Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

Thực trạng quản lý nhà nước về lao động chưa thành niên hiện nay tại Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (152.14 KB, 12 trang )

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC
VỀ LAO ĐỘNG CHƯA THÀNH NIÊN HIỆN NAY
1. Đặt vấn đề
Con người là nguồn lực chủ yếu góp phần tại ra của cải, vật chất, cũng như những giá
trị tinh thần cho người lao động nói riêng và xã hội nói chung. Việt Nam được xem là một
quốc gia có nền kinh tế đang phát triển, được đánh giá cao về việc thực hiện các quyền của
trẻ em. Vì lý do sống trong một quốc gia có nền kinh tế chậm phát triển nên mỗi gia đình
có hoàn cảnh kinh tế và nhu cầu khác nhau, chính vì lẽ đó đã kéo lao động chưa thành niên
tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh, sự tham gia sớm này đã kéo theo hàng loạt
các vấn đề liên quan cần giải quyết giữa nhu cầu phát triển kinh tế và yêu cầu đảm bảo xã
hội. Sử dụng lao động chưa thành niên sẽ đem lại giá trị vật chất cao và đem lại nguồn thu
nhập cho gia đình, chính vì vậy nhiều tổ chức đã lạm dụng gây ra các hậu quả xấu về thể
lực, trí lực, nhân cách ảnh hưởng xấu đến nguồn lao động trong tương lai của Đất nước.
Với quan điểm người chưa thành niên là tương lai của Đất nước, là người kế tục sự
nghiệp của dân tộc.Vì vậy, Đảng và nhà nước đưa ra nhiều chính sách điều chỉnh nhằm
bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho lao động chưa thành niên, tạo mọi điều kiện tốt nhất
để trẻ em được sống trong một môi trường an toàn và lành mạnh, phát triển hài hòa về thể
chất, trí tuệ, tinh thần và đạo đức. Chính vì vậy, em chọn đề tài: “Thực trạng quản lý nhà
nước về lao động chưa thành niên” làm đề tài nghiên cứu.
2. Thực trạng quản lý nhà nước về lao động chưa thành niên.
Theo điều 161, Bộ luật lao động 2012: “ Người lao động chưa thành niên là người
lao động dưới 18 tuổi”
Lao động chưa thành niên theo công ước số 138 của Tổ chức lao động quốc tế ILO :
Công ước số 138 của Tổ chức Lao động quốc tế xác lập những mức tuổi lao động tối thiểu,
bao gồm tuổi tối thiểu cơ bản, tuổi tối thiểu áp dụng với các công việc nguy hại, tuổi tối
thiểu áp dụng với những công việc nhẹ nhàng,cụ thể như sau:


Bảng 2.1. Mức tuổi lao động tối thiểu xác lập theo Quy định của Công ước số 138

Tuổi tối thiểu áp dụng Tuổi tối thiểu ngoại lệ, áp


Mức tuổi lao động

Tuổi tối thiểu cơ bản

chung cho mọi quốc

dụng cho các quốc gia

gia

đang phát triển

Không dưới 15 tuổi

Không dưới 14 tuổi

(Điều 2)
Tuổi tối thiểu áp dụng với

Không dưới 16 tuổi

các công việc nguy hại
(Điều 3)

Nhưng an toàn và phẩm hạnh
Không dưới 18 tuổi

phải được đảm bảo

Tuổi tối thiểu áp dụng với

các công việc nhẹ nhàng

13 – 15 tuổi

(Điều 7)

2.1. Đặc điểm của lao động chưa thành niên.
So sánh với người lao động khác, có thể thấy người lao động chưa thành niên có
một số đặc điểm cơ bản như: là những người lao động chưa phát triển đầy đủ về thể
chất, tinh thần, người lao động chưa thành niên được pháp luật bảo vệ ở mức độ cao
hơn so với người lao động thành niên, người lao động chưa thành niên bị hạn chế một
phần năng lực hành vi khi giao kết hợp đồng lao động trong những trường hợp nhất
định.
2.2.Mục tiêu quản lý nhà nước về lao động chưa thành niên.
Tạo lập mối quan hệ lao động ổn định, hài hòa.
Sử dụng hợp lý, nâng cao chất lượng và tăng cường năng lực cạnh tranh của
nguồn nhân lực.
Đảm bảm quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia quan hệ lao động. Phát hiện,
ngăn chặn các hành vi vi phạm pháp luật của các bên tham gia quan hệ lao động.

