Tải bản đầy đủ (.docx) (17 trang)

Thiết kế quy trình xây dựng văn hóa doanh nghiệp tại công ty cổ phần Bkav

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (200.16 KB, 17 trang )

Văn hóa tổ chức
MỤC LỤC

Danh mục hình ảnh
Hình 1: Sàn nhà tại toàn bộ khu vực làm việc được trải thảm và làm vệ sinh thường
xuyên
Hình 2: Đến giờ giải lao, hệ thống loa tại tất cả các văn phòng Bkav trên toàn quốc sẽ
đồng loạt phát những bản nhạc thư giãn cùng lời nhắc mọi người tập thể dục.

1


Văn hóa tổ chức

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài nghiên cứu.
Văn hóa doanh nghiệp là gì?. Đây là một câu hỏi lớn đối với các học giả cũng như các
doanh nghiệp. Chúng ta đều đồng ý là nó tồn tại, chúng ta đều khẳng định nó rất quan
trọng. Nhưng chúng ta lại có nhiều cách hiểu hoàn toàn khác nhau về văn hóa doanh
nghiệp.Văn hóa doanh nghiệp là văn hóa của một tổ chức. Vì vậy, nó không đơn thuần
là văn hóa giao tiếp hay văn hóa kinh doanh như ta thường nghĩ. Văn hóa doanh
nghiệp không phải là những khẩu hiệu của ban lãnh đạo được treo trước cổng, trên
hành lang hay trong phòng họp.Nhiều doanh nghiệp Việt Nam hiện nay, đặc biệt là
những doanh nghiệp vừa và nhỏ chưa thật sự chú trọng tới nhân tố gắn kết, phát triển
con người, chính là yếu tố văn hóa doanh nghiệp. Vì vậy sự phát triển của họ chỉ dừng
lại ở một mức nào đó, và ít tạo được dấu ấn riêng cho mình. Muốn phát triển bền vững
trong nền kinh tế thị trường và xu hướng toàn cầu hóa hiện nay, đòi hỏi các doanh
nghiệp phải xây dựng được nền văn hóa đặc trưng cho mình. Chỉ khi đó, họ mới phát
huy được tiềm năng của mọi cá nhân, góp phần thực hiện mục tiêu chung của doanh
nghiệp.Doanh nghiệp phải hiểu rõ ảnh hưởng của văn hóa doanh nghiệp tới sự phát
triển doanh nghiệp, cùng những nguyên tắc và quá trình xây dựng văn hóa nói chung,


để từ đó tìm ra cách phát triển văn hóa cho riêng mình.Có một công ty phần mềm đầu
tiên tại Việt Nam đã thiết kế cho mình những đặc trưng văn hóa rất riêng,thể hiện
những tư tưởng,tiêu chuẩn đạo đức,triết lý kinh doanh và những ý tưởng văn hóa vượt
bậc tại nước ta. Bkav là doanh nghiệp đầu tiên của Việt Nam lọt vào Danh sách các
công ty hấp dẫn (Cool Vendors) tại các thị trường mới nổi trên toàn cầu do Gartner,
hãng tư vấn Công nghệ thông tin hàng đầu thế giới công bố. Tập đoàn đã thành lập
Bkav USA đặt tại Thung lũng Silicon, Mountain View, bang California – Mỹ.Với đặc
trưng đó và từ những cái nhìn khách quan,với mong muốn tìm hiểu ,góp phần mở rộng
thêm những kiến thức đã được học ở lớp.Tôi quyết định chọn đề tài “thiết kế quy trình
xây dựng văn hóa doanh nghiệp tại công ty cổ phần Bkav” làm đề tài nghiên cứu.
2


Văn hóa tổ chức

2. Mục tiêu nghiên cứu.
Nghiên cứu về thiết kế quy trình xây dựng văn hóa doanh nghiệp tại công ty cổ phần
Bkav
3. Phạm vi nghiên cứu.
Công ty cổ phần Bkav
4. Phương pháp nghiên cứu.
-Tìm hiểu trên báo chí,internet…
-Phương pháp phỏng vấn,phân tích,so sánh.
5. Kết cấu đề tài.
Chương 1:cơ sở lý luận về thiết kế quy trình xây dựng văn hóa doanh nghiệp tại công
ty cổ phần Bkav.
Chương 2:thực trạng thiết kế quy trình xây dựng văn hóa doanh nghiệp tại công ty cổ
phần Bkav.
Chương 3:một số giải pháp thiết kế quy trình xây dựng văn hóa doanh nghiệp tại công
ty cổ phần Bkav.


