Tải bản đầy đủ (.docx) (103 trang)

Hoàn thiện hoạt động chuyển tiền quốc tế tại ngân hàng TMCP ngoại thương việt nam chi nhánh sở giao dịch

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (556.28 KB, 103 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƢƠNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ

HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG CHUYỂN TIỀN QUỐC TẾ TẠI
NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƢƠNG VIỆT NAM – CHI
NHÁNH SỞ GIAO DỊCH

Chuyên ngành : Tài Chính – Ngân Hàng

NGUYỄN ĐỨC THÀNH

HÀ NỘI - 2018


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƢƠNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ

HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG CHUYỂN TIỀN QUỐC TẾ TẠI
NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƢƠNG VIỆT NAM – CHI
NHÁNH SỞ GIAO DỊCH

Chuyên ngành : Tài Chính – Ngân Hàng

NGUYỄN ĐỨC THÀNH

HÀ NỘI - 2018



LỜI CẢM ƠN

Sau một thời gian nghiên cứu nghiêm túc, đến nay tôi đã hoàn thành bản luận
văn để bảo vệ tốt nghiệp.
Có được kết quả này, trước hết tôi xin gửi lời cảm ơn đến tập thể quý Thầy Cô
giáo trường Đại học Ngoại Thương, những người đã tận tình truyền đạt kiến thức cho
tôi trong khóa học vừa qua. Đặc biệt tôi xin chân thành cảm ơn PGS. TS. Đặng Thị
Nhàn đã hướng dẫn, giúp đỡ tận tình và trách nhiệm để tôi hoàn thành bản luận văn
này.
Bên cạnh đó, tôi cũng xin gửi lời cảm ơn đến Lãnh đạo ngân hàng, lãnh đạo các
phòng ban, các anh chị cán bộ công nhân viên, các khách hàng tại Ngân hàng TMCP
Ngoại Thương Việt Nam – Chi nhánh Sở giao dịch đã nhiệt tình giúp đỡ tôi trong quá
trình nghiên cứu.
Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến gia đình, đồng nghiệp, bạn bè đã
động viên, ủng hộ và tạo điều kiện tốt nhất để tôi hoàn thành khóa học và bản luận
văn này.

TÁC GIẢ LUẬN VĂN

Nguyễn Đức Thành


LỜIC MĐO N
Tôi xin cam đoan: Luận văn với đề tài “Hoàn thiện hoạt động chuyển tiền quốc
tế tại Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam – Chi nhánh Sở Giao Dịch” là công
trình nghiên cứu riêng của tôi.
Các số liệu trong luận văn đựợc sử dụng trung thực. Kết quả nghiên cứu đựợc
trình bày trong luận văn này chưa từng đựợc công bố tại bất kỳ công trình nào
khác. Nếu sai tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm.


TÁC GIẢ LUẬN VĂN

Nguyễn Đức Thành


STT

K
1
2

F

3
4
5
6

N

7

N

8

N

9

10
11
12
13
14

T


D NH MỤC CÁC BẢNG
STT
1

B

2

B

3

B

4

B

5

B


6

B

7

B

8

B

9

B

10

B

11

B


D NH MỤC SƠ ĐỒ
STT




1

Sơ đồ

2

Sơ đồ

3

Sơ đồ

D NH MỤC BIỂU ĐỒ
STT

Biểu
1

Biểu đ


STT

K
1
2

F


3
4
5
6

N

7

N

8

N

9
10
11
12
13
14

T


TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU LUẬN VĂN

Luận văn đề tài “Hoàn thiện hoạt động chuyển tiền quốc tế tại Ngân hàng
TMCP Ngoại Thương Việt Nam – Chi nhánh Sở Giao Dịch” là kết quả nghiên cứu cơ
sở lý luận về thanh toán quốc tế nói chung và chuyển tiền quốc tế nói riêng, về thực

trạng hoạt động chuyển tiền tại Vietcombank chi nhánh Sở Giao Dịch thông qua việc
tìm hiểu các quy định, quy trình, báo cáo của chi nhánh, phỏng vấn các khách hàng,
thanh toán viên, kiểm soát viên, lãnh đạo bộ phận chuyển tiền quốc tế thuộc phòng
Dịch vụ khách hàng tổ chức của Vietcombank chi nhánh Sở Giao Dịch.
Luận văn bao gồm 3 chương:
- Chương 1: Cơ sở lý luận chuyển tiền quốc tế và các vấn đề liên quan

Trình bày những cơ sở lý luận cơ bản về phát triển dịch vụ chuyển tiền quốc tế,
các tiêu chí đánh giá sự phát triển dịch vụ và các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát
triển dịch vụ chuyển tiền quốc tế.
- Chương 2: Thực trạng về hoạt động chuyển tiền quốc tế tại Ngân hàng TMCP

Ngoại thương Việt Nam – chi nhánh Sở Giao Dịch.
Giới thiệu khái quát về ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam – Chi nhánh Sở
Giao Dịch, phân tích thực trạng phát triển dịch vụ chuyển tiền quốc tế tại
Vietcombank Sở Giao Dịch dựa trên các nguồn số liệu của chi nhánh, của hệ thống
Vietcombank cùng với việc phỏng vấn các đối tượng liên quan và khảo sát ý kiến
khách hàng.
- Chương 3: Các giải pháp hoàn thiện hoạt động chuyển tiền quốc tế tại ngân hàng

