Tải bản đầy đủ (.docx) (78 trang)

Đạo đức sinh thái phật giáo và việc nâng cao ý thức bảo vệ môi trường trong sinh viên đại học sư phạm đà nẵng hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (404.68 KB, 78 trang )

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
KHOA GIÁO DỤC CHÍNH TRỊ

KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP

Đề tài:
ĐẠO ĐỨC SINH THÁI PHẬT GIÁO VÀ VIỆC NÂNG CAO Ý
THỨC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TRONG SINH VIÊN ĐẠI
HỌC SƯ PHẠM ĐÀ NẴNG HIỆN NAY

Sinh viên thực hiện

: Lưu Thị Trang

Lớp

: 14SGC

GV hướng dẫn

: ThS. Lê Đức Tâm

Đà Nẵng tháng 04 năm 2018


ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
KHOA GIÁO DỤC CHÍNH TRỊ

KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP



Đề tài:
ĐẠO ĐỨC SINH THÁI PHẬT GIÁO VÀ VIỆC NÂNG CAO Ý
THỨC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TRONG SINH VIÊN ĐẠI
HỌC SƯ PHẠM ĐÀ NẴNG HIỆN NAY

Sinh viên thực hiện

: Lưu Thị Trang

Lớp

: 14SGC

GV hướng dẫn

: ThS. Lê Đức Tâm


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi. Và được sự
hướng dẫn khoa học của Ths. Lê Đức Tâm. Các nội dung nghiên cứu , kết quả
trong đề tài này là trung thực và chưa cơng bố dưới bất kì hình thức nào trước
đây. Những số liệu và thông tin thu thập phục vụ cho việc phân tích, nhận xét,
đánh giá được tác giả thu thập từ các nguồn khác nhau có ghi rõ trong phần tài
liệu tham khảo.
Ngoài ra, trong luận văn còn sử dụng một số nhận xét, đánh giá cũng
như số liệu của các tác giả khác đều có trích dẫn và chú thích nguồn gốc.
Nếu phát hiện có bất kì sự gian lận nào tơi xin hồn tồn chịu trách
nhiệm về nội dung luận văn của mình.

Đà Nẵng, ngày 24 tháng 4 năm
2018
Sinh viên thực hiện

Lưu Thị Trang


LỜI CẢM ƠN
Để hồn thành khóa luận tốt nghiệp này, tơi xin chân thành bày tỏ lịng biết ơn
sâu sắc đến q thầy cơ khoa Giáo dục Chính trị, các thầy cơ khoa Kinh tế Chính trị
Trường Đại học Kinh tế Đà Nẵng, các thầy cô trong trường ĐHSP Đà Nẵng đã tận
tình dạy dỗ tơi trong 4 năm học vừa qua.
Đặc biệt, tôi xin gởi lời cảm ơn chân thành nhất đến thầy Lê Đức Tâm, người
đã trực tiếp chỉ dạy, hướng dẫn và ln hết lịng động viên tơi để hồn thành đề tài
này.
Xin chân thành cảm ơn những lời động viên, những tình cảm thân thiết nhất
cùng với sự giúp đỡ của gia đình, bạn bè trong suốt thời gian học tập và thời gian
hoàn thành đề tài này.
Mặc dù đã có sự cố gắng nhưng do hạn chế của bản thân về điều kiện thời
gian, trình độ nên đề tài cịn nhiều thiếu sót. Kính mong các thầy cơ và các bạn
nhận xét và đóng góp để đề tài của tơi được hồn thiện hơn.
Đà Nẵng, ngày 24 tháng 4 năm
2018
Sinh viên thực hiện

Lưu Thị Trang


MỤC LỤC
A. MỞ ĐẦU............................................................................................................. 1

1. Tính cấp thiết của đề tài......................................................................................... 1
2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu......................................................................... 3
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu......................................................................... 3
4. Phương pháp nghiên cứu....................................................................................... 4
5. Bố cục của đề tài................................................................................................... 4
6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu............................................................................... 4
B. NỘI DUNG.......................................................................................................... 8
CHƯƠNG 1. ĐẠO ĐỨC SINH THÁI PHẬT GIÁO............................................ 8
1.1. Nguồn gốc, cơ sở hình thành Đạo đức sinh thái Phật giáo............................8
1.1.1. Nguồn gốc, cơ sở về lịch sử, xã hội................................................................. 8
1.1.2. Nguồn gốc, cơ sở về nhận thức, tư tưởng...................................................... 10
1.1.2.1. Thuyết Duyên khởi............................................................................ 10
1.1.2.2. Thuyết vạn vật bình đẳng................................................................... 13
1.1.2.3. Thuyết nhân quả Phật giáo................................................................. 13
1.2. Một số vấn đề của đạo đức sinh thái Phật giáo............................................ 15
1.2.1. Thực hiện lối sống thân thiện với môi trường và đề cao chuẩn mực đạo đức
hiếu sinh, không sát sinh......................................................................................... 16
1.2.2. Khơi dậy Phật tính, tránh xa sân hận............................................................. 21
1.2.3. Tạo dựng nghiệp thiện, tránh xa nghiệp ác.................................................... 24
1.2.4. Nhận thức cuộc đời là vô ngã, vô thường...................................................... 26
1.2.4.1. Vô ngã là thuyết về bản chất của sự tồn tại........................................ 27
1.2.4.2. Vô thường là bản chất tồn tại thế giới................................................ 28
Tiểu kết chương 1............................................................................................................................ 31
CHƯƠNG 2. NÂNG CAO Ý THỨC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TRONG SINH
VIÊN ĐẠI HỌC SƯ PHẠM ĐÀ NẴNG HIỆN NAY…………….....................32
2.1. Vấn đề môi trường và ý thức bảo vệ môi trường ở nước ta hiện nay.........32
2.1.1. Khái niệm Môi trường và Ý thức bảo vệ môi trường....................................32
2.1.2. Ý thức bảo vệ môi trường tự nhiên ở nước ta hiện nay.................................35
2.1.2.1. Thực trạng môi trường trên thế giới và ở Việt Nam hiện nay............35



2.1.2.2. Ý thức bảo vệ môi trường ở Việt Nam hiện nay................................ 43
2.2. Nâng cao ý thức bảo vệ môi trường trong sinh viên Đại học Sư phạm Đà
Nẵng hiện nay........................................................................................................ 48
2.2.1. Vị trí, tầm quan trọng của sinh viên Đại học Sư phạm Đà Nẵng...................48
2.2.2. Nhận thức về môi trường và bảo vệ môi trường trong sinh viên Đại học sư
phạm Đà Nẵng hiện nay.......................................................................................... 51
2.2.3. Vấn đề nâng cao ý thức bảo vệ môi trường trong sinh viên Đại học Sư phạm
Đà Nẵng hiện nay.................................................................................................... 54
2.2.4. Một số đề xuất để nâng cao ý thức bảo vệ môi trường trong sinh viên Đại học
Sư phạm Đà Nẵng hiện nay..................................................................................... 55
Tiểu kết chương 2............................................................................................................................ 62
C. KẾT LUẬN....................................................................................................... 64
D. TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................ 68


A. MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Đạo đức Phật giáo, đặc biệt là đạo đức sinh thái Phật giáo, là một trong những
đóng góp tích cực của Phật giáo vào nhận thức đạo đức nói chung và nhận thức đạo
đức sinh thái của lồi người nói riêng. Dựa trên các học thuyết triết học căn bản
như: Thuyết Duyên khởi, Thuyết Vạn vật bình đẳng, Thuyết Nhân quả báo ứng,
v.v... Phật giáo đã xây dựng nên các nguyên tắc và chuẩn mực đạo đức sinh thái căn
bản và có một ý nghĩa rất lớn không chỉ đối với bản thân Phật giáo mà còn đối với
sự nghiệp giáo dục đạo đức sinh thái của nhân loại. Đạo đức sinh thái tưởng chừng
như đó là vấn đề của đời sống xã hội hiện đại nhưng thực ra nó lại có nguồn gốc sâu
xa trong lịch sử phát triển trong các học thuyết tư tưởng, các tôn giáo. Cũng giống
như nhiều tôn giáo lớn trên thế giới, Phật giáo quan tâm đến đạo đức sinh thái
không phải là một nhận thức tiên tri đi trước thời đại, nó thực chất là một phần giáo
lý của tôn giáo này trong quan niệm về thế giới, về nhân sinh, ở đó việc đặt ra và

tuân thủ các nguyên tắc và chuẩn mực của đạo đức sinh thái như là một trong những
giải pháp nhằm giúp mỗi chúng sinh tự tìm thấy con đường đi đến giải thốt.
Vấn đề mơi trường sinh thái đang là một trong các vấn nạn của thế giới ngày
nay, đang được quan tâm hàng đầu hiện nay. Ngày nay mơi trường đang bị đe dọa
trầm trọng vì tình hình thế giới phát triển càng lúc càng cao, các nhà máy, cơng
trình, xưởng sản xuất mỗi ngày thải ra ngồi mơi trường rất nhiều khí thải, chất thải
nguy hại, dẫn đến môi trường bị ô nhiễm nghiêm trọng. Môi trường toàn cầu hiện
nay đầy những yếu tố, nào là hạn hán, đói kém, thiên tai, lũ lụt…
Dưới đây chúng ta thử phân tích các vấn đề nghiêm trọng mà trái đất đang
phải chống chọi, đối mặt. Nguồn nước sạch cần cho cuộc sống con người đang ngày
càng bị khan hiếm. Hiện nay trên trái đất, diện tích nước chiếm tới khoảng 70% bề
mặt, tuy nhiên chỉ có khoảng 2% là nước phù hợp cho tiêu dùng, được coi là nước
sạch sử dụng được. Nhiều khu vực vẫn phụ thuộc vào lượng nước mưa dự trữ, nếu
khí hậu biến đổi thì nguồn nước cung cấp từ thiên nhiên là vô cùng khan hiếm, dẫn
đến thiếu nước nước cho sinh hoạt. Nhưng có nơi lại lũ lụt thiên tai, lũ quét làm phá
hủy hệ sinh thái tự nhiên và các cơng trình của con người xây dựng nên trong các

1


khu vực trên thế giới. Điều này đã gây ra vấn đề nghiêm trọng về sức khỏe cho
những người dân sống ở khu vực đó.
Ngày nay thiên tai lũ lụt, hạn hán ngày càng nặng nề, đáng cảnh bảo, nguyên
nhân sâu xa là do phần rừng bị khai thác một cách vô tội vạ. Nạn phá rừng hầu như
xảy ra ở rất nhiều nơi trên thế giới. Các tổ chức bảo vệ môi trường trên thế giới đã
cảnh báo rất nhiều về việc tàn phá hệ sinh thái cây xanh sẽ ảnh hưởng đến khí hậu
tồn cầu.
Hiện nay, vấn đề ô nhiễm môi trường đang là chủ đề nóng trên các mặt báo và
nhận được rất nhiều sự quan tâm của người dân trên thế giới và ở Việt Nam. Thơng
qua các phương tiện truyền thơng, chúng ta có thể dễ dàng thấy được các hình ảnh,

cũng như các bài báo phản ánh về thực trạng môi trường hiện nay. Mặc dù các ban
ngành, đoàn thể ở Việt Nam ra sức kêu gọi bảo vệ môi trường, bảo vệ nguồn nước...
Nhưng có vẻ là chưa đủ để cải thiện tình trạng ô nhiễm đang ngày càng trở nên trầm
trọng hơn. Đầu tiên, đó chính là sự nhận thức chưa thật đầy đủ, chưa thật đúng và sự
thờ ơ của người dân. Sự thiếu sót trong các khâu quản lí... Chính những vấn đề này
đã và đang có ảnh hưởng khơng nhỏ đến việc giáo dục ý thức bảo vệ môi trường của
các thế hệ trẻ hiện nay và về sau.
Là một trong những tơn giáo lớn và có truyền thống lâu đời và bậc nhất trên
thế giới nên những di sản tư tưởng mà Phật giáo để lại cho nhân loại có ý nghĩa vơ
cùng lớn lao, trong đó có các tư tưởng về đạo đức học sinh thái. Không chỉ phản ánh
trung thực mục tiêu, tôn chỉ cũng như những triết lý căn bản về thế giới quan và
nhân sinh quan của tơn giáo này trong suốt tiến trình hình thành và phát triển mà nó
cịn có ý nghĩa hết sức thiết thực đối với việc nghiên cứu và giáo dục đạo đức sinh
thái trong giai đoạn hiện nay.
Việc nghiên cứu khoa học về đạo đức sinh thái Phật giáo nhằm tiếp thu các
tinh hoa Phật giáo để bổ sung vào nhận thức của con người hiện nay về mơi trường
sinh thái để qua đó nâng cao ý thức bảo vệ môi trường hiện nay…


Trường Đại học Sư phạm - Đại học Đà Nẵng hiện nay, khơng chỉ có sinh

viên Khoa Sinh - Môi trường mà cả sinh viên các khoa khác, cả tự nhiên và xã hội
trong toàn trường đều có ý thức quan tâm đến những vấn đề về mơi sinh. Các hoạt
động tình nguyện như: Truyền thông về môi trường sinh thái, mùa hè xanh, bảo vệ
2


Vooc Chàvá chân nâu núi Sơn Trà, dọn vệ sinh mơi trường, Khóa tập huấn thường
niên “Bảo tồn linh trưởng của Việt Nam” đã được khởi động trở lại... Đây là những
hoạt động ý nghĩa nhằm chung tay góp sức cùng cộng đồng địa phương thực hiện

tốt các hoạt động bảo vệ môi trường và xây dựng Đà Nẵng thành một thành phố
sinh thái đáng sống.
Để nâng cao hơn nữa ý thức bảo vệ môi trường trong sinh viên Đại học Sư
phạm Đà Nẵng, với tư cách là một sinh viên năm tư chuyên ngành giáo dục chính
trị, giáo dục công dân sắp tốt nghiệp ra trường, tôi mạnh dạn chọn vấn đề “Đạo đức
sinh thái Phật giáo và việc nâng cao ý thức bảo vệ môi trường trong sinh viên
Đại học Sư phạm Đà Nẵng hiện nay” làm đề tài nghiên cứu cho Khóa luận tốt
nghiệp của mình.
2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
a. Mục tiêu nghiên cứu
Thông qua nghiên cứu đạo đức sinh thái Phật giáo để có cái nhìn sâu sắc hơn
về mơi trường, về mối quan hệ giữa con người và môi trường. Để từ đó xây dựng,
nâng cao ý thức bảo vệ mơi trường trong sinh viên Đại học Sư phạm ở Đà Nẵng
hiện nay.
b. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục đích trên, đề tài đề ra và thực hiện một số nhiệm vụ sau:
+
Nghiên cứu làm rõ những nội dung cơ bản của đạo đức sinh thái
Phật giáo;
+

Nghiên cứu và đánh giá về thực trạng về ý thức sinh thái của sinh viên Đại

học Sư Phạm-Đại học Đà Nẵng hiện nay;
+

Đề xuất một số giải pháp cơ bản để nâng cao ý thức môi sinh và hành động

bảo vệ môi trường của sinh viên Đại học sư phạm- Đại học Đà Nẵng hiện nay.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Do thời gian và điều kiện không cho phép, đề tài chỉ giới hạn ở việc nghiên
cứu về đạo đức sinh thái Phật giáo, giá trị và ý nghĩa của những tư tưởng đạo đức
sinh thái Phật giáo; về môi trường sinh thái Việt Nam và ý thức bảo vệ môi trường
trong lớp trẻ, đặc biệt là sinh viên hiện nay; về việc nâng cao ý thức bảo vệ môi
trường trong sinh viên trong phạm vi Trường Đại học sư phạm Đà Nẵng hiện nay.

