Tải bản đầy đủ (.docx) (274 trang)

Nghiên cứu ảnh hưởng của một số chính sách đất đai đến quản lý và sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh nam định

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (6.39 MB, 274 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

NGUYỄN TUẤN HÙNG

NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA MỘT SỐ
CHÍNH SÁCH ĐẤT ĐAI ĐẾN QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG
ĐẤT NÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NAM ĐỊNH

LUẬN ÁN TIẾN SĨ

NHÀ XUẤT BẢN HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP - 2019


HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

NGUYỄN TUẤN HÙNG

NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA MỘT SỐ CHÍNH SÁCH
ĐẤT ĐAI ĐẾN QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG

ĐẤT NÔNG

NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NAM ĐỊNH

Ngành:

Quản lý đất đai

Mã số:

9850103



Người hướng dẫn khoa
học:

PGS.TS. Hoàng Thái Đại

TS. Thái Thị Quỳnh Như

HÀ NỘI - 2019


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả nghiên
cứu được trình bày trong luận án này là trung thực, khách quan và chưa từng dùng bảo
vệ để lấy bất kỳ học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận án đã được cám
ơn, các thông tin trích dẫn trong luận án này đều được chỉ rõ nguồn gốc.
Hà Nội, ngày

tháng năm 2019

Tác giả luận án

Nguyễn Tuấn Hùng

i


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận án, tôi đã nhận được

sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của các thầy cô giáo, sự giúp đỡ, động viên của bạn bè,
đồng nghiệp và gia đình.
Nhân dịp hoàn thành luận án, cho phép tôi được bày tỏ lòng kính trọng và biết
ơn sâu sắc PGS.TS. Hoàng Thái Đại và TS. Thái Thị Quỳnh Như đã tận tình hướng dẫn,
dành nhiều công sức, thời gian và tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình học tập và
thực hiện đề tài.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới Lãnh đạo Học viện, Ban Quản lý đào
tạo, Bộ môn Quản lý đất đai, Khoa Quản lý đất đai - Học viện Nông nghiệp Việt Nam
đã tận tình giúp đỡ tôi trong quá trình học tập, thực hiện đề tài và hoàn thành luận án.
Tôi xin chân thành cảm ơn lãnh đạo UBND tỉnh Nam Định; các sở: Tài nguyên và
Môi trường, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Cục Thống kê; UBND các huyện,
Phòng Tài nguyên và Môi trường, Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các
huyện và nhân dân các huyện Hải Hậu, Nam Trực và Ý Yên đã tạo điều kiện giúp tôi
trong quá trình thực hiện nghiên cứu tại địa phương.
Xin chân thành cảm ơn gia đình, người thân, bạn bè, đồng nghiệp đã tạo mọi điều
kiện thuận lợi và giúp đỡ tôi về mọi mặt, động viên khuyến khích tôi hoàn thành luận án./.

Hà Nội, ngày

tháng năm 2019

Nghiên cứu sinh

Nguyễn Tuấn Hùng

ii


MỤC LỤC
Trang

Lời cam đoan....................................................................................................................................... i
Lời cảm ơn.......................................................................................................................................... ii
Mục lục............................................................................................................................................... iii
Danh mục chữ viết tắt.................................................................................................................... vii
Danh mục bảng................................................................................................................................. ix
Danh mục hình................................................................................................................................. xii
Danh mục biểu đồ.......................................................................................................................... xiii
Trích yếu luận án............................................................................................................................ xiv
Thesis abstract................................................................................................................................ xvi
Phần 1. Mở đầu................................................................................................................................ 1
1.1.

Tính cấp thiết của đề tài...................................................................................................... 1

1.2.

Mục tiêu nghiên cứu............................................................................................................ 3

1.3.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.................................................................................... 3

1.3.1. Đối tượng nghiên cứu......................................................................................................... 3
1.3.2. Phạm vi nghiên cứu............................................................................................................. 4
1.4.

Những đóng góp mới của luận án.................................................................................... 4

1.5.


Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài........................................................................ 4

1.5.1. Ý nghĩa khoa học................................................................................................................. 4
1.5.2. Ý nghĩa thực tiễn.................................................................................................................. 5
Phần 2. Tổng quan tài liệu............................................................................................................ 6
2.1.

Cơ sở lý luận về ảnh hưởng của chính sách đất đai đến quản lý và sử dụng
đất nông nghiệp.................................................................................................................... 6

2.1.1. Đất nông nghiệp và vai trò của đất nông nghiệp.......................................................... 6
2.1.2. Quản lý và sử dụng đất nông nghiệp............................................................................... 8
2.1.3. Chính sách đất đai.............................................................................................................. 13
2.1.4. Đánh giá chính sách đất đai............................................................................................. 24
2.2.

Cơ sở thực tiễn về ảnh hưởng của chính sách đất đai đến quản lý và sử
dụng đất nông nghiệp....................................................................................................... 27

iii


2.2.1. Ảnh hưởng của chính sách đất đai đến quản lý và sử dụng đất nông nghiệp
ở một số nước trên thế giới............................................................................................. 27
2.2.2. Ảnh hưởng của chính sách đất đai đến quản lý và sử dụng đất nông nghiệp
ở Việt Nam.......................................................................................................................... 36
2.3.

Một số nghiên cứu về ảnh hưởng của chính sách và chính sách đất đai đến
quản lý và sử dụng đất nông nghiệp............................................................................. 43


2.4.

Định hướng nghiên cứu của đề tài................................................................................. 49

Phần 3. Nội dung và phƣơng pháp nghiên cứu.................................................................. 52
3.1.

