Tải bản đầy đủ (.docx) (90 trang)

Từ ngữ biểu thị chiến tranh trong tiểu thuyết dấu chân người lính của nguyễn minh châu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (350.45 KB, 90 trang )

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
KHOA NGỮ VĂN
-----



-----

LƯƠNG THỊ HẰNG

Từ ngữ biểu thị chiến tranh trong tiểu thuyết

Dấu chân người lính của Nguyễn Minh Châu

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP


MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Trên hành trình sáng tạo của mình, mỗi nhà văn nhà thơ luôn cố gắng thổi vào linh
hồn của tác phẩm văn học một nhân cách riêng, phong cách riêng và những khám phá
riêng trước hiện thực cuộc đời, để từ đó dâng tặng cho kho tàng văn học dân tộc những
“trang văn trang đời”, những “trang văn trang hoa” đa sắc màu và có giá trị lớn trên mọi
nẻo đường của cuộc sống, trong mọi nhịp thở của thời gian.
Nguyễn Minh Châu là một trong những nhà văn tiêu biểu của nền văn xuôi đương
đại. Mỗi tác phẩm của ông là sự trăn trở, tìm tòi trong lao động nghệ thuật với một tinh
thần say mê. Và hơn ai hết ông là người ý thức sâu sắc được trách nhiệm cao quý của một
nhà văn chân chính đó. Với những trải nghiệm qua máu lửa chiến tranh khi hòa mình vào
hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ của dân tộc, Nguyễn Minh Châu đã
không ngừng tìm tòi để rồi sáng tạo ra những trang văn mang vẻ đẹp mới lạ. Đặc biệt,


cuộc kháng chiến chống Mỹ giải phóng miền Nam, bảo vệ miền Bắc là một trong những
cuộc kháng chiến vĩ đại nhất trong lịch sử đấu tranh giữ nước của dân tộc ta. Là nhà văn
mặc áo lính, Nguyễn Minh Châu đã đem đến cho dòng chảy văn học chống Mỹ nhiều tác
phẩm đặc sắc mang một giọng điệu riêng, một phong cách riêng và một cái nhìn độc đáo
trước cuộc sống thực tại. Là nhà văn chiến sĩ đã cống hiến tuổi xuân cho đất nước, tìm
hiểu các tác phẩm Nguyễn Minh Châu không chỉ có ý nghĩa về khoa học mà còn là tình
cảm biết ơn.
Và đến với tiểu thuyết Dấu chân người lính – tác phẩm đánh dấu sự phát triển
trong sự nghiệp văn chương của Nguyễn Minh Châu, cũng là tác phẩm gợi lại không khí


đấu tranh hào hùng của dân tộc hết sức ý nghĩa và sinh động. Cho đến nay đã có nhiều bài
viết về Dấu chân người lính trên tuần báo văn nghệ, văn học, tạp chí hoặc các bài viết
trong một số giáo trình. Nhưng hầu hết các công trình đó chỉ mới đi vào tìm hiểu phương
diện nội dung còn về hình thức, cụ thể là về tài năng sử dụng ngôn ngữ của tác giả vẫn
chưa được chú ý. Để khắc họa lại diễn biến đấu tranh khốc liệt, hào hùng của dân tộ c
trong ống kính thu nhỏ về chiến trường Quảng Trị một cách sống động, Nguyễn Minh
Châu không cần sự cầu kì, bay bướm của ngôn từ mà ngôn ngữ trong tiểu thuyết Dấu
chân người lính là ngôn ngữ giản dị đậm đặc màu sắc của chiến tranh.
Trên đây là những lí do thúc đẩy chúng tôi đến với đề tài: “Từ ngữ biểu thị chiến
tranh trong tiểu thuyết Dấu chân người lính của Nguyễn Minh Châu”. Đi sâu vào nghiên
cứu đề tài này, chúng tôi mong rằng có thể đem lại một góc nhìn về vị trí cũng như vai
trò, tài năng sử dụng ngôn ngữ đậm đặc màu sắc chiến tranh của tác giả trong tiểu thuyết
này.
2.

Lịch sử vấn đề nghiên cứu
Trong quá trình nghiên cứu đề tài, chúng tôi bắt gặp rất nhiều công trình nghiên

cứu về cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của Nguyễn Minh Châu, trong đó có đề cập tới tiểu

thuyết Dấu chân người lính. Nhìn chung các công trình đã đánh giá khá đầy đủ tài năng
văn chương của nhà văn cũng như vị trí của Dấu chân người lính trong dòng chảy của
nền văn học kháng chiến chống Mỹ của dân tộc. Chúng tôi có thể kể đến một số công
trình tiêu biểu sau:
Mai Hương (2002) với Nguyễn Minh Châu tài năng và sáng tạo nghệ thuật, NXB
Văn hóa hay Nguyễn Văn Long (2007) với Giáo trình văn học Việt Nam hiện đại, tập II,
NXB Đại học sư phạm; Vương Trí Nhàn (2006) với Cây bút đời người, NXB Hội nhà
văn,… Đặc biệt, Nguyễn Trọng Hoàn (2004) với Nguyễn Minh Châu về tác gia và tác
phẩm đã tập hợp được nhiều bài viết của các nhà phê bình tên tuổi Nguyễn Văn Hạnh,
Nguyễn Đăng Mạnh, Vương Trí Nhàn, Đinh Trí Dũng, …
Nhưng trong các công trình nghiên cứu, khía cạnh ngôn ngữ cuộc chiến trong Dấu
chân người lính vẫn chưa được chú ý khảo sát, miêu tả. Hầu như các công trình chủ yếu
đi vào tìm hiểu tài năng khắc họa tính cách các nhận vật, ngôn ngữ trần thuật hay giọng


điệu…của Nguyễn Minh Châu trong tác phẩm mà thôi. Hoặc có đề cập tới ngôn ngữ
chiến tranh trong tiểu thuyết này thì chỉ điểm qua rồi đánh giá chứ không phân tích cụ thể
như: nhận xét của Hà Minh Đức trong bài viết “Dấu chân người lính của Nguyễn Minh
Châu” in trong cuốn Nguyễn Minh Châu về tác gia và tác phẩm đã giới thiệu ở trên: “Tác
phẩm Dấu chân người lính phản ánh khá trung thành những diễn biến của chiến dịch Khe
Sanh (…) Mở chiến dịch Khe Sanh, quân dân ta đã huy động một lực lượng lớn tập trung
vào cuộc kháng chiến” [13, tr.59]. Hay như Tôn Phương Lan trong bài viết “Cái nhìn
ngược sáng từ Di cảo Nguyễn Minh Châu” trên tạp chí Nghiên cứu văn học đã khẳng
định: “Những ghi chép của Nguyễn Minh Châu đã ghi lại một cách thật cụ thể tỉ mỉ và từ
những ghi chép này, ông đã cho chúng ta thấy được những hy sinh vô bờ bến của nhân
dân và bộ đội cũng như tình quân dân, nghĩa tình đồng đội trong bối cảnh ác liệt khôn
cùng của chiến tranh” [16, tr. 83].
Đến nay vấn đề “từ ngữ biểu thị chiến tranh” trong Dấu chân người lính của
Nguyễn Minh Châu vẫn đang còn bỏ ngỏ. Vì vậy khi tiến hành nghiên cứu đề tài này,
chúng tôi mong rằng sẽ giúp bạn đọc đánh giá được chính xác, cụ thể hơn dụng ý sử dụng

đậm đặc lớp từ ngữ ấy trong tác phẩm của cây bút viết tiểu thuyết đầy tài năng trên.
3.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Thực hiện đề tài này, đối tượng mà chúng tôi hướng đến là cuốn tiểu thuyết Dấu

chân người lính của Nguyễn Minh Châu do nhà xuất bản Thanh niên phát hành năm
1987.
Do khuôn khổ luận văn và thời gian có hạn nên nghiên cứu tác phẩm này, chúng
tôi chỉ tập trung vào tìm hiểu từ ngữ biểu thị chiến tranh ở những phương diện: khảo sát,
miêu tả, phân loại và phân tích tác dụng của các từ ngữ đó đối với giá trị của Dấu chân
người lính.
4.

Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện được mục đích đặt ra trong phạm vi tự giới hạn, trong quá trình

nghiên cứu, luận văn đã sử dụng phối hợp một số phương pháp chính sau:
Phương pháp thống kê – miêu tả
Phương pháp phân tích – tổng hợp


5. Giới thuyết thuật ngữ
Trong quá trình tìm hiểu đề tài chúng tôi có một số quy ước để bạn đọc dễ hiểu khi
tiếp cận luận văn của chúng tôi là:
Trong khi phân tích cấu tạo ngữ pháp của từ và ngữ của tiếng Việt chúng tôi kí
hiệu:
Thành phần phụ trước: PT
Thành phần trung tâm: TT
Thành phần phụ sau: PS

Trong cuộc chiến tranh chống Mỹ vĩ đại của dân tộc ta tồn tại hai chiến tuyến đối
lập nhau: Một bên là kẻ xâm lược (tức đế quốc Mỹ và tay sai) và một bên là người chống
xâm lược (tức nhân dân Việt Nam). Và để dễ dàng gọi tên cho hai chiến tuyến này khi đi
sâu vào khảo sát lớp từ ngữ biểu thị trong tiểu thuyết Dấu chân người lính của Nguyễn
Minh Châu, chúng tôi thống nhất gọi:
Kẻ xâm lược (tức đế quốc Mỹ và tay sai) là “địch” Người
chống xâm lược (tức nhân dân Việt Nam) là “ta”

6.

Đóng góp của đề tài
Dấu chân người lính là một tiểu thuyết đỉnh cao trong sự nghiệp sáng tác của nhà

văn Nguyễn Minh Châu . Chúng tôi hi vọng kết quả mà luận văn gặt hái được là những
đóng góp về:
Khảo sát và miêu tả lớp từ ngữ biểu thị chiến tranh trong tiểu thuyết Dấu chân
người lính một cách có hệ thống. Từ đó phân tích giúp bạn đọc hiểu được tài năng sử
dụng dày đặc ngôn ngữ mang màu sắc quân đội nhiều mà không gây nhàm chán của tác
giả. Trái lại, chính nhờ việc vận dung linh hoạt các từ ngữ ấy đã giúp Nguyễn Minh Châu
hấp dẫn bạn đọc ở việc dựng lại không khí đấu tranh khốc liệt, hào hùng trong các chiến
dịch ở Quảng Trị nói riêng, ở tất cả các tỉnh miền Nam nói chung trong cuộc kháng chiến
chống Mỹ của dân tộc một cách chân thực, sống động nhất.
Nguyễn Minh Châu còn là một trong những tác giả có tác phẩm được chọn giảng
ở trường phổ thông nên kết quả luận văn nghiên cứu sẽ có những đóng góp nhất định cho
việc nghiên cứu và giảng dạy sau này.


7.

Cấu trúc đề tài

Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, nội dung chính của luận văn này

gồm ba chương:
Chương Một: Những lý luận chung liên quan đến đề tài
Chương Hai: Khảo sát và miêu tả từ ngữ biểu thị chiến tranh trong tiể thuyết Dấu
chân người lính
Chương Ba: Đặc trưng của từ ngữ biểu thị chiến tranh trong tiểu thuyết Dấu chân
người lính
PHẦN NỘI DUNG
Chương Một: Những lý luận chung liên quan đến đề tài
1.1. Khái quát về từ và cụm từ Tiếng Việt
1.1.1. Khái quát về từ Tiếng Việt
Trong cuộc sống khi nói hay khi viết, chúng ta cần phải dùng từ. Bởi từ là một
trong những đơn vị ngôn ngữ quan trọng để tạo nên câu hoặc lớn hơn câu trong quá trình
giao tiếp. Và người giao tiếp tốt là người biết huy động vốn từ có sẵn để tạo ra lời nói
hoặc văn bản hay, đạt hiệu quả cao. Tuy thế, giao tiếp là một hoạt động xã hội, muốn bộc
lộ được chính xác tâm tư, suy nghĩ của mình và muốn người khác lĩnh hội được đầy đủ ý
nghĩ đó, mỗi người cần phải nắm chắc được từ. Và khi nghiên cứu đề tài, để hiểu được
sâu sắc ý đồ vận dụng từ ngữ biểu thị chiến tranh dày đặc trong tiểu thuyế t Dấu chân
người lính của Nguyễn Minh Châu, trước tiên chúng tôi và bạn đọc cần đi vào những khía
cạnh cơ bản của từ.
1.1.1.1. Khái niệm từ
Từ là đơn vị cốt lõi, đóng một vai trò hết sức quan trọng, giống như viên gạch để
xây dựng lên tòa lâu đài ngôn ngữ. Vì vậy, nó đã trở thành đối tượng nghiên cứu của rất
nhiều nhà ngôn ngữ trong và ngoài nước. F.De. Saussure đã viết: “Từ là một đơn vị luôn
luôn ám ảnh tư tưởng chúng ta như một cái gì đó trung tâm trong toàn bộ cơ cấu ngôn
ngữ, mặc dù khái niệm này khó định nghĩa” (F.De.Saussure, 1973). Cho đến nay đã có
hàng trăm định nghĩa về từ. Mặc dù có nhiều cách định nghĩa khác nhau về từ nhưng có
thể thấy rằng mỗi ý kiến lại làm rõ thêm khái niệm từ ở một khía cạnh nào đó chứ chưa



có khái niệm nhất quán. Trong khuôn khổ luận văn có hạn nên chúng tôi chỉ đưa ra một
số khái niệm tham khảo sau:
Theo các tác giả thuộc Ủy ban khoa học xã hội trong cuốn Ngữ pháp Tiếng Việt thì
“Từ là đơn vị nhỏ nhất có nghĩa hoàn chỉnh và cấu tạo ổn định dùng để đặt câu” [, tr.49].
Hoàng Phê trong Từ điển Tiếng Việt cũng đồng tình với quan điểm này, coi từ là “đơn vị
ngôn ngữ nhỏ nhất, dùng để đặt câu” [26, tr.1372]. Cũng có ý kiến tương tự, nhà ngôn
ngữ học Nguyễn Thiện Giáp cho rằng: “Từ của tiếng Việt là một chỉnh thể nhỏ nhất có ý
nghĩa dùng để cấu tạo câu nói, nó có hình thức của một âm tiết, một “chữ” viết rời” [11,
tr.72].
Tác giả Hồ Lê lại xem: “Từ là đơn vị cơ bản của ngôn ngữ, có thể tách khỏi các
đơn vị khác của lời nói để vận dụng và là một khối hoàn chỉnh về ngữ âm, ý nghĩa (từ
vựng hoặc ngữ pháp) và chức năng ngữ pháp” [18, tr.64].
Còn theo Vũ Đức Nghiệu trong Cơ sở ngôn ngữ học và tiếng Việt thì: “Từ là đơn
vị nhỏ nhất có nghĩa, có kết cấu vỏ ngữ âm bền vững hoàn chỉnh, có chức năng gọi tên,
được vận dụng độc lập, tái hiện tự do trong lời nói để cấu tạo câu” [8, tr.142].
Theo Đỗ Hữu Châu thì: “Từ của tiếng Việt là một hoặc một số âm tiết cố định, bất
biến, mang những đặc điểm ngữ pháp nhất định, nằm trong những kiểu cấu tạo nhất định,
tất cả ứng với một kiểu ý nghĩa nhất định, lớn nhất trong tiếng Việt và nhỏ nhất để tạo
nên câu” [5, tr.13]
Trong quá trình tìm hiểu các quan niệm về từ tiếng Việt của các nhà Việt ngữ trên,
chúng tôi nhận thấy đều có sự thống nhất về từ ở một số đặc điểm: âm thanh, ý nghĩa, cấu
tạo và khả năng hoạt động. Và nếu không đòi hỏi một cách nghiêm ngặt và chấp nhận
một cái nhìn để đi sâu vào nghiên cứu đề tài này thì chúng tôi đồng tình với định nghĩa
của Đỗ Thị Kim Liên:
“Từ là một đơn vị của ngôn ngữ, gồm một hoặc một số âm tiết có nghĩa nhỏ nhất,
có cấu tạo hoàn chỉnh và được vận dụng tự do để cấu tạo nên câu” [19, tr.18].
1.1.1.2. Tiêu chí nhận diện từ Tiếng Việt