3


4. Phương pháp nghiên cứu
a.
Cơ sở lý luận: Đề tài dựa trên cơ sở lý luận là các quan điểm triết
học MácLênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm đổi mới tư duy lý luận của Đảng Cộng
Sản Việt Nam từ Đại hội VI đến nay.
b.
Phương pháp nghiên cứu: Đề tài khóa luận sử dụng các phương
pháp duy
vật biện chứng, phương pháp duy vật lịch sử với các nguyên tắc: khách quan, toàn
diện, phát triển, lịch sử cụ thể, thực tiễn. Trong đó, chú trọng các phương pháp cụ
thể như: phương pháp lịch sử, phương pháp lơgíc, kết hợp cái đặc thù và cái phổ
biến, so sánh, phân tích, tổng hợp…
5. Bố cục của đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phần nội dung của
khóa luận gồm 2 chương (4 tiết).
Chương 1: Đạo đức sinh thái Phật giáo
Chương 2: Nâng cao ý thức bảo vệ môi trường trong sinh viên Đại học
sư phạm Đà Nẵng hiện nay
6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
Vấn đề về đạo đức nói chung và đạo đức sinh thái nói riêng đã được các phái
triết học, các nhà triết học trong lịch sử ở phương Đông và phương Tây đề cập đến

từ rất sớm. Quản Trọng một triết gia Trung Hoa cổ đại có viết: “Nhất niên thụ cốc.
Thập niên thụ mộc. Bách niên thụ nhân. Thiên niên thụ đức”. Cũng giống như Chủ
tịch Hồ Chí Minh đã dạy: Vì lợi ích mười năm phải trồng cây. Vì lợi ích trăm năm
phải trồng người. Nhấn mạnh vai trị của việc chăm lo cho giáo dục và với kế ngàn
năm quan tâm đến đạo đức, trong đó có đạo đức sinh thái. Vấn đề đạo đức luôn
được đặt lên hàng đầu trong việc thành bại của con người. Đạo đức thể hiện chuẩn
mực dẫn dắt cách ứng xử của con người như một thói quen. Đạo đức khơng chỉ thể
hiện thông qua các mối quan hệ giữa con người với con người, mà còn thể hiện mối
quan hệ với tự nhiên.
Từ xa xưa, mối quan hệ giữa con người với thiên nhiên đã được quan tâm. Ở
phương Đông thể hiện nó như một triết lý sống hài hịa với thiên nhiên “Thiên nhiên
hợp nhất”. Tư tưởng về mối quan hệ giữa con người và tự nhiên được C.Mác đề cập
từ khá sớm. Ngay trong Bản thảo kinh tế - triết học năm 1884, C.Mác đã
4


viết: “Giới tự nhiên - cụ thể là cái giới tự nhiên trong chừng mực bản thân nó khơng
phải là thân thể của con người - là thân thể vô cơ của con người. Con người sống
bằng giới tự nhiên. Như thế nghĩa là giới tự nhiên là thân thể của con người, thân
thể mà với nó, con người phải ở lại trong quá trình thường xuyên giao tiếp để tồn
tại. Nói rằng đời sống thể xác và tinh thần của con người gắn liền với giới tự nhiên,
nói như thể chẳng qua chỉ có nghĩa là giới tự nhiên gắn liền với bản thân giới tự
nhiên, vì con người là một bộ phận của giới tự nhiên” [28; tr.135]
Chủ nghĩa Mác-Lênin cũng có các luận giải khoa học về đạo đức sinh thái, đạo
đức môi trường. Đúng như C.Mác, trong Luận cương về L.Feuerbach, có viết:
“Trong tính hiện thực của nó, bản chất con người là tổng hịa những quan hệ xã
hội”. Tuy nhấn mạnh mặt xã hội như là nhân tố quyết định. Nhưng chủ nghĩa Mác
cũng không hề phủ nhận mặt sinh học tự nhiên, trái lại thừa nhận vai trị to lớn của
nó trong sự hình thành con người có nhân cách, có ý thức, có đạo đức.
Vấn đề về đạo đức nói chung và đạo đức sinh thái nói riêng từ rất sớm cũng đã

được đề cập đến trong các kinh sách Phật giáo, được các cao tăng, học giả Phật giáo
luận bàn và đã có nhiều cơng trình biên khảo có giá trị. Trong thời hiện đại, Hòa
thượng Tinh Vân trong cuốn Phật giáo và sinh thái tự nhiên đã chứng minh theo
triết học Phật giáo: Cỏ cây, hoa lá (thực vật) đều có Phật tính; Cá chim, mn thú
(động vật) đều có Phật tâm; Sơng núi đất đai đều có Phật thể; Mặt trời, mặt trăng,
mưa gió, sấm sét đều có Phật dụng… Trong Đạo Phật và Môi trường tập hợp các
nghiên cứu của các học giả Đông Á Nhật Bản, Đài Loan… do Hịa thượng Thích
Nhuận Đạt (dịch), đã cố gắng xác định tư tưởng bảo vệ môi trường theo quan điểm
Phật giáo như: Khắc phục dục vọng và tính tham lam; thay đổi quan niệm về hạnh
phúc; thay đổi cách sống; nhận thức chính xác về mối quan hệ giữa con người và tự
nhiên; v.v… Trình bày quan điểm của Phật giáo đại thừa về con người, trái đất và vũ
trụ, cuốn Đạo đức Phật giáo do Hòa Thượng, Tiến sĩ Thích Minh Châu giới thiệu,
được Viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam ấn hành năm 1995, gồm những bài tham
luận của nhiều tác giả, cũng cho chúng ta các kiến giải uyên bác về đạo đức sinh
thái Phật giáo.
Vấn đề về đạo đức nói chung và đạo đức sinh thái nói riêng cũng được các nhà
triết học và khoa học trên thế giới và ở Việt Nam đề cập đến qua các cơng trình biên
5


khảo lớn, các bài báo khoa học, cũng như trong các sách giáo khoa về triết học, về
đạo đức học.


Việt Nam các nhà khoa học cũng đặc biệt quan tâm đến đạo đức sinh thái và

việc bảo vệ môi trường qua các cơng trình biển khảo và bài báo khoa học của mình.
GS.Trần Nhâm đề cập đến Mơi trường - sinh thái và mối hiểm hoạ của thế kỷ XXI...
TS.Phạm Văn Boong đề cập về Ý thức sinh thái và vấn đề phát triển lâu bền...
TS.Vũ Minh Tâm đặt vấn đề về Giáo dục văn hoá sinh thái - nhân văn trong nhà

trường nhằm nâng cao chất lượng dân số... Tác giả Nguyễn Thị Lan Hương, Viện
Triết học, có bàn đến Viễn cảnh mới cho thế kỉ XXI nhìn từ góc độ một nền đạo đức
mới - đạo đức học sinh thái...
Cuốn Ảnh hưởng của các hệ tư tưởng và tôn giáo đối với con người Việt Nam
hiện nay do GS.Nguyễn Tài Thư chủ biên, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1997 có
đề cập đến ảnh hưởng của đạo đức Phật giáo ở Việt Nam. Vài năm gần đây, ngày có
nhiều cơng trình nghiên cứu, luận giải chun sâu vấn đề bảo vệ môi trường và
phương thức xử lý theo quan niệm Phật giáo. Trong đó phải kể đến cơng trình
nghiên cứu, bài viết bàn về đạo đức sinh thái Phật giáo như: Giáo dục đạo đức sinh
thái vì sự phát triển bền vững cho con người và giới tự nhiên của Phan Thị Hồng
Duyên. Đạo đức sinh thái theo quan điểm của Phật giáo của PGS.TS.Phạm Công
Nhất, Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia Hà Nội, đã
khái quát được một số nguyên tắc Đạo đức sinh thái theo quan điểm Phật giáo;
v.v…
PGS.TS.Phạm Thị Ngọc Trầm, thuộc Viện Triết học, Viện Hàn lâm Khoa học
xã hội Việt Nam đã đề cập đến các vấn đề: Về giá trị văn hoá sinh thái truyền thống
Việt Nam trước xu thế tồn cầu hố; về xây dựng đạo đức sinh thái trong điều kiện
kinh tế thị trường; xây dựng đạo đức sinh thái một trách nhiệm xã hội của con người
đối với tự nhiên; những giá trị văn hoá sinh thái nhân văn Hồ Chí Minh, v.v...
Các cơng trình nghiên cứu khoa học về Phật giáo trên đây có cách khai thác
riêng về nhiều khía cạnh khác nhau trong đạo đức sinh thái Phật giáo. Đề tài “Đạo
đức sinh thái Phật giáo và việc nâng cao ý thức bảo vệ môi trường trong sinh
viên Đại học Sư phạm Đà Nẵng hiện nay” là sự kế thừa một số thành tựu, kết quả
nghiên cứu về Phật giáo nói chung và đạo đức sinh thái Phật giáo nói riêng, kết hợp
6