Nội dung nghiên cứu......................................................................................................... 52

3.1.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội liên quan đến quản lý và sử dụng đất
nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Nam Định..................................................................... 52
3.1.2. Kết quả thực hiện chính sách dồn điền đổi thửa và chuyển đổi đất trồng
lúa trên địa bàn tỉnh Nam Định...................................................................................... 52
3.1.3. Đánh giá ảnh hưởng của chính sách dồn điền đổi thửa và chuyển đổi đất
trồng lúa đến quản lý đất nông nghiệp tỉnh Nam Định............................................ 52
3.1.4. Đánh giá ảnh hưởng của chính sách dồn điền đổi thửa và chuyển đổi đất
trồng lúa đến sử dụng đất nông nghiệp tỉnh Nam Định........................................... 53
3.1.5. Một số giải pháp nhằm tăng cường ảnh hưởng tích cực của chính sách dồn
điền đổi thửa và chuyển đổi đất trồng lúa đến quản lý và sử dụng đất nông
nghiệp tỉnh Nam Định...................................................................................................... 53
3.2.

Phương pháp nghiên cứu................................................................................................. 53

3.2.1. Phương pháp thu thập tài liệu, số liệu thứ cấp............................................................ 53
3.2.2. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu............................................................................. 54
3.2.3. Phương pháp thu thập tài liệu, số liệu sơ cấp.............................................................. 56
3.2.4. Phương pháp xử lý và phân tích số liệu....................................................................... 57
3.2.5. Phương pháp đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp....................................... 59

3.2.6. Phương pháp chuyên gia.................................................................................................. 60
3.2.7. Phương pháp theo dõi mô hình....................................................................................... 60
Phần 4. Kết quả và thảo luận.................................................................................................... 61
4.1.

Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội liên quan đến quản lý và sử dụng đất
nông nghiệp tỉnh Nam Định............................................................................................ 61

4.1.1. Điều kiện tự nhiên............................................................................................................. 61

iv


4.1.2. Các nguồn tài nguyên....................................................................................................... 64
4.1.3. Điều kiện kinh tế - xã hội................................................................................................. 67
4.1.4. Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội liên quan đến quản
lý và sử dụng đất nông nghiệp tỉnh Nam Định........................................................... 78
4.2.

Tình hình thực hiện chính sách dồn điền đổi thửa và chuyển đổi đất trồng
lúa tại tỉnh Nam Định....................................................................................................... 79

4.2.1. Tình hình thực hiện chính sách dồn điền đổi thửa tỉnh Nam Định........................ 79
4.2.2. Tình hình thực hiện chính sách chuyển đổi đất trồng lúa tỉnh Nam Định............85
4.3.

Ảnh hưởng của chính sách dồn điền đổi thửa và chuyển đổi đất trồng lúa
đến công tác quản lý đất nông nghiệp tại tỉnh Nam Định........................................ 90

4.3.1. Ảnh hưởng của chính sách dồn điền đổi thửa và chuyển đổi đất trồng lúa

đến công tác chỉnh lý bản đồ địa chính........................................................................ 90
4.3.2. Ảnh hưởng của chính sách dồn điền đổi thửa và chuyển đổi đất trồng lúa
đến công tác đăng ký đất đai và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất...........93
4.3.3. Ảnh hưởng của chính sách dồn điền đổi thửa và chuyển đổi đất trồng lúa
đến hỗ trợ tài chính........................................................................................................... 97
4.3.4. Ảnh hưởng của chính sách dồn điền đổi thửa và chuyển đổi đất trồng lúa
đến công tác quy hoạch vùng sản xuất nông nghiệp............................................... 100
4.3.5. Nhận xét chung về ảnh hưởng của chính sách dồn điền đổi thửa và chuyển
đổi đất trồng lúa đến quản lý đất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Nam Định.....102
4.4.

Ảnh hưởng của chính sách dồn điền đổi thửa và chuyển đổi đất trồng lúa
đến sử dụng đất nông nghiệp tại tỉnh Nam Định..................................................... 105

4.4.1. Ảnh hưởng của chính sách dồn điền đổi thửa và chuyển đổi đất trồng lúa
đến phát triển các vùng sản xuất tập trung, cánh đồng lớn................................... 105
4.4.2. Ảnh hưởng của chính sách dồn điền đổi thửa và chuyển đổi đất trồng lúa
đến phát triển cơ giới hóa.............................................................................................. 109
4.4.3. Ảnh hưởng của chính sách dồn điền đổi thửa và chuyển đổi đất trồng lúa
đến đầu tư phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất nông nghiệp....112
4.4.4. Ảnh hưởng của chính sách dồn điền đổi thửa và chuyển đổi đất trồng lúa
đến hình thức và phương thức tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp............................ 115
4.4.5. Ảnh hưởng của chính sách dồn điền đổi thửa và chuyển đổi đất trồng lúa
đến đa dạng hóa kiểu sử dụng đất nông nghiệp, phát huy lợi thế so sánh.........118

v


4.4.6. Ảnh hưởng của chính sách dồn điền đổi thửa và chuyển đổi đất trồng lúa
đến hiệu quả sử dụng đất............................................................................................... 122

4.4.7. Kiểm chứng ảnh hưởng của chính sách dồn điền đổi thửa và đất trồng lúa
đến sử dụng đất nông nghiệp qua một số mô hình sản xuất nông hộ.................134
4.4.8. Nhận xét chung về ảnh hưởng của chính sách dồn điền đổi thửa và chuyển
đổi đất trồng lúa đến sử dụng đất nông nghiệp của tỉnh Nam Định....................140
4.5.