3


Tạo điều kiện thuận lợi cho tổ chức công đoàn tham gia có hiệu quả vào hoạt
động quản lý nhà nước về lao động.
Hỗ trợ các nhóm yếu thế hòa nhập vào thị trường lao động.
Thực hiện pháp luật nhằm phát huy mọi tiềm năng
Nâng cao vị trí, vai trò của Nhà nước trong việc định hướng và điều tiết thị
trường lao động.
Đảm bảo việc làm đầy đủ và việc làm bền vững cho người lao động.

Gắn kết cung – cầu lao động.
2.3.Vai trò quản lý nhà nước về lao động nói chung và lao động chưa thành
niên nói riêng.
Định hướng phát triển, điều tiết khuyết tật của thị trường lao động.
Chính sách đưa ra để khuyến khích phát triển thị trường lao động.
Điều tiết các khuyết tật của thị trường lao động.
Hài hòa giữa phát triển bền vững ( tăng trưởng kinh tế, giải quyết các vấn đề xã
hội, bảo vệ môi trường) nhất là bảo vệ quyền lợi cho người lao động.
Tăng trưởng kinh tế và bảo vệ môi trường.
Phát triển kinh tế và gia tăng việc làm.
Việc làm bền vững.
Hỗ trợ người lao động tìm việc.
 An sinh xã hội, bảo hiểm và chính sách cho các nhóm lao động đặc biệt.
Thiết lập, củng cố và duy trì trật tự trên thị trường lao động.
Điều chỉnh những sai lệch, đưa ra những quy định mới phù hợp hơn với sự
thay đổi của thị trường.
Khuyến khích tạo mội trường lao động hài hòa giữa người lao động và người
sử dụng lao động.
Đảm bảo sự ổn định trong trật tự trên thị trường lao động.
Vai trò trọng tài, tòa án khi có tranh chấp quan hệ lao động xảy ra.
Tạo động cơ thúc đẩy và tạo điều kiện để người lao động phát huy năng lực.
Vai trò phối hợp:

4


Phối hợp các nguồn lực thông qua chức năng lập kế hoạch, tổ chức, lãnh đạo
và kiểm tra để có được sức mạnh tổng hợp nhằm thực hiện mục tiêu chung.
Là bộ máy thiết lập pháp luật lao động để quản lý các quy định đối với các bên
chủ thể trong khu vực công và doanh nghiệp, trong đó đặt biệt là các tiêu chuẩn lao

động trong khu vực doanh nghiệp, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người lao
động nói chung và lao động chưa thành niên nói riêng.
Hỗ trợ cho người lao động và doanh nghiệp. Quản lý nhà nước đảm bảo xây
dựng môi trường pháp lý thuận lợi cho các bên lao động – đặc biệt lao động chưa
thành niên.
2.4.Các quy định của pháp luật về lao động chưa thành niên.


Hệ thống pháp luật, chính sách về lao động chưa thành niên.

Vấn đề lao động chưa thành niên đã được sự quan tâm đặc biệt của Đảng, Nhà
nước và toàn xã hội. Ngay từ năm 1947, chủ tịch Hồ Chí Minh ký Sắc lệnh số 29-SL
ngày 12/3/1947 quy định rất cụ thể về từng vấn đề có liên quan đến trẻ em và lao động
chưa thành niên. Điều 12 Sắc lệnh quy định cấm dùng trẻ con dưới 12 tuổi làm thợ học
nghề hay điều 106 quy định cấm dùng trẻ con và đàn bà làm đêm; Điều 131 quy định
cấm không được dùng trẻ con chưa đến 15 tuổi tính theo dương lịch, để làm ả đào và
vũ nữ. Chính phủ Việt Nam đã phê chuẩn hai Công ước cơ bản của ILO liên quan đến
lao động chưa thành niên, đó là Công ước về Tuổi tối thiểu được phép lao động (Công
ước 138, 1973) và Công ước cấm và hành động ngay lập tức để xóa bỏ những hình
thức lao động chưa thành niên tồi tệ nhất (Công ước 182, 1999). Sau khi phê chuẩn
công ước, Việt Nam đã ban hành nhiều văn bản pháp luật liên quan đến giải quyết vấn
đề lao động chưa thành niên, trong đó Bộ luật lao động 1994 là văn bản pháp lý toàn
diện nhất quy định các vấn đề có liên quan đến trẻ em tham gia lao động và lao động
vị thành niên. Và đến thời điểm hiện tại là Bộ luật Lao động sửa đổi năm 2012 từ Điều
161 đến Điều 165 về lao động chưa thành niên. Ngoài ra, trong hệ thống pháp luật của
mình, Việt Nam cũng có quy định riêng nhằm bảo vệ người lao động chưa thành niên
khi tham gia làm việc và cụ thể hóa trong Thông tư số 10/2013/TT-BLĐTBXH về mục
các công việc và nơi làm việc cấm sử dụng lao động là người chưa thành niên và

