Tải bản đầy đủ (.doc) (247 trang)

Ảnh hưởng của nitrite, CO2 và nhiệt độ lên một số chỉ tiêu sinh lý và tăng trưởng của cá basa giống (pangasius bocourti sauvage, 1880)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.49 MB, 247 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA THỦY SẢN

NGUYỄN THỊ KIM HÀ

ẢNH HƯỞNG CỦA NITRITE, CO2, NHIỆT ĐỘ
LÊN MỘT SỐ CHỈ TIÊU SINH LÝ VÀ TĂNG
TRƯỞNG CỦA CÁ BASA GIỐNG
(Pangasius bocourti Sauvage, 1880)

LUẬN ÁN TIẾN SĨ
NGÀNH NUÔI TRỒNG THỦY SẢN
MÃ NGÀNH: 9620301

2019


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA THỦY SẢN

NGUYỄN THỊ KIM HÀ

ẢNH HƯỞNG CỦA NITRITE, CO2, NHIỆT ĐỘ
LÊN MỘT SỐ CHỈ TIÊU SINH LÝ VÀ TĂNG
TRƯỞNG CỦA CÁ BASA GIỐNG
(Pangasius bocourti Sauvage, 1880)

LUẬN ÁN TIẾN SĨ
NGÀNH NUÔI TRỒNG THỦY SẢN
MÃ NGÀNH: 9620301


CÁN BỘ HƯỚNG DẪN
PGs. Ts. ĐỖ THỊ THANH HƯƠNG

2019


LỜI CẢM TẠ
Tác giả lu ận án, Nguyễn Thị Kim Hà xin gửi lời cám ơn chân thành
đến Ban Giám hiệu Trường Đại học Cần Thơ, Ban Chủ nhiệm Khoa Thủy
sản, lãnh đạo Bộ môn Dinh dưỡng và Chế biến Thủy sản, Lãnh đạo Bộ môn
Thủy sinh học Ứng dụng, Khoa sau Đại học đã tạo điều kiện thuận lợi cho
tôi hoàn thành chương trình đào tạo tiến sĩ.
Tác giả xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến cô PGS.TS. Đỗ Thị Thanh
Hương đã dành thời gian hướng dẫn, động viên, giúp đỡ, truyền đạt kiến
thức quý báu và tạo điều kiện cho tôi hoàn thành lu ận án. Đặc biệt, tác giả
xin gửi lời cảm ơn chân thành đến thầy GS.TS. Nguyễn Thanh Phương đã
luôn hỗ trợ, động viên, giúp đỡ và có những góp ý quý báo trong quá trình tôi
học tập và nghiên cứu. Tác giả cũng xin gửi lời cám ơn chân thành đến
PGS.TS. Mark Bayley (Đại học Aarhus – Đan Mạch), GS.TS. Frank Bo
Jensen (Đại học Odense – Đan Mạch) đã tận tình hướng dẫn và truyền đạt
kiến thức quý báu trong thời gian tôi học tập tại Đan Mạch.
Tác giả xin gửi lời cám ơn chân thành đến các anh Nguyễn Qu ốc Thịnh,
anh Trần Minh Phú, chị Trần Lê Cẩm Tú, em Nguyễn Lê Anh Đào và tất cả các
anh chị em thuộc bộ môn Dinh dưỡng và Chế biến Thủy sản; em Nguyễn Tính
Em, cùng các Thầy, Cô, anh chị em thuộc bộ môn Thủy sinh học Ứng dụng
đã luôn giúp đỡ, động viên tôi trong suốt quá trình thực hiện luận án.
Tác giả xin gửi lời cám ơn chân thành đến các em Nguyễn Trần Phương
Thảo và Nguyễn Thị Xuân Biểu lớp Cao học Nuôi trồng Thủy sản Khóa 21,
các em Phạm Thái Dương (lớp Bệnh học Thủy sản K37), Trần Duy Khiết
(lớp Nuôi và Bảo tồn K38), Lữ Khải Cường (lớp Bệnh học Thủy sản K38),

Trần Thế Lực (lớp Nuôi trồng Thủy sản K39), Nguyễn Văn Điển (lớp Nuôi
trồng Thủy sản K39), Huỳnh Văn Hòa (lớp Nuôi trồng Thủy sản K40) đã hỗ
trợ tôi trong suốt quá trình thực hiện luận án.

Tác giả xin gửi lời cám ơn chân thành đến các bạn nghiên cứu sinh
trong dự án iAQUA: Lê Mỹ Phương, Phan Vĩnh Thịnh, Lê Thị Hồng Gẩm
và Đặng Diễm Tường đã cùng tôi học tập, nghiên cứu và chia sẻ kinh
nghiệm trong quá trình học tập.
Tác giả xin gửi lời cám ơn sâu sắc đến gia đình, người thân và bạn bè
đã luôn ủng hộ, động viên và chia sẽ khó khăn để tôi có đủ nghị lực hoàn
thành luận án này.
Cuối cùng, Tác giả xin gửi lời cám ơn dự án iAQUA “Interdisciplinary
Project on Climate change in Tropical Aquaculture”, do Danida – Đan Mạch
tài trợ đã hỗ trợ kinh phí cho nghiên cứu.
NCS NGUYỄN THỊ KIM HÀ
i


TÓM TẮT
Cá basa (Pangasius bocourti Sauvage, 1880) là đối tượng nuôi có giá trị
thương phẩm cao và được nuôi ở một số tỉnh Đồng Bằng Sông Cửu Long
(ĐBSCL). Giai đoạn thương phẩm cá được nuôi trong bè trên sông nước
chảy, tuy nhiên giai đoạn giống cá được ương chủ yếu trong ao. Hiện nay, dưới
tác động của biến đổi khí hậu và quá trình nuôi thâm canh, sự thay đổi của các
yếu tố môi trường như nitrite, nhiệt độ và CO2 vượt ngưỡng chịu đựng đã ảnh
hưởng lớn đến đời sống động vật thủy sản nói chung. Vì vậy việc khảo sát ảnh
hưởng của các yếu tố này đến các đáp ứng về sinh lý và tăng trưởng của cá
basa (Pangasius bocourti Sauvage, 1880) giống đã được thực hiện. Nghiên cứu
gồm các nội dung như: (i) ảnh hưởng đơn và kết hợp của nitrite và nhiệt độ,
nitrite và CO2 lên sinh lý và tăng trưởng của cá basa; (ii) ảnh hưởng của nitrite

lên enzyme metHb reductase và tiêu hao oxy của cá basa; (iii) khảo sát biến động
các yếu tố môi trường ao ương cá basa giống.
Ảnh hưởng của nitrite lên các chỉ tiêu sinh lý và tăng trưởng của cá basa
giống (10-20 g) cho thấy giá trị LC50-96 giờ của nitrite lên cá basa giảm khi
o

o

nhiệt độ tăng từ 27 C lên 33 C, lần lượt là 0,88 mM và 0,60 mM. Các chỉ
tiêu huyết học như số lượng hồng cầu, nồng độ hemoglobin (Hb), tỷ lệ
hematocrit (Hct) giảm sau 24 giờ tiếp xúc ở nồng độ 0,22 mM và 0,44 mM
(p<0,05) và phục hồi hoàn toàn sau 7 ngày. Tỷ lệ methemoglobin (metHb),
glucose, nồng độ nitrite và nitrate trong huyết tương tăng cao sau 48 giờ tiếp
xúc và vẫn chưa phục hồi sau 14 ngày (p<0,05). Sự điều hòa a-xít và ba-zơ
của cá basa không bị ảnh hưởng bởi nitrite nhưng bị tác động bởi nhiệt độ,
-

o

pH máu (pHe) và nồng độ [HCO3 ] giảm trong khi pCO2 tăng ở nhiệt độ 33 C
(p<0,05). Nitrite làm giảm tăng trưởng, giảm hoạt tính các enzyme tiêu hóa,
chỉ tiêu miễn dịch (lysozyme và Ig) và làm tăng hệ số chuyển hóa thức ăn
(FCR) của cá sau 60 ngày nuôi (p<0,05). Ngoài ra, nghiên cứu cho thấy khi
o

