Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

skkn dạy học tại thực địa chuyên đề phong trào đồng khởi bến tre

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (75.99 KB, 4 trang )

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
MÔ TẢ SÁNG KIẾN
Mã số: ……………………………………………………….
1. Tên sáng kiến: Dạy học tại thực địa chuyên đề Phong trào Đồng Khởi
Bến Tre
(Nguyễn Văn Thiện, @THPT Ca Văn Thỉnh)
2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Phương pháp dạy học Lịch Sử
3. Mô tả bản chất của sáng kiến
3.1. Tình trạng giải pháp đã biết
Theo chủ trương tăng cường sử dụng di sản văn hóa lịch sử vào giảng
dạy Lịch sử nói chung, phong trào Đồng Khởi nói riêng. Giáo viên nhiều nơi
đã dùng hình ảnh, tư liệu về phong trào Đồng Khởi để dạy tại trường hoặc
dẫn học sinh đến nhà truyền thống phong trào Đồng Khởi ở xã Định Thủy,
nhờ người hướng dẫn giới thiệu cho các em biết phong trào Đồng Khởi đã
diễn ra như thế nào theo hệ thống trưng bày tại nhà truyền thống, rồi về nhà
viết thu hoạch theo vài câu hỏi mà giáo viên đã gợi ý. Điều này tuy có góp
phần đổi mới phương pháp dạy học, học sinh có thích thú hơn là học “chay”,
học trong lớp nhưng những hiểu biết của học sinh về Phong trào Đồng Khởi
cũng chưa đầy đủ, sâu sắc và uy tín của giáo viên cũng chưa được nâng cao
trong mắt học sinh
3.2. Nội dung giải pháp đề nghị công nhận là sáng kiến
- Mục đích của giải pháp: Ở sáng kiến kinh nghiệm này, tôi muốn các
em học sinh có những hiểu biết sâu sắc hơn về phong trào Đồng Khởi:
+ Vì sao Bến Tre được gọi là quê hương Đồng Khởi ? Nhân dân Bến Tre đã
dũng cảm, sáng tạo, mưu trí như thế nào trong phong trào Đồng Khởi ?
+ Qua phong trào Đồng Khởi, nhân dân Bến Tre có những đóng góp tiêu
biểu nào cho cách mạng miền Nam trong công cuộc kháng chiến chống Mĩ
cứu nước ?
+ Học sinh thấy được trách nhiệm của mình với quê hương, biết được mình
phải làm gì, làm như thế nào trong phong trào “Đồng Khởi mới”.


- Nội dung giải pháp:
+ Những điểm mới của giải pháp là: Giáo viên là người hướng dẫn
trong suốt quá trình học tập, đây là cách làm mà các trường khác trong tỉnh
chưa từng thực hiện đối với nội dung này; Qui mô buổi học đầy đủ chưa
từng có (tham quan Đình Rắn, nơi Đội Tý bị giết, nhà Truyền thống); Chỉ ra


trách nhiệm của thế hệ trẻ trong phong trào “Đồng Khởi mới”. Mỗi lớp chọn
4 học sinh đại diện tham dự buổi học, sau đó về truyền đạt lại cho lớp làm
cho ý nghĩa tuyên truyền giáo dục về phong trào Đồng Khởi rộng rãi hơn.
+ Cách thức thực hiện: Sau khi Tổ bộ môn lập kế hoạch dạy thực địa
chuyên để Phong trào Đồng Khởi Bến Tre năm 1960 gửi lên và được Ban
giám hiệu phê duyệt. Tôi tiến hành đi tiền trạm tại nhà truyền thống Đồng
Khởi để tìm hiểu tư liệu và xem xét điều kiện phục vụ cho buổi học. Về nhà,
tôi lên Internet tìm kiếm thêm tài liệu hổ trợ cho việc soạn bài giảng. Trong
buổi dạy, trước tiên, tôi lần lượt cho học sinh tham quan Đình Rắn để biết
Phong trào Đồng Khởi được phát động từ đâu, tham quan nơi Đội Tý bị giết
để biết Phong trào Đồng Khởi được mở đầu như thế nào, tham quan nhà
Truyền thống tầng 1 để biết phong trào đấu tranh hòa bình chống Mĩ – Diệm
từ 1954 đến 1959, tầng 2 để biết Phong trào Đồng Khởi diễn ra như thế nào
và có ý nghĩa ra sao. Trong phần củng cố kiến thức tôi cho học sinh thảo
luận với 3 câu hỏi:
1/ Dũng cảm, sáng tạo là một nguyên nhân quan trọng đưa đến sự thắng lợi
của Phong trào Đồng Khởi ở Bến Tre năm 1960. Các em hãy nêu một số
biểu hiện minh chứng cho điều này.
2/ Nêu những bài học kinh nghiệm mà Phong trào Đồng Khởi đã để lại cho
phong trào cách mạng Việt Nam.
3/ Các em phải học tập và rèn luyện như thế nào để góp phần thực hiện
thắng lợi Phong trào Đồng Khởi mới, để xứng đáng là một người con của
quê hương Đồng Khởi anh hùng ?