Một số giải pháp nhằm tăng cường ảnh hưởng tích cực của chính sách dồn
điền đổi thửa và chuyển đổi đất trồng lúa đến quản lý và sử dụng đất nông
nghiệp trên địa bàn tỉnh Nam Định............................................................................. 142

4.5.1. Giải pháp về hoàn thiện chính sách đất nông nghiệp.............................................. 142
4.5.2. Giải pháp về tổ chức thực hiện chính sách đất nông nghiệp................................. 143
4.5.3. Giải pháp về quản lý đất nông nghiệp........................................................................ 144
4.5.4. Giải pháp về sử dụng đất nông nghiệp....................................................................... 145
4.5.5. Giải pháp về đầu tư, tài chính và thị trường nông sản............................................ 146
Phần 5. Kết luận và kiến nghị................................................................................................. 149
5.1.

Kết luận.............................................................................................................................. 149

5.2.

Kiến nghị........................................................................................................................... 150

Danh mục công trình đã công bố liên quan đến luận án...................................................... 151
Tài liệu tham khảo........................................................................................................................ 152
Phụ lục............................................................................................................................................. 162

vi



DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Từ viết tắt

Nghĩa tiếng Việt

BĐĐC

Bản đồ địa chính

BVTV

Bảo vệ thực vật

CAQ

Cây ăn quả



Chuyển đổi

CĐL

Cánh đồng lớn

CLC

Chất lượng cao


CNH-HĐH

Công nghiệp hóa - hiện đại hóa

CPTG

Chi phí trung gian

ĐBSH

Đồng bằng sông Hồng

DĐĐT

Dồn điền đổi thửa

DN

Doanh nghiệp

DT

Diện tích

DTTN

Diện tích tự nhiên

FAO


Tổ chức Nông lương thế giới
(Food and Agriculture Organization)

GCNQSDĐ

Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

GPS

Định vị toàn cầu

GTGT

Giá trị gia tăng

GTNC

Giá trị ngày công

GTSP

Giá trị sản phẩm

GTSX

Giá trị sản xuất

HQĐV

Hiệu quả đồng vốn


HTX

Hợp tác xã

KCN

Khu công nghiệp

KTXH

Kinh tế xã hội

LUS

Loại sử dụng đất

LUT

Kiểu sử dụng đất

LX-LM

Lúa xuân - lúa mùa

NS

Năng suất

vii



NTM

Nông thôn mới

NTTS

Nuôi trồng thủy sản

SDĐ

Sử dụng đất

SL

Sản lượng

UBND

Ủy ban nhân dân

UNESCO

Tổ chức Văn hóa khoa học và giáo dục Liên hợp quốc
(The United Nations Educational, Scientific and Cultural organization)

VAC

Vườn ao chuồng


VSATP

Vệ sinh an toàn thực phẩm

viii


DANH MỤC BẢNG
TT

Tên bảng

3.1.

Phân bổ số mẫu điều tra nông hộ tại các huyện .................

3.2.

Phân bổ số phiếu điều tra cán bộ .......................................

4.1.

Một số yếu tố khí tượng của tỉnh Nam Định .....................

4.2.

Các hệ thống sông chính trên địa bàn tỉnh Nam Định .......

4.3.


Các loại đất tỉnh Nam Định ...............................................

4.4.

Biến động diện tích các loại đất nông nghiệp tỉnh Nam

2010 - 2017 ........................................................................
4.5.

Chuyển dịch cơ cấu kinh tế tỉnh Nam Định .......................

4.6.

Biến động diện tích, năng suất, sản lượng một số nhóm

tỉnh Nam Định giai đoạn 2010 - 2017 ...............................
4.7.

Số lượng và sản phẩm chăn nuôi gia súc, gia cầm năm

Nam Định ...........................................................................
4.8.

Biến động diện tích, năng suất, sản lượng nuôi trồng th

Định 2010 - 2017 ...............................................................
4.9.

Một số chỉ tiêu về dân số, lao động tỉnh Nam Định ..........


4.10.

Kết quả dồn điền đổi thửa tại tỉnh Nam Định giai đoạn 1 (

4.11.

Quỹ đất công ích và quỹ đất hộ gia đình, cá nhân sau t

đổi thửa giai đoạn 2 (2011-2015) .......................................
4.12.

Đánh giá của người dân về tình hình thực hiện dồn điề

Nam Định ...........................................................................
4.13.

Diện tích chuyển đổi đất trồng lúa tỉnh Nam Định giai đoạ

4.14.

Kết quả đánh giá của người dân về chuyển đổi đất trồng lú

4.15.

Kết quả chỉnh lý bản đồ địa chính sau thực hiện dồn đ

chuyển đổi đất trồng lúa tại tỉnh Nam Định .......................
4.16.


Ảnh hưởng của chính sách đất đai đến công tác chỉnh

địa chính .............................................................................
4.17.

Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nông nghiệp sau d

cần cấp đổi tại tỉnh Nam Định ...........................................

ix


4.18. Kết quả cấp đổi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nông nghiệp sau dồn
điền đổi thửa đến 2017 tại tỉnh Nam Định.................................................................. 94
4.19. Đánh giá của người dân về công tác cấp đổi giấy chứng nhận quyền sử
dụng đất............................................................................................................................... 96
4.20. Kết quả thực hiện hỗ trợ để bảo vệ và phát triển đất trồng lúa theo giai
đoạn 2015-2017................................................................................................................. 98
4.21. Kinh phí dành cho công tác cấp đổi giấy chứng nhần quyền sử dụng đất
sau dồn điền đổi thửa tại tỉnh Nam Định..................................................................... 99
4.22. Đánh giá của cán bộ về kinh phí thực hiện cấp đổi giấy chứng nhận và một
số công việc liên quan.................................................................................................... 100
4.23. Quy hoạch các vùng sản xuất nông nghiệp tại tỉnh Nam Định sau dồn điền
đổi thửa.............................................................................................................................. 101
4.24. Đánh giá của cán bộ về việc thực hiện theo quy hoạch, kế hoạch các vùng
sản xuất.............................................................................................................................. 102
4.25. Diễn biến số lượng và quy mô diện tích cánh đồng lớn trên địa bàn tỉnh
Nam Định.......................................................................................................................... 105
4.26. Kết quả điều tra nông hộ tham gia cánh đồng lớn và vùng sản xuất
tập trung............................................................................................................................. 106