Kế thừa những thành tựu nghiên cứu của các nhà ngôn ngữ Việt như: Đỗ Hữu
Châu, Đỗ Thị Kim Liên, Nguyễn Thiện Giáp,…chúng tôi xin đưa ra một số tiêu chí cơ
bản để nhận diện từ Tiếng Việt như sau:
Trước hết, từ là một đơn vị ngôn ngữ gồm một hoặc một số âm tiết (tiếng), có
nghĩa nhỏ nhất. Ví dụ: Từ có một âm tiết (lớn, nhỏ, cao, thấp, …), từ có hai âm tiết trở lên
(nhà văn, quần áo, chiến dịch, công nông binh, hợp tác xã, …),… Với tư cách là một đơn
vị ngôn ngữ, từ khác đơn vị khác nhỏ hơn nó là âm vị ở chỗ nó mang nghĩa. Mà ở đây,
âm vị là đơn vị ngôn ngữ nhỏ nhất, là tổng thể các nét khu biệt được thể hiện đồng thời,
có chức năng tham gia cấu tạo vỏ âm thanh các đơn vị có nghĩa và phân biệt các đơn vị
có nghĩa đó với nhau. Ví dụ: “Bình minh như lạ như quen”. Từ “bình minh” là đơn vị
gồm hai âm tiết, ta nghe được và mang ý nghĩa “lúc sáng sớm”; |b| là đơn vị nhỏ nhất, có
vỏ âm thanh nhưng không có nghĩa mà chỉ là một đơn vị dùng để khu biệt nghĩa.
Từ có tính hoàn chỉnh cả về nghĩa và về cấu tạo. Từ phải có tính hoàn chỉnh về
nghĩa tức là mỗi từ được phát âm hoặc viết ra phải có nghĩa, phù hợp với mục đích giao
tiếp. Mà theo Nguyễn Thiện Giáp “một đơn vị được coi là có tính hoàn chỉnh về nghĩa
khi nó biểu thị một khái niệm về đối tượng tồn tại bên ngoài chuỗi lời nói” [11, tr.75]. Ví
dụ: “Đôi bàn tay nhỏ nhắn”. Ở đây, “nhỏ nhắn” biểu thị ý nghĩa vừa nhỏ vừa đẹp. Hay từ
“cà chua” với tư cách là một từ đa tiết, nó biểu thị một loại cà chua cụ thể, quả mềm, khi
chín màu đỏ, vị hơi chua, dùng để ăn sống hoặc nấu chín. Với nghĩa này trong bất cứ
trường hợp nào nó vẫn thể hiện chính đối tượng là quả cà chua. Kèm theo tính hoàn chỉnh
về nghĩa, từ phải có tính hoàn chỉnh về cấu tạo, tức là có hình thức ngữ âm cố định. Ta
không thể chia tách hoặc chêm xen một yếu tố phụ vào giữa hai yếu tố cấu thành một từ
(tức giữa từ). Nếu có sự chia tách hoặc chêm xen khác thì nó sẽ phá vỡ tổ chức cấu trúc
và ngữ nghĩa ban đầu. Từ ví dụ trên nếu xen vào giữa từ “cà chua” một từ khác như: “quả
cà pháo bị chua” thì nó lại mang nghĩa khác biểu thị một loại cà có thuộc tính là chua.
Hoặc ví dụ từ “máy bay” với nghĩa ban đầu là loại sự vật được cấu tạo bằng các vật liệu,
là phương tiện dùng chuyên chở trên không trung. Nhưng khi chia tách ra “máy” – “bay”
đều có nghĩa nhưng không mang nghĩa ban đầu nữa. Hoặc “cánh gà” là một từ, ta không
thể chêm yếu tố phụ vào giữa “cánh” và “gà”. Trừ khi “cánh gà” là cụm từ, ta có thể chen



yếu tố vào giữa : “cánh của gà”. Như vậy, nhờ tính hoàn chỉnh này đã giúp ta xem xét
trong cấu tạo nội bộ của từ, phân biệt từ với cụm từ. Nhưng cũng có trường hợp khác, khi
chia tách từ thì từ đó vẫn mang nghĩa ban đầu nhưng phải đặt nó trong cấu trúc câu để
nhằm đạt được các mục đích tu từ khác nhau. Ví dụ: “Bướm chán ong chường”. Ở đây,
người đọc ngầm hiểu nghĩa của “chán chường” trong cấu trúc câu.
Một tiêu chí cần lưu ý để nhận diện từ nữa là: Từ có tính độc lập về ngữ pháp.
Điều đó có nghĩa, từ có thể kết hợp tự do với các từ khác để tạo câu . Từ luôn đứng ở mọi
vị trí trong câu, có thể cấu tạo nên cụm từ và tạo nên câu. Hình vị cũng giống từ ở chỗ là
đơn vị có nghĩa nhỏ nhất nhưng lại không có khả năng hoạt động tự do mà luôn bị ràng
buộc trong từ. Ví dụ: “Quốc kì” là một từ độc lập vì nó có khả năng kết hợp tự do với |lá|
… |này| thành “Lá quốc kì này” còn hình vị |quốc| không thể kết hợp tự do như vậy.
Tóm lại, từ là đơn vị phải thỏa mãn cả ba đặc điểm trên, nếu thiếu một hoặc hai đặc điểm
thì xem xét ranh giới từ sẽ bị vi phạm và nó không gọi là từ.
1.1.1.3. Các trường nghĩa của từ
Có thể nói rằng, từ là tài sản chung của xã hội. Và trong vốn tài sản chung đó được
phân chia thành những tiểu hệ thống ngữ nghĩa. Các tiểu hệ thống ấy có quan hệ qua lại
với nhau. Mỗi tiểu hệ thống ngữ nghĩa được gọi là một trường nghĩa. Mà theo Đỗ Hữu
Châu “đó là những tập hợp từ đồng nhất với nhau về ngữ nghĩa. Với các trường nghĩa,
chúng ta có thể phân định một cách tổng quát những quan hệ ngữ nghĩa trong từ vựng
thành những quan hệ ngữ nghĩa giữa các trường và những quan hệ ngữ nghĩa trong lòng
mỗi trường” [7, tr.145]. Như vậy hiểu một cách chung nhất, trường nghĩa là những tập
hợp từ đồng nhất với nhau về nghĩa từ vựng. Chẳng hạn trường nghĩa “đồ dùng” là một
tập hợp từ và các từ đều có chung nét nghĩa khái quát này là: giường, tủ, bàn, ghế, sách,
bút, cặp, áo, quần, dao, kéo,…
Mỗi trường nghĩa là một tiểu hệ thống nằm trong một hệ thống lớn là từ vựng của
một ngôn ngữ. F. De. Saussure trong Giáo trình ngôn ngữ học đại cương đã chỉ ra “hai
dạng chung nhất của ngôn ngữ: quan hệ ngang (hay quan hệ hình tuyến, quan hệ tuyến
tính, quan hệ ngữ đoạn) và quan hệ dọc (hay quan hệ trực tuyến, quan hệ hệ hình)” [dẫn
theo Đỗ Hữu Châu, 7, tr.145]. Dựa vào hai loại quan hệ cơ bản trong ngôn ngữ đó ta có



hai loại trường nghĩa: trường nghĩa ngang (trường nghĩa tuyến tính) và trường nghĩa dọc
(trường nghĩa trực tuyến). Trong trường nghĩa dọc có hai trường nghĩa là trường nghĩa
biểu vật và trường nghĩa biểu niệm. Kết hợp giữa trường nghĩa dọc và trường nghĩa
ngang ta có trường liên tưởng. Sau đây, chúng tôi sẽ lần lượt đi vào tìm hiểu về các
trường ngữ nghĩa đó.
a) Trường nghĩa biểu vật
Để hiểu rõ trường nghĩa biểu vật của từ, chúng ta cần phải đi vào tìm hiểu cơ sở
tạo nên nó là phạm vi biểu vật của từ.
“Sự vật, hiện tượng, đặc điểm …ngoài ngôn ngữ, được từ biểu thị tạo nên nghĩa
biểu vật của từ” [7, tr.105]. Ví dụ các từ: đàn ông, đàn bà, kĩ sư, bộ đội, vui, buồn, thông
minh, chạy, nhảy, đi,… là phạm vi biểu vật của “người”. Tuy nhiên phạm vi biểu vật của
từ có sự biến đổi theo những ngữ cảnh nhất định. Có những từ ở trong ngữ cảnh này thì
mang nghĩa biểu vật này, ở trong ngữ cảnh khác thì mang nghĩa biểu vật khác. Ví dụ từ
“tiết” trong “tiết gà, tiết canh,…” thì phạm vi biểu vật của “tiết” là máu của động vật.
Nhưng trong “tiết thanh minh” thì phạm vi biểu vật của từ này là thời gian. Hay từ “mặt
trời” là “nguồn chiếu sáng và sưởi ấm chủ yếu cho trái đất, ở xa trái đất” [hoàn phe, tr.
768] nhưng khi đặt nó trong câu thơ của Viễn Phương:
“Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng
Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ”
“Mặt trời” được in đậm trong câu thơ trên lại mang nghĩa biểu thị vị lãnh tụ vĩ đại của đất
nước – Bác Hồ
Theo Đỗ Hữu Châu, phạm vi biểu vật của từ có những đặc điểm sau:
Phạm vi biểu vật của từ không hoàn toàn trùng với sự vật, hiện tượng, tính chất,…
trong thực tế khách quan trừ các từ nghề nghiệp và thuật ngữ khoa học. Thực tế khách
quan về cơ bản là đồng nhất với mọi dân tộc, mọi ngôn ngữ. Song số lượng từ ngữ của
từng dân tộc, từng ngôn ngữ ứng với một phạm vi sự vật, hiện tượng lại khác nhau (có
thể lớn hơn hoặc nhỏ hơn). Ví dụ: Để chỉ hoạt động dùng nước làm sạch:



Tiếng Việt
Tiếng Anh
Nghĩa biểu vật có tính chất chung cho nhiều từ và phạm vi biểu vật có thể rộng hay hẹp.
Chẳng hạn như nghĩa biểu vật của từ “lá, thân, cành, rễ, …” có phạm vi hẹp là “cây”,
phạm vi rộng là “thực vật”.
Có thể khẳng định rằng, nghĩa biểu vật là thành phần ý nghĩa đầu tiên của từ, là
những mẫu, những mảnh, những đoạn cắt của thực tế, nó không hoàn toàn trùng với thực
tế khách quan.
Tiêu chí để phân lập trường nghĩa biểu vật là sự đồng nhất ở một nét nghĩa biểu
vật nào đó giữa các từ. Nói cách khác, những từ cùng biểu thị các đối tượng, các hoạt
động trạng thái, tính chất đặc điểm, … thuộc cùng một phạm vi hiện thực, cùng một chủ
điểm thì hợp thành trường biểu vật. Điều đó có nghĩa trường biểu vật là sự tập hợp của
những từ cùng biểu thị một phạm vi sự vật, hiện tượng trong thực tế khách quan. Nó có
thể tập hợp những từ khác từ loại (danh từ, động từ, tính từ, …) và những từ nghĩa khác
nhau thậm chí đối lập nhau (cao – thấp, to – nhỏ, …). Khi nghiên cứu các trường nghĩa
biểu vật chúng ta cần chú ý đến một số điểm sau:
Trường nghĩa có thể chia ra làm nhiều trường nghĩa nhỏ, trường nghĩa nhỏ lại tiếp
tục phân chia nhỏ nữa. Khi trong các trường đó tập hợp những từ đồng nghĩa với nhau thì
trường nghĩa không thể phân chia được nữa. Ví dụ như ta xét trường nghĩa biểu vật chỉ
chiến tranh thì trong đó lại bao hàm các trường nghĩa nhỏ là: Trường nghĩa chiến tranh
xét về phương tiện vật chất (máy bay, súng, mìn, pháo, xe tăng, xe bọc thép, …), Trường
nghĩa chiến tranh xét về tên chức vụ, đơn vị trong quân đội (chính ủy, trung đội trưởng,
chiến sĩ, bộ tham mưu, trung đoàn, …), Trường nghĩa chiến tranh xét về lực lượng tham
gia (ta, địch, ngụy, Việt cộng,…)… Trong các trường nghĩa nhỏ đó lại có thể phân chia
nhỏ nữa, chẳng hạn ở trường nghĩa chiến tranh xét về phương tiện vật chất thì “súng” có
thể chia nhỏ: Súng AK, súng tiểu liên, súng trường, súng ngắn, …
So sánh các trường nghĩa lớn với nhau cũng như so sánh các trường nghĩa nhỏ
trong trường nghĩa lớn thì ta thấy chúng khác nhau về số lượng từ ngữ cũng như cách tổ



chức. Ví dụ như “hoạt động của tay” có nhiều từ trường nghĩa biểu vật hơn “hoạt động
của mắt”, “hoạt động của chân”.
Vì từ có tính nhiều nghĩa, có khi nhiều nghĩa biểu vật, nhiều nghĩa biểu niệm, do
đó một từ không chỉ nằm trong một trường nghĩa mà có thể đi vào nhiều trường nghĩa
biểu vật khác nhau. Ví dụ, cơ thể động vật có nhiều đặc điểm giống cơ thể người nên
trường nghĩa biểu vật chỉ cơ thể động vật thì cũng có nhiều từ giống trong trường nghĩa
biểu vật chỉ người như: mắt, mũi, miệng, lưỡi, hai chân, …
Do một từ có thể đi vào nhiều trường như trên cho nên các trường biểu vật có thể
thẩm thấu vào nhau, giao thoa với nhau. Hai trường biểu vật giao thoa với nhau khi một
số từ của trường này cũng nằm trong trường kia.
b) Trường nghĩa biểu niệm
“Trường nghĩa biểu niệm là tập hợp của những từ có chung một cấu trúc biểu
niệm” [7, tr.151]. Cơ sở để xác lập các trường biểu niệm là sự đồng nhất về ý nghĩa biểu
niệm của từ. Loại trường nghĩa này không tập hợp được các từ khác từ loại với nhau.
Cũng như các trường biểu vật, các trường biểu niệm lớn có thể phân chia thành các
trường nhỏ và cũng có những “miền” với mức độ khác nhau. Ví dụ: trường biểu niệm
(Hoạt động tác động đến người) (làm người dời chỗ) có thể chia nhỏ thành các trường:
- (Hoạt động) (làm người dời chỗ) (đến gần chủ thể) có: kéo, lôi, co, giật, …
-

(Hoạt động) (làm người dời chỗ) (ra xa chủ thể) có: đẩy, xô, ẩy, đạp, đá, …

(Hoạt động) (làm người dời chỗ) (ra xa chủ thể) (người ở ngoài chủ thể) có: đẩy,
xô, ẩy, đạp, đá, …

-

(Hoạt động) (làm người dời chỗ) (ra xa chủ thể) (người được chủ thể mang trên
mình) có: buông, thả, ném, …

Do có hiện tượng nhiều nghĩa cho nên một từ có thể đi vào nhiều trường nghĩa

biểu niệm khác nhau. Vì vậy, cũng như trường nghĩa biểu vật, các trường biểu niệm có
thể giao thoa với nhau, thẩm thấu vào nhau. Ví dụ như: từ “lay” và từ “đẩy” có chung
trường biểu niệm là: hoạt động, tác động đến một vật khác, thay đổi trạng thái; chỉ khác
là: “lay” – không làm đối tượng tác động thay đổi vị trí, “đẩy” thì làm đối tượng tác động
thay đổi vị trí.


c) Trường nghĩa tuyến tính
Để xác lập nên trường nghĩa tuyến tính, chúng ta phải dựa vào khả năng kết hợp
của từ. Trước hết, ta cần chọn một từ làm trung tâm, làm gốc. Sau đó, ta tìm tất cả từ có
thể kết hợp trực tiếp với từ trung tâm đó để tạo thành những trường nghĩa tuyến tính
(chuỗi tuyến tính). Mà theo Đỗ Hữu Châu nhận xét “các từ trong một trường tuyến tính là
những từ thường xuất hiện với từ trung tâm trong các loại văn bản. Phân tích ý nghĩa của
chúng, chúng ta có thể phát hiện được nội dung ngữ nghĩa của các quan hệ cú pháp và
tính chất của các quan hệ đó” [7, tr.159]. Thí dụ các từ nằm trong trường tuyến tính của từ
“tay” và có thể kết hợp với từ này là: bắt, vỗ, khoác, chỉ, trỏ, … (chỉ động tác của tay); to,
nhỏ, dài, ngắn, cứng, mềm, … (chỉ đặc điểm của tay);… Từ sự kết hợp đó, ta có thể tạo ra
được nhiếu chuỗi tuyến tính khác nhau.
Như vậy, trường nghĩa tuyến tính là một tập hợp các từ thường được đứng theo
quan hệ hàng ngang (tuyến tính) trong cụm từ hay trong câu. Và trường nghĩa này cho ta
thấy được khả năng kết hợp vô cùng rộng rãi với các từ khác do bản thân cấu trúc ngữ
nghĩa và hiện tượng chuyển loại của nó.
d) Trường nghĩa liên tưởng
Cơ sở để xây dựng nên trường liên tưởng là thành phần ý nghĩa liên hội. Đây là
thành phần có tính chất không ổn định vì nó không có sẵn trong từ mà mang tính chất cá
nhân, lịch sử và xã hội. “Khi người ta nhắc tới một từ nào đó, nó sẽ gợi ra hàng loạt từ
khác. Toàn bộ các từ này lập thành một tập hợp từ theo quan hệ liên tưởng. Tập hợp các
từ này được gọi là trường liên tưởng” [1, tr.143]. Như vậy, trường liên tưởng phải phù