TMCP Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Sở Giao Dịch.
Từ các định hướng, chiến lược phát triển trong thời gian sắp tới của Vietcombank
nói chung và chi nhánh Sở Giao Dịch nói riêng, kết hợp với những đánh giá về
thực trạng phát triển dịch vụ chuyển tiền quốc tế, luận văn đã nêu ra các giải pháp
theo các nhóm tiêu chí đánh giá. Nhóm các giải pháp được đưa ra bao gồm: nhóm
giải pháp phát triển dịch vụ chuyển tiền quốc tế theo chiều rộng và nhóm giải pháp
phát triển dịch vụ chuyển tiền quốc tế theo chiều sâu. Bên cạnh đó, luận văn cũng


nêu lên một số kiến nghị với Vietcombank Trụ sở chính nhằm hỗ trợ các chi nhánh

trong việc phát triển tốt nhất dịch vụ chuyển tiền quốc tế.


MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU....................................................................................................................... 1
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHUYỂN TIỀN QUỐC TẾ VÀ CÁC VẤN
ĐỀ LIÊN QUAN...................................................................................................................6
1.1. Phương thức chuyển tiền quốc tế..............................................................................6
1.1.1. Thanh toán quốc tế và vị trí của chuyển tiền quốc tế trong thanh toán quốc tế......6
1.1.2 Khái niệm và các trường hợp áp dụng chuyển tiền quốc tế.....................................8
1.1.3. Vai trò của chuyển tiền quốc tế............................................................................ 11
1.1.4. Ưu và nhược điểm của chuyển tiền quốc tế......................................................... 12
1.1.5. .Những điểm cần lưu ý khi áp dụng..................................................................... 13
1.1.6. Những nội dung cơ bản của chuyển tiền quốc tế.................................................. 15
1.1.7. Các tiêu chí đánh giá hoạt động chuyển tiền quốc tê............................................ 18
1.2. Các vấn đề liên quan đến nghiệp vụ chuyển tiền quốc tế......................................... 21
1.2.1. Các vấn đề liên quan đến cấm vận....................................................................... 21
1.2.2.

Các vấn đề liên quan đến chống rửa tiền và tài trợ khủng bố............................23

1.2.3. Các vấn đề liên quan đến Đạo luật tuân thủ thuế đối với các tài khoản ở
nước ngoài của Hoa Kỳ - FATCA.................................................................................. 27
1.2.4. Rủi ro khi ngân hàng không tuân thủ quy định về cấm vận, phòng chống rửa
tiền, tài trợ khủng bố và FATCA.................................................................................... 31
CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG VỀ HOẠT ĐỘNG CHUYỂN TIỀN QUỐC TẾ TẠI
NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƢƠNG VIỆT NAM – CHI NHÁNH SỞ GIAO
DỊCH................................................................................................................................... 33
2.1. Tổng quan về Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam – Chi nhánh Sở Giao
Dịch................................................................................................................................... 33

2.1.1. Quá trình thành lập và phát triển của Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt
Nam............................................................................................................................... 33
2.1.2. Kết quả hoạt động kinh doanh liên quan đến chuyển tiền quốc tế của Ngân
hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam – Chi nhánh Sở Giao Dịch................................. 35
2.2. Các văn bản pháp lý liên quan đến chuyển tiền quốc tế tại Ngân hàng TMCP
Ngoại thương Việt Nam.................................................................................................... 38
2.3. Thủ tục về phương thức chuyển tiền quốc tế tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương
Việt Nam........................................................................................................................... 39
2.3.1. Đối với khách hàng cá nhân................................................................................. 39


2.3.2. Đối với khách hàng tổ chức ..................................................................................
2.4.

Quy trình chuyển tiền quốc tế tại Ngân hàng TMCP Ngo

2.5.

Các sản phầm chuyển tiền quốc tế tại Ngân hàng TMCP

2.6.
Đánh giá về thực trạng hoạt động chuyển tiền quốc tế tạ
Ngoại Thương Việt Nam – Chi nhánh Sở Giao Dịch ........................................................
2.6.1. Mức độ thỏa mãn nhu cầu của khách hàng ...........................................................
2.6.2. Kết quả đạt được ...................................................................................................
2.6.3. Những mặt còn hạn chế .........................................................................................
2.6.4. Các rủi ro thường gặp trong chuyển tiền quốc tế tại Ngân hàng TMCP Ngoại
Thương Việt Nam – Chi nhánh Sở Giao Dịch ................................................................
2.6.5. Nguyên nhân của các hạn chế, rủi ro. ...................................................................
CHƢƠNG 3: CÁC GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG CHUYỂN TIỀN

QUỐC TẾ TẠI NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƢƠNG VIỆT NAM – CHI
NHÁNH SỞ GIAO DỊCH ...................................................................................................

3.1.
Định hướng phát triển của Ngân hàng TMCP Ngoại Thư
2020 .................................................................................................................................

3.2.
Định hướng phát triển của Ngân hàng TMCP Ngoại Thư
nhánh Sở Giao Dịch............................................................................................................

3.3.
Những giải pháp hoàn thiện hoạt động chuyển tiền quốc
Ngoại Thương Việt Nam - Chi nhánh Sở Giao Dịch .........................................................
3.3.1. Nhóm giải pháp hoàn thiện hoạt động chuyển tiền quốc tế theo chiều rộng ........
3.3.2. Nhóm giải pháp hoàn thiện dịch vụ chuyển tiền quốc tế theo chiều sâu ..............
3.3.3. Tham khảo giải pháp từ các ngân hàng khác. .......................................................
3.4.