4.27. Một số chỉ tiêu tương quan với quy mô đất nông nghiệp tham gia cánh
đồng lớn của các hộ điều tra phân theo 2 vùng........................................................ 108
4.28. Tỷ lệ hộ sử dụng máy cơ giới hóa nông nghiệp trước và sau dồn điền đổi
thửa và chuyển đổi đất trồng lúa tỉnh Nam Định..................................................... 110
4.29. Một số chỉ tiêu tương quan của tỷ lệ diện tích được cơ giới hóa sản xuất
phân theo vùng................................................................................................................. 111
4.30. Đánh giá của người dân về hệ thống cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất nông
nghiệp sau dồn điền đổi thửa và chuyển đổi đất trồng lúa.................................... 113
4.31. Một số chỉ tiêu tương quan đến chất lượng cơ sở hạ tầng phân theo vùng........114
4.32. Một số mô hình liên kết sản xuất - tiêu thụ nông sản ở tỉnh Nam Định.............116
4.33. Kết quả điều tra về hình thức và phương thức tiêu thụ nông sản.........................117
4.34. Một số chỉ tiêu về tương quan giá trị sản phẩm hàng hóa tiêu thụ trong
năm của hộ với các yếu tố về chính sách đất đai tỉnh Nam Định........................117

x


4.35. Một số mô hình chuyển đổi sử dụng đất phổ biến vùng nội đồng tỉnh
Nam Định.......................................................................................................................... 119
4.36. Một số mô hình chuyển đổi sử dụng đất tiểu vùng ven biển tỉnh Nam Định....120
4.37. Một số chỉ tiêu tương quan số kiểu sử dụng đất của nông hộ vùng nội đồng .. 121
4.38. Một số chỉ tiêu tương quan số kiểu sử dụng đất của nông hộ vùng ven biển....122
4.39. Hiệu quả một số kiểu sử dụng đất vùng nội đồng tỉnh Nam Định.......................124
4.40. Hiệu quả một số kiểu sử dụng đất vùng ven biển tỉnh Nam Định....................... 126
4.41. So sánh giá trị ngày công các kiểu sử dụng đất vùng nội đồng............................ 128
4.42. So sánh giá trị ngày công các kiểu sử dụng đất vùng ven biển............................ 129
4.43. Một số chỉ tiêu môi trường trong nông nghiệp của tỉnh Nam Định....................131
4.44. Một số chỉ tiêu tương quan đến thu nhập của các nông hộ vùng điều tra
(phân theo các LUT sử dụng đất)................................................................................ 133
4.45. Kết quả theo dõi mô hình chuyển đối sử dụng đất nông nghiệp..........................137


xi


DANH MỤC HÌNH
TT

Tên hình

Trang

2.1.

Sơ đồ nghiên cứu của đề tài............................................................................................. 51

3.1.

Sơ đồ phân vùng tỉnh Nam Định.................................................................................... 54

3.2.

Các huyện đại diện địa bàn nghiên cứu......................................................................... 55

4.1.

Sơ đồ ví trí tỉnh Nam Định............................................................................................... 61

xii



DANH MỤC BIỂU ĐỒ
TT

Tên biểu đồ

Trang

4.1. Cơ cấu nhóm đất nông nghiệp............................................................................................ 66
4.2. Thực trạng bản đồ địa chính đến 2017.............................................................................. 91
4.3. Tỷ lệ cấp giấy chứng nhận đến 2017................................................................................. 95

xiii


TRÍCH YẾU LUẬN ÁN
Họ tên NCS: Nguyễn Tuấn Hùng
Tên luận án: Nghiên cứu ảnh hưởng của một số chính sách đất đai đến quản lý và sử
dụng đất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Nam Định.
Chuyên ngành: Quản lý đất đai; Mã số: 9.85.01.03
Tên cơ sở đào tạo: Học viện Nông nghiệp Việt Nam
Mục đích nghiên cứu của luận án
Đánh giá ảnh hưởng của chính sách dồn điền đổi thửa và chính sách chuyển đổi
đất trồng lúa (chuyển đất trồng lúa sang các mục đích nông nghiệp khác và chuyển đổi
cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa) đến quản lý và sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn
tỉnh Nam Định. Trên cơ sở kết quả đánh giá này, đề xuất một số giải pháp nhằm tăng
cường ảnh hưởng tích cực của hai chính sách đến quản lý và sử dụng đất nông nghiệp
của tỉnh Nam Định.
Phƣơng pháp nghiên cứu
- Phương pháp thu thập tài liệu, số liệu thứ cấp: thu thập số liệu đã được công bố


từ các cơ quan nghiên cứu, Sở, ban, ngành trong tỉnh, các đơn vị có liên quan.
- Phương pháp chọn điểm nghiên cứu: Chọn 3 huyện đại diện cho 2 tiểu vùng để

điều tra số liệu sơ cấp: Nam Trực, Ý Yên (vùng nội đồng), Hải Hậu (vùng ven biển).
- Phương pháp thu thập tài liệu, số liệu sơ cấp: Phỏng vấn 1.050 hộ của 3 huyện đại

diện theo bộ câu hỏi soạn sẵn. Phỏng vấn bằng phương pháp KIP 150 cán bộ quản lý

Nhà nước, cán bộ chuyên môn có liên quan.
- Phương pháp xử lý và phân tích số liệu: sử dụng Thang đo Likert theo 5 mức

độ đánh giá ảnh hưởng của 2 chính sách đến quản lý đất nông nghiệp; Dùng phương
pháp bình phương nhỏ nhất OLS (Ordinary Least Square) để phân tích ảnh hưởng của 2
chính sách đối với sử dụng đất nông nghiệp.
- Phương pháp đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp: Đánh giá hiệu quả sử

dụng đất nông nghiệp qua các mặt: kinh tế, xã hội, môi trường.
- Phương pháp chuyên gia.
- Phương pháp theo dõi mô hình.