với những kiến thức, khả năng của bản thân tác giả. Khóa luận này là bước đầu
trong sự nghiên cứu, tìm hiểu, tóm lược một số kiến thức về đạo đức sinh thái Phật
giáo, như: Về các khái niệm, nguyên tắc, chuẩn mực để hình thành đạo đức sinh thái

Phật giáo; Về môi trường và ý thức bảo vệ môi trường, trong đó có ý thức bảo vệ
mơi trường trong sinh viên; Về sự vận dụng các tư tưởng đạo đức sinh thái Phật
giáo để nâng cao nhận thức cho sinh viên Sư phạm ở Đà Nẵng hiện nay.
Khóa luận này có thể cịn nhiều thiếu sót. Rất mong nhận được sự góp ý của
q thầy cơ, các nhà nghiên cứu Phật học, các bạn sinh viên Sư phạm có quan tâm
đến đạo đức mơi trường, để tác giả khóa luận học tập và tiếp tục hoàn thiện nội
dung luận văn khoa học này về sau.

7


B. NỘI DUNG
CHƯƠNG 1. ĐẠO ĐỨC SINH THÁI PHẬT GIÁO
1.1. Nguồn gốc, cơ sở hình thành Đạo đức sinh thái Phật giáo
1.1.1. Nguồn gốc, cơ sở về lịch sử, xã hội
Ấn Độ với nền văn minh lâu đời, mang nhiều dấu ấn lịch sử của nhân loại.
Vào khoảng thế kỉ VI đến V TCN, Ấn Độ là cái nôi đầu tiên cho sự hình thành và
phát triển của đạo Phật, và là một nền văn hóa tâm linh phát triển mạnh mẽ lúc bấy
giờ. Một nhà hiền triết, một nhà triết học có thật trong lịch sử của nền Triết học Ấn
Độ cổ đại là Shidhartha Gauthama, Đức Phật lịch sử xuất hiện mở ra kỷ nguyên
Phật giáo. Thời kỳ này lịch sử Ấn Độ có sự chuyển biến rất lớn. Các quan hệ kinh
tế, chính trị, văn hóa, học thuật dường như đang nằm trong một cuộc vận động
mạnh mẽ. Trước khi Đức Phật ra đời vài trăm năm, nền văn minh Ấn Độ nằm ở các
khu vực thượng lưu sông Hằng như Kuruksetna, Pancàla, Matsya và Suracena,
v.v…


thời kỳ này, những quan điểm của tầng lớp Bà-la-môn chi phối tất cả. Đến

thời đại Đức Phật ra đời thì cuộc vận động văn hóa đã làm cho vũ đài chính trị, kinh

tế, thứ tự giai cấp gần như đảo lộn. Bằng chứng là trong tư tưởng thời kỳ trước nặng
về hình thức, tĩnh tại và nhuốm nặng chất thi ca, hình nhi thượng (siêu hình học
hiểu theo nghĩa triết học Phương Tây); đến thời kỳ Đức Phật thì tư tưởng thực tế,
năng động, gần gũi với con người hơn. Sự phát triển của Phật giáo gắn liền với sự
thúc đẩy, sự liên hệ vơ cùng mật thiết với tình hình xã hội. Việc tu hành của tăng
nhân là nỗ lực tìm sự thanh đạm giản dị, khơng xâm phạm nguồn tài nguyên thiên
nhiên, thể hiện một mối quan hệ cộng sinh với vạn vật, một triết lý nhân sinh mang
tính chất đạo đức sinh thái nhân văn đã định hình từ khá sớm trong lịch sử.
Nhận thức được chân lý và quy luật của vũ trụ, đồng thời xuất hiện từ nền văn
hóa đang tồn tại, Phật giáo đã xây dựng nên một hệ thống nhân sinh quan và thế
giới quan riêng biệt, mang đậm dấu ấn Phật giáo. Ra đời và phát triển trong điều
kiện không gian nước Ấn đang trong thời kì nơng nghiệp biến đổi mạnh. Và về sau
sự phát triển của đạo Phật diễn ra mạnh mẽ, truyền đạo, du nhập vào nhiều quốc gia
trên thế giới.

8


Cùng với sự phát triển của xã hội, từ thế kỉ XVIII bước vào nền văn minh
công nghiệp về sau, con người đã vơ tình hay hữu ý phá hủy môi trường sinh thái
ngày càng nghiêm trọng hơn. Nhân loại và tự nhiên ở trong nguy cơ đang đâm vào
nhau, hoạt động của con người đã mang đến tổn thương cho môi trường tự nhiên.
Vào thập niên 70 của thế kỷ XIX và đầu thế kỷ XX, nhà sinh vật học người Đức là
Emst Haeckel (1834 - 1919) đã đưa ra thuật ngữ Sinh thái học (Ecology). Từ thập
niên 60 của thế kỷ XX trở về sau, vấn đề môi trường sinh thái đã có được sự quan
tâm thực sự của nhân loại có lương tri và tiến bộ.
Phật giáo ngay từ khi mới ra đời là tôn giáo rất chú trọng đến hệ sinh thái tự
nhiên. Là một tôn giáo lớn, đạo Phật ý thức được vai trò, tầm quan trọng của mơi
sinh ngay từ mới sơ khai hình thành, Đức Phật ln ca ngợi thiên nhiên, hịa mình
với thiên nhiên. Có thể nói cỏ hoa, cây cối, con trùng, tôm cá, chim muông, sông

suối đất đai, mặt trời mặt trăng, gió bão, sấm chớp đều là cơ duyên ngộ đạo của
hành giả, và dần dần gắn chặt cuộc đời Đức Phật vào tự nhiên. Phật đã tu hành trong
rừng sâu núi thẳm, dưới gốc cây Bồ đề nhìn thấy ánh sao mai vừa mới mọc Người
đã chứng ngộ chân lí của vũ trụ. Kiến trúc chùa chiền dung hịa với rừng núi, tơn
trọng và khơng hủy hoại mơi trường rừng; việc tu hành của Tăng nhân là sự nổ lực
tìm kiếm sự thanh đạm trong cuộc sống khơng xâm phạm làm biến đổi đến tài
nguyên thiên nhiên, thể hiện một sự cộng sinh với vạn vật. Với lối sống thanh nhã,
với những hoạt động trồng cây gây rừng, trân quý nguồn tài nguyên thiên nhiên, đề
xướng không sát sanh, ăn chay, phóng sinh, bảo vệ sự sống mn loài, đây là thực
tiễn trong việc giáo dục đạo đức sinh thái, bảo vệ môi trường cho tất cả nhân loại
của Phật giáo.
Bên cạnh đó, Phật giáo rất đề cao con người, hay nói cách khác là tiền đề xuất
phát của Phật giáo là con người sống hiện hữu. Con người là trọng tâm trong học
thuyết đạo đức Phật giáo. Theo quan niệm của Phật giáo, con người phải chịu trách
nhiệm về kết quả hành động của chính mình trước cuộc sống của mình và trước
thiên nhiên.
Trước sự phát triển vượt bậc về khoa học kĩ thuật sẽ đáp ứng đầy đủ hơn nhu
cầu của con người nhưng kéo theo đó là sự lo âu, khốn khổ với sự biến đổi bất
thường của tự nhiên, môi trường sinh thái tự nhiên. Hành động của con người đã
9


mang đến tổn thương sâu nặng lên môi trường tự nhiên, tạo ra một sự đe dọa cho
tương lai của xã hội. Trước những sự lo âu, sự tàn phá và biến đổi bất thường của tự
nhiên, Phật giáo với triết lý từ bi, hỷ xả, khuyến khích con người hướng thiện, thay
đổi lối sống, thay đổi phương pháp quản lí về trái đất và sự sống. Điều đó sẽ thay
đổi khổ nạn thành phúc đức. Phật giáo cũng đã dễ dàng đi vào lịng người, có tác
dụng hồn thiện nhân cách đạo đức, hướng con người đến lối sống vị tha, bình
đẳng, bác ái. Triết lý nhân sinh, đạo đức sinh thái Phật giáo phù hợp với đạo đức, lẽ
sống của con người, trong đó có người Việt Nam ta, qua các thời đại lịch sử và cho

