấn Quảng Nam (1570) đã ra sức khai phá
vùng đất còn rất đỗi rậm rạp này. Theo Tổng tập dư địa chí Việt Nam: “Từ đầu thời

Trung hưng của bản triều, Đoan quốc công vào trấn, đời sau nối nhau giữ việc
quân, truyền tập riêng nhau, tự đặt quan lại, do đó nhân sĩ châu Ô và châu Lý
không ai là không theo thời thế mà lập công danh, mà những người bộ Khúc họ
Nguyễn mang theo, phần nhiều là người Thanh, Nghệ kiều cư ngụ quán, con cháu
họ có tài nghệ kiến thức, hoặc do tập ấm mà tiến lên, hoặc do thi cử mà bổ dụng,
cũng lại không ít” [ 21, tr.482]. Qua đó, có thể thấy bộ phận quan lại họ Nguyễn,
phần nhiều có sự góp mặt của nhân dân các miền Thanh, Nghệ cũng đồng nghĩa họ
đã có mặt trong cuộc di dân vào miền Nam thế kỉ XVI - XVII (thế kỉ diễn ra giao
tranh Lê - Mạc và Trịnh - Nguyễn).
Mặt khác, sau chiến thắng Chiêm thành trở về, vua Lê Thánh Tông ra sắc
lệnh: “Những người nguyên là quan lại ngụy, những người là cha Ngô, mẹ Việt, bọn
phản nghịch và người Ai Lao, Chiêm Thành hết thảy đều là nô tỳ của nhà nước.
Con cái còn bé cho đổi họ tên làm dân thường. Đến tháng 9 năm 1472, lại ra sắc
chỉ: “cho Thái bộc tự khanh xét họ tên của bọn người Chiêm,người Man. Họ của
người Chiêm thì mới cũ theo đúng quy chế, họ của người Man thì dồn lại” [17,
tr.66]. Từ đây, người Chăm đều phải đặt theo tên của người Việt và trở thành người
Việt. Nhà nghiên cứu Hồ Trung Tú trong bài viết về Quảng Nam đã cho biết thêm
rằng, ngoài một số họ như: Ông, Ma, Trà, Chế rất đặc trưng họ Chàm thì còn một số
người Chăm đổi sang họ Phạm, Phan, Đặng, Đinh, …
Lại nói về chúa Nguyễn Hoàng, khi khai khẩn miền đất này, đã ra sức dẹp
yên các cuộc nổi loạn của thổ hào, xây dựng hai xứ Thuận Hóa, Quảng Nam phồn
thịnh. Trong bài nghiên cứu Việt sử: Xứ Đàng Trong, Phan Khoang đã có chép:
“Quân dân hai xứ thương yêu, tín phục, cảm nhận, mến đức, dời đổi phong tục.
Chợ
15


không bán hai giá, người không ai trộm cướp, cửa ngoài không phải đóng. Thuyền
buôn ngoại quốc đến mua bán, đổi chác phải giá, quân lệnh nghiêm trang. Ai cũng
cố gắng, trong cõi an cư lạc nghiệp” [3, tr.122]. Dưới thời chúa Nguyễn Phúc

