Tải bản đầy đủ (.doc) (113 trang)

Truyện ngắn của nam cao và ohenry trong cái nhìn đối sánh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.11 MB, 113 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

NGUYỄN THỊ THÚY

TRUYỆN NGẮN CỦA NAM CAO VÀ O’HENRY
TRONG CÁI NHÌN ĐỐI SÁNH

LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ, VĂN HỌC
VÀ VĂN HÓA VIỆT NAM

THÁI NGUYÊN - 2019


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

NGUYỄN THỊ THÚY

TRUYỆN NGẮN CỦA NAM CAO VÀ O’HENRY
TRONG CÁI NHÌN ĐỐI SÁNH
Ngành: Văn học Việt Nam
Mã số: 822.01.21

LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ, VĂN HỌC
VÀ VĂN HÓA VIỆT NAM

Người hướng dẫn khoa học:

TS. HOÀNG THỊ THẬP
PGS.TS. CAO THỊ HẢO



THÁI NGUYÊN - 2019


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu nêu
trong luận văn là trung thực. Những kết luận khoa học trong luận văn chưa từng
được ai công bố trong bất cứ công trình nào khác
Tác giả luận văn
Nguyễn Thị Thúy


LỜI CẢM ƠN
Em xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc tới TS. Hoàng Thị Thập
và PGS.TS. Cao Thị Hảo - những người đã tận tình hướng dẫn, động viên và tạo
mọi điều kiện tốt nhất cho em trong suốt quá trình thực hiện luận văn.
Em chân thành cảm ơn các thầy cô giáo, cán bộ Khoa Ngữ văn, các cán bộ
Khoa Sau đại học, trường Đại học Sư phạm Thái Nguyên, đã giúp đỡ, tạo điều kiện
cho em trong quá trình học tập.
Tôi vô cùng cảm ơn sự quan tâm và ủng hộ của gia đình, bạn bè. Đó chính
là nguồn động viên tinh thần rất lớn để tôi theo đuổi và hoàn thành luận văn.
Thái Nguyên ngày 05 tháng 7 năm 2019
Tác giả luận văn
Nguyễn Thị Thúy


MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN .................................................................................................i
LỜI CẢM ƠN......................................................................................................ii

MỤC LỤC ..........................................................................................................iii
PHẦN MỞ ĐẦU ................................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài .............................................................................................1
2. Lịch sử vấn đề..................................................................................................2
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ..................................................................8
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ...................................................................9
5. Phương pháp nghiên cứu .................................................................................9
6. Dự kiến những đóng góp của luận văn..........................................................10
7. Cấu trúc luận văn ...........................................................................................10
Chương 1. CUỘC ĐỜI, QUAN NIỆM SÁNG TÁC, SỰ NGHIỆP CỦA
NAM CAO VÀ O’HENRY ...................................................................11
1.1.

Thời đại và cuộc đời hai nhà văn Nam Cao, O’Henry............................11

1.1.1. Thời đại và cuộc đời nhà văn Nam Cao ..................................................11
1.1.2. Thời đại và cuộc đời nhà văn O’Henry ...................................................15
1.1.3. Những điểm tương đồng và khác biệt về thời đại, cuộc đời của hai
nhà
văn ...........................................................................................................18
1.2.

Quan niệm sáng tác của Nam Cao và O’Henry ......................................20

1.3.

Sự nghiệp văn chương của Nam Cao và O’Henry ..................................25

1.4.


Đôi nét về khái niệm truyện ngắn và lý thuyết văn học so sánh.............31

1.4.1. Khái niệm truyện ngắn ............................................................................31
1.4.2. Về văn học so sánh ..................................................................................31
Tiểu kết chương 1 ..............................................................................................31
Chương 2. NỘI DUNG TRUYỆN NGẮN NAM CAO VÀ O’HENRY
TRONG CÁI NHÌN ĐỐI SÁNH..........................................................33
2.1.

Hệ thống đề tài trong truyện ngắn Nam Cao và O’Henry.......................33


2.1.1. Các đề tài chính trong truyện ngắn của Nam Cao và O’Henry...............33
2.1.2. Đề tài tương đồng: đề tài người trí thức ..................................................36
2.1.3. Những đề tài khác biệt.............................................................................40
2.2.

Hệ thống chủ đề trong truyện ngắn của Nam Cao ..................................44

2.2.1. Những chủ đề có nét tương đồng ............................................................44
2.2.2. Những chủ đề khác biệt ...........................................................................56
Tiểu kết chương 2 ..............................................................................................60
Chương 3. NGHỆ THUẬT TRUYỆN NGẮN CỦA NAM CAO VÀ
O’HENRY TRONG CÁI NHÌN ĐỐI SÁNH......................................61
3.1.

Nghệ thuật xây dựng cốt truyện của Nam Cao và O’Henry ...................61

3.1.1. Sự tương đồng trong xây dựng cốt truyện...............................................61
3.1.2. Những điểm khác biệt trong xây dựng cốt truyện...................................65

3.2.

Nghệ thuật xây dựng nhân vật của Nam Cao và O’Henry......................76

3.2.1. Miêu tả ngoại hình nhân vật ....................................................................76
3.2.2. Miêu tả hành động của nhân vật..............................................................79
3.2.3. Miêu tả nội tâm nhân vật .........................................................................81
Tiểu kết chương 3 ..............................................................................................83
KẾT LUẬN.......................................................................................................85
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................87