đến ngày nay.
Dựa trên hệ thống giáo lý của mình, đưa ra phương pháp giải thoát cho tất cả
chúng sinh. Nổ lực nắm bắt sự cân bằng trong mối quan hệ giữa con người và thiên
nhiên, tìm kiếm sự phát triển hài hòa giữa con người là nền tảng đảm bảo để có thể
tiếp tục tồn tại và phát triển. Phật giáo xây dựng đạo đức sinh thái trên cái nhìn của
lịch sử, thực tiễn của nhân loại, nhằm tìm kiếm sự giải thoát.
1.1.2. Nguồn gốc, cơ sở về nhận thức, tư tưởng
Đạo Phật là một tôn giáo mang dấu ấn đặc sắc riêng. Những tư tưởng đạo đức
sinh thái Phật giáo được hình thành trong suốt lịch sử phát triển của tôn giáo này. Là
một học thuyết triết học nhân sinh, Phật giáo đặc biệt quan tâm đến các vấn đề về
môi trường sinh thái. Biểu hiện thông qua lối sống và ý thức chi phối các hoạt động
thực tiễn như: Ăn chay, niệm Phật, khơng sát sinh, hài hịa hịa quyện với thiên
nhiên, được quy định trong các giới khi quy y tam bảo- quay về chổ sáng, giác ngộ,
giải thoát, hành động theo con đường Phật dạy, tuân theo giáo pháp của Phật trở
thành con Phật, … Những tư tưởng đạo đức sinh thái Phật giáo được hình thành,
hồn thiện và phát triển cùng với thực tiễn xã hội. Và dựa trên hệ thống các luận
thuyết chủ yếu của Phật giáo có từ thời Phật giáo nguyên thủy, như: Thuyết Duyên
khởi, thuyết Vạn vật bình đẳng và thuyết Nhân quả.
1.1.2.1. Thuyết Duyên khởi
Trong kinh Phật Tự Thuyết, Đức Phật có nói: “Vì cái này có, cái kia có. Vì cái
này sinh, cái kia sinh. Vì cái này khơng, cái kia khơng. Vì cái này diệt, cái kia diệt.”
[51, tr.291]. Bốn câu trên cho thấy sự liên hệ, nối kết với nhau trong sự hiện hữu
liên tục của mọi sự vật. Cái này, cái kia tạo thành một chỉnh thể không thể chia cắt
10


được, sự tồn tại hay không tồn tại của một sự vật được quyết định bởi điều kiện.
Căn cứ vào những nguyên tắc này mà thuyết Duyên khởi được thành lập. Quan
niệm về Duyên khởi của Đức phật cho rằng toàn thế giới là một chỉnh thể thống
nhất, quan hệ khắn khít chồng chéo vào nhau. Xoay quanh 12 nhân duyên, hay 12

chi hoặc gọi là 12 mắt xích liên kết với nhau như sợi dây chuyền không thể chia cắt.
Cái mắc xích này là nhân tạo ra quả là cái mắt xích kia nhờ duyên là điều kiện, năng
lực xúc tác. Hay nói dễ hiểu hơn là cái này là duyên để cái kia tồn tại, vạn vật trong
thế giới này vì thế mà tồn tại đa dạng và sống động.
Duyên khởi luận là thế giới quan độc đáo của Đạo Phật. Duyên khởi luận đại
khái cho rằng sự tồn tại và hủy diệt của thế giới do sự hình thành và tan rã của các
điều kiện, “Có nhân có duyên thế gian tập thành; có nhân có duyên thế gian hủy
diệt”. Nói cách khác mọi thứ trong vũ trụ đều được kết nối bằng sợi dây nhân
duyên. [49; tr.236]
Hay nói rõ hơn, học thuyết Duyên khởi cho chúng ta biết mọi sự hiện hữu trên
thế giới đều là sự kết hợp của rất nhiều nhân duyên. Chúng không thể tồn tại độc lập
mà nương tượng với nhau trong mối tương quan mật thiết. Thuyết Duyên khởi được
diễn tả qua một tiến trình “Nhân - Duyên - Quả”. Mọi sự vật kế tiếp liên tục để sinh
khởi, cái này có thì cái kia có; hay cái này sinh dẫn đến cái kia sinh. Khơng có cái gì
hiện hữu độc lập, mọi thứ đều liên kết tùy thuộc vào nhau. Cái này là hổ tương của
cái kia và ngược lại. Nếu chẳng may một cái mất đi sẽ kéo theo sự mất đi hoặc biến
đổi hoặc xáo trộn của cái khác.
Trong đạo Phật khi nhìn nhận các sự vật dưới con mắt của quan niệm về “Tứ
đại” thì thuyết duyên khởi một lần nữa được chứng thực một cách cụ thể và khoa
học. Tứ đại là đất (Pathari), nước (Apo), gió (Vayo), lửa (Tejo) 4 yếu tố cấu thành
nên bất cứ vạn vật nào trong vũ trụ này. Con người nhân duyên sinh thành từ tứ đại,
lục căn đầy đủ cũng nhờ sự liên kết của tứ đại. Xét trên chính cơ thể con người
chúng ta: xương, thịt, da, lơng, tóc,… đó là chất rắn; máu, dịch,… là chất lỏng; hơi
thở lưu thơng là chất khí; thân nhiệt, hơi ấm là lửa. Bốn yếu tố này như một mắc
xích tạo thành một con người hài hịa, từ đó sinh thức, bắt đầu có cảm nhận, suy
nghĩ, ý thức và hình thành tri thức. Duyên khởi vừa là điểm bắt đầu nhưng cũng là
điểm cuối của hành trình đi đến “Giải thoát”.
11