Nguyên, trên cơ sở phương thức sản xuất mới, đã có từ thời Champa, chúa Nguyễn
đã lấy thương nghiệp, chủ yếu là ngoại thương làm động lực phát triển kinh tế. Kinh
tế thương nghiệp phồn thịnh đã thúc đẩy giao thông vận tải cả đường bộ và đường
thủy cùng phát triển. Nhiều bến chợ được hình thành dọc các dòng sông lớn, riêng
trên lưu vực sông Trường Giang đã hình thành các chợ: Bến Đá, chợ Được, chợ Kế
Xuyên, …Tại đây nhiều làng tụ cư cũng ra đời…
Thời chúa Nguyễn cũng tiến hành làm hộ tịch, hộ khẩu của tất cả địa phương
để ổn định đời sống và sản xuất của nhân dân, đồng thời tăng cường quân số cho
quân đội. Việc làm sổ hộ tịch đồng nghĩa rằng những người Chăm phải chuyển sang
họ của người Việt là một yêu cầu bắt buộc. Đến năm 1627, khi Đào Duy Từ cho xây
luỹ Trường Dục để chống lại quân Trịnh ở Đàng Ngoài thì con đường Nam tiến, di
dân đến đây bị cắt đứt. “Sự chấm dứt di cư năm 1627 chính là điều kiện cần có để
sự giao thoa đã hình thành đi vào ổn định một bản sắc vững bền đến mức nhiều
biến động sau này cũng không thay đổi” [17, tr.64].
Đến vương triều Nguyễn, sau khi đàn áp phong trào nông dân Tây Sơn, vua
Gia Long lên nắm chính quyền, đã đưa Nho giáo lên vị trí độc tôn để nhanh chóng
thiết lập lại chế độ quân chủ chuyên chế. Kế nghiệp Gia Long, Minh Mạng lên ngôi
ra sức đề cao Nho giáo, lấy đó làm hệ quy chiếu mọi chuẩn mực trong xã hội. Đối
với Champa, lại càng ra sức giáo hóa “để làm hưng khởi phong tục tốt đẹp, tinh
túy” [17, tr.106]. Lúc này, việc bảo lưu nền văn hóa của người Chăm trở nên khó
khăn hơn. Kể từ khi Minh Mạng ra sắc dụ khuyến khích người bản địa, người Man
học chữ Hán để ra làm quan: “Thổ dân đã ở trong sổ hộ khẩu, từ nơi tối tăm ra nơi
sáng láng, nên khai hóa dần, mới hợp với nghĩa đem văn minh biến đổi man rợ. Lại
hạ lệnh cho các thổ dân học tập ngôn ngữ phong tục người Kinh, quen tai quen mắt
lâu ngày sẽ có cơ hội đồng hóa, không cần quá vội… Như thế, làm việc có thứ tự, sẽ
thấy phong tục dù khác nhau, cũng dần dần đổi thành tốt đẹp, cùng chung văn hóa,
cùng chung luân lý vậy” [17, tr.108]. Như vậy, mọi chuẩn mực xã hội, lễ nghi,
phong tục đều lấy Nho giáo làm gốc quy chiếu, đã đẩy người Chăm đến bờ vực phải
16



từ bỏ thuần phong, mĩ tục của mình. Từ đây, người Chăm trở thành một dân tộc
thiểu số của người Việt, tiếp nhận lối sống và văn hóa của người Việt.
Bước sang thế kỉ XIX, thành phần cư dân Thăng Bình không có thêm bước
chuyển biến nào nữa. Từ đây, Thăng Bình thuộc quyền cai trị của triều Nguyễn, dân
trong huyện tiếp tục ổn định đời sống và xây dựng phong tục, văn hóa của quê
hương. Cho đến khi Pháp sang xâm lược và tiến hành đặt ách đô hộ trên đất nước ta
thì nhân dân Thăng Bình tiếp tục phát huy truyền thống anh dũng, kiên cường trong
cuộc Nam tiến, đi đầu trong chiến đấu bảo vệ quê hương, đất nước trong những năm
tháng khốc liệt của cuộc chiến tranh vệ quốc thế kỉ XIX - XX. Thăng Bình còn là
địa phương đi đầu trong phong trào chống sưu thuế ở Trung Kì (1908), góp vào
chiến thắng của nhân dân cả nước trong đấu trang chống thực dân Pháp. Thế kỉ XX,
cũng ghi lại những trang sử hào hùng của nhân dân Thăng Bình trong sự nghiệp đấu
tranh chống đế quốc Mĩ và bè lũ tay sai, tạo nên những bông hoa trong vườn hoa
chiến công của nhân dân cả nước.
Truyền thống yêu nước, bất khuất ấy đưa Thăng Bình trong bước tiến của
lịch sử dân tộc ra sức dựng xây đất nước trong thời bình, tiếp tục lập nên những
thành tích vẻ vang, làm rạng danh truyền thống của quê hương xứ Quảng nói chung
và mảnh đất Thăng Bình nói riêng.
Theo suốt chiều dài lịch sử, dân cư sinh sống trên mảnh đất Thăng Bình luôn
có sự biến chuyển về lượng. Theo Tổng tập dư địa chí Việt Nam thì năm Quý Dậu
Cảnh Hưng thứ 14, “số dân phủ Thăng Hoa là 43.796 người” [21, tr.460] (bấy giờ,
thời chúa Nguyễn tính số dân đinh theo các phủ, huyện và Thăng Bình thuộc phủ
Thăng Hoa). Sau khi sưu tầm, chọn lọc và tiến hành thống kê, Lịch sử Đảng bộ
huyện Thăng Bình đã cho số liệu như sau: “Năm 1910, có 16.110 suất đinh. Đến
tháng 12 năm 1970, tổng dân số là 128.232 người. Năm 1997, sau khi chia tách
Quảng Nam và Đà Nẵng thì huyện Thăng Bình thuộc tỉnh Quảng Nam, lúc này dân
số là 186.900 người. Hiện nay, tổng dân số trên địa bàn huyện là 181.618 người với
2