Một số kiến nghị với Trụ sở chính ..................................

3.4.1. Đầu tư phát triển công nghệ, cải tiến quy trình thủ tục, nghiên cứu tăng tiện
ích cho dịch vụ chuyển tiền quốc tế ................................................................................
3.4.2. Mở rộng hệ thống ngân hàng đại lý, hỗ trợ các chi nhánh trong các hoạt động
đào tạo, xây dựng chính sách khách hàng nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh .............
3.4.3. Tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh giữa các chi nhánh trong cùng hệ thống
Vietcombank ...................................................................................................................
KẾT LUẬN CHUNG ...........................................................................................................
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................................



1

LỜI MỞ ĐẦU
1.

Lý do chọn đề tài:

Trong bối cảnh hội nhập kinh tế ngày nay, hoạt động thương mại quốc tế đang
ngày càng được mở rộng và nó có ảnh hưởng vô cùng quan trọng đối với sự phát
triển kinh tế của mọi quốc gia. Theo báo cáo của tổng cục Thống kê, Năm 2017 cũng
ghi nhận một kỷ lục mới của xuất nhập khẩu Việt Nam khi tổng mức lưu chuyển
hàng hóa xuất, nhập khẩu vượt mốc 400 tỷ USD. Cụ thể, tính chung cả năm 2017,
kim ngạch hàng hóa xuất khẩu ước tính đạt 213,77 tỷ USD, tăng 21,1% so với năm
trước, đây là mức tăng cao nhất trong nhiều năm qua, trong đó khu vực kinh tế trong
nước đạt 58,53 tỷ USD, tăng 16,2%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu
thô) đạt 155,24 tỷ USD, tăng 23%. Kim ngạch hàng hoá nhập khẩu năm 2017 ước
tính đạt 211,1 tỷ USD, tăng 20,8% so với năm trước, trong đó khu vực kinh tế trong
nước đạt 84,7 tỷ USD, tăng 17%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đạt 126,4 tỷ
USD, tăng 23,4%. Có thể thấy rõ ràng hoạt động ngoại thương đang trên đà phát triển
mạnh mẽ. Do vậy, cần có nhiều sự quan tâm để khôi phục, duy trì, thúc đẩy và hoàn
thiện hơn nữa hoạt động này, mang lại những lợi ích to lớn về kinh tế cho đất nước.
Khác với các sản phẩm tài trợ thương mại, chuyển tiền quốc tế với ưu điểm đơn
giản, nhanh chóng, thuận tiện và chi phí rẻ là một sản phẩm tiềm năng, có tốc độ phát
triển mạnh, chiếm tỷ trọng lớn trong hoạt động thanh toán xuất nhập khẩu. Sản phẩm
chuyển tiền quốc tế cũng được các ngân hàng thương mại quan tâm phát triển và đem
lại nguồn thu phí lớn.
Tuy nhiên, sản phẩm chuyển tiền quốc tế cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro đối với cả
doanh nghiệp lẫn ngân hàng. Đặc biệt trong vài năm gần đây, những rủi ro về lừa
đảo, cấm vận, rửa tiền và tài trợ khủng bố diễn ra với số lượng ngày càng nhiều trên

toàn thế giới nói chung và trong phạm vi Việt Nam nói riêng. Hàng loạt các ngân
hàng trên thế giới bị phạt với số tiền lớn do vi phạm đạo luật tuân thủ thuế đối với các
tài khoản ở nước ngoài của Hoa Kỳ - FATCA.
Qua những lý do trên, tôi đã chọn đề tài nghiên cứu “Hoàn thiện hoạt động
chuyển tiền quốc tế tại Ngân hàng TMCP Ngoại Thƣơng Việt Nam – Chi nhánh


2

Sở Giao Dịch”. Với mục tiêu đi sâu tìm hiểu bản chất dịch vụ này, từ đó đưa ra một
vài đánh giá và góp phần nào đó giải quyết một số tồn tại để hoàn thiện dịch vụ
chuyển tiền quốc tế tại ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam - chi nhánh Sở
Giao Dịch.
2.

Mục đích nghiên cứu:

- Tìm hiểu sâu về dịch vụ chuyển tiền quốc tế và quy trình áp dụng tại ngân hàng

TMCP Ngoại Thương Việt Nam, một số hồ sơ thủ tục áp dụng cho các mục đích
chuyển tiền điển hình.
- Tìm hiểu thực trạng và tìm ra các giải pháp hoàn thiện hoạt động chuyển tiền quốc

tế, từ đó giúp hạn chế rủi ro, nâng cao chất lượng dịch vụ, lợi nhuận, thị phần và uy
tín của ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam – chi nhánh Sở Giao Dịch trong
thanh toán quốc tế.

3.