3


Văn hóa tổ chức

PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1:CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THIẾT KẾ QUY TRÌNH XÂY DỰNG VĂN
HÓA DOANH NGHIỆP TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN BKAV.
1.1. Định nghĩa về văn hóa doanh nghiệp
Theo Jaques (1952): Văn hóa của một doanh nghiệp là cách tư duy và hành động hàng
ngày của các thành viên. Đó là điều mà các thành viên phải học và ít nhiều phải tuân
theo để được chấp nhận vào doanh nghiệp đó. Văn hóa theo nghĩa này bao gồm một
loạt các hành vi ứng xử, các phương thức sản xuất, kỹ năng và kiến thức kỹ thuật,
quan điểm về kỉ luật, các thông lệ và thói quen quản lý, các mục tiêu của những người
liên quan, cách trả lương, quan điểm về các công việc khác nhau, niềm tin vào tính dân
chủ trong các buổi thảo luận và những quy ước, những điều cấm kỵ.
Theo Denison (1990): văn hóa doanh nghiệp chỉ những giá trị, tín ngưỡng và nguyên
tắc bên trong tạo thành nền tảng của hệ thống quản lý doanh nghiệp, cũng như một loạt
các thủ tục quản lý và hành vi ứng xử minh chứng và củng cố cho những nguyên tắc
cơ bản này.
1.2. Cấu trúc văn hóa doanh nghiệp
Để hiểu sâu sắc hơn về xây dựng văn hóa doanh nghiệp, chúng ta hãy tìm hiểu những
bộ phận quan trọng cấu thành nền văn hóa đó. Cấu trúc văn hóa doanh nghiệp được
chia thành 3 cấp độ cụ thể:
• Cấp độ thứ nhất: Cơ cấu hữu hình của doanh nghiệp
Cấp độ thứ nhất trong cấu trúc văn hóa doanh nghiệp là những giá trị văn hóa hữu
hình, bao gồm các sự vật và sự việc mà một người có thể nghe, nhìn và cảm nhận khi
tiếp xúc với một tổ chức lạ.Cấp độ văn hóa này dễ thay đổi và chịu ảnh hưởng từ tính
chất công việc kinh doanh, quan điểm nhà lãnh đạo,...

Một số biểu hiện của cấp độ thứ nhất trong văn hóa doanh nghiệp như:
4


Văn hóa tổ chức
-

Cơ cấu tổ chức phòng ban của doanh nghiệp.

-

Các văn bản quy định quy tắc hoạt động doanh nghiệp.

-

Kiến trúc công ty, phong cách bài trí và các biểu tượng, logo và khẩu hiệu,...

-

Công nghệ sản phẩm, hình thức và mẫu mã sản phẩm.

-

Cách ăn mặc và ứng xử, thái độ hành vi và cách biểu lộ cảm xúc...
• Cấp độ thứ hai: Các giá trị được công khai (Chiến lược, mục tiêu, triết lý
doanh nghiệp)

Những giá trị được công khai cũng là yếu tố hữu hình vì có thể được nhận biết và diễn
đạt một cách rõ ràng, chính xác. Mỗi doanh nghiệp dù lớn hay nhỏ đều xây dựng các
quy định, chiến lược, triết lí và mục tiêu riêng để làm kim chỉ nam cho toàn bộ nhân

viên. Đây là cách để định hướng cho nhân viên phong cách làm việc trong môi trường
doanh nghiệp, rèn luyện ứng xử một số tình huống thường gặp.
• Cấp độ thứ ba: Các quan niệm chung (niềm tin, nhận thức, suy nghĩ và tình
cảm chung)
Dù là văn hóa dân tộc hay văn hóa doanh nghiệp thì đều có những quan niệm chung
hình thành và ăn sâu vào tâm lý các thành viên, tồn tại trong thời gian dài cùng sự phát
triển của doanh nghiệp. Đây là yêu cầu tối thiểu để nội bộ doanh nghiệp đi cùng nhau
và tồn tại - bất kì một hành vi ngược lại nào quan niệm chung cũng sẽ bị chối bỏ và
đào thải.
Ba cấp độ trên hòa quyện và ảnh hưởng lẫn nhau tạo ra cấu trúc doanh nghiệp đặc
trưng của mỗi công ty.
1.3. Vai trò của văn hóa doanh nghiệp
Theo nghiên cứu của những nhà xã hội học Mỹ, giá trị công ty có thể tăng lên 200%
hoặc hiệu quả hơn nữa nếu tuân thủ và thực hiện văn hóa doanh nghiệp chính đáng.
• Văn hóa doanh nghiệp tạo ra sự thành công cho tập thể, tạo động lực làm việc
cho tất cả các thành viên