Kết quả chính và kết luận
- Tỉnh Nam Định có tiềm năng về điều kiện tự nhiên và có truyền thống phát

triển nông nghiệp. Tuy nhiên, Nam Định vẫn là tỉnh đất chật người đông, đất nông

xiv


nghiệp ngày càng thu hẹp. Những năm qua, tỉnh Nam Định duy trì tốc độ tăng trưởng
kinh tế cao; cơ cấu kinh tế chuyển dịch tích cực; Thu nhập bình quân đầu người những

năm qua liên tục được cải thiện.
- Chính sách dồn điền đổi thửa và chuyển đổi đất trồng lúa đã có những ảnh

hưởng đến quản lý và sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh.
Về quản lý đất nông nghiệp: Hệ thống BĐĐC của địa phương được đo vẽ hoặc
chỉnh lý lại nên có chất lượng cao, công tác cấp đổi GCNQSDĐ được quan tâm giúp
cho việc quản lý thửa đất chặt chẽ, đồng thời giúp địa phương tiến hành công tác quy
hoạch NTM rất thuận tiện. Công tác quy hoạch vùng sản xuất nông nghiệp tập trung tại
các địa phương được đẩy mạnh, các vùng sản xuất tập trung hình thành. Bên cạnh việc
thực hiện chính sách đất đai, địa phương còn có những chính sách về tài chính như
chính sách hỗ trợ bảo vệ đất lúa, các hỗ trợ trong sử dụng đất và sản xuất nông nghiệp…
Về sử dụng đất nông nghiệp: Phân tích 5 yếu tố ảnh hưởng (Diện tích sau dồn
đổi/chuyển đổi; Số loại hình sử dụng đất; Sự quan tâm cộng đồng về chính sách Trình tự
thủ tục thực hiện chính sách; Vị trí thửa đất) với 6 tiêu chí sử dụng đất cho thấy: DĐĐT
và chuyển đổi đất trồng lúa đã thúc đẩy việc hình thành các vùng sản xuât tập trung,
cánh đồng lớn; tỷ lệ cơ giới hóa trong sản xuất nông nghiệp tăng; tạo sự ổn định và bền
vững của thị trường tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp; phát huy lợi thế so sánh và đa dạng
hóa loại sử dụng đất; nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp và thu nhập của hộ
nông dân.
Bên cạnh những ảnh hưởng tích cực đến công tác quản lý và sử dụng đất, trong quá
trình thực hiện, còn một số hạn chế sau: Tiến độ thực hiện công tác đo đạc, cấp GCNQSDĐ
cũng như kinh phí thực hiện chính sách còn chậm. Nhiều nơi chưa thực hiện tốt việc chuyển
đổi cơ cấu cây trồng theo phương án đã đề ra. Việc hình thành những vùng chuyên canh
nhằm hợp tác với doanh nghiệp tổ chức sản xuất hàng hóa chưa nhiều.

Trình tự thủ tục và triển khai thực hiện chính sách còn có những bất cập như thủ tục
giấy tờ, hành chính, tính minh bạch, mâu thuẫn quyền lợi về chuyển đổi đất đai...
Một số giải pháp chủ yếu để tăng ảnh hưởng tích cực của 2 chính sách đối với
quản lý và SDĐ nông nghiệp trên địa bàn tỉnh là: Giải pháp hoàn thiện chính sách đất
nông nghiệp; Giải pháp về tổ chức thực hiện chính sách đất nông nghiệp; Giải pháp về

quản lý đất nông nghiệp; Giải pháp về sử dụng đất nông nghiệp; Giải pháp về đầu tư, tài
chính và thị trường nông sản.

xv


THESIS ABSTRACT
PhD Candidate: Nguyen Tuan Hung
Thesis title: Studying the effects of land policies on management and use of
agricultural land in Nam Dinh province.
Major: Land management;

Code: 9.85.01.03

Educational Organization: Vietnam National University of Agriculture (VNUA)
Research Objectives
To assess the effects of implementing the policy of land consolidation and
converting rice land (shifting rice land to other agricultural purposes and restructure
crops on rice cultivation land) to the management and use of agricultural land in Nam
Dinh Province. Based on this assessment, propose some solutions to enhance the
positive influence of land policy on the management and use of agricultural land in the
province.
Materials and Methods
- Method of collecting secondary data: collecting published data from research

agencies, departments, offices in the province and related organizations.
- Method of selecting study sites: selecting 3 districts representing for 2 sub-

regions to survey primary data including: Nam Truc, Y Yen (dental area) and Hai Hau
(coastal area).

- Method of collecting primary data: interviewing 1,050 households in 3

representative districts according to the prepared questionnaires. Interviewing 150 State
management staff and relevant professionals by KIP method.
- Method of processing and analyzing data: using Likert scale according to 5

levels of assessing the impact of 2 policies on agricultural land management; Using
OLS (Ordinary Least Square) method to analyze the impact of two policies on
agricultural land use.
- Method of evaluating the efficiency of agricultural land use: Evaluating the

efficiency of agricultural land use in the following aspects: economy, society,
environment.
- Expert method.
- Model - based tracking method.

Main findings and conclusions
- Nam Dinh province has potential in natural conditions and tradition of

agricultural development. However, Nam Dinh is still a densely populated province

xvi


with a narrowing of agricultural land. In recent years, Nam Dinh province has
maintained a high economic growth rate; economic structure shifted positively; Income
per capita has been continuously improved over the years.
- The policy of land consolidation and agricultural land conversion has had

impacts on the management and use of agricultural land in the province.