Tình hình nghiên cứu đề tài


Trong những năm gần đây, khi nền kinh tế đất nước phát triển mạnh mẽ trong
khu vực kinh tế Châu Á -Thái Bình Dương được đánh giá là năng động nhất thế giới,
việc xuất nhập khẩu hàng hóa và giao thương với nước ngoài trở nên phổ biến, các
phương thức thanh toán trong hoạt động quốc tế cũng phát triển nhanh chóng. Một
trong các phương thức thanh toán quốc tế hiệu quả đó chính là phương thức chuyển
tiền quốc tế. Khách hàng đã có xu hướng dịch chuyển dần việc sử dụng các phương
tiện thanh toán phức tạp như tín dụng chứng từ sang các phương thức thanh toán
nhanh và đơn giản hơn là phương thức chuyển tiền quốc tế. Tuy vậy, những nghiên
cứu chi tiết về phương thức này lại không nhiều. Có lẽ bởi phương thức này được
đánh giá là phương thức chuyển tiền khá đơn giản và kém được chú ý hơn các
phương thức thanh toán quốc tế khác. Qua tìm hiểu của tác giả, các nghiên cứu gần
đây trong lĩnh vực này mới bước đầu giúp người đọc biết đến phương thức chuyển
tiền này chứ chưa thực sự làm người đọc hiểu sâu và thấy được tầm quan trọng của
nó trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại.


3

Qua tìm kiếm các nghiên cứu trên báo chí, mạng Internet, tác giả thấy có khá
nhiều nghiên cứu viết không chuyên về dịch vụ này nhưng có liên quan mật thiết đến
nó. Sau khi tham khảo, tác giả chia các nghiên cứu đã được công bố có liên quan đến
đề tài thành ba nhóm.
Nhóm 1: Các nghiên cứu mang tính lý thuyết và nghiên cứu chung về phương
thức chuyển tiền quốc tế tại các ngân hàng thương mại
- “Các phương thức thanh toán quốc tế trên thế giới và Việt Nam” của tác giả Trần

Mai Phương – Đại học Kinh tế quốc dân (2013)
- “ Xu hướng lựa chọn các phương thức thanh toán quốc tế và vấn đề đặt ra cho các


ngân hàng thương mại” – TS. Nguyễn Thị Hồng Hải – Tạp chí khoa học và đào tạo
ngân hàng số 53
- “Hệ thống chỉ tiêu phân tích đánh giá hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế của

ngân hàng thương mại” – GS.TS Nguyễn Văn Tiến – Tạp chí Kinh tế đối ngoại số 3
Nhóm 2: Nhóm các nghiên cứu ứng dụng trực tiếp tại các ngân hàng thương mại
cụ thể của các dịch vụ thanh toán quốc tế trong đó có dịch vụ chuyển tiền quốc
tế
-

“Giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động thanh toán quốc tế tại Agribank Hải

Dương” – Luận văn ThS của Nguyễn Thị Hồng Duyên, 2012
-

“Một số giải pháp triển khai hoạt động thanh toán quốc tế tại Ngân hàng Phát

triển Việt Nam” – Luận văn Ths của Lê Thị Thu Minh, 2011
-

“Phát triển hoạt động thanh toán quốc tế tại Ngân hàng TMCP Công Thương Việt

Nam chi nhánh Bến Thủy” – Luận văn ThS của Nguyễn Thị Mai Anh, 2012
-

“Mở rộng và nâng cao chất lượng dịch vụ thanh toán quốc tế tại ngân hàng

TMCP Sài Gòn” – Luận văn ThS của Nguyễn Thị Đông Phương, 2012
-


“Thanh toán quốc tế tại Ngân hàng TMCP Phương Đông” – Luận văn ThS của

Trương Thanh Hồng, 2013
Nhóm 3: Các nghiên cứu riêng về các phần nhỏ trong phương thức chuyển
tiền quốc tế
- “Tìm hiểu một số nội dung về SWIFT” – Tác giá Đinh Thu Hương – Lê Thị Thu

Minh (Trung tâm thanh toán ngân hàng Phát triển Việt Nam) 2012


4

- “Vai trò của môi trường pháp lý đối với hoạt động thanh toán quốc tế” – Thạc sĩ

Đỗ Việt Anh Thái (Tạp chí Kinh tế đối ngoại số 62)
Qua những nghiên cứu đã tìm hiểu, tác giả đánh giá việc thực hiện nghiên cứu về
dịch vụ chuyển tiền quốc tế chưa sâu, chưa có nghiên cứu nào xem xét cụ thể về dịch
vụ này và sự phát triển của nó trên cả phương diện lý thuyết và ứng dụng. Các đề tài
chủ yếu xem xét sự phát triển của dịch vụ thanh toán quốc tế nói chung. Theo như
tìm hiểu của tác giả cùng với kinh nghiệm trong lĩnh vực này, dịch vụ chuyển tiền
quốc tế là một dịch vụ khá tiềm năng theo xu hướng dịch chuyển hiện nay. Dịch vụ
này không quá phức tạp nhưng cũng không thực sự đơn giản, tuy nhiên cũng chứa
đựng khá nhiều rủi ro. Ngoài các rủi ro liên quan đến tác nghiệp, nó còn có nhiều rủi
ro khác như những rủi ro về cấm vận, rửa tiền, tài trợ khủng bố,… Đối với mỗi đồng
ngoại tệ, cách thức chuyển tiền lại có những đặc điểm riêng, những mức phí áp dụng
riêng tại các quốc gia khác nhau, những tập quán riêng của từng khu vực. Chính vì
vậy, tác giả muốn dựa vào các nghiên cứu sẵn có, cùng với các tài liệu trong quá trình
làm việc thu thập được để tiến hành nghiên cứu cụ thể, chi tiết về chỉ riêng dịch vụ
chuyển tiền quốc tế trong ngân hàng cùng với đó đánh giá sự phát triển của nó tại
Vietcombank chi nhánh Sở Giao Dịch - một trong những chi nhánh có nền tảng

truyền thống về dịch vụ này.