5


Văn hóa tổ chức
Quan niệm mới về lãnh đạo hiện nay là, “team work is dream work”, nghĩa là sự thành
công công ty không chỉ đo bằng sự thành công cá nhân ai đó mà là sự chung sức của
một tập thể.
Văn hóa nội bộ thiết lập mục tiêu và hướng mọi người đạt được mục tiêu đó. Tất cả họ
đều đồng lòng và chung sức để trở thành tập thể chiến thắng khi đó sẽ có động lực làm
việc hết mình. Đây là chìa khóa của sự gắn kết các thành viên đồng thời tạo ra thành
công cho công ty.
• Văn hóa doanh nghiệp giúp các thành viên hiểu được giá trị bản thân đối với
công ty

Nhân viên làm việc trong công ty có môi trường văn hóa tốt luôn hiểu rằng bản thân
họ là thành phần không thể thiếu của công ty, giống như mắt xích trong một chuỗi dây
chuyền hoạt động. Họ được quyền chia sẻ ý tưởng, hưởng quyền lợi chính đáng, được
ghi nhận thành công và có phần thưởng tương xứng cho tâm huyết bỏ ra.
• Văn hóa doanh nghiệp xây dựng tinh thần đoàn kết, chung tay vượt qua những
khó khăn và thử thách
Văn hóa doanh nghiệp chính là văn hóa sự gắn kết và sự hy sinh tự nguyện của tất cả
các thành viên. Vai trò văn hóa doanh nghiệp càng được khẳng định hơn bao giờ hết
khi công ty rơi vào hoàn cảnh khó khăn, thậm chí đứng trước bờ vực phá sản.
Sự đồng lòng và chung sức của cả tập thể chính là sức mạnh giúp công ty chống đỡ và
vượt qua giông bão. Một ví dụ điển hình trong trường hợp này chính là câu chuyện của
hãng ô-tô Ford.

6


Văn hóa tổ chức
Trong cuộc khủng hoảng năm 2008, khi các đối thủ đã phải phá sản thì Ford vẫn trụ
vững qua giai đoạn khó khăn nhờ đội ngũ nhân viên hết lòng trung thành. Chính
những nhân viên này không những đã sẵn sàng làm việc không lương và thêm giờ
không đòi hỏi, mà còn động viên các lãnh đạo cố gắng cùng vượt qua khoản nợ. Có
thể thấy, sự gắn kết nội bộ chính là chìa khóa thành công cho Ford trong thời điểm
này.
1.4. Các bước xây dựng văn hóa doanh nghiệp.
Với tầm quan trọng như vậy, làm thế nào để xây dựng văn hóa nội bộ khi bạn vốn
không quen với khái niệm này? Có 3 bước cơ bản như sau:
Bước 1: Đặt nền móng và xác định giá trị cốt lõi
Với vai trò là một lãnh đạo công ty, hãy xác định giá trị cốt lõi mà công ty đang hướng
đến. Sau đó bàn bạc và thảo luận chuyên sâu cùng các lãnh đạo khác để xây dựng nền
móng đầu tiên cho văn hóa doanh nghiệp.

Một số câu hỏi xác định giá trị cốt lõi doanh nghiệp:
-

Sứ mệnh, tầm nhìn và mục tiêu dài hạn của công ty là gì?

-

Bạn muốn công ty mình được biết đến như thế nào?

-

Mục tiêu kinh doanh của công ty có phù hợp với giá trị cá nhân của tập thể
nhân viên?

-

Mục tiêu văn hóa công ty hướng đến là gì? (Ví dụ, tinh thần làm việc nhóm
được nâng cao, thành công của nhân viên được công nhận,...)

Bước 2: Thực hành văn hóa
Sau khi xác định được giá trị cốt lõi của văn hóa công ty, nhà lãnh đạo sẽ đưa các giá
trị văn hóa đi vào thực tiễn bằng hành động cụ thể. Bạn có thể tham khảo 3 hành động
cơ bản như sau:
-

Phổ biến kiến thức chung: Ban hành quy định, quy chế chung và tổ chức các
buổi trò chuyện giữa lãnh đạo và tập thể nhân viên về giá trị văn hóa công ty.
Mục tiêu là giúp đội ngũ nhân viên hiểu rõ và ý thức được lợi ích của văn hóa
nội bộ đến sự phát triển của bản thân và công ty.
7



Văn hóa tổ chức
-

Triển khai hoạt động văn hóa công ty cụ thể: Kiến trúc và nội thất văn phòng,
đồng phục, nghi thức, team building, hệ thống khen thưởng, du lịch công ty,...

-

Ổn định và phát triển văn hóa: Nhà lãnh đạo phải duy trì và cập nhật những yếu
tố mới để phát triển thêm giá trị hữu ích cho văn hóa doanh nghiệp để nó không
bị lạc hậu khi môi trường xung quanh thay đổi.