5



Thông tư số 11/2013/TT-LĐTBXH về danh mục những công việc nhẹ được sử dụng
người dưới 15 tuổi làm việc.
2.5.Các quy định của Thông tư 10/2013 TT-BLĐTBXH và Thông tư
11/2013/TT- BLĐTBXH.
Thông tư 10/2013/ TT- BLĐTBXH có quy định cụ thể về những địa điểm làm
việc có khả năng gây tổn hại đến sức khỏe, an toàn và đạo đức của người lao động
chưa thành niên như sau:


Tiếp xúc với các yếu tố vệ sinh môi trường lao động không đạt quy

chuẩn, tiêu chuẩn vệ sinh cho phép theo quy định của pháp luật hiện hành: điện từ
trường, rung, ồn, nhiệt độ, bụi silic, bụi không chứa silic, bụi bông, bụi amiăng.


Tiếp xúc với các loại chất, tia phóng xạ, bức xạ bởi tia X và các tia có

hại khác không đạt quy chuẩn, tiêu chuẩn vệ sinh cho phép theo quy định của pháp
luật hiện
hành.


Tiếp xúc với các yếu tố gây bệnh truyền nhiễm.



Thời gian làm việc trên 04 giờ/ngày trong không gian làm việc gò bó,


chật hẹp, công việc có khi phải quỳ gối, nằm, cúi khom.


Trên giá cao hay dây treo cao hơn 3m so với mặt sàn làm việc, địa hình

núi dốc cao trên 30 độ.


Những công việc được sử dụng lao động dưới 13 tuổi và từ 13 đến 15

tuổi theo quy định tại Thông tư số 11/2013/TT-BLĐTBXH gồm:


Công việc được sử dụng lao động dưới 13 tuổi làm việc.

1. Diễn viên: múa, hát, xiếc, điện ảnh, sân khấu kịch, tuồng, chèo, cải lương, múa
rối (trừ múa rối dưới nước).
2. Vận động viên năng khiếu, thể dục dụng cụ, bơi lội, điền kinh (trừ tạ xích),
bóng bàn, cầu lông, bóng rổ, bóng ném, bi-a, bóng đá, các môn võ, đá cầu, cầu mây,
cờ vua, cờ tướng, bóng chuyền.


Công việc được sử dụng lao động từ đủ 13 tuổi đến dưới 15 tuổi.

1. Những công việc được sử dụng người dưới 13 tuổi làm việc.
2. Các nghề truyền thống: chấm men gốm, cưa vỏ trai, vẽ tranh sơn mài, làm giấy
dó, nón lá, se nhang, chấm nón, dệt chiếu, làm trống, dệt thổ cẩm, làm bún gạo, làm
giá đỗ, làm bánh đa (miến), làm bánh đa Kế.
6