tiếp xúc cùng nồng độ nitrite, ở nhiệt độ cao 33 C cá tăng trưởng nhanh hơn
o

ở 27 C nhờ vào sự tăng hoạt tính enzyme tiêu hóa và chỉ tiêu miễn dịch
(p<0,05). Đặc biệt cá basa có khả năng điều hòa tăng hoạt tính của enzyme

metHb reductase khi tiếp xúc với nitrite cao 0,44 mM, hằng số hoạt động k
của enzyme này tăng theo nhiệt độ và thời gian tiếp xúc.
Cá basa có khả năng điều hòa a-xít và ba-zơ khi tiếp xúc với CO2 nồng độ
CO2 cao (21 mmHg), pHe của cá phục hồi hoàn toàn sau 24 giờ. Tuy nhiên, sự
điều hòa áp suất thẩm thấu, ion và một số chỉ tiêu sinh lý như bạch cầu, tỷ lệ
metHb và tỷ lệ Hct của cá bị ảnh hưởng và chưa phục hồi sau 168 giờ tiếp xúc
với nồng độ 14 và 21 mmHg CO2 (p<0,05). CO2 còn làm giảm các chỉ số tăng
trưởng và tăng FCR của cá sau 60 ngày nuôi ở nồng độ 7, 14 và 21 mmHg

ii


(p<0,05). Tỷ lệ sống của cá chỉ giảm ở nồng độ CO2 cao nhất 21 mmHg
(83,3%) sau 60 ngày nuôi (p<0,05).
Khi có sự kết hợp giữa CO2 và nitrite thì quá trình điều hòa a-xít và ba-zơ
của cá basa có khả năng hạn chế sự hấp thu nitrite nhờ vào hoạt động của kênh
-

-

Cl /HCO3 ở mang cá. Sự kết hợp giữa nitrite và CO2 làm tỷ lệ metHb và NO2

-

-

huyết tương tăng thấp nhưng NO3 huyết tương tăng cao hơn khi tiếp xúc với
nitrite đơn. Khi cá basa tiếp xúc với nitrite đơn, CO2 đơn và nitrite kết hợp với
CO2 cho thấy cấu trúc mô học của các lá mang sơ cấp và thứ cấp có sự thay đổi
như sự kết dính các lá mang thứ cấp, sự tăng sinh các tế bào biểu mô và tế bào

nhầy. Nghiên cứu cho thấy cá basa là loài hô hấp hoàn toàn trong nước,
ngưỡng oxy của cá là 0,63 mgO2/L; giá trị này tăng và tiêu hao oxy giảm khi cá
-

tiếp xúc với nitrite ở nồng độ 0,22 mM và 0,44 mM NO2 . Kết quả khảo sát các
yếu tố môi trường trong ao ương cá basa cho thấy các chỉ tiêu oxy, nhiệt độ,
pH và đạm tổng (TAN) đều nằm trong mức cho phép; riêng CO2 và nitrite tương
đối cao nhưng do ao được sục khí nên không ảnh hưởng đến cá.

Tóm lại, các yếu tố nhiệt độ, nitrite, CO2 ở nồng độ cao và sự kết hợp
của chúng có ảnh hưởng đến các chỉ tiêu sinh lý, tăng trưởng, miễn dịch, hô
hấp và cấu trúc mô mang của cá ở các mức độ khác nhau. Sự phục hồi các chỉ
tiêu sinh lý tùy thuộc vào nồng độ và thời gian tiếp xúc. Tuy nhiên, sự gia
tăng nhiệt độ (33ºC) giúp cá tăng trưởng tốt hơn ở nhiệt độ thường (27ºC).
Từ khóa: Cá basa, nitrite, nhiệt độ, CO2, sinh lý, tăng trưởng, tiêu
hao

oxy.

iii


ABSTRACT
Basa catfish (Pangasius bocourti Sauvage, 1880) is a high
commercial value species in The Mekong River Delta, Viet Nam. The fish are
cultured in cages placed in the river, however; only in the early fry stage, fish
are reared in earthen pond with high stocking density. Climate change and
intensive aquaculture have been predicted to impact to aquatic animal health.
In this study, physiological responses and growth performances of basa catfish
at fingerling stage exposed to nitrite, CO 2 and temperature were investigated.

The study focused on (i) to investigate the effect of nitrite and combination of
nitrite and temperature or CO2 on physiological parameters and growth
performances of basa catfish fingerling; and (ii) to assess the effects of nitrite
on enzyme methemoglobine reductase activity and oxygen consumption (iii) to
investigate the changes of water quality parameters in basa catfish nurseries.
The study on the effect of nitrite on physiological responses and growth
performance of basa catfish fingerling (10-20 g) revealed that the LC 50-96 h of
o

fish exposed to nitrite decreased with the increase of temperature from 27 C to
o

33 C (0.88 mM and 0.60 mM, respectively). The number of red blood cell
(RBC), hemoglobin (Hb) and haematocrit (Hct) of fish decreased after 24 hrs
of exposure to nitrite at concentrations of 0.22 mM and 0.44 mM (p<0.05).
These parameters fully recovered after 7 days. Methemoglobin (metHb),
glucose, nitrite and nitrate in plasma sharply increased after 48 hrs and these
parameters did not recover after 14 days (p<0.05). Acid-base regulation of the
fish was not affected by nitrite exposure but influenced by temperature, i.e.
-

o

pHe and [HCO3 ] reduced, pCO2 increased at 33 C. Nitrite reduced growth
performance, digestive enzyme activity, immunological parameters and
increased FCR of basa catfish after 60 days of rearing. In addition, when the
o

fish exposed to the same nitrite concentrations at the high temperature (33 C),
the digestive enzyme activities, Ig and lysozyme of fish increased. The growth

performance was also higher compared to fish reared at the lower temperature
o

(27 C) (p<0.05). The results also showed that the fish had up-regulation of
-

metHb reductase activities when exposed to 0.44 mM NO2 . The constant rate
(k) of this enzyme increased according to exposure duration and reached the
maximum level after 7 days.
Acid-base regulation of basa catfish was influenced by the increase of
CO2. The pHe fully recovered after 24 hrs of CO 2 exposure at 21 mmHg.
However, osmoregulation, ion regulations and physiological parameters (white
blood cell, metHb and Hct) were affected and these parameters did not recover
after 168 hrs of CO2 exposure at 14 and 21 mmHg CO2 (p<0.05). On the other
iv


hand, weight gain, DWG and SGR decreased and FCR increased after 60 days
of rearing at 7, 14 and 21 mmHg CO 2 (p<0.05). Fish survival rate decreased at
the highest CO2 treatment (83.3%).
In the combined CO2 and nitrite study, the acid-base regulation
-

-

eliminated the nitrite uptake due to the branchial Cl /HCO3 exchanger in fish
gill. The combination of CO2 and nitrite led to the slightly increase of metHb
-

-


-

and [NO2 ] plasma; but plasma [NO3 ] was higher than that in NO 2 exposure
-

-

treatments. In addition, exposure to 0.09 mM NO2 , 0.22 mM NO2 , 14 mmHg
-

CO2 and the combination of CO2 with NO2 resulted in the change of fish gill
histology of basa catfish. The changes included the hyperplasia of primary and
secondary lamellae as well as the adhesive and hyperplasia of epithelium in
the secondary lamellae. The histological results also showed the presence of
aneurysms on the secondary lamellae and hyperplasia of mucous cells. This
study indicated that basa catfish is a water-breathing species. The oxygen
tolerance was 0.63 mgO2/L in control treatment. Nitrite reduced respiration
rate and maximum oxygen uptake at the second day in 0.22 mM and 0.44 mM
-