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
1.1. Nam Cao (1915-1951) tên thật là Trần Hữu Tri. Ông là một trong những
nhà văn lớn của thế kỷ XX được nhiều người nghiên cứu. Nam Cao không chỉ
được đánh giá là một nhà văn hiện thực kiệt xuất có tư tưởng nhân đạo sâu sắc mà
ông còn là một nhà văn có quan điểm về nghệ thuật tiến bộ và nhất quán. Trong
các nhà văn Việt Nam hiện đại, Nam Cao là cây bút bậc thầy về nghệ thuật viết
truyện ngắn.
O’Henry (1862-1910) tên thật là William Sydney Porter, là một nhà văn nổi
tiếng người Mỹ. Cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, ông được mệnh danh là “cây đại
thụ” của nền văn học Mỹ. Cùng với nhà văn Anton Chekhov (Nga) và Guyde
Maupassant (Pháp), O’Henry được coi là một trong ba bậc thầy về nghệ thuật
truyện ngắn thế giới. Truyện ngắn của ông đều là những tác phẩm có giá trị và để
lại ấn tượng sâu sắc trong lòng độc giả. Tên ông được đặt cho “Giải thưởng Kỷ
niệm O’Henry” - giải thưởng hàng năm của văn học Mỹ - nhằm tôn vinh những
tác giả có truyện ngắn xuất sắc.
1.2. Sự nghiệp sáng tác của Nam Cao chỉ gói gọn trong 15 năm (1936- 1951)
nhưng ông đã để lại khối lượng tác phẩm khá lớn (gần 60 truyện, chủ yếu là truyện

ngắn). Cho tới nay, ông vẫn là hiện tượng hấp dẫn, lôi cuốn giới nghiên cứu phê
bình và bạn đọc. Tác phẩm của ông vẫn khiến người đọc “nghĩ tiếp”, khơi sâu vào
những “địa tầng” mới để kiếm tìm những “vỉa vàng” lấp lánh.
Với vốn sống phong phú, trong một thời gian ngắn O’Henry cũng đã sáng tác
được một khối lượng tác phẩm khá đồ sộ (gần 400 truyện ngắn và một số bài thơ).
Kết cấu truyện chặt chẽ, cốt truyện được xếp vào hàng mẫu mực nhất của truyện
ngắn (thế kỷ XX) đã đưa tên tuổi ông vang xa trên toàn thế giới. Truyện ngắn của
O’Henry không chỉ tái hiện xã hội Mỹ đầu thế kỷ XX mà còn thể hiện cái nhìn
nhân văn và lạc quan về con người, cuộc sống. Trải qua thời gian, truyện ngắn của
ông vẫn hấp dẫn độc giả trên toàn thế giới với những ý nghĩa mới mẻ. Vì vậy
nghiên cứu về nội dung và nghệ thuật truyện ngắn của ông vẫn rất cần thiết.


1.3. Văn học so sánh là tên gọi một phương pháp luận nghiên cứu văn học.
Nó không chỉ cho phép nghiên cứu so sánh các hiện tượng văn học ở các quốc gia
khác nhau theo quan hệ giao lưu, ảnh hưởng mà còn cho phép so sánh văn học
theo quan hệ tương đồng. Việc đặt truyện ngắn Nam Cao và O’Henry cạnh nhau
trong thế đối so sánh giúp ta có cái nhìn toàn diện, sâu sắc hơn về hai tác giả.
Hiện nay, đã có nhiều công trình nghiên cứu về truyện ngắn của hai tác giả
Nam Cao và O’Henry nhưng việc đặt chúng trong quan hệ so sánh để thấy ngòi
bút đậm chất nhân văn của hai tác giả thì chưa công trình nào thực hiện có hệ
thống.
1.4. Tác phẩm của Nam Cao và O’Henry đã được đưa vào chương trình Ngữ
văn phổ thông và chuyên ngành văn ở các trường Đại học ở Việt Nam từ lâu. Ở
bậc Đại học, Nam Cao là tác giả được nghiên cứu khá kĩ càng. Ở bậc trung học
phổ thông có truyện ngắn Chí Phèo của Nam Cao; trong chương trình trung học
cơ sở có truyện ngắn Lão Hạc (Nam Cao) và Chiếc lá cuối cùng của O’Henry.
Đây là những tác phẩm có nhiều giá trị. Với đề tài này, chúng tôi hi vọng sẽ góp
phần vào công việc giảng dạy, học tập tác phẩm của hai nhà Nam Cao và O’Henry
ở Việt Nam.

2. Lịch sử vấn đề
2.1. Vấn đề nghiên cứu Nam Cao và so sánh Nam Cao với các tác giả văn học
nước ngoài
2.1.1. Vấn đề nghiên cứu Nam Cao
Nam Cao là một tài năng, một hiện tượng lớn trong nền văn học hiện đại đầu
thế kỷ XX. Vì vậy, hiện nay đã có nhiều công trình nghiên cứu về ông (khoảng
hơn
200 tài liệu). Trước Cách mạng tháng Tám năm 1945, việc nghiên cứu tác phẩm
Nam Cao vẫn chưa được chú ý. Ngoài lời “tựa” Đôi lứa xứng đôi của Lê Văn
Trương thì chưa có công trình nào nghiên cứu chính thức về Nam Cao. Phải từ sau
Cách mạng tháng 8-1945, Nam Cao mới được giới nghiên cứu văn học biết đến.
Người đầu tiên quan tâm đến tính sắc sảo trong sáng tác của Nam Cao là Nguyễn
Đình Thi trong bài Nam Cao ông viết vào những năm 50.
Sang đến những năm 1960 có thêm nhiều công trình khác về Nam Cao ra đời.
Mở đầu là hai bài viết: Đọc truyện ngắn Nam Cao, soi lại bước đường đi lên của


nhà văn hiện thực và Con người và cuộc sống trong tác phẩm Nam Cao của Huệ
Chi -


Phong Lê. Ở các bài viết này, hai nhà nghiên cứu đã đưa ra nhiều nhận định và
đánh giá khái quát về sự nghiệp sáng tác của Nam Cao.
Năm 1961, Phan Cư Đệ và Hà Minh Đức cũng có hai công trình nghiên cứu
về Nam Cao. Với cuốn Văn học Việt Nam 1930-1945, Phan Cư Đệ đã dành một
bài tìm hiểu về cuộc sống và sáng tác của Nam Cao. Hà Minh Đức trong công
trình Nam Cao nhà văn hiện thực xuất sắc lại nhìn Nam Cao ở một góc độ khác.
Ông cho rằng, Nam Cao là nhà văn hiện thực xuất sắc bởi sáng tác của ông đã đạt
tới trình độ điển hình hóa cao trên nhiều phương diện nghệ thuật, đặc biệt là nghệ
thuật miêu tả tâm lý nhân vật.