mật độ trung bình là 468 người/ km . Trong đó, dân số trong độ tuổi lao động là
91.285 người. Trong đó, chia theo khu vực: dân số đô thị là 16.298 người, dân số
nông thôn là 164.055 người” [20, tr.14].

17


Hiện tại, trong bài viết “Đất và người Thăng Bình”, tác giả Phùng Tấn Đông
2

đề cập: “Diện tích đất đai toàn huyện là 412,25 km , dân số tính đến 2016 là
2

181.610 người, mật độ dân số 441 người/km . Thăng Bình xếp thứ 12 về diện tích,
xếp thứ 2 về dân số, thứ 4 về mật độ so với 18 đơn vị hành chính (huyện, thành phố
trực thuộc tỉnh Quảng Nam)” [25].
1.1.3. Tình hình kinh tế, văn hóa, xã hội
Cư dân Sa Huỳnh trên đất Quảng Nam đã tiến hành sản xuất nông nghiệp
trên dải đất hẹp, những bãi đất bồi ven sông, ven các cồn, bàu dọc bờ biển. Qua
công tác khảo cổ, người ta đã phát hiện “các công cụ, dụng cụ bằng đá mài phần
đáng kể có vai, hiện vật bằng đồng, sắt và nhất là sắt, cùng với đồ trang sức và đồ
gốm, cùng với cả hình dáng, chất liệu, hoa văn trang trí phát hiện được trong các di
chỉ văn hóa Sa Huỳnh cũng chính là trình độ phát triển và đặc trưng độc đáo của
văn hóa Sa Huỳnh, của cư dân Sa Huỳnh” [5, tr.9]. Như vậy, từ công cụ bằng đá,
đồng (rìu, giáo, lao), cư dân Sa Huỳnh nhanh chóng chuyển sang sử dụng đồ sắt, tạo
bước nhảy vọt trong nhận thức sử dụng kim loại của cư dân đương thời. Sự chuyển
biến này không chỉ đẩy mạnh năng suất lao động, giúp họ “vượt qua sự chậm chạp,
phân tán, nghèo nàn kéo dài gần 2 thiên niên kỷ” [6, tr.1708], mà còn đưa đến sự
phân công lao động trong ba ngành thủ công nghiệp (nghề làm gốm, nghề rèn, làm
đồ trang sức) bên cạnh ngành nông nghiệp. Những sản phẩm làm ra được đem trao