NO2 treatments. The results of water quality parameter measurements in
nursing ponds showed that the oxygen levels, temperature, pH and total
ammonia were still in the normal range. Although CO 2 and nitrite
concentration were relatively high, the pond with aeration systems, therefore
the fish health was not influenced.
In summary, nitrite, CO2 and their combination negatively affected on
physiological responses, growth performance, immunology, respiration and
gill filaments structure of basa catfish in different levels of damage. The
recovery of the physiological parameters in post-exposure depended on

different concentrations and exposure times of the investigated factors.
However, at the high temperature (33ºC) fish growth performances increased.
Keywords: Pangasius bocourti, nitrite, temperature,
physiology, growth performance, oxygen consumption.

v

CO2,


CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do – Hạnh Phúc

LỜI CAM KẾT
Tôi xin cam kết luận án này hoàn thành dựa trên các kết quả nghiên cứu
của tôi và các kết quả của nghiên cứu này chưa được dùng cho bất cứ luận
án cùng cấp nào khác. Các kết quả nghiên cứu này được hoàn thành trong
khuôn khổ của dự án iAQUA “Interdisciplinary Project on Climate change in
Tropical Aquaculture”, do Danida – Đan Mạch tài trợ. Dự án có quyền sử
dụng kết quả nghiên cứu này để phục vụ cho dự án.
Cần thơ, ngày

tháng

năm 2019

Nghiên cứu sinh

NGUYỄN THỊ KIM HÀ


vi


MỤC LỤC
ABSTRACT ---------------------------------------------------------------------------- iv
LỜI CAM KẾT ------------------------------------------------------------------------ vi
MỤC LỤC ------------------------------------------------------------------------------ vii
DANH SÁCH BẢNG------------------------------------------------------------------ x

DANH SÁCH HÌNH------------------------------------------------------------------ xi
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ------------------------------------------------------- xiv
Chương 1: ------------------------------------------------------------------------------- 1
GIỚI THIỆU ---------------------------------------------------------------------------- 1
1.1 Đặt vấn đề -------------------------------------------------------------------- 1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu -------------------------------------------------------- 2
1.3 Nội dung nghiên cứu -------------------------------------------------------- 2
1.4 Ý nghĩa của luận án --------------------------------------------------------- 3
1.5 Điểm mới của luận án ------------------------------------------------------- 4
Chương 2: ------------------------------------------------------------------------------- 5
TỔNG QUAN TÀI LIỆU ------------------------------------------------------------- 5
2.1 Sơ lược về cá basa (Pangasius bocourti) -------------------------------- 5
2.2 Tình hình biến đổi khí hậu hiện nay -------------------------------------- 5
2.3. Nguồn gốc và ảnh hưởng của các yếu tố nitrite, CO2 và nhiệt độ lên
sinh lý động vật thủy sản -------------------------------------------------------- 6
2.3.1 Nitrite----------------------------------------------------------------- 6
2.3.2 Các nghiên cứu về CO2 trên động vật thủy sản ---------------- 13
2.3.3 Ảnh hưởng của nhiệt độ đến các chỉ tiêu sinh lý, miễn dịch và
tăng trưởng của động vật thủy sản --------------------------------------------- 17

2.3.4 Ảnh hưởng kết hợp của nitrite/CO2/nhiệt độ lên sinh lý của

động vật thủy sản ----------------------------------------------------------------- 19
Chương 3: ------------------------------------------------------------------------------ 22
VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU -------------------------------22
3.1 Thời gian và địa điểm nghiên cứu ---------------------------------------- 22
3.2 Hoá chất, vật tư và thiết bị nghiên cứu ---------------------------------- 22
3.3 Đối tượng nghiên cứu ------------------------------------------------------ 23

vii


3.4 Phương pháp bố trí thí nghiệm ------------------------------------------- 23
3.4.1 Nội dung 1: Nghiên cứu ảnh hưởng của nitrite và nhiệt độ lên
một số chỉ tiêu sinh lý và tăng trưởng của cá basa --------------------------- 23

3.4.2 Nội dung 2: Nghiên cứu ảnh hưởng của nitrite và CO2 lên một
số chỉ tiêu sinh lý và tăng trưởng của cá basa -------------------------------- 27
3.4.3 Nội dung 3: Nghiên cứu ảnh hưởng của nitrite lên hoạt tính của
enzyme metHb reductase và tiêu hao oxy (MO2) của cá basa ------------- 30
3.4.4 Nội dung 4: Khảo sát các yếu tố môi trường trong ao ương cá
basa --------------------------------------------------------------------------------- 33
3.5. Phương pháp phân tích các chỉ tiêu nghiên cứu ----------------------- 34

3.6 Phương pháp xử lí số liệu ------------------------------------------------- 38
Chương 4.------------------------------------------------------------------------------- 39

KẾT QUẢ - THẢO LUẬN ----------------------------------------------------------39
4.1 Ảnh hưởng của nitrite và nhiệt độ lên một số chỉ tiêu sinh lý và tăng
trưởng của cá basa -------------------------------------------------------------- 39
4.1.1 Kết quả -------------------------------------------------------------- 39
4.1.2 Thảo luận ----------------------------------------------------------- 67

4.2 Ảnh hưởng của nitrite và CO2 lên một số chỉ tiêu sinh lý và tăng trưởng

của cá basa ----------------------------------------------------------------------- 75
4.2.1 Kết quả -------------------------------------------------------------- 75
4.2.2 Thảo luận ----------------------------------------------------------- 97

4.3 Ảnh hưởng của nitrite lên hoạt tính của enzyme metHb reductase và
tiêu hao oxy (MO2) của cá basa --------------------------------------------- 105
4.3.1 Ảnh hưởng của nitrite đến hoạt tính của enzyme metHb
reductase trên cá basa ở nhiệt độ khác nhau -------------------------------- 105
4.3.2 Ảnh hưởng của nitrite lên tiêu hao oxy (MO2) của cá basa 108
4.4 Khảo sát các yếu tố môi trường trong ao ương cá basa ------------- 115
4.4.1 Kết quả khảo sát ------------------------------------------------- 115
4.4.2 Thảo luận --------------------------------------------------------- 116
4.5 Thảo luận chung ---------------------------------------------------------- 118
Chương 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ---------------------------------------- 122
5.1 Kết luận -------------------------------------------------------------------- 122

viii


5.2 Kiến nghị ----------------------------------------------------------------- 122
PHỤ LỤC ---------------------------------------------------------------------------- 144
Phụ lục A: Phương pháp phân tích các chỉ tiêu sinh lý ------------------ 144
A.1 Phương pháp định lượng hồng cầu ----------------------------- 144
A.2 Phương pháp định lượng bạch cầu ------------------------------ 144
A.3 Phương pháp đo Hemoglobin ----------------------------------- 144
A.4 Phân tích glucose -------------------------------------------------- 145
A.5 Phương pháp đo Hematocrit (tỷ lệ huyết sắc tố %) ---------- 146
A.6 Phương pháp đo Methemoglobin (%) -------------------------- 146

A.7 Phương pháp phân tích mô học mẫu mang cá ----------------- 146

Phụ lục B: Nghiên cứu ảnh hưởng của nitrite và nhiệt độ lên một số chỉ
tiêu sinh lý và tăng trưởng của cá basa ------------------------------------- 147
o

o

B1: Giá trị LC50-96 giờ của nitrite ở nhiệt độ 27 C và 33 C ----- 147

B2: Ảnh hưởng của nitrite lên một số chỉ tiêu sinh lý của cá basa ở
các mức nhiệt độ khác nhau --------------------------------------------------- 149
Phụ lục C: Ảnh hưởng của nitrite và CO2 lên một số chỉ tiêu sinh lý và tăng

trưởng của cá basa ------------------------------------------------------------ 204
C.1 Ảnh hưởng của CO2 lên các chỉ tiêu sinh lý cá basa --------- 204
C.2 Ảnh hưởng của CO2 lên tăng trưởng cá basa ------------------ 214
Phụ lục D: Tiêu hao oxy của cá khi tiếp xúc với nitrite ----------------- 220
Phụ lục E: Một số hình ảnh trong qua trình nghiên cứu ----------------- 224

ix


DANH SÁCH BẢNG
Bảng 3.1 Các thiết bị phục vụ cho nghiên cứu........................................................... 22
Bảng 3.2 Cách pha dung dịch rửa mẫu (ringer solution)......................................... 36
Bảng 4.1 Các yếu tố môi trường trong thí nghiệm sinh lý..................................... 41
6