Năm 1973, nhiều công trình nghiên cứu về Nam Cao tiếp tục được ra đời.
Trong đó có giáo trình Lịch sử văn học Việt Nam 1930-1945 của Nguyễn Hoành
Khung. Trong chương Nam Cao, Nguyễn Hoành Khung nhấn mạnh đến tài năng
của Nam Cao trong việc lấy chất liệu từ cuộc sống hàng ngày.
Trong cuốn sách Tiểu thuyết Việt Nam hiện đại (1974), nhà nghiên cứu Phan
Cư Đệ một lần nữa nhắc đến Nam Cao và có nhiều phát hiện mới, độc đáo về sáng
tác của nhà văn này. Theo ông, điểm đặc sắc trong các tác phẩm của Nam Cao
chính là ở nghệ thuật.
Năm 1982, Giáo sư Hà Minh Đức viết cuốn Nam Cao và đôi nét nghệ thuật
sáng tạo tâm lý. Trong đó, ông nhận định: “Dòng tâm lý trong tác phẩm của Nam
Cao vận động qua nhiều cảnh ngộ nhưng vẫn quanh quẩn tù túng không tìm được
lối thoát. Nó không được giao lưu với hành động nên có những phát triển ở bên
trong, ngày càng đi sâu vào nội tâm gần gũi với miêu tả tâm lý của Dostoievski và
Sekhov” [10, tr.73]. Như vậy, Hà Minh Đức đã chỉ ra một đặc điểm rất quan trọng
trong sáng tác của Nam Cao. Đó là sự ảnh hưởng của nghệ thuật xây dựng nhân
vật từ văn học châu Âu thế kỷ XIX.
Năm 2002, bài viết Nhớ Nam Cao và những bài học của ông của Nguyễn
Đăng Mạnh hoàn thành và in trong cuốn Con đường đi vào thế giới nghệ thuật
của nhà văn. Nguyễn Đăng Mạnh nhận xét về nghệ thuật xây dựng nhân vật của
Nam Cao như sau: “Sức hấp dẫn của Nam Cao còn ở những trang phân tích tâm
lý sắc sảo
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




của ông. Nam Cao chú ý đến nhiều nội tâm ngoại hình nhân vật” [18, tr.183]. Đặc
biệt, khi đi sâu vào nghệ thuật kể chuyện của Nam Cao, Nguyễn Đăng Mạnh còn
khẳng định:“Nam Cao có một lối kể rất biến hóa, cứ nhập thẳng vào đời sống bên
trong nhân vật mà dẫn dắt mạch tự sự theo dòng độc thoại nội tâm. Lối kể chuyện

theo quan điểm nhân vật như thế nào tạo ra ở nhiều tác phẩm của Nam Cao, một
thứ kết cấu bề ngoài có vẻ rất phóng túng, tùy tiện mà thực ra hết sức chặt chẽ như
không thể nào phá vỡ nốt” [18, tr.183].
Năm 1992, nhân kỷ niệm 50 năm ngày mất của Nam Cao, Viện Văn học
cùng Hội Văn học nghệ thuật Hà Nam tiến hành biên soạn cuốn Nghĩ tiếp về Nam
Cao do giáo sư Phong Lê làm chủ biên. Cuốn sách là tập hợp rất nhiều ý kiến,
đánh giá và tìm tòi khám phá mới về Nam Cao. Chúng tôi quan tâm đến những bài
viết liên quan đến quan đến nội dung và nghệ thuật truyện ngắn của Nam Cao
trong cuốn sách này.
2.1.2. Vấn đề so sánh Nam Cao với tác giả văn học nước ngoài
Nam Cao là một nhà văn lớn. Điều này đã được chứng minh qua việc nhà
nghiên cứu N.I. Niculin (Liên xô) trong ba cuốn từ điện đồ sộ: Từ điển bách khoa
văn học giản yếu, Đại từ điển bách khoa Liên Xô, Từ điển bách khoa văn học đều
đã dành một mục để viết về Nam Cao.
Ở Việt Nam, hướng tiếp cận Nam Cao từ góc độ so sánh với tác giả văn học
nước ngoài đã được manh nha từ những năm 60. Hai nhà nghiên cứu đầu tiên đặt
Nam Cao bên cạnh Dostorevski, Sekhov - các nhà văn lớn trên thế giới - là Phan
Cư Đệ và Hà Minh Đức.
Sang thập 90, phương pháp tiếp cận Nam Cao từ góc độ so sánh được các nhà
nghiên cứu đặc biệt quan tâm và nghiên cứu chuyên sâu hơn. Trong cuốn Nghĩ
tiếp về Nam Cao do Phong Lê chủ biên đã tập hợp và giới thiệu với bạn đọc ba bài
viết về Nam Cao từ góc độ so sánh của ba nhà nghiên cứu là Đào Tuấn Ảnh với
Tsêkhov và Nam Cao - một sáng tác hiện thực kiểu mới ;Trần Ngọc Dung với Gặp
gỡ giữa M.Gorki và Nam Cao; Phạm Tú Châu với Đôi điều so sánh giữa Chí Phèo
và AQ .