đổi với hai nền văn hóa ở hai đầu đất nước (Đông Sơn, Đồng Nai) mà còn buôn bán
với các vùng thuộc Thái Lan, Campuchia,… Qua đó, đem lại những chuyển biến
lớn của kinh tế nông nghiệp - biển đồng thời đưa cư dân Sa Huỳnh đứng trước
ngưỡng cửa của thời đại văn minh, của sự hình thành nhà nước.
Sau nền văn hóa Sa Huỳnh, trên dải đất Quảng Nam ngày xưa từng là địa
bàn sinh sống của người Chăm. Mặc dù văn hóa Sa Huỳnh xuất hiện trước văn hóa
Champa về mặt niên đại và phạm vi lãnh thổ nhưng chưa có nghiên cứu nào khẳng
định đây là hai nền văn hóa kế tục nhau. Đây còn là vấn đề mà giới nghiên cứu,
khảo cổ học còn tốn nhiều thời gian, công sức.
Tại làng Đồng Dương, huyện Thăng Bình từng là kinh đô của người Chăm
(kinh đô Indrapura) vì “năm 875 khi người Chăm chuyển đô từ Virapura - vùng đất
nam Champa ra vùng đất phía Bắc, họ đã định đô tại đây với tên kinh đô mới là
18


Indrapura” [18, tr.10]. Từ thế kỉ IX - X, người Chăm ở Thăng Bình tiếp tục canh tác
nông nghiệp. Họ đã biết kết hợp cả ruộng bậc thang và ruộng thấp. Họ còn biết làm
guồng nước khổng lồ để đưa nước từ lòng sông sâu lên mặt ruộng, “vốn là một thứ
guồng tự chuyển động bằng dòng chảy đã được sáng tạo từ xa xưa bởi những người
nông dân Chăm” [5, tr.120]. Người Chăm còn biết đóng hai trâu để kéo cầy. Bên
cạnh việc trồng lúa, cư dân Chăm còn giỏi nghề đánh bắt cá và ghe thuyền.
Vào thế kỉ XV, khi đứng chân vào vùng đất trung tâm của người Chăm,
người Việt ở Thăng Bình đã nhanh chóng hòa nhập và thích nghi vào nền văn hóa
bản địa. Không chỉ tiếp thu văn hóa tâm linh, tín ngưỡng đa thần, mà người Việt còn
học ở người Chăm nhiều kinh nghiệm trong khai thác và chế biến… “Trước hết, đó
là việc cải tiến các công cụ, phương tiện, công cụ sản xuất. Chiếc cày Chăm với
cấu trúc khỏe và chắc, trạnh cày dính liền với thân, có bắp dài nối với ách, lưỡi cày
có đai gắn vào mõm cày, có thêm chức năng chỉnh gióc để cày sâu hay cày cạn, do
một cặp bò hoặc một cặp trâu kéo cho năng suất gấp đôi chiếc cày “chìa vôi” của
người Bắc Bộ” [6, tr.1740]. Người Thăng Bình cũng đã tiếp nhận giống khoai có

năng suất cao, như giống khoai Trà Đỏa to củ, thơm và bùi khi nấu chín.
Bước sang thế kỉ XVI, bờ biển miền Trung là nơi cập bến của các thuyền
buôn phương Tây. Đây cũng là thời kì mà người Chăm mở rộng giao thương với
bên ngoài khiến “…, tàu thuyền vào ra thường xuyên và phổ biến là tàu thuyền của
Nhật Bản, Trung Quốc, Hà Lan, Bồ Đào Nha…” [5, tr.139]. Từ đây, người Việt học
được kĩ thuật ghe bầu để chuyên chở hàng hóa đi xa. “Chiếc ghe bầu là sự hội nhập
các yếu tố văn hóa văn minh của người Việt - Cham - Mã Lai - Nam đảo” [5,
tr.1741]. Trong văn hóa ẩm thực, người Việt đã học chế biến một thức ăn hết sức
quan trọng từ cá biển là nước mắm của người Chăm. Qua thời gian, mắm trở thành
món chủ lực trong mâm cơm gia đình.
Thờ thần mẫu hệ cũng được người Việt tiếp nhận. Họ đã linh hoạt trong việc
dung hợp hai yếu tố văn hóa Việt - Chăm để tạo nên hình tượng người mẹ quê
hương, đó là Bà Chợ Được (nay tại xã Bình Triều, huyện Thăng Bình). Theo đó,
“sự kết hợp giữa hình tượng nữ thần Pô Inư Nagar (Nữ thần Mẹ xứ sở) của người
Chăm với Bà Chợ Được của người Việt, đã tạo nên một giá trị văn hóa chung cho