Bước 3: Đánh giá và điều chỉnh văn hóa công ty thường xuyên
Sự phản hồi của nhân viên là cơ sở quan trọng để đánh giá văn hóa công ty có phù hợp
với hoạt động hàng ngày và giá trị nhân viên mong muốn. Bởi vậy, người quản lý nhân
sự cần thực hiện khảo sát hàng năm và các buổi trò chuyện cùng nhân viên để đánh giá
văn hóa công ty.
Văn hóa công ty luôn chịu ảnh hưởng từ môi trường bên ngoài như: Văn hóa dân tộc,
công nghệ, sự thay đổi nguồn lực đa quốc gia, chính sách vĩ mô nhà nước,...nên cần
được điều chỉnh kịp thời và thích hợp trên cơ sở giá trị cốt lõi để gia tăng lợi thế cạnh
tranh của doanh nghiệp.
CHƯƠNG 2:THỰC TRẠNG THIẾT KẾ QUY TRÌNH XÂY DỰNG VĂN HÓA
DOANH NGHIỆP TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN BKAV.
2.1. Giới thiệu chung về công ty
Bkav là Tập đoàn công nghệ hoạt động trong các lĩnh vực an ninh mạng, phần mềm,
chính phủ điện tử, nhà sản xuất smartphone và các thiết bị điện tử thông minh. Bkav là
1 trong 10 thương hiệu Nổi tiếng nhất Việt Nam do Hội Sở hữu trí tuệ Việt Nam bình
chọn, nằm trong Top 10 Dịch vụ hoàn hảo do Hội Tiêu chuẩn & Bảo vệ Người tiêu

dùng Việt Nam bình chọn.
Bkav là công ty đầu tiên trên thế giới đã phát hiện và công bố lỗ hổng trong công nghệ
nhận dạng khuôn mặt trên máy tính xách tay ngay khi công nghệ này bắt đầu phổ biến.
Nhận diện khuôn mặt được đánh giá có độ chính xác cao, được nhiều hãng công nghệ
trên toàn cầu: như Toshiba, Lenovo, Asus… ứng dụng vào sản phẩm của mình.
Bkav là công ty đầu tiên trên thế giới công bố phát hiện lỗ hổng nghiêm trọng trên
Google Chrome chỉ vài ngày sau khi trình duyệt này ra mắt (9/2008). Hiện, Google
Chrome là trình duyệt web được sử dụng phổ biến nhất trên thế giới.
8


Văn hóa tổ chức
Bkav là nhà tổ chức cuộc thi cuộc thi an ninh mạng toàn cầu WhiteHat Grand Prix.
Cuộc có uy tín với cộng đồng an ninh mạng trên thế giới và luôn thu hút được nhiều
đội thi đứng đầu CTF Times (Bảng xếp hạng an ninh mạng hàng đầu thế giới) tham
dự.
Bkav là nhà công ty tiên phong với xứ mệnh xây dựng ngành công nghiệp sản xuất
smartphone của Việt Nam. Hai năm liên tiếp sự kiện ra mắt điện thoại thông minh
Bphone đều được bình chọn là một trong 10 sự kiện công nghệ của năm.
Trong nhiều năm qua, phần mềm diệt virus của Bkav được bình chọn là “Sản phẩm An
toàn thông tin được người dùng ưa chuộng nhất”, Công ty nhiều năm liên tiếp được
trao Cup tự hào thương hiệu Việt. Tại thị trường trong nước, phần mềm Bkav chiếm
ưu thế áp đảo so với các phần mềm diệt virus của nước ngoài khi có tới 73,95% các
doanh nghiệp lựa chọn sử dụng. (Theo kết quả xếp hạng các thương hiệu phần mềm
được doanh nghiệp ưa chuộng, do Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam VCCI thực hiện).
Người sáng lập Bkav, ông Nguyễn Tử Quảng hiện là Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm
Tổng giám đốc (CEO). Ông được bình chọn là một trong 10 gương mặt trẻ tiêu biểu
Việt Nam vào năm 1998 và là Hiệp sỹ Công nghệ thông tin do cộng đồng và tạp chí
eChip bình chọn vào năm 2003. Năm 2012, ông được vinh danh là Người tiên phong
đặt nền móng cho lĩnh vực an ninh mạng tại Việt Nam (Báo điện tử VnExpress tổ chức

bình chọn). CEO Nguyễn Tử Quảng cũng là 1 trong 10 nhân vật ICT 1 Việt Nam tiêu
biểu của Thập kỷ (2000-2010) do Hội nhà báo Công nghệ thông tin bình chọn. Năm
2017, ông được Hiệp hội Internet Việt Nam vinh danh là một trong 10 nhân vật tiêu
biểu có ảnh hưởng tới sự phát triển của Internet tại Việt Nam trong 1 thập kỷ (20072017).
2.2. Sứ mệnh của Công ty cổ phần Bkav
2.2.1. Điều gì tạo nên thương hiệu Bkav
Thương hiệu chính là tài sản quý báu, tạo ra doanh thu, lợi nhuận và là chìa khóa thành
công của doanh nghiệp trong tương lai. Bằng sự năng động, nhanh nhạy của mình, Ban