Regarding the management of agricultural land: The system of local cadastral
map was newly measured or revised with high quality, paying attention in the issuance
of land use right certificates helped to manage the land closely as well as helping the
province to carry out the planning of new rural commune in a convenient way. The work
on agricultural land use planning in the localities has been promoted with concentrated
production areas. In addition to implementing land policies, the province also has
financial policies such as policies to support rice land protection, support in land use and
agricultural production, etc.
Regarding the use of agricultural land: Analysis of 5 affecting factors (Area after
incremental change / conversion; Number of land use types; Community awareness in
policies and procedures for implementing policies; Position of land) with land use
criteria shows that the consolidation and exchange of agricultural land has promoted the
formation of concentrated production areas and large fields; mechanization rate in
agricultural production increased; creating the stability and sustainability of the market
for agricultural products; promoting comparative advantages and diversifying land use
types; improving the efficiency of agricultural land use and farmers‟ income.
However, the measurement work and granting land use right certificates are still
slow. Funding for policy implementation is still slow. Many regions have not done well
the crop restructuring according to the proposed plan. There is not much in the planning
of implementing specialized areas to cooperate with enterprises to organize goods
production. Procedures and policy implementation also have inadequacies such as
paperwork, administration, transparency, conflicts of interest on land conversion, etc.
Some key solutions to increase the positive impact of the two policies on the
management and use of agricultural land in the province are: Solutions to improve
agricultural land policy; Solution on organizing the implementation of agricultural land
policy; Solutions for agricultural land management; Solutions for agricultural land use;
Solutions for investment, finance and agricultural markets.

xvii



PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Đất đai là nguồn tài sản lớn của quốc gia, là tư liệu sản xuất đặc biệt, là điều
kiện tối thiểu đảm bảo cho quá trình tái sản xuất giúp xã hội tồn tại và phát triển.
Việc đổi mới trong chính sách đất đai trong những năm qua đã đưa đến những kết
quả tích cực, góp phần thúc đẩy kinh tế phát triển. Tổng sản phẩm trong nước
(GDP) tăng trưởng trung bình 7,4 trong những năm 1990 và 6,8 trong những năm
2000. Điều này đã góp phần làm tăng GDP bình quân đầu người thực tế lên 3 lần
trong vòng hai thập kỷ, tăng trưởng 5,7 trong những năm 2010-2014, đây là mức
khá cao so với hầu hết các nền kinh tế mới nổi (Tổ chức hợp tác và Phát triển
kinh tế OECD, 2015). Chính sách đất đai có tầm quan trọng thiết yếu đối với tăng
trưởng bền vững, quản trị quốc gia hiệu quả, phúc lợi và các cơ hội kinh tế mở ra
cho người dân (Ngân hàng Thế giới, 2004). Chính sách đất đai từ năm 1988 đến
nay đã được sửa đổi, bổ sung, hướng tới đầy đủ các mặt kinh tế, chính trị xã hội,
bảo đảm an ninh lương thực quốc gia và môi trường sinh thái. Nghị quyết Đại hội
VI (1986) và các nghị quyết Bộ Chính trị Khóa VI (năm 1998) cũng nhấn mạnh
theo hướng coi trọng vị trí đặc biệt của nông nghiệp, chủ trương đổi mới cơ chế
quản lý trong các hợp tác xã nông nghiệp, phát huy triệt để vai trò chủ động của
hộ nông dân. Nghị quyết Số 19-NQ/TW ngày 31/10/2012 về tiếp tục đổi mới
chính sách, pháp luật về đất đai trong thời kỳ đẩy mạnh toàn diện công cuộc đổi
mới. Thể chế hóa chính sách đất đai của Đảng, pháp luật đất đai từ Luật Đất đai
1987 đến Luật Đất đai 2013 đã từng bước được hoàn thiện theo hướng mở rộng
các quyền sử dụng đất cho hộ gia đình cá nhân, mở rộng thời hạn sử dụng đất và
hạn mức nhận chuyển quyền sử dung đất, khuyến khích, tạo điều kiện tập trung,
tích tụ ruộng đất.
Trong những năm gần đây, quá trình công nghiệp hóa và đô thị hóa diễn ra
với tốc độ nhanh, diện tích đất nông nghiệp ngày càng bị thu hẹp. Bên cạnh đó là
một loạt vấn đề có tính thời sự cần phải xem xét như biến đổi khí hậu, an ninh
lương thực, xây dựng nông thôn mới... Nhiệm vụ đặt ra cho ngành sản xuất nông

nghiệp là đạt được hiệu quả kinh tế tối ưu trên một đơn vị diện tích nhưng phải
đảm bảo an sinh xã hội và bảo vệ môi trường. Sản xuất nông nghiệp phải theo
hướng nông nghiệp tập trung, quy mô lớn, ứng dụng công nghệ cao. Một trong