hợp với một trong những nét nghĩa của từ đang xét. Cũng như trường nghĩa biểu niệm, để
tạo nên trường liên tưởng thì cũng phải có từ làm cơ sở. Tùy vào sự liên tưởng của từng
cá nhân để làm xuất hiện thêm các từ khác làm cơ sở. Ví dụ như từ “con cò” gợi ta liên
tưởng tới “người phụ nữ”, từ đây liên tưởng tới sự “vất vả, lam lũ, hi sinh, chịu đựng,…”.
Hay từ “tết” liên tưởng đến các từ “vui, nỗi lo, bận rộn, …”. Ta có hai loại trường liên
tưởng là: trường hướng tâm và trường ly tâm. Trường hướng tâm là trường mà các từ liên
tưởng tới luôn có quan hệ với từ trung tâm hoặc điểm xuất phát để hướng tới từ trung


tâm. Còn trường ly tâm là trường liên tưởng không có định hướng các từ được liên tưởng
đến ngày càng xa với những quan hệ ngữ pháp của từ trung tâm.
Tóm lại, lý thuyết về trường nghĩa có tác dụng rất lớn đối với việc miêu tả từ vựng
của các ngôn ngữ một cách có hệ thống. Vì vậy khi đi vào tìm hiểu các từ ngữ biểu thị
chiến tranh trong Dấu chân người lính của Nguyễn Minh Châu thì chúng ta không thể
không tìm hiểu về khái niệm và tiêu chí xác lập các trường nghĩa trên.
1.1.1.5. Các kiểu từ
Dựa vào số lượng hình vị, chúng ta có thể chia từ Tiếng Việt thành từ đơn và từ
phức.
Trong đó, từ đơn là những từ do một hình vị cấu tạo nên. Nó là đơn vị gốc để cấu
tạo nên những từ khác nhau. Đa số từ đơn Tiếng Việt là từ đơn đơn âm. Ví dụ: sông, núi,
cha, mẹ, đẹp, xấu, xanh, đỏ, …Ngoài ra trong hệ thống từ tiếng Việt ta có từ đơn đa âm.
Đó là gồm những từ vay mượn từ tiếng nước ngoài, chưa thuần hóa theo âm tiếng Việt
mà vẫn giữ nguyên cách phát âm của tiếng nước đó. Ví dụ: computer, photocoppy,
pênixilin, …Hoặc những từ gốc thuần Việt nhưng mỗi âm tiết đều không mang nghĩa như:
bồ hóng, bồ hòn, thắc mắc, bù nhìn,… Căn cứ vào nghĩa biểu hiện ta có bốn loại từ đơn
là: Từ đơn từ vựng, từ đơn ngữ pháp, từ đơn tượng thanh và từ đơn biểu cảm. Từ đơn có
thể có nghĩa từ vựng, có thể có nghĩa ngữ pháp nhưng không có nghĩa kết cấu vì nó là
một hình vị
Còn từ phức là những từ do hai hình vị trở lên cấu tạo thành. Dựa vào phương
thức cấu tạo có thể chia từ phức thành từ ghép và từ láy. Đây là những từ có cấu tạo nội

bộ chặt chẽ.
Trước hết, từ ghép là những từ do hai tiếng trở lên kết hợp với nhau chủ yếu theo
quan hệ ngữ nghĩa. Và từ ghép này gồm hai loại: từ ghép đẳng lập và từ ghép chính phụ.
Từ ghép đẳng lập còn gọi là từ ghép tổng hợp: là từ gồm hai hoặc hai tiếng trở lên kết hợp
với nhau theo quan hệ ngang hàng (tức có vai trò tương đương nhau, không phụ thuộc
nhau), bình đẳng về ngữ nghĩa, ngữ pháp (tức là các tiếng đều có nghĩa để kết hợp tạo
thành một nghĩa khái quát, khác nghĩa từng thành tố) như: binh lính, nhà cửa, quần áo,
sách vở, … Còn từ ghép chính phụ là loại từ ghép có hai tiếng trở lên kết hợp với


nhau theo quan hệ chính – phụ, trong đó tiếng mang nghĩa tổng loại chung (về sự vật,
hoạt động, thuộc tính) và một hoặc một số tiếng đứng sau có tác dụng phân hóa nghĩa. Ví
dụ: máy (ảnh, bơm, tiện, khâu, in, giặt, …), xe (đạp, ô tô, ba gác, gắn máy, …)…
Từ láy là từ được tạo ra bằng phương thức láy âm, có tác dụng tạo nghĩa. Ví dụ:
mấp mô, nhấp nhô, ngày ngày, đêm đêm, … Nó được phân loại bằng hai cách:
Dựa vào số lượng hình vị: Láy đôi (xôn xao, đo đỏ, chầm chậm, …), láy ba (sạch
sành sanh, cỏn còn con, dửng dừng dưng,…), láy bốn ( lằng nhà lằng nhằng, đủng đà
đủng đỉnh, lúng ta lúng túng, …).
Dựa vào bộ phận láy có các loại: Láy toàn bộ (cào cào, xanh xanh, chuồn chuồn,
…), láy bộ phận có: láy âm đầu (tủm tỉm, thấp thỏm, nhí nhảnh, long lanh,…) và láy phần
vần (cập rập, lỏm chỏm, chon von, …).
1.1.1.6. Từ loại
Theo Đỗ Thị Kim Liên thì “Từ loại là lớp từ có cùng bản chất ngữ pháp, được
phân chia dựa theo ý nghĩa phạm trù, theo khả năng kết hợp trong cụm từ và trong câu,
thực hiện những chức năng ngữ pháp khác nhau” [19, tr.44]. Và trong quá trình tìm hiểu
thì chúng tôi đồng tình với quan niệm của nhà nghiên cứu này.
Trong việc xác định từ loại thì hầu hết các công trình nghiên cứu hiện nay đều có
khuynh hướng chung là khuynh hướng dựa vào đặc điểm cú pháp của từ như: Lê Văn Lý,
Bùi Đức Tịnh, Hoàng Trọng Phiến, Đỗ Thị Kim Liên, Bùi Minh Toán,… Thực ra đây là
một quan điểm không phải mới. Ngay từ năm 1940, Trần Trọng Kim cũng đã cho rằng

phải “lấy cái nghĩa và cách dùng của nó [ = của từ ] mà định ra từ loại” [dẫn theo Nguyễn
Tài Cẩn, 5, tr.20]. Và dựa trên quan điểm đó, tức là căn cứ vào ý nghĩa khái quát và vào
khả năng kết hợp trong câu, trong cụm từ của từ tiếng Việt thì từ loại trong tiếng Việt
nước ta thường chia thành hai nhóm: thực từ và hư từ.
a) Nhóm thực từ
Nhóm thực từ là những từ mang ý nghĩa từ vựng cụ thể, rõ ràng; là những từ có
khả năng làm trung tâm cụm từ, có khả năng đảm nhận các chức năng ngữ pháp trong
câu, làm thành phần câu. Các từ loại thuộc nhóm thực từ trong tiếng Việt là: Danh từ,
động từ, tính từ, đại từ, số từ.


* Danh từ
Danh từ là những từ chỉ sự vật, khái niệm, người, các hiện tượng thiên nhiên và xã
hội. Có nghĩa là những từ mang ý nghĩa chỉ thực thể. Mà hiểu theo nghĩa rộng thì thực thể
là ý nghĩa chỉ sự vật và những gì được “sự vật hóa” - tức là những sự vật ta chỉ thấy được
trong tư tưởng chứ không nhìn thấy, không sờ thấy được. Ví dụ những từ chỉ ý nghĩa sự
vật như: bàn, ghế, quấn, áo, học sinh, sinh viên, bộ đội, …Về thực thể được “sự
vật hóa” ta có các từ như: cuộc sống, cuộc đời, văn hóa, khái niệm, tư duy, …
Danh từ có khả năng làm thành tố chính trong cụm danh từ. Ví dụ:
Nhữngngôi nhà xinh đẹp ấy
PT

TT

PS

Nó có khả năng kết hợp với các đại từ chỉ định như: này, kia, ấy, nọ, …; có khả
năng kết hợp trực tiếp hoặc gián tiếp với số từ. Chức năng cu pháp chính của danh từ là
làm chủ ngữ.
Trong nội bộ danh từ có hai loại chính là: Danh từ riêng và danh từ chung.