1 Công nghệ thông tin và truyền thông, thường được gọi là ICT

9


Văn hóa tổ chức
Giám đốc Công ty Bkav đã sớm nhận ra điều đó trên bước đường xây dựng thương
hiệu Bkav.
Gần đây, những khách hàng tin dùng sản phẩm Bkav liên tục nhận được tin vui khi
Bkav hai lần liên tiếp đạt chứng chỉ quốc tế VB100 do tổ chức Virus Bulletin (Vương
quốc Anh) kiểm định và chứng nhận và tháng 8 và tháng 10 năm 2010. Sự kiện này đã
xác nhận Bkav nằm trong danh sách những phần mềm diệt virus đẳng cấp quốc tế.
Nhưng hẳn còn rất nhiều người vẫn băn khoăn rằng: "Tại sao chỉ trong một thời gian
ngắn như thế mà Bkav đã có được những thành công vang dội?" Câu trả lời đơn giản
là chính việc xây dựng thương hiệu mạnh đã tạo nên thành công của Bkav ngày hôm
nay. Thương hiệu Bkav đã được hình thành bởi nhiều yếu tố như: môi trường làm việc,
đội ngũ nhân viên, chất lượng sản phẩm, dịch vụ chăm sóc khách hàng...
2.2.2.Những nguyên tắc và giá trị kim chỉ nam cho các hoạt động của Công ty cổ
phần Bkav.
Tám giờ đồng hồ tại công sở chiếm gần trọn vẹn thời gian sinh hoạt ban ngày của mỗi
người. Vì vậy, chắc hẳn ai cũng mong muốn nơi làm việc được thoải mái, tiện nghi

như ở nhà của mình. Xuất phát từ quan điểm đó, Ban Giám đốc Bkav đã xây dựng văn
phòng Công ty như "ngôi nhà thứ hai" của mỗi nhân viên.


Đi chân đất và ngủ trưa tại khu làm việc

Nhân viên Bkav hàng ngày đến công ty đều bỏ giày dép trên kệ riêng ở bên ngoài và đi
chân đất bên trong văn phòng. Vào giờ nghỉ, mọi người có thể ngủ trưa ngay tại chỗ
làm việc cùng với chăn gối cá nhân do Công ty cấp riêng cho mỗi người một bộ.
Hình 1: Sàn nhà tại toàn bộ khu vực làm việc được trải thảm và làm vệ sinh thường
xuyên

10


Văn hóa tổ chức

Cây xanh không chỉ được bố trí xen kẽ giữa các cabin làm việc, mà ngay từ tiền sảnh
văn phòng bạn đã có thể bắt gặp màu xanh của các chậu cây. Các bể cá cảnh với nhiều
loại cá màu sắc sinh động cũng được bố trí ở khu vực đông người qua lại.

• Tập thể dục giữa giờ
Hàng ngày vào lúc 10h sáng và 4h chiều, các nhân viên Bkav có 15 phút giải lao để
tập chống đẩy (đối với nam) và tập aerobic hoặc bài tập 6 động tác (đối với nữ). Đây là
hoạt động bắt buộc đối với mọi nhân viên Công ty, nhằm giúp mọi người vận động cơ
thể và thư giãn tinh thần, tránh cảm giác mệt mỏi do ngồi lâu trước máy tính.
Hình 2: Đến giờ giải lao, hệ thống loa tại tất cả các văn phòng Bkav trên toàn quốc sẽ
đồng loạt phát những bản nhạc thư giãn cùng lời nhắc mọi người tập thể dục.