1


những yêu cầu tiên quyết để đạt được mục tiêu trên là chính sách đối với đất
nông nghiệp cũng cần phải được sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với yêu cầu của
thực tiễn. Để ứng dụng được công nghệ cao trong sản xuất, giảm chi phí thì cần
phải có những chính sách liên quan đến dồn điền đổi thửa, tích tụ, tập trung đất
đai. Số liệu điều tra trên 508 mảnh của 188 nông hộ trên miền bắc Việt Nam cho
thấy số mảnh ruộng của một hộ tăng lên có ảnh hưởng ngược chiều đối với năng
suất cây trồng. Ngoài ra, nó còn làm tăng chi phí sử dụng lao động gia đình và
các chi phí khác (Sally và cs., 2007). Để tăng hiệu quả kinh tế trên một đơn vị
diện tích đất nông nghiệp thì phải có các chính sách chuyển đổi cây trồng kém
hiệu quả sang các loại cây trồng mang lại hiệu quả cao hơn; ngoài ra còn cần các
chính sách hỗ trợ về cơ sở hạ tầng, lao động, tín dụng, thị trường tiêu thụ sản
phẩm, giống, phân bón… Chính vì vậy, có thể khẳng định trong các chính sách
đối với đất nông nghiệp, chính sách dồn điền đổi thửa và chính sách chuyển đổi
đất trồng lúa (chuyển đất trồng lúa sang các mục đích nông nghiệp khác và
chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa/chuyển đổi linh hoạt đất lúa) là các
chính sách quan trọng nhằm đưa sản xuất nông nghiệp phát triển theo hướng hiệu
quả và bền vững.
Nam Định là tỉnh nằm ở phía nam châu thổ sông Hồng, có 3 mặt tiếp giáp
với các tỉnh Hà Nam, Thái Bình, Ninh Bình và một mặt giáp biển Đông. Tỉnh
Nam Định có tổng diện tích tự nhiên là 166.854,02 ha, trong đó có 112.692,02 ha
đất nông nghiệp (chiếm 67,54 ) (UBND tỉnh Nam Định, 2018c). Diện tích đất
2


nông nghiệp bình quân đầu người thấp (chỉ đạt 608 m /người). Việc giao đất
nông nghiệp trên địa bàn tỉnh cho các hộ dân sản xuất được thực hiện theo Nghị
định 64/NĐ-CP năm 1993 của Chính phủ với phương châm có gần, có xa, có tốt,
có xấu; số lượng đất nông nghiệp của hộ nhiều hay ít phụ thuộc vào số nhân khẩu
của mỗi hộ và diện tích đất nông nghiệp của từng địa phương. Với kết quả giao
đất nông nghiệp cho các hộ dân như trên, hộ có số thửa ít nhất là 1 và nhiều nhất
là 20 gây nhiều khó khăn trong sản xuất. Nhằm khắc phục tình trạng manh mún
đất đai, Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh Nam Định đã có chủ trương dồn điền đổi
thửa trên phạm vi toàn tỉnh. Cho đến nay, việc dồn điền đổi thửa tại Nam Định đã
được thực hiện với 2 giai đoạn: 2002 - 2004 và 2011 - 2015. Kết quả của công tác
dồn điền đổi thửa đã tạo điều kiện cho người dân thực hiện chuyển đổi đất trồng
lúa, là cơ sở hình thành các vùng sản xuất hàng hóa, làm tăng hiệu quả sử dụng
đất, tăng thu nhập cho các nông hộ và có những chuyển biến tích cực về

2


môi trường trong sản xuất.
Tuy nhiên, ngoài những tác động tích cực nêu trên, việc dồn điền đổi thửa
và chuyển đổi cơ cấu cây trồng cũng có những hạn chế trong quá trình thực hiện
như: một số địa phương chưa nhận thức đầy đủ về lợi ích của công tác dồn điền
đổi thửa làm ảnh hưởng đến phong trào; có địa phương lập phương án dồn đổi
nhưng chưa có sự thống nhất của người dân; một số vấn đề tiêu cực xảy ra trong
quá trình dồn đổi ruộng đất; việc đo đạc cấp GCNQSDĐ cho người dân còn
chậm; chuyển đổi cơ cấu cây trồng tự phát dẫn đến tình trạng sản xuất theo
phong trào, phá vỡ quy hoạch; phát sinh một số vấn đề cần giải quyết trong
chuyển đổi cơ cấu cây trồng mà văn bản pháp luật chưa đề cập tới… Chính vì
vậy, việc nghiên cứu ảnh hưởng của chính sách dồn điền đổi thửa và chính sách
chuyển đổi đất trồng lúa (chuyển đất trồng lúa sang các mục đích nông nghiệp
khác và chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa/chuyển đổi linh hoạt đất

lúa) đến việc quản lý và sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Nam Định là
rất cần thiết.
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
- Đánh giá ảnh hưởng của chính sách DĐĐT và chính sách chuyển đổi đất

trồng lúa đến quản lý và sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Nam Định.
- Đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cường ảnh hưởng tích cực của

chính sách DĐĐT và chuyển đổi đất trồng lúa đến quản lý và sử dụng đất nông
nghiệp trên địa bàn tỉnh Nam Định.
1.3. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.3.1. Đối tƣợng nghiên cứu
- Hai chính sách có ảnh hưởng lớn đến quản lý và sử dụng đất nông
nghiệp tỉnh Nam Định: chính sách dồn điền đổi thửa và chính sách chuyển đổi
đất trồng lúa.
- Hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Nam

Định.
- Cán bộ (công chức, viên chức) công tác tại ngành Nông nghiệp, Tài

nguyên Môi trường… có liên quan đến thực hiện chính sách nông nghiệp nông
thôn trên địa bàn Nam Định.
- Các loại sử dụng đất, các kiểu sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh

Nam Định.
3


1.3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi không gian: Đề tài nghiên cứu tại tỉnh Nam Định, chọn 3 huyện

Nam Trực, Ý Yên (đại diện vùng nội đồng), huyện Hải Hậu (đại diện vùng ven
biển) làm điểm nghiên cứu.
- Phạm vi thời gian: Số liệu thứ cấp được tổng hợp trong giai đoạn 2010 -

