Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

skkn biện pháp giúp học sinh đánh tay đúng trong giảng dạy động tác giậm chân và đi đều ở khối 10

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (334.4 KB, 12 trang )

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

MÔ TẢ SÁNG KIẾN
Mã số ...................................................................……………….
1. Tên sáng kiến: “ Biện pháp giúp học sinh đánh tay đúng trong giảng
dạy động tác giậm chân và đi đều ở khối 10 ”.
(Phạm Văn Hiểu, @THPT Lương Thế Vinh,
Nguyễn Quốc Lâm, @THPT Phan Thanh Giản)
2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến:
Giảng dạy môn Giáo dục Quốc phòng-An ninh
3. Mô tả bản chất của sáng kiến:
3.1. Tình trạng giải pháp đã biết:
Năm 2006 ngành Giáo Dục và Đào Tạo đã đưa môn học giáo dục quốc
phòng vào trong chương trình học chính khóa. Đây là môn học bắt buộc đối với
tất cả học sinh Trung học phổ thông. Để đáp ứng được yêu cầu giảng dạy và
huấn luyện cho học sinh đòi hỏi người giáo viên giáo dục quốc phòng phải
chuẩn mực về đạo đức, nhân cách, cũng như về kiến thức và thực hành động tác.
Vì vậy, người giáo viên phải không ngừng rèn luyện, học tập để nâng cao trình
độ chuyên môn, thông qua sách báo và các tài liệu có liên quan, đặc biệt là tham
gia các lớp học tập do Sở Giáo Dục và Đào Tạo phối hợp với trường Đại Học Sư
Phạm Thành Phố Hồ Chí Minh tổ chức. Nhìn chung từ khi môn học được đưa
vào chương trình chính khóa cho đến nay chúng ta thấy được sự quan tâm và
đầu tư mạnh mẽ của Bộ Giáo Dục nói chung và Tỉnh Bến Tre nói riêng thông
qua việc tổ chức các lớp nâng cao trình độ giáo viên ( lớp văn bằng hai ),

1


hội thao Quốc Phòng dành cho học sinh Trung học phổ thông, đầu tư trang thiết
bị....


Chương trình giảng dạy bộ môn Quốc phòng ở trường Trung học phổ thông từ
lớp 10 đến lớp 12, ngoài nội dung lí thuyết còn có nội dung thực hành như :
Điều lệnh , tháo lắp súng tiểu liên AK, nằm bắn, các tư thế vận động trên chiến
trường....., trong đó, huấn luyện điều lệnh ở chương trình lớp 10 là một nội dung
rất cơ bản, là cơ sở để huấn luyện các môn quân sự khác. Đồng thời, huấn luyện
điều lệnh còn là một trong những biện pháp quan trọng góp phần xây dựng quân
đội cách mạng, chính quy, tinh nhuệ và từng bước hiện đại. Chương trình huấn
luyện điều lệnh cho học sinh lớp 10 mà chúng tôi đang phụ trách có nội dung
giậm chân và đi đều, đây là hai động tác rất khó và học sinh thực hiện sai rất
nhiều, qua nhiều năm giảng dạy chúng tôi thấy điểm sai cơ bản nhất mà rất
nhiều học sinh thường mắc phải đó là: Đánh tay về trước còn quá thấp, không có
độ dừng, tay đánh về sau chưa hợp với thân người một góc 45 độ, còn đánh sang
ngang . Đây cũng là điểm sai chung của tất cả học sinh khối 10 trong quá trình
tập luyện nội dung này, nguyên nhân chủ yếu là do hoc sinh còn xem môn học
này là môn phụ nên có thái độ chưa đúng trong tập luyện, trình độ học sinh
không đồng đều đặc biệt là sự chênh lệch giữa nam và nữ, thời gian học tập trên
lớp quá ít không có nhiều thời gian để học sinh tập luyện và sửa sai. Tuy nhiên,
việc dạy và học theo phân phối chương trình và sách giáo khoa là pháp lệnh. Vì
vậy, chúng tôi luôn trăn trở để tìm ra biện pháp giúp học sinh khắc phục những
điểm sai cơ bản trên, giúp cho giáo viên truyền đạt kiến thức một cách nhanh
nhất và hiệu quả nhất đến với học sinh, góp phần thực hiện thắng lợi mục tiêu
giáo dục trong tình hình mới mà Đảng và Nhà nước đặt ra. Đó cũng là lí do
chúng tôi chọn đề tài “ Biện pháp giúp học sinh đánh tay đúng trong giảng
dạy động tác giậm chân và đi đều ở khối 10 ”.
3.2. Nội dung giải pháp đề nghị công nhận là sáng kiến:
3.2.1. Mục đích của giải pháp
2


- Giúp cho giáo viên thuận lợi hơn trong quá trình giảng dạy nội dung này.