• Bếp ăn và phòng Đa năng


11


Văn hóa tổ chức
Để đảm bảo chất lượng bữa ăn trưa cho nhân viên, Bkav đã đầu tư xây dựng bếp ăn
với các nguồn rau sạch, thịt sạch được nhập từ các nhà cung cấp có thương hiệu như
thịt sạch Minh Hiền, rau sạch Vân Nội… Sau khi chế biến, cơm - thức ăn được đóng
trong hộp kín và vận chuyển bằng xe chuyên dụng đến các văn phòng trước giờ ăn
trưa. Nếu muốn hâm nóng thức ăn, nhân viên Bkav có thể sử dụng lò vi sóng được bố
trí tại mỗi văn
• Khẩu hiệu và tranh treo tường
Các khẩu hiệu thể hiện một phần độc đáo của văn hóa Bkav. Có thể dễ dàng bắt gặp
các khẩu hiệu và những bức tranh ở hầu khắp mọi nơi trong văn phòng, từ khu Lễ tân,
khu vực làm việc, các phòng họp, phòng các Giám đốc đến khu sinh hoạt chung của
nhân viên.
2.2.3.Những sai lầm thường gặp với sứ mệnh của Công ty cổ phần Bkav.
“Không quyết liệt kết quả sẽ làng nhàng”
Giám đốc Nghiên cứu và Phát triển phần mềm Bkav Vũ Ngọc Sơn từng khẳng định:
Tại Bkav, từng công việc, hành động đều có luật lệ với những bộ quy định dài đến mấy
trăm trang. Nhân viên mới, lúc đầu có thể choáng bởi bộ luật lệ đó, nhưng càng tham
gia mọi người mới thấy các quy định đó hết sức đơn giản, ở chỗ mình nghĩ thế nào là
đúng thì làm thế đó.
Chắc không có công ty nào giống Bkav quy định nhân viên khi phát hiện những vấn
đề cơ sở vật chất, như cây cành vướng lối đi, vòi nước trong nhà vệ sinh bị hỏng, hay
điều hòa quá nóng… có trách nhiệm báo lên người phụ trách. Bkav quan niệm đến
công ty như ở nhà và mọi người cần có ý thức như ở nhà. Đó là yêu cầu tối thiểu về
trách nhiệm – ý thức đối với ngôi nhà chung là công ty. Đơn giản như cái điều hòa
nóng anh biết anh không kêu để sửa, tức là nó ảnh hưởng hiệu suất làm việc…
Hay quy định tại Bkav mọi người không nói xấu sau lưng. Nếu có việc thì nói trực tiếp

với đối tượng liên quan hoặc phản ánh với người phụ trách trực tiếp để phân xử xem
đúng hay sai. Việc "buôn chuyện", người nghe không hiểu ngữ cảnh dễ dẫn đến hiểu
càng xa sự thật hơn. Bản thân người "buôn chuyện" như vậy cũng nhiễm cho mình
một thói quen xấu là nói những thứ không căn cứ…
12


Văn hóa tổ chức
2.3.Các giá trị văn hóa trụ cột của Công ty cổ phần Bkav.
"Công ty chân đất" của Nguyễn Tử Quảng
Từ khi chuyển sang kinh doanh phần mềm diệt virus Bkav, những phát ngôn của
Nguyễn Tử Quảng luôn bị soi rất kỹ. Thế nhưng, chàng "Hiệp sĩ" trước đây vẫn tiếp
tục làm những việc chẳng giống ai.
Năm 2005, sau 10 năm cung cấp miễn phí, "Hiệp sĩ Công nghệ Thông tin" chính thức
thương mại hóa Bkav. Cùng với việc chuyển sang kinh doanh, Quảng chọn slogan cho
công ty của mình là "Hãy làm việc hết mình, những điều tốt đẹp sẽ đến với bạn". Bản
thân Nguyễn Tử Quảng thừa nhận: "Lúc ban đầu, tôi thấy câu mình chọn rất cải lương
bởi theo các chuyên gia về thương hiệu, với slogan công ty, không ai chọn một câu dài
như vậy. Đây là chưa kể đến việc, khẩu hiệu này không nói gì đến khát vọng phát triển
hay định hướng khách hàng của công ty".
Tuy nhiên, anh vẫn quyết định chọn một slogan chẳng giống ai cho công ty của mình
với lý do: "Mình tin vào điều đó nên cứ làm thôi". Quảng cho rằng một công ty mạnh
phải xuất phát từ nhân viên, tất cả đều hết mình thì khát vọng sẽ được thực hiện, khách
hàng sẽ được phục vụ với cả cái Tâm chứ không chỉ là mối quan hệ trên thị trường.
Triết lý này cũng được thể hiện ngay trong việc tuyển người của Bkav. Những người
làm việc nhiệt tình, hết mình sẽ được ưu tiên chứ không phải những người thông minh
và kỹ năng tốt. "Kinh nghiệm của chúng tôi cũng cho thấy, nếu như cứ làm việc hết
mình thì một nhân viên dù ban đầu có hơi kém cũng sẽ phát triển rất nhanh sau đó và
cống hiến nhiều hơn cho công ty so với những người thông minh, kỹ năng tốt nhưng
kém nhiệt tình", Quảng chia sẻ.