3


Bảng 4.2: Số lượng hồng cầu (x10 TB/mm ) trong máu cá basa khi tiếp xúc với
nitrite ở 27˚C và 33˚C........................................................................................................... 43
Bảng 4.3: Nồng độ hemoglobin (g/100 mL) trong máu cá basa khi tiếp xúc với
o

o

nitrite ở 27 C và 33 C........................................................................................................... 45
o

Bảng 4.4: Hematocrit (%) trong máu cá basa khi tiếp xúc với nitrite ở 27 C và
o

33 C.............................................................................................................................................. 46
Bảng 4.5: Nồng độ ion Na+ (mM) trong huyết tương cá basa khi tiếp xúc với
nitrite ở 27°C và 33°C......................................................................................................... 53
+

Bảng 4.6: Nồng độ ion K (mM) trong huyết tương cá basa khi tiếp xúc với
nitrite ở 27°C và 33°C........................................................................................................... 54
o

Bảng 4.7: Nồng độ ASTT trong máu cá basa khi tiếp xúc với nitrite ở 27 C và
o

33 C.............................................................................................................................................. 55
o

o


Bảng 4.8: pHe của cá basa khi tiếp xúc với nitrite ở 27 C và 33 C....................56
o

o

Bảng 4.9: pCO2 của cá basa khi tiếp xúc với nitrite ở 27 C và 33 C.................57
-

o

o

Bảng 4.10: [HCO3 ] của cá basa khi tiếp xúc với nitrite ở 27 C và 33 C.........58
Bảng 4.11: Tổng hợp giá trị LC50-96 giờ của nitrite lên một số loài cá.............68
Bảng 4.12: Chất lượng nước trong thí nghiệm........................................................... 75
Bảng 4.13: Sự thay đổi số lượng hồng cầu, nồng độ Hb và Hct của cá basa khi

tiếp xúc với CO2 ở các nồng độ khác nhau............................................................... 80
Bảng 4.14: Các chỉ tiêu môi trường của thí nghiệm về tăng trưởng...............83
Bảng 4.15: WG, SGR và DWG của cá basa tiếp xúc với CO2 ở các nồng độ khác

nhau.............................................................................................................................................. 84
Bảng 4.16: Ảnh hưởng của nitrite kết hợp CO2 lên số lượng hồng cầu
6

3

(x10 tb/mm ) của cá basa.................................................................................................... 89
Bảng 4.17: Ảnh hưởng của nitrite kết hợp CO2 lên nồng độ Hb (g/100 mL) của


cá basa.......................................................................................................................................... 90
Bảng 4.18: Ảnh hưởng của nitrite kết hợp CO2 lên chỉ số Hct (%) của cá basa
91
x


Bảng 4.19 Các yếu tố môi trường ao ương cá basa tại Đồng Tháp..............116

DANH SÁCH HÌNH
Hình 1.1: Sơ đồ nội dung nghiên cứu của luận án...................................................... 3
Hình 2.1: Cơ chế trao đổi ion qua mang cá nước ngọt (Nguồn: Evan et al,. 1999)

8
Hình 3.1: Sơ đồ bố trí thí nghiệm ảnh hưởng của nitrite lên một số chỉ tiêu sinh
lý của cá basa ở các mức nhiệt độ khác nhau.............................................................. 25

Hình 3.2: Hệ thống thí nghiệm ảnh hưởng của CO2 lên một số chỉ tiêu sinh lý
của cá basa................................................................................................................................. 28
Hình 3.3: Hệ thống đo tiêu hao oxy bán kín Bimodal intermitten-closed
respirometry (Nguồn Lefevre et al., 2011)................................................................... 33
Hình 4.1A: Giá trị LC50-96 giờ của cá basa ở 27˚C.................................................. 40
o

Hình 4.1B: Giá trị LC50-96 giờ của cá basa ở 33 C................................................... 40
Hình 4.2: Tỷ lệ methemoglobin (metHb) trong máu cá basa sau khi tiếp xúc với
nitrite và nhiệt độ ở các thời điểm thu mẫu.................................................................. 48

Hình 4.3: Nồng độ glucose trong huyết tương cá basa tiếp xúc với nitrite và
nhiệt độ ở các thời điểm thu mẫu..................................................................................... 48

Hình 4.4: Nồng độ nitrite trong huyết tương cá basa tiếp xúc với nitrite và nhiệt
độ qua các thời điểm thu mẫu............................................................................................ 50
Hình 4.5: Nồng độ nitrate trong huyết tương cá basa tiếp xúc với nitrite và nhiệt
độ qua các thời điểm thu mẫu............................................................................................ 50
-

Hình 4.6: Nồng độ ion [Cl ] trong huyết tương cá basa tiếp xúc với nitrite và
nhiệt độ qua các thời điểm thu mẫu................................................................................ 51
o

o

Hình 4.7: pHe của cá basa ở hai mức nhiệt độ 27 C và 33 C............................... 59
o

o

Hình 4.8: pCO2 của cá basa ở hai mức nhiệt độ 27 C và 33 C............................59
-

o

o

Hình 4.9: [HCO3 ] của cá basa ở hai mức nhiệt độ 27 C và 33 C...................... 60
o

o

Hình 4.10: Tỷ lệ sống của cá sau 60 ngày tiếp xúc nitrite ở 27 C và 33 C......61

o

o

Hình 4.11: FCR của cá basa sau 60 ngày tiếp xúc nitrite ở 27 C và 33 C........62
o

o

Hình 4.12: FI (g/con) của cá basa sau 60 ngày tiếp xúc nitrite ở 27 C và 33 C
62

xi


Hình 4.13: Khối lượng (A), tăng trọng (B), tốc độ tăng trưởng theo ngày (DWG)

(C) và tốc độ tăng trưởng đặc biệt (SGR) (D) của cá basa sau 30 và 60 ngày tiếp
o

o

xúc nitrite ở 27 C và 33 C................................................................................................... 63
Hình 4.14: Hoạt tính enzyme amylase (A), chymotrypsine (B) trong ruột và dạ
dày cá basa sau 60 ngày thí nghiệm................................................................................. 64
Hình 4.14: Hoạt tính enzyme trypsine (C) và pepsine (D) trong ruột và dạ dày
cá basa sau 60 ngày thí nghiệm.......................................................................................... 65
Hình 4.15: Hoạt tính enzyme lysozyme (A) và Ig (B) của cá basa sau 60 ngày
thí nghiệm................................................................................................................................... 66
-


Hình 4.16: Sự thay đổi của pHe (A), [HCO3 ] (C), đồ thị Davenport diagram (C)
và pCO2 (D), của cá basa khi tiếp xúc với CO2........................................................... 76
-

+

+

Hình 4.17: Sự thay đổi [Cl ] (A), [Na ] (B), [K ] (C) và ASTT (D) của cá basa
khi tiếp xúc với nồng độ CO2 khác nhau....................................................................... 78

Hình 4.18: Sự thay đổi số lượng bạch cầu (A) và tỷ lệ metHb (B) của cá basa
khi tiếp xúc với nồng độ CO2 khác nhau....................................................................... 81
Hình 4.19: Sự thay đổi nồng độ glucose của cá basa khi tiếp xúc với nồng độ
CO2 khác nhau.......................................................................................................................... 82
Hình 4.20: Ảnh hưởng của CO2 lên tỷ lệ sống của cá basa sau 60 ngày thí nghiệm

83
Hình 4.21: FCR (A) và FI (B) của cá basa khi nuôi ở các nồng độ CO2 khác
nhau.............................................................................................................................................. 85
-