4.

Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu:

- Đối tượng nghiên cứu: hoạt động chuyển tiền quốc tế tại Ngân hàng TMCP Ngoại

- Phạm vi nghiên cứu:
+ Không gian: Bộ phận Thanh toán quốc tế, các khách hàng doanh nghiệp tại

Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam – chi nhánh Sở Giao Dịch.
+ Thời gian: 2013 - 2017


5

5.

Nhiệm vụ nghiên cứu:

- Nghiên cứu cơ sở pháp lý về chuyển tiền quốc tế, quản lý ngoại hối, cấm vận và

phòng chống rửa tiền và tài trợ khủng bố tại Việt Nam.
- Điều tra, phân tích thực trạng của hoạt động chuyển tiền quốc tế tại ngân hàng

- Đề xuất giải pháp hoàn thiện hoạt động chuyển tiền quốc tế tại ngân hàng TMCP

Ngoại Thương Việt Nam – chi nhánh Sở Giao Dịch.


6.

Phƣơng pháp nghiên cứu:

- Phương pháp nghiên cứu lý thuyết:
+ Phương pháp phân tích và tổng hợp lý thuyết.
+ Phương pháp lịch sử.
- Phương pháp nghiên cứu thực tiễn:
+ Phương pháp thu thập dữ liệu.
+ Phương pháp phỏng vấn.
+ Phương pháp phân tích và tổng hợp kinh nghiệm.

7.

Cấu trúc của luận văn:

Ngoài lời mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, luận văn gồm có 3 chương:
- Chương 1: Cơ sở lý luận chuyển tiền quốc tế và các vấn đề liên quan
- Chương 2: Thực trạng về hoạt động chuyển tiền quốc tế tại Ngân hàng TMCP

Ngoại thương Việt Nam – chi nhánh Sở Giao Dịch.
- Chương 3: Các giải pháp hoàn thiện hoạt động chuyển tiền quốc tế tại ngân hàng

TMCP Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Sở Giao Dịch.


6

CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHUYỂN TIỀN QUỐC TẾ VÀ CÁC
VẤN ĐỀ LIÊN QU N

1.1 Phƣơng thức chuyển tiền quốc tế
1.1.1 Thanh toán quốc tế và vị trí của chuyển tiền quốc tế trong thanh toán
quốc tế
Cơ sở hình thành thanh toán quốc tế
Tất cả các quốc gia trên thế giới đều không thể tự sản xuất mọi thứ mình cần.
Đơn giản là vì điều kiện tự nhiên, địa lý, trình độ phát triển và các yếu tố khác của
mỗi nước xác định phạm vi và năng lực sản xuất của nước đó. Các quốc gia muốn
thỏa mãn được nhu cầu sản xuất và tiêu dùng của nước mình thì điều tất yếu là phải
thực hiện trao đổi hàng hóa với các nước khác. Một nước sẽ xuất khẩu những hàng
hóa có ưu thế do mình sản xuất được và nhập khẩu những hàng hóa mình chưa sản
xuất hoặc có giá rẻ hơn. Từ đó, phát sinh quan hệ thương mại giữa các quốc gia và
hình thành mối quan hệ kinh tế ngoài biên giới. Thông thường, một thương vụ sẽ kết
thúc bằng việc bên mua thanh toán nhận hàng và bên bán giao hàng, nhận tiền theo
các điều kiện quy định trong hợp đồng mua bán. Đó chính là hoạt động thanh toán
quốc tế. Tóm lại, hoạt động thanh toán quốc tế bắt nguồn từ hoạt động ngoại thương
và mục đích chính của hoạt động thanh toán quốc tế là để hỗ trợ và phục vụ cho hoạt
động xuất nhập khẩu giữa các nước diễn ra một cách trôi chày và hiệu quả. Ngược
lại. thanh toán quốc tế quyết định đến hiệu quả và tăng trưởng ngoại thương bởi vì
chỉ khi hoạt động thanh toán an toàn và trôi chảy thì người bán mới thu được tiền và
người mua mới trả được tiền, đây chính là cơ sở nền tảng bậc nhất cho hoạt động
xuất nhập khẩu tồn tại phát triển.
Đặc điểm của Thanh toán quốc tế
- Thanh toán quốc tế chịu sự điều chỉnh của luật pháp và các tập quán quốc tế. Hoạt

động thanh toán quốc tế liên quan đến các chủ thể ở hai hay nhiều quốc gia, do đó,
các chủ thể khi tham gia vào hoạt động thanh toán quốc tế không những chịu sự điều
chỉnh của pháp luật quốc gia mà còn phải tuân thủ các văn bản pháp lý quốc tế, các
tập quán quốc tế do phòng thương mại quốc tế ban hành. Những văn bản này tạo ra



7

một khung pháp lý bình đẳng công bằng cho các chủ thể khi tham gia vào hoạt động
thương mại và thanh toán quốc tế, tránh những hiểu lầm và tranh chấp đáng tiếc xảy
ra.
- Hoạt động thanh toán quốc tế được thực hiện phần lớn qua hệ thống ngân hàng.