2017. Điều tra kinh tế hộ về tình hình sử dụng đất được thực hiện năm 2015.
- Phạm vi nội dung: Đề tài lựa chọn 2 chính sách dồn điền đổi thửa và

chuyển đổi đất trồng lúa đến quản lý và sử dụng đất nông nghiệp tỉnh Nam Định.
Trong đó, ảnh hưởng của chính sách dồn điền đổi thửa và chuyển đổi đất trồng
lúa đến quản lý đất nông nghiệp được đánh giá theo 4 nội dung gồm: (i) công tác
chỉnh lý bản đồ địa chính; (ii) công tác đăng ký đất đai và cấp GCNQSDĐ; (iii)
hỗ trợ tài chính (kinh phí hỗ trợ bảo vệ và phát triển đất trồng lúa và kinh phí cấp
đổi GCNQSDD sau DĐĐT); (iv) công tác quy hoạch vùng sản xuất nông nghiệp.
Ảnh hưởng của chính sách dồn điền đổi thửa và chuyển đổi đất trồng lúa đến sử
dụng đất nông nghiệp tỉnh Nam Định được đánh giá theo 6 nội dung gồm: phát
triển các vùng sản xuất tập trung, cánh đồng lớn; phát triển cơ giới hóa; (iii) đầu
tư phát triển hệ thống CSHT phục vụ sản xuất nông nghiệp; (iv) hình thức và
phương thức tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp; (v) đa dạng hóa kiểu SDĐ, phát huy
lợi thế so sánh; (vi) Hiệu quả sử dụng đất.
1.4. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN
- Xác định được ảnh hưởng của chính sách dồn điền đổi thửa và chuyển

đổi đất trồng lúa đến quản lý đất nông nghiệp tỉnh Nam Định thông qua lượng
hóa một số tiêu chí, nội dung quản lý Nhà nước về đất đai.
- Xác định được ảnh hưởng của chính sách dồn điền đổi thửa và chuyển

đổi đất trồng lúa đến sử dụng đất nông nghiệp tỉnh Nam Định bằng cách sử dụng
phương trình hồi quy đa biến Yi = α0 + α1iX1 + α2iX2 + α3iX3 + α4i X4 + α5i X5
để phân tích mối tương quan giữa việc thực hiện chính sách đất đai DĐĐT và
chuyển đổi đất trồng lúa đến sử dụng đất nông nghiệp tỉnh Nam Định.

1.5. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
1.5.1. Ý nghĩa khoa học
Kết quả nghiên cứu của luận án góp phần bổ sung và làm sáng tỏ cơ sở
khoa học cho việc đánh giá ảnh hưởng của chính sách DĐĐT và chuyển đổi đất
trồng lúa đến quản lý và sử dụng đất nông nghiệp, làm cơ sở cho đổi mới và hoàn
thiện chính sách đất đai ở nước ta.
4


1.5.2. Ý nghĩa thực tiễn
- Kết quả nghiên cứu của luận án là căn cứ để các nhà quản lý tham khảo

trong quá trình xây dựng và hoạch định chính sách đất đai liên quan đến công tác
dồn điền đổi thửa và chuyển đổi đất trồng lúa.
- Kết quả nghiên cứu của đề tài góp phần nâng cao hiệu quả quản lý và sử

dụng đất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Nam Định và các địa phương có điều kiện
tương đồng.

5


PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ẢNH HƢỞNG CỦA CHÍNH SÁCH ĐẤT ĐAI
ĐẾN QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP
2.1.1. Đất nông nghiệp và vai trò của đất nông nghiệp
2.1.1.1. Khái niệm về đất nông nghiệp
- Khái niệm về đất: Ngay từ xa xưa, trong quá trình lao động sản xuất, con
người đã có những hiểu biết nhất định về đất. Đô-cu-trai-ep (1886) đã đưa ra
khái niệm về đất. Theo ông, đất là một thể tự nhiên được hình thành do tác động

tổng hợp của 5 yếu tố: khí hậu, sinh vật, đá mẹ, địa hình và tuổi địa phương (dẫn
theo Cao Liêm và cs., 1975).
Wiliam cũng đưa ra khái niệm về đất theo hướng gắn với cây trồng. Theo
ông, đất là lớp mặt tơi xốp của lục địa có khả năng sản xuất ra những sản phẩm
của cây trồng. Cũng theo Wiliam, độ phì của đất là khả năng cung cấp cho cây
trồng nước, thức ăn, khoáng chất và các yếu tố cần thiết khác để cây trồng sinh
trưởng và phát triển bình thường (dẫn theo Ngô Đức Cát, 2000).
Theo FAO (1976), đất đai (land) được nhìn nhận là một nhân tố sinh thái.
Với khái niệm này, đất đai bao gồm tất cả các thuộc tính sinh học và tự nhiên của
bề mặt trái đất có ảnh hưởng nhất định đến tiềm năng và hiện trạng sử dụng đất.
Đất theo nghĩa đất đai bao gồm: khí hậu, dáng đất, địa hình địa mạo, thổ nhưỡng,
thuỷ văn, thảm thực vật tự nhiên bao gồm cả rừng, cỏ dại trên đồng ruộng, động
vật tự nhiên, những biến đổi của đất do các hoạt động của con người.
Trong Hội nghị quốc tế về môi trường ở Rio de Janerio, Brazil năm 1992,
về mặt thuật ngữ khoa học được hiểu theo nghĩa rộng, đất đai là “diện tích cụ thể
của bề mặt trái đất, bao gồm tất cả các cấu thành của môi trường sinh thái ngay
trên và dưới bề mặt đó, bao gồm: khí hậu bề mặt, thổ nhưỡng, dạng địa hình, mặt
nước (hồ, sông, suối, đầm lầy), các lớp trầm tích sát bề mặt, cùng với nước ngầm
và khoáng sản trong lòng đất, tập đoàn thực vật và động vật, trạng thái định cư
của con người, những kết quả hoạt động của con người trong quá khứ và hiện tại
để lại (san nền, hồ chứa nước, đường xá, nhà cửa…) (FAO, 1993).
Về phương diện luật pháp, theo Luật Đất đai Việt Nam năm 1993 “Đất đai
là tài nguyên quốc gia vô cùng quý giá, là tư liệu sản xuất đặc biệt, là thành phần
quan trọng hàng đầu của môi trường sống, là địa bàn phân bố các khu dân cư,

6


×