Hình 4.22: Sự thay đổi của pHe (trên), pCO2 (giữa) và [HCO3 ] (dưới) của cá
basa dưới tác động của nitrite và CO2.......................................................................... 87
Hình 4.23: Sự thay đổi metHb trên cá basa khi cho tiếp xúc với nitrite và CO2
kết hợp......................................................................................................................................... 92
Hình 4.24: Sự thay đổi glucose trên cá basa khi cho tiếp xúc với nitrite và CO2
kết hợp......................................................................................................................................... 93
Hình 4.25: Sự thay đổi nồng độ nitrite (trên) và nitrate (dưới) trong huyết tương


cá basa khi cho tiếp xúc với nitrite và CO2 kết hợp................................................... 94
-

Hình 4.26: Sự thay đổi [Cl ] trong huyết tương cá basa khi cho tiếp xúc với
nitrite và CO2 kết hợp............................................................................................................ 95
Hình 4.27: Cấu trúc mô học của mang cá basa ở các nghiệm thức: Đối chứng
-

(A), 14 mmHg CO2 sau 72 giờ tiếp xúc (B), nghiệm thức 0,22 mM NO2 sau 1
-

ngày tiếp xúc (C), và 14 mmHg+0,22 mM NO2 sau 1 ngày tiếp xúc (D)........96
xii


Hình 4.28: Hằng số k của enzyme metHb reductase trong hồng cầu cá basa (A),
ví dụ về sự giảm Log (metHb) theo thời gian của cá basa sau 7 ngày ở 27ºC và

33ºC (B) và (C)...................................................................................................................... 106
Hình 4.29: Thí nghiệm xem xét khả năng lấy oxy từ không khí của..............109
cá basa....................................................................................................................................... 109
Hình 4.30: Ngưỡng oxy của cá basa khi tiếp xúc nitrite...................................... 110
Hình 4.31: Trung bình tiêu hao oxy của cá basa khi tiếp xúc nitrite ở các nồng
độ: đối chứng (0 mM) (A); 0,09 mM (B); 0,22 mM (C) và 0,44 mM (D)....111
Hình 4.32: Tiêu hao oxy (MO2) (A), SMR (B) và tiêu hao oxy tối đa (MO2max)
(C) của cá basa trước và trong suốt quá trình tiếp xúc nitrite........................... 112

xiii



DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Cl-

Ion chloride

CO2
ĐBSCL

Carbon dioxide

DWG

Daily weight gain (Tốc độ tăng trưởng theo ngày)

FCR

Feed conversion ratio (Hệ số chuyển hóa thức ăn)

FI

Feed intake (Lượng thức ăn ăn vào)

Hb

Hemoglobin

HbNO

Hemoglobin nitrosyl


HCO3-

Ion Bircabonate

pHe

pH ngoại bào (pH máu)

Hct

Hematocrit

IPCC

Intergovernmental Panel on Climate Change (Hội đồng liên

Đồng bằng Sông Cửa Long

chính phủ về biến đổi khí hậu)

K+
LC50-96 giờ

Ion Potassium

metHb

Methemoglobin


MO2
MO2max

Oxygen consumption (Tiêu hao oxy)
Maximum oxygen uptake (Khả năng tiêu hao oxy tối đa)

Na+

Ion Sodium

NO2-

Nitrite

NO3-

Nitrate

pCO2

Áp suất riêng phần của CO2

SGR

Specific growth rate (Tốc độ tăng trưởng đặc biệt)

SMR

Standard metabolic rate (Tỷ lệ trao đổi chất cơ bản)


Ucrit

Critical swimming speed (Tốc độ bơi lội tới hạn)

WG

Weight gain (Tăng trọng)

Nồng độ gây chết 50% sau 96 giờ

xiv


Chương 1:
GIỚI THIỆU
1.1 Đặt vấn đề
Nuôi trồng thủy sản là ngành kinh tế mũi nhọn của Việt Nam từ nhiều
năm nay với tổng sản lượng thủy sản năm 2017 đạt 7.225 nghìn tấn, sản lượng
nuôi thủy sản đạt 3.835 nghìn tấn tăng 5,2% so với năm 2016 (Tổng cục Thống
kê, 2017). Trong đó, cá tra và cá basa là một trong ít đối tượng được nuôi và
xuất khẩu chủ lực của vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL). Cá tra và cá
basa là hai loài cá da trơn được nuôi với số lượng lớn ở các tỉnh/thành phố như
An Giang, Đồng Tháp, Vĩnh Long, Cần Thơ,… Cá basa (Pangasius
bocourti) có thịt trắng và lớn nhanh nên có giá trị thương phẩm cao. Các nghiên
cứu trước đây về cá basa thường tập trung vào kỹ thuật nuôi, kỹ thuật sản xuất
giống (Cacot et al., 2002 và Cacot et al., 2003) và nhu cầu dinh dưỡng (Phuong,
1998 và Hung et al., 2004). Các nghiên cứu sâu về khả năng chịu đựng và thích
nghi của cá basa dưới tác động của các yếu tố môi trường (nitrite/nhiệt độ/CO2)
vẫn chưa được thực hiện.
Nitrite tồn tại trong ao nuôi thủy sản là vấn đề đáng lo ngại do nitrite gây

độc với tất cả các động vật (Lewis and Morris, 1986). Trong ao nuôi thủy sản,
các quá trình phân hủy xác động thực vật, thức ăn thừa hoặc chất thải của sinh
vật sản sinh ra các hợp chất anmonia, các hợp chất này được một số loại vi
khuẩn như nitrosomonas, nitrosospira hoặc các vi khuẩn khác chuyển hóa
thành nitrite (Francis-Floyd et al., 2015). Nitrite khi xâm nhập vào máu cá có thể
oxy hóa hemoglobin (Hb) trong tế bào hồng cầu và chuyển thành một hợp chất
khác là methemoglobin (metHb) gây ra bệnh máu nâu ở cá; metHb không có khả
năng vận chuyển oxy làm cá có thể bị ngạt mặc dù nồng độ oxy trong nước
không thấp (Kroupova et al., 2005). Ở cá nitrite có thể được hấp thu qua các
biểu mô của mang và tích lũy với nồng độ cao trong cơ thể (Jensen, 2003).
Ngoài ra, nitrite còn gây ảnh hưởng đến sinh lý, hô hấp, sự điều hòa ion, nội tiết,
… và tốc độ tăng trưởng của cá (Kosaka and Tyuma, 1987; Siikavuopio and
Saether, 2006; Jensen, 2009; Lefevre et al., 2011).
Bên cạnh đó, hàm lượng CO2 trong khí quyển ngày càng tăng theo sự phát
triển kinh tế và sự công nghiệp hóa. Theo Flato et al. (2013) lượng CO2 trong không
khí là 390,5 ppm năm 2011 và ước tính đến năm 2100 hàm lượng CO2 trong
không khí đạt 421-936 ppm. Nước trên bề mặt trái đất hấp thu khoảng một phần
ba tổng lượng CO2 trong không khí và làm giảm pH trong môi trường nước, pH
của môi trường nước toàn cầu được dự đoán giảm khoảng 0,3-0,4 đơn vị vào cuối
thế kỷ 21 (Hartmann et al., 2013). Ở cá, khi nồng độ CO2 trong nước

1


tăng lên sẽ ảnh hưởng tới quá trình khuếch tán CO2 từ máu ra môi trường
bên ngoài, gây ra mất cân bằng a-xít và ba-zơ, làm rối loạn các quá trình diễn
ra trong tế bào như sự điều hòa ion, tăng nhịp hô hấp,…(Ishimatsu et al.,
2005; Brauner et al., 2004; Gilmour, 2001; Cameron and Iwama, 1987).
Sự gia tăng nhanh của khí CO2 đã gây nên hiện tượng biến đổi khí
hậu toàn cầu, hậu quả là làm cho nhiệt độ môi trường ngày càng tăng cao.