Trừ một lượng rất nhỏ hàng hóa xuất nhập khẩu được mua bán qua con đường tiểu
ngạch thì hầu hết kim ngạch xuất nhập khẩu của một nước được phản ánh qua doanh
số thanh toán quốc tế của hệ thống ngân hàng thương mại. Trong thanh toán quốc tế
sẽ có ít nhất hai ngân hàng tham gia, một ngân hàng phục vụ người xuất khẩu và một
ngân hàng phục vụ người nhập khẩu ở hai nước khác nhau. Việc thanh toán qua ngân
hàng đảm bảo cho các khoản chi trả được thực hiện một cách an toàn, nhanh chóng
và hiệu quả.
- Tiền mặt hầu như không được sử dụng trực tiếp trong thanh toán quốc tế mà thay

vào đó là các phương tiện thanh toán như hối phiếu, kỳ phiếu và séc.
- Trong thanh toán quốc tế, ít nhất một trong hai bên (hoặc người xuất khẩu hoặc

người nhập khẩu) có liên qua đến ngoại tệ (trừ khu vực sử dụng đồng tiền chung châu
Âu). Do đó, hoạt động thanh toán quốc tế chịu sự ảnh hưởng của tỷ giá hối đoái và
dự trữ ngoại hối quốc gia.
- Ngôn ngữ sử dụng trong thanh toán quốc tế được sử dụng chủ yếu bằng tiếng Anh.
- Giải quyết tranh chấp chủ yếu bằng luật quốc tế hoặc luật quốc gia của nước thứ

ba, luật của nước người xuất hay nước người nhập do các bên thỏa thuận thông qua
con đường trọng tài hay tòa án.
Vị trí của chuyển tiền quốc tế trong thanh toán quốc tế
Do người trả tiền và người thụ hưởng được phép thỏa thuận nội dung, điều kiện
thanh toán, mà mỗi thỏa thuận có thể tạo nên một phương thức thanh toán. Chính vì

vậy, về mặt lý thuyết, tồn tại rất nhiều phương thức thanh toán khác nhau, tuy nhiên,
xét từ giác độ quản lý và nghiên cứu, người ta gom các phương thức có đặc điểm
tương đồng thành một nhóm lớn, mỗi nhóm lớn này gọi là một phương thức thanh
toán. Do mục đích và cách thức gom nhóm là khác nhau nên việc phân loại các
phương thức thanh toán cũng đa dạng và không thống nhất.


8

Căn cứ vào việc thanh toán có kèm theo các chứng từ thực hiện nghĩa vụ là điều
kiện thanh toán hay không, thanh toán quốc tế bao gồm 3 nhóm phương thức.
-

Nhóm phương thức thanh toán không kèm chứng từ:
+ Chuyển tiền – Remittance
+ Ghi sổ - Open Account
+ Nhờ thu phiếu trơn – Clean Collection

-

Nhóm phương thức thanh toán kèm chứng từ thương mại:
+ Nhờ thu kèm chứng từ - Documentary Collection
+ Tín dụng chứng từ - Documentary Credit
+ Thư ủy thác mua – Letter of Authority to Purchase

-

Nhóm phương thức thanh toán kèm chứng từ phi thương mại:
+ Thư tín dụng dự phòng – Standby Letter of Credit
+ Bảo lãnh theo yêu cầu – Demand Guarantee


Như vậy, phương thức chuyển tiền quốc tế nằm trong nhóm các phương thức
thanh toán không kèm chứng từ. Nó được xem là phương thức thanh toán khá đơn
giản và ngân hàng chỉ tham gia với vai trò trung gian chuyển hộ và nhận hộ để hưởng
phí dịch vụ mà không cam kết hay chịu trách nhiệm gì về nội dung thanh toán giữa
các bên. Đối với phương thức này, khi thanh toán phải tuân thủ những nội dung thỏa
thuận giữa các bên liên quan và pháp luật hiện hành. Để tránh rủi ro và tranh chấp
xảy ra, các bên phải thỏa thuận nội dung thanh toán càng rõ ràng càng tốt. Nếu không
thật tin tưởng vào đối tác thì chuyển sang sử dụng phương thức thanh toán nhờ thu
hay tín dụng chứng từ. Do có quá nhiều rủi ro cho các bên, nên trong thực tế các
phương thức này thường chỉ được sử dụng khi các bên thực sự tin tưởng nhau và sử
dụng nhiều trong thanh toán chuyển tiền phi thương mại.
1.1.2 Khái niệm và các trƣờng hợp áp dụng chuyển tiền quốc
tế Khái niệm chuyển tiền quốc tế
Phương thức chuyển tiền quốc tế là phương thức mà trong đó khách hàng
(người yêu cầu chuyển tiền) yêu cầu ngân hàng của mình chuyển một số tiền nhất
định cho một người khác (người hưởng lợi) ở một địa điểm nhất định bằng phương
thức chuyển tiền do khách hàng quy định.


9

Các bên tham gia:
-

Người yêu cầu chuyển tiền (Applicant):
+ Người trả tiền (Payer): người nhập khẩu, người bị ký phát, người chi trả các

chi phí dịch vụ, người trả cổ tức, trái tức, lãi vay ngân hàng, người chịu phạt, bồi
thường…

+ Người chuyển tiền (Remitter): người đầu tư, kiều bào chuyển tiền về nước,

người chuyển kinh phí hoạt động cho các tổ chức chính phủ ở nước ngoài, người
chuyển tiền phát sinh từ các thu nhập phi yếu tố.
-

Người hưởng lợi (Beneficiary): là người nhận tiền do người yêu cầu chỉ định.

-

Ngân hàng chuyển tiền (Remitting Bank): là ngân hàng ở nước người yêu cầu

chuyển tiền chỉ định.
-

Ngân hàng người hưởng: là Ngân hàng ở nước người hưởng lợi.