3. Các nghề thủ công mỹ nghệ: thêu ren, mộc mỹ nghệ, làm lược sừng, đan lưới
vó, làm tranh Đông Hồ, nặn tò he.
4. Đan lát, làm các đồ gia dụng, đồ thủ công mỹ nghệ từ nguyên liệu tự nhiên như:
mây, tre, nứa, dừa, chuối, bèo lục bình.
5. Nuôi tằm.
6. Gói kẹo dừa.
2.6. Các quy định về việc xử lý vi phạm quy định về lao động chưa thành niên.
Căn cứ điều 19 Nghị định 95/2013/NĐ-CP quy định về việc xử lý vi phạm quy
định về lao động chưa thành niên như sau:
1. Phạt cảnh cáo đối với người sử dụng lao động có hành vi không lập số theo dõi
riêng khi sử dụng lao động chưa thành niên hoặc không xuất trình số theo dõi khi cơ
quan nhà nước có thẩm quyền yêu cầu.
2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với người sử dụng lao
động có một trong các hành vi sau:
a) Sử dụng người dưới 15 tuổi mà không ký kết hợp đồng lao động bằng văn
bản với người đại diện theo pháp luật.
b) Sử dụng lao động chưa thành niên làm việc quá thời giờ làm việc quy định
tại Khoản 2 điều 163 của Bộ luật lao động.
c) Sử dụng người từ đủ 15 tuổi đến dưới 18 tuổi làm thêm giờ, làm việc vào
ban đêm, (trừ một số nghề, công việc được pháp luật cho phép)
3. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với người sử dụng lao
động có một trong các hành vi sau đây:
a) Sử dụng lao động là người chưa thành niên làm công việc, tại nơi làm việc
bị cấm sử dụng theo quy định tại Điều 165 của Bộ luật lao động;
b) Sử dụng người dưới 15 tuổi làm công việc ngoài danh mục được pháp luật
cho phép theo quy định tại Khoản 1 và Khoản 3 Điều 164 của Bộ luật lao
động.
Khoản 98 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 quy định về tội vi phạm
quy định về sử dụng người lao động dưới 16 tuổi như sau:

1. Người nào sử dụng người lao động dưới 16 tuổi làm công việc nặng nhọc, nguy
hiểm hoặc tiếp xúc với chất độc hại theo danh mục mà Nhà nước quy định thuộc một
7


trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 200.000.000
đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
a) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội
này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;
b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ
tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%;
c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà
tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 31% đến 60%.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến
07 năm:
a) Phạm tội 02 lần trở lên;
b) Làm chết người
c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ
tổn thương cơ thể 61% trở lên;
d) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà
tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến
12 năm:
a) Làm chết 02 người trở lên;
b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà
tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này 122% trở lên.
4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000
đồng, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
2.7. Thực trạng về công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát lao động chưa thành
niên.

Báo cáo Quốc gia về Lao động chưa thành niên 2012 là báo cáo đầu tiên về vấn
đề này tại Việt Nam, được thực hiện bởi Tổng cục Thống kê và hỗ trợ kỹ thuật từ ILO.
8


Báo cáo dựa trên kết quả khảo sát 50.640 hộ gia đình có trẻ em ở độ tuổi 5 -17 tuổi
trên toàn quốc. Số liệu được Viện Khoa học Lao động và Xã hội sử dụng để hoàn
thành báo cáo. Theo báo cáo cả nước có trên 18,3 triệu trẻ em từ 5 – 17 tuổi (dân số trẻ
em), trong đó 52,3% là trẻ em trai và 47,7% là trẻ em gái, chiếm 20,7% tổng dân số.
Trong tổng số trên 18,3 triệu trẻ em, có khoảng 1/6 trong số này (2,83 triệu em)
đang tham gia hoạt động kinh tế và 1,75 triệu trẻ em thuộc nhóm lao động chưa thành
niên, chiếm 9,6% dân số trẻ em và khoảng 62% tổng số trẻ em hoạt động kinh tế.
2.8. Những thuận lợi, khó khăn và nguyên nhân khi thực hiện Quản lý
nhà nước về lao động chưa thành niên.


Thuận lợi.

Sự phối hợp Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã tích cực tham gia với
BLĐTB&XH cùng các cơ quan liên quan nghiên cứu sửa đổi pháp luật, hoạch định
chính sách liên quan tới lao động, công đoàn: Sửa đổi Hiến pháp, Bộ luật Lao động,
Luật Bảo hiểm xã hội, Luật Việc làm, Luật An toàn vệ sinh lao động,… khẳng định
được vị thế pháp lý, vị trí, vai trò, chức năng, nhiệm vụ của tổ chức công đoàn và
nhiều chính sách tốt hơn cho người lao động nói chung và lao động chưa thành niên
nói riêng.
Các chương trình hội thảo về lao động chưa thành niên được tổ chức và nhận
được nhiều sự quan tâm từ các cấp lãnh đạo. Nhà nước cũng có quy định rõ các chế tài
về việc vi phạm sử dụng lao động chưa thành niên nên từ đó đã giúp phần nào hạn chế
được tình trạng sử dụng lao động chưa thành niên một cách trái pháp luật.



Khó khăn.