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN





Năm 2004, Viện Văn học tổ chức cuộc hội thảo nhân kỉ niệm 100 năm ngày
mất của A.Chekhov. Tại hội thảo này, có rất nhiều bài tham luận viết về cuộc
sống

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




và sự nghiệp của nhà văn Nga vĩ đại này. Trong đó có bài viết so sánh A.Chekhov
và Nam Cao rất sâu sắc của Phong Lê: A.Sekhov và Nam Cao nhìn từ hai nền văn
học. Với bài viết này, tác giả Phong Lê đã tìm ra những nét giống và khác nhau
trong sáng tác của Nam Cao và A.Chekhov. Từ việc so sánh đó, nhà nghiên cứu
khẳng định sự tương đồng giữa Nam Cao và A.Sekhov thể hiện ở “vai trò và sứ
mệnh ở mỗi người đối với lịch sử dân tộc” và “ở lối tư duy nghệ thuật độc đáo đào
sâu vào đời sống tâm lý và hướng vào cuộc sống nhỏ nhặt thường ngày” [16,
tr.203].
Ngoài ra, ở trường Đại học Sư phạm Thái Nguyên có một số luận văn Thạc sĩ
so sánh Nam Cao với tác giả văn học nước ngoài. Đó là luận văn của Phạm Thị
Thu: “So sánh nghệ thuật tự sự trong truyện ngắn của Nam Cao (Việt Nam) và
Runkê Akutagawa (Nhật Bản)”, luận văn của Lương Thị Lan “Một số vấn đề thi
pháp truyện ngắn Nam Cao” (so sánh với thi pháp truyện ngắn A.Sekhov).
Nhìn chung, những công trình chuyên biệt nghiên cứu về Nam Cao rất phong
phú và đa dạng, với hàng trăm tài liệu. Tuy nhiên, trong khuôn khổ của đề tài,
chúng tôi muốn tập trung khai thác các tài liệu liên quan đến truyện ngắn của Nam
Cao và so sánh Nam Cao với tác giả văn học nước ngoài. Trên cơ sở đó, chúng tôi
hi vọng sẽ khám phá những điều còn ẩn giấu trong truyện ngắn Nam Cao, đồng
thời so sánh với truyện ngắn của O’Henry để thấy rõ những điểm tương đồng và
khác biệt.

2.2. Vấn đề nghiên cứu truyện ngắn của O’Henry
2.2.1. Tình hình nghiên cứu truyện ngắn của O’Henry ở nước ngoài
Các tác phẩm của O’Henry ra đời đã hơn một thế kỷ nhưng đến nay vẫn
còn nguyên giá trị. Từ đó đến nay đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về các
tác phẩm của ông. Đánh từ khóa O’Henry trên Google, trong 2 giây ta có
15.600.000 kết quả. Có thể nói, O’Henry đã chinh phục hàng triệu độc giả cũng
như nhiều nhà phê bình văn học thế giới. Trong các tài liệu mà chúng tôi tìm được,
có một số bài viết và công trình đáng chú ý như: O’Henry, con người và tác phẩm
(O’Henry, the man and his work, 1949) của Eugence Hudsonlong, Bút danh
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




O’Henry: Tiểu sử của William Sidney Porter (Alias O’Henry: A biography of
William
Sidney porter, 1957) của Gerald Langford....
Cuốn O’Henry, con người và tác phẩm (O’Henry,the man and his work,
1949) của Eugene Hudsonlong là một cuốn tiểu sử về O’Henry khá đầy đủ vào
thời đó. Eugene Hudsonlong đã giới thiệu cặn kẽ về O’Henry và các sáng tác của
ông. Từ
đó, Eugene Hudsonlong đưa ra một cái nhìn tổng quan về tác phẩm của O’Henry,
đồng thời cung cấp bối cảnh lịch sử giúp độc giả đọc các câu chuyện và thơ của
O’Henry dễ dàng hơn. Theo nghiên cứu của Eugence Hudsonlong, O’Henry đã
từng viết thơ nhưng ông nổi tiếng, thành công với truyện ngắn. Cuốn sách này là
một bức tranh sinh động về cuộc đời của O’Henry và bước đầu có những nhận
định chính xác về tư tưởng, nhân cách của nhà văn này.
Cuốn Bút danh O’Henry: Tiểu sử của William Sidney Porter (Alias
O’Henry: A biography of William Sidney porter, 1957) của Gerald Langford đã đi
sâu tìm hiểu sự nghiệp của nhà văn O’Henry và quá trình trưởng thành của ông.

Cuốn sách tập trung vào 2 giai đoạn trong cuộc đời của O’Henry là thời gian ông
ở Texas và thời trong tù ở New York. Cuốn sách cũng viết về những thất bại của
ông khi còn trẻ, về việc ông đối mặt với thử thách trong cuộc sống, về vấn đề
O’Henry có thật sự có tội trong vụ biển thủ Ngân hàng Austin. Qua đó, Gerald
Langford cũng cung cấp thông tin, bối cảnh xã hội thời O’Henry.
Trong cuốn Truyện của O’Henry (Story by O’Henry, 1962), nhà nghiên cứu
Mildred H.Larson đã trình bày các nghiên cứu của mình về truyện ngắn của
O’Henry. Ông đánh giá cao cách kết thúc truyện bất ngờ thường có trong truyện
ngắn của O’Henry: “...trong mạch văn lai láng ông triển khai những câu chuyện
một cách khéo léo và phong phú, khiến độc giả không thể bỏ lửng cốt truyện mà
phải đọc từ đầu đến cuối với một ngạc nhiên’’ [22, tr.76].
2.2. Tình hình nghiên cứu về truyện ngắn của O’Henry ở Việt Nam
O’Henry là nhà văn Mỹ sớm được nghiên cứu ở Việt Nam, đặc biệt là ở miền
Nam Việt Nam (từ những năm 1940). Tuy nhiên với thời gian hạn hẹp, chúng tôi
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




chỉ có thể bao quát được một số tài liệu xuất hiện trong vòng 20 năm gần đây.
Chúng
tôi điểm qua một số công trình đáng chú ý như sau:
Trong cuốn Hành trình văn học Mỹ (1966), phần viết về nhà văn O’Henry,
tác giả Nguyễn Đức Đàn đã chỉ ra rằng: “Ông tìm kiếm không mệt mỏi những cái
bất ngờ và kì lại. Cốt truyện không bao giờ diễn biến một cách logic và phần cuối
bao giờ cũng có một sự kiện đột ngột” [8, tr.86].
Năm 2004, trong cuốn Tác gia văn học Mỹ thế kỷ XVIII-XX của Lê Đình
Cúc, ông đã dành một mục viết về O’Henry. Bài viết có tiêu đề “Tên cảnh sát và
bản thánh ca của văn học Mỹ”. Trong đó Lê Đình Cúc đã nhận xét: “Và còn gì của
O’Henry để lại cho thế hệ mai sau ngoài chất liệu hiện thực cuộc sống, ngoài một