Trong thời kỳ đầu, không có nhiều người để ý đến việc phải bỏ giầy dép ở bên ngoài
và đi chân đất vào Công ty An ninh mạng Bkav. Thế nhưng, khi quy mô đã lên tới hơn
800 người và ở khu văn phòng chính có lượng nhân viên tới hơn 600, quy định này
vẫn được duy trì. Với số lượng nhân viên đông như vậy, có lẽ Bkav là công ty hiếm
hoi ở Việt Nam đi chân đất trong văn phòng.
Tất cả nhân viên hay khách khi vào Bkav đều bỏ dép ở bên ngoài

13


Văn hóa tổ chức
2.4.Xây dựng và thực hiện các biện pháp nhăm tạo dựng và củng cố các giá trị
văn hóa trụ cột.
Để duy trì được việc đi chân đất trong công ty, các yêu cầu về thảm và vệ sinh ở bên
trong văn phòng phải cực kỳ nghiêm ngặt. Bên cạnh đó, hệ thống tủ đựng giày dép
phía bên ngoài phải được thiết kế rất kỹ lưỡng để tránh nhầm lẫn, lộn xộn hoặc mất
mát cho hàng trăm nhân viên cùng một lúc. Công sức và tiền bạc phải bỏ ra để thực
hiện một việc rất nhỏ như thế này là điều rất ít đơn vị muốn làm bởi lợi ích thu được là
không rõ ràng.
Thế nhưng, với Quảng, việc đi chân đất trong công ty thể hiện một triết lý rất quan
trọng mà anh muốn chia sẻ với nhân viên: Coi công ty như ngôi nhà thứ hai của mình.
Anh phân tích: "Khi về nhà, ai cũng bỏ giầy dép và đi chân đất. Nếu mình nói với mọi
người hãy coi công ty là ngôi nhà thứ hai mà họ không có những điều kiện và cảm
giác như vậy thì cũng vô nghĩa".
Ngoài việc đi chân đất trong văn phòng, các toilet của Bkis cũng được bố trí dép
chuyên biệt để đi, hệt như ở gia đình. Bên cạnh đó, tất cả các nhân viên của công ty
đều được phát gối và chăn miễn phí để ngủ trưa và kéo theo đó là một hệ thống tủ
đựng đồ riêng cho nhân viên để tránh tình trạng lộn xộn, bừa bãi của những vật dụng
này.
Chưa hết, Quảng còn đầu tư xây dựng riêng một bếp ăn cho công ty với các nguồn rau

sạch, thịt sạch được nhập từ các nhà cung cấp có thương hiệu để đảm bảo chất lượng
bữa ăn trưa cho nhân viên. Toàn bộ quy trình chế biến cũng như đầu bếp đều là người
của Bkav chứ không thuê ngoài, giúp công ty chủ động quản lý được chất lượng an
toàn vệ sinh thực phẩm. Giá một bữa trưa chất lượng cao tại đây cũng chỉ tương đương
với giá cơm bụi văn phòng (17.000 đồng một suất) bởi được công ty tài trợ.
Quảng tâm sự: "Bkav cũng muốn cung cấp bữa trưa miễn phí cho nhân viên như
Google đang làm nhưng chưa đủ điều kiện. Khi công ty phát triển tốt hơn, chúng tôi
cũng sẽ làm điều đó".

14


Văn hóa tổ chức
CHƯƠNG 3:MỘT SỐ GIẢI PHÁP THIẾT KẾ QUY TRÌNH XÂY DỰNG VĂN
HÓA DOANH NGHIỆP TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN BKAV.
3.1. Giải pháp xây dựng và phát huy văn hoá Công ty cổ phần Bkav giai đoạn
hiện nay
Để có được văn hoá doanh nghiệp thời hội nhập theo đúng nghĩa, thì trách nhiệm của
từng cá nhân và lãnh đạo doanh nghiệp Việt Nam là phải chủ động tìm hiểu các quy
định của luật pháp quốc tế trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh; Tìm hiểu kinh nghiệm
ứng xử khi có các sự kiện tranh chấp thương mại; Nghiên cứu, cập nhật thông tin kinh
doanh, bám sát thị trường để ra các quyết định hợp lý, nhằm đem lại lợi nhuận ngày
một cao.
Một là, tạo môi trường thuận lợi cho văn hoá kinh doanh Việt Nam hình thành và phát
triển. Trước hết, cần tạo dựng môi trường thuận lợi cho hoạt động kinh doanh. Thể chế
kinh tế là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến văn hoá doanh nghiệp. Văn hoá kinh
doanh không thể được phát huy một cách có hiệu quả dưới thể chế kinh tế tập trung,
bao cấp. Vì vậy, Đảng và Nhà nước cần tiếp tục hoàn chỉnh thể chế kinh tế thị trường
định hướng xã hội chủ nghĩa, cần đẩy mạnh thực hiện nghiêm chỉnh, hiệu quả luật sở
hữu trí tuệ, luật bảo hộ thương hiệu, trợ giúp các doanh nghiệp đăng ký bảo hộ thương