Danh từ riêng là tên riêng gọi cho một sự vật, một hiện tượng riêng biệt, một người
nào đó,… Khả năng kết hợp giữa danh từ riêng so với danh từ chung có nhiều hạn chế.
Danh từ riêng ít được dùng kèm với số từ. Trên chữ viết, danh từ riêng phân biệt với danh
từ chung ở chỗ mỗi chữ cái đầu âm tiết thường viết hoa. Danh từ riêng bao gồm: Danh từ
riêng chỉ tên người (tên riêng của người Việt thường gồm 3 yếu tố: họ, đệm, tên) như:
Nguyễn Thị Hải, Nguyễn Hoàng, Hoàng Thị Hương,… Ngoài tên riêng chính thức đó,
người Việt còn dùng tên riêng thông dụng và tên riêng đặc biệt (bí danh, bút danh, biệt
hiệu,…) như: anh Sáu Cường, chị Hai Lúa, anh Ba Tri,… Và danh từ riêng chỉ sự vật. Đó
là tên gọi một con vật cụ thể, xác định (Lu Lu, Mi Mi, Ki Ki,…), tên gọi một đồ vật cụ thể
(chiếc La-đa, rượu Vốt-ka, súng A.K…), tên gọi một tổ chức chính trị, kinh tế, xã hội, văn
hóa (thời Lê, thời Minh, Hội đồng bảo an Liên Hiệp Quốc, …), chỉ địa danh (Đà Nẵng,
Bình Định, Khánh Hòa, Hải Phòng, …)
Danh từ chung là tên chỉ tên chung của một chủng loại sự vật, có tính khái quát,
trừu tượng, không có mối quan hệ đơn nhất giữa tên gọi và vật được gọi tên. Nó được
chia nhỏ làm hai loại: Danh từ tổng hợp và danh từ không tổng hợp. Danh từ tổng hợp là


danh từ dùng để gọi tên những sự vật tồn tại thành từng tổng thể gồm nhiều sự vật gần
nhau hoặc giống nhau một số đặc điểm nào đó. Ví dụ: Gần nhau: Sách vở, vợ chồng, nhà
cửa, chim chuột,… Giống nhau: phố xá, làng xóm, chim chóc, thuyền bè,… Trái lại, danh
từ không tổng hợp bao gồm các tiểu loại khác nhau là: Danh từ chỉ chất liệu (biểu thị sự
vật có ý nghĩa chỉ về chất liệu ở các thể chất khác nhau như: nước, dầu, mỡ, khí,
đường,...). Danh từ chỉ đơn vị (chỉ các đơn vị sự vật) bao gồm: Danh từ chỉ đơn vị tổ
chức, địa lý (tỉnh, xã, phường, ủy ban, khoa , trường, …), danh từ chỉ đơn vị tính toán, qui
ước (cân, mét, sào, mẫu, đoạn, miếng, mảnh, …), danh từ chỉ đơn vị tự nhiên (chiếc, bức,
hòn, tờ,…). Nhóm danh từ chỉ khoảng thời gian, không gian (chốn, miền, phía, hướng,
buổi, mùa, vụ, …). Danh từ trừu tượng (chỉ các khái niệm, sự vật, sự việc trừu tượng như:
thói, tật, nết, mùi, tình cảm, ý nghĩ, quyền lợi, …). Danh từ chỉ người (từ chỉ quan hệ thân
thuộc, chức vụ, nghề nghiệp, học hàm, tầng lớp xã hội, … như: ông, bà, anh, chị, bác sĩ,
kỹ sư, hiệu trưởng, ….). Danh từ chỉ đồ vật, thực vật, động vật (bàn, ghế, tre, trúc, hoa,

quả, trâu, bò, …).
* Động từ
Động từ là từ loại biểu thị ý nghĩa quá trình, trạng thái của người và sự vật. Động
từ làm trung tâm trong cụm động từ. Chức năng cú pháp chính là làm vị ngữ trong câu.
Các từ khóa nhận diện động từ là: hãy, đừng, chớ, đã, đang, sẽ, cũng,…(đứng trước),
xong, rồi, nữa, …(đứng sau).
Ví dụ:
Dựa vào khả năng kết hợp với các thành tố phụ ở phía sau động từ, động từ có thể
chia thành hai nhóm là: Nhóm động từ nội động và nhóm động từ ngoại động.
Trong đó, nhóm động từ nội động là những từ chỉ hoạt động, trạng thái không tác
động đến một đối tượng khác. Nhóm động từ này không đòi hỏi có bổ ngữ trực tiếp. Ví
dụ: Đi, đứng, nằm, ngủ, thức, nhảy,…
Còn nhóm động từ ngoại động lại là những động từ chỉ hoạt động mà kết quả của
chúng làm cho đối tượng khách quan phải thay đổi vị trí, tính chất, trạng thái. Chẳng hạn
như: làm, cắt, chặt, ném, mời, vẽ, … Nó đòi hỏi phải có thành tố phụ (bổ ngữ) phía sau.


Ví dụ: làm tôm, chặt cây, vẽ tranh,...Và dựa vào ý nghĩa tiểu phạm trù và khả năng chi
phối các thành tố phụ sau, các ngoại động từ có thể chia tách thành một số nhóm nhỏ sau:
Nhóm động từ ban phát: Là động từ biểu thị những hoạt động có tính chất ban phát
hoặc tiếp nhận. Ví dụ: đưa, gửi, biếu, cho, tặng, cấp,…(ban phát); nhận, vay, lĩnh, chiếm,
đoạt, lấy, thu,…(tiếp nhận). Nó thường cần hai bổ ngữ: một biểu thị đối tượng tiếp nhận
và một biểu thị đồ vật, sự vật do hoạt động của động từ chi phối. Ví dụ: tặng bạn/ quyển
sách.
Nhóm động từ gây khiến: Biểu thị sự hoạt động có tác dụng cho phép, thúc đẩy
hay cản trở việc thực hiện những hoạt động khác (giúp, bảo, khuyên, cho phép, yêu cầu,
ngăn, đề nghị,…). Loại động từ này cũng cần hai bổ ngữ. Một chỉ đối tượng tiếp nhận sự
gây khiến, một chỉ kết quả hoạt động gây khiến. Ví dụ: khuyên tôi/ ngừng hút thuốc.
Nhóm động từ cảm nghĩ, nói năng: Biểu thị sự hoạt động thuộc nhận thức như:
biết, nghĩ, hiểu, nghe, thấy, tin,… Nó thường đòi hỏi thành tố phụ là kết cấu C-V (có thể

có từ là, rằng chen vào giữa). Ví dụ: Tôi nghĩ rằng anh ấy sẽ đến.
Nhóm động từ tình thái: Biểu thị khả năng, ý chí, mong muốn như: cần, phải,
định, có thể, không thể, mong, ước,… Nhóm này đòi hỏi thành tố phụ phía sau là một
động từ mang ý nghĩa từ vựng chân thực. Ví dụ: Anh ấy bèn bỏ đi
Nhóm động từ trạng thái tâm lý: yêu thương, thích, ghét, lo,mong, nhớ, sợ,… Loại
động từ này có khả năng kết hợp với các phó từ chỉ mức độ: rất, quá, cực kì, hơi, …(tôi
rất thích buổi học hôm nay)
Nhóm động từ chuyển động: ra, vào, lên, xuống, chạy, bò, lăn, kéo, xô, … Bổ ngữ
của nó thường là những từ chỉ địa điểm (ra Thanh Hóa, vào miền Nam, …).
Nhóm động từ tồn tại hoặc tiêu biến, tức là những động từ biểu thị sự xuất hiện,
tồn tại, biến mất của sự vật: có, còn, nổi lên, xuất hiện, biến mất, hết, vỡ,… Loại động từ
này thường tham gia cấu tạo nên câu đơn đặc biệt có trạng ngữ chỉ nơi chốn. Ví dụ:
Ngoài vườn mọc lên cây thị.
Nhóm động từ nối kết: Biểu thị hành động nối kết giữa hai sự vật do con người
gây nên: Buộc, pha, trộn, nối kết, đấu, …Nhóm này đòi hỏi thành tố phụ là hai danh từ.
Ví dụ: trộn cơm với cá


Nhóm động từ bị động: Biểu thị ý nghĩa bị động. Nó có khả năng kết hợp với
thành tố phụ ở phía sau là một kết cấu chủ - vị. Chẳng hạn như: Tôi bị mẹ đánh, Nam
được thầy giáo khen.