Động vật thủy sản ở các khu vực nhiệt đới được dự đoán sẽ chịu ảnh hưởng
nghiêm trọng hơn bởi sự nóng lên toàn cầu so với các loài ở khu vực ôn đới
(Tewksbury et al., 2008). Nhiệt độ được biết đến có ảnh hưởng đến các quá
trình sinh lý, sinh trưởng, tỷ lệ sống,… của sinh vật và đây cũng là yếu tố
được một số tác giả cho rằng có ảnh hưởng đến độc tính của nitrite, khi nhiệt
độ tăng thì sự hấp thu nitrite của cá cũng gia tăng và ngược lại (Jeberg and
Jensen, 1994; Huey et al., 1984).
Trong điều kiện hiện nay khi nhiệt độ và CO2 đang có xu hướng tăng cao do
tác động của biến đổi khí hậu và cùng với đó là sự thâm canh trong ương cá basa.
Đặc biệt là ương nuôi trong ao thì khí độc trong môi trường như nitrite sẽ là yếu
tố gây ảnh hưởng đến cá, nhất là sự kết hợp các yếu tố này với nhau. Với các lý do
trên cho thấy sự cấp thiết phải có các nghiên cứu về ảnh hưởng của nitrite, nhiệt độ
và CO2 lên cá basa trong quá trình ương nuôi nhằm cung cấp những thông tin cho
việc quản lý ương nuôi cá nói chung và cá basa nói riêng.

1.2 Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu tổng quát: Nhằm cung cấp thêm nguồn thông tin về đặc điểm
sinh lý và sự thích ứng của cá basa với các yếu tố nghiên cứu trong điều kiện
biến đổi khí hậu. Kết quả cũng giúp người nuôi nhận biết về ảnh hưởng của các
yếu tố này đến cá basa nói riêng và cá nói chung nhằm có biện pháp giảm thấp
nhất ảnh hưởng của chúng đến sức khỏe cá trong quá trình ương nuôi.

Mục tiêu cụ thể: Đánh giá ảnh hưởng của các yếu tố môi trường như
nitrite, nhiệt độ và sự gia tăng nồng độ CO2 trong nước lên sinh lý, tăng
trưởng của cá basa trong điều kiện thí nghiệm.
1.3 Nội dung nghiên cứu
Nghiên cứu được thực hiện với 4 nội dung chính là:
a) Nghiên cứu ảnh hưởng của nitrite kết hợp nhiệt độ lên một số chỉ
tiêu sinh lý và tăng trưởng của cá basa.
b) Nghiên cứu ảnh hưởng của nitrite kết hợp CO2 lên một số chỉ tiêu

sinh lý và tăng trưởng của cá basa.
2


c) Nghiên cứu ảnh hưởng của nitrite lên hoạt tính của enzyme metHb
reductase và tiêu hao oxy (MO2) của cá basa.
d) Khảo sát các yếu tố môi trường trong ao ương cá basa

Hình 1.1: Sơ đồ nội dung nghiên cứu của
luận án 1.4 Ý nghĩa của luận án
Nghiên cứu cung cấp và bổ sung thông tin về ảnh hưởng của các yếu tố
nitrite, nhiệt độ và CO2 lên các đặc điểm sinh lý và tăng trưởng của cá basa.
Đặc biệt đây là nghiên cứu đầu tiên trên loài này chứng minh được có sự điều
hòa làm tăng hoạt tính của enzyme metHb reductase trong hồng cầu của cá. Kết
quả nghiên cứu là cơ sở khoa học góp phần đánh giá ảnh hưởng của các yếu tố
nghiên cứu trong điều kiện biến đổi khí hậu lên ngành nuôi trồng thủy sản nói
chung và nghề nuôi cá basa nói riêng. Kết quả nghiên cứu giúp người nuôi nhận
biết các ảnh hưởng tiêu cực của nitrite và CO2 đến cá basa. Đây là cơ sở để
khuyến cáo người nuôi cần có biện pháp hạn chế sự tồn tại của các yếu tố này
trong hệ thống nuôi nhằm quản lý tốt sức khỏe của cá và góp phần phát triển
nghề nuôi thủy sản bền vững. Bên cạnh ý nghĩa khoa học và thực tiễn, kết quả
nghiên cứu cũng là nguồn tài liệu tham khảo quan trọng phục vụ cho giảng dạy
và các nghiên cứu tiếp theo liên quan đến cá basa hoặc các nghiên cứu về ảnh
hưởng của các yếu tố nitrite, nhiệt độ và CO2 lên các đối tượng khác.

3


1.5 Điểm mới của luận án
Luận án đã xác định được nồng độ gây độc cấp tính (LC50-96 giờ) của

nitrite đối với cá basa ở hai mức nhiệt độ 27ºC và 33ºC lần lượt là 0,88 mM
và 0,60 mM. Khi cho cá basa tiếp xúc với nitrite ở nồng độ dưới ngưỡng gây
chết kết quả là nồng độ 0,22 mM và 0,44 mM làm giảm số lượng hồng cầu,
Hb và Hct của cá basa sau 24 giờ và 48 giờ tiếp xúc, và phục hồi sau 7 ngày
hoặc 14 ngày. Cá basa khi tiếp xúc với nồng độ 0,44 mM ở nhiệt độ 27ºC thì
phần trăm metHb tăng cao đến 34,8%, nồng độ nitrite huyết tương cao hơn
2,7 lần nồng độ ngoài môi trường sau 48 giờ tiếp xúc, chỉ số này chưa phục
hồi sau 14 ngày thí nghiệm; metHb đạt giá trị thấp hơn khi tiếp xúc cùng
nồng độ nitrite ở nhiệt độ 33ºC. Luận án còn xác định được nitrite làm giảm
tăng trưởng và tỷ lệ sống, làm tăng FCR của cá basa khi tiếp xúc trong thời
gian dài. Hoạt tính các men tiêu hóa trong ruột và dạ dày của cá bị giảm và
khả năng hô hấp bị ảnh hưởng khi tiếp xúc với nitrite. Đây là những nguyên
nhân làm giảm tăng trưởng khi cá bị nhiễm độc nitrite. Nitrite còn làm giảm
khả năng miễn dịch của cá thông qua việc giảm hoạt tính của lysozyme và Ig
sau 60 ngày tiếp xúc. Khi cá basa tiếp xúc cùng nồng độ nitrite, ở môi trường
nhiệt độ cao 33ºC, hoạt tính của các enzyme tiêu hóa, lysozyme và Ig, các chỉ
tiêu tăng trưởng đạt giá trị cao hơn ở nhiệt độ 27ºC.
Kết quả luận án là nghiên cứu đầu tiên trên cá basa chứng minh có sự
điều hòa làm tăng hoạt tính của enzyme metHb reductase trong hồng cầu.
Hằng số hoạt động của enzyme này tăng cao ở nhóm cá tiếp xúc với nitrite.
Enzyme này cũng hoạt động mạnh hơn khi nhiệt độ tăng, giá trị k khi tiếp
-1

-1

xúc với nitrite 0,44 mM ở 27ºC đạt 0,017 phút và ở 33ºC đạt 0,024 phút .
Ngoài ra, luận án đã xác định CO2 có ảnh hưởng đến khả năng điều hòa
a-xít và ba-zơ, điều hòa ion của cá basa ở nồng độ 7, 14 và 21 mmHg. Khi tiếp
xúc lâu dài, CO2 làm giảm tăng trưởng và tăng FCR sau 60 ngày ở nồng độ 7,
14 và 21 mmHg. Tỷ lệ sống của cá basa chỉ giảm ở nồng độ CO2 cao nhất 21

mmHg. Quá trình điều hòa a-xít và ba-zơ của cá basa trong môi trường có
-

-

CO2 giúp hạn chế sự hấp thu nitrite qua kênh Cl /HCO3 . Luận án cũng cho
thấy cấu trúc mô mang cá bị tổn thương khi tiếp xúc với nitrite đơn, CO2
đơn hoặc sự kết hợp của cả hai nhân tố này.