chủ nghĩa nhân đạo bao la, ngoài một tấm lòng nhân hậu đối với thế giới bình dân
chính là ngòi bút châm biếm hài hước của mình” [7, tr.439].
Năm 2009, Nguyễn Hồng Dũng có bài Truyện ngắn của O’Henry đăng trên
Tạp chí Sông Hương (số 183, 2009). Nguyễn Hồng Dũng đã viết về O’Henry:
“Ông hiểu rõ tâm lí những người cùng thời, và đề tài trong truyện của ông được
lấy từ chính đời sống của họ. Ông đưa đến cho họ hai điều: tiếng cười và sự cảm
động. Những truyện ngắn của ông thường hóm hỉnh cười rất độ lượng và ẩn cuối
tiếng cười gợi lên sự vị tha, nhân ái” [tapchisonghuong.com] [23].
Ngô Vĩnh Viễn trong lời giới thiệu tập Chiếc lá cuối cùng (2014, NXB Văn
học) đã chỉ ra điểm hấp dẫn nhất trong truyện O’Henry là: “Niềm tin của ông vào
con người, vào cuộc sống, cái nhìn vui vẻ, yêu đời trước những thăng trầm của
một số con người, đặc biệt là những người nghèo khổ, bất hạnh”. Dịch giả Ngô
Vĩnh Viễn ngợi ca: “O’Henry không có cái thâm trầm sâu xa về mặt tư tưởng,
không có tầm rộng lớn về mặt khái quát, điển hình hoặc tính sắc biến trong phê
phán xã hội đương thời như 2 văn hào Nga và Pháp (Sêkhôp và Ghi Đơ Môpat
xăng) nhưng tên tuổi và tác phẩm của ông vẫn tồn tại mãi trong sự yêu thích và
mến chuộng của người đọc khắp nơi trên thế giới, vì niềm tin của ông vào con
người và cuộc sống, vì cái nhìn vui vẻ và yêu đời của ông những thăng trầm của số
phận con người” [21, tr.5].
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




Nhà nghiên cứu Lê Huy Bắc cũng có nhiều công trình nghiên cứu về nhà
văn O’Henry. Trong cuốn Giáo trình văn học phương Tây (2012, NXB Đại học Sư
phạm), ông đã nhận định về O’Henry: “Đứng về phía thân phận cơ hàn, O’Henry
tỏ rõ tấm lòng yêu thương những người cùng cảnh ngộ. Tuy nhiên không phải vì
thế mà ông không chỉ ra những hạn chế những yếu kém trong tư duy và hành động
của những người thuộc lớp dưới này. Nhưng do phải sáng tác nhanh để đáp ứng

nhu cầu của độc giả, nên ở O’Henry ta thấy nhiều môtip truyện lặp lại điều này
cũng sẽ gây nhàm chán” [3, tr.163].
Qua việc tìm hiểu các công trình trên, chúng tôi rút ta kết luận như sau: Ở
nước ngoài cũng như ở Việt Nam có rất nhiều tài liệu nghiên cứu về cuộc đời, sự
nghiệp cũng như truyện ngắn của hai nhà văn Nam Cao và O’Henry. Các công
trình kể trên đã có những phân tích kĩ lưỡng, những khái quá khách quan, đánh giá
đúng thành công và đóng góp của hai nhà văn. Tuy nhiên, chúng tôi nhận thấy chưa
có công trình chuyên biệt nào so sánh hai nhà văn này. Đây chính là vấn đề chúng
tôi quan tâm và triển khai đề tài. Những công trình này sẽ là tài liệu quý báu để
phục vụ cho quá trình nghiên cứu thực hiện đề tài.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Với đề tài này chúng tôi hướng đến khám phá và lý giải về truyện ngắn của
Nam Cao và O’Henry trên trên cơ sở so sánh; khẳng định thêm những đóng góp
của Nam Cao và O’Henry ở thể loại truyện ngắn trong hai nền văn học Việt Nam
và Mỹ; từ đó, khẳng định vị trí của truyện ngắn Nam Cao trong dòng chảy của văn
học thế giới.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục đích nghiên cứu, chúng tôi xác định ba nhiệm vụ chính
của đề tài như sau:
- Khảo cứu tình hình lịch sử xã hội, văn hóa Việt Nam, Mỹ nửa sau thế kỷ
XIX, đầu thế kỷ XX; nghiên cứu sự tác động của yếu tố đó đến truyện ngắn của
hai nhà văn Nam Cao và O’Henry.
- Khảo cứu, so sánh truyện ngắn của Nam Cao và O’Henry ở phương diện
nội dung.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN





- Khảo cứu, so sánh truyện ngắn của Nam Cao và O’Henry ở phương diện
nghệ thuật.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài Truyện ngắn của Nam Cao và O’Henry
trong cái nhìn đối sánh là nội dung, nghệ thuật truyện ngắn của Nam Cao và
O’Henry trong sự so sánh tương đồng và khác biệt.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Thực hiện đề tài Truyện ngắn của Nam Cao và O’Henry trong cái nhìn
đối sánh chúng tôi sẽ tập trung khảo cứu vào các tập truyện ngắn có giá trị và
được giới nghiên cứu đánh giá cao của Nam Cao và O’Henry:
Với Nam Cao chúng tôi tập trung khảo sát các truyện ngắn ở 2 tập:
- Nam Cao - truyện ngắn chọn lọc của Nhà xuất bản Văn học (2012).
- Tuyển tập Nam Cao (tập 1,tập 2) Nhà xuất bản Văn học (1999), do Hà
Minh
Đức biên soạn.
Còn O’Henry với khối lượng tác phẩm đồ sộ nhưng chúng tôi tập trung vào
nghiên cứu các truyện ngắn trong 2 tập truyện:
- O’Henry Truyện ngắn chọn lọc (NXB văn học, 2009) do Mạnh Chương
dịch, gồm 35 truyện ngắn.
- Chiếc lá cuối cùng (Tập truyện, NXB Văn hóa, 2017) do Ngô Vĩnh Viễn,
Mạnh Chương, Trần Thanh Phương, Nguyễn Việt Long và Ngọc Khánh dịch; gồm
29 truyện ngắn.
5. Phương pháp nghiên cứu
Để giải quyết vấn đề đặt ra, chúng tôi sử dụng các phương pháp nghiên cứu
sau:
- Phương pháp văn học so sánh: Với tư cách là phương pháp luận, văn học
so sánh giúp chúng tôi nghiên cứu, nhìn nhận tác phẩm trong cái nhìn tương quan
để tìm ra điểm tương đồng và khác biệt từ đó đánh giá tác phẩm một cách chính
xác, khách quan.