- Giúp cho học sinh thực hiện đúng, chính xác động tác giậm chân và đi
đều, đạt kết quả cao trong học tập ở nội dung này.
- Để trao đổi kinh nghiệm với đồng nghiệp.
3.2.2. Nội dung của giải pháp
3.2.2.1. Công tác chuẩn bị:
Trước khi vào học thực hành động tác giậm chân và đi đều giáo viên yêu
cầu mỗi học sinh chuẩn bị một sợi dây mủ dài khoảng 1m, hoặc dây khác nhưng
phải đảm bảo mềm, gọn nhẹ và chắc chắn.

Hình 1: Dây mủ mềm khoảng 1m
Khi vào tập luyện giáo viên cho học sinh đứng tại chỗ, mỗi tay giữ một
đầu dây sau đó yêu cầu các em tay phải ( hoặc tay trái ) đánh về trước khuỷu tay
gập và nâng lên, cánh tay trên tạo với thân người một góc 60 độ, cánh tay dưới
song song với mặt đất, nắm tay úp xuống ngang với ngực bên trái ( hoặc ngực
phải ) cách ngực 20cm, tay còn lại đánh về sau, cánh tay thẳng, sát thân người,
hợp với thân người một góc 45 độ, lòng bàn tay hướng vào trong. Sau đó, tiến
3


hành so dây sao cho khoảng cách dây từ tay trước đến tay sau thẳng, tiến hành
cố định mỗi đầu dây đã đo lại để làm chuẩn, những lần tập sau không phải đo
dây. Dùng ngón trỏ của hai tay cuộn một hoặc hai vòng dây đã đo, sử dụng ngón
tay cái phối hợp với ngón trỏ giữ chặc dây, nếu phần dây còn lại dư nhiều thì
cuộn vào lòng bàn tay và giữ lại.
Ngón cái và ngón
trỏ giữ dây

Ngón cái và ngón
trỏ giữ dây


Hình 2: Đứng tại chổ so dây

4


Hình 3: Cố định hai đầu dây đễ làm chuẩn

3.2.2.2. Tiến hành tập luyện:
* Đối với động tác giậm chân:
Sau khi giáo viên thực hiên làm mẫu cho học sinh xem, hướng dẫn học
sinh chuẩn bị dây xong, cho cả lớp giãn cách ngang dọc hai bước chân, sau đó
hô khẩu lệnh chậm theo nhịp “ 1 ” “ 2 ” , nhịp 1 chân trái nâng lên, mũi bàn chân
cách mặt đất 20cm, lúc này yêu cầu học sinh tay phải đánh về trước, nắm tay
ngang và cách ngực trái 20cm, cánh tay dưới ngang gần song song với mặt đất,
có điểm dừng, đồng thời tay trái đánh về sau đến khi dây căng thì dừng lại.
Tương tự, nhịp 2 chân phải nâng lên thì tay trái đánh về trước như tay phải, chỉ
khác lúc này nắm tay trái ngang cách ngực phải 20cm và tay phải đánh về sau
như tay trái ở nhịp 1, đến khi dây căng thì dừng lại. Đối với phương pháp này
giáo viên nhắc nhở các em phải đánh tay trước sau, tay trước đánh lên cao, tay
sau đánh xuống tạo thành hai lực ngược chiều nhau, hai tay sẽ dừng lại khi dây
5


căng, lúc này tay trước dưới tác dụng lực kéo xuống của tay sau nên đang đánh
lên sẽ dừng lại đột ngột tạo thành thói quen đánh tay có điểm dừng, đồng thời
lực kéo của tay sau tác động lên nắm tay trước góp phần làm cho khủyu tay
trước nâng lên, cánh tay trên sẽ tạo với thân người một góc khoảng 60 độ, cùng
lúc dưới tác dụng lực kéo lên của tay trước sẽ làm cho tay sau dừng lại, lúc này
tay sau sẽ tạo với thân ngưới một góc khoảng 45 độ. Giáo viên phải luôn nhắc
nhở học sinh dưới tác dụng của dây, nếu tay trước đánh quá cao hoặc quá xa

thân người thì tay sau sẽ không thẳng, ngược lại tay sau đánh lớn hơn 45 độ thì
nắm tay trước sẽ áp sát vào thân người, hai tay đánh sang hai bên dây sẽ bị giùn.
Sau khi học sinh đã quen với bước tâp chậm tiến hành tập nhanh dần theo
nhịp sau đó chia lớp thành 4 tiểu đội về từng vị trí đã được phân công , mỗi tiểu
đội chia thành nhiều nhóm nhỏ mỗi nhóm 2 bạn, nếu lẻ thì 3 bạn, trong nhóm
luân phiên nhau hô nhịp vừa tập vừa góp ý lẫn nhau.

