Tải bản đầy đủ (.doc) (8 trang)

NCKH ƯD - Dạy học trên thực địa có nâng cao kĩ năng viết văn bản biểu cảm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (157.78 KB, 8 trang )

BÁO CÁO NGHIÊN CỨU KHOA HỌC ỨNG DỤNG
1. Tên đề tài : Dạy học trên thực địa có nâng cao kĩ năng viết văn bản biểu
cảm cho học sinh lớp 7 trường THCS Trung Môn – Yên Sơn – Tuyên
Quang trong giờ Tập làm văn (phần Ngữ văn địa phương) hay không ?
2. Tên tác giả: Bùi Thị Mai Anh – Nhóm trưởng
Khổng Chí Nguyện
Trần Thị Lâm Huyền
Trần Minh Tú
Đặng Trần Quân
Đơn vị công tác: Trường CĐSP Tuyên Quang
• TÓM TẮT:
Mặc dù phần Ngữ Văn địa phương đã được triển khai trong chương
trìnhnNgữ văn THCS từ năm học 2001 - 2002, nhưng việc dạy học Ngữ Hiện
nay, việc dạy học Ngữ Văn địa phương ở các địa phương nói chung ở Tuyên
Quang nói riêng còn có nhiều hạn chế, do chưa có tài liệu giảng dạy thống nhất.
Giáo viên giảng dạy phần Ngữ v¨n địa phương chủ yếu bằng phương pháp
thuyết trình, thiếu hình ảnh, tư liệu, hình thức tổ chức học tập cha sinh động:
mới chỉ giảng dạy ở trên lớp, chưa tổ chức dạy học trên thực địa, dạy học ngoài
trời... Điều này có ảnh hưởng không nhỏ tới chất lượng bài viết, kỹ năng viết
văn bản (nhất là đối với các bài giới thiệu di tích lịch sử - văn hoá, danh lam
thắng cảnh của các địa phương).
Nhóm nghiên cứu đã tiến hành tổ chức thực nghiệm trên hai nhóm học
sinh:
- 20 học sinh lớp 7A (nhóm tham gia nghiên cứu) được tổ chức dạy học
trên thực địa.
- 20 học sinh lớp 7C (nhóm đối chứng) được tổ chức dạy học bình thường
trên lớp.
Các phép kiểm chứng độ tin cậy và ảnh hưởng của hình thức tổ chức dạy
học trên thực địa đối với bài kiểm tra thu hoạch của 2 lớp cho thấy sự khác biệt
lớn nghiêng về nhóm học sinh lớp 7A tham gia thực nghiệm.
• GIỚI THIỆU


Dạy học trên thực địa không phải là hình thức dạy học mới, tuy nhiên do
nhiều yếu tố, lý do khách quan cũng như chủ quan mà nhiều trường THCS,
trong đó có trường THCS Trung Môn - Yên Sơn - Tuyên Quang không thể tổ
chức cho học sinh được học tập trên thực địa. Chương trình Ngữ Văn địa
phương có 4 tiết Văn - Tập làm văn giới thiệu danh lam thắng cảnh, di tích lịch
sử - văn hoá của tỉnh nhà nhưng giáo viên mới chỉ giới thiệu trên lớp thông qua
một số hình ảnh tư liệu. Điều này làm cho các bài viết của học sinh không tránh
khỏi tình trạng nghèo nội dung, đơn điệu cách diễn đạt, ảnh hưởng tới kỹ năng
viết văn bản biểu cảm (dạy ở lớp 7) của học sinh.
1
Nghiên cứu này dựa trên tinh thần sáng tạo, linh hoạt của giáo viên khi dạy
loạt bài có thể tổ chức trên thực địa. Vậy hình thức dạy học này có thực sự phát
huy tác dụng đối với kỹ năng viết văn bản biểu cảm hay không?
Trên thực tế, các giảng viên của khoa Xã hội - Trường CĐSP Tuyên Quang
đã từng có những tiết giảng trên thực địa khá thành công như bài Chiến thắng
km 7 anh hùng của giảng viên Đặng Trần Quân (môn Lịch sử); đề tài NCKH
Biên soạn và dạy học bài thực hành "Căn cứ địa Tân trào trong Cách mạng
Tháng Tám năm 1945" do nhóm tác giả Đạng Trần Quân, Trần Thị Trang, Trần
Minh Tú (tổ Lịch sử) thực hiện. Tuy nhiên các tiết dạy trên thực địa ở CĐSP
Tuyên Quang cũng như THCS Tuyên Quang chưa nhiều.
Mục tiêu nghiên cứu khoa học ứng dụng này nhằm trả lời câu hỏi: Dạy học
trên thực địa có nâng cao kĩ năng viết văn bản biểu cảm cho học sinh lớp 7
trường THCS Trung Môn – Yên Sơn – Tuyên Quang trong giờ Tập làm văn
(phần Ngữ văn địa phương) hay không ?
• PHƯƠNG PHÁP
1. Đối tượng nghiên cứu: Hai hóm học sinh của lớp 7A, 7C của trường
THCS Trung Môn - Yên Sơn - Tuyên Quang được chọn tham gia thực nghiệm
này.
+ Một nhóm 20 học sinh lớp 7A được phân là nhóm nghiên cứu.
+ Một nhóm 20 học sinh lớp 7C được phân là nhóm đối chứng.