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




- Phương pháp tiếp cận thi pháp học: Phương pháp này giúp người nghiên
cứu giải quyết các yêu cầu của đề tài theo hướng đã được xác định bởi đối tượng
nghiên cứu: truyện ngắn Nam Cao và O’Henry.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




- Phương pháp nghiên cứu xã hội học: Phương pháp này giúp người nghiên
cứu xem xét vấn đề trong sự thống nhất các khía cạnh ở “ngoài” và “trong” văn
bản tác phẩm một cách khoa học, lịch sử cụ thể. Nghiên cứu văn bản tác phẩm,
hình thức cũng như nội dung, trong mối quan hệ tương tác với các vấn đề lịch sử
xã hội giúp chúng tôi đánh giá toàn diện hơn giá trị thẩm mĩ trong truyện ngắn của
Nam Cao và O’Henry.
Ngoài ra chúng tôi còn sử dụng các thao tác cơ bản trong nghiên cứu: khảo
sát, thống kê - phân loại, phân tích - tổng hợp, so sánh,…
6. Dự kiến những đóng góp của luận văn
Đây là luận văn đầu tiên đề cập đến việc so sánh truyện ngắn của hai nhà
văn Nam Cao và O’Henry để đánh giá, khẳng định nhà văn Nam Cao trong dòng
chảy của văn học thế giới. Kết quả của luận văn có thể làm tài liệu tham khảo cho
việc học và dạy học, nghiên cứu các tác phẩm của hai nhà văn Nam Cao và
O’Henry nói riêng, học và dạy văn học hiện đại nói chung.
7. Cấu trúc luận văn

Luận văn của chúng tôi ngoài phần Mở đầu và Kết luận gồm 3 chương:
Chương 1: Cuộc đời, quan niệm sáng tác, sự nghiệp của Nam Cao và
O’Henry. Chương 2: Nội dung truyện ngắn Nam Cao và O’Henry trong cái
nhìn đối sánh. Chương 3: Nghệ thuật truyện ngắn của Nam Cao và O’Henry
trong cái nhìn
đối sánh.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




Chương 1
CUỘC ĐỜI, QUAN NIỆM SÁNG TÁC, SỰ NGHIỆP
CỦA NAM CAO VÀ O’HENRY
1.1. Thời đại và cuộc đời hai nhà văn Nam Cao, O’Henry
1.1.1. Thời đại và cuộc đời nhà văn Nam Cao
Lịch sử Việt Nam cuối thế kỷ XIX đầu và nửa đầu thế kỉ XX là thời kì nhân
dân Việt Nam chịu sự thống trị của thực dân Pháp. Năm 1958, thực dân Pháp nổ
súng xâm lược nước ta. Trước sự xâm lược của thực dân Pháp, nhân dân ta đã tiến
hành đấu tranh quyết liệt chống lại quân thù. Mặc dù vậy, giai cấp phong kiến Việt
Nam đã dần thỏa hiệp, đầu hàng thực dân Pháp nên các cuộc đấu tranh nổ ra của
nhân dân đều bị thất bại.
Với việc kí kết hiệp ước Harmand (1883-1884), triều đình nhà Nguyễn
chính thức công nhận sự đô hộ của Pháp trên lãnh thổ Việt Nam. Sang đầu thế kỷ
XX khi bình định thành công nước ta, thực dân Pháp nhanh chóng bắt tay ngay
vào công cuộc khai thác thuộc địa.
Về chính trị: Thực dân Pháp thi hành chính sách cai trị trực tiếp ở Đông
Dương dùng bộ máy quân sự, cảnh sát, nhà tù thủ tiêu mọi quyền dân chủ, đàn áp
khủng bố mọi sự chống đối, dùng chính sách “chia để trị” chia nước ta thành ba

kỳ với ba chế độ thống trị khác nhau. Chúng duy trì triều đình phong kiến nhà
Nguyễn và giai cấp địa chủ làm công cụ tay sai để áp bức về chính trị và bóc lột
về kinh tế. Nhân dân ta mất nước, trở thành nô lệ, bị đàn áp bóc lột, cuộc sống vô
cùng cực khổ.
Về kinh tế: Thực dân Pháp tiến hành khai thác thuộc địa Đông Dương lần
thứ nhất (1897-1918), khai thác thuộc địa lần hai (1919-1929), trong đó lấy Việt
Nam làm trọng điểm. Tư bản Pháp bỏ vồn nhiều nhất vào nông nghiệp (lập đồn
cao su, cà phê, chè…) và ngành khai mỏ (chủ yếu là than, sắt, thiếc, vàng…) để
thu lợi nhuận nhiều và nhanh. Pháp xây dựng ngành giao thông vận tải đường bộ,
đường sắt, phát triển cơ sở công nghiệp chế biến, độc quyền ngoại thương, Ngân
hàng Đông Dương của Pháp độc quyền tài chính đặt ra hàng trăm thứ thuế tàn ác
nhất là