6


Khuỷu tay nâng lên

Lực kéo tay trước

Lực kéo tay sau

Hình 4: Động tác giậm chân

7


Hình 5: Tập giậm chân theo nhóm

8


* Đối với động tác đi đều:
Cách tập tương tự như động tác giậm chân, chỉ khác là lúc này nhịp 1 chân
trái bước lên cách chân phải 60cm tính từ gót chân nọ đến gót chân kia, đặt gót
chân rồi cả bàn chân, sức nặng toàn thân dồn vào chân trái, tay phải đánh về

trước, tay trái đánh về sau. Nhịp 2 chân phải bước lên cách chân trái 60cm tính
từ gót chân nọ đến gót chân kia, đặt gót chân rồi cả bàn chân, sức nặng toàn thân
dồn vào chân phải, tay trái đánh về trước, tay phải đánh về sau.
Khuỷu tay nâng lên

Lực kéo tay trước

Lực kéo tay sau

Hình 6: Động tác đi đều

9


Hình 7: Tập đi đều theo nhóm

10


3.3. Khả năng áp dụng của giải pháp:
Sáng kiến này có thể áp dụng trong và ngoài nhà trường. Khả năng áp
dụng của sáng kiến là rất cao, dụng cụ hổ trợ tập luyện dễ tìm, học sinh có thể tự
trang bị, ngoài thời gian luyện tâp ở trường có thể tập thêm ở nhà từ đó hiệu quả
thực hiện động tác sẽ được nâng cao hơn. Đề tài này chủ yếu là nhằm vào đối
tượng học sinh khối 10.
3.4. Hiệu quả, lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp
dụng giải pháp:
Khi giảng dạy với phương pháp thông thường chúng tôi thấy rất nhiều học
sinh đánh tay chưa đúng, học sinh chán nản, lười tập vì không thực hiện được
động tác đánh tay dẫn đến hiệu quả luyện tập chưa cao. Sau khi áp dụng phương

pháp này thì học sinh rất hứng thú và tích cực luyện tập, đánh tay rất chính xác
có độ dừng, động tác dứt khoát thể hiện được tính hùng mạnh và trang nghiêm
của người chiến sĩ quân đội nhân dân Việt Nam, từ đó hiệu quả giảng dạy và học
tập được nâng lên.
3.4.1. Trong quá trình nghiên cứu chúng tôi chọn 2 lớp ( 10A3, 10A4 ).
- Lớp thực nghiệm tập kết hợp với dây ( 10A3 )
- Lớp đối chứng áp dụng phương pháp thông thường ( 10A4 ).
3.4.2. Kết quả nghiên cứu cụ thể năm 2017-2018 như sau:
Lớp

Số lượng

Giỏi

Tỉ lệ %

Đạt

Tỉ lệ %

Không đạt Tỉ lệ

học sinh

%

10A3
Thực

45


37

82,2%

8

17,8%

0

0%

nghiệm
11


10A4
Đối

45

26

57,8%

19

42,2%


0

0%

chứng

3.4.3. Kết luận:
Như vậy sau khi áp dụng phương pháp mới có sự kết hợp với dây trong
tập luyện thì kết quả cho thấy sự chuyển biến đi lên rõ rệt, học sinh đạt loại
Giỏi tăng lên 11 em ( tăng 24,4% so với phương pháp thông thường ). Thành
công của đề tài không chỉ ở thành tích học tập mà tinh thần, thái độ tập luyện
cũng được nâng lên, học sinh rất tự tin, khi hô khẩu lệnh to rõ và dứt khoát,
động tác chính xác, chủ động, tích cực trong tập luyện, cũng như mạnh dạn trao
đổi ý kiến và đóng góp sửa sai cho nhau. Đó cũng là cơ sở đễ chúng tôi tự tin áp
dụng vào những năm học sau này, là điều kiện rất tốt trong việc phát hiện và
tuyển chọn những học sinh ưu tú thành lập đội tuyển tham gia Hội thao Quốc
phòng cấp trên.
3.5. Tài liệu kèm theo gồm:
File hình
Bến Tre, ngày 15 tháng 03 năm 2018

12



×