Duyên khởi quan hệ mật thiết giữa con người với xã hội, con người với văn
hóa truyền thống. Khơng được xem con người đứng độc lập với xã hội, văn hóa và
truyền thống. Nhưng ngược lại, cũng khơng được đặt nặng xã hội, văn hóa, truyền
thống trước con người và hạnh phúc con người. Như vậy, xuất phát từ tư tưởng
Duyên khởi cho rằng con người và giới tự nhiên có sự tương nhập lẫn nhau. Con
người nương giới tự nhiên để sinh tồn, giới tự nhiên là thân thể vơ cơ của con
người. Bởi vì, đúng như C.Mác đã viết: “Bản chất con người của tự nhiên chỉ tồn tại
đối với xã hội; vì chỉ có trong xã hội, tự nhiên đối với con người mới là một cái
khâu liên hệ con người với con người; ... chỉ có trong xã hội, tự nhiên mới biểu hiện
ra là cơ sở của sự tồn tại có tính chất người của bản thân con người. Chỉ có trong xã
hội, tồn tại tự nhiên của con người mới là tồn tại có tính chất người của con người
đối với con người và tự nhiên mới trở thành con người đối với con người”. [25;
tr.170]
Xét trong mối quan hệ giữa con người và thiên nhiên là mối quan hệ cộng
sinh, cùng sinh tồn và phát triển. Điều quan trọng bậc nhất trong Duyên khởi là nói
lên sự tồn tại trong mối liên hệ phụ thuộc giữa con người với xã hội và tự nhiên.
Sinh thái là một điều kiện nhất định, là nguyên nhân cùng nương tựa vào con người,
con người và sinh thái tác động lẫn nhau. Cá nhân, nhân loại, xã hội đều không thể
tồn tại độc lập mà tồn tại trong mối quan hệ tương quan chặt chẽ với thiên nhiên.
Thiên nhiên như là dung môi xúc tác cho mọi phản ứng, hay là môi trường cho hoạt
động sống của con người được duy trì và phát triển. Làm tổn hại mơi trường sinh
thái là tự làm tổn hại chính cuộc sống của bản thân nhân loại. Phá hoại môi trường
thiên nhiên là phá hoại sự tồn tại của bản thân nhân loại. Trong thuyết Duyên khởi
có ý nói rằng: “Một hiện hữu trong tất cả và tất cả hiện hữu trong một”, điều này có
nghĩa là sự ơ nhiễm hay mất cân bằng, xáo trộn nơi này chính là sự ô nhiễm hay mất
cân bằng, xáo trộn ở các nơi khác trên thế giới. Từ những luận điểm này đã đặt ra
những câu hỏi cho chính cuộc sống con người: Làm sao ngăn ngừa sự phá hoại môi
trường sinh thái do con người gây ra, làm sao duy trì, bảo vệ sự cân bằng sinh thái
bình thường, làm sao tạo ra những điều kiện tương sinh, tương quan, nhân tố có lợi
nâng cao sinh thái, đó là trách nhiệm quan trọng của mọi con người, của nhân loại

để bảo toàn được bản thân.
12


1.1.2.2. Thuyết vạn vật bình đẳng
Trong vịng xoay của tạo hóa, vạn vật vận động chuyển hóa vừa là nguyên
nhân của nhau, vừa là kết quả của nhau theo các quy luật của luân hồi “Sinh - trụ dị - diệt” hoặc: “Thành - trụ - hoại - không” nên vạn vật dù cao hay thấp đều trở nên
cần thiết cho nhau. Vai trị, vị trí của mỗi một vật, một kiếp trong thế giới này do đó
trở nên bình đẳng với nhau, không cao, không thấp, không sang, không hèn. Trong
quan niệm của Phật giáo, con người là chủ nhân của mọi hành vi của chính bản thân
mình ở ba thời: Quá khứ, hiện tại và tương lai, là người duy nhất có tồn quyền định
đoạt cuộc đời mình. Ngồi mình ra khơng có bất cứ lực lượng sức mạnh nào, hay
thần linh nào, có thể chỉ phối hoạt động của con người. Bình đẳng với mọi sự vật,
thiên nhiên an hịa, chính là bình đẳng đối với chính cuộc sống của mình.
Do đó đức Phật mới nói: “Tất cả mọi người trong trăm chủng tộc khác nhau ấy
đều có thể mang bột tắm đến nước và tắm rửa, trừ khử các cấu bẩn cho thật sạch...
Tất cả những người trong trăm chủng tộc khác nhau kia đều có thể dùng bất cứ loại
gỗ nào làm mồi lửa, rồi lấy dùi mà dùi cho phát ra lửa và cháy lớn lên”. [32] Tất cả
các sự vật đều do tứ đại hình thành nên, mọi sự vật chỉ khác nhau dưới con mắt của
mỗi con người. Do con người có tánh phân biệt, cái này hay cái kia dở; cái này xấu
cái kia đẹp… Kể cả con vật cũng có tánh giác nhưng ở mức độ bản năng tánh giác.
Từ đó, Phật giáo khuyên chúng sinh thực hành lối sống từ bi, hình thành Phật
tánh, khơng tranh đoạt và làm tổn hại đến môi trường xung quanh, lối sống thiện
lương, không sát sinh (bất sát) cũng là xuất phát từ triết lý vạn vật bình đẳng như đã
phân tích ở trên.
1.1.2.3. Thuyết nhân quả Phật giáo
Nhân là nguyên nhân, quả là kết quả. [39; tr.292]
Hiện tượng giới luôn luôn trôi chảy theo một quy luật gọi là nhân quả. Nhân
quả trong giáo lý Phật giáo đều là pháp duyên sinh, chúng vơ ngã, chúng ln ln
nhìn dưới ánh sáng của Duyên khởi. Theo Phật giáo, con người hiện tại là kết quả

của nguyên nhân quá khứ. Trong thế giới tương quan của hiện tượng, mỗi hiện hữu
đều có nguyên nhân của nó. Nguyên nhân của sự có mặt của các hiện hữu gọi là
nhân, hiện hữu gọi là quả. Ví dụ như là mưa là quả, mây là nguyên nhân, hay hạt
thóc là quả cây lúa là nguyên nhân. Tương quan nhân quả của các hiện hữu là một
13


vòng tròn tương quan xoắn ốc. Mỗi hiện tượng vừa là nguyên nhân vừa là kết quả
của cái kia. Trong một vịng trịn nhân quả cịn có yếu tố dun ảnh hưởng. Duyên
trong quá trình này tác động đến sự hình thành chất lượng và tiến độ của quả, quả
có thể hình thành sớm hay muộn, và cũng có thể khơng hình thành. Thời gian từ
nhân đến quả khác nhau ở các loại nhân khác nhau và ở những người tạo nghiệp
khác nhau.
Đây là một trong những lý thuyết căn bản của triết học Phật giáo về nhân sinh
quan. Nhân dun đó khơng phải là sự ngẫu nhiên mà là kết quả tất yếu của những
tác động từ luật nhân quả (còn gọi là Nghiệp). Nghiệp của mỗi người gặp phải trong
đời có thể là “nghiệp xấu” (cuộc đời gặp nhiều bất trắc, kém an toàn) hoặc “nghiệp
tốt” (cuộc sống gặp nhiều thuận lợi, hanh thông). Con người tạo ra “nghiệp” của
chính mình trong q trình sống và tích đức của chính bản thân. Nhưng những tác
động của nghiệp (báo hoặc quả báo) đến cuộc đời thực của mỗi người lại khá phức
tạp, có khi trực tiếp có khi lại gián tiếp. Chẳng hạn như đời này tạo ra nghiệp nhưng
rất có thể nghiệp đó lại thể hiện ra kết quả và tác động đến con cháu đời sau. Nói
một cách đơn giản, “nhân quả báo ứng” chính là làm thiện được quả báo thiện, còn
làm các điều ác bị quả báo ác. Luật nhân quả chính là phương thức, qui tắc cùng
định luật cố định của nhân quả báo ứng, nó ứng nghiệm cho bất kỳ ai khơng kể thân
sơ, sang giàu hay hèn kém. Nhân quả là một quá trình tạo tác và thọ lãnh.
Nhân quả là chiều thời gian chuyển biến liên tục trong tự thân của vật thể và
trong hoạt động tâm lí. Vũ trụ nhân sinh luôn chuyển biến vận hành trong mọi thời
khắc. Quá khứ, hiện tại và tương lai luôn chuyển hướng theo chiều hướng nhân quả.
Đạo Phật khám phá về nhân quả, vơ thường, dun sinh giúp con người hiểu đạo lí,

sống biết cách đối nhân xử thế. Nhân quả thể hiện qua ba phạm trù thời gian, gọi là
hiện báo, sanh báo và hậu báo. Hiện báo là kết quả trổ ngay trong hiện kiếp, có thể
ngay tức khắc, hoặc một ngày, một tháng, một năm, nhiều năm…trong một đời này.
Sanh báo là kết quả trổ ở kiếp sau khi vừa thọ nhận một thân mới. Vì vậy, có những
người tạo việc lành bây giờ mà vẫn gặp điều không tốt vì nhơn ác đã tạo từ kiếp
trước. Hậu báo là khi mình tạo việc lành hay việc dữ ở kiếp này, quả không trổ liền