4


Chương 2:
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1 Sơ lược về cá basa (Pangasius bocourti)
Cá basa (Pangasius bocourti) thuộc giống Pangasius, phân bố rộng
ở Myanma, Java (Indonesia), Thái Lan, Campuchia và Việt Nam. Cá sống chủ
yếu ở những sông rộng, nước chảy mạnh (Mai Đình Yên, 1992). Cá có thể sống
ở thủy vực nước chảy và hồ lớn, ngưỡng nhiệt độ của cá khoảng 18-40°C,
thích hợp với nhiệt độ ấm (26-32°C) (Nguyễn Tuần, 2000). Cá basa là loài ăn
tạp, chúng sử dụng được nhiều nguồn thức ăn từ ngũ cốc và có khả năng sử
dụng carbohydrate cao trong thức ăn, tốc độ tăng trưởng tối đa đạt được khi
sử dụng nguồn tinh bột lên đến 30 g/kg/ngày, cao hơn so với cá tra (10
g/kg/ngày) (Phuong, 1998; Hung et al., 2004). Tốc độ tăng trưởng của cá khá
nhanh, cá nuôi bè sau 1 năm đạt khối lượng trung bình 1 kg/con (Lê Như
Xuân và ctv., 2000).
Trong những năm trước đây cá basa và cá tra là hai loài cá da trơn được
nuôi nhiều ở vùng ĐBSCL, tập trung chủ yếu ở tỉnh An Giang và Đồng Tháp
với hình thức nuôi bè hoặc trong ao đất. Cá tra chủ yếu được nuôi trong ao với
sản lượng cao đạt 1.251 nghìn tấn năm 2017 (Tổng cục thống kê 2017). Trong

khi đó cá basa có sức chịu đựng kém hơn cá tra do cá chủ yếu hô hấp trong
nước nên thường được nuôi trong lồng, bè,… Trước đây nghề nuôi cá basa
trong bè đạt sản lượng đạt khá cao 13.000 tấn mỗi năm (Cacot, 1994). Theo
Phuong (1998) sản lượng cá basa thay đổi theo hình thức nuôi, với hình thức
3

3

nuôi đơn đạt 111-167 kg/m và nuôi ghép đạt 98,9-103 kg/m . Sản lượng cá
3

nuôi bè trung bình đạt 119 kg/m . Tuy nhiên, trong những năm gần đây diện
tích nuôi cá basa ngày càng bị thu hẹp do giá cá không ổn định và gặp khó khăn
về thị trường xuất khẩu, sản phẩm đầu ra của cá basa hiện nay tiêu thụ nội địa là
chủ yếu (Sở Nông Nghiệp và PTNT An Giang, 2014).

2.2 Tình hình biến đổi khí hậu hiện nay
Ngày nay quá trình công nghiệp hóa đã làm gia tăng lượng khí CO2 thải vào
môi trường, năm 2017 tổng lượng khí thải CO2 được ghi nhận ở mức cao 53,5 giga
tấn, tăng 0,7 giga tấn so năm 2016. Điều này dẫn đến sự a-xít hóa đại dương và
làm giảm độ pH của nước gây tác động đến sự sinh trưởng, phát triển, sự sống và
sự đa dạng của các loài thủy sinh vật từ tảo đến cá. Bên cạnh đó, bề mặt trái đất
liên lục ấm lên trong ba thập kỷ qua kể từ năm 1850. Nhiệt độ trung bình bề mặt
trái đất và đại dương tăng 0,87°C (từ 0,75 đến 0,99°C) từ năm 2006 đến 2015
(IPCC, 2018). Ước tính sự nóng lên toàn cầu đang tăng ở mức 0,1°C đến 0,3°C mỗi
thập kỷ do lượng khí thải ra trong quá khứ và hiện tại. Nhiệt độ

5



cực đoan trên đất liền được dự đoán sẽ ấm hơn nhiệt độ trung bình bề mặt trái đất
khoảng 3°C-4°C. Số ngày nóng dự kiến sẽ gia tăng ở hầu hết các vùng, sự gia tăng
cao nhất là ở vùng nhiệt đới (IPCC, 2018). Tác động của biến đổi khí hậu toàn cầu
thông qua các hiện tượng như nhiệt độ tăng cao, sự xâm nhập mặn, thay đổi hàm
lượng oxy và tăng lượng CO2 hiện đang gây ra các ảnh hưởng nghiêm trọng đến
đời sống con người và sinh vật nói chung bao gồm cả động vật thủy sản. Theo dự
báo của mô hình thủy sản toàn cầu, sản lượng đánh bắt ở các vùng biển hàng năm
giảm 1,5 triệu tấn khi nhiệt độ tăng 1,5°C và giảm hơn
3 triệu tấn khi nhiệt độ tăng 2°C (IPCC, 2018). ĐBSCL được dự đoán là một trong
những vùng chịu ảnh hưởng nặng bởi biến đổi khí hậu toàn cầu (IPCC, 2007), đây
là vùng có sản lượng nuôi trồng thủy sản lớn nhất Việt Nam. Theo Bộ Tài Nguyên
và Môi Trường (2014) trong khoảng 50 năm qua nhiệt độ trung bình năm ở Việt
Nam tăng 0,5°C và lượng mưa có xu hướng giảm ở phía Bắc và tăng ở phía Nam.
Mức nhiệt độ trung bình hiện nay ở Việt Nam khoảng 27°C (Gasparrini et al., 2017)
và theo dự đoán của Hội đồng liên chính phủ về biến đổi khí hậu (IPCC, 2014)
nhiệt độ có thể tăng đến 33°C vào thế kỷ 21. Vì vậy mức nhiệt độ 27°C và 33°C là
hai mức nhiệt độ được chọn để tiến hành các thí nghiệm về tác động của nhiệt độ
đến các yếu tố khảo sát trong luận án này.

2.3. Nguồn gốc và ảnh hưởng của các yếu tố nitrite, CO2 và nhiệt độ
lên sinh lý động vật thủy sản
2.3.1 Nitrite
a) Nguồn gốc của nitrite trong môi trường nuôi thủy sản
Nitrite là thành phần tự nhiên của các chu trình nitơ trong hệ sinh thái và
sự tồn tại nitrite trong ao nuôi là một nguy cơ tiềm ẩn cho tôm cá do nitrite gây
độc với tất cả các động vật thủy sản (Lewis and Morris, 1986). Sự hình thành
nitrite trong các ao nuôi thủy sản là do nitơ dư thừa được sản sinh ra từ các quá
trình phân hủy xác động thực vật, thức ăn thừa hoặc chất thải của sinh vật. Nitơ
dư thừa ở dạng ammonia (TAN, NH3 và NH4) sẽ được chuyển hóa thành nitrite
dưới điều kiện bình thường nhờ vào vi khuẩn Nitrosomonas sp. và nitrite

được chuyển thành nitrate nhờ vi khuẩn Nitrobacter sp. (Durborow et al., 1997).
Nitrate là một hợp chất không gây độc cho cá ở nồng độ thường gặp trong ao
(Chappell, 2008). Quá trình khử nitơ được thực hiện bởi các vi khuẩn kỵ khí,
-

khử nitrate thành nitơ với các sản phẩm trung gian là NO2 , NO và N2O.
Ammonia cũng có thể được thủy phân và hấp thu trong các ao nuôi nhờ việc sử
dụng trực tiếp của thực vật phù du (Chappell, 2008).