Khó khăn lớn nhất hiện nay trong việc quản lý nhà, phòng ngừa và giải quyết vấn
đề lao động chưa thành niên là không có hệ thống dữ liệu cấp quốc gia. Các tỉnh và địa
phương đều không có số liệu và thông tin xác thực để xây dựng các chính sách can
thiệp phù hợp.
Quá trình ban hành nhiều văn bản quy phạm pháp luật về lao động chưa thành
niên hầu như chưa có sự khảo sát, đánh giá thực tế, nhiều quy định chỉ mang tính phù
hợp với các nguyên tắc của pháp luật lao động quốc tế về mặt hình thức, chưa được cụ
thể hay chưa thường xuyên cập nhật và bổ sung mới.
9


Những vấn đề về lao động chưa thành niên, lao động trẻ em được phát hiện và xử
lý chỉ mới là một phần bề nổi của vấn đề, còn lại rất nhiều trường hợp sử dụng hay lạm
dụng sức lao động của trẻ em mà cơ quan nhà nước, các ngành chức năng vẫn chưa
phát hiện hay vẫn chưa xử lý.
Chưa phân định rõ trách nhiệm của từng cấp, ngành, từng vị trí tham gia quy
trình bảo vệ lao động chưa thành niên từ các khâu phòng ngừa, phát hiện, can thiệp đối
với các cơ sở thuê mướn lao động chưa thành niên.
Sự phối hợp giữa các ban ngành, cơ quan tổ chức trong việc quản lý và giải quyết
các vấn đề liên quan đến lao động chưa thành niên còn chưa chặt chẽ, thiếu đồng bộ.
Chưa phát huy tốt sự tham gia của cộng đồng, người dân trong việc tham gia
ngăn ngừa lao động chưa thành niên. Nhận thức của người dân về vấn đề lao động
chưa thành niên còn rất hạn chế.


Nguyên nhân.


Thứ nhất, độ tuổi trẻ em trong luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em chưa
thống nhất với quy định về lao động chưa thành niên trong trong Bộ luật Lao động
(dưới 18 tuổi) và độ tuổi trẻ em theo quy định của Tổ chức Lao động Quốc tế ILO (từ
5 – 17 tuổi) vì vậy các cơ quan chức năng gặp nhiều khó khăn trong việc theo dõi,
kiểm soát, thống kê và đánh giá về lao động chưa thành niên.
Thứ hai, hệ thống pháp luật hiện hành chưa quy định cụ thể về trách nhiệm,
quyền hạn của các chủ thể quản lý trong việc phòng ngừa, xóa bỏ lao động trẻ em, còn
thiếu những quy định cụ thể về cơ chế phát hiện, tố giác, xử lý vi phạm lao động trẻ
em.
Thứ ba, quá trình ban hành nhiều văn bản quy phạm pháp luật về người lao
động chưa thành niên hầu như chưa có sự khảo sát, đánh giá trực tiếp, nhiều quy định
chỉ mang tính phù hợp với các nguyên tắc của pháp luật lao động quốc tế về mặt hình
thức, chưa được cụ thể hay chưa thường xuyên cập nhật, bổ sung mới.
Thứ tư, việc xử lý những trường hợp lạm dụng lao động chưa thành niên còn
nhẹ, chủ yếu mới dừng lại ở mức xử phạt hành chính, rất ít vụ bị xử lý hình sự do vi
phạm pháp luật về lao động chưa thành niên.

10


Thứ năm, các cơ quan chức năng còn khó khăn trong việc xử lý những cơ sở
xử dụng lao động chưa thành niên mà không xuất trình giấy tờ tùy thân cho người lao
động, nên chỉ căn cứ vào lời khai của các bên liên quan để xác định độ tuổi của
các em.
Thứ sáu, vì lao động chưa thành niên là những người có học vấn thấp, trình độ
nhận thức chưa cao nên dễ bị sai bảo, không dám kháng cự khi bị bóc lột, khi bị đối xử
không công bằng thì không dám đứng lên đòi lại quyền lợi cho bản thân.
3. Một số kiến nghị.
Nhà nước phải thường xuyên củng cố, bổ sung và phát huy các điều luật bảo
vệ quyền và lợi ích của lao động chưa thành niên. Luôn tăng cường kiểm soát, điều tra,