-

Ngân hàng trung gian (Intermediary Bank) hay còn gọi là ngân hàng trả tiền

(Paying Bank): là ngân hàng đại lý, nắm giữ tài khoản của ngân hàng chuyển tiền ở
nước ngoài. Nó có thể là ngân hàng ở nước người hưởng lợi nhưng cũng có thể là
ngân hàng ở nước thứ ba.
Sơ đồ 1.1. Quy trình nghiệp vụ chuyển tiền quốc tế

(1)

Người hưởng lợi thực hiện nghĩa vụ quy định trong hiệp định, hợp đồng


hoặc các thỏa thuận.


10

(2)

Người yêu cầu ra lệnh cho ngân hàng của nước mình chuyển ngoại tệ ra

bên ngoài.
(3)

Ngân hàng chuyển tiền báo nợ tài khoản ngoại tệ của người yêu

cầu chuyển tiền.
(4)

Ngân hàng chuyển tiền phát lệnh thanh toán cho ngân hàng người hưởng

(trực tiếp hoặc gián tiếp qua ngân hàng trung gian).
(5)

Ngân hàng trung gian hoặc ngân hàng người hưởng lợi báo nợ tài khoản

ngân hàng chuyển tiền.
(6)

Ngân hàng người hưởng lợi báo có tài khoản người hưởng lợi.

Trƣờng hợp áp dụng:

1.

Phương thức chuyển tiền quốc tế là một bộ phận của phương thức thanh

toán khác, thường là ở khâu kết thúc của phương thức nhờ thu, ghi sổ, bảo lãnh ngân
hàng, tín dụng chứng từ, tín dụng dự phòng, thư ủy thác mua. Tuy nhiên, phương
thức này cũng được áp dụng một cách độc lập.
2.

Chỉ nên áp dụng phương thức chuyển tiền độc lập cho hoạt động thương

mại quốc tế khi người xuất khẩu và người nhập khẩu tin cậy lẫn nhau hoặc giá trị hợp
đồng thương mại quốc tế tương đối nhỏ.
3.

Chỉ nên áp dụng phương thức chuyển tiền trong thanh toán quốc tế phi

thương mại, bởi vì đặc trưng của giao dịch phi thương mại là chỉ sau khi có kết quả
của việc hoàn thành nghĩa vụ giao dịch phi thương mại thì mới có số liệu để quy ra số
tiền phải thanh toán…
Ví dụ tiền điện, nước, điện thoại, internet, tiền phạt, tiền thưởng, tiền bồi
thường,…phải chi trả chỉ có thể tính được căn cứ vào số lượng thực tế đã sử dụng thể
hiện trên các phương tiện đo lường chuyên dụng.
Các trường hợp áp dụng phương thức này trong thanh toán phi thương mại:
-

Chuyển tiền thanh toán cung ứng dịch vụ.

-


Chuyển kiều hối, tiền cho du học sinh, tham quan, chữa bệnh, tiền thừa kế tài

sản.


11

-

Chuyển tiền đầu tư ra nước ngoài hoặc là đầu tư trực tiếp hoặc là đầu tư gián tiếp.

-

Chuyển kinh phí hoạt động cho các tổ chức chính phủ và phi chính phủ thường

trú ở nước ngoài.
-

Chuyển tiền viện trợ tài chính không hoàn lại cho nước ngoài.

-

Chuyển tiền phát sinh từ các thu nhập phi yếu tố.

-

Chuyển tiền lãi vay nợ ngân hàng, cổ tức, trái tức ra nước ngoài.

-


Chuyển tiền bị phạt, tiền bồi thường thiệt hại ra nước ngoài…
1.1.3. Vai trò của chuyển tiền quốc tế
Đối với nền kinh tế
Trước xu thế kinh tế thế giới ngày càng được quốc tế hóa, các quốc gia đang ra

sức phát triển thị trường, mở cửa, hợp tác và hội nhập. Trong bối cảnh đó, thanh toán
quốc tế nổi lên như một chiếc cầu nối giữa kinh tế trong nước với phần kinh tế thế
giới bên ngoài. Chuyển tiền quốc tế là một phương thức thanh toán đơn giản, phổ
biến ngay sau phương thức tín dụng chứng từ, và ngày càng được sử dụng rộng rãi
hơn. Phương thức này đã góp phần làm tăng khối lượng thanh toán không dùng tiền
mặt trong nền kinh tế, giảm bớt các chi phí trung gian, đồng thời cũng thu hút được
một lượng ngoại tệ đáng kể vào Việt Nam.
Chuyển tiền quốc tế ngày càng được thực hiện nhanh chóng, đem lại nhiều tiện
ích cho người dân, các doanh nghiệp, từ đó thúc đẩy hoạt động ngoại thương phát
triển, đẩy mạnh quá trình sản xuất lưu thông hàng hóa, tăng nhanh tốc độ chu chuyển
vốn, góp phần phát triển nền kinh tế.
Đối với bản thân ngân hàng thƣơng mại
Chuyển tiền quốc tế có vai trò rất quan trọng đối với ngân hàng. Trước hết, nó
là hoạt động trực tiếp tạo ra một khoản thu nhập không nhỏ đóng góp vào thu nhập
chung của ngân hàng. Một thực tế là thu nhập từ phí dịch vụ chuyển tiền ngày càng
tăng cả về số lượng và tỷ trọng. Bên cạnh đó nó không chỉ là một dịch vụ thuần túy
mà còn bổ sung và hỗ trợ các mặt hoạt động khác của ngân hàng.