14


ở kiếp này hay kiếp tiếp theo mà nhiều kiếp về sau mới trổ, vì duyên chưa đủ. Dựa
trên lý nhân quả mà nói ba thời, ba khía cạnh của nhân quả.
Từ quan niệm như trên, Phật giáo hướng con người đến lối sống lành mạnh,
sống thiện, xây dựng nghiệp thiện. Nhà Phật có nói: “Phàm làm việc gì phải nghĩ
đến quả của nó”. Con người chúng ta làm việc đơi khi do bản năng, tính háo thắng
hoặc thiếu suy nghĩ, đặt lợi ích cá nhân lên trên hết mà không lường trước những
hậu quả kéo theo sẽ xảy ra. Vì vậy áp dụng đạo lý nhân quả vào các công việc xã
hội, nhất là vấn đề bảo vệ môi trường sinh thái hiện nay, chúng ta sẽ cải thiện được
môi trường sống từ trong suy nghĩ của mọi cá nhân, xã hội. Giáo dục con người biết
suy nghĩ tốt, làm việc lành là một nhiệm vụ cao cả và thiết yếu.
Tuy cũng có đơi chút sắc thái thần bí, huyền hoặc. Kiếp này là kết qủa của
kiếp trước nhưng lại là nguyên nhân của kiếp sau này. Phần nào có khác với định
luật nhân quả trong khoa học. Nhưng tư tưởng nhân quả này trong triết học Phật
giáo, vẫn chứa đựng các yếu tố biện chứng đặc sắc có giá trị và rất đáng được trân
trọng, học tập.
1.2. Một số vấn đề của đạo đức sinh thái Phật giáo
Nhân loại đã và đang chứng kiến sự thay đổi của hệ thống khí hậu gồm khí
quyển, thuỷ quyển, sinh quyển, thạch quyển hiện tại và trong tương lai. Do bởi các
nguyên nhân tự nhiên và nhân tạo trong một giai đoạn nhất định tính bằng hàng thập
kỷ, hay hàng trăm năm. Trong những năm gần đây, sự thay đổi khí hậu đã và đang

diễn ra hết sức gay gắt với hiện tượng nóng lên của trái đất và trở thành một vấn đề
của toàn cầu. Chưa bao giờ loài người lại đứng trước rất nhiều khó khăn, thử thách
đặc biệt là những khó khăn và thử thách từ sự thay đổi dẫn đến khủng hoảng môi
trường và những tác động tiêu cực của nó đến cuộc sống của chính con người. Tất
cả đang đe dọa nghiêm trọng tới sức khỏe và sự an toàn của cả nhân loại. Nhân loại
phải sớm thay đổi tư duy, thay đổi lối sống của mình nếu khơng sẽ khó tránh khỏi
khổ nạn. Bắt đầu thay đổi từ trong nhận thức đến những hành động đơn giản nhất.
Phải có ý thức bảo vệ sinh thái, tơn trọng khơng gian sinh tồn của các giống lồi
khác, trái đất của chúng ta mới hy vọng có thể tồn tại dài lâu.
Đạo Phật với sự hình thành và phát triển hàng nghìn năm. Là một tơn giáo lớn,
gần gũi, gắn bó mặt thiết với đời sống văn hóa Việt Nam, Phật giáo dễ dàng đi sâu
15


và thay đổi tâm đức của con người bằng các đạo lý chân thực nhất. Đạo đức là một
vấn đề được quan tâm và gắn bó mật thiết với đạo Phật, trong từng giáo lý, bộ kinh.
Và từ các cơ sở lý luận triết học như đã phân tích trên, Phật giáo là một trong số ít
các tơn giáo trên thế giới ngay từ khi mới xuất hiện đã đặc biệt quan tâm đến các
vấn đề về đạo đức sinh thái. Đạo đức sinh thái Phật giáo là hệ thống các quan niệm
và nhận thức được hình thành trên cơ sở giác ngộ về những chân lý của Phật giáo về
các thuyết duyên khởi, nhân quả và sự tồn tại bình đẳng để từ đó định ra các ngun
tắc ứng xử, các chuẩn mực về hành vi trong lối sống hài hòa, cân bằng giữa con
người với con người và giữa con người với tự nhiên. Như một triết lý nhân sinh, đạo
Phật phổ độ chúng sinh, xây dựng lối sống tinh khiết, hài hòa. Đề cập tới đạo đức
sinh thái Phật giáo làm rõ một số vấn đề cơ bản sau đây để tìm kiếm câu trả lời và
cách thức khắc phục cho những vấn nạn con người đương đại phải đương đầu hiện
nay.
1.2.1. Thực hiện lối sống thân thiện với môi trường và đề cao chuẩn
mực đạo đức hiếu sinh, khơng sát sinh
Như đã phân tích Phật giáo cho rằng vạn vật dù nhỏ bé hay to lớn nhưng một

khi đã sinh ra và tồn tại trong thế gian đều có vai trị, vị trí bình đẳng như nhau. Cỏ
cây hoa lá đều có Phật tính; trùng cá chim thú đều có Phật tâm; sơng núi đất đai là
Phật thể; mặt trời, mặt trăng, gió bão, sấm sét đều là Phật dụng. [49; tr.20]
Cuộc sống của mn lồi là một sinh thái đa dạng, vừa mang tính độc lập, cá
biệt nhưng cũng vừa phụ thuộc lẫn nhau. Đó cũng là lý do Phật giáo đề ra nguyên
tắc thực hiện lối sống thân thiện với môi trường, phải đặt cuộc sống của mỗi cá
nhân nằm trong mối liên hệ với các cá nhân và cá thể khác.
Thực vật, theo quan niệm Phật giáo, là một loại có năng lực tùy thuận nhân
dun thích ứng với mơi trường, thực vật có tri giác, suy nghĩ, năng lực tự vệ. Cỏ
hoa cây cối đều có Phật tính từ chính sự cống hiến của nó. Thực vật với chức năng
và khả năng riêng của mình cung ứng hằng ngày cho nhân loại những thứ vô cùng
quý giá. Thực vật là sinh vật tự chế tạo lương thực bởi nhờ vào ánh sáng mặt trời,
kết hợp với nước khơng khí, tạo thành thức ăn cần thiết để duy trì và ni sống bản
thân. Thực vật còn là một sự cung ứng hằng ngày cho chúng ta, từ nhu cầu về lương
thực, thực phẩm, là một loại dược phẩm quý trong y học. Làm dịu tâm hồn ta bằng
16


sự quyến rũ của nó, với màu sắc rực rỡ giúp con người có được sự bình n từ bên
trong. Thõa mãn nhu cầu vật chất của ta về nhu cầu làm đẹp như các loại bàn ghế
được chạm khắc nghệ thuật; các vật liệu như dây thừng, nệm… Đặc biệt hơn, là tính
năng điều hịa khí hậu là lá phổi xanh của nhân loại, góp phần duy trì và bảo vệ đất
nước.
Tuy có sắc thái Vật hoạt luận trong triết học, cho rằng thực vật cũng có ý thức,
biết tư duy. Nhưng các luận giải của Phật giáo trong vấn đề này là sâu sắc, chứa
đựng các yếu tố biện chứng và khoa học rất có giá trị, đáng trân trọng và chúng ta
có thể chia sẻ.
Từ các lý giải như trên của Phật giáo cho chúng ta thấy giá trị tồn tại của thực
vật là vô cùng to lớn và cực kỳ quan trọng đối với cuộc sống của nhân loại. Nhưng
ít người thấu hiểu được điều ấy. Không mấy ai ý thức được việc phá hoại sinh thái