Nhóm nghiên cứu được tổ chức học 4 tiết Văn - Tập làm văn trên thực địa
(loạt bài: Di tích lịch sử - văn hoá, danh lam thắng cảnh tỉnh Tuyên Quang).
Nhóm đối chứng được học 4 tiết này trên lớp bình thường.
2. Quy trình
2.1. Hoạt động ban đầu: Giáo viên tiến hành dạy 4 tiết Di tích lịch sử - văn
hoá, danh lam thắng cảnh tỉnh Tuyên Quang:
+ Một nhóm dạy trên thực địa.
(Xem phụ lục 2: Thiết kế bài dạy Di tích lịch sử - văn hoá, danh lam thắng
cảnh tỉnh Tuyên Quang)
(Xem phụ lục 3: Băng ghi hình tiết dạy trên thực địa Di tích lịch sử - văn
hoá, danh lam thắng cảnh tỉnh Tuyên Quang)
+ Một nhóm dạy trên lớp bình thường
2.2. Hoạt động tiếp theo: Hai nhóm học sinh cùng viết bài văn biểu cảm:
Em hãy viết một bài văn biểu cảm về một trong các di tích lịch sử văn hoá của
tỉnh Tuyên Quang mà em đã được tham quan học tập; hai nhóm được hướng
dẫn như nhau.
3. KÕ ho¹ch thùc hiÖn
3.1. Tổ chức dạy học trên thực địa, tại các di tích/danh thắng có liên quan
đến bài học.
2
3.2. Sử dụng tài liệu "Giáo dục Ngữ Văn THCS phần địa phương tỉnh
Tuyên Quang" (tài liệu địa phương cho giáo viên Ngữ văn THCS).
3.3. Địa điểm dạy học: Thành cổ Nhà Mạc, Đền Hạ ( Thị xã Tuyên
Quang), Khu Di tích Lịch sử Tân Trào ( Sơn Dương, Tuyên Quang)
3.4. Đề ra mục tiêu, nội dung, nhiệm vụ cụ thể cho học sinh:
a) Mục tiêu:
+ Kiến thức: Học sinh hiểu được nguồn gốc, giá trị của một số di tích lịch
sử - văn hoá tại tỉnh Tuyên Quang.
+ Kỹ năng: Biết ghi chép tóm tắt những điểm nổi bật của một số di tích
lịch sử - văn hoá.

+ Thái độ: Yêu quý, trân trọng giá trị của một số di tích lịch sử - văn hoá.
b) Nội dung:
+ Hiểu được giá trị của các di tích lịch sử - văn hoá: Thành nhà Mạc, Đền
Hạ ( Thị xã Tuyên Quang).
+ Hiểu được vị trí, ý nghĩa và tầm quan trọng của khu di tích lịch sử Tân
Trào ( Sơn Dương, Tuyên Quang) đối với tỉnh nhà và tiến trình của lịch
sử dân tộc.
c) Nhiệm vụ:
- Thu thập tư liệu liên quan đến bài dạy.
- Viết bài văn biểu cảm về một trong các di tích lịch sử - văn hoá ở
chương trình Văn - Tập làm văn (chương trình địa phương) lớp 7 - thời
gian: 45phút.
3.5. Giả thuyết nghiên cứu: Học sinh được học tập bằng hình thức dạy học
trên thực địa có kỹ năng viết bài văn biểu cảm tốt hơn học sinh không
được học tập bằng hình thức này.
• THIẾT KẾ
- Sử dụng thiết kế 2: Kiểm tra trước và sau tác động với các nhóm tương
đương. Trường THCS Trung Môn có 06 lớp 7, Chúng tôi lựa chọn 02 lớp tương
đương:
+ Lớp thực nghiệm: 7A
+ Lớp đối chứng: 7C
Nhóm Kiểm tra trước tác động Tác động Kiểm tra sau tác động
7C O1
×
O3
7A O2
....
O4
3
• ĐO LƯỜNG