hiệu trong và ngoài nước. Hoàn thiện và quản lý nghiêm ngặt việc thực thi luật bảo
hiểm xã hội, luật lao động để bảo vệ quyền lợi cho người lao động, khuyến khích các
doanh nghiệp nâng cao ý thức tôn trọng và bảo vệ người lao động của mình.
Hai là, Nhà nước cần khuyến khích hình thành và phát triển các trung tâm tư vấn về
văn hóa doanh nghiệp như cấp giấy phép hoạt động nhanh, không thu hoặc thu thuế
thu nhập thấp trong một số năm nhất định… Bên cạnh giải cúp vàng doanh nhân văn
hóa, Nhà nước cần có thêm giải doanh nghiệp văn hóa để khuyến khích, động viên và
tôn vinh các doanh nghiệp đầu tư xây dựng văn hóa mạnh, làm tấm gương cho các
doanh nghiệp khác học hỏi.
Ba là, các hiệp hội ngành nghề hỗ trợ các doanh nghiệp tăng cường nhận thức về văn
hóa doanh nghiệp và văn hóa kinh doanh bằng các hoạt động cụ thể như tuyên truyền
trên các phương tiện thông tin đại chúng, tổ chức các hội thảo, các chương trình đào
tạo, tham quan học hỏi hoặc cấp các dự án cấp bộ về vấn đề văn hóa kinh doanh và
văn hóa doanh nghiệp.
15


Văn hóa tổ chức
Bốn là, xây dựng chiến lược đầu tư cho con người để phát huy tài năng và sức sáng tạo
lao động của mỗi cá nhân trong doanh nghiệp qua đó nâng cao hiệu quả sản xuất kinh
doanh.
Năm là, tích cực tuyên truyền, phổ biến các kiến thức pháp luật và kiến thức chuyên
ngành cho tất cả mọi thành viên trong doanh nghiệp.
Sáu là, tổ chức các cuộc thi, giao lưu văn hoá và tìm hiểu biết pháp luật giữa các thành
viên của các doanh nghiệp.

PHẦN KẾT LUẬN
Có thể nói, văn hóa doanh nghiệp là nhân tố quyết định đến sự phát triển bền vững của
doanh nghiệp và nó luôn mang nét đặc trưng riêng. Sự thành công của một đơn vịđược
bắt nguồn từ nền tảng của văn hóa doanh nghiệp.Bkav là một doanh nghiệp tiên phong

khi đã xây dựng thành công nét đặc trưng trong văn hóa công ty,đưa nhân viên lên một
tầm cao về trải nghiệm cũng như nhận thức về công việc của mình.Quy trình trên được
tôi thiết kế dựa trên những thành tựu nổi bật nhất chính tại nơi có những con người
sinh ra với nét riêng trong văn hóa doanh nghiệp mà CEO Nguyễn Tử Quảng đã sáng
tạo ra.
Tuy Bkav đã có những chiến tích trong việc xây dựng văn hóa của riêng mình,nhưng
cũng không tránh khỏi những vướng mắt đặc trưng đã và đang hình thành trong mỗi
doanh nghiệp.Họ là những người con thông minh của đất Việt.Với nền văn hóa Việt
Nam,Bkav đã từng bước phục hồi và xây dựng để phù hợp với nhu cầu làm việc tốt
nhất của mỗi thành viên trong gia đình.Song để thực hiện được nó,không chỉ có lãnh
đạo,mà trong đó đều có những thành viên gia đình Bkav đã xây dựng nên văn hóa đặc
trưng này.

16


Văn hóa tổ chức

Danh mục tài liệu tham khảo
1. PGS.,TS. Dương Thị Liễu (2009), “Văn hóa kinh doanh”, NXB Đại học Kinh tế
Quốc dân.
2. PGS.,TS. Nguyễn Mạnh Quân (2007),” Giáo trình đạo đức kinh doanh và văn hóa
công ty”, NXB Đại học Kinh tế Quốc dân;
3. PGS.,TS. Trần Ngọc Thêm (1999), “Giáo trình Cơ sở văn hóa Việt Nam”, NXB
Giáo dục.
4. “Không quyết liệt kết quả sẽ làng nhàng” được download tại địa chỉ
/>5. Vào “Đại bản doanh” của Quảng “nổ”. được download tại địa chỉ
: />6. “Điều gì tạo nên thương hiệu Bkav?” . được download tại địa chỉ
: />
17




×