có thể mang lại hậu quả nghiêm trọng như thế nào đối với nhân loại. Thực vật thể
hiện một sự cống hiến vĩ đại cho nhân loại. Khai sáng dưới góc nhìn của Phật giáo
thì thực vật đã thể hiện một loại Phật tính vơ cùng q báu mà nhân loại phải hết
sức trân trọng. Ngoài ra, đạo Phật đã phát hiện ra Phật tính linh động của thực vật,
từ sâu trong nhiều tư thái của chúng. Từ đó có cái nhìn sâu sắc hơn về sự bình đẳng
và bằng những thuyết giải của mình hướng con người đến lối sống thiện, tơn trọng
tự nhiên, hài hịa với thiên nhiên. Vạn vật đều bình đẳng dưới góc nhìn của Phật
giáo. Cho đến nay, điều này dần bộc lộ rõ tính khoa học, khơng siêu việt.
Để chứng minh điều đó thì đã có rất nhiều nhà khoa học đã làm rõ được sự
chuyển động, sự ý thức của thực vật như nhà sinh vật học người Áo trong đầu thế kỉ
20 là Raoul France cũng nói: Thực vật có thể di động thân thể một cách tự do, nhẹ
nhàng, thanh nhã, sự tinh tế thành thục của chúng không thua động vật và con
người. Bằng sự hiển bày của Phật tính: từ bi, thanh bình, tự tại, bình đẳng sẽ phát
khởi tâm con người. Thực hiện một lối sống thân thiện và gần gũi hơn với thiên
nhiên.
Hãy tưởng tượng rằng một ngày thế giới của chúng ta khơng có sự tồn tại của
động vật như trùng cá, chim muông… Cuộc sống sẽ trở nên đơn sắc, nhân loại sẽ
không thể đơn độc kéo dài cuộc sống của họ. Bởi chính sự tồn tại của những sinh
thể trên thế giới này theo Phật giáo là một mắc xích gắn kết với nhau, có vị trí và
17


giá trị ngang nhau để góp phần cân bằng một cuộc sống tươi đẹp. Không thể khẳng
định tuyệt đối rằng, con người là bậc vĩ đại nhất có thể vượt qua tất cả các loại động
vật khác bởi chính trí tuệ của họ. Đó là một sự khập khiển trong sự so sánh, thực thế
chứng minh rằng: thính giác của con người không bằng con dơi, khứu giác không
bằng con chó, thính giác chẳng hơn được lồi cá heo… Sẽ là một thách thức gay go
nếu chúng ta phân cao thấp với các giống loài khác trên trái đất.
Xét trong một điều kiện hồn cảnh cụ thể, có chăng con người sẽ hơn loài
động vật ở chổ biết vận dụng trí tuệ của mình vào việc khai thác chính khả năng của

các loài động vật… Như là, các nhà khoa học lợi dụng bản năng “định vị hồi âm”
phát ra một loại sóng siêu âm, hồi âm ở tần số cao của con dơi để phát minh ra máy
xô na, ra đa- dị tìm định vị góc bằng sóng vơ tuyến. Khứu giác của lồi kiến có thể
nhận biết, phân biệt được độ ẩm của đất, con người có thể nhìn vào đó và dự đốn
được thời tiết sắp xảy ra sẽ như thế nào. Ở động vật có nhiều bản lĩnh siêu phàm mà
con người khơng thể có được.
Vẫn biết là con người, về một số phương diện nào đó, có các hạn chế như trên
nhưng con người do có tư duy, ý thức họ có thể khắc phục các hạn chế ấy bằng cách
chế tạo ra các phương tiện vật chất như: Kính hiển vi, kính thiên văn, máy gia tốc,
máy tính điện tử, tàu ngầm, tàu du hành vũ trụ, v.v… Mặc dù vậy, con người cũng
không được phép cho mình cái quyền hành xử như kẻ xâm lược đi chinh phục tự
nhiên, tàn sát các loài động vật trong thiên nhiên.
Hiện nay, với cuộc sống ngày càng phát triển con người có thể đấu đá nhau vì
một mục đích duy nhất là phục vụ lợi ích cá nhân. Điều này chúng ta cần thay đổi
và học hỏi ở các lồi động vật. Ở động vật cịn mang trên mình những tình cảm mà
con người cần đáng nhìn nhận và trân trọng. Động vật sống trong đời sống mang
tính xã hội lại càng có ln lí xã hội như tình thân, tình yêu, tình bạn, tình đồng đội,
chiến hữu… Sư tử mẹ sẵn sàng chiến đấu với kẻ thù để bảo vệ con của mình, nhưng
cũng rất nghiêm khắc khi dạy dỗ con nên thường cố ý mang sư tử con đẩy xuống
khe núi để hình thành cho con những năng lực sinh tồn cần thiết. Như ở loài ngựa
“Một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ”. Cảm động trước sự trung thành và tình cảm thiên
liêng của lồi chó dành cho chủ của nó, trong một vụ cháy ở chung cư Carina ở
Thành Phố Hồ Chí Minh tháng 3 năm 2018, chú chó đã cứu gia đình chủ của mình
18


thốt khoải vụ hỏa kinh hồng trong đêm. Chân lý giác ngộ của Phật giáo ngày càng
được mở rộng và đi sâu vào lòng người. Ở đây, tâm lý động vật được nâng lên hàng
ý thức, có biểu hiện của “vật hoạt luận” trong triết học. Nhưng các lý giải của Phật
giáo trong vấn đề này là sâu sắc, có hợp lý và rất đáng trân trọng.

Nâng cao đạo đức hiếu sinh, khơng sát sinh. Đức Phật đã nhìn thấu được ở
động vật gẫn gũi với con người bằng sự kết nạp, bầu bạn và tình u vơ điều kiện
để thấm nhuần tâm con người. Vạn vật đều bình đẳng, cùng bản thể, cùng sinh,
cùng bao dung nhau là thái độ sinh tồn và tôn trọng đối với sự sống mà nhân loại
cần có. Phật giáo đề xuất mọi hoạt động và cách sống của nhân loại nên bắt đầu từ
“tâm từ bi”, với quan điểm yêu thương chúng sinh, bảo vệ chúng sinh. Cấm sát sinh,
bảo vệ sự sống chính là tơn trọng tất cả sinh mệnh hiện hữu trên thế giới này. Giới
luật Phật giáo cũng đã được đề ra để bảo vệ động vật. Với quan điểm của Phật giáo
tất cả chúng sinh đều bình đẳng. Thay đổi sự “tùy tiện” bắt giết các loài động vật
một cách tàn nhẫn bằng việc quan tâm chăm sóc và hành xử có nguyên tắc nhân đạo
của con người đối với các lồi động vật, để động vật có một cuộc sống mà chúng
đáng có.
Con người hãy thốt khỏi khỏi sự đắm chìm trong ngũ dục, nhận thức đời sống
chỉ là vô thường, là sự bất bách trong cuộc sống sinh tử. Thay đổi cách nhìn, cách
đối xử với động vật như một cách chịu trận, mà thay vào đó là một sự trân quý cho
sự tồn tại của nó trong cuộc sống này. Trong quy luật sinh tồn đơn thuần của các
loài động vật, chúng dùng hết năng lực, tình cảm, đạo nghĩa, trí tuệ… của mình để
mở ra một sức sống mới, mở ra Phật tâm tự tại sáng trong, là hạt giống ấm áp, sinh
động, thơm nồng trong nhân gian. Đó cũng là một sự lương sư giáo dục (hướng giáo
dục con người đạt được phẩm chất đạo đức và có tài trí) đối với con người.
Đức Phật thuyết minh sự hình thành của vũ trụ là do nghiệp lực duyên khởi,
tâm thức biến hiện, sông núi đất đai đều là sinh mệnh tự nhiên do Pháp thân hiện ra.
Vạn vật của giới tự nhiên đều do một hoặc nhiều loại vật chất tạo thành. Là một sự
phối hợp điều kiện quan hệ hỗ tương, vừa mang lại sự hỗ trợ cho nhau vừa ảnh
hưởng xấu đến sự tồn tại và phát triển của sự vật khác. Nhận thức được vạn vật tồn
tại là một vòng tròn mắc xích. Vạn vật cùng làm duyên khởi cho nhau để tạo thành

19



×