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




thuế thân, thi hành rộng rãi chính sách cho vay nặng lãi. Kết quả nền kinh tế nước
ta có sự phát triển mức độ nào đó theo hướng tư bản chủ nghĩa nhưng là nền kinh
tế thuộc địa, phụ thuộc vào Pháp.
Cùng với sự thay đổi về kinh tế, chính trị, văn hóa nước ta trong giai đoạn
này cũng có những biến đổi sâu sắc. Đó là xung đột giữa cái “cũ” và cái “mới”.
Pháp thực hiện chính sách nô dịch văn hóa, xóa bỏ hệ thống giáo dục phong kiến
thay bằng chế độ giáo dục thực dân hạn chế. Chúng mở nhà tù, trại giam nhiều hơn
trường học, khuyến khích các hoạt động mê tín, các tệ nạn cờ bạc, rượu chè, hạn
chế in sách báo, gây tâm lý tự ti dân tộc. Kết quả hơn 90% dân ta bị mù chữ, bị
bưng bít mọi thông tin tiến bộ từ bên ngoài. Xã hội Việt Nam có những thay đổi rõ
nét từ xã hội phong kiến thành xã hội nửa phong kiến. Lúc này trong xã hội Việt
Nam nổi lên 2 mẫu thuẫn cơ bản đó là: mâu thuẫn giữa toàn thể dân tộc Việt Nam

với thực dân Pháp còn gọi là mâu thuẫn dân tộc. Mẫu thuẫn thứ hai là mối mâu
thuẫn của nhân dân Việt Nam, mà chủ yếu là nông dân với địa chủ phong kiến còn
gọi là mâu thuẫn giai cấp. Hai mâu thuẫn này tồn tại song song và đặt ra yêu cầu
phải giải quyết lúc bấy giờ.
Giữa một thời kì xã hội nửa thuộc địa, nửa phong kiến tối tăm và ngột ngạt
ấy, Nam Cao đã ra đời. Nam Cao tên thật là Trần Hữu Tri, sinh ngày 29/10/1917
tại làng Đại Hoàng, phủ Lý Nhân (nay là xã Hòa Hậu, huyện Lý Nhân) tỉnh Hà
Nam. Làng Đại Hoàng nơi ông sống thời bấy giờ giống như một bức tranh thu nhỏ
của xã hội Việt Nam lúc bấy giờ. Đó là một ngôi làng xa phủ, xa huyện, chính vì
vậy quan lại, cường hào trong làng có cơ hội hoành hành. Tại ngôi làng của ông,
thường xảy ra các vụ kiện tụng nhau giữa bọn quyền thế, giàu có vì vậy không ít
người dân phải li hương. Những sự việc có thực đã diễn ra ở vùng quê tối tăm này
đều được Nam Cao ghi lại trong những trang sách của mình với dấu ấn nặng nề…
Ông sống trọn nửa đầu thế kỉ XX. Cuộc đời ông gắn với một giai đoạn lịch
sử đau thương của dân tộc. Những biến động xã hội, văn hóa và thân phận con
người trong thời kỳ này được ông cảm nhận, phản ánh hết sức sinh động trong
toàn bộ sáng tác của mình.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




Nam Cao sinh trưởng trong một gia đình nghèo, đời sống gặp rất nhiều khó
khăn. Trong gia đình, chỉ có Nam Cao được đi học. Cái đói, cái nghèo, bệnh tật
đeo đuổi và giày vò ông ngay từ khi còn nhỏ. Sau khi thi trượt Thành chung, Nam
Cao rời bỏ làng quê nghèo khổ vào Sài Gòn kiếm sống theo một người cậu làm
may. Rời quê, Nam Cao ấp ủ nhiều dự định, nhiều mơ ước. Ông mơ ước được sang
Pháp để mở rộng tầm biểu biết, nhưng cuối cùng bệnh tật lại trả ông về với quê
hương.
Về Sài Gòn, Nam Cao tiếp tục ôn lại và thi đậu Thành chung. Ông định xin làm

công chức nhưng rồi bệnh tật nên không được chấp nhận. Nam Cao lên Hà Nội
dạy học ở một trường tư thục do người nhà mở. Cuộc sống của một anh giáo khổ
trường tư đã giúp Nam Cao hiểu sâu sắc hơn về thân phận của những người trí
thức tiểu tư sản nghèo trong xã hội cũ.
Khi phát xít Nhật xâm lược Đông Dương, ngôi trường bị đóng cửa. Nam
Cao phải sống chật vật bằng nghề viết văn, dạy thuê và cuối cùng không tồn tại ở
chốn thị thành này được Nam Cao phải về quê “ăn bám” vợ.
Năm 1943 Nam Cao ra nhập nhóm Văn hóa cứu quốc cùng một số nhà văn
khác như: Nguyễn Đình Thi, Nguyễn Huy Tưởng, Tô Hoài, Nguyên Hồng… Khi
cơ sở văn hoá cứu quốc và phong trào cách mạng ở Hà Nội bị khủng bố mạnh,
Nam Cao trở về quê và tham gia phong trào Việt Minh ở địa phương.
Năm 1945, Nam Cao tham gia cướp chính quyền ở phủ Lý Nhân sau đó
được làm chủ tịch ủy ban khởi nghĩa xã. Ít lâu sau Nam Cao được điều lên Hà Nội
rồi công tác ở Hội Văn hóa cứu quốc.
Kháng chiến toàn quốc bùng nổ, Nam Cao theo đoàn quân tiến vào vùng
Nam Trung Bộ. Năm 1947, Nam Cao lên Việt Bắc tham gia công tác kháng chiến
đồng thời làm cán bộ thông tin tuyên truyền: viết tin, viết tài liệu, viết truyền
đơn… Thời gian này, Nam Cao vinh dự ra nhập Đảng Cộng sản Đông Dương
(1948). Vào tháng
11 năm 1951, khi tham gia đoàn công tác thuế nông nghiệp ở vùng địch hậu Liên
khu III. Nam Cao có ý định nhân dịp này ghé về quê mình, thu thập thêm tài liệu
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