19


hai tộc người” [18, tr.11]. Dấu ấn Chăm còn được thể hiện qua cách gọi tên các địa
danh như: Chợ Bà; Trà Đỏa; …
Trong quá trình Nam tiến của dân tộc, ông cha ta đã biết xử lý một cách khéo
léo, sáng tạo và thông minh sự tiếp biến văn hóa của người Chăm để làm phong phú
kho tàng văn hóa truyền thống, phát triển nông nghiệp, thủ công nghiệp, kinh tế
biển. Người Việt tiếp thu thêm một số quy tắc, lễ thức của văn hóa Champa.
Đến thời Nguyễn, người Thăng Bình tiếp tục canh tác nông nghiệp. Theo đó,
“Trong huyện mỗi năm có ba vụ lúa hè, lúa thu, lúa cạn. Vụ hè tháng 10 xuống cấy,
tháng 3 thu hoạch. Vụ thu tháng 5 xuống cấy, tháng 8 thu hoạch. Vụ lúa cạn tháng
4, 5 gieo hạt, tháng 10 thu hoạch” [7, tr.1467]. Ngoài ra, nhân dân còn tiến hành
trồng bông, khoai, đậu, mía, đay, lúa mạch phù hợp với từng loại đất. “Hai tổng

Đông An, Việt An có sa nhân, vỏ đay. Ba xã Kỳ Sơn, Tương An, Tú Viên chuyên dệt
chiếu hoa, chiếu trắng. Giang phận xã Trà Đóa có vỏ trai” [7, tr.1467].
Về phong tục, đời sống tinh thần của người dân khá phong phú. Bên cạnh tín
ngưỡng đa thần, thì đến thời Nguyễn, họ còn tiếp thu tôn giáo mới - Thiên chúa
giáo. Trong Đồng Khánh địa dư chí, tỉnh Quảng Nam đã có chép: “Cưới xin, tang
ma đều tùy mức tùng tiệm. Trong năm ít lễ cúng Phật mà nhiều lễ tế thần. Phàm có
cầu yên, chúc mừng đều mở hội ca hát, đi lại thăm viếng thù tạc nhau. Theo đạo
Thiên chúa gián tòng thì có Thọ Sơn, Phụ An, Sơn Bình, An Chính, An trường, Cẩm
Lũ, Tư Chính, Tiên Đóa, Vân Đóa, Đông Đồng, Thới Thanh, Lệ An, Hòa Đông, tất
cả 11 xã, thôn” [7, tr.1467].
1.1.4. Khái quát về lịch sử vùng đất Thăng Bình
Trong thời kì nước ta bị phong kiến phương Bắc đô hộ, vùng đất Thăng Bình
hiện nay thuộc quận Nhật Nam nhà Hán. Vào thế kỉ II, không chịu được sự thống trị
và bóc lột của nhà Hán, nhân dân các vùng bị chiếm đóng đã liên tiếp nổi dậy khởi
nghĩa. “Mở đầu là cuộc khởi nghĩa của hơn 2000 dân Tượng Lâm ở cực nam quận
Nhật Nam vào mùa hè năm 100” [5, tr.11]. Nhiều cuộc khởi nghĩa nhận được sự ủng
hộ và nhiều khi tham gia hưởng ứng của nhân dân Giao Chỉ, Cửu Chân. Mặc dù bị
chính quyền nhà Hán đàn áp nhưng đây là tiền đề cho việc giành thắng lợi ở giai
đoạn sau. Nhân lúc Trung Quốc loạn lạc, nhân dân huyện Tượng Lâm, dưới sự lãnh
đạo của Khu Liên đã nổi dậy giết huyện lệnh, giành quyền tự chủ và lập nên vương
20


×