Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

Ôn tập và bổ sung về phân số

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (73.48 KB, 2 trang )

ÔN TẬP VÀ BỔ SUNG VỀ PHÂN SỐ, GIẢI TOÁN LIÊN QUAN ĐẾN TỈ LỆ,
BẢNG ĐƠN VỊ ĐO DIỆN TÍCH
A.KIẾN THỨC CẦN GHI NHỚ
1. PHÂN SỐ, HỖN SỐ
* Có thểdùng phân số để ghi kết quả của phép chia một số tực nhiên cho một số tự nhiên khác 0. Phân
số đó cũng được gọi là thương của phép chia đã cho.
* Tính chất cơ bản của phân số:
- Nếu nhân cả tử số và mẫu số của một phân số với cùng một số tự nhiên khác 0 thì được một phân số
bằng phân số đã cho.
- Nếu chia hết cả tử số và mẫu số của một phân số với cùng một số tự nhiên khác 0 thì được một phân
số bằng phân số đã cho.
* Trong hai phân số cùng mẫu số:
- Phân số nào có tử số bé hơn thì bé hơn.
- Phân số nào có tử số lớn hơn thì lớn hơn.
- Nếu tử số bằng nhau thì hai phân số bằng nhau.
* Muốn so sánh hai phân số khác mẫu số, ta qui đồng mẫu số hai phân số rồi so sánh các tử số của
chúng.
* Các phân số có mẫu số là 10, 100, 1000,… gọi là các phân số thập phân. Một số phân số có thể viết
thành phân số thập phân..
* Muốn cộng hai phân số cùng mẫu số, ta cộng hai tử số với nhau và giữ nguyên mẫu số.
* Muốn cộng hai phân số khác mẫu số, ta qui đồng mẫu số , rồi cộng hai phân số đã qui đồng mẫu số.
* Muốn trừ hai phân số cùng mẫu số, ta trừ hai tử số với nhau và giữ nguyên mẫu số.
* Muốn trừ hai phân số khác mẫu số, ta qui đồng mẫu số , rồi trừ hai phân số đã qui đồng mẫu số.
* Muốn nhân hai phân số ta lấy tử số nhân với tử số, mẫu số nhân với mẫu số.
* muốn chia một phna6 số cho một phân số ta lấy phân số thứ nhất nhân với phna6 số thứ hai đảo
ngược.
* Hỗn số gồm hai phần: phần nguyên và phần phân số. Phần phân số của hỗn số bao giờ cũng bé hơn
đơn vị.
* Khi đọc (hoặc viết) hỗn số ta đọc (hoặc viết) phần nguyên rồi đọc (hoặc viết) phần phân số.
* Có thể viết hỗn số thành một phân số cơ bản:
- Tử số bằng phần nguyên nhân với mẫu số rồi cộng với tử số của phân số đã biết.


- Mẫu số bằng mẫu số của phân số đã biết.
2. GIẢI TOÁN LIÊN QUAN ĐẾN TỈ LỆ
* Dạng toán tìm hai số khi biết tổng và tỉ số của hai số đó.
- Vẽ sơ đồ
- Tìm tổng số phần
- Tìm giá trị của một phần
- Tìm số bé, số lớn.
- Đáp số.
* Dạng toán tìm hai số khi biết hiệu và tỉ số của hai số đó.
- Vẽ sơ đồ
- Tìm hiệu số phần
- Tìm giá trị của một phần
- Tìm số bé, số lớn.
- Đáp số.
* Dạng toán có liên quan đến việc rút về đơn vị.
Có hai cách giải:
- Cách 1: rút về đơn vị
- Cách 2: tìm tỉ số
3.BẢNG ĐƠN VỊ ĐO DIỆN TÍCH
Lớn hơn mét vuông Mét vuông Bé hơn mét vuông
km
2
hm
2
dam
2
m
2
dm
2

cm
2
mm
2
1 km
2
= 100 hm
2
1 hm
2
= 100 dam
2
=
100
1
km
2
1 dam
2
= 100 m
2
=
100
1
hm
2
1 m
2
= 100 dm
=

100
1

dam
2
1 dm
2
= 100 cm
2
=
100
1
m
2
1 cm
2
= 100 mm
2
=
100
1
dm
2
1 mm
2
=
100
1
cm
2

×