Sử dụng các bài kiểm tra trước và sau tác động:
- Bài kiểm tra trước tác động là bài kiểm tra giữa học kỳ 2 (hình thức tự
luận) với cả hai lớp 7A, 7C.
- Bài kiểm tra sau tác động là bài kiểm tra 45 phút (hình thức tự luận) sau
khi học sinh được học trên thực địa (với lớp 7A), sau khi học trên lớp với (lớp
7C).
- Hình thức chấm: Chấm chéo giữa hai lớp.
- Tính tương quan giữa điểm các bài kiểm tra trước và sau tác động (xem
phụ lục 3, 4).
• PHÂN TÍCH
1. Mô tả dữ liệu
1.1. Lớp thực nghiệm
- Điểm kiểm tra trước tác động
Điểm 4 5 6 7 8 9 GTTB: 6.40
Tần số 0 7 4 6 3 0 Phương sai: 1.31
Tần suất 0 7/20 4/20 6/20 3/20 0 Độ lệch chuẩn SD: 1.14
- Điểm kiểm tra sau tác động
Điểm 4 5 6 7 8 9 GTTB: 7.40
Tần số 0 0 4 7 6 3 Phương sai: 0.99
Tần suất 0 0 4/20 7/20 6/20 3/20 Độ lệch chuẩn SD: 0.99
1.2. Lớp đối chứng
- Điểm kiểm tra trước tác động
Điểm 4 5 6 7 8 9 GTTB: 6.10
Tần số 0 8 4 6 2 0 Phương sai: 1.15
Tần suất 0 4/10 3/10 3/10 1/10 0 Độ lệch chuẩn SD: 1.07
- Điểm kiểm tra sau tác động
Điểm 4 5 6 7 8 9 GTTB: 6.05
Tần số 1 7 4 6 0 2 Phương sai: 1.31
Tần suất 1/20 7/20 4/20 6/20 0 2/20 Độ lệch chuẩn SD: 1.15
2. So sánh dữ liệu liên tục

Nhóm Kiểm tra trước tác động Tác động Kiểm tra sau tác động
Đối chứng
O1 × O3
Thực nghiệm
O2
Dạy học trên thực địa
O4
4
So sánh giá trị trung bình. Tính giá trị P của phép kiểm chứng T-test độc lập
Phép đo
Nhóm nghiên cứu Nhóm đối chứng
GTTB SD GTTB SD
Trước tác động
6.40 1.14 6.10 1.07 0.40, Chênh lệch không có ý nghĩa
Sau tác động
7.40 0.99 6.05 1.15 0.00, Chênh lệch có ý nghĩa
Điểm chênh lệch
1.00 -0.15 -0.05 0.07
7.3. Kết luận: So sánh với 0.05. Tính mức độ ảnh hưởng của tác động
Bài kiểm tra của nhóm thực nghiệm
ES Ảnh hưởng Kết luận
Trước tác động 0.28 Nhỏ
Việc DH không có ảnh hưởng
Sau tác động 1.18 Rất lớn Tác động có hiệu quả
Kết luận: Tác động của việc dạy học trên thực địa có tác dụng tốt trong việc
nâng cao kết quả học tập của học sinh.
• TỔNG HỢP BÁO CÁO KẾT QUẢ
Mục tiêu của nghiên cứu này nhằm đánh giá ảnh hưởng của hình thức dạy
học trên thực địa tới kỹ năng viết bài văn biểu cảm của học sinh lớp 7 trường
THCS Trung Môn - Yên Sơn - Tuyên Quang sau khi học bài Di tích lịch sử -

văn hoá, danh lam thắng cảnh tỉnh Tuyên Quang.
Các kết quả cho thấy: học sinh lớp 7A được học trên thực địa, được tận
mắt tham quan Lán Nà Lừa, Đình Tân Trào, Cây đa Tân Trào, Đền Hạ, Thành
cổ Nhà Mạc viết bài văn biểu cảm tốt hơn nhiều so với học sinh lớp 7C chỉ được
nghe giảng trên lớp.
Điều này có nghĩa: đối với những bài giảng khác nhau giáo viên cần có
cách tổ chức dạy học phù hợp sao cho học sinh được tiếp cận kiến thức một
cách cụ thể, đầy đủ nhất. Đối với loạt bài tìm hiểu về Di tích lịch sử - văn hoá,
danh lam thắng cảnh của địa phương thì hình thức tổ chức dạy học trên thực địa
thực sự có hiệu quả cao trong việc củng cố kiến thức về lịch sử địa phương, bồi
dưỡng tình yêu quê hương cách mạng và những xúc cảm chân thành đúng đắn
cho học sinh THCS khi các em được tận mắt chứng kiến và cùng tham gia tìm
hiểu các di tích lịch sử - văn hoá, danh lam thắng cảnh của tỉnh một cách cụ thể,
sinh động.Nhứng điều đó tác động mạnh tới nhận thức của các em, giúp các em
có kỹ năng viết bài văn biểu cảm cụ thể hơn, chân thực hơn, sinh động hơn.
Cho dù hình thức tổ chức dạy học này rất tốn kém, vất vả, mất thời gian,
nhưng nếu tổ chức được, các tiết học này thật sự bổ ích đối với học sinh THCS
cũng như các cấp học khác.
• TÀI LIỆU THAM KHẢO
- Tài liệu tập huấn NCKH ứng dụng, Dự án Việt - Bỉ.
- Phương pháp dạy học Ngữ Văn THCS, Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội
2000.
- Tài liệu giáo dục phần Ngữ Văn địa phương THCS tỉnh Tuyên Quang,
Bùi Thị Mai Anh, Trần Thị Lâm Huyền (Bản thảo), Dự án Việt - Bỉ.
5

×