6


b) Cơ chế trao đổi và gây độc của nitrite đối với động vật thủy sản
nước ngọt
Nitrite có thể xâm nhập vào hệ thống tuần hoàn của cá thông qua mang.
Nitrite xâm nhập vào máu cá sẽ oxy hóa Hb trong tế bào hồng cầu và chuyển
đổi thành một hợp chất khác được gọi là metHb. MetHb không có khả năng
vận chuyển oxy như Hb, làm cá có thể bị ngạt mặc dù nồng độ oxy trong
nước đầy đủ. Biểu hiện của cá bị nhiễm độc nitrite thường quan sát thấy cá
thở gấp, mang hoạt động nhanh vì máu cá không lấy được oxy như bình
thường (Chappell, 2008). Thông thường, nồng độ nitrite trong nước không
bị ô nhiễm là rất thấp (dưới 1 µM), nhưng sự mất cân bằng nitrate hoá và
khử nitrate làm tăng nồng độ của nitrite lên đến 1 mM hoặc cao hơn (Collins
et al., 1975; Avnimelech et al., 1986; Kamstra et al., 1996). Vì vậy, sự tăng
nồng độ nitrite có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng ở các môi trường có
nhiều nitơ và hàm lượng oxy thấp (Williams and Eddy, 1986).
Ngộ độc nitrite ở động vật có xương sống cũng như động vật thủy sản
chủ yếu liên quan đến sự hấp thu nitrite và nitrate qua thức ăn và nước uống;
trong ống tiêu hóa nitrate có thể bị khử thành nitrite, vấn đề thường được
quan tâm là sự hình thành metHb và các hợp chất chuyển hóa từ nitrite có khả

năng gây đột biến và gây ung thư như N-nitroso khi bị nhiễm độc nitrite
(Kiese, 1974; Hotchkiss et al., 1992). Động vật thủy sản sống trong môi
trường nước nên có nguy cơ bị ngộ độc nitrite nhiều hơn các động vật khác
vì nitrite trong môi trường nước có thể được hấp thu qua biểu mô của mang
và tích lũy với nồng độ cao trong các chất dịch cơ thể (Jensen, 2003).
Cơ chế của sự hấp thu nitrite tương tự như sự hấp thu các ion qua mang,
cơ chế này đã được mô tả trên cá nước ngọt bởi Evans et al. (1999) (Hình 2.1).

7


Hình 2.1: Cơ chế trao đổi ion qua mang cá nước ngọt (Nguồn: Evan et
al,. 1999)
Quá trình hấp thu nitrite đối với động vật thủy sản nước ngọt do sự tương
đồng của NO2 và Cl trong cơ chế trao đổi Cl /HCO3 , do đó khi NO2 có mặt
-

trong môi trường nước thì một phần sự hấp thu Cl sẽ chuyển sang hấp thu
-

NO2 (Jensen et al., 2000). Nitrite khi đi vào máu sẽ phản ứng với oxy-Hb, kết
2+

quả của phản ứng này là nguyên tử Fe

của phân tử Hem sẽ bị oxy hoá (Fe

2+

3+


chuyển sang Fe ) tạo thành metHb, đồng thời nitrite cũng bị oxy hóa thành
nitrate (Phương trình 1), trong khi đó phân tử oxy-Hb sẽ bị khử tạo thành dạng
2+

Hb không oxy (Hb(Fe )). Phản ứng của Hb bị khử oxy với nitrite sẽ tạo thành
metHb và nitrite oxide (NO). NO được hình thành từ phản ứng 2 sẽ kết hợp với
2+

Hb(Fe ) tạo thành dạng nitrosyl-Hb (HbNO) (Phương trình 3). Các phản ứng
này khá phức tạp và tạo thành các sản phẩm trung gian như H2O2, NO2,
ferrylhemoglobin và gốc tự do NO2 (Keszler et al., 2008). Quá trình trên được
khái quát thành các phản ứng sau (Kosaka and Tyuma, 1987; Jensen, 2009):
2+

-

+

3+

-

4 Hb(Fe )O2+ 4 NO2 + 4 H → 4 Hb(Fe ) + 4 NO3 + O2 + 2 H2O (1)
2+

-

4 Hb(Fe ) + NO2 + H
2+


+

3+

-

→ 4 Hb(Fe ) + NO + OH (2)
2+

Hb(Fe ) + NO → Hb(Fe )NO (3)
Trong điều kiện bình thường, metHb vẫn hình thành với nồng độ thấp mặc
dù trong môi trường không có sự hiện diện của nitrite. MetHb không có khả năng
vận chuyển oxy và NO liên kết chặt chẽ với phân tử Hem trong hình thức HbNO. Vì
vậy, các hình thức của Hb trong trường hợp này đều góp phần làm giảm khả năng
vận chuyển oxy trong cá khi tiếp xúc với nitrite (Jensen, 2007).

8


Khi metHb được hình thành nhiều trong máu sẽ gây ra hiện tượng bệnh máu
nâu, đây là một bệnh phổ biến trên các loài cá nước ngọt khi cá tiếp xúc với
nitrite; bệnh gây chết rất nhanh làm thiệt hại lớn cho các ao nuôi thâm canh
(Boyd and Tucker, 1998). Cường độ nhiễm độc nitrite có thể được đánh giá bởi
màu sắc của máu cá. Những cá bị nhiễm độc mức độ nhẹ máu có màu nâu đỏ,
những cá bị nhiễm mức độ cao máu cá chuyển hoàn toàn sang màu nâu. Tỷ lệ
phần trăm của Hb trong máu cá bị chuyển sang metHb kết hợp với nồng độ oxy
hòa tan hiện diện trong nước sẽ quyết định số lượng cá sống sót hoặc ngạt thở
và chết. Ví dụ cá bị nhiễm độc nitrite trong ao có hàm lượng oxy hòa tan bằng
7 mg/L cá có thể sống sót, nhưng nếu trong ao với hàm lượng oxy hòa tan 2


mg/L có khả năng cá sẽ không tồn tại (Chappell, 2008).
c) Các nghiên cứu về ảnh hưởng của nitrite lên các chỉ tiêu sinh
lý, tăng trưởng và cấu trúc mô mang của động vật thủy sản (ĐVTS)

Ảnh hưởng của nitrite lên các chỉ tiêu sinh lý
Nitrite là yếu tố được quan tâm nhiều trong các ao nuôi do tính độc của
chúng có ảnh hưởng lớn đối với sức khỏe của động vật thủy sản. Nitrite không chỉ
gây những ảnh hưởng cấp tính tác động lên các yếu tố sinh lý của cá như bệnh
máu nâu, tác động đến quá trình điều hòa ion, hô hấp, bài tiết của cá (Jensen,
1996; Lefevre et al., 2011) mà nitrite còn tích lũy vào cơ, gan, tim cá gây các tổn
thương trên các cơ quan nội tạng (Jensen and Hansen, 2011). Tương tự những
chất độc khác, giá trị LC50 cũng được dùng để đánh giá độ độc cấp tính của nitrite
trên cá. Thời gian để đánh giá độ độc cấp tính của nitrite cũng tương tự như các
chất độc khác là từ 24 giờ đến 96 giờ (Lewis and Morris, 1986). Aggergaard and
Jensen (2001) kết luận thời gian từ 24 giờ đến 48 giờ được xem là thời gian cần
thiết để tích lũy nitrite tối đa trong cá. Các kết quả nghiên cứu cho thấy một số loài
cá có khả năng chịu đựng nitrite khá cao như cá lóc (Channa striata) hoặc
African river pike (Hepsetus odoe) với giá trị LC50-96 giờ lần lượt là 4,7 mM
(Lefevre et al., 2012) và 3,04 mM (Ekwe et al., 2012). Tuy nhiên, cũng có loài chịu
đựng nitrite rất thấp như cá trê phi hoặc cá rô phi với giá trị LC50-96 giờ tương ứng
là 0,15 mM và 0,35 mM (Ekwe et al., 2012).

Hầu hết các nghiên cứu trước đây cho thấy khi cá tiếp xúc với nitrite gây
rối loạn các chức năng sinh lý, gây ra bệnh máu nâu; nitrite cũng tác động tới
quá trình điều hòa ion, hô hấp, nội tiết và bài tiết của sinh vật (Jensen, 1996;
Lefevre et al., 2011). Lefevre et al. (2011) nghiên cứu trên cá tra (P.
hypophthalmus) về ảnh hưởng của nitrite ở các nồng độ khác nhau lên các chỉ
tiêu sinh lý của cá và ghi nhận được (i) cá tra có khả năng chịu đựng nitrite cao
với giá trị LC50-96 giờ là 1,65 mM; (ii) nồng độ nitrite trong huyết tương tăng


9


×