*

Tính từ
Tính từ có ý nghĩa khái quát chỉ tính chất, đặc điểm của sự vật, của hoạt động, của

trạng thái. Nó thường làm thành tố trung tâm của cụm tính từ và đảm nhận chức năng vị
ngữ trong câu. Từ khóa nhận diện tính từ là các phó từ như: rất, hơi, quá, lắm,…
Căn cứ vào ý nghĩa khái quát của tính từ được chia nhỏ thành:

Tính từ chỉ phẩm chất: tốt, xấu, đẹp, khéo, vụng, hèn, mạnh, dũng cảm,…
Tính từ chỉ đặc trưng về lượng: nhiều, ít, cao, thấp, dài, ngắn, …
Tính từ chỉ đặc trưng về cường độ: nhanh, mạnh, yếu,nóng, lạnh,…
Tính từ chỉ đặc trưng về hình thể: vuông, tròn, cong, thẳng, gầy, béo,…
Tính từ chỉ đặc trưng về màu sắc: xanh, đỏ, tím, vàng,…
Tính từ chỉ đặc trưng về âm thanh: ồn, im, vắng, lặng, …
Tính từ chỉ đặc trưng mùi vị: thơm, cay, chua, mặn, ngọt,…
Tính từ chỉ đặc trưng tuyệt đối: đỏ lòm, trắng phau, công, tư, …
* Số từ.
Số từ là những từ biểu thị ý nghĩa số. ý nghĩa số vừa có tính chất thực, vừa có tính
chất hư. Nó được chia làm hai loại: Số từ xác định và số từ không xác định. Ở đây, số từ
xác định là những từ chỉ ý nghĩa số lượng chính xác như: một, hai, ba, hai phần ba, bốn
phần năm,… Ngược lại, số từ không xác định biểu thị số không chính xác như: vài, dăm,
mươi, mấy, vài ba, đôi ba, hai ba, năm sáu,…
* Đại từ
Đại từ là lớp từ dùng để thay thế và chỉ trỏ. Nó mang nội dung phản ánh vốn có
của thực từ được chúng thay thế. Nó được chia làm hai lớp sau:
Đại từ xưng hô là từ dùng để thay thế hay chỉ trỏ người. Ví dụ: tôi, tao, chúng tôi,
chúng tao, mày, chúng mày, chúng nó, họ,…


Đại từ chỉ định là từ dùng để thay thế và chỉ trỏ có phạm vi không gian, thời gian
gần hoặc xa so với người nói: này, kia, ấy, nọ, đó, đây, …
b) Nhóm hư từ
Nhóm hư từ là không mang ý nghĩa từ vựng cụ thể như: và, tuy, nhưng, đang, đã,
…; không có khả năng làm trung tâm trong cấu trúc cụm từ như: ôi, à, ạ, …; không giữ
các chức năng ngữ pháp chính trong câu và không độc lập tạo thành câu. Nó làm thành tố
phụ và làm chức năng nối kết trong cụm từ hoặc trong câu. Nhóm này bao gồm các từ
loại sau:
*


Phụ từ
Phụ từ không mang ý nghĩa từ vựng chân thực mà chỉ đi kèm danh từ, động – tính

từ đổ bổ sung ý nghĩa phụ cho các từ loại đó. Ví như: đã, đang, sẽ, những, các, mọi,…
Từ loại này bao gồm: Định từ và phó từ
Định từ là những từ biểu thị quan hệ về số lượng với sự vật được nêu ở danh từ và
thường đi kèm với danh từ, làm thành tố phụ trong cụm danh từ. Nó được chia thành ba
nhóm nhỏ là: Định từ chỉ xuất cái (thường đứng trước danh từ chỉ loại. Ví dụ: cái thằng
lính Mỹ ấy, cái con gà mái tơ ấy, …). Định từ chỉ lượng: mỗi, mọi, từng, mấy (thường
đứng trước danh từ chỉ ý nghĩa phân phối về lượng như: Mỗi người một phần quà). Định
từ tạo ý nghĩa số: những, các, một (thường để cấu tạo ý nghĩa số nhiều và số ít).
Phó từ là là những từ biểu thị ý nghĩa về quan hệ giữa quá trình và đặc trưng với
thực tại, biểu thị ý nghĩa về cách thức nhận thức và phản ánh các quá trình, đặc trưng
trong hiện thực. Ví như: đã, đang, sẽ, rất, cực kì, vô cùng, … Nó thường đi kèm với động
từ, tính từ. Có thể chía phó từ thành các nhóm sau: Nhóm phó từ chỉ thời gian của hành
động (đã, từng, vừa, mới, đang, sắp, sẽ, …); nhóm phó từ chỉ sự tiếp diễn của hành động
(đều, vẫn, cũng, còng, lại, mãi, thỉnh thoảng, thường xuyên,…); nhóm phó từ chỉ sự
khẳng định hay phủ định của hành động (chỉ, có, chưa, không, chẳng,…); nhóm phó từ
chỉ sự cầu khiến (hãy, đừng, chớ, …); nhóm phó từ chỉ mức độ (rất, quá, lắm, hơi, khá,
giỏi,…); nhóm phó từ chỉ kết quả (mất, được, ra, đi, lên,…); nhóm phó từ tác động (cho);
nhóm phó từ tình thái (chợt, bỗng, đột nhiên, thình lình,…).
* Quan hệ từ


Quan hệ từ là những từ không mang ý nghĩa từ vựng chân thực mà chỉ dùng để
liên kết từ, cụm từ kết cấu chủ - vị. Nó không có khả năng làm thành tố chính của cụm từ,
của câu mà thường chỉ xúc tác để tạo cụm từ.
Dựa trên tính chất quan hệ từ biểu thị, có thể chia quan hệ từ thành ba nhóm:
Nhóm biểu thị quan hệ chính – phụ như: vì, bởi, do, của, bằng, về,… Nhóm từ biểu thị

quan hệ đẳng lập như: và, hay, hoặc, nhưng, song, mà, … Và nhóm biểu thị quan hệ chủ vị: là (Bạn ấy tên là Hường)
*

Trợ từ
Trợ từ không mang ý nghĩa từ vựng mà mang ý nghĩa tình thái, tức chỉ phụ trợ cho

một từ nào đó trong câu để thể hiện thái độ người nói hoặc nhằm mục đích nhấn mạnh.
Nó không có khả năng làm thành phần câu. Trợ từ được chia làm các nhóm sau:
Trợ từ thể hiện thái độ đánh giá khác nhau của người nói (Những, có, chỉ, đã, mới,…). Ví
như: Lan may những ba bộ áo dài (đánh giá nhiều), tôi may chỉ một bộ áo dài thôi (đánh
giá ít)
Trợ từ thể hiện thái độ khẳng định (tự, chính, ngay, đích, …).
Trợ từ thể hiện sự nhấn mạnh (thì, mà) như: Nam mà đánh bạn bè à?
*

Tình thái từ.
Tình thái từ là từ loại dùng để biểu thị những sắc thái tình cảm, cảm xúc (ngạc

nhiên, đau đớn, vui mừng, tức giận, …) của người nói hoặc dùng làm lời gọi, đáp.
Loại từ này thường đứng trong câu và không phụ thuộc vào bất cứ thành phần nào.
Nó bao gồm: Tình thái từ thể hiện cảm xúc (chao ôi, ôi, ô kìa, trời ơi, …), thường đi kèm
với dấu chấm than (Ôi! Con mèo Tam thể của tôi). Và tình thái từ gọi đáp (hỡi, ơi, này,
vâng, dạ,…).
Trên đây là những từ loại Tiếng Việt chính. Và khi đi vào tìm hiểu lớp từ ngữ biểu
thị chiến tranh trong tác phẩm Dấu chân người lính của Nguyễn Minh Châu, chúng sẽ là
những cơ sở lí luận phục vụ đắc lực cho đề tài.
1.1.2 Khái quát về cụm từ Tiếng Việt
Khi nói và viết, con người thường sử dụng đơn vị thông báo ở cấp độ câu. Để tạo
câu cần có từ. Và các từ thường sắp xếp theo những quan hệ nào đó nhằm tạo nên đơn vị



lớn hơn từ, đó là cụm từ. Như vậy để đạt được hiệu quả cao trong giao tiếp ngoài việc có
vốn từ phong phú, chúng ta cần phải quan tâm tới đơn vị lớn hơn từ là cụm từ để hình
thành câu. Vậy cụm từ là gì?