12

Chuyển tiền quốc tế giúp cho ngân hàng thu hút thêm khách hàng có nhu cầu,
trên cơ sở đó ngân hàng tăng được quy mô hoạt động của mình.
Đối với những khách hàng có tài khoản tại ngân hàng thì trong quá trình thanh
toán ngân hàng có thể sử dụng nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi, đồng thời cũng giúp cho

ngân hàng phát triển được các nghiệp vụ khác như kinh doanh ngoại tệ, tài trợ xuất
nhập khẩu cho các khách hàng không đủ khả năng chi trả,…
Chuyển tiền quốc tế tạo môi trường ứng dụng các công nghệ ngân hàng tiên
tiến, hiện đại trên thế giới. Thông qua việc nối mạng thông tin, ngân hàng thương mại
đã ứng dụng được các tiến bộ trong công nghệ thông tin và xử lý dữ liệu.
Hoạt động này giúp cho ngân hàng tăng cường quan hệ đối ngoại, tăng cường
khả năng cạnh tranh trong cơ chế thị trường, giúp cho hoạt động ngân hàng vượt ra
khỏi phạm vi quốc gia và hòa nhập với cộng đồng ngân hàng thế giới,…
Đối với khách hàng
Chuyển tiền quốc tế là một sản phẩm hữu ích đáp ứng được nhu cầu chuyển tiền
đi khắp mọi nơi trên thế giới với nhiều mục đích khác nhau của rất nhiều khách hàng.
Ngày nay ngoài nhu cầu chuyển tiền quốc tế phục vụ cho hoạt động xuất nhập
khẩu còn rất nhiều nhu cầu khác của con người cần đến hoạt động chuyển tiền, như
chuyển tiền cho người thân để du học, chữa bệnh,… nhất là nhu cầu gửi tiền về nước
của những người làm ăn xa ngày càng lớn, sự phát triển của hoạt động chuyển tiền đã
giúp cho những yêu cầu đó của khách hàng được đáp ứng một cách nhanh chóng,
chính xác, an toàn, tiện lợi, và tiết kiệm tối đa chi phí.
1.1.4. Ƣu và nhƣợc điểm của chuyển tiền quốc tế
Đối với ngân hàng, dịch vụ chuyển tiền quốc tế có một số ưu điểm vượt trội hơn
so với các dịch vụ khác như:
-

Ngân hàng ít chịu rủi ro hơn.

-

Xử lý một giao dịch nhanh hơn, quy trình đơn giản hơn các dịch vụ thanh toán

quốc tế khác.
-


Dịch vụ chuyển tiền quốc tế vì đơn giản hơn nhờ thu, tín dụng chứng từ nên sẽ

ít tốn kém về nhân lực hơn.


13

-

Phí dịch vụ cao hơn các sản phẩm chuyển tiền thông thường khác.

-

Tận dụng được ưu thế ngân hàng đại lý nên có thể hấp dẫn khách hàng
Bên cạnh những ưu điểm, dịch vụ chuyển tiền quốc tế cũng bộc lộ một số

nhược điểm như:
-

Dịch vụ chuyển tiền quốc tế đòi hỏi cán bộ có kiến thức chuyên môn và ngoại

ngữ tốt hơn dịch vụ chuyển tiền trong nước.
-

Rủi ro đối với ngân hàng ít nhưng rủi ro đối với khách hàng nhiều hơn vì phương

thức này được sử dụng dựa trên sự tin tưởng của các bên liên quan, nếu một trong các
bên không thực hiện đúng hợp đồng thì ngân hàng cũng không có quyền can thiệp
1.1.5. Những điểm cần lƣu ý khi áp dụng

1.1.5.1.

Văn bản pháp lý điều chỉnh phƣơng thức chuyển tiền

Hiện nay trên thế giới chưa có luật quốc tế cũng như các tập quán quốc tế của
ICC điều chỉnh phương thức chuyển tiền. Năm 1992, Ủy ban luật thương mại của
Liên Hợp quốc (UNCITRAL) đã ban hành “Model Law on International Credit
Transfer” và mong đợi các quốc gia của UN phê chuẩn nhằm tạo ra một hành lang
pháp lý quốc tế thống nhất trong lĩnh vực chuyển tiền quốc tế, nhưng đáng tiếc thay,
Luật mẫu chuyển tiền quốc tế này không đủ số nước phê chuẩn, cho nên cho đến nay,
trên quốc tế không có luật áp dụng cho phương thức chuyển tiền quốc tế.
Việc chuyển tiền tất nhiên sẽ được điều chỉnh bằng luật quốc gia của nước
chuyển tiền và các thỏa thuận đại lý ký kết giữa ngân hàng các nước nếu có. Chính vì
vậy, trong vận hành phương thức chuyển tiền sẽ phát sinh nhiều tranh chấp không
những về mặt nghiệp vụ mà đặc biệt là về mặt pháp lý.
1.1.5.2. Thời điểm chuyển tiền phải đƣợc quy định rõ trong hiệp định,
hợp đồng hoặc các thỏa thuận khác
Có hai loại thời điểm chuyển tiền:
-

Chuyển tiền trước khi người hưởng lợi hoặc người được trả tiền thực hiện nghĩa

vụ quy định trong hiệp định, hợp đồng hoặc các thỏa thuận khác, ví dụ:


×