Qua 15 phút tham quan và thảo luận tự do, tôi tập hợp các nhóm lại và yêu
cầu các nhóm lần lượt trình bày nội dung mà các nhóm đã thống nhất trả lời.
Tôi trình bày một số gợi ý trả lời cho các câu hỏi đã nêu và nhận xét đánh
giá phần trả lời của các nhóm. Phần trả lời cho 3 câu hỏi trên như sau:
1/ Dũng cảm, sáng tạo là một nguyên nhân quan trọng đưa đến sự thắng
lợi của Phong trào Đồng Khởi ở Bến Tre năm 1960. Các em hãy nêu một
số biểu hiện minh chứng cho điều này.
- Dũng cảm:
+ Mẹ Kế có câu nói bất hủ "Chồng con tao ở trong tim của tao đây. Chúng
bay mổ ra mà kiếm!".
+ Em Hiếu 17 tuổi ở xã Bình Khánh đã dùng mã tấu xông lên chém đầu
trung úy Lương và hy sinh.
- Sáng tạo:
+ Làm súng trường giả bằng bụp dừa; làm pháo binh bằng chuối cây; làm
súng ngựa trời; lấy mõ, gậy của địch để đánh địch.
+ Thực hiện nghi trang để lừa địch bằng cách cho phụ nữ giả trai, cho bộ đội
học tiếng Bắc, mượn danh tiểu đoàn 502 để dọa địch ...; tản cư ngược từ 3 xã


điểm ra thị trấn Mõ Cày; đánh địch bằng 3 mũi giáp công chính trị - quân sự
- binh vận …
2/ Nêu những bài học kinh nghiệm mà Phong trào Đồng Khởi đã để lại
cho phong trào cách mạng Việt Nam.
- Cán bộ cách mạng phải bám dân, dựa vào dân mà hoạt động (Lê Duẫn,
Nguyễn Thị Định, …)
- Biết kế thừa nghệ thuật quân sự của ông cha và sáng tạo trong cách đánh
(học nghệ thuật ghép ván của Quang Trung, trong Đồng Khởi nhân dân ta đã
lấy ống cống tiến công đồn địch).
- Sự đoàn kết của toàn Đảng, toàn dân là một nhân tố quan trọng đưa đến sự
thắng lợi của phong trào (Phong trào Đồng Khởi).

- Phụ nữ có vai trò rất quan trọng trong sự nghiệp dựng nước và giữ nước
của dân tộc (Đội quân tóc dài, chính trị - quân sự - binh vận mũi nào phụ nữ
cũng làm được. Đảng và Bác Hồ đã tặng cho phụ nữa miền Nam 8 chữ vàng
“ Anh hùng – Bất khuất – Trung hậu – Đảm đang” và phong Tướng cho bà
Nguyễn Thị Định, thủ lĩnh đội quân tóc dài trong phong trào Đồng Khởi).
3/ Các em phải học tập và rèn luyện như thế nào để góp phần thực hiện
thắng lợi Phong trào Đồng Khởi mới, để xứng đáng là một người con của
quê hương Đồng Khởi anh hùng ?
- Phải học tập toàn diện:
+ Khoa học tự nhiên: để xây dựng cơ sở vật chất kinh tế trong thời bình và
sản xuất phương tiện vũ khí cho thời chiến.
+ Khoa học xã hội: giải quyết các vấn đề xã hội góp phần thúc đẩy kinh tế
phát triển trong thời bình và đề ra các chiến lược chiến thuật đánh địch trong
thời chiến.
VD1(Trong thời bình): để xây dựng một cây cầu trong chương trình nông
thôn mới, phải cần khoa học tự nhiên mà trực tiếp là ngành kĩ thuật cầu
đường xây dựng, nhưng để có mặt bằng xây dựng cây cầu ấy cũng rất cần
khoa học xã hội mà trự tiếp là ban dân vận vận động nhân dân di dời để công
tác giải phóng mặt bằng được thuận lợi cho việc triển khai công trình.
VD2 (Trong thời chiến): Trong chiến tranh Việt Nam – Mĩ (1954 – 1975),
Mĩ thua Việt Nam không phải vì họ thiếu tiền bạc hay vũ khí (khoa học tự
nhiên) mà họ thua vì nhiều lí do trong đó có lí do là họ hiểu hết văn hóa Việt
Nam mà điều này đã được các lãnh đạo Mĩ thừa nhận (khoa học xã hội)
- Phải rèn luyện cho mình có một lòng yêu nước nồng nàn. Muốn có lòng
yêu nước thì phải thường xuyên đọc lịch sử dân tộc mình để biết đất nước
mình, dân tộc mình có gì đáng yêu để mà yêu. Bởi có yêu mới có mong
muốn xây dựng và bảo vệ.


3.3. Khả năng áp dụng của giải pháp

Sáng kiến kinh nghiệm này, có thể áp dụng cho đối tượng học sinh
trung học phổ thông trong toàn tỉnh, đặc biệt là những trường ở huyện Mỏ
Cày Nam hay huyện Mỏ Cày Bắc có điều kiện di chuyển thuận lợi đến nhà
truyền thống Đồng Khởi ở xã Định Thủy.
3.4. Hiệu quả, lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng
giải pháp
Khi thực hiện giải pháp này, tôi thấy hầu hết các em học sinh đều
hứng thú trong giờ học và phần lớn học sinh đã trả lời đúng các câu hỏi được
đặt ra (Khoảng 80% yêu cầu) Cụ thể:
- Câu 1. Đúng và đủ 100%
-Câu 2. Đúng 2/4 ý
- Câu 3. Đúng và đủ 100% nhưng các ý chưa cô đọng.
3.5. Điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến
- Xe đưa đón học sinh.
3.6. Tài liệu kèm theo
Không có
An Định, ngày 19 tháng 03 năm 2018



×