để viết về một tác phẩm về quê hương trong cách mạng. Nhưng không may Nam
Cao

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN





đã ngã xuống gần bốt Hoàng Đan (Ninh Bình) khi tài năng đương độ chín và biết
bao dự định sáng tạo vẫn còn dang dở.
Cuộc đời của nhà văn Nam Cao mang nhiều nét tiêu biểu cho tầng lớp trí
thức tiểu tư sản nghèo trong xã hội cũ. Có hoài bão, có ước mơ, có lý tưởng nhưng
đều không thực hiện được. Cuộc sống của ông phải vật lộn với miếng cơm, manh
áo, trải qua nhiều lần thất nghiệp, ngược xuôi trong Nam, ngoài Bắc, nhưng cuộc
đời của Nam Cao đã sớm được soi sáng nhờ ánh sáng của Đảng và Cách mạng.
Chính điều này đã giúp ông thoát khỏi những bế tắc, và mang đến cuộc sống có ý
nghĩa cho ông.
Nói tới Nam Cao, chúng ta nhớ ngay đến một con người có tấm lòng sâu
sắc, có ý thức gắn bó thủy chung với nhân dân, với những người nghèo khổ, trước
hết đó là những người thân trong gia đình. Bề ngoài, Nam Cao có vẻ lạnh lùng ít
nói, nhưng đời sống nội tâm vô cùng phong phú. Ông luôn nghiêm khắc đấu tranh
với bản thân để thoát khỏi lối sống tầm thường nhỏ hẹp, vươn tới một cuộc sống
cao
đẹp.
Trong bất cứ hoàn cảnh nào, ông cũng giữ trọn tấm lòng đôn hậu, hiền hòa,
chan chứa tình thương, đặc biệt có sự gắn bó sâu nặng với quê hương và những
người nông dân nghèo khổ, bị áp bức, khinh miệt trong xã hội cũ với xã hội đương
thời. Ông cho rằng: Không có tình thương thì không xứng đáng gọi là người. Ông
không nỡ ăn bát cơm ngon dành cho riêng mình, Nam Cao muốn chia đều cho cả
nhà, vì vậy viết về người nghèo, ngòi bút Nam Cao lúc nào cũng tràn đầy niềm xót
thương, cảm thông. Ông luôn trăn trở, suy tư về bản thân và cuộc sống vì thế dù
những chuyện rất thường ngày nhưng Nam Cao lại nêu lên được vấn đề xã hội lớn
lao, nhiều bài học triết lý sâu sắc.
Trước Cách mạng tháng Tám, Nam Cao mang nặng tâm sự u uất, bi phẫn

của một trí thức. Họ là những người có ý thức về sự sống mà không được sống cho
ra người. Nam Cao là một nhà văn chân chính, có tấm lòng nhân hậu, chan chứa
yêu thương, có đời sống tinh thần phong phú. Những tác phẩm ông sáng tác đều
chứa tinh thần nhân đạo.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




1.1.2. Thời đại và cuộc đời nhà văn O’Henry
Cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX thời kỳ nước Mỹ vừa trải qua nội chiến, tái
thiết đất nước, kinh tế, xã hội Mỹ đã bước vào thời kỳ khá phát triển và ổn định.
Tuy nhiên cũng chính từ đây đã nảy sinh ra những vấn đề xã hội của việc đô thị
hóa và công nghiệp hóa. Sự phân cách giàu - nghèo trở nên trầm trọng. Số triệu
phú Mỹ ngày càng nhiều cùng với tình trạng khốn khó của người lao động tăng
nhanh. Sự thành đạt, giàu sang song hành với đói khổ nghèo nàn trong xã hội. Đời
sống xã hội Mỹ vì thế cực kỳ phức tạp với bao điều tương phản: phồn vinh và
cùng khổ, tự do dân chủ và bất công bạo ngược.
Tình hình tư tưởng xã hội ở Mỹ cuối thế kỷ XIX - đầu thế kỷ XX khá phức
tạp. Có những học thuyết du nhập từ Châu Âu, thích ứng với điều kiện lịch sử xã
hội Mỹ, đã tồn tại và phát huy ảnh hưởng trong đời sống, chính trị, văn hóa Mỹ. Là
đất nước của tự do tôn giáo nên Mỹ có nhiều loại hình tín ngưỡng, giáo phái và
nhà thờ. Khó có thể mô tả lối sống hay đặc tính Mỹ điển hình. Người Mỹ được
người nước ngoài nhận thức qua cách cử xử ít nhiều sự mâu thuẫn: ít đặt nặng tầm
quan trọng của danh dự và phẩm giá; khiêm tốn trước lời khen và thích chế nhạo
lỗi lầm yếu kém của bản thân; tự hào kín đáo về những gì mình đạt được và phê
phán những sự việc chưa hoàn thiện…
Nhìn chung, đặc điểm lịch sử xã hội, truyền thống về quyền bình đẳng, tự
do, ảnh hưởng của các hệ thống tư tưởng và sự phát triển nhanh và mạnh của xã
hội công nghiệp - tiêu thụ cuối thế kỷ XIX đầu XX, đã làm nảy sinh trong tâm lý

người Mỹ chủ nghĩa cá nhân, chủ nghĩa thực dụng, chủ nghĩa lạc quan. O’Henry là
một trong những “đứa con” sinh ra trong thời đại đó.
O’Henry tên thật William Sydney Porter. Ông có nhiều bút danh như SH
Peters, Janmes L.Bliss, TB Dowd và Howard Clark. O’Henry sinh ngày 11 tháng 9
năm 1862 tại Greensboro, North Carlina. Cuộc đời ông có khá nhiều biến cố.
O’Henry sinh ra và lớn lên trong một gia đình không giàu có nhưng được ngưỡng
mộ vì Porter là dòng họ tri thức, có nhiều đóng góp nhân đạo cho xã hội. Cha
O’Henry là bác sỹ Algernon Sidney (1825-1888) nổi tiếng ở quận Guifox... Mẹ
của
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




×