phát hiện và ngăn chặn những hành vi xâm phạm đến quyền, lợi ích và ảnh hưởng đến
sức khỏe của người lao động.
Trong xu thế hội nhập quốc tế, nhằm mở rộng quan hệ với các nước, tạo thuận
lợi trong giao lưu thương mại, thúc đẩy phát triển kinh tế, pháp luật cũng cần tiếp cận
những quy định về lao động chưa thành niên, lao động trẻ em của các quốc gia khác
nhất là các quy định tiến bộ hoặc các quy định mà Công ước quốc tế chưa đề cập tới
và mang tính chất bảo vệ tốt hơn cho người lao động chưa thành niên.
Về tiền lương và các chế độ trợ cấp đối với lao động chưa thành niên. Bộ luật
Lao động quy định về mức lương tối thiểu chung cho người lao động mà chưa quy
định về tiền lương của người lao động chưa thành niên.
Thường xuyên tuyên truyền, giáo dục cho người lao động chưa thành niên để
họ có thể tự nhận thức, có khả năng tư duy về việc tự bảo vệ chính quyền và lợi ích
của bản thân khi tham gia hoạt động lao động.
Đồng thời, khuyến khích động viên, khen thưởng những cá nhân, tập thể thực
hiện tốt luật bảo vệ quyền và lợi ích của người lao động chưa thành niên.
Tạo việc làm, tổ chức các chương trình hướng nghiệp, giới thiệu việc làm lành
mạnh phù hợp với tuổi chưa thành niên.
Nhà nước cần có chính sách hỗ trợ nhằm tạo việc làm và thu nhập ổn định đối
với các gia đình nghèo, đảm bảo trẻ em được đi học, bên cạnh đó cần có biện pháp hỗ
trợ các gia đình nghèo ngay tại địa phương để giải quyết triệt để tình trạng di dân vì lý
do kinh tế.
11


Tăng cường sự giám sát nhằm ngăn ngừa và giải quyết tình trạng lao động
chưa thành niên phải lao động sớm, phải làm việc nặng nhọc; tăng cường thực hiện
việc thanh tra, kiểm tra nhằm phát hiện sớm và xử lý nghiêm khắc, kịp thời những
trường hợp vi phạm pháp luật về sử dụng lao động chưa thành niên; đồng thời gắn
trách nhiệm của gia đình với những trường hợp lao động sớm làm ảnh hưởng đến việc
học và phát triển thể chất, trí tuệ của lao động chưa thành niên.

Tóm lại, việc quản lý nhà nước về lao động chưa thành niên ở nước ta đang dần
dần thực hiện một cách tích cực được thực hiện thông qua các quy định của nhà nước
về pháp luật như: ban hành các bộ Luật Lao động, Luật Việc làm, Nghị định, Thông
tư,… quy định rất chi tiết cụ thể về lao động chưa thành niên. Nhưng bên cạnh đó công
tác thanh tra, kiểm tra, giám sát về lao động chưa thành niên thì chưa được nhà nước
quan tâm nhiều thể hiện qua việc còn hạn chế số lần điều tra, thanh tra và xử lý một
cách triệt để về vi phạm sử dụng lao động chưa thành niên. Từ đó, đã đưa ra các đánh
giá thiết thực về các thuận lợi, khó khăn, nguyên nhân cụ thể về quản lý nhà nước về
lao động chưa thành niên để dẫn đến các giải pháp nhằm khắc phục những khó khăn
và phát triển những thuận lợi.

12


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Tiệp,2010. Giáo trình Thị trường lao động, Nhà xuất bản Lao động Xã
hội.
2. Vũ Thị Thanh Huyền. Pháp luật về bảo về người lao động chưa thành niên ở Việt
Nam hiện nay. < />ItemID=261 >. [ Ngày truy cập: 09 tháng 10 năm 2018]
3. Nguyễn Thị Kim Ngân, 2017. Luật sửa đổi, bổ sung một số điểu của bộ luật Hình
sự số 100/2015/QH13. < >. [ Ngày truy cập: 09 tháng 10 năm 2018 ]
4. T. Hương, 2018. Vi phạm quy định sử dụng lao động dưới 16 tuổi sẽ bị phạt tù.
< >. [ Ngày truy cập : 09 tháng 10 năm
2018 ]
5. Mai Đan, 2017. Việt Nam có 1,75 triệu lao động trẻ em và chưa thành niên. <
>. [ Ngày truy cập: 09 tháng 10
năm 2018]




×