1.1.2.1. Khái niệm cụm từ
Hiện nay, vấn đề định nghĩa cụm từ vẫn đang còn tranh cãi giữa các nhà nghiên
cứu. Vì vậy mà việc đưa ra một khái niệm chung nhất về cụm từ cũng là một vấn đề phức
tạp.
Theo Đỗ Thị Kim Liên quan niệm: “Cụm từ là những cấu trúc gồm hai từ trở lên,
chúng kết hợp tự do với nhau theo những kiểu quan hệ ngữ nghĩa, ngữ pháp nhất định”
[19, tr. 75]. Bùi Minh Toán trong Giáo trình Ngữ pháp tiếng Việt cũng có ý kiến tương tự:
“Cụm từ là tổ hợp các từ theo một quan hệ ý nghĩa và quan hệ ngữ pháp nhất định, nằm
trong giới hạn của một câu, đảm nhiệm chức năng một thành phần cú pháp trong câu”
[25, tr.63]. Còn theo Diệp Quang Ban thì xem “Cụm từ là những kiểu cấu trúc gồm hai từ
trở lên kết hợp “tự do” với nhau theo những quan hệ ngữ pháp hiển hiện nhất định và
không chứa kết từ ở đầu (để chỉ chức vụ ngữ pháp của kiến trúc này). Đối với Đái Xuân
Ninh lại cho rằng: “Cụm từ là một cấu trúc mở rộng của một từ giữ một chức năng nào đó
trong câu” [3, tr.225].
Qua quá trình tìm hiểu các công trình nghiên cứu của các nhà ngôn ngữ trên,
chúng tôi hiểu một cách khái quát về cụm từ như sau: Cụm từ là những kết hợp từ gồm
hai từ hoặc hai kết hợp từ trở lên theo một quan hệ ngữ pháp nhất định.
1.1.2.2. Các loại cụm từ
Trong thực tế tồn tại của ngôn ngữ, các từ kết hợp với nhau theo ba kiểu quan hệ
chính: chính phụ, đẳng lập, chủ - vị. Ba loại quan hệ này tạo nên này tạo nên ba kiểu cụm
từ mà tên gọi của chúng trùng với tên gọi kiểu quan hệ. Trong đó cụm từ chính phụ chia
theo kiểu loại ta có ba cụm chính là: cụm danh từ (danh ngữ), cụm động từ (động ngữ),
cụm tính từ (tính ngữ). Và trong luận văn này, chúng tôi đi sâu vào tìm hiểu ba loại cụm



từ chính - phụ ấy nhằm phục vụ cho quá trình phân tích và lĩnh hội từ ngữ biểu thị chiến
tranh sử dụng trong Dấu chân người lính được hiệu quả.
Cụm danh từ (hay còn gọi là danh ngữ) là cụm từ trong đó danh từ làm thành tố
trung tâm và có một hoặc nhiều thành tố phụ quây quần xung quanh để bổ sung ý nghĩa
ngữ pháp cho danh từ trung tâm đó. Trong cụm danh từ sự phân bố các thành tố phụ trước
và phụ sau khá chặt chẽ. Đó là những lớp con từ khác nhau khá rõ về bản chất từ loại
(tiểu loại) và về chức vụ cú pháp. Cấu tạo chung của cụm danh từ gồm có ba phần: phần
phụ trước, phần trung tâm, phần phụ sau. Tại phần trung tâm gồm một danh từ và một
ngữ danh từ. Ngữ danh từ gồm một danh từ chỉ loại đứng trước và một danh từ chỉ sự vật
hay một động từ, tính từ chỉ hoạt động, trạng thái, tính chất, quan hệ đứng sau và cả hai
gộp lại để chỉ một sự vật như: cái nhà, cây tre, con mèo, cuộc họp, quả lựu đạn,… Và mô
hình đầy đủ của cụm danh từ là:
Phần phụ trước
Từ chỉ
tổng thể
Tất cả
Cụm động từ (hay còn gọi là động ngữ) là một cụm từ tự do có quan hệ chính phụ,
trong đó có động từ làm trung tâm, ngoài ra còn có khác thành tố khác quây quần xung
quanh để bổ sung ý nghĩa ngữ pháp cho động từ trung tâm đó. Cũng như cụm danh từ,
cụm động từ cũng gồm ba phần:

Phần ph

Cáo loạ

đa


Nếu ở cụm danh từ, sự phân bố các thành tố phụ trước và phụ sau khá chặt chẽ, cố định
thì ở cụm động từ có những thành tố vừa có thể đứng trước, vừa có thể đứng sau trung

tâm. Ví dụ: chảy róc rách -> róc rách chảy.
Cụm tính từ (hay còn gọi là tính ngữ) là một cụm từ tự do có quan hệ chính phụ,
trong đó có tính từ làm trung tâm và các thành tố phụ khác quây quần xung quanh để bổ
sung ý nghĩa cho từ trung tâm đó. Ở dạng đầy đủ, cấu tạo của cụm từ gồm ba phần sau:

Phần ph

Cáo loạ

đ
Trên đây là những căn cứ làm tiền đề lí luận cơ sở để chúng tôi đi sâu vào giải
quyết đề tài.
1.2. Vài nét về Nguyễn Minh Châu và tiểu thuyết Dấu chân người lính
1.2.1. Nguyễn Minh Châu và hành trình sáng tạo nghệ thuật
Nguyễn Minh Châu (1930 – 1989) thuộc vào những tác giả hàng đầu của văn xuôi
Việt Nam hiện đại. Ông quê ở làng Thơi, xã Quỳnh Hải, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ
An. Tuổi thơ Nguyễn Minh Châu lớn lên trong tiếng mẹ ru, tiếng sóng biển rì rào và cả
trong những tiếng mưa gào gió giật của những trận cuồng phong. Sinh ra trong một gia
đình nông dân đông con (bốn trai hai gái), Nguyễn Minh Châu là con út nên được bố mẹ,
nhất là các chị chăm chút nuôi dưỡng và được học hành đến nơi đến chốn.
Năm 1945, ông tốt nghiệp Trường kỹ Nghệ Huế với bằng thành chung. Tháng 1
năm 1950, ông học chuyên khoa trường Huỳnh Thúc Kháng tại Nghệ Tĩnh và sau đó gia
nhập quân đội, học ở trường sĩ quan Trần Quốc Tuấn. Từ 1952 đến 1956, ông cũng công
tác tại ban tham mưu các tiểu đoàn 722, 706 thuộc sư đoàn 320. Từ 1956 đến 1958,
Nguyễn Minh Châu làm trợ lý văn hoá trung đoàn 64 thuộc sư đoàn 320. Năm 1961, ông
theo học trường văn hoá Lạng Sơn. Năm 1962, Nguyễn Minh Châu về công tác tại phòng
văn Nghệ quân đội, sau đó chuyển sang tạp chí Văn nghệ quân đội.


Ông được kết nạp vào Hội nhà văn Việt Nam năm 1972. Nguyễn Minh Châu qua

đời ngày 23/01/ 1989 tại Hà Nội, hưởng thọ 59 tuổi.
Nguyễn Minh Châu được phong tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ
thuật vào năm 2000. Tác phẩm Cỏ lau đạt giải thưởng Hội nhà văn Việt Nam vào năm
1990. Giải thưởng văn học bộ quốc phòng 1984 – 1989 cho toàn bộ sáng tác của Nguyễn
Minh Châu viết về chiến tranh và người lính.
Ông sáng tác trên nhiều thể loại và thể loại nào cũng đạt được kết tinh nghệ thuật
cao. Các phẩm chính của ông thuộc các thể loại có : Tiểu thuyết gồm: Cửa sông (1966),
Dấu chân người lính (1972), Lửa từ những ngôi nhà (1977), Miền cháy (1977), Những
người đi từ trong rừng ra (1982), Mảnh đất tình yêu (1987). Truyện ngắn gồm: Những
vùng trời khác nhau (1970), Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành (1983), Bến quê
(1985). Truyện vừa : Cỏ lau (1989). Ngoài ra còn phải kể đến tập tiểu luận Hãy đọc lời ai
điếu cho một giai đoạn văn nghệ minh hoạ (1987) và cuốn Nguyễn Minh Châu toàn tập
(2001).
Với hành trình hăng say sáng tạo, mặc dù số lượng tác phẩm của Nguyễn Minh
Châu không đồ sộ về số lượng nhưng lại đạt đỉnh cao về chất lượng. Ông xứng đáng được
xem là một trong những nhà văn hàng đầu của nền văn học Việt Nam hiện đại. Là cây bút
văn xuôi có đóng góp xuất sắc cho văn học thời kỳ kháng chiến chống Mỹ.
1.2.2. Tiểu thuyết Dấu chân người lính
Dấu chân người lính được ra đời năm 1972 và lập tức gây được tiếng vang lớn
trên thi đàn văn xuôi chống Mỹ Việt Nam. Đây là kết quả của một quá trình chiêm
nghiệm cuộc sống và nghiệm thu của những chuyến đi thực tế vào các vùng chiến trường
ác liệt thời chống Mỹ. So với Cửa sông, Dấu chân người lính đánh dấu một bước tiến rõ
rệt trong kĩ thuật tái hiện thực tế chiến trường, cảm xúc cũng “chín” hơn và vốn sống
cũng già dặn hơn. Nó được coi như là cái bản lề khép lại một tư tưởng cũ và mở ra một
hành trình sáng tạo mới khi viết về đề tài chiến tranh của Nguyễn Minh Châu.
Dấu chân người lính đã dựng lại khung cảnh rộng lớn, hào hùng của cuộc chiến
tranh với những cảnh vượt Trường Sơn của các binh đoàn chủ lực rồi những chiến dịch
Khe Sanh, Tà Cơn, … trên vùng đất Quảng Trị. Cùng với việc tái hiện bối cảnh và không



×